Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

NGHIÊN cứu THỊ TRƯỜNG điện với TRUYỀN tải điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 76 trang )

Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN VỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN

-1-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

Nội dung:

1.1

1.1

Khái niệm về thị trường điện

1.2

Cơ sở hình thành thị trường điện

1.3



Lợi ích của việc hình thành thị trường điện

1.4

Mô hình thị trường điện

1.5

Các cấp độ phát triển thị trường điện

1.6

Các cấp độ thị trường điện ở một số nước

KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN [3]

Định nghĩa thị trường điện: Môi trường để các bên sản xuất và tiêu thụ điện
tham gia thực hiện hoạt động mua bán điện với nhau theo các nguyên tắc định trước
(giá, số lượng, chất lượng, vận chuyển). Thị trường điện cạnh tranh là thị trường mà
trong đó sản phẩm là điện năng phải được bán bởi nhiều nhà cung ứng để người

-2-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

mua có quyền lựa chọn nhà cung ứng theo ý mình và được hưởng lợi từ sự cạnh

tranh đó[4].
Đặc thù sản xuất và tiêu thụ điện: tức thời, cung và cầu phải luôn cân bằng,
yếu tố kinh tế quy mô và độc quyền tự nhiên.
Cơ chế cung cầu trong thị trường điện:
• Cầu là sản lượng điện năng cần thiết cung cấp cho các nhà truyền tải - phân
phối và các nhà tiêu thụ.
• Cung là tổng năng lượng điện mà nhà sản xuất cung ứng cho thị trường.


Quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường: Theo kinh tế học, đặc tuyến
cung – cầu cắt nhau tại một điểm gọi là điểm cân bằng giữa giá cả và số
lượng. Điểm này gọi là điểm thăng bằng thị trường. Tại điểm giao của đường
cung và cầu (P0, Q0) lượng cung cầu cân bằng nhau. Cơ chế thị trường là xu
hướng để cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường thăng bằng.
Giá
Đồng/MW

Đường cung

P0

Đường cầu

Q0

MW

Hình 1.1 Quy luật cung – cầu

1.2


CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN [2]
Lý do cải cách ngành, hình thành thị trường điện bao gồm nhiều yếu tố kinh

tế, kỹ thuật, xã hội cùng tác động đến mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các
công ty điện. Trong đó, có thể chia ra các nhóm yếu tố chính sau:

-3-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Chính sách tự do kinh tế: cuối thập kỷ 80 đầu 90 của thế kỷ 20 (tại các nước
như Anh, Mỹ, Úc…) đòi hỏi cạnh tranh, nâng hiệu quả, và chất lượng quyết định
đầu tư của các công ty điện. Từ đó, xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành điện từ quản lý
ngành dọc sang hoạt động theo thị trường điện cạnh tranh đã khởi đầu ở một số
nước này. Và hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, công nghiệp điện đang chuyển
dần sang hướng cạnh tranh, thị trường điện đang thay thế phương pháp vận hành
truyền thống. Mục tiêu chính của thị trường điện là: giảm giá điện, nâng cao lợi
nhuận, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua sự cạnh tranh.
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật: đã làm thay đổi quan niệm truyền
thống về mối liên quan giữa qui mô nhà máy và hiệu suất của các nhà máy điện.
Quy mô tối ưu của một nhà máy nhiệt điện than là khoảng 600-800 MW. Nhưng
với công nghệ mới, các nhà máy điện có công suất từ 100 MW đến 1000 MW đều có
hiệu suất cao, chi phí xây dựng và vận hành thấp, độ tin cậy cao [4]. Những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật: còn rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí vận hành và bảo
dưỡng dẫn đến giảm giá bán điện cho khách hàng [24].
Quyền lựa chọn của các khách hàng mua điện: là một nhân tố quan trọng

tác động lên quá trình cải cách mô hình tổ chức của các công ty điện, Hiệu quả của
việc tự do hoá thị trường viễn thông đã có ảnh hưởng lớn tới ngành điện. Ở Mỹ,
các hộ tiêu thụ điện đã đòi hỏi phải cải tổ do sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất và
giá bán điện cho khách hàng. Trong khối EU, việc hình thành một thị trường
chung của khối đã dẫn tới việc các hộ tiêu thụ điện gây áp lực đòi hình thành thị
trường điện chung của EU, đưa điện năng trở thành một loại hàng hoá giao dịch
chung giữa các nước thành viên trong EU.
Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa: Trong nền kinh tế mở, khi các
hàng rào thuế quan và các cản trở hành chính khác được dỡ bỏ, các nhà đầu tư
thường lựa chọn những nơi có điều kiện đầu tư hấp dẫn nhất. Trong đó, đảm bảo an
toàn cung cấp điện và giá điện là một trong những yếu tố được các nhà đầu tư chú
ý vì giá điện là thành phần quan trọng trong giá thành sản phẩm. Vì vậy các nhà đầu
tư đặc biệt là các tổ hợp sản xuất công nghiệp lớn, có nhu cầu tiêu thụ điện năng
cao thường yêu cầu Chính phủ sở tại cho phép họ được phép lựa chọn người
cung ứng điện có giá cạnh tranh nhất và có khả năng đảm bảo an toàn cung cấp

-4-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

điện. Một số công ty điện lớn trên thế giới đã phát triển trở thành các tập đoàn
kinh tế lớn, kinh doanh điện trên phạm vi quốc tế, Vì vậy, đây cũng là một nhân tố
quan trọng thúc đẩy cải tổ mô hình độc quyền và xây dựng thị trường điện cạnh tranh.
Xu hướng hình thành các đường dây truyền tải liên quốc gia, liên khu
vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thị trường cạnh tranh bán buôn
điện, làm thay đổi cơ bản giới hạn về địa bàn kinh doanh của các công ty điện. Ví
dụ: đường dây liên kết lưới điện giữa Mỹ và Canada là cơ sở cho việc hình thành thị

trường điện giữa hai nước, một công ty phát điện của Canada có thể bán điện cho các
khách hàng mua điện trên thị trường điện của Mỹ và ngược lại. Xu hướng xây
dựng đường dây truyền tải điện liên quốc gia, liên khu vực đã trở thành xu hướng
phổ biến trên thế giới như ở khu vực Bắc Âu, Tây Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ…Tại
khu vực Đông Nam á, các nước trong khu vực đã thoả thuận để xây dựng đường dây
truyền tải điện liên kết các nước trong ASEAN sau đó sẽ xây dựng thị trường điện khu vực
theo hình mẫu của EU [12].
Nhu cầu huy động vốn từ khu vực tư nhân và nước ngoài để xây dựng
các công trình điện, đối với các nước đang phát triển, nhu cầu vốn để xây dựng
mới, đại tu cải tạo các công trình điện là rất lớn. Để xây dựng một nhà máy điện
mới, cần phải đầu tư trung bình khoảng 1 triệu USD cho 1 MW công suất đặt, với
qui mô đầu tư xây mới hàng chục nghìn MW trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, số
vốn ngân sách của Chính phủ các nước trong khu vực Châu á Thái Bình Dương
không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư các công trình nguồn điện. Theo dự báo của
Uỷ ban Năng lượng thế giới, trong giai đoạn 1990-2020, các nước trong khu
vực cần đầu tư khoảng 143 tỷ USD/ năm, trong đó nguồn đầu tư nước ngoài ước
tính cần khoảng 48 tỷ USD/năm [26].
Nhiều tổ chức tài chính thế giới như WB, IMF cũng đã đưa ra các khuyến nghị
nêu rõ việc cải tổ mô hình tổ chức các Công ty điện lực và xây dựng thị trường điện
là điều kiện cần thiết để các nước thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cũng như
các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính này.
Ảnh hưởng của quá trình cải tổ thành công ngành điện: của một số nước
cũng tác động tới chính sách cải cách ngành điện của các nước khác, các nước đi
sau có thể rút ra các bài học về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong

-5-


Luận văn thạc sĩ


Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

quá trình cải tổ các công ty điện của những nước đi trước. Tác động tích cực của
quá trình cải tổ ngành điện đối với nền kinh tế một số nước như nâng cao hiệu
quả hoạt động của các công ty điện, giảm gánh nặng ngân sách đầu tư vào ngành
điện, giảm giá bán điện...là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các nước đi sau đặc biệt là
các nước đang phát triển đẩy nhanh quá trình cải cách mô hình tổ chức ngành
điện.
Ở Việt Nam, cùng với xu thế hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực đòi hỏi
phải tạo lập và phát triển một thị trường điện cạnh tranh công khai, bình đẳng có sự
điều tiết của nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực, thu hút mọi thành
phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, buôn bán điện và tư vấn chuyên ngành
điện. Số liệu dự báo nhu cầu điện cho biết [12]:
 2010: 105-115 tỷ Kwh, Pmax ~ 18.000-20.000MW
 2020: 247-300 tỷ Kwh, Pmax ~ 41.000-50.000MW
Và nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020:


Nhu cầu vốn đầu tư 2011-2020 là 39 tỷ USD.



Nhu cầu vốn đầu tư trung bình: lên tới trên 3 tỷ USD/năm.

Nhu cầu vốn đầu tư trên là một áp lực lớn cho Chính phủ và để thu hút các
nguồn vốn đầu tư thì việc tạo ra thị trường điện cạnh tranh là tất yếu. Như vậy, mở
thị trường điện: là đòi hỏi nội tại ngành điện, lợi ích chung của quốc gia và phù hợp
với xu thế của thế giới.
1.3


LỢI ÍCH CỦA VIỆC HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN [3]
Tất cả mọi người: từ khách hàng, chính phủ, công ty điện lực, đến các nhà
đầu tư sẽ có lợi từ chương trình cải cách ngành điện và sự hình thành thị trường
điện. Những lợi ích này là:

Hạn chế thiếu hụt công suất: Do hình thành thị trường điện, hình thành
luật lệ rõ ràng minh bạch, giá cả hợp lý sẽ thu hút vốn đầu tư từ những nguồn
trong và ngoài nước để phát triển nguồn điện đáp ứng nhu cầu phụ tải và
phục vụ phát triển kinh tế.

Cải thiện hiệu suất, giảm chi phí, và gia tăng dịch vụ cung cấp điện: Do
cạnh tranh nên bắt buộc các nguồn phát phải nâng cao hiệu suất, đầu tư công
nghệ tiên tiến, cắt giảm chi phí sản xuất, vận hành, và nâng cao các dịch vụ

-6-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

cung cấp điện. Kinh nghiệm ở các ngành truyền thông là một trong những ví
dụ.

Cải thiện độ tin cậy hệ thống và chất lượng điện năng: Các ràng buộc
mới về lưới điện, quy định về điều tiết điện lực tạo sức ép để cải thiện độ tin
cậy hệ thống và nâng cao chất lượng điện năng.

Phục vụ và bảo vệ khách hàng tốt hơn: Việc hình thành cơ quan điều tiết
độc lập tạo điều kiện phục vụ và bảo vệ khách hàng tốt hơn bằng các quy

định pháp luật chặt chẽ.

Giá bán điện giảm và ổn định sau một thời gian thực hiện thị trường
1.4

điện.
MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN [7]
Nói chung, có hai cách phân loại mô hình thị trường điện là theo các thành

phần tham gia và theo cơ chế điều độ. Theo các thành phần tham gia gồm có:
PoolCo Model, mô hình hợp đồng song phương, mô hình lai; theo cơ chế điều độ có
mô hình tập trung (Gross Pool) và mô hình phi tập trung (Net Pool). Có thể hiểu,
trong mô hình thị trường theo các thành phần tham gia mô hình PoolCo Model là
tương đương với Gross Pool, còn mô hình hợp đồng song phương và mô hình lai
tương đương với mô hình Net pool trong mô hình theo cơ chế điều độ.
1.4.1 Điều độ tập trung (Thị trường bắt buộc/Gross pool)
-

Các đơn vị phát điện chào giá phát điện vào thị trường.

-

Nhu cầu phụ tải được dự báo.

-

Các nguồn điện được lập lịch huy động để đáp ứng phụ tải.

-


Giá thị trường được xác định bởi đơn vị phát điện có giá chào cao nhất
được huy động (hàng giờ hoặc 30’).
phát

-

phát

Điện năng cung cấp của các đơnđiện
vị phát điện được thanh toán bằng giá thị
điện
trường.

-

tải
tải

Người mua trả theo giá thị trường.
Hình 1.2 Mô hình thị trường điều độ tập trung

-

Giá
phátthị trường được xác định bởi đơn vị phát điện có giá chào
phátcao nhất

-

tải toán bằng giá thị

Điện năng cung cấp của các đơn vị phát điện được thanh
tải

phát
Thị
điện
Thị
điện
trường
được huy động (hàng giờ hoặc trường
30’).

phát
điện
điện

trường.
tải
tải

tải
tải
phát

phát
-7điện

điện



Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

-

Hợp đồng sai khác (CfD) tạo sự ổn định tài chính trong tương lai.

-

Cách điều độ truyền thống, MO/SO lập lịch và huy động cho tất cả công
suất cần thiết (thứ tự theo bản chào).

-

Thị trường và an ninh hệ thống (nghẽn mạch, dịch vụ phụ) có thể được
xử lý đồng thời.

-

Có thể tích hợp MO và SO.

-

Không yêu cầu sự tham gia từ phía phụ tải.

-

Phạt nếu không tuân thủ lệnh điều độ theo lịch hoặc liên quan đến an ninh hệ
thống.


1.4.2 Điều độ phi tập trung (Thị trường tự nguyện/Net pool)
-

Các đơn vị phát điện tự xác định biểu đồ phát điện và thông báo cho SO
biết.

-

Kế hoạch phát điện dựa trên các cam kết theo hợp đồng song phương và
kết quả giao dịch qua power exchange/forward markets.

-

SO chỉ điều độ phần công suất cho thị trường cân bằng để cân bằng hệ
thống trong thời gian thực.

-

Các tình huống an ninh hệ thống được SO xử lý độc lập với thị trường
(power exchange).

-

Đòi hỏi có sự tham gia từ phía phụ tải (người mua).

-

Đơn vị phát điện có thể không phát điện đúng cam kết, nhưng phải thanh
toán phần chênh lệch theo giá thị trường cân bằng.


1.4.3 Cách thức chào giá trong thị trường điện cạnh tranh
Trong thị trường điện cạnh tranh có 02 kiểu chào giá bán điện tương
ứng với 02 mô hình sau đây : mô hình chào giá tự do (Price Based Pool PBP) áp dụng cho mô hình thị trường giá theo quy luật cung cầu và mô
hình chào giá theo chi phí (Cost Based Pool - CBP) áp dụng cho mô hình
thị trường giá theo chi phí, cả hai mô hình đều thuộc loại thị trường điều
độ tập trung (thị trường toàn phần –Gross Pool), sử dụng giá biên hệ
thống (System Marginal Price – SMP) là giá thị trường. Dạng thị trường
này là thị trường ngày tới (Day –ahead) và được thanh toán theo hợp
đồng CfD.
-8-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

a. Thị trường chào giá tự do (Price-based pool/PBP):
-

Đơn vị phát điện được tự do chào giá trong phạm vi giá trần.

-

Mức giá trần thường ở mức cao để các tổ máy chạy đỉnh (ít giờ) có khả
năng thu hồi vốn (ví dụ $10,000/MWh tại Úc).

-

Chỉ thanh toán tiền năng lượng (riêng TT PJM có trả phí công suất).


-

Đặc điểm thị trường PBP: Được cho là mang tính cạnh tranh hơn và có
khả năng đưa ra tính hiệu giá đúng với quan hệ cung cầu. Tuy vậy, tính
biến động giá rất lớn dễ bị các đơn vị phát điện chi phối lũng đoạn, đẩy
giá lên cao; Các công ty cần có khả năng cạnh tranh tương đương nhau;
Mức độ rủi ro cao, khó thu hút đầu tư.

-

Tác động của thị trường PBP:
o

Nếu đơn vị phát điện phát nhiều hơn sản lượng cam kết trong hợp
đồng CfD thì sẽ được thanh toán theo giá thị trường cho phần phần
điện năng chênh lệch; Nếu đơn vị phát điện phát ít hơn sản lượng cam
kết trong hợp đồng CfD thì sẽ phải trả tiền lại theo giá thị trường cho
phần phần điện năng chênh lệch.

o

Mức độ ảnh hưởng: (Sản lượng hợp đồng – Sản lượng phát)* (Giá
thị trường).

Ví dụ tại TT Singapore:
-

Giá thị trường tăng tới mức trần là $3,000/MWh.


-

Giá hợp đồng là $80/MWh.

-

Một nhà máy nếu vì lý do nào đó phát ít hơn 10 MW so với sản lượng đã
ký trong hợp đồng CfD sẽ phải trả một khoản tiền $30,000 vào giờ giá thị
trường tăng cao bằng giá trần.

-

Ngược lại, nhà máy sản xuất vượt sản lượng hợp đồng sẽ nhận được số
tiền tương tự ($30,000).

-

Thông thường, đơn vị phát điện chỉ sở hữu một nhà máy không thể khống
chế hết rủi ro từ biến động giá trong thị trường nên có quan niệm mô hình
thị trường chào giá tự do là không an toàn.

- Thao túng ép giá trong thị trường PBP:

-9-


Luận văn thạc sĩ

o


Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Các đơn vị phát điện chi phối với tỷ lệ ký hợp đồng cao có khả năng
chào giá ở mức rất thấp.

o

Điều này có thể đẩy các đơn vị nhỏ hơn ra khỏi thị trường.

o

Các công ty lớn còn lại sau đó sẽ thao túng để đẩy giá lên cao trục
lợi.

b. Thị trường chào giá theo chi phí (Cost-based pool/CBP):
-

Giá chào được khống chế ở mức chi phí biến đổi (sản xuất điện).

-

Mức chi phí biến đổi xác định theo giá nhiên liệu và hiệu suất của nhà
máy (heat rate).

-

Thường áp dụng cơ chế trả phí công suất (theo độ sẵn sàng) để bù đắp chi
phí đầu tư cho phát điện.

-


Đặc điểm thị trường CBP:
o

Đảm bảo điều độ kinh tế, theo chi phí phát điện tối thiểu; Giá của thị
trường điện theo chi phí (CBP) ổn định hơn giá của thị trường price
based po ol (PBP) do SMP không được vượt quá chi phí biên biến
đổi.

o

Việc xếp lịch huy động của các tổ máy sẽ là tối thiểu hoá chi phí
nhiên liệu.

o

Việc vận hành các nhà máy điện và lưới điện hiệu quả hơn.

o

SO có nhiệm vụ vận hành hệ thống điện để tránh được các ràng
buộc lưới, và việc thanh toán thị trường điện phải được thiết kế kỹ
lưỡng, cẩn thận hơn;

o

Cơ chế thanh toán phí công suất đảm bảo cho nhà đầu tư thu hồi
vốn, dễ khuyến khích đầu tư vào nguồn điện.

o


Giá thị trường được xác định trên cơ sở chi phí biến đổi thực của các
tổ máy tốt hơn trên cơ sở bản chào của các hộ tiêu thụ điện.

o

Việc xếp lịch huy động của các tổ máy phản ánh thứ tự ưu tiên về
chi phí sản xuất điện của các tổ máy;

o

Giá thị trường phản ánh chi phí biên ngắn hạn của hệ thống và được
coi là giá biên của hệ thống;

-10-


Luận văn thạc sĩ

o

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Cơ chế trả theo giá công suất đảm bảo thu hồi các chi phí cố định
cho các tổ máy biên của thị trường/chạy đỉnh.

Mô hình thị trường chào giá tự do (Price Based Pool - PBP) có tính cạnh
tranh cao hơn, nhưng với cơ chế thanh toán giá điện 1 thành phần (gồm chi
phí cố định và biến đổi), các nhà đầu tư vào nguồn điện có xu hướng thu hồi
vốn nhanh thông qua việc bắt tay nhau đẩy giá điện lên cao. Do vậy, mô hình

PBP đòi hỏi việc tổ chức thị trường điện phải đảm bảo không một đơn vị nào
tham gia có thể lũng đoạn được thị trường, so với mô hình CBP, mô hình
PBP mang lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư hơn. Với mô hình CBP, mặc dù
tính cạnh tranh của thị trường không cao, phức tạp trong việc xác định các
chi phí (cố định, biến đổi) của các nhà máy điện, nhưng sẽ đảm bảo tỷ lệ thu
hồi vốn hợp lý cho nhà đầu tư, từ đó thu hút đầu tư xây dựng nguồn điện
mới. Với cơ chế thanh toán theo công suất sẵn sàng, CBP sẽ nâng cao độ sẵn
sàng cung cấp điện của các nhà máy cho hệ thống điện; đồng thời giúp cho
hệ thống điện vận hành dài hạn với chi phí thấp nhất, đặc biệt với cách tính
giá của mô hình CBP này rất phù hợp với hệ thống truyền tải điện ở Việt
Nam.
1.5

CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN [2]
Các cấp độ phát triển thị trường điện thể hiện ai là người có quyền lựa chọn

mua điện, các cấp độ này gồm có: thị trường độc quyền, thị trường một người mua,
thị trường bán buôn cạnh tranh và thị trường bán lẻ cạnh tranh.
1.5.1 Thị trường độc quyền
Trong thị trường độc quyền, cả ba khâu phát điện – truyền tải – phân
phối đều do một công ty điện lực quản lý nên không có sự cạnh tranh,
khách hàng không có sự lựa chọn mà chính phủ giữ vai trò điều tiết và
đưa ra mọi quyết định.

-11-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Công ty phát điện

Công ty truyền tải

Công ty phân phối

Khách hàng tiêu thụ điện

Hình 1.3 Mô hình thị trường độc quyền
1.5.2 Thị trường một người mua
Thị trường một người mua: nhà mua điện bán buôn (người mua duy
nhất) mua điện với chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu của hệ thống
dựa trên việc chào giá và kế hoạch huy động nguồn với chi phí thấp nhất
không có sự điều tiết; Đây là giai đoạn cạnh tranh phát điện, người mua
duy nhất có quyền chọn lựa mua điện của ai; Đây là giai đoạn đầu tiên
hướng tới thị trường điện và hiện tại nó đang phổ biến ở khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương.
Trong giai đoạn này một hay nhiều nhà độc quyền ngành dọc vẫn còn
nắm quyền kiểm soát ngành, đồng thời một số nhà đầu tư cá thể khác
được quyền xây dựng nhà máy điện độc lập, người tham gia có khả năng
cạnh tranh ở khâu phát điện còn khâu truyền tải và phân phối vẫn tồn tại
độc quyền. Thị trường một người mua: dẫn đến việc xuất hiện đối thủ
tham gia cạnh tranh với công ty điện lực nhà nước trong khâu phát điện,
nó tạo ra sức ép để toàn bộ các nhà máy điện thuộc công ty điện lực nhà
nước phải nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm giá thành để được phát điện
lên hệ thống, so với mô hình cũ, mô hình một người mua xuất hiện thêm
mối liên kết giữa công ty điện lực nhà nước và các IPP thông qua các hợp
đồng mua bán điện.

-12-



Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Hình 1.4 Mô hình một người mua
Ưu điểm:
o Cần ít thay đổi về cơ cấu ngành so với hiện tại.
o Dễ thực hiện và mức độ thành công cao.
o Trong ngắn hạn, không có tác động lớn đối với các công ty phân phối,
bán lẻ; cho phép các công ty này có thêm thời gian cải thiện năng lực
tài chính và quản lý chuẩn bị cho cạnh tranh trong tương lai.
Nhược điểm:
o Cạnh tranh ban đầu bị hạn chế ở mức các nguồn mới vào, các đơn vị
phát điện hiện tại ít động lực và áp lực cải thiện hiệu quả và giảm chi
phí.
o Các công ty phân phối không được lựa chọn đối tác cung cấp điện cho
mình để giảm chi phí.
o Mức giảm chi phí cung cấp điện cũng hạn chế.
o Tồn tại quan niệm việc mua điện của đơn vị mua chưa hoàn toàn công

khai minh bạch.
1.5.3 Thị trường bán buôn cạnh tranh
Trong thị trường bán buôn cạnh tranh, các công ty hoạt động
kinh doanh trong khâu phát điện sẽ tự do cạnh tranh và chịu các rủi ro
trong đầu tư kinh doanh. Khác với mô hình độc quyền hay một người
-13-



Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

mua trước đây, các công ty phát điện là người quyết định lựa chọn
công nghệ, thiết bị đầu tư và phương án kinh doanh để đáp ứng tốt nhất
các yêu cầu của người mua, về phía các công ty phân phối hoặc các khách
hàng mua điện trực tiếp từ lưới truyền tải, họ sẽ được quyền lựa chọn
nhà cung cấp, các công ty phân phối vẫn tiếp tục giữ độc quyền cung cấp
điện cho các khách hàng cuối cùng.
Các giao dịch mua bán điện năng thực hiện thông qua thị trường
điện có thể ở dạng tự nguyện (voluntary) hoặc bắt buộc (mandatory),
trong thị trường bắt buộc, tất cả điện năng bán buôn tại lưới truyền tải
đều bắt buộc phải thực hiện thông qua thị trường. Cơ quan điều hành thị
trường quyết định phương thức điều độ các máy theo thứ tự của các bản
chào thầu theo nguyên tắc điều độ kinh tế, giá chào được lấy bằng giá của
tổ máy phát cuối cùng đáp ứng được nhu cầu phụ tải.
Cấp độ bán buôn cạnh tranh: cho phép nhà phân phối/bán lẻ có quyền
lựa chọn sẽ mua điện của ai (thông qua thị trường điện hoặc hợp đồng hai
bên) và họ duy trì sự độc quyền qua việc bán điện đến khách hàng cuối
cùng.

Hình 1.5 Mô hình bán buôn

-14-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện


Ưu điểm:
o Các công ty phân phối được lựa chọn đơn vị cung cấp điện với chi phí
thấp nhất.
o Cạnh tranh rộng rãi sẽ gây áp lực khiến các đơn vị phát điện phải nâng
cao hiệu quả và giảm chi phí.
o Các khách hàng lớn đủ điều kiện có thể được quyền lựa chọn đối tác
cung cấp điện.
o Hiệu quả sản xuất và mức tiết kiệm chi phí đạt được cao hơn so với
mô hình thị trường điện một người mua.
Nhược điểm:
o Cần thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức. Ngành điện sẽ phải nâng cao năng
lực đáng kể để vận hành thị trường điện một cách hiệu quả.
o Các khách hàng vừa và nhỏ có thể không được hưởng lợi ích trực tiếp
từ việc tiết kiệm chi phí.
o Phức tạp hơn thị trường điện một người mua.
1.5.4 Thị trường bán lẻ cạnh tranh
Đây là cấp độ phát triển cao nhất của thị trường điện, ngoài các công
ty phát điện, các công ty phân phối bán lẻ đều cạnh tranh để bán điện, thì
tất cả các khách hàng mua điện đều được tự do lựa chọn người bán, ở cấp
độ này, sự cạnh tranh xảy ra ở tất cả các khâu của ngành điện, từ mức giá
bán buôn đến mức giá bán lẻ từng hộ tiêu thụ.
Thị trường bán lẻ cạnh tranh cho phép cạnh tranh trong tất cả các
khâu: khâu phát, bán buôn và bán lẻ điện. Quyền tự do kết nối lưới điện
được mở rộng từ lưới điện truyền tải quốc gia đến lưới điện phân phối. Tất
cả các khách hàng mua điện đều được quyền mua điện từ bất kỳ công ty bán
lẻ hay phân phối nào, các công ty bán lẻ lại được quyền lựa chọn mua điện
từ các nhà máy điện trong hệ thống điện thông qua thị trường bán buôn điện.
Để thực hiện mô hình cạnh tranh bán lẻ có hiệu quả: các công ty
thực hiện chức năng quản lý lưới truyền tải và lưới phân phối cần

được tách độc lập với các công ty phát, phân phối và bán lẻ. Cạnh
tranh bán lẻ cho phép tự do tham gia hoặc rút khỏi thị trường phát điện đối
-15-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

với các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ thì được tự do tham gia vào thị
trường và bán điện cho khách hàng. Cơ quan điều hành thị trường điện
giống như người chỉ huy đấu giá, có trách nhiệm cân bằng cung cầu, xác
định giá cả theo chu kỳ tương ứng và thu tiền của người mua trả cho
người bán, việc điều hành thị trường giống như mô tả ở thị trường cạnh
tranh bán buôn.

Hình 1.6 Mô hình bán lẻ
Ưu điểm:
o Cạnh tranh sẽ gây áp lực khiến các đơnvị phân phối/ bán lẻ nâng cao
hiệu năng và giảm chi phí.
o Tất cả các khách hàng (kể cả khách hàng vừa và nhỏ) có thể thu lợi
trực tiếp từ cạnh tranh hoàn toàn.
Nhược điểm:
o Tiết kiệm chi phí và hiệu quả thị trường đối với các khách hàng vừa
và nhỏ thường khó đạt được ngay lập tức.
o Cần đầu tư lớn cho hệ thống hạ tầng quản lý cạnh tranh bán lẻ.
o Cần thông tin rộng rãi và phổ biến kiến thức cho khách hàng.
1.6

CÁC CẤP ĐỘ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN Ở MỘT SỐ NƯỚC [2]


-16-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Thành công trong việc áp dụng các mô hình kinh doanh mới của một số nước
trong các năm đầu thập kỷ 90 như Anh, Australia, New Zealand, Na Uy…đã thúc
đẩy các quốc gia khác tiến hành nghiên cứu và xây dựng kế hoạch kinh doanh mới
phù hợp với hoàn cảnh mới. Đến nay, các mô hình tổ chức kinh doanh trong ngành
điện đã trở thành một trào lưu rộng rãi trên thế giới: từ các nước phát triển đến các
nước đang phát triển. Các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Thailand,
Malaysia,… đã có những bước đi tích cực trong việc hình thành thị trường điện
cạnh tranh của mình và tiến tới hình thành thị trường điện khu vực ASEAN trong
tương lai [26].
Kết quả cải cách và xây dựng thị trường điện nhiều nước cho thấy: đây là
một tiến bộ của khoa học quản lý trong ngành kinh doanh năng lượng. Ở các nước
trên thế giới đã phát triển thị trường điện ở các cấp độ như sau:
• Thị trường một người mua:
o Việt Nam (là thị trường độc quyền và đang tiến tới thị trường điện
một người mua giai đoạn từ năm 2005 đến 2014).
o Indonesia, Thailand: Liên kết dọc.
o Một số bang tại Mỹ: Đơn vị mua duy nhất mua điện của các IPP từ
những năm 30.
o Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý : Đơn vị mua duy nhất độc lập so với phát
điện.
o Brazil, Chile và một số nước khác.
• Thị trường bán buôn cạnh tranh:

o Philippines, Singapore (đang triển khai thị trường bán lẻ).
• Thị trường bán lẻ cạnh tranh:
o Các nước thuộc EU.
o Úc, New Zealand, một số bang của Mỹ [7].

-17-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Tóm tắt
Chương này trình bày: các cơ sở thúc đẩy việc hình thành thị trường điện và
lợi ích của việc hình thành thị trường điện.
Đồng thời cũng phân tích cụ thể những ưu nhược điểm của hai loại mô hình
chào giá: mô hình chào giá tự do (PBP) và mô hình chào giá theo chi phí (CBP).
Đặc biệt là phân tích các cấp độ phát triển thị trường điện cho ta thấy tiềm
năng cũng như những thách thức to lớn trong việc phát triển hoàn thiện thị trường
điện Việt Nam trong những năm tiếp theo.

-18-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

CHƯƠNG 2


CƠ SỞ XÁC ĐỊNH PHÍ TRUYỀN TẢI

Nội dung:
2.1

Thị trường điện xu thế tất yếu

2.2

Kinh nghiệm quốc tế

2.3

Bước đầu của thị trường điện Việt Nam

2.4

Nền tảng pháp lý cho thị trường điện

2.5

Phân tích khung pháp lý trong quá trình phát triển thị trường điện

2.6

Sự phù hợp của phương pháp tính phí truyền tải điện đối với thị
trường điện Việt Nam

-19-



Luận văn thạc sĩ

2.1/

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

THỊ TRƯỜNG ĐIỆN XU THẾ TẤT YẾU [7]
Lợi ích to lớn của cải cách thị trường điện là việc thực hiện đồng thời cả hai

mục tiêu: Đưa giá điện tiệm cận chi phí biên dài hạn và áp lực cạnh tranh tạo ra việc
tối thiểu hóa chi phí tất cả các khâu trong ngành Công nghiệp Điện. Trong khi đó,
các cơ cấu điều tiết trong ngành Điện liên kết dọc trước đây, dù tốt đến đâu cũng chỉ
thực hiện được một trong hai mục tiêu trên, với triết lý đơn giản là người cung cấp
dịch vụ biết chi phí của mình tốt hơn nhà điều tiết. Cạnh tranh có thể tạo áp lực tăng
năng suất lao động trong ngành Công nghiệp Điện tới 60% và giảm chi phí khâu
phát điện tới 40%. Đây chính là lý do dẫn đến cải cách thị trường điện trở thành xu
thế tất yếu của ngành điện các nước trên thế giới. Một biểu hiện rất rõ của xu thế
này ở chỗ, ngay cả các nước gặp phải những thất bại ban đầu, đều không quay trở
lại mô hình liên kết dọc trước đây.

Hình 2.1 Sơ đồ thời điểm bắt đầu quá trình tự do hóa ngành điện các nước
Trãi qua gần 3 thập kỷ phát triển, đi đầu là Chi Lê (1980), Anh (1990), đến
nay, phần lớn các nước phát triển và hơn 70 nước đang phát triển đã tiến hành cải
cách ngành Công nghiệp Điện ở các mức độ khác nhau. Trong đó, ngoài những
thành công cũng có những bài học cho các nước đi sau từ những thất bại. Ví dụ,
cuộc khủng hoảng năng lượng California (1991), thất bại thị trường điện của Anh
trong 10 năm đầu… Có thể nói, bài học quan trọng nhất từ kinh nghiệm phát triển
thị trường điện của các nước trên thế giới đối với Việt Nam chính là: Cải cách thị
-20-



Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

trường điện là một quá trình, không phải là một sự kiện và phụ thuộc vào xuất phát
điểm của mỗi nước. Điều này lý giải tại sao một số nước có trình độ phát triển cao
như Nhật Bản, Pháp… cải cách thị trường điện vẫn được coi là mục tiêu dài hạn
(hiện nay, họ vẫn đang ở những bước khởi đầu).
2.2/

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ [7]
Từ những bài học kinh nghiệm quốc tế về cải cách thị trường điện cho thấy,

việc đánh giá đúng mức xuất phát điểm của hệ thống điện Việt Nam và đưa ra một
lộ trình chi tiết, một kế hoạch hành động thích hợp sẽ là nhân tố quyết định đến
công cuộc cải cách thị trường điện.
Theo Sally Hunt- tác giả cuốn sách “Making competition work in electrity”:
“Đối với nội tại ngành Công nghiệp Điện thì các nước nên ưu tiên xử lý các vấn đề
về minh bạch hóa hệ thống kế toán, xóa bỏ trợ giá, cải cách giá bán lẻ tiệm cận với
chi phí, củng cố hệ thống đo đếm thanh toán, củng cố hệ thống truyền tải và giải
quyết các vấn đề về tổn thất và kỹ thuật khác trong khâu phân phối. Đó là những
việc làm đầu tiên trong lộ trình phát triển thị trường điện”.
Tất cả những việc trên đều là những yếu điểm của hệ thống điện Việt Nam
hiện nay. Đặc biệt, đối với tình trạng thiếu điện như Việt Nam, không thể trông chờ
vào các cơ chế thị trường để xử lý vấn đề này cả về dài hạn và ngắn hạn. Vì an ninh
cung cấp điện không phải là hàng hóa giống như điện năng. Điền này thể hiện ở
chổ, đối với phần lớn các thiết kế thị trường điện hiện nay, để duy trì an ninh hệ
thống (ở đây quan niệm về an ninh hệ thống xét dài hạn chỉ liên quan đến cân bằng

cung cầu), người ta đều sử dụng các công cụ can thiệp phi thị trường để xử lý theo
hai dạng: Quyết định mức giá trần đối với trị trường điện đơn nhất (energy only
market) và sử dụng các cơ chế bù giá công suất như thị trường điện UK giai đoạn
đầu hoặc thiết lập riêng thị trường công suất song song với thị trường điện như đã
thực hiện tại một số bang của Mỹ nhằm thu hút đầu tư công suất mới.
Đặc biệt, đối với lĩnh vực truyền tải do mang tính độc quyền tự nhiên, nên
cần xác định rõ ràng, minh bạch việc định giá truyền tải điện. Nhằm tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh, đồng thời đảm bảo phát triển lưới ổn định, liên tục và an ninh
hệ thống truyền tải.

-21-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Để xác định giá truyền tải điện trong thị trường điện cần quan tâm đến nhiều
yếu tố cấu thành. Tuy nhiên, ở đây chỉ xét đến các yếu tố sau đây: loại thị trường,
loại mở rộng hệ thống, phương pháp tính phí truyền tải có liên quan đến thị trường
điện Việt Nam.
Bảng 2.1 Các kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam
Các yếu tố
ảnh hưởng
đến thị trường
điện VN
1. Các nước tự
do hóa thị
trường


2. Loại thị
trường

Các nước thuộc
nhóm (1)

Các nước thuộc
nhóm (2)

Kinh nghiệm hữu ích cho
Việt Nam
[theo nhóm (1)]

Tự do sớm

Tự do muộn

Bài học kinh nghiệm

Argentina, Brazil,
Italy, Nicaragua,
Chile, Phần lan,
Việt Nam đang trong giai
Philippines, PJM,
Na uy , Panama,
đoạn đầu của tự do hóa
Spain
Thụy điển, Anh
Thị trường cạnh
tranh + tập trung


Bài học kinh nghiệm

Argentina, Brazil,
Phần lan, Na uy, Việt Nam thiết kế thị
Chile, Nicaragua,
PJM, Thụy điển, trường cạnh tranh + tập
Italy, Philippines,
Anh
trung
Panama, Spain
Kế hoạch hóa tập
trung

3. Loại mở rộng
hệ thống

Thị trường cạnh
tranh + phi tập
trung

Phi tập trung

Bài học kinh nghiệm

Brazil, Nicaragua,
Argentina, Chile,
Italy, Philippines,
Việt Nam có hệ thống kế
Phần lan, Na uy,

Panama,Spain,
hoạch hóa tập trung
PJM, Thụy điển
Anh
Dựa trên chi phí
(CBP) + giá nút

Dựa trên giá thị
trường (PBP)

Bài học kinh nghiệm
4. Phương pháp
tính phí truyền Argentina, Brazil,
Phần lan, Italy,
tải
Chile, Nicaragua,
Việt Nam có kế hoạch
Na uy, Spain,
Philippines,
dựa trên chi phí (CBP)
Thụy điển, Anh
Panama, PJM,
Nhận xét chung về những kinh nghiệm quốc tế đối với thị trường điện Việt
Nam trong bảng 2.1 như sau: Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của tự do hóa thị
trường điện; Thiết kế thị trường cạnh tranh + tập trung (thị trường điều tiết); Mở
-22-


Luận văn thạc sĩ


Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

rộng lưới điện theo kế hoạch hóa tập trung (Phát triển lưới theo quy hoạch của
TSĐ); Phương pháp tính phí truyền tải: chào giá theo chi phí (CBP).
Không ngoài xu thế chung của ngành Điện thế giới, cải cách ngành Điện của
Việt Nam thể hiện mạnh mẽ bằng Luật Điện Lực (năm 2004), trong đó, nêu rõ quá
trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam sẽ trải qua 3 giai đoạn: Thị trường phát
điện cạnh tranh; thị trường bán buôn cạnh tranh và trị trường bán lẻ cạnh tranh. Trên
cơ sở Luật Điện Lực, Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) được thành lập năm 2006 thực
hiện các nhiệm vụ điều tiết ngành Công nghiệp Điện theo Luật và phát triển thị
trường điện. Lộ trình phát triển thị trường điện Việt Nam được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt theo Quyết định 26/2006/TTg ngày 26/11/2006 đã cụ thể hóa các giai
đoạn phát triển thị trường điện Việt Nam và chỉ rõ mốc thời gian mang tính định
hướng, khi chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn đòi hỏi phải hội tụ đủ các điều
kiện tiên quyết. Các chính sách của Chính phủ về cải cách giá bán lẻ theo giá thị
trường từ năm 2010 [21], điều chỉnh giá thành theo nguyên tắc thị trường [22] góp
phần hình thành dần dần thị trường năng lượng sơ cấp là những động lực mạnh mẽ
thúc đẩy việc thực hiện lộ trình phát triển thị trường điện trong thời gian tới đây.
Quan điểm chỉ đạo nhất quán của Chính phủ đối với việc thực hiện lộ trình phát
triển thị trường điện tại Việt Nam là “ Phát triển thị trường điện phải tiến hành từng
bước, chặt chẽ và vững chắc” [23].
2.3/

BƯỚC ĐẦU CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM [7]
Quá trình nghiên cứu và phát triển thị trường điện Việt Nam diễn ra khá sớm.

Từ năm 2004, Ban Thị trường điện của EVN được thành lập. Với sự trợ giúp của Tư
vấn TransGrid (Australia), năm 2005-2006, EVN đã xây dựng và trình Bộ Công
Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) Quy định Thị trường điện nội bộ, làm cơ sở chính
thức đưa vào vận hành từ tháng 1/2007. Đồng thời, EVN đã nâng cấp, xây dựng

mới hệ thống công nghệ thông tin tương đối hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống
SCADA/EMS; hệ thống đo đếm; hệ thống giao dịch thị trường điện cùng hệ thống
các phần mềm và thực hiện nhiều khóa đào tạo phục vụ thị trường nội bộ.
Qua thời gian vận hành 7 tháng trong năm 2007 cho thấy, mặc dù chỉ là cải
tạo và nâng cấp với chi phí không lớn, hệ thống công nghệ thông tin do EVN tự xây
dựng đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động của thị trường điện nội bộ:

-23-


Luận văn thạc sĩ

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

Trước hết, về việc thiết kế thị trường, mức giá trần và tỷ lệ điện năng qua
hợp đồng (95%) thể hiện là các công cụ hữu hiệu khống chế chi phí mua bình quân
của EVN ở mức có thể kiểm soát được trong thị trường chào giá (price based) và
trong điều kiện hệ thống thiếu công suất dự phòng.
Thứ hai, ở các mức độ khác nhau, các nhà máy tham gia thị trường điện đều
gia tăng lợi nhuận do khả năng giao dịch và tăng khả năng sẵn sàng. Về phía người
mua (EVN), mặc dù giá mua điện bình quân của EVN đối với các nhà máy điện
tham gia thị trường điện nội bộ cao hơn so với thanh toán bằng giá hợp đồng, nhưng
về tổng thể, cạnh tranh đã làm tăng khả năng sẵn sàng của các nhà máy tham gia thị
trường điện. Sản lượng nhiệt điện than mùa khô tăng cao, dẫn đến EVN giảm chi
phí các nguồn điện đắt tiền khác không tham gia thị trường điện.
Thứ ba, tất cả các khâu, từ cơ quan vận hành thị trường điện (Trung tâm
Điều độ Hệ thống điện Quốc gia ( Ao), đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng thị trường
điện (Trung tâm Công nghệ Thông tin (EVNIT) cho tới các nhà máy điện tham gia
thị trường điện, đều đã làm quen với hoạt động của thị trường điện. Đây là cơ sở
hình thành một nguồn nhân lực có kinh nghiệm tham gia, làm chủ công nghệ và

những giao dịch phức tạp hơn trong thị trường điện phát triển. Những kết quả trên
là sự đóng góp quan trọng về kinh nghiệm thực tiễn của EVN đối với ERAV- cơ
quan chủ trì về các dự án liên quan đến thị trường điện chính thức hiện nay.

Hình 2. 2 Tương quan các bên tham gia thị trường

-24-


Luận văn thạc sĩ

2.4/

Chương 1: Tổng quan về thị trường điện

NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC

2.4.1/ Luật Điện lực [8]
Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2005. Bình đẳng về quyền lợi và trách
nhiệm của bên bán và bên mua là điều được trông đợi khi thực thi luật và điều
này càng “ nóng” hơn khi mỗi năm Việt Nam phải đầu tư từ 1,5 đến 2 tỷ USD
cho phát triển nguồn và lưới điện. Sau hơn 4 năm thực hiện, Luật Điện lực đã đi
vào cuộc sống, phát huy ảnh hưởng đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
nói chung và của ngành Điện nói riêng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
LĐL quy định: “Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực truyền tải, điều độ hệ
thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh”. Nhà nước khuyến khích
các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất và phân
phối, kinh doanh điện.

Hiện nay, ngành Điện đã dần tạo nên sự cạnh tranh ở khâu sản xuất, phân
phối và kinh doanh mua bán điện. Khái niệm” ngành Điện” hiện nay cũng đã
được mở rộng hơn, không còn đồng nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN), mà là tập hợp các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt
động điện lực trên lãnh thổ Việt Nam. EVN không chỉ là bên bán điện mà còn là
bên mua điện của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực để hòa vào hệ thống
điện quốc gia. LĐL đã tạo ra khung pháp lý cho thị trường điện lực được hình
thành và phát triển theo thứ tự các cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh; thị
trường bán buôn điện cạnh tranh là cấp độ tiếp theo và tiếp nữa là thị trường bán
lẻ điện cạnh tranh.
Tuy nhiên, để hình thành, phát triển thị trường điện lực, cần phải có một quá
trình chuẩn bị và phải có thời gian. Trước mắt, sẽ hình thành thị trường cạnh
tranh ở khâu phân phối điện. Để có được một thị trường điện lực cạnh tranh ở
khâu phân phối điện. Để có được một thị trường điện lực cạnh tranh ở khâu bán
lẻ, cần phải chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, cơ sở vật chất , kỹ thuật và đội
ngũ CBCNV đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Sau này, khi tiến tới thị
trường bán lẻ điện lực cạnh tranh thì trên một mạng lưới phân phối sẽ có nhiều

-25-


×