Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Hoạt động tác nghiệp của công ty bánh kẹo hải hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.51 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:
Chọn một doanh nghiệp thực tế
Mô tả ba hoạt động quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp đó
Từ đó nêu lên một số khó khăn và đề xuất giải pháp
Nêu xu thế quản trị tác nghiệp hiện nay


......................................................................................
HÀ NỘI, NĂM 2018

MỤC LỤC

A.

Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ....................3


1. Vài nét giới thiệu chung:...............................................................................3
2. Chức năng nhiệm vụ trong kinh doanh:..............................................3
3. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................3
4. Những thành công đạt được.......................................................................4
B.

PHẦN II: HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP......................................................5
1. Dự báo cầu sản phẩm bánh kẹo....................................................................5
3. Định vị doanh nghiệp.........................................................................................9


4. Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp......................................13

C.

PHẦN 3: MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP................................17
1. Khó khăn trong định vị doanh nghiệp- nhân công ở Bắc Ninh hiện
nay 17
2. Khó khăn trong bố trí mặt bằng làm ảnh hưởng đến khả năng
tiêu thụ tại thị trường miền Trung.....................................................................18

D. PHẦN 4: XU THẾ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP HIỆN NAY- SẢN
XUẤT THÔNG MINH- XU THẾ TẤT YẾU......................................................22

2


A. Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Vài nét giới thiệu chung:
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, gọi tắt là HaiHaCo
Tên giao dịch quốc tế là Haiha ConectioneryJoint- Stock Company
Trụ sở của công ty: 25- 29 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố
Hà Nội
Điện thoại: 04- 8632956
Fax: 04- 8631683
Email:
Website:
Hình thức công ty: Công ty cổ phần nhà nước
2. Chức năng nhiệm vụ trong kinh doanh:
-


Sản xuất kinh doanh bánh kẹo và chế biến thức phẩm

-

Xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sản phẩm

-

Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng và nhà ở
3. Quá trình hình thành và phát triển

-

Tiền thân là xí nghiệp Miến Hoàng Mai được thành lập từ tháng 12 năm

1960 thuộc Tổng công ty nông thổ sản miền Bắc
-

Năm 1966 xí nghiệp đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm với

nhiệm vụ nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất các loại thực phẩm như: tinh bột ngô,
nước chấm, bánh mì, tương, mạch nha.

3


-

1970, công ty chuyển sang trực thuộc bộ lương thực- thực phẩm, đổi tên


thành nhà máy thực phẩm Hải Hà. Đây là thời kỳ chịu nhiều khó khăn nhất của nhà
máy.
-

1992, công ty Hải Hà liên kết với công ty Kotobuki thành lập nên công ty

TNHH Hải Hà- Kotobuki
4. Những thành công đạt được
Công ty bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
Trải qua gần 60 năm không ngừng phấn đấu và trường thành, công ty đã tích
lũy được nhiều kinh nghiệm, tiến bước vững chắc, phát triển liên tục để giữ
vững uy tín cũng như chất lượng trong lòng người tiêu dùng.
Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất khoảng 2000 tấn/ năm. Ngày
nay, Công ty đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với quy mô
sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm.
Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực
sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các
điểm kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của
Lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo ATTP đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
Một vài thành tích mà công ty được Đảng và Nhà nước trao tặng:
- Huân chương lao động hạng ba (1960- 1970)
- 1 Huân chương lao động hạng nhì (1985)
- 1 Huân chương lao động hạng nhất (1990)
- 1 Huân chương độc lập hạng ba (1997)
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2010)

4



B.

PHẦN II: HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP

1. Dự báo cầu sản phẩm bánh kẹo
1.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu sản phẩm

1.1.1. Môi trường kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có bước phát triển nhanh
chóng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015đến 2017 lần lượt là: 6,68%;
6,21%; 6,81%. Đời sống nhân dân từng bước cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD,
tăng 170 USD so với năm 2016. Khi mức sống người tiêu dùng tăng lên
thì nhu cầu của thị trường đối với bánh kẹo đòi hỏi phải thỏa mãn số
lượng. Do đó lượng tiêu thụ bánh kẹo sẽ tăng lên trong những năm tới.
1.1.2. Nhu cầu, lòng tin của khách hàng
 Nhu cầu
- Bánh kẹo – loại sản phẩm không đòi hỏi công nghệ cao, không là mặt
hàng thiết yếu trong đời sống, nhưng doanh thu không hề nhỏ và ngày
càng phát triển. Những năm qua, ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định, với sản lượng hàng năm trên 150 ngàn tấn,
doanh thu năm 2014 đạt 27 ngàn tỉ đồng (BĐ 1). Mức tăng trưởng
doanh thu hàng năm toàn ngành bình quân trong giai đoạn 2010 – 2014
đạt 10%, trong khi con số này trong giai đoạn 2006 – 2010 là 35%, dự
báo từ 2015 – 2019 mức tăng trưởng khoảng 8-9%.
- Phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam

5



-

Doanh thu và lợi nhuận của Công ty bánh kẹo Hải Hà những năm gần

đây
+Doanh thu (CN 2017): 867.37 tỷ
+Lợi nhuận: 33.7 tỷ

(Theo diễn dần đầu tư)
Nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo của người tiêu dùng hiện nay lớn,
đây sẽ là thị trường tiêu thụ rộng lớn, hấp dẫn cho Hải Hà
 Lòng tin của khách hàng

6


- Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến
mộ và bình chọn là “Hàng Việt nam chất lượng cao”.
- Nằm trong top 10 thương hiệu bánh kẹo uy tín và được người tiêu dùng tin
dùng
1.1.3. Đối thủ cạnh tranh
- Thị trường bánh kẹo ở nước ta hiện nay có sự cạnh tranh khá quyết liệt. Bên
cạnh hơn 30 nhà máy có quy mô vừa và lớn còn có hàn trăm cơ sở sản xuất
bánh kẹo nhỏ. Có thể kể đến đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty như:
Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Hải Châu,.và các công ty nước ngoài. Điều này
cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường quyết liệt, đây là một bất lợi của
doanh nghiệp


1.1.4. . Giá cả

7


- Hải Hà đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như giá cả sản phẩm, phù
hợp với từng đối tượng khách hàng.

1.1.5. Các nhân tố chủ quan
 Hệ thống bán hàng
- Với hơn 200 đại lý và siêu thị trên các tỉnh, thành phố trong cả nước
mang đến sự tiện lợi cho khách hàng.
- Ngoài ra Công ty còn áp dụng nhiều hình thức giao dịch, thanh toán
thuận lợi như: bán hàng qua điện thoại, webside, vận chuyển hàng đến
tận nơi,..
 Công tác quảng cáo và xúc tiến thương mại
- Thực hiện quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, pa-nô, áp phích,
quảng cáo lưu động trên các xe chở hàng của công ty, tài trợ các chương
trình, cuộc thi,…
- Thực hiện khuyến mãi theo vùng, trợ giá, chiết khấu, tặng quà,…
 Sự nỗ lực trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
- Công ty không nâng cao dịch vụ khách hàng, mang đến cho khách hàng
những món quà, lời cảm ơn vào mỗi dịp lễ tết.
- Đem đến dịch vụ giao hàngtận nơi, luôn nỗ lực bảo đảm sự hài lòng của
từng khách hàng qua sự nhiệt tình và chu đáo khi cung cấp dịch vụ.
Hoạt động chăm sóc khách được quản lý nghiêm ngặt.

1.2.

Công tác dự báo


8


1.2.1. Dự báo định tính
Ngoài việc dựa trên các số liệu cụ thể đã có về nhu cầu của sản
phẩm trong các năm trước, Hải Hà cũng tiến hành dự đoán định tính
bằng cách lấy ý kiến của Ban điều hành (Dựa trên những hiểu biết,
kinh nghiệm của họ để có thêm những nhận định về thị trường); dự
báo bằng lấy ý kiến của lực lượng bán hàng, khách hàng, nghiên cứu
người tiêu dùng, …
1.2.2. Dự báo định lượng
Năm

2015

2016

2017

Sản lượng tiêu thụ

27337

29748

31954
(Đơn vị: tấn)

Năm


Y

t

ty

2015

27337

1

27337

1

2016

29748

2

59496

4

2017

31954


3

95862

9

Tổng

89039

6

182695

14

Phương trình xu hướng có dạng: Y=25066+2307t
 b=2307, a=25066
 Phương trình xu hướng nhu cầu bánh kẹo thị trường nội địa:
Y=25066+2307t
Mức cầu dự báo cho năm 2018 là: y=25066+2307*4=34294(tấn)
2. Định vị doanh nghiệp
2.1.

Mục tiêu, nhu cầu của định vị:

9



Công ty cổ phần bánh kẹo hải hà được thành lập 25/12/1960, trên 50
năm phấn đấu và trưởng thành từ một một xưởng làm nước chấm và
magi đã trở thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo lớn hàng đầu
Việt Nam với quy mô sản xuất lên đến 20000 tấn một năm. Điều này đòi
hỏi công ty cần định vị để chọn địa điểm phù hợp để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.

2.2.

Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Sản phẩm Hải Hà nói riêng và sản phẩm bánh kẹo của toàn ngành sản
xuất bánh kẹo nói chung chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu nóng ẩm. Do
vậy, đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lao động, khó
khăn cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
- Thị trường trọng điểm của công ty là các vùng ở gần trụ sở chính của
công ty mà trụ sở chính đóng tại Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông
đúc, sức mua lớn,...rất thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi
và tăng khả năng cạnh tranh của công ty ở vùng thị trường này so với
các đối thủ khác ở xa như Biên Hoà, Quảng Ngãi,... Nhưng ngược lại
việc thâm nhập của công ty vào các thị trường ở xa như miền Trung,
miền Nam lại gặp nhiều khó khăn do các yếu tố địa lý, khoảng cách
vận chuyển xa, thị hiếu tiêu dùng khác nhau.
- Để đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngừng của Công ty về sản
lượng, doanh số và các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP và bảo vệ môi
trường, năm 2011 Công ty đã đầu tư và tiến hành các thủ tục để xây
dựng Nhà máy bánh kẹo Hải Hà thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

10



- Về khí hậu : Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia
làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về
nhiệt độ giữa [mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh. Nhiệt độ trung
bình: 23,3 °C.
2.2.2. Điều kiện về môi trường văn hoá- xã hội.
- Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người
dân có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của côngty Hải Hà. Thị hiếu tiêu
dùng về bánh kẹo của người dân ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam
là khác nhau nên khả năng đáp ứng của công ty cũng khác nhau. Có
đoạn thị trường công ty đáp ứng tốt nhưng có đoạn thị trường lại bị các
đối thủ cạnh tranh của mình lấn át. Do vậy ở những khu vực khác nhau
công ty cần phải có các chính sách sản phẩm và tiêu thụ thích hợp cho
từng khu vực.
- Năm 2016, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, chỉ chiếm 1,21% dân
số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 568.055
người và nữ 586.605 người; khu vực thành thị 330.219 người, chiếm
28% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 824.441 người, chiếm
72%. Đây là địa phương có mật độ dân số cao thứ 4 trong số 63 tỉnh,
thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội,thành phố Hồ Chí
Minh, Hưng Yên.Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động
từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi
dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người
trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%.
- Bắc Ninh là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, nhiều
làng nghề truyền thống nổi tiếng.

11



- Đây là một khu đông dân cư với mật độ dân số trẻ ,số người trong độ
tuổi lao động cao.Vì vậy,nơi đây sẽ cung cấp cho công ty Hải Hà
nguồn lao động dồi dào ,phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
- Về cơ sở hạ tầng:
+ Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ,
đường sắt và đường sông. Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là
tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước.
+ Hạ tầng lưới điện của Bắc Ninh là một trong số ít tỉnh có quy mô lớn
nhất miền Bắc, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp và
người dân trong tỉnh.
- Trình độ văn hóa kĩ thuật: Tỷ lệ lao động lành nghề còn thấp. Tuy nhiên
vùng đất truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng,
là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều nhân tài cho đất nước. Do vậy nếu
được đào tạo bài bản thì tin rằng lực lượng lao động sẽ có nhiều phát triển.
2.2.3. Các nhân tố kinh tế
 Nhân tố vận chuyển
- Lượng sản phẩm được chuyển đi phân phối đến các cửa hàng của Hải Hà là
vô cùng lớn. Vì vậy việc chọn địa điểm để đặt nhà máy sản xuất của Hải Hà
là rất quan trọng.
- Nhà máy sản xuất được đặt ở Bắc Ninh, đây là một khu khá gần với địa bàn
Hà Nội –nơi đặt trụ sở chính của công ty nên giúp tiết kiệm được chi phí vận
chuyển ở khâu này.
- Do gần các đường quốc lộ, tỉnh lộ, có cả tuyến đường sắt, đường thủy đi qua
nên thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ trên toàn quốc. Bên

12



cạnh đó,Bắc Ninh còn nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài nên thuận
tiện cho việc vận chuyển hàng hóa ra quốc tế của công ty.
 Gần nguồn nhân công
- Bắc Ninh là một khu đông dân cư với mật độ dân số trong độ tuổi lao động
cao, dân cư đây sẽ là nguồn lao động dồi dào tại chỗ, giá rẻ cho công ty. Tuy
trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao, nhưng đây đều là những người dân cần
cù lao động, ham học hỏi. Trình độ dân trí, chuyên môn kĩ thuật của người
lao động phân theo khu vực có sự khác nhau rõ ràng dẫn đến chất lượng thiếu
đồng bộ.
2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm

2.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện giao thông

- Tổng dân số Từ Sơn là 163.093 người (tính đến 30 tháng 10 năm 2016).
Mật độ dân số là 2.631 người/km², là nơi có mật độ dân số cao nhất tỉnh,
gấp 2 lần mật độ dân số bình quân vùng đồng bằng sông Hồng, gấp 1,8
lần mật độ dân số của Hải Phòng, gấp 1,2 lần mật độ dân số của Hà Nội
mới và là một trong những thị xã đông dân nhất Việt Nam.
- Về giao thông, Từ Sơn là một thị xã có điều kiên giao thông khá thuận lợi
với hệ thống giao thông có cả đường quốc lộ, đường sắt và đường cao
tốc.
2.3.2. .

Hệ thống cấp, thoát nước

Nhà máy xử lí nước thải đã được đưa vào hoạt động giúp các doanh
nghiệp có thể dễ dàng xử lí được nước thải của doanh nghiệp mình và
bên cạnh đó còn giúp bảo về môi trường tại địa bàn


13


2.3.3.

Hệ thống điện

Tổng khối lượng tài sản của hệ thống điện thuộc thị xã Từ Sơn được
giao quản lý vận hành gồm: 159,2 km đường dây trung thế; 263,16 km
đường dây hạ thế. Với khối lượng tài sản về điện lớn như vậy có thể đủ
để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp và của các hộ gia đình
trên địa bàn.
2.3.4. .

Nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực tại Nghệ An khá cao nhưng ít có nhiều kinh nghiệm
về sản xuất và chăn nuôi, hơn nữa người dân ở đây ham học hỏi, cần cù,
chịu thương chịu khó nên là nguồn nhân lực đắt giá cho công ty Hải Hà.
3. Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp
3.1.

Mục tiêu và nhu cầu của bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp
Bố trí mặt bằng sản xuất là một trong những vấn đề quan trọng của mỗi

doanh nghiệp. Việc bố trí mặt bằng hợp lí mang lại khá nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp:
- Tăng năng suất cho công ty
- Giúp công ty giảm thiểu các chi phí

- Tránh sự gián đoạn không cần thiết trong quá trình sản xuất
- Giúp công ty tận dụng tối đa các nguồn lực của mình để đạt được mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
3.2.

Hình thức bố trí mặt bằng sản xuất
Công ty sản xuất bánh kẹo Hải Hà là một công ty có quy mô rộng lớn trên

toàn quốc và xuất khẩu ra nước ngoài với nhiều các lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Để thuận tiện cho việc kinh doanh các sản phẩm của mình, công

14


ty Hải Hà đã lựa chọn bố trí mặt bằng hỗn hợp giữa hình thức bố trí mặt
bằng theo sản phẩm và bố trí mặt bằng theo quá trình. Việc lựa chọn hình
thức bố trí mặt bằng như vậy đã đem lại cho công ty khá nhiều những ưu
điểm như:
- Thời gian vận chuyển và di chuyển nguyên vật liệu giảm;
-

Thời gian chuẩn bị sản xuất giảm;

-

Giảm tồn kho sản phẩm dở dang;

- Sử dụng nhân lực tốt hơn;
- Dễ kiểm soát;
- Dễ tự động hóa;

- Tăng cường trách nhiệm của công nhân và nâng cao chất lượng thực
hiện;
- Trách nhiệm về chất lượng được ấn định rõ ràng cho công nhân trong
một tế bào cụ thể và vì vậy người công nhân không thể đổ lỗi cho các
công nhân ở công đoạn trước.
3.3.

Thiết kế các phương pháp bố trí mặt bằng sản xuất
Công ty có 6 xí nghiệp thành viên trong đó có 5 xí nghiệp chính và 1 xí

nghiệp phụ trợ. Các xí nghiệp được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng,
mỗi xí nghiệp được phân công sản xuất một sản phẩm nhất định:
- Xí nghiệp kẹo
- Xí nghiệp bánh
- Nhà máy thực phẩm Việt Trì

15


- Xí nghiệp phụ trợ
- Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định
- Bên cạnh đó công ty mới đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất
ở Bắc Ninh
3.4.

Phương pháp bố trí mặt bằng sản xuất đặc thù khác

3.4.1. . Bố trí mặt bằng cửa hàng
Việc trưng bày, bố trí mặt bằng cũng là một việc rất quan trọng đối với
các doanh nghiệp. Công ty đã có những thành công trong việc bố trí mặt

bằng của hàng của mình. Ngay khi bước chân vào cửa hang, mỗi khách hàng
sẽ có những cảm giác khách nhau nhưng sẽ cảm thấy hài lòng với cách bố trí
này. Những mặt hàng mới, có sức hấp dẫn và sức lôi cuốn cao sẽ được bày ở
chung quanh khu vực ngoại vi của cửa hàng để mọi người có thể nhìn thấy
một cách dễ dàng.
- Sử dụng những vi trí nổi bật trong cửa hàng ví dụ như các hành lang,
khu vực ngay lối đi đầu tiên hay lối đi cuối cùng để bố trí các loại hàng
với doanh thu cao, kích thích sự tò mò, sự hưng phấn của khách hàng.
- Thực hiện những lối đi, hành lang giao nhau, điều này cho phép khách
hàng có những cơ hội di chuyển, tạo điều kiện cho việc thực hiện
những quyết định mua hàng, chọn lựa hàng hóa được thuận lợi.
- Phân bố những mặt hàng có sức tiêu dùng mạnh ở cả hai phía của lối đi
và nên phân tán chúng ở khắp nơi để tạo điều kiện giới thiệu những
mặt hàng khác bố trí lên cận chúng
- Bố trí mặt bằng kho hang đảm bảo
+ Dễ dàng trong giao, nhận và xếp, dỡ hàng hóa;

16


+ Dễ dàng trong việc di chuyển và tìm kiếm hàng;
+ Phân loại hàng hóa theo các đặc tính riêng;
+ An toàn trong bảo vệ và phòng chống cháy nổ;
+ Thuận tiện trong việc kiêm kê và kiểm soát hàng nhập, xuất;
+ Thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển di chuyển, lấy và giao
nhận hàng;
+ Đảm bảo ghi chép tồn kho chính xác;
+ Đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu máy móc, vận chuyển, bốc dỡ.

17



C. PHẦN 3: MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
1. Khó khăn trong định vị doanh nghiệp- nhân công ở Bắc Ninh hiện
nay
1.1.

Thực trạng

- Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nhưng có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi, bên
cạnh đó, những năm gần đây, Bắc Ninh đã tập trung tạo dựng môi trường
đầu tư hấp dẫn. Vì vậy ngày càng có nhiều dự án lớn được đầu tư triển
khai tại Bắc Ninh. Cụ thể như năm 2017, dự án mở rộng sản xuất của
Công ty TNHH Samsung Display có vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, nhiều dự án
có vốn hàng triệu USD của các Công ty TNHH Misumi, Hana
Micron, ... Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 khu công nghiệp (KCN) tập
trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung.
- Cùng với định hướng phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh, số lượng các
dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng tăng, kéo
theo đó là nhu cầu lao động tăng lên đáng kể theo từng năm.
 Khó khăn
- Bắc Ninh tồn tại một nghịch lý là dù nguồn nhân lực dồi dào, nhưng
nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động do nhu cầu
sử dụng lao động có tay nghề, chất lượng cao của các doanh nghiệp
liên tục tăng. Các doanh nghiệp có nhu cầu lao động lớn, có nhiều
chính sách thu hút lao động có tay nghề, kinh nghiệm, trình độ cao
làm cho số lượng lao động của doanh nghiệp Hải Hà ngày càng giảm
sút, không đáp ứng nhu cầu sản xuất và kế hoạch mà công ty đặt ra.

18



- Chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp đòi hỏi của quá trình công
nghiệp hóa. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật là thước
đo quan trọng của chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có tay nghề của Bắc Ninh còn
thấp. Tỉ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học chỉ có 3,7%, thấp hơn
rất nhiều so với mức trung bình cả nước (8,4%). Tỉ lệ lao động chưa
qua đào tạo vẫn lớn, chiếm 75,8% tổng số lao động.
1.2. Giải pháp đề ra
-

Xây dựng chính sách nhân sự phù hợp để giữ chân người lao động

giỏi. Có chính sách lượng thưởng hấp dẫn, tạo được động lực làm việc, gắn
bó với doanh nghiệp.
-

Đưa ra các chương trình đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, phù hợp với

người dân Bắc Ninh để tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Nó không chỉ là
chương trình đào tạo nhân viên mới mà còn cho toàn bộ bộ máy nhân viên
suốt quá trình làm việc trước đó. Nội dung đào tạo tập trung vào kỹ năng,
kiến thức phù hợp tại doanh nghiệp và đồng thời tổ chức hoạt động ngoại
khóa định kỳ để thúc đẩy gắn kết doanh nghiệp với nhân viên.
-

Đồng thời từng bước hiện đại hóa, áp dụng khoa học công nghệ hiện

đại một cách phù hợp vào sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nhân công là con

người, tạo ra sản lượng ổn định với chất lượng cao hơn.
2. Khó khăn trong bố trí mặt bằng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu
thụ tại thị trường miền Trung
2.1. Thực trạng
- Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà có 5 nhà máy sản xuất ,1 xí nghiêp phụ
trợ và 2 chi nhánh ở Đà Nẵng và ở thành phố Hồ Chí Minh.

19


- Ở miền Trung, công ty có 3 kênh phân phối
+Thứ nhất: Kênh phân phối trực tiếp: Công ty đưa sản phẩm của mình
trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản
phẩm hoặc các hội trợ triễn lãm. Thông qua kênh phân phối này Doanh
nghiệp có cơ hội tiếp xúc với khách hàng từđó đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng về chủng loại, mẫu mã, giá cả sản phẩm. Hiện nay, lượng
tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm khoảng 10%
+Thứ hai: Kênh phân phối 1cấp: Thông qua nhà bán lẻ, công ty cung ứng
sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ ở đây là các
siêu thị như Metro, Vinmart và một số cửa hàng nhỏ lẻ khác. Sản lượng
tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 21%
+Thứ ba: Kênh phân phối 2 cấp: Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông
qua các đại lý và các cửa hàng bán lẻ. Kênh phân phối này là kênh phân
phối chủ yếu của Công ty Với 3 kiểu kênh phân phối như trên, Công ty sẽ
giảm được rủi ro trong quá trình phân phối cũng như chi phí vận chuyển,
xúc tiến khuyếch trương sản phẩm, thiết lập các mối quan hệ từ đó tạo
dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng.
- Ở miền Trung tồn tại cả ba loại kênh phân phối trên nhưng chủ yếu là
kênh thứ hai: Sản phẩm của Công ty được đưa đến cho các đại lý ở các
tỉnh, sau đó phân phối đến nhà bán lẻ và người tiêu dùng Hoạt động

quảng cáo và tiếp thị Công tác quảng cáo qua phương tiện thông tin đại
chúng được công ty tiếp tục đẩy mạnh.
- Về hệ thống siêu thị: chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn, đặc biệt
là thị trường các tỉnh phía Bắc, địa bàn hoạt động chính của Công ty, và
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Miền Trung, các siêu thị còn ít, mặt khác

20


Công ty khó có thể thực hiện hoạt động bán lẻ do điều kiện địa lý khá xa,
bởi vậy hoạt động tiêu thụ qua các đại lý là chủ yếu. Miền Trung số lượng
các đại lý chiếm khoảng 18 đến 21% và có xu hướng ngày càng tăng lên,
nó chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều và kém ổn định hơn so với miền Bắc, tuy
nhiên vẫn nhiều hơn Miền Nam do miền Nam có sự có mặt của Kinh Đô.
Do điều kiện địa lí của khu vực miền Trung khá xa xôi. Do vậy chi phí
vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến các đại lí, cửa hàng của Hải Hà khá
cao. Điều này cũng tác động không nhỏ đến giá cả của các sản phẩm
khiến cho giá các sản phẩm của công ty tại khu vực này cao hơn các công
ty đối thủ.
- Đặc biệt do thói quen tiêu dùng của người miền Trung là thích mua lẻ và
thích mua kẹo cân, họ không quan tâm nhiều đến mẫu mã, bao bì của sản
phẩm trong khi đó các sản phẩm của công ty Hải Hà chủ yếu được đóng
túi và bày bán tại các đại lý
2.2.

Giải pháp

- Về thiết kế sản phẩm: Do thói quen tiêu dùng của người miền Trung thích
mua lẻ và không quan tâm nhiều đến mẫu mã bao bì, vì vậy công ty nên
có 1 số sản phẩm bán lẻ để phù hợp với thị hiếu của người dân, bên cạnh

đó còn có thể tiết kiệm được chi phí đóng gói cho sản phầm.
- Hàng năm công ty cần có các chương trình đào tạo nhân viên thị thường
một cách thường xuyên và liên tục, không ngừng đẩy mạnh công tác
nghiên cứu và mở rộng thị trường tại khu vực miền Trung.
- Không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của các đại lí tại
khu vực miền Trung.

21


- Cần có nhiều hơn nữa các chương trình khuyến mãi trong các kỳ hội chợ
và các dịp lễ, Tết như Trung Thu, Quốc tế Thiếu nhi....
- Chính sách hỗ trợ vận chuyển: đối với các đơn hàng mua với số lượng lớn
như các đơn hàng của các siêu thị Metro, Big C, các đơn hàng đến các
tỉnh, công ty cần có chính sách hỗ trợ vận chuyển bằng cách cho xe của
công ty vận chuyển đến tận nơi hoặc chi trả phí vận chuyển, nhằm thúc
đẩy các đơn đặt hàng theo số lượng lớn Chính sách khuyến mãi, khuyến
mại: Công ty có những khuyến mại, chiết khấu nếu mua với khối lượng
lớn, nhằm khuyến khích bán và khuyến khích người mua. Và đặc biệt, đới
với trị trường tiêu thụ miền Trung cần có chính sách vận chuyển tốt hơn.
- Công ty cần có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng
cáo: đăng bài trên các trang mạng xã hội, trên các website, … để quảng bá
rộng rãi hơn hình ảnh của Hải Hà đến người dân, giúp cho người dân có
thể biết và tin dùng các sản phẩm của Hải Hà.
- Trong một vài năm tới, Hải Hà nên bố trí thêm mặt bằng ở giáp miền Nam
và miền Trung để khách hàng của hai thị trường này biết đến nhiều hơn
sản phẩm cũng như mặt bằng của Hải Hà cũng như tiết kiệm chi phí vận
chuyển.

22



D. PHẦN 4: XU THẾ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP HIỆN NAY- SẢN
XUẤT THÔNG MINH- XU THẾ TẤT YẾU

1. Khái quát chung xu hướng thế giới
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo nên cuộc cải cách đáng kể về
công nghệ sản xuất. Trong đó, sản xuất thông minh đang phát triển rầm rộ và
trở thành một xu thế tất yếu.
- Theo nhận định và phân tích của các chuyên gia và các nhà kinh tế, cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cách mạng công nghiệp
4.0) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất, cách thức
sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công
nghệ.
- Nền sản xuất “tự động” đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sẽ
chuyển sang nền sản xuất “thông minh”. Sự ra đời của hàng loạt công nghệ
số hóa như kết nối internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (Al) hay điện toán
đám mây (Cloud computing), … của cách mạng công nghiệp 4.0 đã hình
thành nên một nền sản xuất đặc biệt, đó là sản xuất thông minh (Smart
manufacturing).
- Theo Deloitte, 3 trong Top 10 ngành công nghệ tiên tiến sẽ làm thay đổi
ngành sản xuất là Phân tích dự báo, Nhà máy thông minh và Siêu máy tính.
- Sản xuất thông minh bao hàm việc ứng dụng công nghệ thông tin tới mọi
khía cạnh của quy trình sản xuất hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, rút
ngắn thời gian và bảo vệ môi trường. Trong sản xuất thông minh, mọi thứ

23


được kết nối thông qua các thiết bị cảm biến. Bởi vậy, các sản phẩm, công

đoạn sản xuất, máy móc, công cụ… được tổ chức và liên lạc với nhau để
nâng cao sản lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất trong một hay thậm
chí nhiều nhà máy, nhiều công ty. Hiện sản xuất thông minh đang ngày càng
được ứng dụng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn cầu.
- Các nhà máy thông minh với các công nghệ đột phá làm thay đổi phương
thức làm việc truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng và
hiệu quả khác biệt, vượt trội. Do đó, nguồn lao động giá rẻ đang mất dần lợi
thế trong công nghiệp do tự động hóa, robot hóa, đòi hỏi phải có chính sách
bảo đảm nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh mới. Đồng thời, các hoạt
động tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên từng bước được thay thế bằng những
nguồn vật liệu tổng hợp mới. Những tiến bộ lớn về công nghệ trong sản xuất
năng lượng tái tạo đang nhanh chóng làm giảm giá thành, từ đó giảm sự phụ
thuộc vào năng lượng hóa thạch
2. Ở Việt Nam
- Việt Nam thuộc nhóm quốc gia ứng dụng robot nhanh nhất khu vực.
- Theo các chuyên gia, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, may mặc là
những lĩnh vực có tính đa dạng về sản phẩm, có điều kiện thuận lợi để
những nhà máy thông minh được ứng dụng và phát huy những đặc tính ưu
việt của chúng. Tuy nhiên, hiện nay, nền công nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn
đang trong giai đoạn tự động hóa từng phần đến toàn bộ.
- Những nhà máy sản xuất có mức độ tự động hóa cao thường thuộc các
thương hiệu lớn, hoặc có đầu tư từ nước ngoài.
Xu hướng đầu tư nhà máy thông minh mới manh nha tại Việt Nam, điển
hình là tại Công ty Trường Hải (Thaco). Năm 2017, Thaco khởi công xây

24


dựng nhà máy lắp ráp ô tô Thaco Mazda với kinh phí lên đến 12.000 tỷ đồng
tại Quảng Nam, và giai đoạn 1 của Thaco Mazda (khoảng 7.000 tỷ đồng) đã

vận hành hồi tháng 3.
-

Ngoài ra, một công ty may đã áp dụng nhà máy thông minh tại Hà

Nội. Khách hàng có thể đến trải nghiệm mô hình số nhà máy thông minh,
nâng cao hiệu suất, chất lượng, giảm chi phí và phát triển bền vững hơn
Cũng theo thông tin từ Deloitte, hiện đã có một số doanh nghiệp thực sự
tiên phong trong lĩnh vực này như mía đường Lam Sơn (Lasuco), một số
công ty may ở Hà Nội, TP HCM…
-

Tuy nhiên, nói nhiều đến công nghệ 4.0, nhưng nó sẽ tác động thế nào

đến sản xuất, kinh doanh và chuỗi cung ứng thì phần lớn doanh nghiệp còn
rất mù mờ. Việt Nam muốn thay đổi, trước hết phải thay đổi tư duy

25


×