Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

chuyên đề MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.11 KB, 21 trang )

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC LẬP PHÁP

Thông tin chuyên đề
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

(Tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV)

Hà Nội, tháng 5 năm 2018


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

Mở đầu
Hội nhập quốc tế về GDĐH và những hạn chế trong thời gian
qua
Quá trình góp ý vào Dự thảo luật GDĐH và những vấn liên
quan đến hội nhập quốc tế về GDĐH

1

Một số kiến nghị nhằm tăng cường hội nhập quốc tế về GDĐH
trong quá trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo luật GDĐH sửa


đổi, bổ sung

10

Tài liệu tham khảo

18

Stt

1.
2.
3.

2
4


Mở đầu
Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ trong
Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,
Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 và
Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Luật Giáo dục đại học (GDĐH) ban hành năm 2012 là luật chuyên ngành đầu
tiên về lĩnh vực GDĐH, cơ bản đã đáp ứng kịp thời việc thể chế hóa quan điểm,
đường lối của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH để phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Luật GDĐH đã có những bàn
thảo kỹ lưỡng, với mục tiêu cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng GDĐH. Đáng chú ý,
sau khi luật ra đời thì việc ban hành hệ thống cơ cấu trình độ giáo dục quốc gia,

chiến lược phát triển giáo dục đã được thực hiện, tạo thành hệ thống xuyên suốt cho
phát triển giáo dục. Luật GDĐH năm 2012 đã quy định các nội dung cho phát triển
GDĐH như: tự chủ; kiểm định chất lượng; liên kết đào tạo đối với các cơ sở GDĐH.
Các quy định của Luật GDĐH đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt
động của các cơ sở GDĐH.
Tuy vậy, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Luật GDĐH đã dần bộc lộ một
số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn tổ chức và hoạt động GDĐH
trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Từ đó, đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật GDĐH nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập,hoàn thiện thêm một bước
về khung pháp lý trong GDĐH, kịp thời giải quyết những vấn đề mới phát sinh, nổi
cộm của GDĐH hiện tại, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới GDĐH trong quá trình
hội nhập quốc tế về giáo dục.
Với tư cách là cơ quan nghiên cứu, cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động lập
pháp của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp chọn lọc và tổng hợp một số thông
1


tin liên quan trực tiếp đến Dự thảo luật, từ đó nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị
nhằm giúp ĐBQH có thêm thông tin tham khảo trong quá trình góp ý hoàn thiện dự
thảo Luật GDĐH tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.
1. Hội nhập quốc tế về GDĐH và những hạn chế trong thời gian qua
1.1. Về mặt pháp lý
Qua quá trình tổng kết, đánh giá thi hành luật GDĐH năm 2012 của các cơ
quan có thẩm quyền và qua ý kiến góp ý của các chuyên gia cho thấy, thác nhau. Từ trong nhận thức
của cán bộ, giảng viên, sinh viên của các trường đại học đến nhận thức của cả xã
hội, kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng trường đại học vẫn hạn chế. Các
trường được kiểm định và các trường chưa được kiểm định vẫn không có sự khác
nhau về vị trí và quyền lợi. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã thành lập hai trung tâm kiểm
định thuộc hai Đại học Quốc gia và giao cho các đơn vị này triển khai kiểm định

chất lượng đối với tất cả các cơ sở GDĐH theo mô hình và phương thức của Mỹ và
các quốc gia học tập Mỹ về kiểm định chất lượng. Nhà nước cần phải đầu tư để các
Trung tâm này hoạt động có hiệu quả.

Xem thêm: Trần Anh Tài, Trịnh Ngọc Thạch: Mô hình đại học doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho
Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2013.
10

14


3.2. Kiến nghị cụ thể
Một là, về hợp tác quốc tế của các cơ sở GDĐH
Trước thực tế sự hạn chế liên thông giữa các chuẩn mực GDĐH trong nước
và quốc tế, các cơ sở DGĐH ít thừa nhận và tiếp nhận các kết quả đào tạo của
nhau, sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo giữa các cơ sở
GDĐH trong nước và quốc tế, Điều 44, Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi hiện nay đã
sửa khoản 2, Điều 44 của Luật GDĐH hiện hành theo hướng mở rộng quy định về
việc thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài, cơ sở GDĐH có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện cơ sở GDĐH
của Việt Nam ở nước ngoài để bảo đảm cho việc thực hiện hợp tác quốc tế của các
cơ sở đào tạo được tốt hơn. Tuy nhiên, để bảo đảm cho việc hội nhập quốc tế về
GDĐH thì Điều 44 của Luật hiện hành cần được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung toàn
diện hơn. Khoản 7, Điều 44 luật hiện hành quy định “Tham gia các tổ chức giáo
dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế” cần được sửa đổi theo hướng
mở rộng thêm, đặc biệt là cần quy định rõ việc tham gia các tổ chức kiểm định, xếp
hạng khu vực và quốc tế để bảo đảm cho việc đánh giá, xếp hạng cơ sở đào tạo sát
với những chuẩn mực quốc tế và khu vực11.
Hai là, về quản trị đại học
Việc quy định Hội đồng trường tại các trường công lập, tổ chức quản trị đại

diện quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan có nhiệm vụ, quyền
hạn về cơ bản đã được sửa đổi, bổ sung. Chức năng và quyền hạn của Hội đồng
trường đã được quy định tương đối rõ trong Dự thảo luật. Tuy nhiên, để tránh
những vướng mắc sau này có thể nảy sinh giữa quyền hạn của Ban giám hiệu với
Hội đồng trường, giữa Hiệu trưởng và Chủ tịch Hội đồng trường, Dự thảo luật cần
bổ sung thêm một số điều tách bạch, quy định cụ thể về thẩm quyền của những tập
Xem thêm: Minh Phong “Phát triển giáo dục đại học theo hướng hội nhập và quốc tế hóa”
/>11

15


thể, cá nhân nêu trên. Hiện nay một số nhà khoa học vẫn giữ quan điểm cho rằng
Hội đồng trường là tổ chức có đối trọng với việc điều hành nhà trường của Ban
giám hiệu, đặc biệt là Hiệu trưởng nên Hiệu trưởng không nên là thành viên trong
Hội đồng trường12.
Ba là, về giải thích từ ngữ, phân loại, phân tầng cơ sở GDĐH
Cần làm rõ đại học là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân, còn
trường đại học mới là cơ sở để dạy và học đại học. Mặt khác, hiện nay các cơ sở
đào tạo đại học gồm có trường đại học, học viện, viện… Tuy nhiên, không phải
Viện nào cũng được đào tạo đại học, vậy Viện nào được đào tạo đại học, Viện nào
không, giữa chúng khác nhau như thế nào cũng phải được làm rõ.
Hiện nay, theo Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi, việc giải thích từ ngữ, phân
loại, phân tầng các cơ sở GDĐH còn khá nhiều hạn chế, chưa có sự giải thích thấu
đáo các thuật ngữ sử dụng để chỉ các cơ sở GDĐH, sự khác nhau giữa các cơ sở
đào tạo đại học (trường Đại học khác Học viện, Viện như thế nào). Đây là một vấn
đề rất quan trọng, cần phải được quy định rõ trong luật để giúp cho việc hội nhập
quốc tế về GDĐH được thuận lợi hơn trong thời gian tới.
Bốn là, về địa vị pháp lý của đại học tư thục (vì lợi nhuận và phi lợi nhuận)
Ở đa số các quốc gia, đại học tư thục là một chủ thể pháp luật độc lập, muốn

tham gia vào các quan hệ xã hội, đại học tư thục phải có một địa vị pháp lý nhất
định để xác định ranh giới của nó trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật
khác. Xác định địa vị pháp lý của đại học tư thục là việc xác định rõ quyền và
nghĩa vụ pháp lý của đại học tư thục, qua đó giới hạn khả năng của đại học tư thục
trong hoạt động.
Việc xác định rõ địa vị pháp lý của trường đại học tư thục sẽ giúp sinh viên
biết được nơi mà họ sắp theo học có quy chế pháp lý thế nào, vì lợi nhuận hay phi
Xem thêm: Mỹ Dung “Hội đồng trường đại học: Làm sao để không quá tải?”.Báo VOV điện tử, ngày 5/1/2018.
/>12

16


lợi nhuận; quyền lợi của họ được bảo vệ ra sao để từ đó sáng suốt lựa chọn mô
hình thích hợp. Bản thân chủ sở hữu của đại học tư thục cũng cần biết nếu theo mô
hình lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì trường đại học của họ có những lợi thế hay bất
lợi gì trong quá trình hoạt động. Các cơ quan quản lý hay đối tác của đại học tư
thục cũng cần biết rõ địa vị pháp lý của đại học tư thục để hình thành các chính
sách thuế, cơ chế kiểm soát tài chính, cơ chế kiểm toán, cơ chế vay vốn13…
Hiện nay,theo quy định của Dự thảo luật thì nhìn chung cấu trúc hệ thống
GDĐH chưa được xác định rõ ràng, thiếu thống nhất về tiêu chí phân loại và mô
hình tổ chức hoạt động, dễ dẫn đến những bất cập nảy sinh trong thực tiễn, trong
đó hàm chứa cả sự thiếu rõ ràng về mục đích hoạt động (lợi nhuận hay không lợi
nhuận) của đại học tư thục.
-----------------------------------

“Đại học tư thục "khoác áo" doanh nghiệp - vài suy nghĩ về dự thảo Luật giáo dục đại học”.
/>m_id=13879721
13


17


Tài liệu tham khảo

1.

Biên bản gỡ băng phiên họp thứ 22 của UBTVQH, phiên cho ý kiến về Dự

thảo Luật Giáo dục đại học
2.

Trần Anh Tài, Trịnh Ngọc Thạch (2013): Mô hình đại học doanh nghiệp, kinh

nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3.

Lê Hoàng Việt Lâm: Nền giáo dục Mỹ và một số gợi mở cho giáo dục đại học

Việt Nam, Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học
và cao đẳng ở Việt Nam”, Tp.Vũng Tàu, tháng 10/2010.
4.

Trần Văn Tùng: Tiếp nhận công nghệ đào tạo, bồi dưỡng tài năng của Mỹ vào

Việt Nam, Tạp chí Tia Sáng, ngày 22 tháng 3 năm 2012.
5.

Mạnh Xuân: “Luật GDĐH bộc lộ bất cập gây trở ngại cho đổi mới”, Báo Nhân


dân điện tử, ngày 25/9/2017
6.

Lâm Nguyên “Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Nhiều điểm mới nâng cao hiệu

quả hoạt động”, Báo SGGP điện tử ngày 27/11/2017. />7.

Hồng Hạnh “Đề nghị thay tên gọi Đại học bằng thuật ngữ Viện đại học”, Báo

Dân trí điện tử ngày 5/12/2017. />8.

Phạm Phụ, “Tự chủ và trách nhiệm trước xã hội của các nhà trường” Báo

giaoduc.net.vn, ngày 1/9/2016
9.

“Nhóm Đối thoại giáo dục đưa ra khuyến nghị về đại học Việt Nam”, Báo

vietnam.net, ngày 12/6/2015. />
18


Bản “Sáu kiến nghị của GS Trần Văn Thọ về đào tạo học vị tiến sĩ”, Báo Xã

10.

luậnđiệntửngày5/5/2016. />cle&sid=1467322
Minh Phong “Phát triển giáo dục đại học theo hướng hội nhập và quốc tế hóa”

11.


/>Đại học tư thục "khoác áo" doanh nghiệp - vài suy nghĩ về dự thảo Luật

12.

giáo dục đại học”, website của Viện Nghiên cứu lập pháp.
Phạm Công Nhất: “Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế

13.


nước

ta

hiện

nay”,

Tạp

chí

cộng

sản

điện

tử


ngày

19/11/2014. />=30373&print=true
14.
Giáo

Thu Phương “Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật
dục



Luật

Giáo

dục

đại

học”

ngày

22/12/2017.

/>----------------------

19




×