MỤC LỤC
Trang
I. Sơ lược lý lịch tác giả: …………………...........................
2
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:…… . ………………
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:…… ………….
A.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:…
2
3
3
B.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:…………………
4
C.Nội dung sáng kiến:………………………………….....
5
I.Quá trình phát triển:................................................................ 5
II/.Biện pháp tiến hành để hạn chế học sinh chưa hoàn thành: 6
III/.Vạch ra kế hoạch và biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn
thành:
8
D. Hiệu quả đạt được: ……………………………………
13
E. Mức độ ảnh hưởng: …………………………………….
14
F. Kết luận: …………………………………………….
15
1
PHÒNG GD ĐT CHÂU PHÚ
TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Châu phú, ngày 1 tháng 12 năm 2018
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ ĐỀ
TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH CHƯA HOÀN
THÀNH LỚP MỘT”
..................................................
I- Sơ lược lý lịch tác giả
- Họ và tên: Bùi Thị Bích Diệu
Nam, nữ: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 15/12/1980
- Nơi thường trú: Ấp Hưng Thới – Xã Dào Hữu Cảnh- Châu Phú –An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường TH A Đào Hữu Cảnh
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy lớp
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
a/Thuận lợi:
Đa phần các trường tiểu học trong huyện nói chung, trường tiểu học A Đào
Hữu Cảnh nói riêng thì hiện nay được sự quan tâm nên đã trang bị cơ sở vật chất
đáp ứng đủ cho nhu cầu việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Tất cả học sinh
của trường đều nằm trong địa bàn nên việc quản lý, rèn luyện, giúp đỡ, hỗ trợ cho
các em có nhiều thuận lợi hơn.
Thông qua các buổi họp khối giáo viên có điều kiện chia sẻ với nhau về
những kinh nghiệm, phương pháp và cách giảng dạy để rèn luyện các em học sinh
chưa hoàn thành tốt hơn.
Trong năm qua phòng giáo dục thành lập một số đoàn đến các trường dự
giờ, thăm lớp, thông qua đó giáo viên được chia sẻ một số kinh nghiệm để rèn
luyện các em chưa hoàn thành đượ
2
Ngoài những thuận lợi đã nêu trên thì cũng còn gặp một số khó khăn như
sau:
Gia đình còn xem nhẹ việc học của con em mình, không quan tâm, xem việc
học là không quan trọng.
Sợ con mình học mệt nên đã chìu chuộng, một số gia đình vì hoàn cảnh nên
đi làm ăn xa gửi con cho ông bà ( ông bà già ) nên ít chú trọng đến việc học của
các em.
Phần nhiều đại đa số không quan tâm con học có giỏi không, mà còn quan
niệm cho con học để biết được cái chữ là đủ rồi.
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành lớp một
- Lĩnh vực: Giáo dục tiểu học
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
A.THỰC TRẠNG BAN ĐẦU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN :
Với nhịp độ phát triển của đất nước ngày càng tiến bộ, nâng cao dân trí, đòi
hỏi cần tạo ra nguồn nhân lực, nhân tài cho đát nước. Vì thế chúng ta là đội ngũ
giáo viên trong ngành giáo dục thì chúng ta cần gánh trách nhiệm này. Nhân lực và
nhân tài ở đâu có? Đó là nhờ trong giáo dục.
Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao và coi trọng nhân tài thường xuyên
quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Mặc dù chủ trương
đường lối của Đảng ta xác định một cách đúng đắn, rõ ràng nhưng vẫn còn nhiều
bất cập. Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Khi đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới, mở cửa giao lưu với các dân
tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới không phân biệt màu da hay tiếng
nói. Dân tộc ta đang phấn đáu vươn lên quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng
đói nghèo và tụt hậu. Muốn theo kịp nhân loại để có thể sánh vai được với các
cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được nâng cao dần, đòi hỏi các lớp
trẻ phải có tri thức, có hiểu biết nhất định. Muốn được như thế thì các em phải học
tập thật giỏi, hạn chế đến mưc thấp nhất số lượng học sinh chưa hoàn thành.
Tuy nhiên đối với trẻ em từ 6 tuổi vào học lớp 1 là một bước ngoặt trong đời
sống của trẻ, vào tâm lí của trẻ thường sẵn sàng đi học, sự thích thú đến trường.
3
Nhưng tính cách của các em khác nhau, có em thì trầm lặng, có em thì sôi nổi, có
em thì mạnh dạn, có em thì nhút nhát. Bên cạnh đó, tính cách các em có nhược
điểm thường bướng bỉnh và thất thường. Cho nên một số em còn thái đọ tiêu cực
đối với lao động và trong học tập: lười biếng, cẩu thả, tùy tiện, đó là vấn đề đưa
đến tình trạng học sinh học chưa hoàn thành. Nếu học sinh chưa hoàn thành ở lớp 1
thì kéo theo sẽ chưa hoàn thành ở các lớp trên.
Chính vì thế học sinh chưa hoàn thành ở hầu hết các trường, các cấp lớp đều
có, số lượng có thể không đông lắm. Nhưng từ lâu đã là điều trăn trở không ít cho
giáo viên chủ nhiệm ở các lớp nhất là ở khối lớp 1 như địa bàn tôi đang công tác.
Xuất phát từ một vùng sâu vùng xa của Huyện Châu Phú, mặt bằng dân trí còn hạn
chế, cha mẹ ít quan tâm đến việc học của con em thường khoán trắng cho nhà
trường, cho thầy cô giáo. Đa số các em thuộc diện gia đình nghèo, cha mẹ thường
không ở nhà, phải làm ăn xa theo các mùa vụ, dụng cụ học tập thiếu các em thường
hay nghỉ học, bỏ học bất thường.
Trường tiểu học A Đào Hữu Cảnh không ngoài tình trạng chung của ngành
giáo dục, số lượng học sinh chưa hoàn thành gây ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo. làm thế nào đây để lớp mình không có học sinh chưa hoàn thành ở cuối năm?
Đó là điều trăn trở, đắn đo của không it cho giáo viên chủ nhiệm ở các lớp nhất là
khối lớp 1, là nền tảng cho các lớp sau. Hiện tượng học sinh chưa hoàn thành
thường xuất phát từ vùng nông thôn sâu, mặt bằng dân trí còn hạn chế.
B. SỰ CẦN THIẾT KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Từ thực tiễn trên, qua nhiều năm giảng dạy lớp 1 để giúp học sinh chưa hoàn thành
chưong trình lớp 1 được học tốt hơn nữa thì thầy cô giáo chúng ta cần bắt tay vào
việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân chủ yếu để có biện pháp phụ đạo học sinh
chưa hoàn thành phù hợp với lớp với trường, với đặc thù riêng của địa phương nên
các lớp tôi chủ nhiệm đã hoàn thành tốt chất lượng và được lên lớp cuối năm học,
không có học sinh chưa hoàn thành. Và cuối cùng ngành thực hiện cược vận động
hai không trong giáo dục với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực, bệnh thành tích
trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh chưa đạt
chuẩn lên lớp. Cũng vì những bức xức đó tôi đã đầu tư nghiên cứu tìm hiểu một số
biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành ở lớp 1 trường tiểu học A Đào Hữu
Cảnh
4
C. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
I/.Quá trình phát triển:
Bất kì khi nhận bàn giao lớp từ các lớp dưới đưa lên thì giáo viên chủ nhiệm
nào cũng đều quan tâm đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành của lớp mình. Vậy
giáo viên xem khả năng nắm bắt chữ cái của các em như thế nào ngay từ lớp mẫu
giáo giáo đưa lên trong những năm trước đây, để khắc phục tình trạng này, tôi cư
mãi loay hoay mời phụ huynh đến trao đổi nhờ giúp đỡ hay tìm cách phụ đạo ngoài
giờ cho các em. Với cách làm này nhiều học sinh chưa hoàn thành cần học thêm thì
lại không chịu đi học hoặc vài ngày là nghỉ. Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì
các em lại đưa ra nhiều lí do như là: bận giúp cha mẹ, trông nhà, theo cha mẹ đi cắt
lúa theo cha mẹ giữ đường nước, theo cha mẹ đi làm ăn xa ở Bình Dương do hoàn
cảnh nghèo khổ,.. Nhắc nhở phê bình các em mãi cũng chẳng mấy thay đổi và
thường dửng dưng không rõ thái độ buồn vui gì?. Vậy làm gì với những học sinh
này? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống xung quanh,
sự phát triển tâm lí riêng của các em. Tôi nhận ra rằng muốn phụ đạo học sinh chưa
hoàn thành đạt kết quả cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và phải tìm được
cách giáo dục phù hợp nhất. Tôi phát hiện một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
học sinh chưa hoàn thành như sau:
-Cha mẹ một số em do ít học, không quan tâm, ít quan tâm đến chế độ ăn
uống nghỉ ngơi dẫn đến trí tuệ chậm phát triển, tính toán, học bài lâu thuộc, lâu
hiểu.
-Các em chưa có thái độ đúng, chán ghét việc học
-Do tuổi còn nhỏ các em còn mê chơi.
-Do học một thời gian thấy học không bằng bạn bè nên các em đâm ra chán
nãn, lười biếng học.
Qua nhũng vấn đề trên tôi nhận thấy: muốn chống lưu ban bỏ học và giúp
học sinh học chưa hoàn thành có sự tiến bộ trong học tập để theo kịp các bạn cần
phải có ít nhất các điều kiện sau:
-Học sinh phải qua mẫu giáo
-Học sinh phải có nề nếp học tập tốt
-Học sinh phải đi học đều, thật đều, không nghỉ học gián đoạn.
5
-Dụng cụ học tập phải tương đối đầy đủ, là phương tiện hỗ trợ tốt cho việc
học tập.
-Phải có sự quan tâm của thầy cô, cha mẹ và bạn cùng lớp
-giáo viên cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp đúng mọi đối
tượng để tạo ra sự hưng phấn trong học tập của học sinh.
- Công tác chủ nhiệm cần được tăng cường nhất là đối vơi các em học chậm.
Kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phải thực hiện ngay từ đàu năm
học để đạt các điều kiện đó, tôi phải nổ lực tìm tòi học hỏi thông qua các sách báo,
chuyên san, tài liệu học tập, tham khảo các ý kiến đồng nghiệp và kết quả là rút
kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, do đó trong những năm qua học sinh chưa hoàn
thành đã giảm, và tôi đã được một số thành tích tốt.
II/.Biện pháp tiến hành để hạn chế học sinh chưa hoàn thành:
1/.Tạo nề nếp trong học tập:
Một trong những vấn đề để hạn chế học sinh chưa hoàn thành đó là nề nếp
học tập. Nếu học sinh có nề nếp tốt thì học tốt như:
-Thói quen đi học đều và đúng giờ
-Truy bài 15 phút đầu giờ để kiểm tra, trả bài lẫn nhau.
-Vào lớp chú ý nghe giảng
-Về nhà phải có góc học tập, học bài và viết bài đầy đủ.
2/. Khoanh vùng đối tượng cần phụ đạo.
Trong quá trình nhận bàn giao lớp mẫu giáo lên lớp 1 tôi đã thăm hỏi tình
hình của các em học, đồng thời tiến hành khoanh vùng đối tượng học sinh để nắm
thêm:
-Lý lịch của từng đối tượng học sinh.
-Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh của từng em, nắm được hoàn cảnh
sống của các em hằng ngày, tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng phải.
-Nắm địa chỉ từng em trong lớp
6
-Phân loại học sinh chưa hoàn thành: do lười học, do nghỉ học nhiều, do
chậm phát triển, do hoàn cảnh,..
-Cần chú ý hơn nữa một vài học sinh cá biệt có hiện tượng khó phụ đạo cần
quan tâm hơn nữa để có biện pháp giáo dục thích hợp cho từng loại đối tượng học
sinh sau này.
-Cần tìm hiểu một số gia đình đi theo giữ đường nước vì các em thường theo
cha mẹ, vì do hoàn cảnh gia đình. Vì cuộc sống nghèo khổ nên gia đình phải đi
Bình Dương nên thường dắt các em đi và bỏ học giữa chừng. Vì thế, cần quan tâm
hơn nữa để có biện pháp giáo dục thích hợp cho từng loại đối tượng học sinh sau
này.
3/.Nhờ sự ủng hộ của Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh:
*Đối với việc thiếu dụng cụ học tập:
-Nhân dịp vào trước ngày khai giảng, tôi thường kiểm tra dụng cụ học tập
của học sinh để xem em nào thiếu rồi động viên gia đình mua sắm.
-Dựa vào kế hoạch của trường, cuối năm thường vận động học sinh tặng
sách giáo khoa cũ lại cho trường để đầu năm học sau giải quyết cho những em
nghèo, khó khăn mượn học,…
-Đồng thời có Ban giám hiệu và mạnh thường quân hỗ trợ cặp, sách, vở cho
những em gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
-Liên hệ với cán bộ thư viện mượn sách giáo khoa cho học sinh còn thiếu.
-Đầu năm học trong cuộc họp phụ huynh học sinh, tôi trao đổi với gia đình
tạo mọi điều kiện cho các em học tập tốt như:
+Mua đầy đủ đồ dùng học tập để các em học đạt kết quả cao gây cho các
em sự hưng phấn, ham học hơn,..
+Phụ huynh cần theo dõi mọi thành tích học tập của các em thông qua phiếu
liên lạc để khuyến khích, động viên, quan tâm, khích lệ, kịp thời đối với trẻ, không
nên trách mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn đến chán học.
*Đối với tình trạng học sinh bỏ học- nghỉ học:
Ngoài việc làm cam kết với gia đình không cho các em nghỉ học và bỏ học
giữa chừng. Với quyết tâm không để học sinh nào nghỉ học không quá hai ngày.
7
Hằng ngày khi phát hiện học sinh nghỉ học tôi thường phân công những em gần
nhà nhắc nhở bạn hôm sau đi học. Nếu em không đến lớp nữa thì giáo viên chủ
nhiệm phải đến tận gia đình để tìm hiểu thực tế và động viên nhắc nhở cha mẹ cho
các em đi học thường xuyên hơn. Bên cạnh đó cũng trao đổi với phụ huynh về
cách dạy học, dạy viết, dạy tính toán để phụ huynh tiếp tay trong việc dạy học của
các em ở nhà. Nhờ mối quan hệ tốt giữa gia đình và nhà trường nên các năm qua
không có học sinh bỏ học và nghỉ học giữa chừng
*Nguyên nhân khách quan dẫn đến học sinh bỏ học và nghỉ học:
Một số bộ phận cha mẹ học sinh chưa có nhận thức được trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình, đối với việc học tập của con em, mà còn khoán trắng cho nhà
trường, cho xã hội, nên bắt con em họ để lao động nuôi lại bản thân họ.
Chính quyền cũng chưa có biện pháp chính, nhằm cưỡng chế với các trường
hợp cha mẹ học sinh cố tình cho con em nghỉ học mà chỉ giáo dục, thuyết phục nên
không đạt kết quả.
Đời sống một bộ phận nhân dân lao động cũng gặp nhiều khó khăn, cuộc
sống không ổn định, dễ chấp nhận cho con em bỏ học.
Do ý thức chưa cao, con lên lớp hay ở lại thì kệ nó. Nếu ở lại thì cho học lại.
Thường hay tới mùa vụ thì dắt con đi theo vì còn nhỏ, không ai trông.
Do hoàn cảnh gia đình nghèo phải kiếm sống và ở địa bàn vùng kinh tế mới
nên phụ huynh đi làm ăn xa nên thường cho các em nghỉ học một thời gian nên
kiến thức hỏng nhiều dẫn đến học chậm.
III/.Vạch ra kế hoạch và biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành:
1/.Tổ chức lớp học:
Đối với học sinh lớp 1 việc ổn định nề nếp là rất cần thiết vì thế tôi sắp xếp
vị trí chỗ ngồi của các em học sinh chưa hoàn thành thích hợp ngồi ở các bàn đầu
của các dãy, để thường xuyên theo dõi giúp đỡ các em là một việc rất quan trọng.
Vì thông thường các em chưa hoàn thành thường có đặc điểm chung là nhút nhát,
lơ đểnh, mất trật tự, ít tập trung,… Phân công một số học sinh hoàn thành tốt ngồi
kế bên để nhắc nhở, giúp đỡ khi cần thiết, cũng như giúp bạn ôn bài, đọc bài ngoài
giờ. Cũng như việc truy bài 15 phút đầu giờ, nhắc nhở các em trả bài lẫn nhau để
giúp các em ghi nhớ bài lâu hơn và tạo thành thói quen thường ngày.
8
Do đặc thù lớp 1 học hai buổi trên ngày tôi thường nhắc nhở và khuyên các
em ngủ trưa để đảm bảo buổi chiều học tốt hơn. Nhắc nhở các em về nhà học bài
để nhớ lại kiến thức đã học, tập trung hơn nữa trong quá trình tiêp thu, xây dựng
bài.
2/.Không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả chất
lượng giáo dục:
Kích thích hứng thú cho học sinh học tập ( ham học ham hiểu biết). Ngoài
những thao tác, biện pháp tiến hành trong các tiết bình thường theo phân phôi
chương trình, đôi vơi cac em học chưa hoàn thành, tôi đã vận dụng thêm một số
biện pháp như sau:
*Đối với học sinh học chưa hoàn thành môn Tiếng Việt thì giáo viên cần
tiến hành:
a)Rèn đọc trong kiểm tra bài cũ:
Đánh giá kết quả luyện đọc của học sinh là một yêu cầu trong các bước kiểm
tra bài cũ, kết quả luyện đọc phải được đánh giá theo yêu cầu đặt ra cho cả lớp, cho
từng đối tượng học sinh. Việc đánh giá cho điểm cần căn cứ vào năng lực, sự cố
gắng của học sinh được kiểm tra. Đồng thời chỉ rõ cho từng đối tượng học sinh
những thiếu sót và cách thức rèn luyện.
b)Rèn đọc trong dạng bài : “Làm quen với âm và chữ”
Yêu cầu cơ bản là cần cho học sinh đọc âm, dấu thanh và viết được chữ ghi
âm, dấu thanh của từng loại bài để giúp học sinh làm quen với nề nếp học tập,
mạnh dạn, tự tin, trong môi trường học tập mới. Bên cạnh đó lại giúp học sinh
nhận biết và tìm được các tiếng, từ có dấu ghi thanh.
Trong dạng bài này, giáo viên cần phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng. Giáo
viên phải dạy kĩ phần này để giúp các em đọc đúng âm đơn và nguyên âm đôi
trong tạo tiếng, từ để từ đó các em học tốt, viết đúng ở các phân môn trong Tiếng
Việt. Đọc đúng các phụ âm để các em nắm vững cách ghi để tranh viết sai chính tả.
Nhất là giáo viên phát âm kĩ, để học sinh đọc đúng khi dùng răng, môi, lưỡi, các
dấu thanh.
Tốc độ đọc phải phù hợp tương đối với khả năng tiếp thu của học sinh, khi
học sinh phát âm có sai giáo viên nên uốn nắn sửa sai. Nhưng để các em mạnh dạn,
tự tin phát âm, nếu sai thì sửa. Từ đó tạo lòng tin ham mê học tập.
9
c)Rèn đọc trong dạng bài: “Dạy học âm, vần mới”
Trong dạng bài này, học sinh cần đọc được âm, vần để viêt được chữ ghi âm,
đọc được từ và câu ưng dụng. Trước hết trong phương pháp rèn đọc này, giáo viên
cần cho học sinh nhận biết được âm. Khi rút ra vần giáo viên cần phát âm rõ ràng
chính xác và chuẩn. Cần hướng dẫn học sinh theo từng bước tỉ mĩ để các em đánh
vần rối tiến tới đọc trơn thành tiếng và đọc trơn từ. Bên cạnh đó trong phần dạy từ
ứng dụng, giáo viên cần giải thích những từ khó hiểu để giúp các em có nhiều vốn
từ khi sử dụng trong giao tiếp. Trong luyện đọc câu phải cho học sinh làm quen với
cách đọc từ, cụm từ, câu ngắn (bước đầu có thể nhẩm vần, đọc trơn từ, đọc tiếp nối
câu).
Khi luyện đọc giáo viên cần theo dõi, lắng nghe để uốn nắn kịp thời sửa sai
khi học sinh phát âm. Nếu học sinh chưa hoàn thành phát âm nhiều lần mà chưa
đúng thì giáo viên cần uốn nắn từ từ giúp đỡ các em không nên gắt gỏng, hay tỏ vẻ
không hài lòng mà phải cùng làm bạn đồng hành để giup cac em có sự tự tin,
không chán nãn, có ý chí vươn lên trong học tập. Đối với đặc điểm đặc thù của địa
phương giáo viên cần kiên nhẫn uốn nắn từ từ theo từng buổi học qua từng tuần,
từng tháng.
d)rèn đọc trong giảng bài mới (tập đọc):
*Trong việc đọc mẫu: có 2 lần đọc mẫu trong tiết dạy tập đọc:
-Lần 1: Đọc mẫu sau khi vào bài. Lần đọc này nhằm tác động trước hết vào
cảm xúc của học sinh, làm cho các em bước đầu cảm thụ được nội dung nghệ thuật
của bài. Hiện nay vẫn còn một số ít giáo viên chưa tự luyện đọc thường xuyên để
có thể đọc hay, đọc đúng được.
-Lần 2: đọc mẫu diễn cảm lại bài. Lần đọc này nhằm làm mẫu cho học sinh
biết cách đọc diễn cảm để thể hiện tình cảm của mình, khắc sâu những ấn tượng,
những hình ảnh đẹp của bài văn,bài thơ làm cho các em có một lần nữa ghi nhớ
những tiếng, từ, câu để đọc hay hơn, tốt hơn.
Khi hướng dẫn đọc đồng thanh, đọc cá nhân, đọc tiếng khó,… Giáo viên còn
phải đọc mẫu từng tiếng, từng từ, từng câu. Tất cả những lần đọc này đều phải đảm
bảo yêu cầu làm mẫu cho học sinh.
Muốn luyện đọc cá nhân cho học inh cò kết quả, giáo viên nhất thiết phải
nắm vững trình độ của học sinh để phân loại các em, phải nắm rõ nguyên nhân đọc
10
kém của từng em mà xác định rõ yêu cầu, mức độ thời gian, cách thức rèn luyện
cho từng em. Mặc khác giáo viên cần phải có nhiều biện pháp khuyến khích để các
em phấn khởi mà luyện đọc.
Muốn nhấn mạnh yêu cầu luyện đọc trong một tiết dạy tập đọc như trên
không phải không coi trọng việc giảng từ. Đặc biệt, không nên và không cần dùng
những câu hỏi hoặc câu liên hệ để giáo dục tư tưởng, tình cảm một cách máy móc,
gò ép.
*Rèn đọc bằng các biện pháp khác:
Ngoài việc luyện đọc qua những bài tập nên tổ chức thêm hình thức thi đọc
để chọn những học sinh đọc hay, tập diễn tả những đặc điểm của các nhân vật qua
đọc văn, đọc đối thoại.
-Vận dụng trong tiết chính tả, phải kiên trì rèn các em kĩ năng nghe, phân
tích, viết, kiểm tra lại một cách thường xuyên. Sau khi giáo viên phát âm, gọi
một học sinh hoàn thành tốt phân tích xong phải cho một vài học sinh chưa hoàn
thành phân tích lại thường xuyên sẽ quen dần, hiểu ra và viết được.
-Về viết, các em thường viết chậm, nên giáo viên cũng không đòi hỏi các em
phải viết bài hết như các bạn. Giáo viên có thể ngắt khúc, giao việc cho các em
phải viết lại lần nữa ố tiếng đã viết được (rồi nhận xét) trong khi các bạn khác tiếp
xúc viết hết bài.
Ngoài ra về nhà căn cứ vào những tiếng các em còn lúng túng viết sai, giáo
viên viết chữ đầu dòng, yêu cầu các em viết lại nhiều lần chữ đó, tiết sau có thể
kiểm tra lại,… Tất nhiên quá trình viết bao giờ cũng đi đôi với đọc.
-Trong quá trình rèn viết bảng con, tôi thường đi sát các em để hướng dẫn
từng nét, giúp các em viết đúng nét không cho nhầm lẫn.
-Vì lớp 1 học 2 buổi / ngày ngoài luyện đọc ở buổi sáng mà còn luyện đọc
vào các tiết luyện tập học vần. ngay ở tiết này tôi vẫn luyện đọc cho học sinh như
tiết học ở buổi sáng nhưng tôi tăng cường luyện đọc nhiều đối với học sinh chưa
hoàn thành. Để các em nắm, biết đọc, dù đọc chậm chưa nắm vững luyện đọc thì
tôi kiên nhẫn luyện đọc động viên, khích lệ để an ủi tinh thần, tạo niềm tin. Dù đầu
năm các em chậm tiến, chưa nắm âm, vần cần luyện nhiều thêm ở buổi chiều vào
15 phút đầu giờ ở các buổi sáng, 5 phút giờ ra chơi.
*Đối với học sinh chưa hoàn thành môn Toán:
11
Ngay bước đầu làm quen với môn Toán, tôi thường vận dụng các mô hình
sẵn có và tự làm một số đồ dùng để giúp học sinh học tốt môn Toán, có hứng thú
tích cực hơn nhờ vào phương pháp trực quan.
Đối với học sinh chưa nắm được số, bằng những mô hình, đồ dùng trực quan
giúp cho học sinh đếm được số lượng và nắm được thứ tự của số. Bên cạnh đó, cần
rèn cho học sinh viết số và viết đúng, nắm số lượng chính xác từ đó giúp các em tự
tin, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. Đối với dạng bài tìm số lượng, đối với một
số em chậm tiến cần tăng cường đếm, đọc, luyện viết các số của các tiết luyện tập
toán ở buổi chiều.
Có như thế học sinh dễ biết về so sánh các số lượng nhờ vào biểu tượng, mô
hình đồ dùng trực quan sẵn có rồi dần dần tiến tới các số lượng các số từ 2 chữ số
Để giúp các em thực hiện các phép tính cộng, trừ thì phải giúp cho học sinh
hiểu và phải biết về biểu tượng cộng, trừ. Cộng là chỉ biểu tượng thêm vào, trừ là
biểu tượng bớt ra. Tiến tới cho học sinh cộng, trừ trong phạm vi 10, hằng ngày cần
phụ đạo học sinh yếu thực hiện trên que tính và dần dần không cần thao tác trên
que tính nữa và phụ đạo vào các buổi chiều của các buổi học.
Đối với dạng toán 14+3, 17-7, 17 – 4, giáo viên nên hướng dẫn học sinh
cách đặt tính rồi tính. Đặt tính thì phải tính thẳng cột đúng phép tính và phải tính từ
phải sang trái, cần phải hướng dẫn cẩn thận, tỉ mĩ vì những học sinh chưa hoàn
thành khó nắm bắt nên cần tăng cường rèn luyện thường xuyên.
Đối với dạng bài toán có lời văn, đây là dạng toán học sinh thường khó giải
nhất, gặp nhiều khó khăn nhất, vì thế khâu tìm hiểu bài cần chú tâm và trọng yếu
hướng dẫn học sinh vào cách giải toán. Đây là bước đầu tiên, tạo nền tảng cho các
em ớ các năm học tiếp theo.
*Phương pháp giúp đỡ từng đối tượng học sinh:
-Đối với học sinh không được cha mẹ quan tâm: Tôi thường kiểm tra bài hầu
hết các môn học cũng như kiểm tra đồ dùng học tập để nhắc nhở những thiếu sót,
rồi hướng dẫn các em cách tự chăm sóc và cách tự học ở nhà. Luôn nhắc nhở các
em việc chuẩn bị bài cho ngày mai. Nếu các em nào có tiến bộ thì kịp thời động
viên, khuyến khích, khen ngợi.
-Đối với học sinh tiếp thu kiến thức chậm:
12
Tôi sắp xếp thời gian phụ đạo ngoài giờ nhứ 15 đầu giờ. Phụ đạo các em
phần các âm, các vần đầu năm thường các em chứa nắm, luyện đọc các em thường
xuyên về các âm đó để giúp các em nhớ lại. Riêng vào giờ ra chới tơi thường gần
gũi các em chưa hoàn thành để tham gia vào trò chơi “ Đố chữ vui chơi”. Trong
lúc dạy bài mới cũng như âm mới tôi thường nhìn thẳng vào các em để nói ngụ ý
động viên khuyến khích các em, thường xuyên gọi các em đọc. Còn toán dạy các
em đềm số lượng đến 10 thì cho các em tập đếm trên ngón tay và trên cái kẹo
trong giờ ra chơi.
-Đối với những học sinh không hứng thú trong học tập: Đối với các em lớp
1, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nên các em vào lớp thường
lơ đảng ngó ra ngoài ít chú ý, khi gọi trả lời hay đọc thì giật mình và đứng lên im
lặng không phát biểu được. Vì thế không cho các em ngồi gần cửa ra vào, thường
xuyên gọi các em phát biểu, đọc bài và khen ngợi một cách nhiệt tình khi các em
có tiến bộ để tạo niềm tin cho các em. Thường cho các em tham gia vào trò chơi,
tham gia vào hoạt động nhóm, đặc biệt là phân công cụ thể để chuyển biến sự
hứng thú của các em trong học tập.
*Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: các
em chưa hoàn thành thường rất thụ động không tham gia phát biểu. Khi tổ chức
học nhóm hoặc thảo luận nhóm thì các em chỉ nghe không nêu ra ý kiến. Cho nên
tôi chú trọng nhất là luyện tập giúp các em năng động vào các tổ chức hoạt động
học tập của nhóm như phân công công việc cụ thể đảm bảo vừa sức, giúp các em
tự phát hiện ra kiến thức, sáng tạo trong học tập.
D. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với quyết tâm cao và tinh thần trách nhiệm, trong việc thực hiện các biện
pháp như trên, chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo, được tăng lên tỷ lệ học
sinh học chưa hoàn thành giảm đáng kể theo từng năm. Kết quả đạt được như sau:
Năm học
Tổng số HS HS-CHT
HKI
HS-CHT
HKII
HS-HTT
cuối năm
2015-2016
30
3
2
5
2016-2017
30
2
1
7
Ghi chú
13
2017-2018
32
2
0
8
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy kết quả học sinh chưa hoàn thành của
lớp tôi đã giảm dần theo từng học kì. Đó là sự phấn đấu không ngừng cụa từng cá
nhân trong lớp đặc biệt là những học sinh chưa hoàn thành đã tự tin vào khả năng
cảu bản thân để tiến lên. Tôi cũng rất phấn khởi khi mà những phương pháp mình
áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực. Với kết quả học sinh chưa hoàn thành giảm
dần trong quá trình phụ đạo cho các em đã đạt kết quả tốt. Trong các lần dự thi
giáo viên dạy giỏi các cấp, nhờ các em học đều, tất cả đều tham gia xây dựng bài
trong tiết học, tôi đã đạt được danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện.
*Nguyên nhân thành công: Để hạn chề số lượng học sinh chưa hoàn thành
trong các năm qua tôi đã quan tâm đến các vấn đề sau:
+Tận tụy nhiệt tình trong công tác, kiên trì kết hợp với biện pháp giáo dục
luôn gần gũi và giúp đỡ các em với phương châm “ tất cả vì học sinh thân yêu”.
+Tích cực trong đổi mới phương pháp giảng dạy để tránh sự nhàm chán cho
học sinh, hướng các em vào hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập.
Biết tham mưu và vận động nhiều sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài
nhà trường: sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, hội cha mẹ
học sinh và các lực lượng đoàn thể trong nhà trường.
*Tồn tại: Tuy có các biện pháp như trên nhưng vẫn còn tồn tại một vố khó
khăn: ảnh hưởng từ môi trường giáo dục như gia đình , cha mẹ không biết chữ,
thiếu ý thức trong học tập cho con em, đi làm ăn xa dắt con theo.
E/ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG:
+Đối với gia đình: Động viên phụ huynh học sinh cần quan tâm giúp đỡ
thường xuyên kiểm tra việc học của con em mình nhất là luyện đọc, tập tính toán.
Cố gắng sắp xếp công việc để con em yên tâm học tập và có chỗ ốn định để tập
trung học hành.
+Đối với giáo viên: Phân loại học sinh chưa hoàn thành để tiện cho việc theo
dõi. Xây dựng nhòm học tập, đôi bạn cùng tiến. Tạo nếp trong học tập để giúp các
em có thói quen học tập hằng ngày càng có tiến bộ hơn. Tổ chức nhiều trò chơi học
tập nhằm gây hứng thú, không khí phấn khởi, sôi nổi trong học tập. Động viên
14
khuyến khích kịp thời, đúng lúc. Xây dựng những tình cảm tốt đẹp, tạo lòng tin,
tôn trọng học sinh, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên khác áp
dụng đổi mới phương pháp theo phương pháp mới. sử dụng những đồ dùng dạy
học. Phải thực hiện tốt hai không trong giáo dục với 4 nội dung: chống tiêu cực
trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà
giáo, không để học sinh chưa đạt chuẩn lên lớp. Đánh giá xếp loại học vinh một
cách khách quan và công bằng. Cần có biện pháp cụ thể, rõ ràng để phụ đạo học
sinh chưa hoàn thành ngay từ đầu năm học. Cần tận tụy, nhiệt tình trong công tác,
cần quan tâm gần gũi với những những em chưa hoàn thành có tính nhút nhát, thụ
động
+Đối với học sinh: Tránh lười biếng, ham chơi, tạo thói quen học tập có nề
nếp để có sự ham học. Có thói quen về nhà học bài và viết bài. Tạo sự học hỏi,
mạnh dạn, không biết thì nói, không hiểu thì hỏi. Kiên trì nhẫn nại trong học tập.
Giáo viên cần tuyên dương kịp thời để động viên khích lệ các em trong học tập.
Cần tạo không khí sinh động trong giờ học, tạo không khí thoải mái để các em có
cảm giác dễ gần.
F/ KẾT LUẬN:
Việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh chưa hoàn thành thì giáo
viên phải có tấm lòng yêu thương học sinh đặc biệt quan tâm đối tượng học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, có thế mới tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các bậc
phụ huynh và các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Từ đó chất lượng dạy học
mới có chuyển biến tích cực.
Giáo viên chủ nhiệm lớp muốn thành công trong việc hạn chế học sinh chưa
hoàn thành cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Phải tranh thủ các sự hỗ trợ của các
lực lượng trong và ngoài nhà trường. Biết củng cố và phát huy vai trò của hội phụ
huynh học sinh, nhằm tăng cường biện pháp hỗ trợ phối hợp cùng nhà trường trong
việc chăm sóc và giáo dục tốt cho học sinh, cũng như học sinh chưa hoàn thành.
Xây dựng cho học sinh tinh thần đoàn kết có ý chí phấn đấu vượt khó trong học
tập. Thường học hỏi các kinh nghiệm của các đồng nghiệp sau mỗi tiết dạy dự giờ.
Xây dựng kế hoạch dạy học hợp lí có biện pháp hỗ trợ học sinh chưa hoàn thành
theo từng nhóm, theo từng môn học. Thường xuyên phát động phong trào thi đua
học tập để học sinh hoàn thành tốt tích cực giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.
15
Thành lập đôi bạn học tập cùng nhau tiến bộ ngay từ đầu năm học. Tạo nề nếp
trong học tập cũng như có thói quen trong việc truy bài 15 phút đầu giờ.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
Xã Đào Hữu Cảnh, ngày 1/12/2018
Người viết sáng kiến
BÙI THỊ BÍCH DIỆU
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
16
1. Họ và tên người đăng ký: BÙI THỊ BÍCH DIỆU
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường TH A Đào Hữu Cảnh
4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Chủ nhiệm lớp 1E
5. Tên đề tài sáng kiến: “ Một số biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành
lớp một”.
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Môn TIẾNG VIÊT và TOÁN
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Tìm ra một số biện pháp để luyện cho các em đọc được ,viết được và làm
tính được.
Giáo viên là người trực tiếp dẫn dắt các em, hướng dẫn các em có ý thức
trong việc học tập. Để thành tích cuối năm của các em được tăng lên.
8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:
Từ năm học 2015 đến nay, tại trường TH A Đào Hữu Cảnh
Qua kinh nghiệm giảng dạy lớp 1.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cơ sở vật chất như: phòng học, bàn ghế, bảng lớp, bảng con, phấn, bút,
giấy viết, viết,đồ dùng học tập......
Các tài liệu kham khảo, sách, ...
Sự nhiệt tình và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Những học sinh có tố chất phát triển bình thường.
10. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Trường TH A Đào Hữu Cảnh
11. Kết quả đạt được:
Từ những học sinh chưa hoàn thành, đọc, viết không được. Dưới sự nhiệt
tình phụ đạo của giáo viên.
Từ những học sinh còn lúng túng, rất lo sợ mỗi khi đến giờ học. Nhưng giờ
đây các em đã chủ động ham học. Nhờ vào sự rèn luyện tích cực giáo viên.
Chất lượng học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt mỗi năm đều được tăng
lên. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành được giảm xuống./
17
Xã Đào Hữu Cảnh, ngày 1 tháng 12 năm 2018.
Tác giả
BÙI THỊ BÍCH DIỆU
18
19
20