Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số biện pháp phụ đạo học sinh học yếu phân môn Học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.33 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH HỌC YẾU PHÂN
MÔN HỌC VẦN”
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài:
Học vần là phân môn khởi đầu, là công cụ giúp các em hình thành và phát
triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt: nghe, đọc, nói, viết để học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Nhiệm vụ của phân môn học vần là giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về âm và
chữ cái, thanh và các dấu ghi thanh, cấu tạo các loại vần, cấu tạo tiếng… Tập trung rèn
luyện cả 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết .
II. Lí do chọn đề tài:
Dạy một thời gian tôi phát hiện một số em tiếp thu quá chậm, có đọc được nhưng
không viết được, có em lại viết được mà không đọc được, thậm chí có em vừa đọc , viết
đó lại quên ngay, không nhớ được chữ nào cả. Từ đó các em chán học, đã làm ảnh hưởng
đến giờ học, lớp học, ảnh hưởng đến việc học của các em trong thời gian kế tiếp.
Để giúp các em học yếu đạt được kĩ năng cần thiết. Tôi quyết định chọn đề tài:
“Một số biện pháp phụ đạo học sinh học yếu phân môn học vần”
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Kĩ năng của học sinh yếu lớp 1/3 Trường Tiểu học Phú Túc.
IV. Mục đích nghiên cứu:
1. Nhiệm vụ: Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp giúp đỡ học sinh yếu môn
học vần.
2. Yêu cầu: nâng chất lượng đọc, viết cho học sinh yếu.
Đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc mục tiêu nội dung và phương pháp của từng
dạng bài dạy cơ bản, phải theo sát từng học sinh yếu trong quá trình dạy học.
PHẦN NỘI DUNG
I. Mục tiêu dạy học vần:
1. Kiến thức:
Không có bài học riêng, chỉ trình bày kiến thức học sinh cần làm quen và nhận


biết thông qua các bài tập thực hành. Giúp học sinh:
- Nhận biết tiếng thể hiện các âm tiết tiếng Việt, hệ thống âm và chữ thể hiện âm tiết
tiếng Việt.
- Biết ghép các âm thành vần, ghép các âm đầu với vần, thanh để tạo thành tiếng…
2. Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng sau: đọc, viết, nghe, nói.
a. Đọc:
- Thao tác đọc ( tư thế đọc, cách cầm sách ( vở) , cách đưa mắt đọc).
- Phát âm các âm, đánh vần các vần thông thường và một vài vần khó.
- Đọc trơn tiếng, từ, cụm từ, nội dung của một câu và đoạn văn.
- Tìm hiểu nghĩa của từ.
b. Viết:
- Thao tác viết ( tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở…).
- Tập viết cỡ chữ vừa, viết vần, từ ngữ.
Tuy nhiên, 2 kĩ năng học sinh bắt đầu được hình thành ở môi trường nhà trường là đọc,
viết được ưu tiên hình thành và phát triển nhiều hơn nhằm giúp học sinh cuối lớp 1 có
thể đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
cho học sinh.
II. Nội dung dạy học vần:
Gồm 103 bài, trong sách Tiếng Việt tập 1 có 83 bài và 20 bài ở sách Tiếng Việt tập 2, dạy
trong 24 tuần.
Mỗi bài có 2 tiết, 35 phút / tiết.
Dạng bài: có 3 dạng cơ bản:
*Làm quen với âm và chữ.
*Dạy học âm vần mới.
*Ôn tập âm và vần.
Từ bài 1 đến bài 27, học sinh được học toàn bộ âm và các chữ cái ghi âm của tiếng

Việt, được làm quen (một cách tự nhiên) với kiểu âm tiết mở (âm tiết kết thúc bằng
nguyên âm).
Từ bài 29 đến bài 90 , học sinh được học các vần theo trình tự vần kết thúc bằng bán
âm ( i, y, o, u ); vần kết thúc bằng phụ âm vang ( m, n, ng, nh ): vần kết thúc bằng phụ âm
không vang ( p, t, c, ch ) ; học sinh cũng đồng thời được làm quen với các kiểu âm tiết
mới là âm tiết nửa mở, nửa khép và khép.
Từ bài 90 đến bài 103, học sinh được ôn lại một lần nữa các âm và các chữ của tiếng
Việt qua học một loại vần mới - vần có âm đầu là o hoặc u.
III. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu.
- Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy.
- Được sự giúp đỡ của bạn đồng nghiệp.
- Được dự lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức.
- Đa số các em có học Mẫu giáo nên có ý thức học tập.
- Phụ huynh có quan tâm đến việc học của các em nên sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng
học tập.
- Giáo viên được cung cấp thiết bị dạy học như: Bộ đồ dùng Tiếng Việt, một số tranh
ảnh, bảng phụ, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Trực tiếp dạy lớp 1 trong nhiều năm qua.
2. Khó khăn:
- Một số phụ huynh không biết chữ nên gặp khó khăn trong việc giúp các em chuẩn bị
bài trước khi đến lớp.
-Vì kinh tế gia đình, một số ba mẹ đi làm ăn xa nên gởi các em cho ông bà trông coi
hkông có thời gian quan tâm đến việc học của các em.
-Số ít phụ huynh giao phó việc họccủa con em mình cho giáo viên.
3. Nguyên nhân dẫn đến các em học yếu:
- Do các em vừa chuyển từ hoạt động vừa học vừa chơi là chủ đạo sang hoạt động học
là chủ đạo nên còn bỡ ngỡ, không tập trung được lâu.
- Sự nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, vốn ngôn ngữ còn ít.

- Việc dạy các em học ở nhà của phụ huynh không đúng cách: đó là cách dạy các em
học vẹt.
- Là năm đầu cấp các em chưa quen cách học ở bậc tiểu học.
Từ những nguyên nhân trên dần dần đã làm cho các em có thái độ thờ ơ việc học,
ngại cố gắng, thiếu tự tin, thụ động trong học tập.
IV. Biện pháp thực hiện:
1. Vào những ngày đầu năm học, giáo viên theo dõi từng học sinh trong quá trình
học tập, phát hiện những em đọc, viết yếu. Tìm hiểu lí do việc đọc, viết yếu của học
sinh, sau đó liên hệ với gia đình của các em đề ra kế hoạch phụ đạo phù hợp.
2. Khi phát hiện được học sinh yếu tôi đề ra kế hoạch phụ đạo, từng bước giúp các
em đọc, viết được những âm, vần đã học.
3. Vì là học sinh yếu nên khả năng tiếp thu, nhớ chậm và mau quên, do vậy đối với kĩ
năng đọc đầu tiên giáo viên cho học sinh nhận diện âm vần qua phân tích vần, tiếng, từ,
rồi đọc đi đọc lại nhiều lần như đánh vần rồi từ từ nâng lên là đọc trơn. Trường hợp đọc
tiếng có chứa vần mà các em quên không thể đọc được ngay thì yêu cầu đọc nhẩm vần
rồi mới đánh vần tiếng, cuối cùng đọc trơn thành tiếng.
4. Đối với kĩ năng viết , yêu cầu các em cần quan sát kĩ khi giáo viên viết mẫu. Còn
đối với những chữ có các nét khó viết như chữ k, s, r, b, v, giáo viên tập các em viết
từng nét một ,có thể cho các em viết 2 lần trên bảng con. Cho các em nhìn bảng viết, vừa
viết vừa đánh vần nhẩm. Khi các em có tiến bộ, giáo viên đánh vần từng chữ một cho học
sinh viết. Đồng thời giáo viên còn cho các em khắc sâu kiến thức qua việc nắm vững
quy tắc chính tả.
5. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy, giáo viên khuyến khích, động viên, tuyên
dương trước lớp các em tích cực học tập tạo hứng thú cho trẻ như thế giúp các em ham
học hơn. Đồng thời gọi học sinh yếu đọc nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho các em.
Giúp các em khắc phục tính ngại khó.
6. Đối với bài mới, trước khi hướng dẫn học sinh cài, đọc, viết giáo viên gọi học sinh
yếu nhận diện âm , vần, cho các em so sánh với âm, vần đã học có liên quan.
7. Khuyến khích đúng chỗ, đúng lúc các em có tiến bộ dù đạt kết quả không đáng kể,
chỉ ở mức nhỏ. Đồng thời phê bình học sinh có thái độ thờ ơ, tránh chạm tự ái các em.

8. Ngoài ra, giáo viên còn tổ chức đôi bạn cùng tiến, bạn học khá giỏi thường xuyên
giúp đỡ bạn.
9. Mỗi tuần dạy phụ đạo một buổi chính thức theo kế hoạch. Xin ý kiến Ban giám
hiệu và phụ huynh sau mỗi buổi học kèm cho các em thêm 30 phút.
10. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh , thống nhất với phụ huynh về cách đọc,
cách viết. Động viên đôn đốc học sinh cố gắng học tập tốt.
Sau đây kế hoạch phụ đạo cho các em học sinh yếu phân môn học vần trong các tháng
như sau:
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
Tháng 9 - Ôn các dấu thanh qua phân biệt dấu sắc( /), dấu huyền( \).
- Đọc, viết các âm b, h, k, m, n, r, gh, kh, ch, gh, ph, nh, gi và
các tiếng, từ và câu ứng dụng.
- So sánh: m- n, d- đ.
Tháng 10 - Ôn bảng chữ cái.
-So sánh, đọc, viết các vần có a, i, y ở cuối. Đọc, viết các iếng
từ và câu ứng dụng chứa vần đã học.
-Đọc, viết các tiếng, từ và câu ứng dụng có chứa vần đang
học.
Tháng 11 -Phân tích vần có n, ng, nh ở cuối.
-Đọc, viết các vần, tiếng và câu, ứng dụng có chứa vần đã
học.
Tháng 12 -Phân tích vần có kết thúc là m, u, nh, ng.
- Đọc, viết các vần, tiếng, từ và câu ứng dụng có chứa vần
đã học.
Tháng 1 - Nhận diện các vần có m, t, c, ở cuối.
-Đọc, viết các vần, tiếng, từ và câu ứng dụng ở SGK.
Tháng 2 - Đọc, viết các vần, tiếng, từ có o, u ở đầu và câu ứng dụng.
- Nhận diện vần có o, c ở cuối

V. Kết quả:
Bằng những biện pháp trên đã giúp các em học ngày càng tiến bộ, chất lượng ngày
càng nâng dần như em: Nguyễn Thị Ngọc Hân, Lê Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Duy
Khang, Nguyễn Huỳnh Hoài Nam, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Thị Mỹ Tâm, Phan Trần Lý
Tưởng,…Cuối năm , các em đã đọc, viết được một bài văn ngắn hoặc một đoạn thơ. Các
em ham học hơn. Kết quả đến cuối học kì I như sau:
Môn Tiếng Việt Sĩ số Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu
Kết quả khảo sát
đầu năm
29 8 12 7 2
Kết quả cuối học kì
I
30 10 13 5 2
KẾT LUẬN:
V. Bài học kinh nghiệm rút ra trong thời gian qua:
1. Giáo viên cần kiên trì, bền bỉ trong công tác phụ đạo học sinh yếu. Theo sát từng
đối tượng học sinh trong lớp, để kịp thời phát hiện những em học chưa tốt, đề ra kế hoạch
phụ đạo phù hợp.
2. Nội dung các kĩ năng cơ bản: nghe,đọc, nói, viết là một yêu cầu cuối năm mỗi em
học sinh lớp 1 đều phải đạt được. Đó là tiền đề giúp các em học tiếp trong những năm sau
này, cũng như áp dụng vào thực tế cuộc sống là điều cần thiết và không thể thiếu.
3. Luôn khen thưởng, động viên các em kịp thời, đúng lúc và đúng chỗ.
4. Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc dạy cho các em, hằng tháng báo
kểt quả học tập cho phụ huynh biết để hỗ trợ giáo viên trong việc dạy các em học ngày
một tốt hơn.
5. Cùng lứa tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự phát triển trí tuệ của mỗi học sinh
khác nhau, thái độ hứng thú, động cơ học tập cũng khác nhau. Vì thế sự quan tâm theo

dõi sát từng em học sinh để giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu là điều cần thiết và không thể
thiếu trong quá trình dạy học.

×