Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đế thi TN THPT môn văn -4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.81 KB, 4 trang )

THPTBC Nguyễn Trãi Hội An
Tổ Ngữ Văn
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN MÔN VĂN KỲ THI TNPTTH 2008-2009
( dùng cho chương trình chuẩn)
A. ĐỀ BÀI:
Câu I. (2,0 điểm) : Tóm tắt và nêu ý nghĩa về nội dung truyện ngắn
Thuốc của Lỗ Tấn.
Câu II. (3,0 điểm): Tục ngữ Việt Nam có câu:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”.
Anh(chị) hãy viết một đoạn văn ( không quá 400 từ) cho biết ý kiến về
quan niệm trên.
Câu III.(5,0) điểm:
Đề : Anh ( chị) hãy phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ
chồng A Phủ” của Tô Hoài, từ đó nêu lên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác
phẩm.
B. ĐÁP ÁN:
I. Câu 1 :
1. Tóm tắt nội dung tác phẩm : Truyện gồm có 4 cảnh :
-Cảnh 1: Vợ chồng lão Hoa Thuyên là chủ quán trà, có đứa con
trai bị ho lao. Một buổi sáng sớm lão đến pháp trường xử án chém mua một
chiếc bánh bao tẩm máu người về làm thuốc cho con vì nghĩ rằng như thế
con sẽ lành bệnh.
-Cảnh 2: Vợ chồng lão cho con uống vị thuốc đặc biệt ấy.Thằng
bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng
vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
-Cảnh 3: Khách đến uống trà rất đông. Câu chuyện bàn tán xoay
quanh người vừa bị chém sáng nay: Đó là một thanh niên tên Hạ Du bị bắt,
bị xử chém vì tội làm cách mạng. . Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà
Mãn Thanh , giành độc lập , chủ quyền cho người Trung Quốc ( Thiên hạ
nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị


bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng Đa số người trong
quán trà đều không hiểu và lên án Hạ Du. Có kẻ còn cho rằng Hạ Du bị điên.
-Cảnh 4: Năm sau vào tiết thanh minh, mẹ của Hạ Du và bà Hoa
Thuyên ra nghĩa địa viếng mộ con.Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự
đồng cảm . Hai bà gặp nhau và cùng rất ngạc nhiên lẫn sợ hãi vì thấy trên
mộ Hạ Du có một vòng hoa. Khi về bà mẹ Hạ Du còn lẩm bẩm: “ Thế này là
thế nào nhỉ?”
2. Nếu ý nghĩa nôi dung :
a. Phản ánhsự mê muội, sự lạc hậu về chính trị của nhân dân TQ trước
cách mạng Tân Hợi.
b.Ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ đồng thời nêu lên cái bi kịch của
những con người đi tiên phong trong đấu tranh cách mạng.
c.Từ đó, đặt vấn đề cần có một phương thuốc hữu hiểu để chữa trị căn
bệnh về tinh thần của nhân dân Trung Quốc, giác ngộ họ về tư tưởng cách
mạng.
II. Câu 2 :
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ :
-Giải nghĩa các từ : Một cây, ba cây, non, núi.
-Giải nghĩa câu : Chỉ có đoàn kết mới tạo thành sức mạnh.
2. Bình luận quan niệm nêu ra qua câu tục ngữ :
a. Phần bình :
+Khẳng định giá trị của quan niệm trên : Vừa là một chân lý,
vừa là một bài học lớn.
+Nêu lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh :
-Đoàn kết tạo thành sức mạnh bởi vì đoàn kết là sự tổng
hợp của các lực lượng vật chất : (Tiền bạc, của cải, các phương tiện…)
-Đoàn kết tạo thành sức mạnh bởi vì đoàn kết là sự tổng
hợp của các lực lượng tinh thần : ( kinh nghiệm, sáng kiến, trí tuệ…)
b. Phần luận : Bàn bạc thêm để mở rộng nâng cao vấn đề. Có thể
nêu một số ý như sau :

-Đoàn kết là tư tưởng lớn của cha ông ta từ nghìn xưa, tạo nên
một truyền thống của dân tộc.
- Đoàn kết đã giúp dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng giặc
ngoại xâm.
-Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày hôm nay, cũng rất
cần sự đoàn kết…
III. Câu 3 :
1. Phân tích nhân vật Mỵ:
a. Mỵ trước khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra:
+ Có tài thổi sáo, thổi lá: “ Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi… Mỵ
uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo…Có biết bao nhiêu
người mê, ngày đêm đi theo Mỵ”
+Đẹp người: “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mỵ”
+Đẹp nết :- Là người con có hiếu( sẵn sàng cuốc nương làm
ngô để trả nợ cho bố mẹ, khi bị Pá Tra bắt về làm dâu thời gian đầu bỏ ý
định tự tử cũng vì thương bố.)
-Yêu lao động , yêu tự do và có khát vọng sống
mãnh liệt: (Pá Tra ngỏ ý hỏi cưới Mỵ cho con trai là A Sử, Mỵ trả lời bố: “
Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay
bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.”
b. Mỵ sau khi về làm dâu Pá Tra:
+Bị Pá Tra bắt về làm dâu theo tục cướp vợ trình ma của
người Mèo: Lúc bấy giờ Mỵ đã có người yêu. Mỵ hết sức đau khổ: “ Có đến
hàng mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc…” .Mỵ hái nắm lá ngón về lạy bố
để tự tử.
+Bị đối xử rất tàn nhẫn:
-như những người phụ nữ khác trong nhà Mỵ bị xem như một công
cụ lao động: phải làm lụng suốt ngày, suốt tháng, suốt năm( lên núi hái thuốc
phiện, giặt đay, xe đay, đi nương bẻ bắp, hái củi, bung ngô…) “ Con ngựa
con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân đứng nhai cỏ, đàn

bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả ngày cả đêm”
-bị A Sử đánh đập hành hạ: “ Thường đến khi gà gáy sáng Mỵ ngồi
dậy ra bếp sưởi một lúc…A Sử chợt về, thấy Mỵ ngồi đấy, A Sử đánh Mỵ
ngã ngay xuống cửa bếp” Vào dịp Tết Mỵ muốn đi chơi, A Sử trói Mỵ vào
cột nhà. Lúc A Sử bị A Phủ đánh, Mỵ phải thoa thuốc dấu suốt đêm, lúc mệt
thiếp đi, bị A Sử đạp chân vào mặt.
c. Sức sống mãnh liệt của Mị:
+ Lần 1: Mới bị bắt về làm dâu=> định tìm đến cái chết vì
không chấp nhận sống nô lệ
+ Lần 2: Trong đêm tình mùa xuân=> Mị muốn đi chơi
- Đầu tiên, Mỵ uống rượu: “Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ừng ực từng bát”
- Cơn say đưa Mỵ trở về quá khứ:” Lòng Mỵ sống về ngày trước. Tai
Mỵ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”
-Mỵ quên tất cả hiện tại: “ Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã
vãn cả. Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.”
- Sự thức tỉnh dần dần đến chỗ rất sâu: Con người ngày xưa sống dậy:” Mỵ
thấy phơi phới trở lại, lòng đốt nhiên vui sướng như những đêm tết ngày
trước. Mỵ trẻ lắm. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi”.” Nếu có nắm lá ngón
trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay” Mỵ nghe” tiếng sáo gọi bạn yêu
vẫn lửng lơ bay ngoài đường”
-Không chỉ dừng lại ở suy nghĩ, cảm xúc mà tác động đến hành động: “
Trong đầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi…Mỵ quấn lại tóc,
Mỵ với tay lấy cái áo hoa vắt ở trong vách.”(Đến đây sự thức tỉnh gần như
trọn vẹn , Mỵ sống với niềm hưng phấn mãnh liệt của con người ngày xưa)
+ Lần 3: Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị đã cắt dây cởi trói
và chạy theo A Phủ=> hành động bất ngờ, bột phát thể hiện tinh thần phản
kháng và khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng.
*Hành động 1: Cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động mang tính
chất đột biến được chuẩn bị tâm lý rất chu đáo.
-Tác động đầu tiên: dòng nước mắt của A Phủ: “Lúc ấy đã

khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng
lên. Mỵ lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước
mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xạm lại.”
-Diễn biến tâm trạng: Mỵ nhớ lại quá khứ (đêm năm trước Mỵ
cũng bị A Sử trói đứng như thế. Mỵ nhớ lại cảm giác khó chịu khi nước mắt
chảy xuống miệng xuống cổ mà không lau đi được.) Sự căm thù phẫn nộ
bùng lên (Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết…Chúng nó thật độc
ác…) Nhớ lại đời mình, không thấy sợ:( Đám than đã vạc hẳn lửa, Mỵ
không thổi cũng không đứng lên.Mỵ.. nhớ lại đời mình…Mỵ phải chết trên
cái cọc ấy. Nghĩ thế trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ.)
* Hành động 2: Chạy theo A Phủ. Thêm một hành động đột biến,
nhưng cách xử lý khác hẳn: không có sự chuẩn bị tâm lý .(Mỵ đứng lặng
trong bóng tối. Rồi Mỵ cũng vụt chạy ra.) Lý do:
-Người đọc có thể tự cảm nhận những điều diễn ra ở Mỵ trong
cái khoảnh khắc “ đứng lặng trong bóng tối” ấy.
-Không có thời gian: A Phủ đang chạy.
 Mị đến với cách mạng như là một tất yếu của quy luật có áp bức có
đấu tranh, từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác
2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật Mị:
a. Qua nhân vật Mỵ, VCAP nói lên tình thương đối với con người
vì con người mà lên tiếng.
b. Qua nhân vật Mỵ, VCAP tố cáo bản chất xấu xa, man rợ của
bọn quan lại địa chủ cường hào trong xã hội thực dân phong kiến ở miền
núi.
c. Qua nhân vật Mỵ, VCAP thể hiện nét đẹp, khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc của người dân miền núi và hành trình tất yếu đến với cách
mạng của họ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×