Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.98 KB, 163 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG CÔNG HIẾN

PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG CÔNG HIẾN

PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riên tôi. Các số liệu,

kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết
quả của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
NGHIÊN CỨU SINH

Đặng Công Hiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại ............................................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại ............................................................................................. 14
1.1.3. Các kiến nghị và giải pháp .................................................................... 23
1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu .............................................................. 29
1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ................. 32
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 33
1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu....................................................................... 33
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 35
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 35
1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu ................................................................... 36
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG

HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI .................................................................... 38
2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ................. 38
2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm .......................................................... 38
2.1.2. An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại .................................. 41
2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ...................... 45
2.2.1. Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.......... 45

2.2.2. Nội dung pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ...................................................................................................... 46


2.2.3. Vai trò pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ........ 55
Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG
HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN .................................................................................................. 62
3.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam ............................................................................................... 62
3.1.1. Về điều kiện kinh doanh thực phẩm ..................................................... 62
3.1.2. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm ............................................. 64
3.1.3. Về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm ....................................... 75
3.1.4. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ...................... 78

3.1.5. Về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật về an toàn thực phẩm ............................................................................... 79

3.1.6. Đánh giá thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam ................................................................................... 83

3.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam ............................................................................................... 93

3.2.1. Tình hình an toàn thực phẩm ở Việt Nam ............................................ 93
3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại ở Việt Nam.......................................................................... 97
3.2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam ................................................................ 109
Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........................ 122
4.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam......... 122
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại ở Việt Nam ................................................................ 127


4.2.1. Rà soát pháp luật hiện hành có liên quan đến an toàn thực phẩm
trong hoạt động thương mại .......................................................................... 127
4.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm ......... 129
4.2.3. Hoàn thiện các quy định về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực
phẩm .............................................................................................................. 132
4.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ................................................ 133
4.2.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ quốc gia về an toàn
thực phẩm đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của quốc tế ....................................... 134
4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam .................................... 136
4.3.1. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý an toàn thực phẩm ....... 136
4.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn
thực phẩm ...................................................................................................... 137
4.3.3. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm ....... 139
4.3.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức, pháp

luật về an toàn thực phẩm trong xã hội ......................................................... 140
4.3.5. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại ................................................................ 142
KẾT LUẬN .................................................................................................. 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BCT

Bộ Công Thương

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BYT

Bộ Y tế

CP

Chính phủ


KH&CN

Khoa học và Công nghệ



Nghị định

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

NQ

Nghị quyết

QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QH


Quốc hội

QLNN

Quản lý nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

2. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Anh
Viết tắt

ASEAN

EFSA

III.

Tiếng Anh


Tiếng Việt

Association of South East

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

IV.

Cơ quan an toàn thực phẩm

European Food Safety

Authority

Châu Âu


EU

European Union

Liên minh châu Âu

FAO

Tổ chức lương thực và nông


GMP

V.
Food and Agriculture
Organization of the United
Nations
Good Manufacturing Pratice

HACCP

Hazard Analysis and Critical

Hệ thống phân tích mối nguy và

Control Point

điểm kiểm soát tới hạn

International Plant Protection

Công ước bảo vệ thực vật quốc

Convention

tế

International Standard

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế


IPPC

ISO

nghiệp của Liên hợp quốc
Quy phạm sản xuất tốt

Organization
ISPM

OIE

SPS

TBT

International Standard for

Tiêu chuẩn quốc tế về biện

Phytosanitary Measures

pháp kiểm dịch thực vật

World Organisation for

Tổ chức sức khoẻ động vật thế

Animal Health


giới

Sanitary and Phytosanitary

Biện pháp kiểm dịch động thực

Measures

vật

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại

WHO
WTO

VI. World Health
Organization
World Trade Organization

Tổ chức y tế thế giới
Tổ chức thương mại thế giới


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề liên quan trực tiếp đến
sức khoẻ và tính mạng con người, duy trì và phát triển nòi giống cũng như
quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề an toàn
thực phẩm đang được quan tâm cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Trên phạm vi toàn cầu, vấn đề an toàn thực phẩm được cộng đồng thế
giới quan tâm và kiểm soát. Nhiều Hiệp định, Công ước quốc tế quy định về
việc bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã được
ký kết như: Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC) , Hiệp định về áp dụng
các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) ,… và hàng loạt các quy định,
tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm được
ban hành như: các tiêu chuẩn về dinh dưỡng CODEX, hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP, các chương trình vệ sinh tiên quyết

PRP,... Các tổ chức quốc tế giám sát vấn đề an toàn thực phẩm được thành lập
như: Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX, …
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập
vào nền kinh tế thế giới. Quá trình này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội phức tạp cần được xử lý, trong đó an toàn thực phẩm là một trong
những vấn đề hết sức cấp bách, được toàn xã hội rất quan tâm. Hàng loạt các
yêu cầu đang được đặt ra và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn
trương nhằm kiểm soát và bảo đảm an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Việc
kiểm soát nhập khẩu thực phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh và an toàn,
các chất phụ gia thực phẩm độc hại, các loại hoá chất bảo vệ thực vật, các
giống cây trồng vật nuôi, di nhập các loài sinh vật lạ, nhập khẩu các sản phẩm
biến đổi gen… đang là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý lưu thông thực phẩm, các cơ sở giết mổ, hệ

1


thống kinh doanh dịch vụ ăn uống, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, phòng

chống và triệt tiêu dịch bệnh… đang gặp nhiều khó khăn. Những bất cập
trong quản lý an toàn thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến các vụ ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh từ thực phẩm. Chất lượng
thực phẩm không bảo đảm các yêu cầu về an toàn còn làm giảm khả năng
thâm nhập thị trường và cạnh tranh hàng thực phẩm của nước ta trên thị
trường thế giới.
An toàn thực phẩm không chỉ có tầm quan trọng đối với sức khỏe con
người, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ hạn chế được tình trạng ngộ
độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, bảo đảm tính mạng và sức khoẻ
con người, duy trì và phát triển nòi giống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
tăng sức cạnh tranh cho hàng thực phẩm của Việt Nam và ngăn chặn thực
phẩm độc hại có thể tràn vào nước ta. Tuân thủ các điều kiện an toàn thực
phẩm cũng giúp Việt Nam thực hiện tốt những cam kết quốc tế về thương mại
để nhanh chóng hội nhập với thế giới.
Thực tiễn cho thấy, vai trò của các quy định pháp luật về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại là hết sức quan trọng bởi thương mại là
hoạt động trung gian với chức năng đưa hàng thực phẩm đến với người tiêu
dùng. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, cần có những phân tích, đánh giá lại các
quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại để thấy được những ưu điểm, hạn chế cũng như đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong
hoạt động thương mại thời gian qua diễn ra khá phức tạp, năng lực xử lý vi

2



phạm của các cơ quan chức năng còn hạn chế do nhiều lý do khác nhau. Vì
vậy, hơn lúc nào hết cần có những đánh giá khách quan và sâu sắc về tình
hình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại
hiện nay, qua đó chỉ ra nguyên nhân củ a những tồn tại và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
trong hoạt động thương mại ở nước ta.
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” là hết sức cần thiết.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vấn đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về an
toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác
định như sau:

- Nghiên cứu hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại;

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại ở Việt Nam;

- Xây dựng những yêu cầu đặt ra và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động

thương mại ở Việt Nam.

3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:

- Các quan điểm, lý luận khoa học về pháp luật nói chung và pháp luật
về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại nói riêng;

- Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại của Việt Nam;

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.

- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn
2011-2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương
pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của

luận án. Đây là phương pháp khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ
luận án để đánh giá khách quan sự hoàn thiện của pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp so
sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê được luận án sử dụng nghiên cứu làm

rõ nội dung đề tài luận án...Để hoàn thành mục đích nghiên cứu , luận án có sự

4


kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án; trong đó, phương
pháp phân tích và tổng hợp, là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất
trong luận án. Cụ thể:
Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,
tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu Chương 1 để nghiên cứu tổng quan
các công trình nghiên cứu về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại, xác định những kết quả đã nghiên cứu liên quan được luận án kế
thừa, xác định những vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên
cứu trước đó còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu bổ sung, phát triển.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học
so sánh, đối chiếu được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu một số vấn
đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh… được sử dụng trong Chương 3 để làm rõ thực trạng
pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại ở Việt Nam.
Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp

được sử dụng trong Chương 4 khi trình bày các yêu cầu đặt ra và đề xuất giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn
thực phẩm ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây được coi là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại. Nôi dung của luận án là những đánh giá, phân tích và đề xuất có
tính thực tiễn và ứng dụng nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương
mại. Một số đóng góp về mặt khoa học của luận án là:

5


Một là, giải quyết thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp
luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại bằng việc phân tích
một cách có hệ thống các khái niệm: “an toàn thực phẩm”; “hoạt động thương
mại”; “an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại”; “pháp luật về an toàn
thực phẩm trong hoạt động thương mại” ,... Bên cạnh đó, luận án còn phân

tích và làm rõ vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động
thương mại đối với đời sống xã hội, phân tích, chỉ rõ nội dung cơ bản của
pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.

Hai là, trên cơ sở phân tích thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về
an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam, luận án đã rút ra
những ưu điểm, hạn chế, thành công và bất cập của pháp luật cũng như thực
trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở
Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra được nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó.


Ba là, luận giải và đề xuất cụ thể các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu
cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Luận án đưa
ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp
luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Những
giải pháp này được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học được luận
giải một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn của pháp luật về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận quan
trọng có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực
phẩm trong hoạt động thương mại, vấn đề cần có sự nghiên cứu một cách toàn
diện và hệ thống.

6


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full













×