Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THỰC TRẠNG VẬN HÀNH LUẬT THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.27 KB, 13 trang )

THỰC TRẠNG VẬN HÀNH LUẬT THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ
GTGT TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.
Luật thuế GTGT tuy đã triển khai nhiều năm nhưng vẫn còn những vấn đề
tồn tại gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và Nhà nước.Về phía doanh nghiệp,
những vấn đề đó là những điểm chưa hợp lý trong công tác hạch toán kế toán,
những quy định chưa tạo ra sự công bằng thực sự cho các doanh nghiệp. Về phía
Nhà nước, đó là hiện tượng ”lách luật” của các doanh nghiệp để gian lận thuế, trốn
thuế tạo ra sự thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Do đó, cần đi sâu tìm hiểu những
vấn đề này cả từ phía các doanh nghiệp và phía Nhà nước.
1. Những tồn tại trong công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp
thương mại hiện nay.
Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp có hoạt động chính là mua
hàng vào, bán hàng ra, tiến hành hoạt động kinh doanh trên cả thị trường trong và
ngoài nước để tìm kiếm lợi nhuận. Với quy mô kinh doanh rộng như vậy nên trong
thực tế hoạt động đã nảy sinh rất nhiều vấn đề cần được xem xét.
1.11. Về chế độ chứng từ hoá đơn
Sau khi Luật thuế GTGT ra đời nhiều hoá đơn đặc thù nhằm thể hiện rõ nội
dung hoat động kinh tế giữa các bên tham gia. Tuy nhiên, số lượng hoá đơn nhiều
nhưng chưa thật đủ, cụ thể là những trường hợp sau:
_ Khi doanh nghiệp bán hàng thì sẽ có hoá đơn bán hàng, hoá
đơn GTGT phản ánh hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Nhưng vì lý do nào
đó, khách hàng trả lại hàng đã mua cho doanh nghiệp. Hàng hoá trả lại có thể là
một phần hay toàn bộ hàng hóa đã mua. Nhưng cho dù giá trị trao đổi của hoạt
động này nhỏ hay lớn, thì hoạt động này cũng có nội dung rõ ràng, thể hiện tư cách
pháp của các pháp nhân độc lập. Như vậy, việc không có một hoá đơn đặc thù để
phản ánh hoạt động này là không hợp lý. Ngoài ra, những hoạt động như chiết
khấu thanh toán, giảm giá tuy có xảy ra sau giao dịch mua bán nhưng cũng có tính
chất như trên, do vậy cũng cần có hoá đơn đặc thù để phản ánh.
_ Doanh nghiệp thương mại với hoạt động bán hàng là chủ yếu
nên doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng hình thức chiết khâú thương mại để
thu hút khách hàng. Chiết khấu thương mại phản ánh sự ưu đãi cho khách hàng khi


mua hàng hoá của doanh nghiệp và được tách ra khỏi tổng số tiền thanh toán phải
trả. Tuy nhiên, trên hoá đơn bán hàng hay hoá đơn GTGT hiện nay chỉ ghi tổng giá
thanh toán mà không ghi rõ phần chiết khấu thương mại người mua được hưởng.
Như vậy, việc ghi thiếu đã không phản ánh được hết nội dung nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
_ Một hoạt động khác của doanh nghiệp thương mại là hoạt
động nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu. Theo quy định của Bộ Tài Chính và Tổng cục
thuế, các đơn vị nhận ngoài việc lập hoá đơn GTGT thu phí uỷ thác còn phải lập
hoá đơn GTGT khi giao hàng cho cơ sở uỷ thác ( đối với trường hợp nhận uỷ thác
nhập khẩu ). Như vậy, hoạt động này phải sử dụng hai hoá đơn khác nhau, sẽ gây
khó khăn cho việc kiểm tra sai phạm của các cơ quan chức năng.
1.12. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán thuế GTGT
_ Tài khoản 133 ’’Thuế GTGT được khấu trừ’’, có tên gọi còn chưa phù hợp
với nội dung. Tài khoản 133 phản ánh toàn bộ số thuế GTGT đầu vào, gồm cả thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Thuế
GTGT đầu vào sau khi loại trừ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ( phân bổ
cuối kỳ ) mới còn lại là thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Do vậy, nếu lấy tên tài
khoản là ” Thuế GTGT đầu vào ” thì sẽ bao quát hơn.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2 :
1331’’ Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ ’’
1332 ’’ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ ’’
Theo em, việc chi tiết này là không cần thiết. Dù đầu tư hay mua hàng hóa,
dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán chỉ cần quan tâm đến phần
thuế GTGT được khấu trừ và phần thuế GTGT không được khấu trừ ( phân bổ vào
chi phí cuối kỳ ). Như vậy, nên tách tài khoản 133 theo hướng theo dõi thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ chờ phân bổ
để tiện cho việc theo dõi và phân bổ.
_ Tài khoản 3331 chi tiết thành:
33311 ’’ Thuế GTGT đầu ra ’’
33312 ’’ Thuế GTGT hàng nhập khẩu ’’

Theo em, kế toán chủ yếu chỉ cần theo dõi thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT
của hàng nhập khẩu cũng chỉ là một khoản thuế GTGT phải nộp. Do đó, nên đổi
tên tài khoản 33312 thành ’’ Thuế GTGT phải nộp ’’ để theo dõi toàn bộ số thuế
phải nộp.
_ Phương pháp tính thuế hiện nay gồm 2 phương pháp: phương pháp khấu
trừ và phương pháp trực tiếp. Và dù doanh nghiệp tiến hành tính thuế theo phương
pháp nào thì tổng số thuế phải nộp cũng không đổi và đều bằng nhau. Tuy nhiên,
theo quy định tính thuế hiện nay thì doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực
tiếp sẽ phải nộp nhiều thuế hơn so với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp
khấu trừ.
Xét một ví dụ như sau:
Doanh nghiệp A mua hàng vào với giá mua không thuế là 20 tr, thuế suất
thuế GTGT đầu vào là 10% ; bán hàng ra với giá bán chưa thuế là 40, thuế suất
thúê GTGT là10%. Gỉa sử, toàn bộ thuế GTGT đầu vào đều được khấu trừ, toàn bộ
thuế GTGT đầu ra là thuế phải nộp.
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 20*10% = 2 tr
Thuế GTGT đầu ra = 40*10% = 4 tr
Thuế GTGT phải nộp = 4 - 2 = 2 tr
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
GTGT = 44 – 22 = 22 tr
Thuế GTGT phải nộp = 22*10% = 2,2 tr
Như vậy, doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ phải nộp
thuế nhiều hơn doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nguyên nhân là
do công thức:
GTGT = Doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra – Gía vốn của hàng hoá,
dịch vụ mua vào
= (Gía bán không thuế + Thuế GTGT đầu ra) – (Gía mua không thuế
+ Thuế GTGT đầu vào)
= (Gía bán không thuế – Gía mua không thuế) + (Thuế GTGT đầu ra

– Thuế GTGT đầu vào)
Thuế GTGT chỉ tính trên GTGT của hàng hóa. Theo công thức trên, thuế
GTGT đã tính thêm trên phần GTGT của thuế, như vậy là có hiện tượng tính trùng
thuế, thuế đánh trên GTGT của thuế. Do đó, theo em, công thức xác định GTGT
trong phương pháp trực tiếp là không hợp lý.
_ Về vấn đề xác định tỷ lệ phân bổ thuế đầu vào, Luật thuế GTGT quy định
trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh cả hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và
hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT, nhưng không hạch toán riêng được thuế
GTGT được khấu trừ thì cuối kỳ sẽ phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số
của hàng hoá dịch vụ bán ra. Theo em, nếu dùng tỷ lên này để phân bổ là không
hợp lý. Bởi vì, lượng hàng hoá, dịch vụ mỗi loại bán ra trong kỳ là khác nhau, làm
cho tỷ lệ này thay đổi. Và thậm chí, do ảnh hưởng của tỷ lệ này làm thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ dao động nhiều, có thể được khấu trừ nhiều, khấu trừ ít, có
thể không được khấu trừ hoặc được khấu trừ tất cả. Do đó, cần xác định một tỷ lệ
hợp lý để không làm lượng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bị biến động quá
lớn.
_ Một vấn đề cũng khá quan trọng đó là hiện tượng doanh nghiệp bị Nhà
nước ’’chiếm dụng vốn’’. Khi mua hàng hoá, doanh nghiệp doanh nghiệp đã phải
nộp trước thuế thông qua tiền thuế ẩn trong giá mua thanh toán cho người bán.
Doanh nghiệp mua hàng hóa về, nhưng chưa tiêu thụ được ngay mà còn nhập kho.
Như vậy, nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, khi áp dụng Luật
thuế GTGT phải vay thêm để nộp cho phần thuế đầu vào, gánh nặng thiếu vốn đã
nặng nay lại càng nặng hơn. Trường hợp các doanh nghiệp bán hàng đại lý khi
chuyển hàng cho đại lý phải nộp ngay thuế GTGT, trong khi đó chỉ khi nào đại lý
bán được hàng thì mới thu được thuế GTGT từ người mua. Trường hợp nhập khẩu
hàng cũng tương tự. Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có số
vốn không lớn, lại phải vay ngân hàng, mà phải nộp thuế GTGT 10% khi hàng
nhập khẩu, để rồi vừa không có vốn kinh doanh lại vừa phải trả lãi suất ngân hàng
thì thật bất hợp lý. Để rồi, những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc không thể cạnh

tranh nổi với những doanh nghiệp trốn thuế khi bán hàng không cấp hoá đơn để
giảm giá bán.
2. Những khó khăn trong công tác quản lý của Nhà nước khi thực hiện
Luật thuế GTGT.
Những vấn đề nêu trên đã cho thấy những khó khăn mà doanh nghiệp
còn đang phải đối mặt khi thực hiện Luật thuế GTGT. Nhưng không phải doanh
nghiệp là những người bị thiệt còn Nhà nước thì được lợi. Thực tế, Nhà nước lại
đối tượng chịu thiệt lớn nhất từ những kẽ hở trong luật thuế.
Kẽ hở trong luật thuế là những vấn đề chưa được quy định trong luật hoặc
những quy định trong luật nhưng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, hay, các
quy định riêng cho các trường hợp đặc biệt nhưng không được cụ thể, rõ ràng. Do
đó, khi một doanh nghiệp đã có ý đồ vi phạm, doanh nghiệp đó sẽ tìm hiểu những
thiếu sót trong luật, để ” lách luật ” nhằm thực hiện mục đích thu lợi cho mình.
Một hiện tượng còn đơn giản là việc các doanh nghiệp chậm nộp thuế. Bởi vì sao?
Một đồng ngày hôm nay sẽ có giá trị hơn một đồng trong tương lai, vì đồng tiền có
khả năng tự sinh lời. Do đó,các đối tượng nộp thuế cố gắng đi chiếm dụng vốn của
khách hàng, của các đối tượng khác và của cả ngân sách nhà nước qua việc chậm
nộp thuế. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc chậm nộp thuế và gian lận, trốn thuế chỉ
rất mong manh, khi doanh nghiệp có đủ khả năng để hợp lý hoá số liệu, chiếm
dụng số thuế phải nộp. Chậm nộp thuế thì Nhà nước còn có thể thu hồi được,
nhưng nếu doanh nghiệp trốn thuế thì Nhà nước sẽ bị thiệt hại rất nhiều. Và sẽ còn
nguy hiểm hơn khi Nhà nước không những không thu được thuế mà còn bị rút tiền
từ việc khai khống thuế GTGT được khấu trừ của các doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Công an 61 tỉnh và thành phố, tính đến hết tháng 8/2002
cả nước đã phát hiện 147 vụ vi phạm thuế GTGT với tổng số tiền bị chiếm đoạt
khoảng 480 tỷ đồng. Hiện cơ quan chức năng đã khởi tố 46 vụ, xử lý hành chính
25 vụ và đang điều tra 76 vụ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số vụ vi phạm bị phát hiện,
trên thực tế chắc chắn sẽ có nhiều tội phạm về thuế "lọt lưới". Nhưng dầu sao vài
con số trên cũng cho thấy tính chất nguy hiểm, hậu quả nặng nề từ những vi phạm
về thuế GTGT gây ra cho ngân sách và sự phát triển của kinh tế Nhà nước. Vấn đề

này không chỉ làm vẩn đục nền kinh tế mà còn làm thiệt hại không nhỏ đến lợi ích
quốc gia.
Những gian lận này đều có thủ đoạn giống nhau, chỉ khác nhau ở mức độ
tinh vi khi thực hiện, cụ thể như sau:
_ Trước hết, đó là những thủ đoạn gian lận cơ bản như:
+ Mua từ chợ đen hoá đơn GTGT giả mẫu của Bộ Tài Chính phát hành
hoặc hoá đơn thật để ghi chép nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hoặc đòi được
hoàn thuế.
+ Ghi chép không trung thực giữa các liên trong cùng một số hóa đơn (liên
giao cho khách hàng thì ghi đúng thực tế mua bán, còn liên lưu để tính thuế thì ghi
rất thấp về doanh số và mức thuế đầu ra).
+ Áp dụng sai thuế suất với hàng hóa, dịch vụ; ’’nhầm” hàng hóa không
chịu thuế với hàng có chịu thuế, nhất là khi vận dụng thuế suất 0%...

×