Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel II (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.74 KB, 200 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG QUANG TUYẾN

KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THEO HIỆP ƯỚC BASEL II

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG QUANG TUYẾN

KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THEO HIỆP ƯỚC BASEL II
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Tô Kim Ngọc
2. TS. Tô Thị Ánh Dương

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Đặng Quang Tuyến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu về kiếm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng
thương mại ..............................................................................................................10
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu..........................................................................18
1.3. Những vấn đề đặt ra được tiếp tục nghiên cứu .................................................19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO THEO BASEL II
CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI ........................................................................................................................ 22
2.1. Ngân hàng thương mại và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại ..22
2.2. Kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Trung ương đối với ngân hàng thương mại

theo Basel II ............................................................................................................29
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng
Trung ương đối với ngân hàng thương mại .............................................................52
2.4. Kinh nghiệm KSRR theo Basel II tại một số quốc gia trên thế giới và bài học
cho Việt Nam ..........................................................................................................56
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO THEO BASEL II CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI...................................................................................................... 76
3.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 ... 76
3.2. Thực trạng rủi ro và kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại..................................................79
3.3. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro theo
Basel II của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với hệ thống ngân hàng thương mại
giai đoạn 2010 - 2017..............................................................................................94
3.4. Phân tích mô phỏng kết quả Stress Test và một số hàm ý chính sách cho Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đối với kiểm soát rủi ro các ngân hàng thương mại .....111


CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG KIỂM SOÁT RỦI RO
THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................... 127
4.1. Lộ trình áp dụng kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II ...................................................................127
4.2. Giải pháp áp dụng và hoàn thiện KSRR theo Basel II của Ngân hàng Nhà nước
đối với hệ thống NHTM Việt Nam........................................................................131
4.3. Kiến nghị áp dụng kiểm soát rủi ro theo Basel II của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam đối với hệ thống NHTM ...............................................................................150
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt

AEC

Cộng đồng Asean

BCBS

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi

CAR

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cần thiết trên tài sản (Capital Assets Ratio)

CBRC

Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc

CIRC


Ủy ban quản lý bảo hiểm Trung Quốc

CQGS

Cơ quan giám sát

CQTTGSNH

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

CSRC

Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc

DPRR

Dự phòng rủi ro

DPRRTD

Dự phòng rủi ro tín dụng

DPRRTD

Dự phòng rủi ro tín dụng

EAD

Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (Exposure at Defaut)


HĐQT

Hội đồng quản trị

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IRB

Phương pháp xếp hạng nội bộ

IT

Công nghệ thông tin

KSNB

Kiểm soát nội bộ

KSRR

Kiểm soát rủi ro

LGD

Tổn thất tại thời điểm vỡ nợ (Loss at Given Defaut)

NH


Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTƯ/NHTW

Ngân hàng trung ương

PD

Xác suất vỡ nợ (Probability of Defaut)

QLRRLS

Quản lý rủi ro lãi suất

QTRR

Quản trị rủi ro

ROA

Khả năng sinh lời


RRHĐ

Rủi ro hoạt động

RRTD

Rủi ro tín dụng


RRTN

Rủi ro tác nghiệp

RRTT

Rủi ro thị trường

RWA

Tài sản có rủi ro

ST

Strest Test (Mô hình kiểm tra khả năng chịu đựng tổn thất của
NHTM)

TCTD

Tổ chức tín dụng


TPP

Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TTTD

Thị trường tín dụng

VaR

Giá trị có thể tổn thất

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

XHTD

Xếp hạng tín dụng

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lịch sử phát triển của Basel ....................................................................36
Bảng 2.2. Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động ....................43
Bảng 2.3. Quy trình ST đối với từng loại rủi ro.......................................................48
Bảng 2.4. Thách thức ngân hàng Trung Quốc đối mặt khi thực hiện Basel II .........64
Bảng 3.1. Quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam 2010 - 2017 .............................76
Bảng 3.2. Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam, 2010-2017 ...............77
Bảng 3.3. Hệ số CAR của hệ thống NHTM Việt Nam, 2010 - 2017 .......................78
Bảng 3.4. Danh sách các NHTM sử dụng trong mô hình Stress Test ....................112
Bảng 3.5. Giả định trong cú sốc 1 .........................................................................113
Bảng 3.6. Kết quả sau cú sốc 1..............................................................................114
Bảng 3.7. Giả định trong cú sốc 2 .........................................................................114
Bảng 3.8 Kết quả sau cú sốc 2...............................................................................115
Bảng 3.9. Giả định trong cú sốc 3 .........................................................................116
Bảng 3.10. Kết quả sau cú sốc 3............................................................................116
Bảng 3.11. Giả định trong cú sốc 4 .......................................................................117
Bảng 3.12. Kết quả sau cú sốc 4............................................................................118
Bảng 3.13. Giả định trong cú sốc 5 .......................................................................118
Bảng 3.14. Kết quả sau cú sốc 5............................................................................119
Bảng 3.15. Giả định trong cú sốc 6 .......................................................................119
Bảng 3.16. Kết quả sau cú sốc 6............................................................................120
Bảng 3.17. Giả định trong cú sốc tỷ giá ................................................................121
Bảng 3.18. Kết quả sau cú sốc tỷ giá .....................................................................121
Bảng 3.19. Giả định trong cú sốc lãi suất ..............................................................122
Bảng 3.20. Kết quả sau cú sốc lãi suất ..................................................................122
Bảng 3.21. Giả định trong cú sốc thanh khoản ......................................................123
Bảng 3.22. Kết quả sau cú sốc thanh khoản ..........................................................124
Bảng 3.23. Giả định kết hợp các cú sốc tín dụng, lãi suất, tỷ giá...........................125
Bảng 3.24. Kết quả sau các cú sốc kết hợp............................................................125



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng vốn tự có của 10 NTHM, 2012 - 2017......................84
Hình 3.2. Tổng vốn điều lệ của 10 NHTM, 2011 - 2017.........................................85
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng tài sản có rủi ro 10 NHTM Việt Nam 2012 - 2017...86
Hình 3.4. Hệ số an toàn vốn tối thiểu 10 NHTM Việt Nam, 2011 – 2017...............86


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang được thị trường hóa ở mức cao hơn với
mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới kể từ sau khi trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007,
tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) tháng
10/2015 và Cộng đồng Asean (AEC) tháng 12/2015. Hệ thống tài chính nói chung
và các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng đang có những cơ hội
lớn song cũng phải đương đầu với những thách thức không nhỏ, đặc biệt là áp lực
cạnh tranh ngày càng cao từ những NHTM nước ngoài, đồng thời phải tuân thủ các
nguyên tắc và đáp ứng những chuẩn mực quốc tế để đảm bảo sự an toàn trong hoạt
động kinh doanh trong nước cũng như đối với hệ thống tài chính quốc tế.
Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam đã
được cải thiện đáng kể trên nhiều giác độ: (1) tăng cường vị thế tài chính; (2) doanh
thu từ hoạt động kinh doanh liên tục gia tăng nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng và đa
dạng hóa các dịch vụ thu phí; (3) công nghệ ngân hàng đã và đang được chú trọng
đầu tư và phát triển; (4) mô hình tổ chức và quản trị điều hành đang được hoàn
thiện, v.v... Song, so với các NHTM của các nước trong khu vực và trên thế giới,
hoạt động NHTM Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó nổi bật nhất là mức
độ rủi ro cao, phát triển chưa lành mạnh và thiếu bền vững. Ở một số NHTM, vào
năm 2016-2017 quy mô nợ xấu đã lớn hơn cả vốn chủ sở hữu, thậm chí đã phải chịu
sự giám sát đặc biệt hoặc phải cơ cấu lại theo hướng hợp nhất hoặc mua lại để bảo

vệ lợi ích của người gửi tiền và không gây ra đổ vỡ lan truyền. Bên cạnh đó, nhiều
sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động ngân hàng đã được phát hiện với quy mô
thiệt hại lên tới nhiều ngàn tỷ đồng cho thấy hoạt động của một số NHTM nước ta
không tuân thủ nghiêm túc về quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc an toàn, và vi phạm
các quy định của pháp luật về kinh doanh và quản lý.
Nguyên nhân của thực trạng này trước hết thuộc về các NHTM, như: tăng
trưởng tín dụng nóng, cạnh tranh thiếu lành mạnh, quản trị điều hành chưa tốt, v.v...
Tuy nhiên, không thể không có trách nhiệm của các cơ quan chức năng của
Nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cơ quan trực tiếp
quản lý và giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tại Điều 4, Luật
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (2010) đã quy định: “Hoạt động của Ngân hàng Nhà
1


nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ
thống các tổ chức tín dụng” [79].
Hiệp ước Basel II gồm hệ thống các chỉ tiêu và nguyên tắc để giám sát và đánh
giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM đã được áp dụng đầy
đủ tại nhiều quốc gia trên thế giới và tại các nước phát triển ở châu Á chính là cơ sở để
tăng cường KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam. Basel II
được công bố lần đầu vào tháng 6/2004 nhưng đến năm 2008 mới bắt đầu được áp
dụng tại Hoa Kỳ, châu Âu, các nước phát triển khác và một số nước đang phát triển.
Đây cũng là thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu lan rộng, nên việc áp
dụng Basel II không tránh khỏi sự chậm trễ. Trước đây các NHTM của Hoa Kỳ thiên
về QTRR theo các mô hình định lượng (model-driven), sau khủng hoảng 2008-2009,
các cơ quan quản lý đã yêu cầu các NHTM cần phải quan tâm hơn đến các yếu tố
mang tính định tính (principle-driven), trong đó cần phải: (i) thiết lập cơ cấu tổ chức
hiệu quả với sự quan tâm của Hội đồng quản trị; (ii) thiết lập mức rủi ro có thể chấp
nhận được (“khẩu vị rủi ro”) để các bộ phận liên quan có cơ sở đánh giá hiệu quả điều
chỉnh rủi ro và đưa ra quyết định kinh doanh trên cơ sở cân bằng giữa hiệu quả - rủi ro;

(iii) thiết lập cơ chế báo cáo thường xuyên, liên tục và toàn diện trong toàn bộ các bộ
phận kinh doanh của NHTM; (iv) đảm bảo tính đầy đủ, liên tục và phù hợp của đội ngũ
cán bộ quản lý rủi ro tại các vòng kiểm soát. Tại Úc, những ngân hàng đã được phê
chuẩn áp dụng các chuẩn mực cao nhất của Basel II từ năm 2007 như CommonWealth,
WestPac, v.v... đã khẳng định triển khai Basel II sẽ mang đến những lợi ích chiến lược,
củng cố vị thế và lòng tin của công chúng đối với các NHTM trên thị trường. Tất
nhiên, việc triển khai áp dụng những nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II cũng là
thách thức rất lớn đối với các NHTM ngay cả ở những nước phát triển. Các NHTM
phải đầu tư rất lớn, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, còn phải tập
trung vào 4 vấn đề chính: (1) yêu cầu vốn chủ sở hữu gia tăng đủ lớn để bù đắp rủi ro;
(2) cải thiện cơ sở dữ liệu và công nghệ để có thể lượng hoá, đo lường được rủi ro; (3)
đổi mới mô hình tổ chức, quản trị và điều hành đáp ứng được các yêu cầu về mô hình 3
vòng kiểm soát với sự độc lập chức năng và nhiệm vụ trong công tác QTRR; (4)
thường xuyên giám sát và thẩm định mô hình một cách độc lập đảm bảo sự vận hành
khách quan và tuân thủ các quy định, quy trình giám sát.
Trong một hệ thống đang trải qua quá trình phát triển và từng bước được
tự do hóa theo những cam kết hội nhập quốc tế, trong khi đảm bảo tăng trưởng kinh
tế hợp lý và duy trì lạm phát thấp và ổn định như ở Việt Nam, thì hoạt động giám
2


sát, KSRR trong hoạt động của các NHTM là hết sức cần thiết. Có thể nói công tác
quản lý, thanh tra, giám sát và KSRR trong ngành ngân hàng nói chung và đối với
các NHTM nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào việc
bảo đảm cho hệ thống ngân hàng liên tục phát triển và hoạt động an toàn, hiệu quả,
từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoạt động giám sát ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) trong việc KSRR, đảm bảo an toàn, ổn
định hoạt động cho toàn hệ thống. Thực tiễn phát triển hệ thống tài chính trong
nước cho thấy, sự phát triển của khu vực ngân hàng và thị trường tài chính với hàng

loạt các loại hình dịch vụ hiện đại kéo theo không ít những rủi ro tiềm ẩn. Mạng
lưới của các tổ chức tín dụng (TCTD) không ngừng được mở rộng với nhiều loại
hình dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sự ra đời
của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đa tiện ích như: ATM,
Internet Banking, Homebanking…là những bước tiến lớn của các NHTM trong việc
ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Đi kèm với những rủi ro công nghệ là
những rủi ro hoạt động luôn thường trực, đặc biệt trong điều kiện hệ thống quản trị
điều hành kinh doanh còn non yếu như ở Việt Nam. Nếu chỉ áp dụng phương pháp
thanh tra, giám sát tuân thủ đơn thuần khó có thể phát hiện và phòng ngừa rủi ro
một cách hữu hiệu. Điều này đòi hỏi thanh tra ngân hàng với mục tiêu đảm bảo an
toàn hệ thống cũng phải thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro để có thể đánh giá tổng
thể rủi ro của các TCTD cũng như của toàn hệ thống. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự
do hóa tài chính cũng mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản
lý tiên tiến của các nước trên thế giới, đồng thời cũng buộc các TCTD trong nước
phải tự vươn lên để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gia tăng đòi hỏi công tác giám
sát ngân hàng cần bám sát và thay đổi phương thức hoạt động phù hợp với những
chuẩn mực giám sát cơ bản theo thông lệ quốc tế.
Mặc dù hoạt động thanh tra và giám sát của NHNNVN đã được chú trọng,
đổi mới và hoàn thiện trong giai đoạn vừa qua, song cơ sở pháp lý của thanh tra và
giám sát vẫn còn những hạn chế, chủ yếu dựa trên những văn bản pháp quy mang
tính hành chính, chưa thực sự khoa học, thống nhất và chưa phù hợp với thông lệ
quốc tế. Việc thanh tra và giám sát trên cơ sở rủi ro mới bước đầu được triển khai
thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để khắc phục thực trạng rủi ro trong
hoạt động kinh doanh như đã trình bày trên đây cũng như thực hiện đổi mới và hiện
đại hóa hoạt động của các NHTM Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh
3


tranh quốc tế trong giai đoạn mới, ngoài sự nỗ lực cố gắng của các NHTM, với vai
trò là Ngân hàng Trung ương, NHNN Việt Nam cần đổi mới phương thức và tăng

cường các biện pháp thanh tra và giám sát để KSRR đối với hoạt động kinh doanh
của các NHTM, không chỉ theo các quy định và chuẩn mực của Việt Nam mà còn phải
hướng tới đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về QTRR tại các NHTM.
Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu dưới góc độ của từng NHTM, hầu như
không có công trình nghiên cứu vấn đề KSRR các NHTM Việt Nam dưới góc độ của
cơ quan quản lý nhà nước.
Trên thế giới, việc áp dụng toàn diện các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel,
đặc biệt là trụ cột 2 của Basel II khi đứng từ góc độ của quản lý nhà nước vào quản lý
và giám sát hoạt động các NHTM trở thành một vấn đề có tính thời sự khi mà tần suất
xảy ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng ngày càng cao trong một thập kỷ trở lại đây.
Bởi vậy, nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về các thách thức, khả năng và lộ
trình áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực của trụ cột 2 Basel II vào công tác KSRR
của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống các TCTD Việt Nam mà nòng
cốt là các NHTM, nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường KSRR theo Basel II là hết
sức cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
giai đoạn 2. Từ lý do trên, đề tài: “Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân
hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II” đã được chọn nghiên cứu làm
luận án Tiến sĩ ngành Quản lý Kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp để áp dụng Basel II trong KSRR
tại các NHTM Việt Nam đứng từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước – NHNN
Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụ thể sau
đây cần được thực hiện:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSRR theo Basel II của Ngân hàng Trung
ương đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Phân tích thực trạng triển khai áp dụng Basel II trong KSRR của Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM, cụ thể là nhóm 10 NHTM thuộc Đề án thí
điểm áp dụng Basel II.
4


- Đề xuất các giải pháp và đưa ra các khuyến nghị chính sách để triển khai áp
dụng Basel II trong KSRR của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khảo sát các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến
KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel
để xác định hướng triển khai nghiên cứu của luận án.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về KSRR của cơ quan quản lý ngân hàng (các
NHTW hoặc Cơ quan giám sát tài chính quốc gia) trong hoạt động của các NHTM
theo Hiệp ước Basel II; hệ thống hóa và phân tích các nguyên tắc KSRR của NHTƯ
trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II.
Thứ ba, phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đối với việc áp
dụng các khuyến nghị của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel, đặc biệt là trụ cột 2
của Basel II, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đánh giá khả
năng, điều kiện và lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Basel II nhằm KSRR có
hiệu quả.
Thứ tư, luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KSRR của NHNN
đối với các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017.
Thứ năm, luận giải về lộ trình phù hợp cho Việt Nam có thể áp dụng các
nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II vào hoạt động KSRR của NHNN đối với
hoạt động kinh doanh NHTM.
Thứ sáu, đề xuất những giải pháp tăng cường áp dụng Basel II trong KSRR
của các NHTM và khuyến nghị cần thiết có thể áp dụng Basel II vào hoạt động
KSRR của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động KSRR của Ngân hàng Trung
ương (NHTW) đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể là KSRR căn cứ
vào các nguyên tắc và chuẩn mực của Basell II. Tại Việt Nam, nghiên cứu được
thực hiện trên giác độ NHNN Việt Nam, cụ thể là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng - chủ thể trực tiếp thực hiện KSRR trong hoạt động kinh doanh của các
NHTM. Nói cách khác, chủ thể nghiên cứu là NHNN Việt Nam - cụ thể tập trung
vào Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và khách thể nghiên cứu là hoạt động
KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
5


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full












×