Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Hãy trình bày vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế đánh giá thực trạng vai trò của ngoại thương với phát triển kinh tế của việt nam để ngoại thương phát huy được vai trò của mình trong việc tạo động lực phát t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.89 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ - QTKD

KINH TẾ PHÁT TRIỂN
GIÁO VIÊN HD: Ths. Phạm Ngọc Tuấn


Nội dung
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................2
PHẦN I........................................................................................................................................................3
NGOẠI THƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ..............................3
I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI
THƯƠNG................................................................................................................................................3
II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
NGOẠI THƯƠNG.................................................................................................................................6
III. VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ........................................12
PHẦN II.....................................................................................................................................................15
THỰC TRẠNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.................................................................................15
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1986..15
II, HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY....17
III, THỰC TRẠNG NGÀNH NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 5 NĂM
GẦN ĐÂY..............................................................................................................................................24
PHẦN III...................................................................................................................................................26
ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA.........................................................................................................26
I. ƯU ĐIỂM :........................................................................................................................................26
II. NHƯỢC ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP..................................................................................................27
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................33


MỞ ĐẦU


Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng chung của tất cả các
quốc gia trên thế giới. Hòa trong xu hướng đó, Việt Nam cũng tập trung phát triển kinh
tế, hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho đất nước phát
triển bền vững và lâu dài. Và chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của
chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của
đất nước trong từng thời kỳ.
Hiểu đươc tầm quan trọng của chính sách ngoại thương trong tiến trình phát triển
đất nước, nhóm 7 chúng em xin phép chọn đề tài “ Hãy trình bày vai trò của ngoại
thương với phát triển kinh tế? Đánh giá thực trạng vai trò của ngoại thương với phát
triển kinh tế của Việt Nam? Để ngoại thương phát huy được vai trò của mình trong
việc tạo động lực phát triển kinh tế thì Việt Nam cần quan tâm đến những vấn đề gì?”
nhằm làm sáng tỏ đường lối xây dựng chính sách kinh tế của Đảng cho phù hợp với tình
hình toàn cầu hóa hiện nay.
Trong quá trình làm việc nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy Nhóm
7 chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn và ý kiến đóng góp chân thành của thầy
Phạm Ngọc Tuấn để giúp đề tài của nhóm hoàn thiện hơn và chúng em hiểu hơn về đề
tài mình làm. Chúng em xin cảm ơn thầy ạ.


PHẦN I.
NGOẠI THƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI THƯƠNG
1. Nguồn gốc ra đời của hoạt động ngoại thương
Từ khi xuất hiện trên trái đất ,con người đã biết tự tìm kiếm ,khai thác những vật
thể trong tự nhiên để sinh tôn.Qua thời gian ,trước những thử thách khắc nghiệt của tự
nhiên con người đã phát triển không ngừng ,kinh nghiệm sống được đúc rút .Cũng qua
quá trình phát triển ,phân công lao động (PCLĐ) nảy sinh và ngày càng diễn ra mạnh mẽ,
sâu sắc.
Từ chỗ con người phải tổ chức mọi việc nhằm phục vụ cho nhu cầu bản thân dần

dần họ đã biết chia sẻ công việc cho nhiều người.Mồi người làm một hoặc một số phần
việc nhất định, phù hợp với khả năng cá nhân .Kết quả là tạo ra được năng suốt lao động
cao hơn.
Qúa trình PCLĐ lúc đầu chỉ diễn ra trong phạm vi một tổ chức ,một nhóm người
,sau đó là giữa những nhóm người trong xã hội (PCLĐ xã hội).Và đến mọt ngưỡng nhất
định sự phân công đó vượt ra ngoài khuân khổ một quốc gia và trở thành quá trình PCLĐ
quốc tế .
=>> Chính PCLĐ là cơ sở hình thành,là nguồn gốc cho sự ra đời của hoạt động ngoại
thương ngày nay.
Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho đến nay đã trải qua 3 giai đoạn PCLĐ
xã hội lớn
֍ Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách rời trồng trọt .Các bộ lạc chăn nuôi mang sữa ,thịt để đổi
lấy ngũ cốc ,rau quả của các bộ lạc trồng trọt . Đó là mầm mống ra đời của quan hệ sản
xuất trao đổi hàng hóa giản đơn .
֍ Giai đoạn 2 : Nghề thủ công tách khỏi nghề nông .Sản xuất chuyên môn hóa bắt đầu
phát triển ,dẫn đên sự ra đời của ngành công nghiệp . Đặc biệt ,với sự xuất hiện của tiền
tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa –tiền tệ ra đời , thay thế cho sản
xuất và trao đổi hàng hóa giản đơn .
֍ Giai đoạn 3 : Tầng lớp thương nhân xuất hiện ,lưu thông hàng hóa tách khỏi lĩnh vực
sản xuất vật chất .Điều này khiến cho các quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa- tiền tệ
thêm mở rộng ,phức tạp ,tạo điều kiện thuận lợi để ngoại thương quốc gia phát triển và
thương mại quốc tế ra đời .
=>> Như vậy có thể nói PCLĐ quốc tế chính là cơ sở hình thành ,là điều kiện tiên quyết
thúc đấy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế quốc tế .Trong đó, sôi động nhất và


cũng chiếm vị trí ,vai trò ,động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng ,phát triển nền
kinh tế mở của mỗi quốc gia và cho cả nền kinh tế thế giới là các hoạt động thương mại
quốc tế (hoạt động ngoại thương)
2. Lợi thế cạnh tranh của hoạt động ngoại thương

a, Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương:
 Khái niệm:
- Khi nghiên cứu mô hình kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế cổ điển cho đất đai là giới hạn
của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên những đất
đai cằn cỗi, không đảm bảo được lợi nhuận cho các nhà tư bản thì họ sẽ không sản xuất
nữa. Các nhà kinh tế cổ điển gọi đấy là bức tranh đen tối của tăng trưởng. Trong điều
kiện đó A.Smith cho rằng, có thể giải quyết bằng cách phát triển công nghiệp và sử dụng
sản xuất của ngành này xuất khẩu để mua lương thực từ nước ngoài về. Như vậy, thông
qua việc mua bán, trao đổi sản phẩm đã giải quyết được mặt hạn chế của tăng trưởng.
=> Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để
sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn
sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.

 Ưu điểm :
- Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là
sản xuất chứ không phải là lưu thông.
- Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
- Lợi thế này được xem xét từ hai phía:
+ Đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn
khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế.
+ Còn đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà
trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta
gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước.
- Đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng
khi chưa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu sản xuất với chi
phí có thể chấp nhận được.
+ Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này, công nhân trong nước bắt đầu học
cách sử dụng các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản
xuất ra chúng. Vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển
và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tư

liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nước đang phát triển cũng được
đánh giá là lợi thế tuyệt đối.


 Nhược điểm:
- Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế và
thương mại Quốc tế sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt đối
nào.
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và được sử dụng với
tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.
- Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch quốc
tế ngày nay như giữa những nước phát triển và những nước đang phát triển. Lý thuyết
này không thể giải thích được trong trường hợp một nước được coi là "tốt nhất" tức là
quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nước được coi
là "kém nhất" tức là quốc gia đó không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản
xuất trong nước.
b, Lợi thế tương đối (so sánh):
- Ricardo đã nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí so sánh.
 Khái niệm :
- Lợi thế tương đối (so sánh) là khả năng nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của một
nước thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa với nước khác dựa trên cơ sở chi phí so
sánh để sản xuất sản phẩm.
 Ưu điểm :
- Sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà mình có lợi
thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có
thương mại.
- Lợi thế so sánh cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể tăng thu nhập của mình thông qua
ngoại thương, ngay cả khi một nước sản xuất mọi sản phẩm với chi phí tuyệt đối thấp hơn
một nước khác bởi vì thị trường thế giới tạo ra cơ hội để có thể mua hàng hóa với giá
tương đối rẻ so với giá được lưu hành trong nước nếu không có ngoại thương.

- Các nước phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tư bản còn các nước đang phát triển
có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công.
- Quốc gia nào sản xuất hàng hóa có hàm lượng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so
sánh cao một cách tương đối thì sẽ sản xuất được hàng hóa rẻ hơn tương đối và sẽ có lợi
thế so sánh về những hàng hóa này.
 Nhược điểm:


- Hạn chế của nguyên tắc lợi thế so sánh nằm trong các giả định của nó, giả định rằng
các nhân tố sản xuất có thể dịch chuyển hoàn hảo sẽ nảy sinh hạn chế nếu trên thực tế
không được như vậy.
- Nền kinh tế sẽ không toàn dụng nhân công làm cho sản lượng giảm sút.
- Chính vì thế mặc dù nguyên tắc lợi thế so sánh có thể được tổng quát hoá cho bất kỳ
quốc gia nào và là nền tảng của thương mại tự do nhưng những hạn chế lại là lập luận để
bảo vệ thuế quan cũng như các rào cản thương mại.
II. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHIẾN
LƯỢC NGOẠI THƯƠNG
1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô thực thi việc xuất khẩu dựa trên sự sẵn có của tài
nguyên thiên nhiên và các điều kiện thuận lợi của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu thô là
các sản phẩm chưa qua chế biến hoặc đang còn ở dạng sơ chế, đó là các sản phẩm nông
nghiệp và sản phẩm khai khoáng. Như vậy, thực chất có thể gọi đây là chiến lược hướng
ngoại nhưng ở trình độ thấp. Chiến lược này chủ yếu được sử dụng ở các nước đang phát
triển với trình độ sản xuất còn thấp kém. Đối với phát triển kinh tế, nó có những tác động
nhất định, thể hiện ở những điểm sau:
- Tạo ra nguồn tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế: Mọi sự khởi đầu đều cần có cái gốc cơ
bản. Với phát triển kinh tế cũng vậy. Một nước muốn đi lên thì đòi hỏi về vốn là rất cần
thiết, không thể phát triển kinh tế với 2 bàn tay trắng. Do vậy, với các nước kém và đang
phát triển được tự nhiên u đãi, việc thực thi chiến lợc này sẽ góp phần tạo ra 1 nguồn thu
ngoại tệ đáng kể cho giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tạo ra những tiền đề vật chất

cần thiết cho nền kinh tế tăng trưởng.
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế theo chiều rộng: Dựa trên việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên, sản xuất các sản phẩm sơ chế, từ đó, nó thúc đẩy các ngành công nghiệp khai
khoáng, chế biến không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Kết quả là tạo ra
nhiều việc làm cho người lao động, tăng đội ngũ công nhân lành nghề và tất yếu dẫn đến
tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế.
- Làm nảy sinh các mối liên kết trong kinh tế: Với sự phát triển của công nghiệp khai
khoáng, chế biến, trước hết, nó tác động ngược trở lại với các ngành cung ứng nguyên
liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”. Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra
nhu cầu đối với nguyên liệu bông và thuốc nhuộm, do đó, đẩy mạnh sản xuất những
ngành này. Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối liên hệ
gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối liên hệ này nảy sinh khi phần lớn
lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng, tạo ra nhu cầu tăng thêm về hàng
tiêu dùng. Kết quả là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng đợc kích thích pháttriển.


- Tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế: Ban đầu là sự phát triển của công nghiệp
khai khoáng và các ngành nông nghiệp chăn nuôi, trồng cây lương thực và cây công
nghiệp có khả năng xuất khẩu. Tiếp đến là sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo ra
các sản phẩm sơ chế như: gạo, cà phê, cao su.
Trước những năm 50 chiến lược này đã mang lại sự tăng trởng đáng kể cho nhiều nước,
trong đó có cả 1 số quốc gia phát triển như Mĩ, canada, Cộng hoà liên bang Đức do có
các lợi thế so sánh về xuất khẩu lương thực, thực phẩm và 1 số khoáng sản thô khác.
Cũng bằng con đờng này, 1 số nước nghèo như: Côlômbia, Mêhicô, Malaysia, Philipin
trong thời kì đầu CNH (những năm 50-60) đã tạo ra được những động lực đầu tiên cho sự
phát triển nhờ có lợi thế so sánh về một số sản phẩm xuất khẩu như: cao su, cà phê, dầu
dừa, dầu cọ, quặng kim loại Thực trạng này đã lý giải vì sao đến cuối những năm 60, xuất
khẩu hàng thô và sơ chế chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước đang
phát triển. Tuy nhiên, việc thực thi chiến lược này cũng có nhiều hạn chế, trở ngại đối với
các nước. Nó thể hiện:

- Hiệu quả kinh tế không cao: Nhiều nghành kinh tế đã đa ra kết luận rằng: đây là loại
chiến lược bán rẻ tài nguyên thiên nhiên. Các nước này do trình độ sản xuất còn thấp
kém nên phải xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế với giá rẻ mạt, không khai thác hết
được hết các giá trị từ nguyên liệu của mình. Thường các sản phẩm này được nước trung
gian mua lại, sau đó đem tái chế bằng công nghệ tiên tiến hơn và tái xuất khẩu đến nước
thứ 3 với giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều.
- Phụ thuộc nhiều vào cung cầu sản phẩm thô: cung-cầu sản phẩm thô trên thị trường thế
giới mang tính bất ổn cao, từ đó dẫn đến sự biến động giá cả của các loại sản phẩm này.
Xu hớng biến động ngày càng theo chiều hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu vì tương
quan giá cả của các mặt hàng sơ chế sẽ ngày càng giảm so với các mặt hàng chế biến, đặc
biệt là các mặt hàng được chế biến sâu (có hàm lượng kĩ thuật-công nghệ cao).
- Gây ra hậu quả xấu về môi trường sinh thái: vì tư lợi, việc khai thác bừa bãi nguồn tài
nguyên để xuất khẩu là khó tránh khỏi, trong đó, có cả những sản phẩm phục vụ trực tiếp
cho việc bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nếu những sản phẩm này bị khai
thác quá mức sẽ để lại những hậu quả về môi trường khó có thể lường trước được. Ngay
như nước ta, việc khai thác 1 cách bừa bãi các loại tài nguyên khoáng sản đã dẫn đến rất
nhiều hậu quả về môi trờng sinh thái, về thiên tai.
- Giải pháp “trật tự kinh tế mới”
Các nước xuất khẩu sản phẩm thô luôn cố gắng nhằm tăng giá trị của những mặt hàng
xuất khẩu. Một trong những thành công đó là việc đấu tranh để đi đến trật tự kinh tế mới,
gọi tắt là NIEO. Thực chất của việc làm này là kêu gọi thành lập các tổ chức mà các
thành viên tham gia là các nước đang cung cấp sản phẩm thô đó trên thị trường. Nội dung
hoạt động của tổ chức là kí kết các hiệp định nhằm xác định một lượng cung sản phẩm
thô hợp lí trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá của chúng, tức


là đem lại điều kiện xuất khẩu có lợi cho các nước xuất khẩu. Việc cung bừa bãi sẽ dẫn
đến giá xuất khẩu bất lợi, vì vậy cần phải hạn chế cung. Trên cơ sở lợng cung chung được
xác định, từng nước thành viên sẽ được giới hạn tại từng mức cung cụ thể theo cam kết.
Một điển hình thành công trong việc áp dụng giải pháp này là tổ chức quốc tế về cà phê

(ICO). Tổ chức này đã đa ra hạn mức xuất khẩu cho từng nước tham gia. Tổ chức của các
nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đạt được những thành công nhất định. Từ năm
1974 đến 1982, OPEC đã tăng được giá dầu từ 4USD/ thùng lên hơn 30USD/ thùng.
Nhưng giải pháp này cũng có hạn chế của nó. Đó là mức độ thực hiện cam kết của các
nước thành viên. Thường các nước có xu hướng tăng thêm sản lượng so với hạn mức để
tranh thủ giá trên thị trờng, kết quả là xảy ra phản ứng dây chuyền với các nước khác và
trật tự kinh tế quốc tế bị phá vỡ.
- Giải pháp kho đệm dự trữ quốc tế
Với giải pháp này, Liên hợp quốc kêu gọi các nước xây dựng các kho đệm dự trữ quốc
tế mà mỗi loại kho phục vụ cho 1 loại sản phẩm thô. Vẫn đề đóng kinh phí cho hoạt động
các các kho khác với trật tự kinh tế mới là Liên hợp quốc bắt buộc đối với cả nước xuất
khẩu lẫn nước nhập khẩu. Nhiệm vụ của kho là duy trì một lượng sản phẩm thô trên thị
trường sao cho giá cả của nó không gây bất lợi cho cả nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu. Thực thi giải pháp này cũng vấp phải vấn đề là nhiều khi không có đầy đủ thông tin
từ kho đệm đến sản xuất dễ khiên cho người sản xuất nhận được những tín hiệu không
đúng về cung-cầu sản phẩm và làm cho kho hoạt động kém hiệu quả, thậm chí còn gây ra
tác hại xấu đến thị trường.
==> Nhìn chung cả 2 biện pháp có khác nhau về cách thức thực hiện nhưng đều tác động
đến lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường và từ đó tác động đến giá cả để nó không
gây ra những bất lợi cho các nước xuất khẩu và kể cả với nước nhập khẩu.
2. Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
Những năm của thập niên 50-60, hầu hết các nước đang phát triển ở châu á, châu Phi,
Mĩ-Latinh đều thực hiện CNH đất nước bằng chiến lược phát triển kinh tế hướng nội mà
nội dung chủ yêú của nó là việc đề cao sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
Phương pháp tiếp cận với chiến lược này là: Trước hết, các nhà sản xuất trong nước cần
xác định rõ nhu cầu thị trường trong nớc qua số lượng nhập khẩu thực tế hàng nhằm để
lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh. Sau đó, sẽ tiến tới đẩy mạnh phát triển sản
xuất trong nước, mà trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp đến là các
ngành công nghiệp khác để thay thế các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Nhà nước sẽ có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để các nhà

sản xuất trong nước có thế tự làm chủ toàn bộ quá trình hàng rào bảo vệ cho sản xuất và
mậu dịch trong nước phát triển bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.


Bằng chiến lược này, trong thực tiễn phát triển, nhiều nước đã đạt được tăng trưởng và
phát triển kinh tế nhờ khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh về lao động, tài
nguyên để phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu với chi phí, giá
thành hợp lí. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược này cần phải có được những
điều kiện nhất định cho nó phát huy khả năng. Các điều kiện đó là:
- Điều kiện cơ bản nhất là phải có bảo hộ của chính phủ để hạn chế tính cạnh tranh của
hàng nước ngoài. Bảo hộ của chính phủ có thể bằng nhiều cách, nhưng biện pháp hữu
hiệu nhất thường được áp dụng là bảo hộ bằng thuế nhập khẩu và bằng hạn ngạch
(Quota).
- Phải xác định được khả năng phát triển của công nghiệp trong nước: Việc can thiệp,
bảo hộ của chính phủ chỉ trong những giới hạn và thời kì nhất định. Chính phủ không thể
bảo hộ mãi được mà cái chính là doanh nghiệp phải tự bảo vệ lấy mình qua việc nâng
cao chất lượng, khả năng sản xuất. Nhưng, trong giai đoạn đầu, để vực sản xuất trong
nước nhất thiết cần có bàn tay hữu hình can thiệp. Điều quan trọng là sự hợp lí trong can
thiệp, bảo hộ của chính phủ như thế nào. Việc bảo hộ quá mức hay lỏng lẻo đều gây ra
những hậu quả xấu cho nền kinh tế. Do đó, cần phải xác định được một cách chính xác
khả năng của các ngành sản xuất trong nước, để từ đó đưa ra được giải pháp bảo hộ tối
ưu.
- Phải có được một thị trường trong nước đủ lớn. Bảo hộ gần như là khép kín. Để sản
xuất trong nước phát triển cần có thị trờng mà thị trường này được hướng nội xác định là
chỉ có thị trờng trong nước. Cho nên, đòi hỏi của chiến lược là thị trường phải đủ rộng
cho sản xuất trong nước phát triển. Thiếu thị trường là đồng nghĩa với bóp chết sản xuất.
Bên cạnh những điều kiện trên, thực thi chiến lược hướng nội còn vấp phải nhưng khó
khăn khác nữa. Những cái khó của hớng nội thể hiện ở một số điểm sau:
+ Từ cuối những năm 60, chiến lược thay thế nhập khẩu đã bị hạn chế dần tác dụng ở
một loạt nước, trước tiên là các nước Mĩ-Latinh, sau đó lan rộng ra các nước châu á, châu

Phi. Nguyên nhân sự thất bại này là do chiến lược ngày càng tỏ ra lạc hậu trước xu thế
mở cửa, phát triển mạnh các quan hệ hợp tác và phân công lao động quốc tế. Với việc đề
cao hướng nội sẽ làm hạn chế tự do hoá thương mại, vi phạm quy luật lợi thế so sánh qua
đóng cửa, bế quan toả cảng nền kinh tế.
+ Do đề cao quan điểm tự lực cánh sinh, nhiều khi các nước phải sản xuất ra sản phẩm
thay thế nhập khẩu với bất cứ giá nào. Làm như vậy sẽ gây lãng phí nguồn lực sản xuất.
+ Một lí do nữa là công nghiệp thay thế nhập khẩu thường phải tách rời những khu vực
sản xuất vật chất truyền thống, vì thế nảy sinh ra 1 mâu thuẫn là để phát triển mạnh công
nghiệp thay thế nhập khẩu thì lại càng phải tăng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc. Điều
này trái với chính sách tiết kiệm ngoại tệ, mà hầu hết các nước áp dụng chiến lược này


đều nằm trong diện kém và không phát triển. Từ đó, các nước này ngày càng lâm vào tình
trạng vay nợ, phụ thuộc vào các nguồn vốn đầu tư của tư bản nước ngoài.
Như vậy, chiến lược này cũng có khá nhiều nhược điểm. Nó đòi hỏi khi áp dụng chiến
lược, các nước phải có sự nghiên cứu kĩ càng, tránh áp dụng 1 cách dập khuôn máy móc.
Một điển hình cho việc áp dụng không thành công chiến lược phát triển hướng nội là
Myanma. Nhìn lại lịch sử ta thấy Myanma đã kiên trình theo đuổi chiến lược này trong
suốt những năm 50-60. Nhưng trong quá trình thực hiện, do điều kiện không phù hợp,
các chính sách đưa ra không hợp lí đã dẫn đến thất bại. Kết quả là Myanma lâm vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, trở thành một nước nghèo nhất thế giới: GDP/
người chỉ có 200USD, mặc dù Myanma có lực lượng lao động đông, diện tích đất đai lớn,
có trữ lượng khá về dầu lửa và nhiều nguồn tài nguyên khác, đặc biệt là có nhiều khả
năng phát triển nông-lâm-ng nghiệp. Nhưng như vậy, không có nghĩa là chiến lược này
lợi ít hơn hại. Thất bại của Myanma chỉ là một minh chứng cho việc lựa chọn chiến lược
không hợp lí chứ không phải là kết quả tất yếu do chiến lược này gây ra. Xem xét đến các
nước khác như Hongkong và Đài Loan, ta thấy điều này ngược lại. Để trở thành rồng
châu á như ngày nay, Hongkong và Đài Loan đã thực thi chiến lược thay thế nhập khẩu.
Cả 2 nước đều tiến hành thay thế nhập khẩu lần thứ nhất với hàng tiêu dùng, và kể cả sau
khi đã chuyển hướng chiến lược sang hướng ngoại thì họ vẫn thực hiện bứơc thứ 2 của

thay thế nhập khẩu với nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị. Điều không thể phủ nhận là
nhờ thay thế nhập khẩu một cách hợp lí đã thúc đẩy kinh tế 2 nước phát triển. Rõ ràng là
chiến lược này tốt hay xấu là tuỳ thuộc vào việc sử dụng linh hoạt của mỗi nước. Bên
cạnh đó cũng cần lưu ý, chính trong quá trình thực hiện chiến lược này, đến một thời
điểm nào đó bằng việc chuyên môn hoá phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu, mỗi nước
đều có thể đạt được lợi thế so sánh ở một vài sản phẩm công nghiệp nào đó, và do đó vẫn
có thể xuất khẩu những sản phẩm này sau khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Chiến lược hướng nội sẽ là khúc dạo đầu cho việc tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.
3. Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại)
Ngược hẳn với chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược công nghiệp hoá hướng vào
xuất khẩu thể hiện sự vận dụng quy luật lợi thế so sánh ở mức độ cao nhất, do đó, nó đặc
biệt đề cao việc mở cửa, phát triển mạnh hướng ngoại của nền kinh tế. Nội dung cơ bản
của chiến lược là: các nước khác nhau đều có những lợi thế so sánh khác nhau về nguồn
lực sản xuất vốn có như vốn, lao động, tài nguyên, vị trí địa lí vì thế các nước cần phụ
thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển để có thể trao đổi cho nhau các lợi thế so sánh
đó thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như ngoại thương, liên doanh liên kết để
cùng phát triển sản xuất kinh doanh.
Đến nay, qua thực tiễn phát triển ở nhiều nước đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế cao,
phù hợp với xu thế phát triển của chiến lược này. Ví dụ thành công nhất trong việc áp
dụng chiến lược hướng ngoại phải kể đến 4 con rồng châu á là các nước: Đài Loan,


Hongkong, Hàn Quốc và Singapo. Cả 4 nước này đều nghèo tài nguyên, kinh tế chậm
phát triển, nhưng nhờ áp dụng đúng đắn, sáng tạo chiến lược hướng ngoại, lấy xuất khẩu
dẫn đường, thúc đẩy kinh tế phát triển. Kết quả là chỉ sau 20-30 năm kể từ khi bắt đầu
tiến hành CNH, các nước này đã đạt được nhiều thành tựu trên con đường phát triển, trở
thành các nước công nghiệp của châu á (NIES). Năm 1960, kim ngạch xuất khẩu của 4
con rồng mới chỉ chiếm 1,6% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, nhưng sau một thời gian
hướng ngoại mạnh mẽ, con số này đã tăng lên tới 8,6% vào năm 1991. Điều đáng quan
tâm là, trong suốt 30 năm qua, từ khi các nước NIES châu á tiến hành CNH, mặc dù thế

giới có nhiều biến động phức tạp nhưng họ vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trởng kinh tế
cao và ổn định. Trong thập kỉ 60, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của 4 con rồng
là 9%, những năm của thập niên 70 là 9,1% và thập kỉ 80, mặc dù đã chậm lại song vẫn
giữ được tốc độ tăng trởng hàng năm khá cao là 7,5%. Để đạt được kết quả trên là sự kết
hợp, tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất làm nên thành
tựu đó, là họ đã lựa chọn và sử dụng chiến lược hướng ngoại một cách hợp lí, sáng tạo.
Việc thực thi chiến lược này tạo ra nhiều tác động tích cực đối với phát triển kinh tế. Điều
này được thể hiện:
- Hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trái ngược với hướng nội là tạo ra sức ỳ, tính ỷ lại của
các doanh nghiệp trong nước, với chiến lược hướng ngoại, nó đẩy các doanh nghiệp vào
tình thế cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động để có thể tự
đứng vững trên thị trường. Qua quá trình tôi luyện, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
tăng lên, không chỉ trong nước mà có thể vươn xa ra thị trường thế giới.
-Thúc đẩy việc tạo ra một cơ cấu kinh tế mới năng động hơn, thông qua việc phát huy
đầy đủ các mối liên kết trong kinh tế. Với việc tạo ra các mối liên kết trực tiếp và gián
tiếp, nền kinh tế sẽ có được những kích thích cho sự phát triển và tiến tới một cơ cấu kinh
tế mới năng động hơn, sẵn sàng hoà nhập, sẵn sàng cạnh tranh với trình độ chuyên môn
hoá sản xuất ngày càng sâu rộng, kĩ thuật và năng lực sản xuất không ngừng biến chuyển
theo hướng hiện đại hoá.
-Hướng ra thị trường thế giới còn góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, đem
lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Hướng ngoại với trọng tâm là xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ làm cho kim ngạch xuất khẩu được cải thiện, tạo ra một sự gia tăng
đáng kể về ngoại tệ qua việc tăng kim ngạch xuất khẩu. Cũng từ đòi hỏi phát triển mạnh
xuất khẩu,các lĩnh vực sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành phục vụ trực tiếp cho
xuất khẩu sẽ ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần thu hút thêm một
lượng lao động không nhỏ cho đất nước.
Bên cạnh những ưu điểm trên, chiến lược này cũngcó những giới hạn nhất định. Đó là
sự phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu, giá cả thị trường thế giới; các quan hệ ràng buộc, chi
phối bởi sự đầu tư tư bản nước ngoài; sự tập trung quá mức vào 1 số ngành sản xuất



chuyên môn hoá cho xuất khẩu đôi khi lại dẫn đến toàn bộ nền kinh tế bị phụ thuộc vào
sự biến động của những ngành đó, dễ khiến cho nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng,
trở thành nền kinh tế “nhị nguyên” như thuyết phát triển của W. Lewis đã đề cập. (Đó là
sự hình thành nên 2 khu vực kinh tế cùng song song tồn tại. Một bên là các khu vực kinh
tế mới hiện đại, năng động do tác động của các ngành xuất khẩu với dân cư đông đúc, đời
sống nâng cao-các vùng thành thị, các trung tâm phát triển công nghiệp dịch vụ… còn
một bên là khu vực sản xuất truyền thống, cổ điển ít được coi trọng nên thường lạc hậu,
dân cư thưa thớt.) tuy nhiên cho đến nay, chiến lược CNH hướng vào xuất khẩu vẫn được
đánh giá là ưu việt hơn cả, phù hợp với tình hình quốc tế, với xu thế phát triển cua thời
đại là quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giơí và hợp tác vì sự phát triển chung của nhân
loại.
4. Chiến lược phát triển tổng hợp-chiến lược hữu hiệu nhất với phát triển kinh
tế
Sự phân định 3 chiến lược trên trong thực tiễn phát triển của nhiều nước chỉ mang tính
ước lệ, tương đôi. Hầu hết các nước này đều không theo đuổi hẳn một loại chiến lược nào
mà thực hiện một cách đồng bộ của 2 hay 3 loại chiến lược thành chiến lược phát triển
hỗn hợp. Nó tạo ra một sự kết hợp hài hoà, cân đối dữa các chiến lược, từ đó có thể phát
huy được ưu điểm, hạn chế được nhược điểm của từng chiến lược. Khó có thể thực thi
riêng biệt, rạch ròi từng chiến lược cụ thể mà cần có sự tương trợ lẫn nhau giữa chúng,
đặc biệt là giữa hướng nội và hướng ngoại. Không thể hướng ngoại khi chưa hướng nội,
chưa đủ sức cạch tranh, cũng không nên bỏ qua hướng ngoại khi hướng nội đã đến giai
đoạn chín muồi.
III. VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trong cơ chế mở, ngoại thương giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tang
trưởng và phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện qua 3 tác động cơ bản sau của ngoại
thương:
1. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH:
Những nhân tố cơ bản tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đất

nước đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tác động của khoa học kỹ thuật và các
quan hệ hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách ngoại
thương là chủ thể tác động trực tiếp, sâu sắc tới những nhân tố này, từ đó thúc đẩy các
nhân tố phát triển không ngừng và kết quả là cơ cấu kinh tế không ngừng được chuyển
dịch, tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, phù hợp và ngày càng hoàn thiện theo hướng
CNH, HĐH.


-Sự tác động của ngoại thương đến phát triển lực lượng sản xuất được thể hiện qua các
chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội càng
cao, chuyên môn hóa càng sâu sắc, cũng có nghĩa là lực lượng sản xuất càng phát triển.
Ngoại thương với quy luật chi phối là lợi thế cạnh tranh đã hướng các hoạt động sản
xuất đi vào chuyên sâu trong việc sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ. Các sản phẩm có lợi
thế cạnh tranh cao nhất sẽ được các nước tập trung sản xuất, với các sản phẩm bất lợi họ
sẵn sang nhập khẩu từ các nước khác và dành việc sản xuất chúng cho những nước có
điều kiện thuận lợi hơn. Sự phân công lao động quốc tế tư đâu nảy sinh và không ngừng
tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại.
Như đã đề cập, phân công lao động quốc tế là điều kiện tiên quyết để phát triển ngoại
thương. Điều này đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất đang diễn ra
đồng bộ ở tất cả các quốc gia và hầu hết các lĩnh vực khác nhau của quan hệ kinh tế quốc
tế. Thông qua cầu nối thương mại quốc tế, các nước dù ở trình độ phát triển khác nhau
đều có thể thực hiện sự hợp tác, phân công lao động quốc tế chặt chẽ theo hướng chuyên
môn hóa ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh về cùng một sản
phẩm hay nhiều loại sản phẩm, nhiều chi tiết sản phẩm khác nhau… từ đó, các nghành,
lĩnh vực sản xuất của từng nước không ngừng được cơ cấu lại theo yêu cầu của chuyên
môn hóa và dần tới một cơ cấu ngày càng hiện đại.
-Với vấn đề hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, ngoại
thương cũng có quan hệ chặt chẽ, là yếu tố chi phối quan hệ hợp tác này. Thông thường,
bất kỳ một nước nào trước khi quyết định cần hợp tác về đầu tư với ai, trong lĩnh vực
kinh doanh nào đều phải căn cứ vào mục tiêu đặt ra trước đó, trong đó có xuất khẩu và

nhập khẩu là một mục tiêu rất quan trọng thường được các bên đối tác đầu tư đặc biệt
quan tâm. Qúa trình này chỉ thường diễn ra một chiều từ các nước phát triển sang các
nước kém phát triển và đang phát triển. Những nghành và lĩnh vực nào trong nước được
đầu tư nước ngoài chú ý sẽ ngày càng phát triển theo hướng HĐH và không ngừng
chuyển dịch trong cơ cấu của nền kinh tế.
Đối với hợp tác quốc tế về khoa học-công nghệ, như đã biết, đó là các kinh doanh
chuyên môn hóa và hợp tác hóa ở tầm quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khoa
học và trao đổi công nghệ. Có nhiều phương thức, con đường khác nhau để thực hiện
họat động kinh tế đối ngoại, trong đó thông qua ngoại thương với các hoạt động xuấtnhập khẩu là một trong những phương thức, con đường mang lại hiệu quả cao trong việc
chuyển giao giữa các nước với nhau về các kết quả, thành tựu phát triển khoa học-công
nghệ. Có thể nói sự tác động của khoa học-công nghệ có tác động trực tiếp và thể hiện rõ
nét nhất trong việc cấu trúc lại nền kinh tế của một nước theo hướng CNH, HĐH.


2. Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở qua việc cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại.
Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại của một nước. Cấu thành các cân thanh toán quốc tế bao gồm nhiều bộ phận,
trong đó cán cân ngoại thương (hay còn gọi à cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình) là
một bộ phận cấu thành quá trình nhất. Trong cán cân ngoại thương thì cán cân thanh toán
vãng lai (do cán cân dịch vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương hợp thành) lại giữ vai trò
quan trọng nhất. Sự dư thừa hay thiếu hụt của nó có tác động trực tiếp đến cung-cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối của một nước, nghĩa là trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá
của các ngoại tệ so với đồng nội tệ của nước đó. Như vậy, phát triển hoạt động ngoại
thương góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thông qua đó, nó điều tiết đến tỷ
giá, lạm phát và vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô của một đất nước.
Song song với sự phát triển của hoạt động ngoại thương hữu hình, các hoạt động ngoại
thương vô hình cũng không ngừng gia tăng, sôi động như: Du lịch quốc tế, GTVT quốc
tế, thông tin liên lạc quốc tế, bảo hiểm quốc tế, dịch vụ kiều hối… Các hoạt động này

không chỉ làm tăng hiệu quả của hoạt động ngoại thương mà nó còn có những tác động
tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác phát triển. Các hoạt động kinh tế
đối ngoại khác, nếu đạt được hiệu quả tốt, đến lượt mình lại tác động tích cực trở lại để
ngoại thương tiếp tục phát triển tốt hơn và do đó sẽ tiến tới mục tiêu là tất cả các hoạt
động kinh tế đối ngoại đều đạt được hiệu quả ngày càng cao hơn trở thành động lực trực
tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
3. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các
tầng lớp dân cư.
Đây là những tác động tích cực tất yếu của ngoại thương đến phát triển kinh tế mỗi
quốc gia. Rõ ràng, thông qua ngoại thương, các nước không chỉ có lợi về mặt ngoại tệ thu
được qua hoạt động xuất-nhập khẩu mà quan trọng hơn là phát triển sản xuất trong nước,
tạo việc làm cho người lao động. Trong phát triển kinh tế, thất nghiệp bao giờ cũng là
một vấn đề bức xúc đối với mỗi quốc gia. Thất nghiệp gia tăng sẽ tạo ra sức ép lớn không
chỉ về mặt kinh tế mà cả mặt chính trị, ổn định xã hội. Bài toán thất nghiệp luôn được
chính phủ các nước quan tâm tìm lời giải. Qua hoạt động ngoại thương, phần nào đã tháo
gỡ được khó khăn này với việc phát triển kinh doanh trong nước phục vụ xuất khẩu, phát
triển các nghành nghề liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư quốc tế… Từ chỗ việc làm
được giải quyết, thu nhập thực tế và mức sống của dân cư được nâng cao, sẽ tạo ra các
khối vững chắc cho nền kinh tế phát triển trên cả hai phương diện, kinh tế và xã hội.
Tóm lại qua phần này, chúng ta đã đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản cho
quá trình hình thành, phát triển ngoại thương, những chiến lược được đúc rút từ kinh


nghiệm thực tiễn từ các nước và thấy được vai trò của nó đối với tăng trưởng, phát triển
kinh tế.

PHẦN II.
THỰC TRẠNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC
NĂM 1986

-Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh
hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ
nghĩa cộng sản. Theo đó thì kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ nhường chỗ cho kinh tế do nhà
nước chỉ huy. Mặc dù kinh tế do nhà nước chỉ huy đã tồn tại ở miền bắc dưới chế độ Việt
Nam dân chủ cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kì bao cấp thường được dùng để chỉ
sinh hoạt kinh tế cả nước việt nam ở giai đoạn đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên
toàn quốc tức là trước thời kỳ đổi mới.
-Trong nền kinh tế kế hoạch thương mại tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối
theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn bộ quyền điều hành, hạn chế thủ tiêu việc
mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hóa từ địa phương này sang địa
phương khác. Nhà nước có quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt.
Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kì này để phân phối lương thực, thực phẩm theo
đầu người, tiêu biểu nhất là số gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua. Trong
nền kinh tế như vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng phải mang bản sắc của
nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung tức là Việt Nam tiến hành xuất khẩu những sản phẩm
hàng hóa mà mình có chứ không phải xuất những gì mà thị trường thế giới đòi hỏi. Với
phương thức hoạt động xuất nhập khẩu như vậy không nhất thiết cần phải có chiến lược
phát triển thương mại quốc tế. Điều đó đã tạo ra tính ỷ lại, thiếu chủ động , thiếu năng
động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Hậu quả doanh nghiệp Việt Nam phải chịu
đựng những tổn thất to lớn trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Hàng của
Việt Nam trong thời kì này không đủ cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng
mẫu mã kiểu dáng. Đông Âu sụp đổ vào cuỗi 1980 đầu 1990 Việt Nam bị mất hầu hết
những thị trường truyền thống buộc chúng ta phải làm lại từ đầu.
*. Từ năm 1975 đến 1986
-Đất nước thống nhất, Việt Nam có điều kiện và khả năng khai thác một cách triệt để
các thế mạnh, các tiềm năng còn tiềm ẩn để phát triển kinh tế để từ đó có điều kiện để


đẩy mạnh sản xuất, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, mở rộng các hợp tác kinh tế, khoa
học kĩ thuật với các nước, thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài để phục vụ cho quá trình

phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta cũng có
những khó khăn rất lớn và những thách thức mới chúng tác động rất mạnh đến quá trình
phát triển kinh tế nói chung với ngoại thương nói riêng. Khó khăn đầu tiên là trình độ
phát triển kinh tế của ta quá thấp cơ sở vật chất kỹ thuật kém, nghèo nàn , lạc hậu, kinh tế
hàng hóa chưa phát triển, nền kinh tế bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài , chưa có tích lũy
từ nội bộ nền kinh tế. Đất nước chúng ta phải trải qua một thời gian dài chiến tranh liên
miên nó vừa tàn phá nền kinh tế, tàn phá cơ sở hạ tầng, vừa làm chậm quá trình phát triển
đất nước làm cho chúng ta tụt hậu rất xa so với các nước trên thế giới. Sau khi Việt Nam
hoàn toàn thống nhất đại hội đảng lần thứ 4 đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam là phấn đấu hoàn thành về cơ bản quá trình đưa kinh tế nước ta từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng thời gian 20 năm và chủ trương đẩy
mạnh công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển công nghiệp một cách hợp lí trên cơ sở phát
triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ . Từ quan điểm chiến lược này chính sách kinh tế
đối ngoại của Việt Nam nhìn chung vẫn dựa chủ yếu vào sự hợp tác với các nước trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và phát
triển hợp tác với các nước trong hội đồng tương trợ kkinh tế theo hướng liên kết kinh tế
xã hội chủ nghĩa…. Đồng thời mở rộng thích đáng quan hệ kinh tế với các nước ngoài hệ
thống xã hội chủ nghĩa . Toàn dân ra sức tăng xuất khẩu để nhập khẩu. Chúng ta đã có
bước chuyển biến mới là mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực 2 là những nước
thuộc hẹ thống tư bản chủ nghĩa những nước đang phát triển hoặc những vùng lãnh thổ
có nền kinh tế phát triển cao. Chúng ta đã kí nhiều hiệp định buôn bán song phương mới
nâng tổng số bạn hàng có quan hệ với ta lên hơn 100 nước trong năm 1985 tạo điều kiện
để đến năm 1985 kim nghạch xuất khẩu đạt 2555,9 triệu đô la tăng gấp 2 lần so với năm
1975 và có tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 8% một năm.
- Tháng 9/1977 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của liên hợp quốc, liên hợp
quốc đã kêu gọi các thành viên của tổ chức này giúp dỡ Việt Nam nhờ vậy Việt Nam đã
nhận được từ các quỹ trong hệ thống phát triển của LHQ khoản vốn ODA không hoàn lại
là 500 triệu USD. Nhờ có khoản vay hết sức quý báu này trong điều kiện chúng ta bị bao
vây cấm vận của các thế lực thù địch chúng ta đã sử dụng nó để thể hiện một số chương
trình hợp tác viện trợ và đào tạo giúp chúng ta có thể tiếp cận được với tri thức và công

nghệ hiện đại, tiên tiến, đào tạo một cách cơ bản đội ngũ cán bộ khoa học và quản lí
-Trong giai đoạn 1975-1986, nguyên tắc làm nền tảng cho việc hình thành cơ chế quản lí
và tổ chức hoạt động ngoại thương là nhà nước độc quyền về ngoại thương với nội dung
chủ yếu:
+Các hoạt động ngoại thương đều được kế hoạch hóa với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh
chặt chẽ và được chỉ đạo tập trung từ trung ương .


+Các hoạt động về thương mại về kinh tế với các nước do nhà nước đảm nhiệm.
Cơ chế quản lí tập trung bao cấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương , đặc
biệt xuất khẩu và phát triển các mặt hàng xuất khẩu . Việc xuất khẩu theo hạn ngạch và
những mặt hàng nhà nước giao cho theo chỉ tiêu pháp lệnh đã làm triệt tiêu tính cạnh
tranh trong hoạt động ngoại thương về hàng hóa về chất lượng và mẫu mã chủng loại
hàng hóa….. và nó cũng chính là nguyên nhân làm cho chúng ta không phát triển được
sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Trước tình trạng trì trệ của nền kinh tế hội nghị ban
chấp hành trung ương lần thứ 6 đã đề ra một số biện pháp nhằm cải biến cơ chế quản lí
hoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu. Trước tình trạng trì trệ nền kinh tế hội nghị
ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 6 đã đề ra một số biện pháp nhằm cải biến cơ chế
quản lí hoạt động ngoại thương đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Song nguyên tắc cơ bản
của cơ chế quản lí ngoại thương vẫn là độc quyền ngoại thương tuy nhiên đã có một số
sửa đổi.
+Thứ nhất sửa đổi công tác kế hoạch hóa xuất khẩu . Trong sửa đổi kế hoạch hóa xuất
khẩu nhà nước thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh với xuất khẩu cho phép xuất khẩu theo 2
loại: xuất khẩu theo kế hoạch và xuất khẩu ngoài kế hoạch.
+Thứ hai mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho các địa phương thông qua các đơn
vị kinh tế quốc doanh ngoại thương của địa phương từ đây hình thành hai quy chế xuất
khẩu khác nhau hàng xuất khẩu trung ương và hàng xuất khẩu địa phương….
+Thứ ba mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các liên hiệp xí nghiệp
+Thứ tư dành cho các địa phương một tỉ lệ ngoại tệ thu được từ xuất khẩu địa phương để
nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng nhập khẩu địa phương và cho kinh tế địa

phương. Từ đây đã hình thành chế độ tự cân đối ngoại tệ đối với các địa phương .
Những sửa đổi này đã làm giảm bớt phần nào tính tập trung cao của công tác quản lí
ngoại thương của nhà nước trung ương, đã phần nào tạo cơ hội cho các xí nghiệp và địa
phương được chủ động tích cực tham gia vào việc khai thác và tổ chức sản xuất, tổ chức
nguồn hàng địa phương để tăng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế địa phương nói
riêng song về cơ bản những sửa đổi này vẫn không thoát khỏi khuôn khổ độc quyền
ngoại thương của nhà nước. Đây cũng là đặc thù của cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa
tập trung là đặc trưng riêng của các nước hệ thống xã hội chủ nghĩa.
II, HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986
ĐẾN NAY
1, Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995:
Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng
từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) họp cuối năm 1986. Nhờ thực hiện chính
sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm 1995, nước
ta đã quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới;


đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
Hoa Kỳ (12/7/1995); gia nhập ASEAN (28/7/1995). Đó là những điều kiện thuận lợi để
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước và
các tổ chức kinh tế khu vực.
1.1 - Kết quả xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1995:
Để có thể rút ra những nhận xét về hoạt động ngoại thương sau thời kỳ đổi mới,
chúng ta sẽ lấy kết quả hoạt động ngoại thương trong 10 năm từ 1986 đến 1995 để so
sánh với giai đoạn 10 năm trước đó như sau:
- Về tốc độ tăng trưởng: Xuất khẩu tăng bình quân 24%/năm trong khi giai đoạn
10 năm trước đó là 13,5%; Nhập khẩu tăng bình quân 16%/năm so với 7%/năm giai đoạn
10 năm trước đó.
Bảng 6.1: Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1986-1995
Đơn vị tính: Triệu USD

Tổng
kim
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại
ngạch XNK
Trị giá
Tỉ lệ %
1986

2.944,2

789,1

1987

3.309,3

854,2

2.455,1

1988

3.795,1

1.038,4

2.756,7


1989
1990
Cộng
86-90
1991
1992
1993
1994

4.511,8
5.156,4
19.716,8

1.946,0
2.404,0
7.031,7

2.565,8
2.752,4
12.685,1

4.425,2
5.121,4
6.909,2
9.880,1

2.087,1
2.580,7
2.985,2

4.054,3

2.338,1
2.540,7
3.924,0
5.825,8

1995

13.604,3

5.448,9

8.155,4

Cộng
39.940,2
17.156,2
91-95
(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

2.155,1

22.784,0

1.366,0
1.600,9
1.718,3
-619,8
-348,4

5.653,4
-251,0
+40,0
-978,8
1.771,5
2.706,5
5.627,8

33,6%
34,8%
37,6%
75,8%
87,3%
55,4%
89,3%
101,5%
76,0%
69,6%
66,8%
75,3%

- Về cán cân thương mại: Nhập siêu vẫn còn nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu cao (so với nhập khẩu, xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ từ 33,6% đến 101,5% so với nhập
khẩu hàng năm) nên đã phần nào làm giảm khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và
nhập khẩu. Ngoài ra, trong giai đoạn này, đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ nước ta và đầu
tư trong nước gia tăng, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản


xuất cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nhập siêu, nhưng điều đó lại cần thiết
vô cùng cho sư phát triển.

- Về trị giá xuất nhập khẩu: Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn
rất nhiều lần giai đoạn trước đó, ví dụ, bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai
đoạn 1976-1985 là 442 triệu Rúp - USD, thì số liệu tương ứng giai đoạn 1986-1995 là
2,4 tỷ USD (bảng 6.3 và 6.4).
1.2- Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu:
- Về cơ cấu hàng xuất khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu trong 10 năm sau đối
mới có sự thay đổiø khá mạnh ở nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Sự thay
đổi này là do chúng ta tăng dần xuất khẩu dầu thô. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất dầu
thô với số lượng là 1,5 triệu tấn; năm 1995 xuất khẩu mặt hàng này tăng lên hơn 7,6 triệu
tấn.
Bảng 6.2: Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995
Đơn vị tính %
Nhóm hàng
1986
1990
1995
1- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
8,0
25,7
25,3
2- Hàng CN nhẹ và TTCN
28,8
26,4
28,4
3- Hàng nông sản và nông sản chế biến
40,4
32,6
32,0
4- Hàng lâm sản
9,1

5,3
2,8
5- Hàng thủy sản
13,4
9,9
11,4
6- Hàng khác
0,3
0,1
0
Tổng số
100
100
100
(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)
Nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sau khi tăng mạnh những năm sau đổi mới,
đến những năm 1990 có xu hướng giảm dần trong cơ cấu xuất khẩu. Năm 1986 nhóm các
hàng này chiếm 63,2% trong tổng giá trị xuất khẩu; năm 1990 và 1995 giảm còn 48% và
46,2%. Xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và và thủ công nghiệp tăng nhanh về tổng trị giá
nhưng tỉ lệ trong cơ cấu xuất khẩu ít thay đổi (bảng 6.5).
- Về cơ cấu nhập khẩu: Cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư
liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng trong
10 năm qua. Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, động cơ và phụ
tùng tăng nhanh. Nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu.
Trong nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng, tỷ lệ nhập khẩu lương thực giảm mạnh.
Ngược lại hàng tiêu dùng khác tỷ lệ nhập khẩu tăng đều qua các năm và năm 1995 chiếm
gần 11% giá trị nhập khẩu (bảng 6.6)

Bảng 6.3: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995
Đơn vị tính %

Nhóm hàng
1986
1990
1995


I- Tư liệu sản xuất
866
1 Thiết bị toàn bộ
19,8
2 Máy móc, thiết bị ĐCPT 15,0
3 Nguyên vật liệu
51,9
II- Vật phẩm tiêu dùng
13,4
1 Lương thực
3,4
2 Thực phẩm
1,6
3 Hàng y tế
1,5
4 Hàng tiêu dùng khác
6,8
Tổng số
100
(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)

85,1
16,0
11,4

57,8
14,9
1,7
2,5
1,5
9,2
100

83,5
0
25,7
57,8
16,5
1,4
3,5
0,9
10,8
100

- Về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu:
Thị trường buôn bán của Việt Nam trong 10 năm sau đổi mới có thay đổi rất lớn. Các
nước thuộc Châu Á có tỷ trọng tăng dần trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Nếu Châu Á chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của Việt
Nam trong năm 1986 thì năm 1995 tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%. Ngược lại buôn
bán với Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Nga giảm dần. Năm 1995 Châu Âu chỉ chiếm
18% tổng trị giá xuất khẩu và hơn 13% giá trị nhập khẩu của Việt Nam (bảng 6.7)
Bảng 6.4: Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986-1995.
Đơn vị: Triệu USD
1986
1990

1995
Xuất
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Nhập
khẩu
khẩu
khẩu
khẩu
khẩu
khẩu
Tổng số
798.100
2.155.100 2.404.00 2.752.400 5.448.90 8.155.400
0
0
1. Châu Á
177.957
227.972
1.040.40 1.009.438 3.944.72 6.318.156
1
5
2. Châu Âu
446.911
1.645.581 1.215.13 1.604.409 938.033
1.088.860
8
3. Châu Mỹ

14.234
6.398
15.722
11.761
238.335
169.714
4. Châu Phi
40
399
4.178
2.413
38.094
22.659
5. Châu ĐD
3.607
9.688
7.701
10.694
56.909
103.912
6. Tchức LHQ
31.154
1.781
23.971
539
21.588
7. Tchức qtế
355
11.577
1.316

2.912
8.Khuchếxuất
225
2.625
9. Tgiá không 145.950
163.326
118.769
88.403
187.091
424.990
phân tổ chức
(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)


Sự thay đổi thị trường xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm này là do sự đổi mới
trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước
ta. Từ việc chỉ quan hệ buôn bán với các nước Xã hội chủ nghĩa, sang thời kỳ đổi mới,
mối quan hệ này được mở rộng đến tất cả các nước. Cũng chính nhờ sự thay đổi này mà
chúng ta đã nhanh chóng vượt qua được thời kỳ khó khăn khi thị trường Liên Xô và các
nước Đông Âu có sự biến động bất lợi cho việc xuất nhập khẩu.
2- Giai đoạn từ sau 1995 đến nay:
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục tăng bình quân 21,3%/năm
và 13,3% năm. Mặc dù giai đoạn 2001 - 2002, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có giảm, chỉ
đạt bình quân 7,5% nhưng sang năm 2003 đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng vượt qua
mức 10%/năm.
Bảng 6.5 thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của nước ta
giai đoạn hiện nay. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu đã tăng cao, đạt bình quân gần 90%,
đó là một dấu hiệu đáng để chúng ta hy vọng vượt qua được tình trạng nhập siêu và bước
vào thời kỳ xuất siêu.
Bảng 6.5: Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1997-2002.

Đơn vị tính: Triệu USD
Cán cân thương mại
Tổng
kim
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
ngạch XNK
Trị giá
Tỉ lệ %
1996
18.399,8
7.255,8
11.144,0
-3.888,2
65,1
1997
20.050,0
8.850,0
11.200,0
- 2.350,0
79,0
1998
20.742,0
9.352,0
11.390,0
- 2.038,0
82,1
1999
23.159,0

11.523,0
11.636,0
-113,0
99,0
2000
29.508,0
14.308,0
15.200,0
-892,0
94,1
2001
31.187,0
15.027,0
16.162,0
-1.135,0
93,0
2002
35.830,0
16.530,0
19,300,0
-2.770,0
85,6
(Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí Ngoại thương 1997,1998,1999,2000,2001,2002)
Bên cạnh việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, việc thu hút đầu tư nước ngoài
cũng là một động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Tính đến tháng 4 năm 2003, tổng vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện ở nước ta là
21,8 tỷ USD, trong đó, các nước có đầu tư lớn như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan...
(bảng 6.6).
Bảng 6.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tài khoản vốn, 1996- 2001
Đơn vị tính: Triệu USD



Chỉ tiêu

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Cán cân tài khoản vốn

2.105

1.681

580

-337

-823

-576


Luồng đầu tư ròng FDI

1.838

2.074

800

700

800

900

Các khoản vay trung & dài 43
hạn

278

70

-423

77

-276

Vốn vay ngắn hạn

224


-612

-290

-614

-1.700

-1.200

Tài khoản vốn/GDP (%)

8,4

6,2

0,8

-1,2

-2,5

1,8

FDI/tài khoản vốn (%)

88,1

124,8


370,4

-209,6

-103,6

156,2

(Nguồn: Vietnam Development Report, 2003)
Bảng 6.7: Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, tính đến tháng 4/200
Đơn vị tính: Triệu USD
STT

Quốc gia, vùng, lãnh Số dự án
thổ

1

Singapore

2

Đài Loan

3
4

276


Tổng số
đăng ký

vốn Tổng số vốn thực
hiện

7.354

2.770

980

5.376

2.436

Nhật Bản

384

4.353

3.458

Hàn Quốc

536

3.784


2.186


5

Hồng Kông

276

2.965

1.776

6

Pháp

127

2.080

857

7

Island thuộc Anh

166

1.835


1.023

8

Hà Lan

47

1.698

1.269

9

Vương Quốc Anh

46

1.185

1.056

10

Thái Lan

112

1.378


577

11

Malaysia

125

1.138

1.199

12

Mỹ

163

1.128

563

13

Úc

77

463


262

14

Thụy Sĩ

23

626

518

15

Cayman Islands

11

475

335

16

Đức

43

240


119

17

Thụy Điển

9

454

359

18

Bermuda

5

260

148


19

Nga

42


219

149

20

Philippines

19

184

84

21

British West Indies

3

261

34

22

Trung Quốc

216


405

133

23

Channel Islands

12

193

78

24

Indonesia

7

108

127

25

Đan Mạch

13


118

58

26

Canada

30

47

15

27

Bỉ

20

52

27

28

Na Uy

10


35

15

29

Luxembourg

11

34

14

30

Liechtenstein

2

35

31

31

Khác

106


409

139

Tổng cộng

3.897

38.892

21.815


×