Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tích phương thức đầu tư trực tiếp FDI của tập đoàn SCG thái lan tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 24 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
Tên đề tài: Phân tích phương thức đầu tư trực tiếp FDI của
tập đoàn SCG Thái Lan tại thị trường Việt Nam
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm
Học phần: Quản trị kinh doanh quốc tế
Học viên: Dương Thị Thảo Nhi
Lớp: K37.QTR.ĐN

Năm học 2018-2019


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 2
I. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) .................. 3
1/ Khái niệm ......................................................................................................... 3
2/ Những đặc điểm của Đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................... 3
3/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................... 4
3.1/ Liên doanh ................................................................................................. 4
3.2/ Công ty con sở hữu toàn bộ ....................................................................... 5
3.2.1/ Hai hình thức của loại hình Công ty con sở hữu toàn bộ ................... 6
a. Đầu tư mới ............................................................................................. 6
b. Mua lại................................................................................................... 6
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ...... 7


1/ Lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI .......................................................... 9
2/ Lợi ích từ việc thu hút FDI ............................................................................. 10
3/ Bất lợi từ việc thu hút FDI ............................................................................. 12
III. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM THÔNG
QUA FDI CỦA TẬP ĐOÀN SCG THÁI LAN ................................................. 13
1/ Bốn gã khổng lồ Châu Á đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam lớn
thế nào?............................................................................................................... 13
2/ SCG - Gã khổng lồ Thái đã thâu tóm bao nhiêu Doanh nghiệp Việt?........... 14
2.1/ Sơ lược về Tập đoàn xi măng Siam (SCG) ............................................. 14
2.2/ Những thành tựu đạt được và các thương vụ nổi tiếng ........................... 14
2.3/ Tập đoàn SCG mua lại nhà máy xi măng của Kusto Group ở Quảng Bình
(VCM)............................................................................................................. 16
2.4/ Đôi nét về Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VCM) ........ 16
IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN FDI TẠI VIỆT NAM........................................... 21

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 1


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn lực phát
triển kinh tế của Việt Nam nói chung, bất động sản nói riêng và đang có xu
thế tăng dần trong những năm qua.
Việt Nam đang hội tụ đầy đủ các cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư lâu dài bởi lợi thế như nhân công giá rẻ, môi trường kinh doanh thông

thoáng... Trong giai đoạn tới, thách thức là thay đổi cách nhìn về nhân công
giá rẻ, nhằm thu hút được vốn vào các lĩnh vực công nghệ cao, có giá trị gia
tăng cao hơn... và tiếp tục coi đầu tư FDI là một thành phần quan trọng của
nền kinh tế Việt Nam.
Trong khi các Holdings Việt Nam còn non trẻ, vừa mới hình thành thì các
Holdings Châu Á nổi lên như một đàn anh "máu mặt" tại thị trường Việt Nam
với tính truyền thống sâu sắc, lịch sử lâu đời, mô hình kinh doanh định vị rõ nét
và giá trị vốn hoá lớn, dự báo trong tương lai có thể làm thay đổi cục diện sở
hữu ngành nghề nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Và một trong số đó
không thể không nhắc đến Tập đoàn SCG của Thái Lan. Bài tiểu luận này đề
cập đến việc tập đoàn sử dụng phương thức thâm nhập thị trường quốc tế thông
qua đầu tư trực tiếp FDI tại các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam và cụ thể
là Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VCM).

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 2


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

I. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1/ Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) ngày nay đã
trở thành hình thức đầu tư phổ biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức
kinh tế quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia.
FDI được xem là sự di chuyển vốn quốc tế xuyên qua các đường biên giới
khi lợi nhuận được dự đoán ở nước ngoài cao hơn trong nước.

Như vậy, FDI, xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam, là hoạt động bỏ
vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với điều kiện
họ phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
2/ Những đặc điểm của Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài
sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản của nền
kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư.
Thứ hai, được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh
nghiệp mới (liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh
doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở
mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng
doanh nghiệp.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc
cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực
tiếp hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị
trường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị
giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao.
Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động
của dòng vốn đầu tư.
Thứ sáu, FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và
đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào
một nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 3


BÀI TẬP CÁ NHÂN


GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Thứ bảy, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.
Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI
trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã
được 30 năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính
những đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách thu
hút FDI phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm
mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền
kinh tế.
3/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.1/ Liên doanh
Liên doanh được hình thành bởi sự cam kết giữa các bên - trên cơ sở đồng
góp vốn, đồng sở hữu và quản lý.
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước đến nay.
Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút
FDI. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở
tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà
với Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại.
Như vậy, hình thức Doanh nghiệp liên doanh tạo nên pháp nhân đồng sở
hữu những địa điểm đầu tư phải ở nước sở tại. Hiệu quả hoạt động của
Doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của
nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, mức độ hoàn thiện pháp
luật, trình độ của các đối tác liên doanh của nước sở tại.
Hình thức Doanh nghiệp liên doanh có những ưu điểm là góp phần giải
quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát
triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ,
đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập
kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn
trong việc kiểm soát được đối tác nước ngoài. Về phía nhà đầu tư, hình thức

này là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp
và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp phần tạo điều kiện cho nước sở tại tham
gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 4


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là thường dễ xuất hiện mâu
thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thể có sự khác
nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa, ngôn
ngữ, luật pháp. Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp vốn thấp,
năng lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong Doanh nghiệp liên
doanh yếu.
Ví dụ: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác:
+ Công ty Honda Motor (Nhật Bản - 42%)
+ Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan - 28%)
+ Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam - 30%
Với tổng vốn đầu tư 209.252.000 USD, diện tích 219.000 m2 và hơn
5000 lao động thâm nhập thị trường Việt Nam hơn 10 năm tạo ra nhiều lợi
nhuận kinh tế cho các bên tham gia liên doanh và góp phần phát triển kinh tế
Việt Nam.
3.2/ Công ty con sở hữu toàn bộ
Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hay còn
gọi là hình thức công ty con sở hữu toàn bộ, là hình thức truyền thống và

phổ biến của FDI. Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú
trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động
kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu
tư nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy
mô lớn. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty con
của công ty mẹ xuyên quốc gia, kiểm soát hoàn toàn công ty con.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại (nước
nhận đầu tư). Là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại, doanh nghiệp phải
được đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại. Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh. Về hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theo
Luật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn,
doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 5


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhà
không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được
tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, do độc
lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để

cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến
nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề
người lao động. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận
được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư
nước ngoài và không có lợi nhuận.
3.2.1/ Hai hình thức của loại hình Công ty con sở hữu toàn bộ
a. Đầu tư mới
Là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở
marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ
sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tư
thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh
marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình.
Đây chính là những gì mà hãng Ford đã làm, ví dụ như thành lập một nhà
máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây Ban Nha.
b. Mua lại
Là chiến lược mua lại việc kiểm soát hay 100% lợi ích từ công ty khác, và
biến công ty bị mua lại thành một đơn vị kinh doanh phụ thuộc.
Ví dụ, khi hãng Home Deport thâm nhập vào thị trường Mexico, nó mua
lại các cửa hàng và tài sản của một nhà bán lẻ các sản phẩm công trình kiến
trúc, Home Mart. Nhà sản xuất máy tính cá nhân Lenovo của Trung Quốc đã
quốc tế hóa nhanh chóng nhờ một phương thức mua lại đầy tham vọng. Năm
2004, Lenovo mua lại việc kinh doanh PC của IBM, với giá trị vào khoảng
hai phần ba doanh thu của hãng năm 2005. Cuộc mua bán này đã mang đến
cho Lenovo những tài sản phương thức giá trị, như là thương hiệu và mạng
lưới phân phối. Việc mua lại đã giúp Lenovo nhanh chóng mở rộng việc
vươn tới các thị trường và trở thành công ty toàn cầu.
Các doanh nghiệp đa quốc gia thường ưu tiên mua lại hơn là đầu tư mới vì
bằng cách mua lại một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động, doanh
nghiệp đa quốc gia sẽ tận dụng được đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN


Trang 6


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

quyền sở hữu những tài sản đã có như nhà máy, trang thiết bị, và nguồn
nhân lực cũng như là kế thừa được nguồn cung ứng và khách hàng. Thêm
vào đó, mua lại sẽ mang lại một dòng doanh thu ngay lập tức và làm tăng hệ
số thu nhập trên đầu tư của doanh nghiệp đa quốc gia nếu so sánh với đầu tư
mới. Ngược lại, Chính phủ của các nước sở tại thường thích các doanh
nghiệp đa quốc gia đầu tư mới hơn bởi vì nếu so với mua lại, đầu tư mới sẽ
tạo ra việc làm mới và tăng năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ tiên
tiến và những bí quyết sản xuất cho các doanh nghiệp địa phương cũng như
cải thiện mối liên kết với thị trường toàn cầu. Rất nhiều Chính phủ đã đưa ra
những ưu đãi để khuyến khích đầu tư mới, và những ưu đãi này đủ để bù đắp
lại những lợi ích thay thế do hình thức mua lại tạo ra.

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Trong 8 tháng qua, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rót vào
Việt Nam đạt 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017.

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 7


BÀI TẬP CÁ NHÂN


HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Trang 8


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

1/ Lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI
Chính sách đổi mới về kinh tế - xã hội từ đầu những năm 80 đến nay đã
giúp Việt Nam từ một nước có thu nhập thấp trở thành một nước có thu nhập
trung bình, chính trị ổn định và có quan hệ giao thương với hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Những đổi thay này đã giúp Việt Nam trở thành một điểm
đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tạo ra nhiều lợi thế trong việc thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, một trong những khu vực tế phát
triển và năng động nhất thế giới hiện nay. Đặc biệt, với hơn 3.000 km bờ
biển và nằm ngay cửa ngõ của khu vực, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong
việc xây dựng và phát triển các cảng nước sâu cũng như giao thương toàn
cầu.
Khí hậu nhiệt đới với hai miền khí hậu khác nhau và các mùa rõ rệt cũng
cho Việt Nam nhiều lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp, và trở thành
một nguồn cung cấp nông-lâm-thủy hải sản tương đối trọng điểm cho khu
vực và thế giới.
Sau hơn 30 năm đổi mới và áp dụng nền kinh tế theo định hướng thị
trường, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn. Kinh tế liên tục tăng

trưởng với tốc độ khá cao so với bình quân của thế giới và khu vực.
Mặc dù liên tục phải đối mặt với những bất ổn và thách thức khi kinh tế thế
giới trải qua giai đoạn suy thoái khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trên 6%/năm. Chính phủ Việt Nam tự
tin đặt ra mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035, và
tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn sắp tới là 7%.
Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định qua nhiều năm luôn là một điểm hấp dẫn
các nhà đầu tư, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao vị thế cạnh tranh trong
cuộc đua thu hút vốn đầu tư so với các nước khác trong khu vực.
Bên cạnh các thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng rất thành công trong việc
duy trì sự ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Tỷ lệ lạm phát những năm
gần đây được kiểm soát tốt ở mức dưới 5%. Tỷ giá ngoại hối luôn được duy
trì ở mức ổn định, không có những biến động bất thường ảnh hưởng đến
kinh tế. Tăng trưởng tín dụng cũng được kiểm soát chặt chẽ.
Sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu trong những năm qua cũng là một
điểm quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngành
tiêu dùng và bán lẻ, vì họ là lực lượng tiêu dùng hùng hậu có trình độ và nhu
cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là động lực chính trong việc
biến thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam thành một trong những thị trường
hấp dẫn nhất hiện nay.
Dân số Việt Nam đến nay đã gần tới cột mốc 100 triệu dân, đứng thứ 14
trên thế giới, với khoảng 60% trong độ tuổi dưới 35. Đây là nguồn lao động
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 9


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm


trẻ, khỏe, năng động, có tiềm năng và khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến
để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức, đặc biệt khi cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ.
Tuy nhiên, chi phí nhân công ở Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các
nước có mức thu nhập tương tự, nên sẽ tiếp tục là môt lợi thế cạnh tranh
không nhỏ của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong sản xuất hàng
tiêu dùng và các hàng hóa cần sử dụng nhiều sức lao động.
Việc Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách kinh tế theo định hướng thị
trường, và tăng cường hội nhập với thế giới, sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho
các nhà đầu tư tiếp cận với thị trường thế giới.
Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương và đa phương, như Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ,
Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (hiệu lực vào năm 2018), trở thành thành
viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham gia Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC),... và đang tiếp tục tham gia đàm phán trong nhiều
thỏa thuận thương mại khác.
Điều này khẳng định vai trò và vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam
trong kinh tế toàn cầu, cũng như thể hiện quyết tâm hội nhập và tuân thủ luật
chơi trong thương trường quốc tế.
2/ Lợi ích từ việc thu hút FDI
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.
Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn
nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ
nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy
động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy
nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách

đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp
thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy
và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên,
việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư
còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn
đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có
quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 10


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng
lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê
mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa
phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa
phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp,
mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển
thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao
động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông
thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và

được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa
phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu
ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp
ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
Về kết quả thu hút FDI, cho đến ngày 20/3/2017, vốn FDI thực hiện của Việt
Nam đạt 157 tỷ USD trong 30 năm. Từ năm 1988 đến năm 1990 thu hút FDI
chưa được bao nhiêu, từ năm 1991 mới bắt đầu và từ năm 1999 đến 2004
cũng không được bao nhiêu do khủng hoảng kinh tế khu vực dẫn tới vốn
FDI giảm sút nghiêm trọng. Tựu chung lại, bắt đầu 1991 tới 2016 Việt Nam
giải ngân được 157 tỷ USD. Vốn FDI thu hút và thực hiện ngày càng nhiều.
Nếu như trong giai đoạn 1991 đến 2001 bình quân vốn thực hiện là 3 tỷ
USD/năm, 10 năm giải ngân được 30 tỷ USD, thì từ 2001 tới 2016, Việt
Nam giải ngân được 127 tỷ USD, tính trung bình mỗi năm giải ngân được 8
tỷ USD, đây là câu chuyện không hề đơn giản. Trong đó, từ 2011 đến 2016
mỗi năm giải ngân được khoảng 12 tỷ USD, riêng năm 2016, con số giải
ngân được xấp xỉ 15 tỷ USD, chiếm 20-21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của
năm 2016, đây là con số khá ấn tượng.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/1/2018
thu hút 166 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 442,6 triệu USD,
giảm 5,1% về số dự án và giảm 64,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm 2017.
Bên cạnh đó, có 61 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều
chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 456,8 triệu USD, tăng 155% so
với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 899,4 triệu
USD, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm 2017.
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN


Trang 11


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng 1/2018 ước tính đạt
1.050 triệu USD, tăng 10,5% so với tháng 1/2017.
Trong tháng còn có 415 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài với tổng giá trị góp vốn là 356 triệu USD, tăng 54,7% so với cùng kỳ
năm 2017, trong đó có 212 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ
của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 199,1 triệu USD và 203 lượt nhà đầu
tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ
với giá trị 156,9 triệu USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các dự án cấp mới trong tháng tập
trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký
đạt 330,6 triệu USD, chiếm 74,7% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí đạt 60 triệu USD, chiếm 13,5%; các ngành còn lại đạt
52 triệu USD, chiếm 11,8%.
3/ Bất lợi từ việc thu hút FDI
Dĩ nhiên, bên cạnh đó có những mặt tiêu cực, ví dụ như chuyển giá, tranh
chấp lao động, ô nhiễm môi trường, tham gia vào chuỗi giá trị của doanh
nghiệp Việt Nam còn thấp.
Đặc biệt, kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện rất
yếu, hay nói cách khác việc tận dụng nguồn vốn FDI mang lại chưa cao.
Điều này mang lại hệ quả là tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Việt Nam yếu, công nghiệp phụ trợ hạn chế, hiệu quả của FDI từ đó cũng
hạn chế.

Vậy FDI mang công nghệ, vốn vào rồi họ xuất khẩu thì người Việt Nam
được gì ngoài thu được thuế, việc làm, lương, cung cấp một số dịch vụ…?
Thực sự, tham gia vào chuỗi giá trị hàng hoá đó, mình không được nhiều.
Nhiều chương trình hiệu quả thấp. Ví dụ như công nghiệp phụ trợ đã đề cập
tới mấy chục năm nay rồi, dù 2 năm gần đây phát triển tốt hơn nhưng vẫn
chậm hơn so với kỳ vọng. Nếu so với các nước trong khu vực đặc biệt là
Trung Quốc, việc tận dụng nguồn vốn FDI của Việt Nam có hiệu quả thấp
hơn.
Chúng ta thấy thời gian qua, về môi trường, có những DN FDI gây ra
nhiều sự cố ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự cố thảm họa môi trường tại 4
tỉnh miền Trung do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 12


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Tuy nhiên, hiện nay trên cả nước có 23.000 DN FDI đang hoạt động, có
những DN đã gây ra những sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng
phải khẳng định đó không phải là đa số. Hơn nữa, việc gây ô nhiễm môi
trường không chỉ có DN FDI mà có cả những DN trong nước, từ DNNN đến
DN tư nhân. Đây là hệ thống vấn đề có liên quan đến kinh tế thị trường
trong điều kiện lợi nhuận đang làm mờ mắt các ông chủ DN. Vì thế, chúng
ta phải xử lý tổng thể, kể cả với các DN FDI chứ không phải do đầu tư nước
ngoài mới có ô nhiễm môi trường.
III. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
THÔNG QUA FDI CỦA TẬP ĐOÀN SCG THÁI LAN

1/ Bốn gã khổng lồ Châu Á đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt
Nam lớn thế nào?
Trong khi các Holdings Việt Nam còn non trẻ, vừa mới hình thành thì 4
Holdings Châu Á nổi lên như một đàn anh "máu mặt" tại thị trường Việt
Nam với tính truyền thống sâu sắc, lịch sử lâu đời, mô hình kinh doanh định
vị rõ nét và giá trị vốn hoá lớn.
4 đại gia nước ngoài dự báo trong tương lai có thể làm thay đổi cục diện
sở hữu ngành nghề nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung bao gồm: Tập
đoàn CJ của Hàn Quốc (thực phẩm, công nghệ sinh học, giải trí, mua sắm tại
nhà và logistics), Tập đoàn Ayala của Philippines (cấp nước, viễn thông, bất
động sản, ngân hàng), Tập đoàn SCG của Thái Lan (xi măng, vật liệu xây
dựng, nhựa) và Tập đoàn Central Group của Thái Lan (bán lẻ, nhà hàng,
khách sạn, bất động sản).
Hai trong bốn vị “đại gia” nói trên đến từ Thái Lan. Điều này đặt ra câu
hỏi rằng, vì sao các tỷ phú Thái Lan lại ra tay thâu tóm trên đất Việt. Có ba
yếu tố khiến đại gia Thái Lan đổ bộ vào Việt Nam kinh doanh, là quy mô thị
trường cùng sự kỳ vọng sức mua tăng và thị trường Việt Nam dễ tiếp cận
các thị trường khu vực.

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 13


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

2/ SCG - Gã khổng lồ Thái đã thâu tóm bao nhiêu Doanh nghiệp
Việt?

2.1/ Sơ lược về Tập đoàn xi măng Siam (SCG)
SCG của Thái Lan được thành lập dưới nghị định hoàng gia của nhà vua
Vajiravudh (vua Rama VI) năm 1913. Trụ sở chính tại Bang Sue, Bangkok,
Thái Lan, hoạt động tập trung vào 3 lĩnh vực chính là hóa dầu, bao bì và xi
măng - vật liệu xây dựng. Tầm nhìn của SCG là trở thành doanh nghiệp dẫn
đầu trong khu vực, tập trung vào đổi mới sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng sống của người tiêu
dùng, cùng với việc khuyến khích phát triển bền vững cho các xã hội và
cộng đồng nơi tập đoàn hoạt động.
2.2/ Những thành tựu đạt được và các thương vụ nổi tiếng
SCG coi Việt Nam là thị trường chiến lược và bắt đầu mở rộng hoạt động
sang Việt Nam từ năm 1992, và hiện có 17 công ty với tổng giá trị tài sản
hơn 370 triệu USD, doanh thu 300 triệu USD với hơn 2.300 nhân viên Việt
Nam. Ngoài ra, SCG cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác ở Việt Nam
như tổ hợp hóa dầu tại miền Nam.
Công cuộc thâu tóm của SCG có thể kể đến các thương vụ nổi đình nổi
đám như: Năm 2012, SCG đã ký thỏa thuận mua 85% cổ phần CTCP Prime
Group với giá 240 triệu USD (gần 5.000 tỷ đồng). Việc mua lại Prime Group
không chỉ giúp SCG tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, mà còn giúp tập
đoàn này trở thành nhà sản xuất gạch lát sàn lớn nhất thế giới, với sản lượng
kỷ lục là 225 triệu m2/năm.

Năm 2015, SCG tiếp tục mua thành công 80% cổ phần Công ty Nhựa Tín
Thành - Doanh nghiệp tốp đầu trong lĩnh vực nhựa bao bì của Việt Nam;
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 14


BÀI TẬP CÁ NHÂN


GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

mua trên 20% cổ phần của Nhựa Bình Minh và gần 25% cổ phần của Nhựa
Tiền Phong.
Tính đến thời điểm này, SCG đã chi ra khoảng 121 triệu USD đầu tư vào
các công ty Việt Nam thuộc lĩnh vực nhựa. Ngoài những doanh nghiệp đã
nêu, SCG còn nắm giữ cổ phần tại 18 công ty chuyên sản xuất nhựa gia
dụng, bao bì khác như Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Công ty Nhựa và
Hóa chất TPC Vina, Công ty Chemtech và Công ty Vật liệu nhựa Minh
Thái,...
Hầu hết các công ty trong tập đoàn đều đã được công nhận tiêu chuẩn ISO
9002 về quản lý chất lượng, ISO 14001 về quản lý môi trường, TIS
18001 về bảo vệ sức khỏe và an toàn, thường đi đầu trong lĩnh vực công
nghiệp của mình. SCG cũng nhận được nhiều giải thưởng trong nước và
quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đầu tư vào Việt Nam đã giúp SCG thu được nhiều trái ngọt. Báo cáo kết
quả kinh doanh năm 2015 của Tập đoàn này cho thấy, doanh thu bán hàng
đạt 14.100 tỷ đồng (638 triệu USD), tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, chủ
yếu nhờ vào kinh doanh ngành gạch men và bao bì đóng gói.
Với tham vọng bá chủ thế giới trong lĩnh vực nhựa bao bì, năm 2013, lãnh
đạo SCG đã duyệt bản kế hoạch đầu tư cho 5 năm tiếp theo khoảng 6-8 tỷ
USD cho các nước trong khu vực, trong đó, một phần lớn sẽ được rót vào
Việt Nam.
Trong một bài phỏng vấn, ông Kan Trakulhoon - Chủ tịch kiêm Giám đốc
điều hành SCG. từng khẳng định, chính sách ưu tiên đầu tư của SCG vào
Việt Nam là mua lại, vì chiến lược này giúp công ty đến với thị trường
nhanh hơn.
Như vậy, trong một vài năm tới, có thể thị trường sẽ còn chứng kiến thêm
nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động trong các lĩnh vực như xi măng - vật liệu

xây dựng, giấy và hóa chất bị thâu tóm bởi "gã khổng lồ" này.
SCG nhận định, hiện tại thị trường xi măng Thái Lan thời gian qua cũng
chịu ảnh hưởng bởi việc nhập khẩu các loại xi măng giá rẻ. Để có thể cạnh
tranh được với các loại xi măng này, công ty đã tiến hành mở rộng việc phát
triển ra các quốc gia có nhân công rẻ trong khu vực, đặc biệt là tại Indonesia
và Việt Nam. Tập trung 3 yếu tố thuận lợi: nhân công rẻ, ngay cạnh Thái
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 15


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Lan và tài nguyên sẵn có, Việt Nam là lựa chọn hoàn hảo của SCG. Và một
trong những thương vụ được thực hiện hoàn tất mới đây, vào năm 2017, đó
là việc SCG mua lại 100% Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam
(VCM).
2.3/ Tập đoàn SCG mua lại nhà máy xi măng của Kusto Group ở
Quảng Bình (VCM)
Công ty TNHH SCG Xi măng - Vật liệu xây dựng, công ty thành viên của
tập đoàn SCG, vừa thực hiện việc mua lại 100% vốn cổ phần (tương đương
156 triệu đô la Mỹ) từ các cổ đông hiện tại của công ty Cổ phần Vật liệu xây
dựng Việt Nam (“VCM”) tại miền trung Việt Nam. Giá trị doanh nghiệp
(EV) trong giao dịch này trị giá 440 triệu đô la Mỹ, bao gồm nợ ròng và chi
phí đầu tư cải tiến hiệu quả đối với tài sản mua lại. Đây được xem như là
một hình thức đầu tư trực tiếp theo kiểu công ty con sở hữu toàn bộ thông
qua việc mua lại một công ty đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.


Nhà máy VCM tại Huyện Tuyên Hóa, Tỉnh Quảng Bình
2.4/ Đôi nét về Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam (VCM)
CTCP Vật liệu xây dựng Việt Nam (gọi tắt là VCM) thành lập ngày
02/02/2008 với vốn điều lệ 931 tỷ đồng bởi Tập đoàn Kusto (Kazakhstan),
bắt đầu bằng dự án xây dựng nhà máy clinker Văn Hóa từ tháng 10/2013,
một dự án kinh tế trọng điểm của miền Trung nói riêng và của Việt Nam nói
chung.
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 16


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Tháng 10/2013, nhà máy Clinker Văn Hóa (tại xã Văn Hóa, huyện Tuyên
Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động với
quy mô công suất 5.000 tấn/ngày. Mục tiêu của nhà máy Văn Hóa từ khi bắt
đầu đi vào hoạt động cho đến nay tập trung chủ lực để sản xuất kinh doanh
Clinker (nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng).
Với năng lực và uy tín trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại thị
trường trong nước, vào tháng 01/2015, Công ty Cổ phần VLXD Việt Nam
đã đầu tư và cho ra đời thương hiệu STARCEMT. Để đáp ứng nhu cầu khắt
khe và ngày càng tăng của ngành xây dựng, STARCEMT luôn không ngừng
cải tiến, sản xuất và cung cấp cho thị trường các dòng sản phẩm xi măng
chất lượng tốt nhất, trong đó phải kể đến hai dòng xi măng cao cấp chủ lực
được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng là STARMAX PCB40 và
STARPRO PCB50.


Dây chuyền sản xuất có công suất 3,1 triệu tấn (quy ra xi măng Portland)
tại miền Trung Việt Nam. Theo đánh giá của SCG, dự án có tiềm năng hoạt
động với hiệu quả tối ưu hơn, giúp cải thiện tổng công suất nhà máy. Đặc
biệt, miền Trung có đặc điểm nổi bật với sự cân bằng cả cung và cầu trong
lĩnh vực xi măng. Sau khi thực hiện giao dịch này, tổng công xuất xi măng
của SCG trong khối ASEAN (không bao gồm Thái Lan) tăng lên 10,5 triệu
tấn, cùng với công suất 23 triệu tấn hiện tại ở Thái Lan.

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 17


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Ngoài nhà máy tại Quảng Bình, các hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ, mở
rộng thị phần đối với thương hiệu STARCEMT, sản phẩm của Nhà máy Xi
măng Văn Hóa vẫn được duy trì để lan tỏa thương hiệu tại khu vực TP.HCM
và miền Tây Nam bộ.
TẦM NHÌN
STARCEMT luôn nỗ lực hết sức mình để trở thành thương hiệu hàng đầu
trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đồng thời đóng góp vào việc
duy trì, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và gìn giữ môi trường.
SỨ MỆNH
- Nhận lấy trách nhiệm là người tiên phong trong việc đưa ra các giải
pháp kinh doanh hiệu quả nhất cho tất cả các đối tác.
- Trở thành đối tác uy tín, tiên phong trong việc đáp ứng các giải pháp
kinh doanh hiệu quả nhất dựa trên năng lực cung cấp đa dạng các sản phẩm

xây dựng chất lượng, xem khách hàng là trọng tâm.
- Xây dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp
và thân thiện cùng với những cơ hội để phát triển năng lực bản thân, cũng
như hợp tác hiệu quả cùng nhau tạo dựng giá trị và đạt được những mục tiêu
đã đề ra.
- Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển
khai các chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả, cùng với việc áp dụng
các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng và quản lý rủi ro
chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 18


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó, thành công của một
doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm nên sự khác biệt. Hiểu
được thực tế đang diễn ra, STARCEMT đã và đang nỗ lực vượt qua thách
thức, nắm bắt cơ hội, đặc biệt chủ động hướng đến việc tạo ra sự khác biệt.
Để làm được điều đó, mỗi một thành viên trong tập thể STARCEMT luôn
xây dựng tinh thần làm việc chủ động trong cả hành động và suy nghĩ dựa
trên nền tảng hai giá trị cốt lõi là niềm đam mê và sự chuyên nghiệp.
NHÀ MÁY
Nhà máy Clinker Văn Hóa tọa lạc tại thôn Xuân Hạ, xã Văn Hóa, huyện
Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, trên diện tích 142.8 héc ta. Với việc áp dụng

công nghệ máy móc thiết bị hiện đại của Châu Âu cộng với những quy trình
sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, khép kín đã cho ra đời những sản
phẩm có chất lượng tốt và ổn định.

Mỏ đá vôi có chất lượng tốt bậc nhất Việt Nam, có trữ lượng dồi dào
ngay cạnh nhà máy.
Công suất dây chuyền 1 hiện nay là 1,8 triệu tấn clinker/năm tương
đương 2 triệu tấn xi măng/năm.
Ngoài ra, STARCEMT hiện có 06 trạm nghiền là đối tác chiến lược sản
xuất xi măng, có khả năng cung cấp cho thị trường miền Nam khoảng 1 triệu
tấn xi măng/năm.

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 19


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

KHÁCH HÀNG
Về Clinker: STARCEMT đang có hơn 10 khách hàng tiêu thụ clinker ổn
định là các trạm nghiền xi măng nội địa và xuất khẩu đến thị trường các
nước: Bangladesh, Malaysia, Philippines.
Về xi măng: Với tốc độ tiêu thụ tăng trung bình vào khoảng 100%/năm,
STARCEMT hiện đang phân phối sản phẩm từ Bình Thuận đến Cà Mau
theo 3 kênh chính:



Công nghiệp (B2B): 10 khách hàng;



Nhà phân phối (DIS): 18 khách hàng;



Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng (RTL): hơn 900 khách hàng.

THƯƠNG HIỆU
Đề cao các giá trị thương hiệu bao gồm chất lượng sản phẩm làm nền
tảng, các cải tiến liên tục và những giải pháp xuất phát từ nhu cầu thực tế
của khách hàng; làm cho thương hiệu STARCEMT ngày càng trở nên gần
gũi, thân thiện và mang lại giá trị cho mọi người.
Các thương hiệu, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền:


STARCEMT



STARMAX



STARPRO

NHÂN VIÊN
Đến tháng 7/2016, VCM đã có đội ngũ 326 nhân viên với tuổi trung bình

là 33,2.
Ban lãnh đạo của STARCEMT là những người có nhiều năm kinh
nghiệm trong nghành công nghiệp xi măng, đã từng làm việc tại các tập
đoàn xi măng hàng đầu thế giới.
Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động và tràn đầy nhiệt huyết.
Tất cả các nhân viên khi gia nhập STARCEMT đều được tham dự các
lớp huấn luyện để chuẩn hóa nghề nghiệp và thường xuyên được đào tạo
thêm để nâng cao trình độ và kiến thức.

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 20


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Tại STARCEMT, mọi người không chỉ là những đồng nghiệp, cộng sự,
mà còn là những người bạn, người anh em trong cùng một gia đình.
IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN FDI TẠI VIỆT NAM
"Các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn, công nghệ vào nước ta nhìn chung
là đáng quý nhưng có tranh thủ được nguồn lực này để nâng cao quốc lực
hay không là trách nhiệm của chúng ta, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ
trong thời gian tới", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại
Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam diễn ra sáng
04/10/2018.
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trong thời gian tới, Việt Nam thực hiện
với nội hàm mở rộng hơn, không chỉ thu hút vốn mà còn hợp tác về quản lý,
tăng cường mua lại, sáp nhập, hợp tác bảo vệ môi trường, hợp tác về lao động,

đảm bảo công bằng xã hội. Hợp tác FDI mang tính chủ động, bình đẳng, có
tính lựa chọn của Việt Nam. Không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì là ta
nhận nấy. Cần nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các
nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, khuyến khích đầu
tư vào công nghệ cao, bảo vệ môi trường, phát triển lao động, đầu tư mang
tính chất bền vững, tạo giá trị gia tăng cao, thu hút các dự án công nghệ
tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu: Các bộ, ngành, địa phương tập trung
làm tốt một số nhiệm vụ như giữ vững môi trường chính trị, nền tảng tinh
kết vĩ mô, sự ổn định an ninh, quốc phòng, đối ngoại, thúc đẩy mạnh mẽ hạ
tầng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra, hoàn thiện khung pháp luật, tương thích một số luật phù hợp các
cam kết quốc tế, các hiệp định FTA thế hệ mới, nâng tầm nền kinh tế, xây
dựng nền kinh tế tự chủ. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh liên kết,
góp vốn mua cổ phần doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao...
Theo Bộ KHĐT, sau 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam, thể hiện qua các đóng góp xã hội, nộp ngân sách Nhà nước, tạo giá trị
gia tăng. FDI cũng là tiền đề quan trọng giúp Việt Nam mở rộng quan hệ
quốc tế. Tuy nhiên, việc thu hút FDI còn nhiều hạn chế như chủ yếu gia
HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 21


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm


công, tỉ lệ nội địa hoá thấp, chưa tạo liên kết với doanh nghiệp trong nước.
Do đó cần cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính sách thu hút FDI mới
nhằm thu hút nhiều dự án đầu tư có chọn lọc, có công nghệ cao. Do vậy,
phải tập trung phát triển và hỗ trợ các DN trong nước để giải phóng sức sản
xuất và khai thông các nguồn lực, phát huy nội lực.
Bên cạnh đó, sự liên kết giữa khu vực FDI với khu vực DN trong nước
cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt như kỳ vọng, phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ và hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp, cần phải
xác định định hướng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối
với khu vực có vốn FDI trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT - Nguyễn Trí Dũng, thu hút đầu tư nước ngoài
là sự cạnh tranh giữa các quốc gia có nguồn lực giới hạn và ở đâu có môi
trường đầu tư tốt, thể chế thuận lợi, thông thoáng, ổn định, mang lại lợi ích
thì các DN FDI sẽ đầu tư. Do vậy, nếu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi với
cơ chế ưu đãi, hỗ trợ tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư thì họ sẽ nhìn thấy
hiệu quả và đến đầu tư.
Theo đó, chúng ta đã liên tục điều chỉnh chính sách để tạo môi trường tốt
nhằm thu hút các nhà đầu tư. Cùng đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu
tư nước ngoài (VAFIE) - GS-TSKH Nguyễn Mại cũng cho rằng, việc thu
hút FDI phụ thuộc rất nhiều vào tình hình KTXH của thế giới, do vậy cần
thay đổi chính sách kịp thời để phù hợp với những thay đổi để tận dụng cơ
hội thu hút đầu tư.
Giấc mơ không của riêng ai
Tổng kết lại chặng đường 30 năm mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng đánh
giá, Việt Nam là một trong những nước thành công nhất trong khu vực.
Khu vực FDI cũng trở thành thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt
Nam. Qua đây, ông cũng gửi tới các nhà đầu tư FDI trên lãnh thổ Việt Nam
lời cảm ơn cùng thông điệp: "Hãy mơ cùng giấc mơ của Việt Nam để trở
thành một đất nước thịnh vượng!".

GS.TS Nguyễn Mại: “Tôi cho rằng, mơ về một Việt Nam thịnh vượng,
hùng cường, không chỉ là giấc mơ của riêng Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.”

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 22


BÀI TẬP CÁ NHÂN

GV: PGS. TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Đó còn là giấc mơ chung của hàng chục triệu người dân, cũng như các
doanh nghiệp đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên thực tế, giấc mơ Việt Nam thịnh vượng đã từng được đề ra từ nhiều
năm trước, bắt đầu từ việc khẳng định mục tiêu sớm đưa đất nước cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020. Trong nỗ
lực ấy, không thể phủ nhận vai trò cũng như sự đóng góp to lớn của các nhà
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nhờ những tác động đó, kinh tế Việt Nam thời gian qua đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Về tăng trưởng kinh tế, năm 2017 là một năm để
lại nhiều dấu ấn, nhiều thành tựu rõ ràng nhất, được dư luận trong nước và
cả quốc tế ghi nhận.
Đặc biệt, sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng ngay trong quý I/2018 (đạt
7,38%) đã gây ngạc nhiên với các nền kinh tế khác trong khu vực. Trong
một buổi làm việc mới đây, tôi có dịp được tiếp xúc với nhiều lãnh đạo các
tập đoàn kinh tế lớn của nhiều nước khác nhau.
Tại đây, họ cũng đã dành rất nhiều lời khen ngợi về tốc độ tăng trưởng
đặc biệt mà Việt Nam đã đạt được, nhất là thành tựu tăng trưởng trên thị
trường chứng khoán.

Về chính trị, Việt Nam vẫn giữ được nền chính trị ổn định, các yêu cầu về
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng được bảo đảm như lạm phát thấp, thị trường
ngoại tệ tăng, đồng tiền Việt Nam ổn định... giúp các nhà đầu tư nước ngoài
yên tâm tiếp tục lựa chọn đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cho thấy đang rất nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư, giảm thủ tục hành chính gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiếp tục
đẩy mạnh thu hút đầu tư từ FDI...
Với những tiến triển thuận lợi như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin
biến giấc mơ "trở thành một đất nước thịnh vượng" thành hiện thực trong
một tương lai không xa!

----------------------------------------------------

HV: Dương Thị Thảo Nhi - K37.QTR.ĐN

Trang 23



×