Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

giao dịch tại sở giao dịch trong kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.32 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BAN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------

BÀI TẬP CÁ NHÂN

ĐỀ TÀI:
GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH TRONG KINH DOANH
QUỐC TẾ

GVHD

: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM

KHÓA

: K37

SV THỰC HIỆN

:

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 11 năm 2018


Mục Lục

2


LỜI MỞ ĐẦU


Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các loại thị trường tài chính, thị trường
hàng hóa và thị trường dịch vụ… ở nước ta đã đươc mở rộng và phát triển.
Chúng ta đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như cà phê, cao su, gạo,
chè. Nhiều loại hình kinh doanh mới đã được du nhập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng lớn của người tiêu dùng, của các nhà đầu tư như nhượng quyền thương mại,
bán hàng trực tuyến, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, sản phẩm tài chính.
Nhưng song song đó các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, gặp rất nhiều rủi ro do
sự biến động nhanh về thị trường khi tham gia xuất khẩu, mà người chịu rủi ro nhất
lại chính là nhà đầu tư, và chủ thể khi tham gia vào hoạt động giao dịch. Vì vậy,
xây dựng một thị trường giao dịch mới để hạn chế rủi ro, tạo ra kênh đầu tư an toàn
hạn chế các rủi ro cho chủ thể tham gia vào quá trình giao dịch. Bên cạnh đó giao
thương quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Nó mở
ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia hội nhập đặc biệt là những quốc
gia đang phát triển và vai trò giao dịch hàng hóa cũng vậy, với nhiều sự thay mình
và đổi mới của các sở giao dịch ngày càng hoàn thiện và làm an tâm hơn để mọi
giao dịch được đảm bảo tiến độ và an toàn nhất.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm
1.1.1 Kinh doanh và kinh doanh quốc tế
Kinh doanh (business) theo cách hiểu thông thường là việc thực hiện các hoạt
động sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam số 60/2005/QH11, kinh doanh được định nghĩa
là “việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi„. Qua định nghĩa trên, ta có thể thấy kinh doanh cơ bản là hoạt

động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó. Hoạt động kinh
doanh cũng có thể là những hoạt động kinh doanh đơn giản, nhỏ lẻ như một quán
nước, một quán phở bên đường và cũng có thể là những hoạt động kinh doanh quy
mô lớn như một nhà máy sản xuất thép cán, một nhà máy lọc dầu hay một hệ thống
siêu thị…
Kinh doanh quốc tế (international business): là việc thực hiện hoạt động đầu tư
vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có
liên quan tới hai hay nhiều nước và các vùng lãnh thổ khác nhau.
Dựa vào định nghĩa của kinh doanh, ta có thể định nghĩa Kinh doanh quốc tế
làviệc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến thương mại hàng hóa và dịch vụ trên các thị trường vượt qua
biên giới của hai hay nhiều quốc gia vì mục đích sinh lợi. Kinh doanh quốc tế cũng
có thể những hoạt động đơn thuần liên quan tới việc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ của một công ty. Nhưng cũng có thể kinh doanh quốc tế là những
mạng lưới kinh doanh đa quốc gia, hoặc xuyên quốc gia hoặc trên phạm vi toàn
cầu. Những mạng lưới này có hệ thống quản trị và kiểm soát rất phức tạp mà hoạt
động đầu tư vào sản xuất được quyết định ở một nơi, hệ thống phân phối và tiêu

4


dùng lại được phát triển ở một khu vực khác trên thế giới
1.1.2 Giao dịch và sở giao dịch hàng hóa
Ở Việt Nam, giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa là một hình thức mới mẻ, và
lần đầu tiên được đưa vào luật thương mại 2005. Đây là hình thức mua bán có thể
đáp ứng tốt việc bảo vệ nhà sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa. Sở giao
dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những người mô giới cảu
Sở giao dịch, người ta mua bán những loại hàng hóa có số lượng lớn, có tính chất
đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế được cho nhau.
Từ trên ta thấy sở giao dịch hàng hóa không phải là tổ chức mua bán hàng hóa

mà là nơi để những người mua bán gặp gỡ xác lập giao dịch mua bán hàng hóa với
nhau. Những giao dịch thông qua sở giao dịch hàng hóa chủ yếu là các giao dịch
kỳ hạn, tức là giao dịch mà thời điểm giao hàng sẽ được ấn định trong tương lai
chứ không phải thời điểm giao dịch.
Theo điều 67 luật thương mại 2005 quy định Sở giao dịch hàng hóa là tổ chức
có chức năng cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua
bán hàng hóa, điều hành các hoạt động giao dịch và niêm yết các mức giá cụ thể để
hình thành trên thị trường tại thời điểm giao dịch. Các vấn đề cụ thể về điều kiện
thành lập, quyền lực trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa tương lai được quy
định trong văn bản của chính phủ
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch trong các tài liệu, luật giao dịch hàng hóa của các nước, trong đó có Luật
thương mại năm 2005, Nghị định chính phủ số 158/2006/NĐ-CP. Khoản 1 điều 63
Luật thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa qua sở giao dichjlaf hoạt
động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng
nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những
tiêu chuẩn mà sở giao dịch với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng
và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.
5


Trong hoạt động thương mai, hàng hóa là đối tượng của giao dịch mua bán có
thể là hữu hình hoặc hàng hóa hình thành trong tương lai. Hoạt động mua bán hàng
hóa có thể không dẫn đến thực chất việc giao nhân hàng hóa trong thực tế. Các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai lại có thể giao kết và thực hiện với
mục đích han chế rủi ro hoặc thu lợi nhuận. Có thể thấy, khái niệm mua bán hàng
hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Luật thương mại 2005 đã thể hiện đầy đủ bản
chất của hoạt đông mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.
1.2 Đặc điểm của giao dịch qua sở giao dịch
1.2.1 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
sinh lợi khác. Như vậy, giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, hay nói cách khác là hoạt đông kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi
nhuận của các chủ thế khi tham gia vào quan hệ thương mại.
1.2.2 Về chủ thể
Tham gia vào hoạt đông giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa gồm những chủ
thể sau:
Thứ nhất, khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của sở giao
dịch hàng hóa, thực hiện hoạt đông mua bán giao dich hàng hóa qua sở giao dịch
thông qua việc ủy thác cho thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hóa.
Khách hàng là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch và
không bắt buộc là thương nhân, chỉ là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán
hàng hóa qua sở giao dịch. Tuy nhiên, khách hàng không trực tiếp giao dịch tại sở
giao dịch mà phải ủy thác cho thành viên kinh doanh của sở giao dịch để thực hiện
hoạt động mua bán qua sở giao dịch.
Thứ hai, thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa. Thành viên kinh
doanh có quyền thưc hiện các hoạt đồng mua bán hàng hóa cho chính mình để tìm
6


kiếm lợi nhuận hoặc nhận ủy thác mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
cho khách hàng để hưởng thù lao.
Thứ ba, thành viên mô giới của Sở giao dịch hàng hóa. Thành viên môi giới
thực hiện hoạt đông môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa để nhận
thù lao. Thành viên mô giới không được nhận ủy thác của khách hàng như thành
viên kinh doanh để mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà chỉ được thực
hiện hoạt động mô giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
Bên cạnh ba chủ thể chính này, trong mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch
hàng hóa còn có một số chủ thể khác, đó là các nhà tư vấn thực hiện việc phân tích

thị trường, lập báo cáo, cho ý kiến tư vấn hoặc đưa ra các đề xuất về việc mua bán
hợp đồng kỳ hạn cho một người nào đó và thu phí, các đại lý giao dịch được cấp
phép làm đại lý cho công ty mô giới hàng hóa giao sau cho việc mô giới các lệnh
mua bán từ khách hàng…
1.2.3 Hình thức mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa
Hình thức mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa là hợp đồng, đó
là hợp đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn.
Hợp đồng kì hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam
kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
Để giảm thiểu rủi ro cho chính mình, trên cơ sở hợp đồng kì hạn đã giao kết,
hai bên có thể kí tiếp hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua . Hợp
đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thỏa thuận, thoe đó bên mua
quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá đinh
trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhật định đề mua quyền này
( gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực
hiên việc mua bán hàng hóa đó.
1.2.4 Về phương thức giao dịch

7


Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch là phương thức trung gian (Sở giao dịch
hàng hóa)
Các hợp đồng mua bán qua sở giao dịch hàng háo đã được sở giao dịch tiêu
chuẩn hóa về số lượng, thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng, các bên chỉ cần
thỏa thuận về giá. Một trong các căn cứ để các bên xác định giá cho hợp đồng mua
bán hàng hóa là giá niêm yết tại sở giao dịch hàng hóa.
Ngoài ra, khi mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa, quan hệ mua
bán phải tuân thủ các điều kiện do từng sở giao dịch quy định. Do đó, các bên tham
gia mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa không nhất thiết phải xem

xét khả năng thực tế của bên kia, người mua không phải lo lắng về hàng hóa có
được đảm bảo chất lượng, số lượng và người bán cũng không cần phải lo lắng về
khả năng thanh toán của bên mua. Bởi những điều này đã được sở giao dịch hàng
hóa quy định chặt chẽ. Vì vậy, khi mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa,
quyền lợi khách hàng sẽ được đảm bảo tốt hơn khi mua bán qua sở giao dịch
Như vậy có thể nói rằng, Sở giao dịch là phương thức giao dịch trung gian
trong hoạt động mua bán hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng
hóa thành lập hoặc ủy thác cho tổ chức khác thành lập trung tâm thanh toán qua sở
giao dịch hàng hóa., trung tâm giao nhân hàng hóa khi khách hàng thực hiện các
hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.5 Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hàng
hóa. Hàng hóa được các bên thỏa thuận giao kết phải là hàng hóa được phép giao
dịch tại sở giao dịch; tuân thủ các quy định về loại hàng, tiêu chuẩn chất lượng,
chủng loại và các điều kiện khác do Bộ công thương quy định hoặc Sở giao dịch
hàng hóa đặt ra. Theo thông lệ chung, hàng hóa được mua bán tại sở giao dịch
thường là những hàng hóa được giao kết với số lượng lớn và có sự biến động mạnh
mẽ về giá cả, ví dụ: nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, ca cao, ngũ cốc,…), vàng, kim
8


loại màu, len thô… hàng hóa được giao dịch tại sở giao dịch có thể chưa hiện hữu
vào thời điểm giao kết hợp đồng (Ví dụ: máy móc chưa sản xuất, nhà chưa hoặc
đang xây dựng: gạo, cà phê, cao su, bông vải … chưa đến vụ thu hoạch)
1.2.6 Pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở
Việt Nam
Hiện nay, hành lang pháp lí cho việc xây dựng sở giao dịch hàng hóa và hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam đã tương đối đầy
đủ. Luật thương mại năm 2005 đã đặt nền móng đầu tiên về các quy định quản lý
nhà nước đối với sở giao dịch hàng hóa. Tiếp đó, chính phủ và các cơ quan quản lý

đã ban hành một số văn bản quy đinh có liên quan như Nghị đinh số 158/2006/NĐCP của chính phủ ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa; thông tư số 03/2009/TT-BCT của
Bộ công thương ngày 10/02/2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép
thành lập và quy định chế độ, báo cáo của sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại
Nghị định số 158/2006/NĐ-CP, quyết định số 4361/2010/QĐ-BCT của Bộ trưởng
Bộ công thương ngày 18/08/2010 ban hành các danh mục các loại hàng hóa được
phép giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa

9


CHƯƠNG 2: SỞ GIAO DỊCH VIỆT NAM
2. Tìm hiểu về Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
2.1 Tổng quan Sở giao dịch hàng hóa
Nền kinh tế ngày càng phát triển, giao thương trong và ngoài nước cũng phát
triển mạnh mẽ đòi hỏi về quy mô, kỹ thuật và hình thức giao dịch hiện đại, chuyên
nghiệp và linh hoạt hơn nữa để bắt nhịp cùng với thế giới. Chợ đầu mối thể hiện
nhiều bất cập, chỉ đơn thuần giao dịch theo phương thức thảo luận dẫn đến tình
trạng ép giá khi hàng hóa được mùa… Bởi vậy, Chính phủ và các bộ ngành liên
quan đã nhanh chóng có những đề án xây dựng các SGDHH để giúp nông dân và
doanh nghiệp có sự đảm bảo chắc chắn hơn về giá cả và cơ hội tiêu thụ hàng hóa
và có thể giúp hàng hóa Việt Nam đi xa hơn nữa. Ở TP Hồ Chí Minh, bắt đầu với
việc nâng cấp 3 chợ đầu mối thành Trung tâm đấu giá gồm Tam Bình (Quận Thủ
Đức), Bình Điền (Quận 8) và Tân Xuân (Huyện Hóc Môn). Ngoài ra Viện Kinh tế
TP.Hồ Chí Minh đã trình UBND thành phố đề án thành lập SGDHH, tập trung vào
các mặt hàng nông-thủy-hải sản vốn là hàng chủ lực của Việt Nam. Đây sẽ là
SGDHH đầu tiên được thành lập ở nước ta, vận hành theo mô hình công ty, có vốn
điều lệ 200 tỉ đồng với các cổ đông sáng lập: Công ty cổ phần phát triển Nhà Thủ
Đức, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty cổ phần thương mại Hóc Môn,
Ngân hàng phát triển nhà TP.HCM, Saigon Coop-Mart, cùng một số ngân hàng

thương mại cổ phần khác. Vào năm 2002, sự thành lập của 2 sàn giao dịch hàng
hóa ở TP Hồ Chí Minh đã gây ra rất nhiều sự chú ý đó là: Sà giao dịch hạt điều và
sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (tên viết tắt Tiếng Anh là Cangio ATC).
Sàn giao dịch hạt điều
Hạt điều là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hơn nữa chủng loại
sản phẩm đơn giản nên Hiệp hội cây điều Việt Nam phối hợp với Sở giao dịch
chứng khoán TP Hồ Chí Minh lấy sàn giao dịch hạt điều làm thí điếm GDHH tại
Việt Nam. Trước khi ra đời, một đoàn quan chức của Trung ương, các doanh

10


nghiệp kinh doanh nông sản lớn đã sang Anh khảo sát các Sàn giao dịch nông sản
của nước này và khi về nước, họ chọn hạt điều làm thí điểm với hy vọng hình
thành thị trường giao dịch quốc tế và các mặt hàng nông sản ngay tại Việt Nam, mà
trước mắt là hạt điều. Lúc đó, người ta chọn hạt điều vì chủng loại sản phẩm đơn
giản, số lượng nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ít nên việc giao dịch sẽ không phức
tạp như các mặt hàng khác. Sàn giao dịch hạt điều thử nghiệm những phiên giao
dịch đầu tiên bằng sàn điện tử tại mặt bằng của Trung tâm giao dịch chứng khoán
TP Hồ Chí Minh. Có 9 công ty thành viên tham gia giao dịch hạt điều qua mạng.
Tuy vậy, Sàn giao dịch hạt điều chưa hoàn toàn được chuẩn hóa, các cơ sở hoạt
động hỗ trợ khác như môi giới và thanh toán bù trừ đều chưa hình thành, hoạt động
dựa trên giá tham khảo của sàn LIFFE (London). Sau 2 tháng hoạt động, các thành
viên tham gia đều rút khỏi sàn vì chi phí tham gia với tư cách thành viên sẽ không
tương xứng với lợi nhuận đạt được của khối lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua
phương thức này.
Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ.
Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ (tên viết tắt tiếng Anh là Cangio ATC)
chính thức hoạt động từ ngày 15 tháng 4 năm 2002. Cần giờ ATC được UBND TP
Hồ Chí Minh giao cho Cholimex, một doanh nghiệp chế biến thủy sản làm chủ đầu

tư với số vốn 7,5 tỉ đồng, trên khuôn viên rộng 5 ha với đầy đủ những thứ cần thiết
cho một Sàn giao dịch thủy sản là ngân hàng , bộ phận kiểm tra chất lượng sản
phẩm, kho chứa hàng, cảng và nhiều công trình phụ trợ khác.
Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, việc tìm đầu ra cho thủy sản là vấn
đề cực kì quan trọng, quyết định sự thành bại trong chuyển đổi cơ cấu ở huyện Cần
Giờ và Nhà Bè. Mặc dù con tôm sú vài năm nay vẫn là mặt hàng có đầu ra ổn định
và giá cả tương đối cao, nhờ thị trường thế giới còn rộng lớn những vẫn không
tránh khỏi tình trạng người nuôi bị ép giá khi vào vự thu hoạch rộ hàng năm, Trung
tâm giao dịch thủy sản ra đời trong bối cảnh đó. Đây sẽ là nơi mà người bán-những
người nuôi, khai thác thủy hải sản và người mua, nhà chế biến sẽ gặp gỡ trực tiếp,
11


tự thương lượng giá thông qua Sàn giao dịch công khai của Trung tâm, tránh tình
trạng nông dân bị ép giá, ngược lại, người mua cũng có được sản phẩm đảm bảo
chất lượng.
Ngày 24 tháng 4 năm 2002, Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ được đầu tư hoàn
chỉnh hơn với khu nhà lồng 130 sạp, kho lạnh, quầy giao dịch thức ăn và thuốc thú
y dành cho con tôm, khu kinh doanh tôm giống… Sự xuất hiện của Sàn giao dịch
thủy sản đã tạo được sự an tâm cho rất nhiều người nuôi tôm ở khu vực này, đặc
biệt là đầu ra và giá cả của con tôm. Thế nhưng, các phiên giao dịch tại Sàn giao
dịch thủy sản cứ thưa thớt dần, người mua kẻ bán cũng không còn mặn mà với
chợ. Đến cuối năm 2004, sau khi thực hiện được hơn 100 phiên giao dịch, Sàn giao
dịch thủy sản Cần Giờ đóng cửa.
Theo các chủ hộ nuôi tôm, thời gian đầu Trung tâm giao dịch thủy sản thu hút
được rất nhiều người đến vì giá sàn, sản lượng, kích cỡ tôm đều thỏa thuận công
khai. Trong đó, lượng tôm được giao dịch tại đây chiếm đến 80% sản lượng nuôi
tại Cần Giờ. Thế nhưng chỉ được thời gian ngắn, lượng tôm và người tham gia giao
dịch giảm dần cuối cùng là đóng cửa. Người bán phàn nàn tình trạng “hứa lèo” của
một số doanh nghiệp. Khi thỏa thuận giá hoặc ký biên bản ghi nhớ với người bán,

doanh nghiệp hẹn ngày, giờ đến thu hoạch và giao hàng nhưng chờ cả ngày mà
không thấy ai đến và cũng không có một sự liên lạc nào để báo cho người bán về
lý do cho sự vắng mặt của mình. Ngược lại người bán thường kê khai kích cỡ
không chính xác. Chẳng hạn loại 50-60 con/kg được quảng cáo thành loại 30-35
con/kg. Sai lệch lên đến gần 50% đã gây không ít khó khăn trong việc hoạch định
kế hoạch chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp. Mục đích của Trung tâm là tạo điều
kiện người mua và người bán gặp nhau để giao dịch dựa trên cơ sở chữ tín. Tuy
nhiên sự thiếu minh bạch trong giao dịch đã khiến Trung tâm, giao dịch thủy sản
Cần Giờ tạm dừng hoạt động sau một thời gian ngắn.
2.1.1 Các Sở giao dịch hàng hóa hiện nay tại Việt Nam
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam VNX
12


Ngày 11/01/2011,tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam
(VNX) đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Đây là Sở giao dịch hàng
hóa đầu tiên tại Việt Nam. VNX có trụ sở chính tại Số 18 – 20 Phước Hưng, P.8,
Quận 5, Tp.HCM và Sàn giao dịch được đặt tại số 52 Nguyễn Công Trứ, P.
Nguyễn Thái Bình, Q1, Tp.HCM.
VNX là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép
hoạt động tại Việt Nam. VNX có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, ba mặt hàng chủ yếu của
Sở được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch gồm càphê, cao su và thép.
Mô hình hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa (SGDHH) gồm 3 phần là sàn
giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa.
Khách hàng đã từng bước làm quen với hoạt động mua bán qua VNX và sàn
này cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia. Tuy nhiên năm 2012, hoạt
động giao dịch tại VNX bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng do kinh tế Việt Nam gặp
nhiều khó khăn.
Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX cũng chỉ hơn 2.000 tài
khoản, tổng mức giao dịch các hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần

849 tỷ đồng. Đặc biệt, các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm
hiểu, thăm dò thị trường. Tháng 8-2012, VNX gặp sự cố về hệ thống công nghệ
thông tin nên đang tạm dừng hoạt động. Đến nay, VNX đã hoạt động trở lại.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam INFO
Chiều 3/5/2013, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hồ Thị Kim Thoa thay mặt
Bộ Công Thương đã trao Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa INFO cho
Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) theo Quyết định Số 2556GP-BCT
ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Sở Giao dịch hàng hóa INFO là Sở Giao dịch hàng hóa thứ 2 tại Việt Nam

13


được cấp phép. Sở Giao dịch hàng hóa INFO có vốn điều lệ 150 tỷ đồng đóng góp
từ 15 triệu cổ phần huy động. Giấy phép hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
INFO có hiệu lực từ ngày 24/4/2013 với điều kiện trong vòng 12 tháng phải tiến
hành được các hoạt động giao dịch.
Sở Giao dịch hàng hóa INFO có trụ sở chính đồng thời là nơi tổ chức các
giao dịch mua bán hàng hóa tại số 4 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
Sở Giao dịch hàng hóa INFO hoạt động giao dịch trong lĩnh vực mua bán cà
phê, cao su, thép theo mã HS được quy định tại danh mục hàng hóa được phép
mua bán qua sở giao dịch hàng hóa, ban hành theo quyết định số 4361QĐ-BCT
ngày 18/8/2010 của Bộ Công Thương.
Việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa INFO thể hiện một bước đột phá trong
sự hội nhập của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa và hệ thống kinh tế thế giới,
hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là nông dân Việt Nam đẩy mạnh
hoạt động sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế.
Ngoài ra, hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa INFO sẽ xóa bỏ khoảng
cách giữa sản xuất và thị trường, chống đầu cơ và hiện tượng tư thương ép giá, góp
phần xóa bỏ tình trạng được mùa mất giá của bà con nông dân, đồng thời góp phần

huy động vốn phục vụ sản xuất, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
Sở giao dịch hàng hóa và cà phê Buôn Ma Thuột BCCE
Chiều 10-3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức khai trương Sàn giao dịch cà phê và
hàng hoá Buôn Ma Thuột (BCCE), đóng tại đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
BCCE do Công ty Công ty CP Sở Giao dịch Cà phê và Hàng hóa Buôn Ma Thuột
quản lý và điều hành, được chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma
Thuột (thành lập năm 2008), có vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Đắk
Lắk nắm 42%
14


BCCE giao dịch với 2 sản phẩm giao ngay (spots) và hợp đồng tương lai (futures);
kết nối với các sàn giao dịch hàng hóa thế giới như Chicago Mercantile Exchange CME (sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới đặt tại Mỹ). Sau cà phê robusta,
BCCE sẽ giao dịch cả tiêu đen, cao
Hai giai đoạn của sàn BCCE:
Giai đoạn 1, đến tháng 8/2015, BCCE hoàn chỉnh hệ thống quy trình đầu tư trong
nước gồm: mua – bán, nhận giữ hộ, ứng trước tiền bán, nhận ký quỹ giao dịch
bằng tiền, cà phê và tài sản khác, mở tài khoản giao dịch tại BCCE…
Giai đoạn 2, niên vụ 2015-2016, tiến hành giao dịch chính thức có kết nối trực tiếp
với sàn giao dịch quốc tế. Mục tiêu thu hút khoảng 20-30% tổng lượng cà phê xô
giao dịch trong nước cũng như xuất khẩu.
2.2 Lịch sử hình thành Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Ngày 11/01/2011,tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam
(VNX) đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Đây là Sở giao dịch hàng
hóa đầu tiên tại Việt Nam. VNX có trụ sở chính tại Số 18 – 20 Phước Hưng, P.8,
Quận 5, Tp.HCM và Sàn giao dịch được đặt tại số 52 Nguyễn Công Trứ, P.
Nguyễn Thái Bình, Q1, Tp.HCM.
VNX là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép hoạt
động tại Việt Nam. VNX có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, ba mặt hàng chủ yếu của Sở

được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch gồm càphê, cao su và thép.
Mô hình hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa (SGDHH) gồm 3 phần là sàn
giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa.
Khách hàng đã từng bước làm quen với hoạt động mua bán qua VNX và sàn
này cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia. Tuy nhiên năm 2012, hoạt
động giao dịch tại VNX bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng do kinh tế Việt Nam gặp

15


nhiều khó khăn.
Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX cũng chỉ hơn 2.000 tài
khoản, tổng mức giao dịch các hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần
849 tỷ đồng. Đặc biệt, các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm
hiểu, thăm dò thị trường. Tháng 8-2012, VNX gặp sự cố về hệ thống công nghệ
thông tin nên đang tạm dừng hoạt động. Đến nay, VNX đã hoạt động trở lại.
2.3 Mô hình hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
Mô hình hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam gồm 3 phần là sàn giao
dịch, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa. Sở
sẽ là nơi cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện
giao dịch. Hàng hóa được mua bán tại các sàn giao dịch phải qua giám định đạt
những tiêu chuẩn chung, gọi là chuẩn chất. Giá cả giao dịch theo nguyên tắc đấu
giá công khai, đấu giá mua và cả đấu giá bán.
Nơi đây là nơi tập trung tất cả những đầu mối buôn bán với khối lượng giao
dịch lớn về loại mặt hàng đó. Tất cả sẽ thông qua một bộ phận môi giới để có thể
giao dịch các hàng hóa của mình nhằm đảm bảo tính trung thực hàng hóa trong
mọi thương vụ cũng như việc bảo đảm thanh toán.
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng
cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục. Sở giao dịch
hàng hóa Việt Nam còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình

hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các
thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường; thiết lập các giao dịch liên kết
với các Sở giao dịch khác trên thị trường trong nước và thế giới.
2.4

Cơ chế hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX)

Là tổ chức đầu tiên đưa phương thức Giao dịch Hàng hoá hiện đại, đạt chuẩn

16


thế giới tại Thị trường Việt Nam, do vậy MXV phải học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận
công nghệ mới, phương thức thanh toán mới. MXV Phải trở thành Trung tâm Giao
dịch Hàng hoá uy tín với đầy đủ quy trình minh bạch, hiện đại kết nối người mua
và người bán, Thị trường trong nước và Thị trường nước ngoài.
Mô hình hoạt động tương tự như các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cũng
như các sở giao dịch chứng khoán hiện nay.MXV hoạt động dựa vào 3 phần gồm:
sàn giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ và trung tâm kiểm định và giao dịch
hàng hóa.
Sở giao dịch sẽ là nơi giao dịch và khớp lệnh, quản lý lệnh từ phía các nhà
đầu tư và những người có nhu cầu mua và bán hàng hóa. Đối với phần thanh toán
bù trừ, MXV sẽ hợp tác với các ngân hàng và đối tác trong nước cũng như nước
ngoài có chức năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đảm bảo tính thanh
khoản, độ rủi ro về thanh toán cho các nhà đầu tư khi họ thực hiện các giao dịch
hàng hóa với nhau.
Các bộ phận trên sẽ giúp cho các hoạt động giao dịch hàng hóa đảm bảo
được chất lượng cho các nhà sản xuất và kinh doanh trên thị trường, nhất là thị
trường nước ngoài, qua đó họ sẽ tiết giảm được các chi phí cho việc lưu kho và
kiểm định.

2.5

Các thành viên tham gia

Trong giai đoạn đầu, các thành viên kinh doanh là các đối tác đã có kinh
nghiệm trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa này như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV), Vietcombank, Techcombank và các ngân hàng đã được phép
thực hiện các giao dịch hàng hóa phái sinh cho các doanh nghiệp Việt Nam tại các
sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
Cùng với các đối tác khác, họ cũng sẽ tham gia vào hội đồng tham vấn về chính
sách, các dịch vụ sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thị trường Việt Nam. Với
vài trò là thành viên của CME và CBOT, MXV thường xuyên nhận được sự tư vấn
17


và hỗ trợ từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực
Giao dịch hàng hóa mới mẻ này. Chắc chắn, những kinh nghiệm, những sự hỗ trợ
và tư vấn về công nghệ sẽ giúp cho MXV trở thành 1 Sở giao dịch hiện đại, đạt
chuẩnthếgiới.

Một trong các lợi thế của MXV là kết hợp chặt chẽ với các hiệp hội cà phê,
cao su, thép. Thông qua các hiệp hội này, sở sẽ tìm được các nhà sản xuất, kinh
doanh phù hợp và đảm bảo hệ thống kho bãi, nguồn nguyên liệu để có thể cân đối
được tính thanh khoản các giao dịch hàng hóa thông qua sở và cung cấp thông tin
tốt hơn cho các hộ nông dân, những nhà sản xuất nhỏ tại các vùng nguyên liệu
chưa tiếp cận được thông tin đầy đủ về thị trường.
Các cá nhân, hộ nông dân, các nhà sản xuất nhỏ cũng có thể tham gia các
hoạt động của Sở giao dịch này.
MXV cũng hướng tới xây dựng các phương án để tiếp cận các hộ nông dân,
những nhà sản xuất nhỏ. Hiện các ngân hàng cũng đang cung cấp các dịch vụ tài

trợ thương mại cho các hộ nông dân, những nhà sản xuất không phải là doanh
nghiệp để họ lưu trữ hàng hóa, vốn cho sản xuất. MXV sẽ kết hợp với các ngân
hàng cũng như các hiệp hội tổ chức các buổi hội thảo nhằm cung cấp những công
cụ, dịch vụ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất khi họ không có đủ cơ sở vật chất.
Chúng tôi sẽ phối hợp mở các hệ thống văn phòng, kho bãi tại các vùng nguyên
liệu.

18


2.6

Các dịch vụ của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
2.6.1 Thanh toán bù trừ

Bù trừ và thanh toán là công việc được thực hiện thường xuyên sau mỗi ngày
giao dịch Hợp đồng tương lai hàng hóa (HĐTL HH) tại Sở Giao dịch Hàng hóa
Việt Nam (MXV). Để thực hiện công tác bù trừ và thanh toán, ngay sau khi kết
thúc ngày giao dịch, toàn bộ dữ liệu về kết quả giao dịch HĐTL HH trong ngày
của các Thành viên kinh doanh (TVKD) được tập hợp về Trung tâm thanh toán bù
trừ (TT TTBT) đơn vị trực thuộc MXV để xử lý.
Nguyên tắc chung: Sau khi kết thúc ngày giao dịch, TT TTBT sẽ chốt sổ để bù
trừ và thanh toán cho từng TVKD, chi tiết đến từng HĐTL HH của từng tài khoản
giao dịch khách hàng. Các khoản lãi/lỗ hàng ngày là tổng các khoản lãi/lỗ từ các vị
thế giao dịch đóng và các vị thế giao dịch mở trong ngày.
Nguyên tắc bù trừ vị thế: TT TTBT thực hiện bù trừ các vị thế trên tài khoản
giao dịch của TVKD, khách hàng của TVKD theo nguyên tắc “Các vị thế đối ứng
của cùng một HĐTL HH có cùng thời điểm đáo hạn trên cùng một tài khoản giao
dịch đó, được tự động bù trừ với nhau để xác định vị thế ròng HĐTL HH trên tài
khoản giao dịch đó”.

Nguyên tắc thanh toán lãi/lỗ vị thế: Việc thanh toán lãi/lỗ vị thế được thực hiện
bằng tiền VND vào ngày làm việc liền kề sau ngày thông báo khoản lãi/lỗ vị thế
theo nguyên tắc
- TVKD bên lỗ phải chuyển trả đủ tiền vào Tài khoản trung gian thanh toán bù
trừ của MXV.
- TVKD bên lãi được nhận đủ tiền do MXV chuyển đến từ Tài khoản trung gian
thanh toán bù trừ.
Và để minh bạch thông tin nhằm tránh rủi ro cho các khoản tiền ký quỹ của

19


TVKD và khách hàng, MXV đã ký hợp đồng hợp tác với các định chế tài chính
làm Ngân hàng thanh toán cho các giao dịch HĐTL HH của MXV. Các khoản tiền
ký quỹ của từng TVKD và khách hàng TVKD sẽ được quản lý và theo dõi tách
bạch tại các chi nhánh lớn của định chế tài chính nơi các TVKD hoạt động.
2.6.2 Kiểm định
Thị trường hàng hóa là một trong những thị trường có biến động mạnh nhất thế
giới trong những năm vừa qua. Mối quan hệ giữa hàng hóa vật chất và hàng hóa
phái sinh là mối quan hệ không tách rời, một mặt đặc tả hàng hóa vật chất được cụ
thể hóa thành các hợp đồng giao dịch phái sinh chuyên biệt, mặt khác giá của hợp
đồng giao dịch hàng hóa lại là tiêu chuẩn để thống nhất mức giá thanh toán giữa
các hợp đồng giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu. Lợi ích lớn nhất của việc tham
gia thị trường phái sinh hàng hóa là đối tương tham gia thị trường một mặt chủ
động quyết định bảo toàn được phần lợi nhuận mình có được, mặt khác ổn định kế
hoạch kinh doanh nhờ triệt tiêu ở mức tối đa các rủi ro biến động giá thị trường.
2.6.3 Vận chuyển
Vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất, cung cấp tới
nơi tiêu dùng, chế biến. Vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong quá
trình lưu thông. Hàng hóa thông qua vận chuyển sẽ được phân phối, đưa đến

những nơi tiêu thụ và có nhu cầu sử dụng loại hàng hóa đó. Việc vận chuyển hàng
hóa được tiến hành càng hiệu quả và đúng quy trình thì hàng hóa đến được tay của
người sử dụng càng kịp thời và đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam, vận chuyển hàng hóa là một trong
những lĩnh vực rất phát triển; từ các loại hàng hóa nhỏ đến các loại hàng hóa có
kích cỡ và khối lượng lớn, thông qua nhiều đường như đường bộ, đường hàng
không, đường thủy… với nhiều loại phương tiện đa dạng. Hàng hóa giao dịch
trên sở giao dịch hàng hóa khi đến tháng đáo hạn sẽ được vận chuyển từ bên
bán đến kho bãi lưu trữ của Sở giao dịch và tiếp tục được vận chuyển từ kho

20


đến cho bên mua. Do vậy, để phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa được
dễ dàng và tiện lợi nhất cho các bên, dịch vụ giao dịch qua Sở giao dịch hàng
hóa đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp cao, thông tin hàng hóa chính xác và
thời gian giao vận chuyển nhanh.
Khách hàng có thể tự vận chuyển hàng hóa, tự sử dụng phương tiện và chi
phí của mình để đưa hàng hóa đến lưu kho và vận chuyển hàng hóa về nơi cần
tiêu thụ. Hoặc khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa thông qua bên
thứ ba là đơn vị trung gian chuyên nghiệp trong lĩnh vực vận chuyển thực hiện.
Giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch, khách hàng sẽ được tư vấn những đơn
vị có uy tín về lĩnh vực giao nhận hàng, biết được tất cả các thông tin về hàng
hóa của mình trong quá trình vận chuyển và lưu kho và mọi thao tác đều được
cập nhật đầy đủ kịp thời trên hệ thống giao nhận hàng.
Hàng hóa khi được giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa sẽ được thực hiện qua
các bước cơ bản sau:
- Bên bán (khi đã gửi xác nhận ý định giao hàng cho Sở giao dịch) sẽ đưa hàng
hóa đến kho bãi được chỉ định để lưu kho và bảo quản. Tại đây, khi hàng hóa
được kiểm định đầy đủ, khách hàng sẽ được Trung tâm giao nhận hàng hóa của

Sở giao dịch trao Giấy chứng nhận lưu kho. Khách hàng sẽ gửi tài liệu lưu kho
và thông báo cho Thành viên kinh doanh để được thanh toán giá trị hợp đồng.
- Bên mua sau khi đã thực hiện thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính sẽ
được Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch giao lại Giấy chứng nhận lưu
kho; đem Giấy chứng nhận lưu kho đến kho bãi được chỉ định để có thể nhận
được hàng hóa trong hơp đồng giao dịch.
- Sở giao dịch và Thành viên kinh doanh sẽ thực hiện các thao tác trung gian
giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và lưu kho được diễn ra thuận lợi và dễ
dàng.
Với những bước thao tác cơ bản, thời gian giao nhận hàng hóa được sắp xếp
21


hợp lý để việc giao nhận hàng hóa và làm việc giữa các bên được thuận lợi, dễ
dàng và tạo sự thống nhất. Ngoài ra, tất cả thông tin về hàng hóa và quy trình
đều được cập nhật nhanh nhất có thể để khách hàng biết và theo dõi được hàng
hóa của mình, có những hành động cụ thể và có những thay đổi kịp thời nếu cần
thiết.
2.6.4 Bảo hiểm rủi ro
2.6.5 Công nghệ
Hệ thống phần mềm giao dịch hàng hóa (CTS) của Sở Giao dịch hàng hóa Việt
Nam (MXV) là một hệ thống khép kín, kết nối toàn diện các nghiệp vụ từ Sở,
thành viên kinh doanh đến cả việc cung cấp các tiện ích nhằm giúp khách hàng
thuận lợi nhất trong việc thực hiện các giao dịch của mình. Hệ thống CTS gồm các
phân hệ chính như:


Phân hệ quản lý nghiệp vụ giao dịch: quản lý tài khoản khách hàng, quản lý
thành viên, quản lý rủi ro, thống kê và báo cáo.




Phân hệ giao dịch trực tuyến: được thiết kế theo hướng web-app và mobileapp, cho phép khách hàng chủ động trong việc giao dịch qua Internet. Hỗ trợ
nhiều loại lệnh giao dịch.



Phân hệ khớp lệnh: thực hiện so khớp và trả kết quả giao dịch về cho Sở và
các Thành viên cũng như trực tiếp đến khách hàng thông qua webservice.



Phân hệ thanh toán bù trừ và giao nhận hàng vật chất: thanh toán bù trừ tiền
giữa các nhà đầu tư, thành viên và hiện thực quy trình giao nhận hàng vật
chất.



Phân hệ quản lý lệnh: quản lý lệnh giao dịch và trạng thái giao dịch.



Phân hệ công bố thông tin: cung cấp thông tin giao dịch trực tuyến đến
khách hàng cũng như các thông tin về thị trường hàng hóa trong nước và thế
giới.

Giao tiếp với các hệ thống khác thông qua Web service/ Web API dùng giao thức
22



https. Hỗ trợ nhiều chuẩn giao tiếp SOAP, REST với các dạng thông điệp chuẩn
XML, JSON.

23


CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN
Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, những rào cản về địa lý, không gian và thời
gian đã không còn là những khó khăn cho giao dịch hàng hoá nói chung và cho
xuất nhập khẩu nói riêng. Mọi giao dịch, những thoả thuận có thể chỉ thực hiện
trong tích tắc thông qua những Sở giao dịch hàng hoá. Xuất khẩu chính là chìa
khoá cho vấn đề phát triển kinh tế vì xuất khẩu thúc đẩy quá trình sản xuất, thúc
đẩy quảng bá thương hiệu Việt, tăng việc làm. Và không thể lặp lại hàng năm điệp
khúc được mùa mất giá, không thể lặp lại hình ảnh sinh viên hỗ trợ đi bán dưa hấu,
bán tỏi,… rồi hàng nghìn xe container nông sản xếp hàng chờ qua cửa khẩu. Thông
qua Sở giao dịch hàng hoá sẽ làm giảm đáng kể những chi phí trong sản xuất, điều
này trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá.

24


25


×