Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

bài tập môn quản trị kinh doanh quốc tế, hợp đồng cấp phép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.71 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BAN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG CẤP PHÉP

GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM
KHÓA: K37
SV THỰC HIỆN:

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 10 năm 2018


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤP PHÉP.....................................................................1
1.1. Khái niệm.........................................................................................................................1
1.2. Đặc điểm của cấp phép....................................................................................................1
1.3. Phân biệt giữa các bên......................................................................................................1
1.3.1. Bên cấp phép (Licensor)...........................................................................................1
1.3.2. Bên được cấp phép (Licensee)..................................................................................2
1.4. Các phương thức thâm nhập thị trường qua hình thức cấp phép.....................................3
1.5. Phân loại cấp phép...........................................................................................................4
1.5.1. Cấp phép thương hiệu...............................................................................................4
1.5.2. Cấp phép bí quyết kinh doanh..................................................................................4
1.6. Ưu điểm và nhược điểm của cấp phép.............................................................................6
1.6.1. Ưu điểm của cấp phép..............................................................................................6
1.6.2. Nhược điểm của cấp phép.........................................................................................7
1.7. Hợp đồng cấp phép..........................................................................................................9
1.7.1. Các loại hợp đồng cấp phép.....................................................................................9
1.7.2. Hình thức của hợp đồng Cấp phép.........................................................................10


1.7.3. Nội dung chính của hợp đồng cấp phép.................................................................10
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CẤP PHÉP TẠI VIỆT NAM VÀ CẤP PHÉP CỦA
MICROSOFT..............................................................................................................................14
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động tại Việt Nam............................................................14
2.2. Cấp phép của Microsoft.................................................................................................17
2.2.1. Lịch sử hình thành..................................................................................................17
2.2.2. Sản phẩm của Microsoft.........................................................................................17
2.2.3. Thị trường của Microsoft........................................................................................19
2.2.4. Microsoft và Licensing............................................................................................19
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN..........................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................22


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤP PHÉP
1.1. Khái niệm
Hợp đồng cấp giấy phép là một thỏa thuận trong đó một bên cho phép bên kia
quyền sử dụng tài sản vô hình trong một giai đoạn cụ thể, và nhận được khoản phí cấp
phép. Tài sản vô hình gồm: bản quyền, phát minh, công thức, tiến trình, thiết kế, bản
quyền tác giả, và thương hiệu.
Cấp phép, theo tiếng Anh của người Mỹ được viết là licensing, tiếng Anh
của người Anh được viết là licencing. Bên cấp phép gọi là licensor, bên được giấy
phép gọi là licensee.
1.2. Đặc điểm của cấp phép
Các chi phí cấp phép thường thấp và nhìn chung không lớn. Điều đó là tất yếu
khách quan, bởi lẽ bên cấp phép đã sử dụng phần lớn sản phẩm trí tuệ trong suốt một
thời gian nhất định, việc cấp phép xét cho cùng, là cách tận thu để kịp thời đổi mới
công nghệ hiện đại trong điều kiện cách mạng công nghệ tiến như vũ bão và hao mòn
vô hình diễn ra rất nhanh chóng.

Cấp phép là chiến lược kinh doanh quốc tế rất được ưa chuộng đối với các công
ty nhỏ và vừa vì họ là những doanh nghiệp đi sau về công nghệ, lại thích hợp với chi
phí thấp và trình độ quản lý không cao.
Cấp phép thường chỉ là chiến lược bổ sung cho sản xuất và xuất khẩu chứ
không phải là chiến lược duy nhất để tiếp cận thị trường thế giới.
1.3. Phân biệt giữa các bên
1.3.1. Bên cấp phép (Licensor)
Thường là những công ty quốc tế. Sau một thời gian sở hữu và sử dụng sản
phẩm trí tuệ, họ cần khai thác chúng triệt để hơn và nhanh hơn thông qua cấp phép.
Như vậy, bên cấp phép có điều kiện để đầu tư, đổi mới kịp thời sản phẩm trí tuệ khác
nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường vì thường xuyên tiếp cận công nghệ
mới nhất.
Bên cấp phép thường phải cung cấp các thông tin kỹ thuật và giúp đỡ cho bên
nhận phép nhưng một khi mối quan hệ đã được thiết lập và bên nhận phép đã hoàn
toàn thông hiểu vai trò của mình thì vai trò còn lại của bên cấp phép là rất ít hay gần
như không có.
Trang | 19


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

Bên cấp phép chỉ đóng vai trò tư vấn nhưng không tham gia trực tiếp vào thị
trường và không cung cấp bất cứ hướng dẫn mang tính quản lý nào.
Quyền lợi của bên cấp phép:
+ Tăng thêm sự hiện diện thương hiệu của mình tại các điểm bán lẻ hoặc nơi phân phối
đầu ra.
+ Tạo ra nhận thức thương hiệu hơn nữa để hỗ trợ các sản phẩm cốt lõi hoặc dịch vụ
của mình.
+ Hỗ trợ và nâng cao giá trị cốt lõi của mình bằng cách liên kết với các sản phẩm được
cấp phép/dịch vụ, chủng loại.

+ Thâm nhập thị trường mới một cách dễ dàng hơn.
+ Tạo ra nguồn doanh thu mới, ổn định.
1.3.2. Bên được cấp phép (Licensee)
Thường là các công ty quốc gia đi sau về công nghệ cho nên có nhu cầu công
nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình về tài chính và khả năng quản lý
nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh quốc tế ổn định và ngày càng mở rộng.
Bằng việc ký tên vào một hợp đồng cấp phép, bên được cấp phép sẽ phải trả
cho bên cấp phép:
+ Một khoản tiền cố định ban đầu: dùng để trang trải những phí tổn ban đầu của bên
cấp phép cho việc chuyển giao tài sản cấp phép cho bên được cấp phép, bao gồm chi
phí tư vấn, chi phí tập huấn cách sử dụng tài sản, chi phí lắp đặt hay thích ứng với môi
trường…
+ Một khoản tiền bản quyền hàng kỳ với giá trị tính theo phần trăm của tổng doanh thu
thu được từ việc sử dụng tài sản cấp phép.
+ Hầu hết các doanh nghiệp đều ký kết các thỏa thuận độc quyền, theo đó bên được
cấp phép không được phép chia sẻ tài sản cấp phép với bất kỳ công ty nào khác trong
một phạm vi quy định.
Quyền lợi của bên được cấp phép:
+ Làm tăng lợi ích của người tiêu dùng và doanh số bán hàng của sản phẩm hoặc dịch
vụ của bên được cấp phép.
+ Cung cấp giá trị gia tăng và phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh.
Trang | 20


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

+ Hấp dẫn cho thị trường mục tiêu mới, những người không quan tâm đến lịch sử sản
phẩm
1.4. Các phương thức thâm nhập thị trường qua hình thức cấp phép
Quy trình sản xuất sản phẩm là một trình tự có tổ chức các hoạt động để hoàn thành

sản phẩm.
Phát minh sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ
không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.
Thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp kỹ
thuật, tức là biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề. Sáng chế có thể được
thể hiện dưới dạng sản phẩm (cơ cấu, chất, vật liệu) hoặc quy trình (phương pháp).
Bí quyết công nghệ là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu,
sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng,
khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân
khác nhau.
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần
hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận
công nghệ. Trong đó:
+ Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển
giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho
tổ chức, cá nhân khác.
+ Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc
chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
+ Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân
khác sử dụng công nghệ của mình.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
 Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
 Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ
cho bên thứ ba;
Trang | 21


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế


 Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
 Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
 Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được
chuyển giao tạo ra;
 Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
 Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao công nghệ.
Kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm
được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể
nhìn thấy được.
1.5. Phân loại cấp phép
1.5.1. Cấp phép thương hiệu
Cấp phép thương hiệu là việc một doanh nghiệp cho phép một doanh nghiệp
khác sử dụng tên gọi, chữ viết hay lôgô vốn đã được độc quyền đăng ký trong một
khoảng thời gian nhất định nhằm đổi lấy tiền bản quyền.
Thương hiệu thường xuất hiện trên những sản phẩm như quần áo, trò chơi,
thực phẩm, đồ uống, quà tặng, đồ trang trí, đồ chơi và nội thất gia đình. Ví dụ như:
+ Các tổ chức hay cá nhân thu lợi nhiều từ việc cấp phép thương hiệu là Coca Cola,
Harley- Davidson, Laura Ashley, Disney, Micheal Jordan.
+ Winnie the Pooh là một trong những câu chuyện thành công nhất về cấp phép
thương hiệu. Được xây dựng từ một nhân vật văn học dành cho trẻ con năm 1926, chú
gấu Pooh đã trở thành món tài sản cấp phép mang lại hàng tỷ đôla. Được Disney
giành được vào năm 1961, chú gấu Pooh trở thành nhân vật hư cấu có thu nhập cao
thứ hai của mọi thời đại, chỉ sau chú chuột Mickey. Hình ảnh chú gấu Pooh được cấp
phép cho rất nhiều hãng sản xuất với một loạt các sản phẩm, từ sản phẩm trẻ em, hàng
dệt may cho đến các dụng cụ làm vườn. Chỉ tinh riêng tại Châu Âu đã có khoảng
1000 công ty nhận phép gấu Pooh.
1.5.2. Cấp phép bí quyết kinh doanh
Một thoả thuận cấp phép bí quyết kinh doanh là một hợp đồng, trong đó doanh

nghiệp chủ cung cấp các kiến thức kỹ thuật hay kiến thức quản lý về việc thiết kế,
Trang | 22


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

chế tạo hay vận chuyển một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bên cấp phép sẵn sàng cung cấp các loại bằng sáng chế, bí mật thương mại và
các bí quyết kinh doanh khác cho bên nhận phép để đổi lấy tiền bản quyền. Tiền bản
quyền có thể là một khoản tiền mặt trả gọn, một khoản tiền bản quyền hàng kỳ dựa
trên số lượng sản phẩm sản xuất nhờ bí quyết kinh doanh, hay cả hai.
Trong một số ngành công nghiệp như dược phẩm, hoá phẩm và chất bán dẫn,
công nghệ là một nhân tố cần thiết trong các thoả thuận cấp phép mang tính đôi bên
cùng có lợi giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc các ngành tương tự
nhau. Hình thức này được gọi là cấp phép chéo. Ở các ngành công nghiệp có tốc độ
phát triển khoa học kỹ thuật nhanh như vũ bão và là nơi các tiến bộ khoa học chịu sự
phụ thuộc lẫn nhau thì cấp phép công nghệ từ các đối thủ lại trở thành lợi thế then
chốt. Nó giúp giảm bớt chi phí cải tiến vì tránh được việc trùng lặp các nghiên cứu,
đồng thời giảm độ rủi ro cho việc một doanh nghiệp nào đó có thể không tiếp cận
được với những công nghệ mới.
Ví dụ như:
+ Hãng AT&T đã từng một thời nắm giữ các loại bằng sáng chế chủ chốt trong ngành
công nghiệp bán dẫn. Khi ngày càng nhiều công ty tham gia ngành này và tốc độ
nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngày càng tăng, AT&T đứng trước nguy cơ bị
vượt mặt bởi rất nhiều đối thủ. Tại Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ, hàng ngàn bằng
sáng chế về chất bán dẫn đã được trao tặng. Tồn tại trong một mạng lưới vô số các
loại bằng sáng chế như vậy, bất kỳ công ty nào cũng không thể hoạt động trong ngành
mà không cấp và nhận phép từ các đối thủ. Do đó, AT&T, Intel, Siemens và rất nhiều
các đối thủ khác bắt đầu cấp phép bằng sáng chế của mình cho các công ty còn lại.
Các hoạt động cấp phép chung của những công ty này đã góp phần rất lớn trong việc

thúc đẩy sự phát triển của cả ngành bán dẫn.
+ Một kịch bản tương tự cũng diễn ra trong ngành dược phẩm. Chi phí để nghiên cứu
và phát triển một loại thuốc mới có thể lên tới hàng trăm triệu đôla và việc phát triển
những loại thuốc mới đòi hỏi vô số các quy trình và thủ tục chấp nhận tốn rất
nhiều thời gian từ phía chính phủ, trong khi các hãng dược phẩm lại muốn tung ra
các phát minh của mình càng sớm càng tốt. Để giảm thiểu chi phí và đẩy nhanh tốc
độ phát triển các loại thuốc mới, các hãng dược phải cấp phép các phát minh của
mình cho những hãng khác. Trong các ngành khác, các công ty có thể cấp phép công
Trang | 23


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

nghệ và bí quyết kinh doanh của mình cho các đối thủ nhằm mục đích bổ sung vào
vốn kiến thức chưa đầy đủ của mình, lấp chỗ trống các dòng sản phẩm hay tham gia
vào những lĩnh vực kinh doanh mới mẻ. Việc giành được thành tựu khoa học kỹ
thuật từ các công ty khác thông qua hình thức cấp phép hiệu quả hơn rất nhiều so với
việc đầu tư một lượng tiền khổng lồ cho nghiên cứu và phát triển. Thông thường
người ta đều hiểu rằng để đổi lại việc một công ty thu được một công nghệ nhờ hình
thức này, công ty đó sẽ phải cấp phép một số công nghệ khác của mình cho công ty
kia.
1.6. Ưu điểm và nhược điểm của cấp phép
1.6.1. Ưu điểm của cấp phép
Đây là cách hiệu quả giúp công ty thâm nhập thị trường, phương thức cấp
phép không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn hay yêu cầu sự tham gia từ phía người cấp phép
tại thị trường nước ngoài. Cấp phép cho phép doanh nghiệp tham gia vào thị trường
mà không cần đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, đây là một phương thức được ưa
chuộng hơn cả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu nguồn lực để quốc tế hoá trong
trường hợp thực hiện các phương thức khác tốn kém hơn.
Cấp phép cũng cho phép các công ty khai thác các kết quả nghiên cứu và phát

triển sẵn có. Một khi mối quan hệ cấp phép được thiết lập, người cấp phép chỉ phải
đầu tư ít công sức mà vẫn có thu nhập là tiền bản quyền. Do đó, khác với những
phương thức gia nhập thị trường nước ngoài khác, người cấp phép không phải chịu
các chi phí thiết lập cơ sở vật chất cũng như phí duy trì hàng tồn trên các thị trường
này. Đồng thời, người nhận phép cũng hưởng lợi nhờ được tiếp cận với những công
nghệ quan trọng với một mức chi phí thấp hơn nhiều so với việc tự mình nghiên cứu
phát triển công nghệ.
Cấp phép cho phép các doanh nghiệp thâm nhập thị trường các quốc gia hạn
chế sở hữu nước ngoài trong một số ngành đặc biệt như quốc phòng và năng lượng,
những ngành được xem là có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Cấp phép còn
giúp các công ty thâm nhập những thị trường nhỏ hơn hoặc những thị trường khó
tiếp cận do có các rào cản thương mại như thuế quan hay các yêu cầu hành chính
rườm rà phức tạp. Ví dụ, hãng dược Roche đã ký kết một thoả thuận cấp phép với
công ty Chugai Pharmaceuticals tại Nhật nhằm mở rộng hiện diện của mình trên thị
trường thuốc độc quyền của Nhật. Thành công tại Nhật buộc công ty phải có những
Trang | 24


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

bí quyết kinh doanh phương thức và phải am hiểu về các thủ tục chấp nhận thuốc
mới trong nước. Mối quan hệ này đã thúc đẩy nhanh chóng tốc độ gia nhập thị
trường rộng lớn Nhật Bản của Roche.
Cấp phép cũng có thể được sử dụng làm phương thức giá rẻ nhằm đánh giá
khả năng phát triển của các thị trường nước ngoài. Bằng việc thiết lập quan hệ với
các doanh nghiệp nhận phép địa phương, doanh nghiệp nước ngoài có thể tìm hiểu
về thị trường mục tiêu và từ đó tìm ra phương thức phù hợp nhất trong tương lai để
thiết lập các cơ sở lâu dài hơn tại đó. Một doanh nghiệp cũng có thể áp dụng
phương thức này nhằm đi trước một bước và ngăn chặn sự tham gia vào thị trường
mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh. Đó là, bằng việc thiết lập sự hiện diện của mình

trên thị trường thông qua hình thức cấp phép, doanh nghiệp sẽ phát triển thương hiệu
cũng như phổ biến các mặt hàng của mình, từ đó hạn chế được các đối thủ đến sau gia
nhập thị trường.
1.6.2 Nhược điểm của cấp phép
Vì tiền bản quyền được xác định dựa trên doanh số bán ra của bên nhận phép
nên lợi nhuận của doanh nghiệp cấp phép phụ thuộc vào doanh thu và năng lực
của công ty nhận phép. Một đối tác yếu kém sẽ không thể đem lại doanh thu đáng
kể. Doanh nghiệp cấp phép cũng bị hạn chế trong việc kiểm soát các hình thức sử
dụng tài sản của mình vì đây chỉ là một phương thức thâm nhập có mức kiểm soát
trung bình. Nếu bên nhận phép không thận trọng trong việc sử dụng tài sản như sản
xuất các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì danh tiếng của bên cấp phép sẽ bị tổn hại.
Vì vậy các công ty dày dạn kinh ngiệm thường đòi hỏi các đối tác nhận phép nước
ngoài phải đạt được một số tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu.
Trong trường hợp công ty nhận phép đạt được nhiều thành công, nhà cấp phép
chắc hẳn sẽ mong ước giá như mình tham gia thị trường bằng một phương thức khác
có khả năng sinh lời nhiều hơn. Đây chính là tình huống mà hãng Disney gặp phải
khi nó phát triển Disneyland Tokyo thông qua một thỏa thuận cấp phép với một đối
tác Nhật Bản. Khi công viên giải trí thu được nhiều thắng lợi hơn hãng này mong đợi,
ban lãnh đạo của Disney đã ước rằng giá như họ tự mình phát triển Disneyland
Tokyo. Ngoài ra, cấp phép không đảm bảo tiền đề cho sự mở rộng trong tương lai.
Các chọn lựa trong việc quốc tế hoá của doanh nghiệp cấp phép nếu thực hiện bằng
các phương thức khác cũng thường bị hạn chế trong các hợp đồng cấp phép.
Doanh nghiệp chủ cần phải đảm bảo những sở hữu trí tuệ có giá trị của mình
Trang | 25


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

sẽ không bị rơi vào tay các cá nhân hay các công ty có khả năng trở thành đối thủ của
mình. Hình thức cấp phép thường được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp

mà ở đó những thay đổi về công nghệ diễn ra hàng ngày và tác động tới nhiều sản
phẩm. Thay đổi công nghệ với tốc độ nhanh chóng đồng nghĩa với việc các công
nghệ được cấp phép sẽ trở nên lỗi thời trước khi hợp đồng cấp phép hết hạn. Nếu
không, trong trường hợp việc đánh mất kiến thức công nghệ hay các bí quyết kinh
doanh khác vào tay đối thủ tiềm năng là một tổn thất đáng kể, doanh nghiệp đó
không nên lựa chọn cấp phép làm phương thức để tham gia thị trường.
Vì cấp phép yêu cầu doanh nghiệp phải chia sẻ tài sản sở hữu trí tuệ với các
công ty khác nên nguy cơ tạo ra các đối thủ trong tương lai là rất lớn. Đối thủ có thể
sẽ tiếp tục khai thác những tài sản sở hữu trí tuệ của bên cấp phép để gia nhập thị
trường ở các nước thứ ba hay tạo ra những sản phẩm khác biệt chút ít so với những
sản phẩm quy định trong hợp đồng cấp phép. Các công ty nhận phép có thể sẽ tận
dụng các bí quyết kinh doanh được cấp phép làm đòn bẩy để trở thành các đối thủ
mạnh và cuối cùng trở thành những người dẫn đầu ngành.
Ví dụ, hãng Sony của Nhật Bản ban đầu được cấp phép công nghệ liên quan đến
bóng bán dẫn từ nhà phát minh Bell Laboratories ở Hoa Kỳ. Bell đã tư vấn cho Sony
cách sử dụng bóng bán dẫn để chế tạo máy trợ thính. Nhưng thay vào đó, Sony lại sử
dụng công nghệ để tạo ra các đài thu bán dẫn nhỏ chạy bằng pin. Dựa vào lợi thế
này, Sony và các công ty Nhật Bản khác đã nhanh chóng trở thành những người đi
đầu trong ngành chế tạo đài thu bán dẫn. Hãng Bell đã bỏ lỡ một cơ hội vô cùng hiếm
có. Sony sau đó đã trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên có cổ phiếu niêm yết tại thị
trường chứng khoán New York và trở thành một trong những hãng điện tử dân dụng
lớn nhất trên thế giới.

Trang | 26


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

Bảng tóm tắt các ưu điểm và nhược điểm của hình thức hợp đồng cấp phép
Ưu điểm


Nhược điểm

- Không yêu cầu đầu tư vốn hay sự

- Doanh thu thu được thường ít hơn

hiện diện của doanh nghiệp cấp phép

so với các phương thức thâm nhập

tại thị trường nước ngoài.

khác.

- Có cơ hội tạo ra thu nhập tiền bản

- Khó kiểm soát mức độ sử dụng tài

quyền từ sở hữu trí tuệ có sẵn.

sản cấp phép.

- Phù hợp cho việc thâm nhập các thị

- Rủi ro trong việc đánh mất kiểm

trường tồn tại nhiều rủi ro quốc gia.

soát đối với những sở hữu trí tuệ


- Phát huy tác dụng khi các hàng rào

quan trọng hay tài sản bị tiêu tán

thương mại làm giảm khả năng xuất

trong tay các đối thủ.

khẩu hay khi chính phủ hạn chế quyền

- Bên nhận phép có thể xâm phạm sở

sở hữu các hoạt động trong nước của

hữu trí tuệ được cấp phép và trở

các doanh nghiệp nước ngoài.

thành đối thủ cạnh tranh.

- Phát huy tác dụng khi muốn đánh

- Không đảm bảo cơ sở cho sự mở

giá một thị trường nước ngoài trước

rộng thị trường trong tương lai.

khi áp dụng phương thức đầu tư trực


- Không phù hợp với những sản

tiếp nước ngoài.

phẩm, dịch vụ hay kiến thức có độ

- Phát huy tác dụng khi muốn thâm

phức tạp cao.

nhập một thị trường trước các đối thủ

- Việc giải quyết tranh chấp phức tạp

cạnh tranh.

và thường không đem lại kết quả có
lợi.

1.7. Hợp đồng cấp phép
1.7.1. Các loại hợp đồng cấp phép
Hiện nay, có ba loại hợp đồng sử dụng giấy phép chủ yếu là hợp đồng giấy
phép độc quyền, hợp đồng giấy phép không độc quyền và hợp đồng giấy phép chéo.
+ Hợp đồng giấy phép độc quyền: cho phép bên mua giấy phép được độc quyền sử
dụng các tài sản vô hình trong việc sản xuất và bán các sản phẩm trên một khu vực
địa lý xác định (có thể chỉ trong phạm vi nước của bên mua giấy phép, hoặc có thể
mở rộng ra nhiều nước khác).
Trang | 27



Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

+ Hợp đồng giấy phép không độc quyền: cho phép bên mua giấy phép được
quyền sử dụng các tài sản vô hình trên một phạm vi lãnh thổ nhất định nhưng không
cho quyền độc nhất trên phạm vi lãnh thổ đó. Như vậy, bên bán giấy phép có thể trao
cho một vài công ty quyền sử dụng các tài sản tương tự trên cùng một lãnh thổ.
+ Hợp đồng sử dụng giấy phép chéo: hình thành khi các công ty muốn trao đổi
các tài sản vô hình với nhau. Chẳng hạn, hãng Fujitsu của Nhật Bản ký một hợp
đồng giấy phép chéo thời hạn 5 năm với công ty Texas Instruments của Mỹ. Hợp
đồng này cho phép mỗi bên sử dụng công nghệ của bên kia trong việc sản xuất hàng
hoá của mình – vì vậy có thể giảm bớt chi phí cho nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh
đó, phương thức này còn giúp giảm nguy cơ mỗi bên tìm cách chiếm đoạt hoặc khai
thác bất hợp pháp tài sản của bên kia.
1.7.2. Hình thức của hợp đồng cấp phép
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải được lập bằng văn bản, thể hiện đầy đủ
thỏa thuận của hai bên. Mọi thỏa thuận bằng miệng, công văn, thư từ, điện báo ... đều
không có giá trị pháp lý.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng có thể là một phần của hợp đồng khác (ví
dụ: hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán thiết bị…)
1.7.3. Nội dung chính của hợp đồng cấp phép
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Các bên ký kết hợp đồng
+ Căn cứ chuyển quyền sử dụng
+ Dạng hợp đồng (dạng chuyển quyền sử dụng)
+ Phạm vi chuyển quyền sử dụng
+ Thời hạn chuyển quyền sử dụng
+ Giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán
+ Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên
+ Chữ ký của Người đại diện cho các Bên

- Điều khoản về các Bên ký kết hợp đồng phải nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của Bên
giao và Bên nhận, tên và chức vụ của người đại diện cho mỗi Bên (nếu có).
Trang | 28


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

- Điều khoản về căn cứ chuyển quyền sử dụng phải khẳng định tư cách chuyển
quyền sử dụng của Bên giao, bao gồm:
+ Tên, số, ngày cấp và thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu
của Bên giao; hoặc
+ Tên, ngày ký, số đăng ký (nếu có) và thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển
quyền sử dụng cấp trên- quyền sử dụng được cấp cho Bên giao và Bên giao được phép
chuyển quyền sử dụng thứ cấp (đối với chuyển quyền sử dụng thứ cấp).
- Điều khoản về dạng hợp đồng phải chỉ rõ hợp đồng chuyển quyền sử dụng là hợp
đồng độc quyền hay không độc quyền; có phải là hợp đồng thứ cấp hay không.
- Điều khoản về phạm vi chuyển quyền sử dụng phải chỉ ra các điều kiện giới hạn
quyền sử dụng của Bên nhận, trong đó bao gồm:
+ Đối tượng được chuyển quyền sử dụng:
 Phạm vi đối tượng sở hữu chuyển nhượng (SHCN) mà Bên nhận được sử dụng:
một phần hay toàn bộ khối lượng bảo hộ được xác lập theo Văn bằng bảo hộ;
 Giới hạn hành vi sử dụng mà Bên nhận được phép thực hiện (tất cả hay một số
hành vi sử dụng thuộc quyền của Bên giao);
+ Lãnh thổ chuyển quyền sử dụng:
Phạm vi lãnh thổ mà tại đó Bên nhận được phép sử dụng đối tượng SHCN (một phần
hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hoặc lãnh thổ chuyển quyền sử dụng cấp trên).
- Điều khoản về thời hạn chuyển quyền sử dụng phải xác định khoảng thời gian mà
Bên nhận được phép sử dụng đối tượng SHCN (thuộc thời hạn hiệu lực của Văn
bằng bảo hộ, hoặc thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng cấp trên).
- Điều khoản về giá chuyển quyền sử dụng và phương thức thanh toán:

+ Điều khoản về giá chuyển quyền sử dụng phải quy định khoản tiền mà Bên
nhận phải thanh toán cho Bên giao để được sử dụng đối tượng SHCN theo các điều
kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Giá do các Bên thỏa thuận dựa trên cơ sở ước tính
hiệu quả kinh tế (mà Bên nhận có thể thu được từ việc sử dụng đối tượng SHCN) và
phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
+ Đối với chuyển quyền sử dụng miễn phí, hợp đồng cũng phải ghi rõ điều đó.
Trang | 29


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

+ Điều khoản về phương thức thanh toán phải quy định thời hạn, phương tiện, cách
thức thanh toán.
- Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên cần thỏa thuận các quyền và nghĩa
vụ của mỗi Bên đối với nhau với điều kiện không trái với các quy định của pháp
luật. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên có thể bao gồm các nội dung sau
đây:
+ Nghĩa vụ của Bên giao: (i) Đăng ký hợp đồng (nếu có thỏa thuận); (ii) Nộp thuế
chuyển quyền sử dụng theo pháp luật về thuế; (iii) Giải quyết các tranh chấp với Bên
thứ ba nếu việc chuyển quyền sử dụng gây ra tranh chấp; (iv) Thực hiện các biện
pháp cần thiết và phù hợp chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHCN của Bên thứ
ba gây thiệt hại cho Bên nhận.
+ Nghĩa vụ của Bên nhận: (i) Đăng ký hợp đồng (nếu có thỏa thuận); (ii) Trả phí
chuyển quyền sử dụng cho Bên giao theo mức và phương thức thanh toán đã được
thỏa thuận; (iii) Chịu sự kiểm tra về chất lượng hàng hóa, dịch vụ (nếu có thỏa thuận
về điều này); (iv) Ghi chỉ dẫn trên sản phẩm, bao bì sản phẩm rằng sản phẩm được sản
xuất theo sự chuyển quyền sử dụng (sự cho phép) của Bên giao và chỉ ra tên của Bên
giao. Nội dung này là bắt buộc trong trường hợp chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng không được phép có những điều khoản hạn chế
bất hợp lý quyền của Bên nhận, đặc biệt là những điều khoản không xuất phát từ

quyền của Bên giao đối với đối tượng SHCN hoặc không nhằm để bảo vệ các
quyền đó, ví dụ:
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm được sản xuất theo
hợp đồng chuyển quyền sử dụng sang các vùng lãnh thổ mà Bên giao không nắm
độc quyền nhập khẩu các sản phẩm đó;
+ Buộc Bên nhận phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh
kiện, thiết bị từ nguồn do Bên giao chỉ định, mà không nhằm bảo đảm chất lượng
hàng hóa, dịch vụ như đã thỏa thuận;
+ Cấm bên nhận cải tiến công nghệ được chuyển giao, buộc Bên nhận phải
chuyển giao miễn phí cho Bên giao các cải tiến do Bên nhận tạo ra hoặc quyền
nộp đơn yêu cầu bảo hộ SHCN, quyền SHCN đối với các cải tiến đó;
+ Cấm Bên nhận khiếu nại về hiệu lực của quyền SHCN, quyền chuyển quyền sử
Trang | 30


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

dụng của Bên giao.
- Hợp đồng có thể có thêm các điều khoản không trái với quy định của pháp luật hiện
hành, đặc biệt là các điều khoản sau:
+ Điều khoản về điều kiện sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng: Thỏa thuận các điều
kiện theo đó có thể sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng phù hợp với các quy định của
pháp luật.
+ Điều khoản về cách thức giải quyết tranh chấp: Lựa chọn trong số các cách sau
để giải quyết tranh chấp giữa các Bên: (i) tự thương lượng; (ii) thông qua trọng tài;
(iii) thông qua tòa án; hoặc (iv) kết hợp các phương thức trên.

Trang | 31



Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CẤP PHÉP TẠI VIỆT NAM VÀ CẤP PHÉP
CỦA MICROSOFT
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động tại Việt Nam
Khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải
nghiên cứu rất kỹ môi trường kinh doanh hiện tại của nước ta, từ đó đưa ra chiến lược
kinh doanh cho phù hợp. Hiện tại vấn đề license – liên quan đến việc cấp phép kinh
doanh và sử dụng các license, ở Việt Nam đang là vấn đề nóng bỏng, được các
phương tiện thông tin đại chúng tốn nhiều công sức để nghiên cứu và tìm hiểu về vấn
đề này. Một số vấn đề nổi trội tại Việt Nam như:
Các vi phạm của bản quyền
- Thị trường công nghệ thông tin
Tại Việt Nam mức độ vi phạm bản quyền khá cao, nhất là bản quyền phần
mềm. Theo Nghiên cứu của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA), năm 2006,
Việt Nam đứng ở tốp đầu thế giới về tình trạng vi phạm bản quyền, thậm chí có thời
điểm tỷ lệ vi phạm lên đến xấp xỉ 90%. Năm 2009, tỷ lệ vi phạm được kéo lùi nhưng
vẫn còn 85%. Đến 2016, mặc dù không còn ở tốp đầu, Việt Nam vẫn nằm ở vị trí
22 của thế giới về vi phạm bản quyền, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính
là 78%, cao hơn tỷ lệ của khu vực (58%) và thế giới (40%). Từ tốp đầu thế giới, sau
gần 10 năm "chiến đấu” với nhiều giải pháp, tỷ lệ vi phạm bản quyền giảm xuống ở
vị trí nói trên là bước tiến đáng mừng. Lý giải thế nào khi mà tỷ lệ vi phạm bản
quyền của Việt Nam vẫn còn cao hơn 20% so với khu vực. Càng không thể chấp
nhận trước tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam cao gấp đôi so với mức bình
quân của thế giới.
Ngoài những sản phẩm phổ thông của nước ngoài như Windows, Microsoft
Office, Adobe, Corel hay Photoshop, một số sản phẩm phần mềm thương mại của
Việt Nam cũng thường xuyên bị vi phạm như từ điển Lạc Việt của Công ty Lạc
Việt, bộ gõ Vietkey của nhóm Vietkey Group. Không hiếm những DN cực lớn, tài sản
lên đến hàng trăm tỷ đồng, vẫn không mua bản quyền mà thay vào đó là dùng

phần mềm không bản quyền đang trôi nổi trên thị trường. Kể cả nhiều doanh nghiệp
FDI được coi là vốn lớn, công nghệ cao nhưng vẫn ngang nhiên "ăn cắp” bản
quyền phần mềm máy tính với giá trị không hề nhỏ. Cuối tháng 12-2012, các ngành
Trang | 32


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

chuyên trách tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp FDI cỡ bự tại thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai qua đó phát hiện các doanh nghiệp đều có sai
phạm về sử dụng bản quyền phần mềm bất hợp pháp. Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL cho biết, năm 2012, số lượng vụ vi phạm, số vụ vi phạm bản quyền phần
mềm có giảm đây vẫn là lĩnh vực khá "nóng". Cụ thể, kiểm tra đột xuất tại 87 doanh
nghiệp, với số lượng máy tính kiểm tra là 3.842 chiếc, lực lượng hữu quan phát hiện
hầu hết trong số các doanh nghiệp được kiểm tra đều có sai phạm với những mức độ
khác nhau. Đáng chú ý, trong tổng số các vụ vi phạm, có tới hơn 80% là vi phạm của
các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Luật Sở hữu trí tuệ đã được công bố và có hiệu lực từ nhiều năm. Tuy vậy cho
đến nay, Luật Sở hữu trí tuệ với tình trạng vi phạm bản quyền giống như là hai
ngả đường ngược chiều nhau. Không chỉ người dân mà kể cả cơ quan nhà nước và
doanh nghiệp vẫn cố ý vi phạm Luật. Sự vi phạm trên diện rộng với mức độ khá
nghiêm trọng, trong khi lực lượng kiểm tra quá mỏng và việc xử lý không đủ mức
răn đe. Tình trạng này đang và sẽ kéo dài đối với "mặt trận” bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ bản quyền phần mềm máy tính.
- Thị trường Sách
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, máy
móc, thiết bị in ấn hiện đại, một số người đã thu lợi nhuận bất chính khổng lồ từ hành
vi vi phạm pháp luật bằng cách in số lượng lớn sách giáo trình của các nhà xuất bản
nước ngoài như: Let’s Go của NXB Oxford, Grammar in Use, Vocabulary in Use của
NXB Cambridge, Market Leader của NXB Pearson, Mosaic, Interaction của NXB
Mc GrawHill, các series Truyện đọc của NXB Macmillan, Cengage… mà không phải

trả tiền bản quyền, không giấy phép xuất bản, không mất phí biên tập... nên giá sách
sao chép lậu rẻ hơn rất nhiều so với giá sách gốc được xuất bản hợp pháp.
Do bị vi phạm bản quyền, một số các nhà xuất bản lớn tại Mỹ, Anh rất lo ngại
khi một số cá nhân hoặc tổ chức đề nghị mua bản quyền sách của những đơn vị này
để in ấn và xuất bản tại Việt Nam. Trình trạng ấn phẩm nói chung và ấn phẩm nước
ngoài bị vi phạm bản quyền hiện nay đã đến mức cần đến hồi chuông cảnh báo và sự
phối hợp hoạt động chống vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản, phát hành một
cách đồng bộ và mạnh mẽ. Vì hầu như sách của nhà xuất bản nước ngoài nào đang có
văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng đều bị in lậu, bị photocopy - những bộ sách
Trang | 33


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

mà tác giả, nhà xuất bản nhiều khi phải tốn công sức lẫn trí tuệ trong 5 năm để có thể
ra được1 bộ sách giáo trình cho học sinh.
- Vấn đề làm nhái, làm giả thương hiệu, sản phẩm
Xuất hiện rất nhiều sản phẩm làm nhái làm giả các sản phẩm thương hiệu,
điều này gây rất nhiếu khó khăn cho việc cấp giấy phép ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của cả nhà cấp giấy phép và đối tác mua. Việc này cũng dẫn đến nguy cơ
thương hiệu bị ảnh hưởng, niềm tin của khách hàng bị giảm suốt.
Vào những năm cuối của thập kỷ 80, xe máy Dream II của hãng sản xuất ôtô
xe máy Honda (Nhật Bản) là một trong những xe máy nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
Và chính cái tên Honda đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam thời bấy
giờ. Nhưng vài năm sau, trên thị trường bắt đầu xuất hiện những loại xe có kiểu dáng
giống hệt như xe Dream II với nhiều cái tên khác nhau: DEALIM, LIFAN….do Hàn
Quốc và Trung Quốc sản xuất tung vào thị trường Việt Nam với giá cả mềm hơn
so với DREAM II của hãng Honda.
Một ví dụ kinh điển ở Việt Nam khi tham gia liên kết với doanh nghiệp nước
ngoài, vấn đề tài sản vô hình (mạng lưới kinh doanh, đặc quyền phân phối sản phẩm,

thương hiệu và chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng). Kem đánh răng P/S trước đây
là biểu tượng thương mại của sản phẩm do Công ty Hoá mỹ phẩm P/S sản xuất. Trong
khi góp vốn liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất kem đánh răng Elida P/S, giá
trị nhà xưởng và quyền sử dụng đất của phía Việt Nam được định giá chưa đến 1
triệu USD, trong khi đó nhãn hiệu P/S được mua với giá hơn 4 triệu USD. Vì sao một
dấu hiệu lại được định giá cao như vậy? Bởi vì đằng sau nhãn hiệu (hữu hình) là cả
một quá trình phấn đấu đầu tư công sức (vô hình) của cả một tập thể nhà máy đưa
một sản phẩm từ khi chưa có chỗ đứng trên thị trường trở thành một sản phẩm nổi
tiếng chiếm hơn 2/3 thị phần Việt Nam (vào thời điểm liên doanh).
Trên thị trường giải trí và giới nghệ thuật nước ta hiện nay cũng có nhiều điều
đáng để bàn tới. Các ca khúc nước ngoài được các ca sĩ Việt Nam lấy nhạc nền và
đưa thêm lời Việt. Băng đĩa hay album của bất kỳ một ca sĩ hay một chương trình
truyền hình độc quyền, các bộ phim được bán tràn lan trên thị trường với cái giá phải
gọi là “bèo” mà không có bất cứ một cơ quan nào quản lý việc sao chép này.
Thêm nữa là các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh, tài liệu, văn thơ…đã và đang có
rất nhiều tiêu cực làm cho các cơ quan quản lý rất đau đầu.
Trang | 34


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

Từ những ví dụ trên cho thấy, vấn đề bản quyền thuộc sở hữu trí tuệ ở nước ta
vẫn chưa được quan tâm, vấn đề về license vẫn chưa được các doanh nghiệp và chính
phủ quan tâm sát sao một cách đúng đắn, chưa được quản lý chặt chẽ dẫn đến nhiều
kẽ hở và nhiều thiếu sót trong khi quản lý.
2.2. Cấp phép của Microsoft
Microsoft là 1 tập đoàn đa quốc gia của Hoa kỳ, được biết đến là tập đoàn hàng
đầu thế giới trong lĩnh vực phầm mềm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin.
Những sản phẩm phần mềm của Microsoft bao gồm hệ điều hành cho máy chủ, máy
tính cá nhân và các thiết bị thông minh, ứng dụng máy chủ cho môi trường công nghệ

thông tin, ứng dụng năng suất thông tin, giải pháp kinh doanh và các công cụ phát triển
phần mềm.
2.2.1. Lịch sử hình thành
Năm 1985, Microsoft được thành lập ở Seattle bởi 2 chàng trai trẻ (Paul
Allen và Bill Gates) và một trong 2 người đã bỏ dở chương trình học đại học của mình.
Một sự khởi đầu không may và một tham vọng mơ hồ: “Máy tính cá nhân có trên bàn
của mỗi hộ gia đình”.
30 năm sau, điều đó dường như là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, trong thời
điểm đó, với một số ít người biết sử dụng máy vi tính thì tham vọng đó được xem là
không tưởng. Ý tưởng cách mạng này không chỉ tạo ra một công nghệ hữu ích cho con
người mà nó còn thay đổi cả thế giới.
Ngày nay, Microsoft có 57.000 nhân viên trên toàn thế giới và đang tiếp tục làm
tăng tính hiện hữu của máy tính bằng nhiều phương pháp mới.
2.2.2. Sản phẩm của Microsoft
Microsoft là 1 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phầm mềm, dịch vụ và
giải pháp công nghệ thông tin. Những phần mềm, dịch vụ và giải pháp này được thiết
kế để giúp cá nhân và doanh nghiệp nhận ra được những tiềm năng to lớn của họ.
Doanh thu của Microsoft được mang về từ hoạt động phát triển, sản xuất, cấp phép và
hỗ trợ nhiều sản phẩm phần mềm cho nhiều loại thiết bị. Những sản phẩm phần mềm
của Microsoft bao gồm hệ điều hành cho máy chủ, máy tính cá nhân và các thiết bị
thông minh, ứng dụng máy chủ cho môi trường công nghệ thông tin, ứng dụng năng
suất thông tin, giải pháp kinh doanh và các công cụ phát triển phần mềm.
Trang | 35


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

Microsoft cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ hỗ trợ sản phẩm. Microsoft
còn cung cấp những khoá học và cấp bằng chứng nhận cho những nhà quản trị và phát
triển hệ thống công nghệ thông tin.

Microsoft tham gia thị trường với bộ thiết bị điều khiển trò chơi điện tử Xbox,
chương trình trò chơi và các loại thiết bị ngoại vi, dịch vụ truyền thông trực tuyến và
và các dịch vụ truyền thông khác được cung cấp bởi cổng MSN trên toàn thế giới.
Microsoft còn nghiên cứu và phát triển những công nghệ tiên phong cho những sản
phẩm phần mềm tương lai. Microsoft tin tưởng rằng những cuộc cách mạng công nghệ
và những dịch vụ giá trị cao là nền tảng cho sự phát triển vững chắc để phục vụ nhu
cầu của khách hàng cũng như sự phát triển trong tương lai của Microsoft.
Trong khi gắng sức cập nhật và hoàn thiện những sản phẩm của mình, Microsoft nhắm
đến việc tạo ra vị trí hàng đầu trong công cuộc cách mạng công nghệ và phục vụ thị
trường tốt hơn.
Cấu trúc của tập đoàn Microsoft chia ra thành 7 nhóm:
- Windows Client (khách hàng Windows), bao gồm Microsoft Windows XP cho máy
tính xách tay, Windows 2000 và các hệ điều hành khác.
- Microsoft Business Solutions (giải pháp kinh doanh) bao gồm ứng dụng quản lý kinh
doanh Great Plains, Navision và dịch vụ Central™ dành cho doanh nghiệp.
- Server and Tools bao gồm phần mềm máy chủ Microsoft Windows Server System™,
các công cụ dành cho dân công nghệ thông tin và MSDN.
- Mobile and Embedded Devices (thiết bị di động và thông minh), bao gồm những
phần mềm Windows Powered Pocket PC, Mobile Explorer microbrowser, và phần
mềm nguồn mở Windows Powered Smartphone.
- MSN (tập hợp dịch vụ internet) bao gồm MSN network, MSN Internet Access,
MSNTV, MSN Hotmail and và những dịch vụ dựa trên công nghệ Web khác.
- Và cuối cùng là nhóm ‘Home and Entertainment’ (giải trí và gia đình) bao gồm
Microsoft Xbox®, dịch vụ phầm mềm và phần cứng, game trực tuyến, ứng dụng
truyền hình.
2.2.3. Thị trường của Microsoft
Microsoft là một tập đoàn phầm mềm và các sản phẩm của nó được sử dụng bởi
hơn 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới. Microsoft trở thành người tiên phong
Trang | 36



Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Cuộc cách mạng này đã tạo ra cho người sử
dụng nhiều cơ hội, giá trị và sự thuận tiện trong 10 thập kỉ qua. Trong thời gian đó,
cuộc cách mạng đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều kênh kinh doanh mới và cuối
cùng là sự bành trướng của Microsoft ra thị trường thế giới.
Ngày nay, Microsoft có mặt trên toàn thế giới. Microsoft đặt chi nhánh ở hơn 90
quốc gia và được phân loại thành 6 khu vực: Bắc Mỹ; Châu Mỹ Latinh; Châu Âu,
Trung Đông, Châu Phi; Nhật Bản; Châu Á Thái Bình Dương và Trung Hoa Lục Địa
với trung tâm điều hành tại Dublin, Ireland; Humacao, Puerto Rico; Reno, Nevada,
USA và Singapore. Những trung tâm này có nhiệm vụ cấp giấy phép, sản xuất, cũng
như là quản lý và công tác hậu cần.
Có thể thấy rằng trong những năm qua, Misrosoft đã thiết lập được một nền
tảng vững chắc cho sự phát riển bền vững. Nền tảng này được tạo ra bởi trách nhiệm
đối với xã hội, liên tục giới thiệu ra thị trường những sản phẩm mới, tạo cơ hội cho đối
tác, cải thiện độ thoả mãn của khách hàng và hoàn thiện hoạt động nội bộ.
2.2.4. Microsoft và Licensing
Microsoft có hai hình thức cấp phép kinh doanh là cấp phép sản phẩm và cấp
phép số lượng lớn.
Đối với cấp phép sản phẩm thì người cấp phép là Microsoft, người nhận cấp
phép là các cá nhân mua các sản phẩm, các phần mềm của Microsoft về sử dụng. Các
cá nhân này sẽ được cấp quyền sử dụng sản phẩm mà họ đã mua.
Đối với cấp phép số lượng lớn thì bên cấp phép là Microsoft, bên nhận phép là
các doanh nghiệp mua cấp phép số lượng lớn, họ mua nhiều giấy phép để sử dụng.
Cấp phép số lượng lớn của phần mềm mang đến sự dễ dàng và giá cả phải chăng để
chạy phần mềm trên nhiều máy tính trong tổ chức của bạn. Bằng việc cấp bản quyền
qua chương trình cấp phép số lượng lớn, bạn chỉ cần trả cho phần mềm bản quyền.
Phần mềm đóng hộp, mặc khác bao gồm đĩa (CD-ROM hoặc DVD), hướng dẫn sử
dụng và một số đóng gói khác. Loại bỏ những giá thành cứng và mua số lượng lớn

thường được giảm giá thành và mang đến cho bạn nhiều lựa chọn mua và cải tiến việc
quản lý phần mềm.
Tùy thuộc vào chương trình cấp phép số lượng lớn bạn chọn, bạn có thể nhận
đĩa, bạn có lựa chọn được nhận đĩa (hoặc bổ sung), tài liệu, và được hỗ trợ về sản
phẩm khi bạn cần. Trong một vài trường của hợp chương trình cấp phép số lượng lớn,
Trang | 37


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

bạn cũng có thể mua bảo hiểm phần mềm. Đây là giải pháp toàn diện mang đến cho
bạn sự tiện dụng, tiết kiệm trong chi phí đầu tư cho phần mềm. Nó bao gồm dùng phần
mềm phiên bản mới nhất, hỗ trợ qua điện thoại, dịch vụ đối tác, đào tạo, và các công
cụ cho IT. Bạn có thể lựa chọn bảo hiểm phần mềm vào lúc bạn mua bản quyền phần
mềm và có thể sử dụng được ngay những lợi ích này.

Trang | 38


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN
Microsoft phép cho các cá nhân và các doanh nghiệp quyền sử dụng phần mềm
do tập đoàn này tạo ra, họ trực tiếp cấp phép cho khách hàng thông qua các đối tác, các
đại lý độc quyền,các kênh phân phối ở Việt nam và các nước trên thế giới nhưng họ
không bán công nghệ cho các doanh nghiệp khác, họ chỉ cho họ làm phân phối sản
phẩm. Người sử dụng các phần mềm của Microsoft trả tiền để được cấp phép sử dụng
các sản phẩm của Microsoft. Do đó, họ không cần tiết lộ sự hiểu biết và kinh nghiệm
của công ty, họ cũng không tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai và dù không kiểm
soát được hoạt động của bên nhận nhưng với việc cấp phép sử dụng phần mềm do họ

thiết kế vẫn không gây những tác động quá lớn với họ. Chưa kể đến Microsoft có
những sản phẩm chất lượng, uy tín thương hiệu cao, luôn đổi mới sản phẩm và có hệ
thống bảo vệ tốt cho các phần mềm do chính họ sáng tạo để tránh trường hợp bị ăn cắp
bản quyền.

Trang | 39


Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm (2018) – Tài liệu giảng dạy môn Quản trị kinh doanh
Quốc tế
2. TS. Phạm Thị Hồng Yến (2010) – Giáo trình kinh doanh quốc tế
3. />4. />5. />6.
7.
8. />


×