Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

CHỌN GIỐNG hồ TIÊU (piper nigrum)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
BỘ MÔN DI TRUYỀN

……………………………………….
CHỌN GIỐNG HỒ TIÊU
(Piper nigrum)
……………………………………….

Môn:
CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
…………………………………
GVHD: ThS. Lưu Thị Thanh Tú
………………………………….
Nhóm thực hiện:
Huỳnh Vân Anh
1115003
Nguyễn Danh Đức
1118088
Ngô Xuân Quang
1118358


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
Mục lục
I.

Trang 2-10

Giới thiệu chung cây hồ tiêu


1. Công dụng cây tiêu
2. Đặc điểm hình thái cây tiêu
3. Cách nhân giống

II.

Trang 10-18

Tài nguyên di truyền
1. Chi Piper
2. Các giống ở Việt Nam

III.

Trang 19

Chọn giống hồ tiêu
1. Biến dị di truyền
2. Xu hướng chọn giống

IV.

Phương pháp chọn giống truyền thốnng

Trang 19-27

1. Chọn lọc
2. Lai giữa các giống
3. Lai khác loài
V.


Phương pháp chọn giống hiện đại - Ứng dụng CNSH
1. Chọn giống đa bội
2. Chọn giống đột biến
3. Chỉ thị phân tử
4. Nhân giống vô tính
5. Chuyển gen

1

Trang 28-38


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
I.

Giới thiệu chung cây hồ tiêu

Cây tiêu (Piper nigrum) thuộc họ Piperaceae. Có nguồn gốc từ tây nam Ấn Độ nằm ở vùng
Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng, được người Ấn Độ phát hiện, sử dụng đầu tiên và
cho rằng việc phát hiện này là rất quý giá.
Đến đầu thế kỷ thứ XIII cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa ăn hàng
ngày. Lúc này, cây tiêu đã được trồng cả ở Indonesia và Malaysia. Đến thế kỷ thứ XVIII cây
tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào đầu thế kỷ thứ XX thì cây tiêu được trồng
tiếp ở các nƣớc nhiệt đới như Châu Phi như: Madagasca, Nigieria, Congo và ở châu Mỹ
như: Brazil, Mexico… Ở nước ta cây tiêu được trồng rất lâu từ trước khi người Pháp đến
xâm chiếm. Khi những người Trung Hoa di dân vào Campuchia ở dọc vùng biển vịnh Thái
Lan như: Konpong Trach, Kep, Campot và lúc đó tiêu được trồng ở nước ta chủ yếu ở đảo
Phú Quốc, Hòn Chông, Hà Tiên, một số ít ở Bà Rịa và Thủ Dầu Một.
1. Công dụng cây tiêu:

Tiêu là loại cây trồng có thể sống lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Tiêu được sử dụng làm
gia vị, trong y dược, trong công nghiệp hương liệu và làm chất trừ côn trùng.
- Chất gia vị: Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp cho việc chế
biến các món ăn. Vì vậy mà tiêu đã trở thành gia vị được dùng rất phổ biến trên thế giới.
- Trong y dược: Do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có mùi thơm, cay,
nóng đặc biệt, tiêu có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho ăn ngon miệng.
Ngoài ra, tiêu còn có tác dụng làm cho ấm bụng, thường dùng chung với gừng để chữa
chứng tiêu chảy, ói mửa khi ăn nhằm món ăn lạ, dùng chung với hành lá trong tô cháo giải
cảm… Tuy nhiên, khi dùng quá nhiều, tiêu có thể gây táo bón, kích thích niêm mạc dạ dày,
gây sốt, viêm đường tiểu và có khi gây tiểu ra máu.
- Trong công nghiệp hương liệu: Chất piperin trong hạt tiêu được thủy phân thành
piperidin và acid piperic. Oxy hóa acid piperic bằng permanganate kali (KMnO4), ta
thu được piperonal (heliotropin nhân tạo) có mùi hương tương tự như heliotropin và
coumarin, dùng để thay thế các hương liệu này trong kỹ nghệ làm nước hoa. Tinh dầu tiêu
với mùi thơm đặc biệt được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hóa dược.
- Trừ côn trùng: Trước kia, người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay tẩm vào da
trong khi thuộc để ngừa côn trùng phá hoại, nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốc hóa học
công dụng và rẻ tiền hơn thì tiêu không còn được sử dụng trong lĩnh vực này nữa.
2. Đặc điểm hình thái cây tiêu

2


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
2.1 Rễ:
Thường gồm từ 3 – 6 rễ cái và một chùm rễ phụ ở dưới mặt đất, trên đốt thân có rễ bám (rễ
thằn lằn).
- Rễ cọc: Chỉ có những cây tiêu trồng bằng hạt mới có rễ cọc. Rễ này đâm sâu xuống đất
đến độ sâu 2,5 m, làm nhiệm vụ chính là hút nước.
- Rễ cái: Các rễ này cũng làm nhiệm vụ chính là hút nước. Đối với cây tiêu trồng bằng giâm

cành, sau khi trồng ra ngoài nọc được 1 năm, các rễ cái này có thể ăn sâu đến 2 m.
- Rễ phụ: Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày đặc, phân bố
nhiều nhất ở độ sâu 15 – 40 cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất dinh dưỡng
trong đất để nuôi cây.
Rễ cây tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập úng, do đó để tạo cho rễ cái ăn sâu,
cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát triển tốt hút được nhiều chất dinh dưỡng thì phải thường
xuyên có biện pháp cải tạo làm cho đất được tơi xốp, tăng hàm lượng mùn.
Chỉ cần úng nước 12- 24 giờ thì bộ rễ cây tiêu đã bị tổn thương đáng kể và có thể dẫn tới
việc hư thối và dây tiêu có thể bị chết dần.
- Rễ bám: Mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là giúp cây tiêu
bám vào choái, vách tường… để vươn lên cao. Khả năng hút nước và hút chất dinh dưỡng
của rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể.
2.2 Thân, cành, lá:
Tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có một lá đơn,
hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành các cành tược,
cành lươn, cành ác (cành cho trái) tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu.
- Cành tược (cành vượt): thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi.
Đối với cây trưởng thành, cành tược phát sinh từ các mầm nách trên khung cành thân chính
phía dưới thấp của trụ tiêu, và thường là cành cấp 1. Đặc điểm của cành tược là góc độ
phân cành nhỏ, dưới 450, cành mọc tương đối thẳng. Cành tược có sức sinh trưởng mạnh,
khỏe, thường được dùng để giâm cành nhân giống.
- Cành lươn: Cành phát sinh từ mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính của cây tiêu
trưởng thành. Đặc trưng của cành lươn là có dạng bò sát đất và các lóng rất dài. Cành lươn
cũng được dùng để nhân giống, tuy vậy, tỷ lệ sống thấp và cây thường ra hoa trái
chậm hơn so với cành tược nhưng tuổi thọ lại dài và năng suất cao.

3


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)

- Cành cho trái (còn gọi là cành ác hay cành ngang): Đó là cành mang trái, thường
phát sinh từ mầm nách trên cây tiêu lớn hơn 1 năm tuổi. Đặc trưngcủa cành ác là góc độ
phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn hơn 1 m, cành khúc khuỷu và lóng
rất ngắn, cành cho trái trên bộ khung cây tiêu đa số là cành cấp 2 trở lên. Cành cho trái
nếu đem giâm cành cũng ra rễ, cho trái rất sớm. Tuy vậy, cây phát triển chậm, không leo mà
mọc thành bụi vì lóng đốt không có rễ bám hoặc rất ít. Cây mau cỗi và năng suất thường
thấp.
2.3 Hoa, quả:
Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié, treo lủng lẳng, dài 7 – 12 cm tùy giống tiêu
và tùy điều kiện chăm sóc. Trên gié hoa có bình quân 20 – 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc,
hoa tiêu lưỡng tính hay đơn tính. Trái tiêu thuộc loại trái hạch, không có cuống, mang 1 hạt
hình cầu. Từ khi hoa xuất hiện đầy đủ cho đến khi trái chín kéo dài từ 7 – 10 tháng chia làm
các giai đoạn sau:
- Hoa tự xuất hiện đầy đủ đến khi hoa nở thụ phấn: 1 – 1,5 tháng.
- Thụ phấn, phát triển trái (4 – 5,5 tháng): Giai đoạn này tiêu lớn nhanh về kích thước và
đạt độ lớn tối đa của trái. Đây là giai đoạn tiêu cần nước và dinh dưỡng nhất.
- Trái chín (2 – 3 tháng): Trong giai đoạn này hạt bắt đầu phát triển, đạt dường kính tối đa.
Trái tiêu thường chín tập trung vào các tháng 1 – 2 trong năm, đôi khi kéo dài đến các tháng
4 – 5 do các lứa hoa trễ và cũng tùy theo giống.
2.4 Yêu cầu sinh thái:
a. Nhiệt độ:
Tiêu có nguồn gốc ở miền Tây Nam Ấn Độ, là một loại cây đặc trưng của miền nhiệt đới.
Về mặt nhiệt độ, các tài liệu cho thấy cây tiêu có thể trồng được ở khu vực vĩ tuyến 200 Bắc
và Nam, nơi có nhiệt độ từ 10 – 350C . Nhiệt độ thích hợp chi cây tiêu từ 18 – 270C. Khi
nhiệt độ không khí cao hơn 400C và thấp hơn 100C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây
tiêu. Cây tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 15oC kéo dài. Nhiệt độ 6 – 10oC trong
thời gian ngắn làm nám lá non, sau đó lá trên cây bắt đầu rụng.
b. Ánh sáng:
Nguồn gốc tổ tiên của cây tiêu mọc dưới tán rừng thưa, do vậy nó là loại cây ưa bóng ở mức
độ nhất định. Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng và phát dục,

ra hoa đậu quả của cây tiêu và kéo dài tuổi thọ của vườn.

4


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
Trong điều kiện trồng thuần, cần che bóng nhẹ cho cây tiêu. Trong giai đoạn cây con, cần
che bóng rợp cho tiêu. Giai đoạn trưởng thành, cây tiêu phát triển xum xuê có thể tự che
bóng cho nhau. Đối với cây nọc sống, ta cần chú ý tỉa tán cho cây nọc hợp lý để cung cấp
đầy đủ ánh sáng cho vườn tiêu.
c. Lượng mưa, độ ẩm:
Cây tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lượng mưa trong năm cần từ 1500 –
2500 mm phân bố tương đối điều hòa. Tiêu cũng cần một giai đoạn hạn tương đối ngắn sau
vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau. Nhưng
nếu mùa khô hạn kéo dài và không được tưới nước kịp thời thì cây tiêu cũng không thể
sinh trưởng và phát triển tốt được.
Cây tiêu cần ẩm độ không khí lớn từ 70 – 90 %, nhất là vào thời kỳ ra hoa. Độ ẩm cao làm
hạt phấn dễ dính vào nuốm nhụy và làm cho thời gian thụ phấn kéo dài cho nuốm nhụy
trương to khi có độ ẩm. Tuy vậy, cây tiêu rất kỵ mưa lớn làm đọng nước ở rễ gây úng.
d. Gió:
Cây tiêu ưa thích môi trường lặn gió, hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió lạnh, bão đều không hợp
với cây tiêu. Do vậy, khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn, việc thiết lập các hệ đai rừng
chắn gió cho cây tiêu là điều không thể thiếu được.
e. Đất đai:
Cây tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phát triển trên đá basalt, đất
phát triển trên đá sa phiến thạch, diệp thạch, đất phù sa, đất dốc tụ, đất pha cát, đất cát
xám… Đất trồng tiêu đòi hỏi các đặc tính như sau:
- Tầng đất mặt sâu từ 80 – 100 cm, mạch nước ngầm phải sâu. Đất bị úng nước rễ tơ
thường bị tổn hại, do vậy lá cây có màu vàng dù được cung cấp phân bón đầy đủ. Đó là
hiện tượng đói sinh lý tạm thời do sự hoạt động của bộ rễ bị hạn chế.

- Đất trồng tiêu phải là đất tơi xốp, thoát nước nhanh, giàu mùn và các chất dinh dưỡng
khoáng, phải có tầng đất mặt sâu trên 70 cm, mực nước ngầm dưới 1 m. Trong các loại đất
dùng để trồng tiêu thì đất đỏ basalt là loại đất lý tưởng nhất.
3. Cách nhân giống:
Hồ tiêu có thể nhân giống bằng hạt và nhân vô tính bằng các loại cành.
- Nhân giống bằng hạt: thường được áp dụng với mục đích nghiên cứu thí

5


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
nghiệm, lai tạo giống và hầu như không được sử dụng trong thực tế sản xuất, vì cây con
không đảm bảo đặc tính di truyền của cây mẹ, cây yếu và chậm phát triển.
Thường thì sau hơn 1 tháng hạt tiêu mới nẩy mầm. Cây con gieo từ hạt chậm cho ra hoa quả,
phải mất 6 - 7 năm kể từ khi gieo hạt cây mới cho trái.
-

Nhân giống vô tính bằng kỹ thuật chiết cành, ghép cành, giâm cành.

Giâm cành là phương pháp dễ thực hiện, phổ biến nhất được áp dụng cho hầu hết các nước
trồng tiêu trên thế giới. Vật liệu giâm cành gồm cành thân, cành lươn và cành quả. Các loại
cành này đều có thể ra rễ dễ dàng.
+ Dây lươn: Cây mọc từ dây lươn chậm cho ra trái, thường thì 3 - 4 năm sau khi trồng. Tiêu
trồng từ hom lươn cho năng suất cao, ổn định và lâu cỗi hơn so với dây thân.
+ Dây thân: Cây mọc từ dây thân mau ra trái, chỉ 2 năm sau khi trồng. Cây non ươm từ
cành thân mọc rất khỏe, năng suất cao và tuổi thọ tương đối dài từ 15 - 20 năm.
+ Cành quả: cây tiêu mọc từ cành quả mau ra hoa quả nhưng không có khả năng bám trụ leo
lên, do vậy năng suất rất thấp và mau cỗi. Trong thực tế sản xuất không dùng cành quả để
nhân giống tiêu.
Dây thân hoặc dây lươn trên trụ tiêu có thể được chiết dễ dàng. Người ta thường dùng các

hỗn hợp đất và rễ bèo hoặc xơ dừa đã ngâm nước rửa sạch, bó vào các mắt dây thân hay dây
lươn, sau 1 thời gian, chỗ bó ra rễ thì cắt đem trồng. Tỷ lệ sống của dây tiêu chiết cao. Dây
tiêu chiết ra mọc khỏe, nhưng hệ số nhân giống không cao.
- Nhân vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô. Phương pháp này cũng ít được áp dụng
trong sản xuất vì cần một thời gian huấn luyện cây con khá dài và trong quá trình nhân
giống khả năng biến dị có thể xảy ra với tỷ lệ khá cao. Theo tài liệu của Trường Đại học
Calicut ở bang Kerala của Ấn Độ thì mẫu cây được sử dụng trong nuôi cấy mô là đỉnh sinh
trưởng. Sau 4 tháng nuôi cấy, cây có chiều cao 4 - 5cm, được tạo rễ và huấn luyện ở giai
đoạn nhà kính. Kết quả nghiên cứu nuôi cấy mô cây tiêu ở Viện Sinh học Nhiệt đới Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2004 đã sản xuất được các cây con sạch bệnh, huấn luyện trong vườn
ươm và đã trồng ra sản xuất. Cây nuôi cấy mô phát triển tốt nhưng chậm cho thu hoạch, sau
3 năm trồng chưa ra hoa quả.
- Nhân vô tính bằng phương pháp ghép: phương pháp ghép đối với cây hồ tiêu cũng đã được
một số tác giả đề cập tới. Việc ghép các giống hồ tiêu tốt lên gốc các loài cùng họ đã được
thử nghiệm ở trung tâm Sarawak (Malaysia) với hy vọng sản xuất được các cây hồ tiêu
chống chịu được với điều kiện khắc nghiệt về đất đai, bệnh tật đã không đem lại kết quả như
mong muốn. Do cấu tạo tế bào mạch dẫn của hồ tiêu không thuận lợi cho việc ghép nên sự

6


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
tiếp hợp giữa gốc ghép và chồi ghép rất kém. Tác giả này cũng đã chỉ ra rằng trong trường
hợp gốc ghép và chồi ghép hồ tiêu tiếp hợp được để sống thì sự phát triển của chồi ghép
cũng rất kém cỏi và không thành công khi đưa ra đồng.
Thử nghiệm ghép các giống hồ tiêu có năng suất cao là giống Vĩnh Linh, Lộc Ninh lên gốc
cây trầu không và gốc tiêu trâu đã được tiến hành tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây
Nguyên cũng đã không đem lại kết quả khả quan. Tỷ lệ cây ghép sống rất thấp và các cây
ghép sống cũng chỉ phát triển chậm một thời gian rồi chết.
3.1 Nhân giống bằng giâm cành

a. Lập vườn ươm và nhân giống:
Vị trí vườn ươm phải gần nguồn nước tưới, gần nơi trồng mới, thuận đường vận chuyển, nền
đất cao, dốc dưới 5%, dễ thoát nước và tương đối kín gió.
- Làm đất tơi xốp ở tầng 0 - 20cm, nhặt sạch rễ, lớp đất mặt này được trộn với phân
chuồng, phân lân để vào bầu ươm cây con hồ tiêu. Nếu địa điểm làm vườn ươm không có
lớp đất mặt tốt thì phải lấy đất mặt tốt tầng 0 - 20cm, không có nguồn sâu bệnh từ
nơi khác đến để vào bầu.
- Làm giàn che: khoảng cách giữa 2 hàng cột giàn là 3 x 4m, cột cao cách mặt đất 2m,
không dựng cọc trên lối đi giữa 2 luống. Vật liệu làm dàn che bằng lưới ni lông, lá dừa, cỏ
v.v.. tùy điều kiện địa phương. Lợp sao cho lúc đầu chỉ để 30% ánh sáng tự nhiên đi qua.
Vườn ươm hồ tiêu cần che mát kỹ.
- Kích thước luống ươm: rộng 1,4m, dài 20 - 25m tùy địa thế vườn ươm, lối đi giữa 2
luống rộng 35 - 40cm, lối đi giữa 2 đầu luống rộng 50 - 60cm. Các lối đi quanh vườn ươm
từ luống đến vách che rộng 0,8 - 1m.
b. Cắt hom và ươm hom:
Hom giống hồ tiêu đem ươm hay trồng cần đạt các tiêu chuẩn sau:
-

Hom dây lươn

Không nên lấy các dây lươn bò lan trên mặt đất để làm hom giống. Dây bò lan trên mặt đất
dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh sinh ra từ đất nên khi đem trồng sẽ là nguồn lây lan sâu
bệnh nguy hiểm. Ngoài ra các dây bò lan ở mặt đất thường bị xây xát do các tác động cơ
giới, dây yếu, tỷ lệ sống thấp khi ươm. Để khắc phục nhược điểm này người ta chôn 1 trụ
tạm cạnh trụ tiêu và buộc các dây lươn khỏe mạnh lên trụ tạm để làm dây nhân giống. Các
dây thân lươn bánh tẻ mọc từ tán cây cũng là nguồn vật liệu nhân giống rất tốt.

7



Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
Chọn dây lươn bánh tẻ, cắt thành các hom giống, mỗi hom có 3-4 đốt. Dây lươn không
sâu bệnh, được lấy ở các vườn > 4 tuổi không có triệu chứng bệnh. Hom được cắt
hết lá khi đem ươm.
-

Hom dây thân

Hom dây thân bánh tẻ khỏe mạnh, lấy trên các vườn tiêu 12 - 18 tháng tuổi không
bị sâu bệnh hoặc lấy từ các vườn nhân giống hồ tiêu.
Đường kính dây hom lớn hơn 4mm, có 4 - 6 đốt, các đốt trên hom có rễ bám tốt hoặc ít
nhất 2 - 3 đốt phía dưới phải có rễ bám tốt. Đốt không có rễ bám khi vùi vào đất sẽ không ra
rễ. Hom dây thân có mang ít nhất một cành quả sẽ phát triển tốt hơn các hom thân không
mang cành quả. Việc cắt hom tiêu chỉ nên thực hiện vào những ngày trời tạnh ráo. Khi
cắt, cẩn thận gỡ đoạn dây rời khỏi nọc mà không gây thương tổn nhiều, dây tiêu không bị
xoắn dập. Sau đó cắt dây thành từng đoạn hom theo tiêu chuẩn trên, loại bỏ phần ngọn dây
còn non. Phần phía dưới hom cắt xéo cách mắt cuối cùng 2cm. Cắt tỉa các lá cành trên hom
ở các đốt vùi vào đất, chỉ giữ lại 1 - 2 cành ở các đốt trên mặt đất với số lá hạn chế để giảm
bớt sự bốc thoát hơi nước. Hom hồ tiêu cắt xong đem ươm ngay là tốt. Nếu phải
chuyển đi xa thì xếp các hom cẩn thận vào tấm đệm, tránh làm dập nát, gãy rễ ở đốt
tiêu, rưới nước đều, bó lại để dễ vận chuyển.

c. Ươm trồng hom tiêu:
Hom hồ tiêu cắt xong ngâm trong dung dịch 2,4D 20 phần triệu (20 mg pha trong 1 lít nước)
20 phút, hoặc NAA 500 - 1000 mg/1lít nước hoặc IBA 50 - 55mg/1lít nước nhúng nhanh
trong 5 giây kích thích tốt sự ra rễ. Sau đó ngâm toàn bộ hom trong dung dịch thuốc VibenC
50 BHN, pha với nồng độ 0,1% trong 30 phút để khử trùng. Sau khi xử lý xong có thể ươm
trồng theo các cách sau:
* Trồng thẳng ra vườn: Hom hồ tiêu cắt đúng tiêu chuẩn có thể đem trồng trực tiếp ra vườn
tiêu, che chắn kỹ lưỡng, bảo đảm độ ẩm đất cũng đạt tỷ lệ sống rất cao.

* Ươm trên líp cho đến khi ra rễ rồi đem trồng:
Hom dây thân cũng có thể được ươm trên các luống ươm cho đến khi ra rễ rồi đem trồng và
che chắn kỹ. Với cách làm này người nông dân có thể loại bỏ bớt một số hom yếu xấu, bộ rễ
không đạt yêu cầu. Đất lên líp phải tơi xốp, thoát nước tốt. Do chỉ ươm hom trên líp
trong thời gian ngắn nên không cần cho nhiều phân lót vào líp ươm. Hom tiêu được đặt xiên
45 0 với mặt đất trên líp, cách nhau 5 -7 cm, hàng cách hàng 10 cm. Tránh đặt hom quá gần
nhau, môi trường ươm cây ẩm ướt dễ gây rụng lá trên hom tiêu và bệnh tật làm chết hom

8


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
tiêu. Thường sau khi ươm 25 -30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ tại các đốt có rễ bám, đã có
thể đem hom trồng ra vườn tiêu. Ươm trên líp thì không nên giữ hom tiêu quá lâu trong
vườn ươm. Để lâu, hom tiêu ra chồi mới, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng sẽ gây tổn thương
rễ, gãy mầm ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.
* Ươm trong bầu:
Hom tiêu được ươm vào bầu cho tới khi cây phát triển tốt với bộ rễ khỏe thì đem trồng. Với
cách này có thể vận chuyển cây con đi xa bảo đảm tỷ lệ sống tốt.
Bầu ươm hom thân phải có kích thước rộng và dài hơn bầu ươm hom lươn. Hàng lỗ thoát
nước dưới cùng cách đáy bầu 2 cm để thoát nước tốt. Hom lươn do có tỷ lệ sống thấp nên
ươm 2 hom/ bầu, còn hom thân có đường kính hom khá lớn, lại mang cành quả, tỷ lệ sống
cao chỉ ươm 1 hom/bầu.
Hom lươn chỉ ra rễ ở vết cắt, chồi mầm phát sinh mảnh khảnh vươn dài. Hom thân ra rễ
rất sớm tại các đốt có rễ bám và ra rễ tại vết cắt. Chồi mầm phát sinh khoẻ, nhanh ra
cành quả.
-

-


d. Chăm sóc cây con trong vườn ươm:
Tưới nước: thường xuyên giữ ẩm cho cây con nhưng tuyệt đối tránh đọngnước. Việc
tưới nước cho tiêu tùy vào tình hình thời tiết, ẩm độ của đất trong bầu.
Bón phân: sau khi hom tiêu có lá thứ hai bắt đầu tưới phân đạm và kali.Trộn Urê
và Kali clorua theo tỷ lệ 2 : 1, pha loãng hỗn hợp ở nồng độ 0,05% rồi tưới đều
với liều lượng 2- 3 lít/ m2, sau đó tưới lại bằng nước lã. Định kỳ 7- 10 ngày tưới lần.
Khi cây đã có 3 lá thật có thể tăng nồng độ phân lên 0,1%.
Nhổ cỏ, phá váng: thường xuyên nhổ cỏ, nếu đất trong bầu bị gí chặt phải bóp quanh
miệng bầu hoặc xới xáo để phá váng. Tránh làm gãy các mầm non.
Điều chỉnh ánh sáng: lượng ánh sáng tự nhiên qua giàn che

+ 30 - 40% từ lúc cắm hom cho đến khi được 1- 2 lá
+ 50 - 60% từ 2- 4 lá thật
+ 70 - 80% trước khi đem bầu cây ra trồng 15 - 20 ngày.
-

Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp
thời.

+ Không tưới quá ẩm, ngừng tưới thúc khi cây bị bệnh.

9


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
+ Điều chỉnh ánh sáng kịp thời.
+ Kiểm tra nhổ bỏ đem ra khỏi vườn ươm và đốt các cây bị bệnh nặng.
Hủy bỏ bầu đất có cây bị bệnh.
+ Phun 1 trong các loại thuốc sau: Ridomil MZ, VibenC 50BTN, Alliette với nồng độ
0,1%, 2-3 lần, 10- 15 ngày/ lần.

e. Tiêu chuẩn xuất vườn:
Cây giống ươm bằng hom lươn: kích thước bầu đất: 12 x 22cm. Khi ươm hom lươn cắm 2
đốt vào bầu đất, 1 đốt trên mặt đất. Cây con hồ tiêu được ươm từ 4 - 5 tháng trong vườn
ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 - 6 lá trở lên mới đem trồng. Cây giống ươm bằng hom thân 5
đốt: kích thước bầu đất: 15 - 17 x 27 - 30cm. Khi ươm hom thân vùi 3 đốt vào đất, 2 đốt
trên mặt đất. Cây được ươm từ 4 - 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 - 6 lá
trở lên mới đem trồng. Cây không bị sâu bệnh và được huấn luyện với độ chiếu sáng 7080% từ 15 - 20 ngày trước khi đem trồng.
II.

Tài nguyên di truyền
Trung tâm India Institute of Spices Research (IISR) ở Kozhikode, Kerala là trung tâm
bảo tồn bộ sưu tập quỹ gen hồ tiêu lớn nhất thế giới gồm các giống địa phương, dạng hoang
dại của các loài gốc và các loài họ hàng. Hiện tại, trung tâm có khoảng 3516 accessions,
trong đó có 1266 họ hàng hoang dại, 2062 giống, 9 bộ sưu tập cây ngoại lai ở Ấn Độ.
Sự đa dạng về giống là thành phần chính của sự đa dạng ở hồ tiêu. Các giống tiêu
được phát triển từ loài P. nigrum hoang dại. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo cho ra
các tính trạng khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về giống. Hơn 100 giống hồ tiêu đã biết. Các
giống được đặt tên theo đặc tính riêng của cây như màu sắc hay hình dạng của cây
(Karimunda, Vellanamban), hình dạng lá (Vattamundi), đặc tính gié hoa (Kuthiravally,
Aimpirian), nơi bắt nguồn (Arakkulammunda, Perambramunda và Poonjaranmunda) hoặc
theo tên người đã giới thiệu giống đó (Yohannankodi và Thommankodi) v.v..(Bảng 1.1)[3]
1. Chi Piper[1]
Chi Piper là Chi lớn nhất của Họ Piperaceae, gồm hơn 3000 loài, có mặt ở khắp vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dù vậy, một số lớn loài lại được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ.
Có hơn 500 loài trong đó khoảng 150 loài ở Trung Mỹ và Mexico, nhiều loài trong số này là
quần thể phổ biến (Burger 1972). Loài ở Nam và Trung Mỹ và những loài ở Nam Ấn Độ
dường như tiến hóa thành 2 dòng riêng biệt (Ravindran 2000b). Phần lớn các loài thuộc chi
Piper ở Châu Mỹ là lưỡng tính và là cây bụi nhỏ (Yunker 1958). Đa số các loài ở Ấn Độ là
phân tính, trừ các giống P. nigrum. Chúng có dạng cây leo và đa số có gié treo lủng


10


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
lẳng.Vùng phía bắc Nam Mỹ và Trung Mỹ được coi là trung tâm của sự đa dạng và chiếm
hơn 60% các loài đã đề cập (Datta và Dasgupta 1977c).
1.1 Các loài họ hàng ở Ấn Độ:
Bảng 1.1. Sự đa dạng về giống hồ tiêu (ở Ấn Độ)
(Nguồn: Improvement of black pepper – B. Krishnamoorthy và V. A Parthasarathy)

11


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
Những loài quan trọng thuộc chi Piper gồm: P. longum L., P. hapnium Ham., P.
mullesua Ham., P. silentvalleyensis (Ravindran et Asokan), P. argyrophyllum Miq., P.
attenuatum Ham, P. galeatum Miq., P. hymenophyllum Miq., P. pseudonigrum (Velayudhan
và Amalraj), P. sugandhi (Ravindran, Babu et
Naik), P. trichostachyon Miq., P. schmidtii Hook., P.wightii Miq. và P. barberi (Gamble)
(Ravindran 2000a). P. longum là loài quan trọng trong hệ thống dược liệu ở Ấn Độ, dùng
như chất kích thích, thuốc long đờm, thuốc tống hơi và các loại thuốc bổ thay thế làm giảm
ho và viêm phế quản. Đây là loài phân tính (đơn tính khác gốc) và chỉ có gié hoa cái được
sử dụng. Rễ của P. longum cũng được bán ở một số vùng vì có giá trị dược liệu. Một loài
khác là Piper betle L. (Trầu không) là cây leo lâu năm ở Malay. Các giống này được trồng
rộng rãi ở khu vực có không khí ẩm nóng cho lá to thường dùng để nhai. Ravindran và
Nirmal Babu (1994) khi đánh giá về tài nguyên di truyền của hồ tiêu đã lập danh sách 36
loài Pipercó mặt ở Ấn Độ.Một loài mới là P. arunachalensis được phát hiện ở Arunchal
Pradesh, Đông Bắc Ấn Độ (Gajurel et al. 2001).
1.2 Các loài họ hàng ở các trung tâm phân bố khác:
Các loài ở cách xa nhau, đa dạng nhất ở vùng nhiệt đới châu Mỹ (700 loài). Vài loài

tìm thấy ở Thái Bình Dương. Một số loài ở Trung và Nam Mỹ như P. aduncum L., P.
amalago L., P. arboreum Aublet, P. auritum HBK., P.bartlingianum (Miq.) C DC., P.
cinereum C DC., P. colubrinum Link., P. hispidum Swartz, P. peltatum L., và P.
umbellatum L. Các loài lớn tìm thấy ở các đảo Thái Bình Dương là P. crispatum AC
Sm., P. insectifugum C DC., P. melanostachyum C DC., P. methisticum Forst., P.
oxycarpum C DC., P. puberulum var. glabrum C DC., và P. stipulare AC Sm. (Smith
1943).
1.3 Nguồn gốc và sự tiến hóa của Piper nigrum:
Nguồn gốc của P. nigrum đã không được nghiên cứu kỹ. Dựa trên nghiên cứu về tế
bào học Mathew (1958, 1973) và Jose and Sharma (1984) đã đề xuất rằng số nhiễm sắc
thể cơ bản của Piper là x=13 và P. nigrum có 2n=52 là thể tứ bội. Nhưng không có loài
nào là lưỡng bội thực sự với 2n=26 ở Ấn Độ. Hoạt động của NST trong meiosis rất bình
thường với 26 thể lưỡng trị (bivalent) trong metaphase I (Mathew 1958). Trong 1 dòng P.
nigrum hoang dại, có một vài quần hợp thứ cấp (Mathew 1958).
Dựa trên nghiên cứu về hình thái và hệ thống sinh học, Ravindran (1990) đã đề xuất 3
loài, cụ thể là: P. wightii, P. galeatum, và P. trichostachyon như bố mẹ chính thức của P.
nigrum. Cả 3 loài đều là cây leo trên thân gỗ ít nhiều giống về hình thái và cấu trúc lá.
Gié hoa và quả của chúng giống với P. nigrum hơn những loài khác. Quả của cả 3 loài
đều có một chút vị cay và thơm. Trong 3 loài này, P. wightii và P. galeatumcó khả năng
là tổ tiên của P. nigrum hơn cả với hình dạng lá bắc cho bằng chứng thuyết phục nhất. P.
galeatum có lá bắc bẩm sinh, mọng, hình chiếc giày. P. wightii có lá bắc hợp sinh hoàn
toàn vào cuống hoa, thuôn ít hay nhiều. P. nigrum có lá bắc hình thành cấu trúc dạng

12


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
chén nông, đặc điểm này điển hình cho dạng trung gian giữa 2 trường hợp đầu tiên.
Ravindran (1990) đã đề xuất các mối quan hệ sau:
P. wightii

2n = 52

P. wightii
2n = 52

×

P. galeatum
2n = 52


P. nigrum
2n = 52
×
P. trichostachyon
2n = 52


P. nigrum var. hirtellosum
2n = 52
Khi các loài này bị phân tách về không gian, cơ hội lai với nhau rất xa. Ravindran (1990) đề
xuất rằng sự tạp giao tự nhiên có thể xảy ra trong quá trình tiến hóa của các loài, dần dần có
xu hướng hình thành một quần thể lai lớn. (Hình 1.1,2,3)

Hình 1.1. Gié hoa của P. galeatum với lá bắc (Nguồn: flowersofindia.net)

13


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)


Hình 1.2. Mô tả P. wightii với gié hoa và lá bắc (Nguồn: plantgenera.org)

14


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)

Hình 1.3. Mô tả P. nigrum với gié hoa và lá bắc (Nguồn: plantgenera.org)

15


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
2. Giống phổ biến ở Việt Nam[2]
2.1 Giống hồ tiêu Vĩnh Linh:
Giống hồ tiêu Vĩnh Linh có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Trị. Lá có kích thước trung
bình, thon, dài, xanh đậm. Cây sinh trưởng khỏe, cành quả vươn rộng, gié hoa trung bình, 8
- 10cm, quả to đóng dày trên gié. Giống Vĩnh Linh thường cho quả muộn hơn các giống hồ
tiêu lá nhỏ một năm. Về thời gian thu hoạch trong năm giống Vĩnh Linh thường chín sớm
hơn một số các giống hồ tiêu khác.
2.2 Giống ‘Lada Belangtoeng’:
Đây là giống hồ tiêu Indonesia được nhập vào Việt Nam từ năm 1947. Lá to trung
bình, hơi bầu phía cuống lá, dây lá xanh tốt, cành quả khỏe, vươn rộng, gié hoa tương đối
dài (10 - 12cm), quả nhỏ, đóng thưa, chùm quả hay bị khuyết hạt. Giống có ưu điểm là sinh
trưởng khoẻ, dễ trồng, chống đỡ được bệnh thối rễ, có nhược điểm là trong điều kiện ít thâm
canh cây sẽ chậm ra hoa quả, năng suất không cao và ít ổn định. ‘Lada Belangtoeng’ là một
giống chín muộn.
2.3 Các giống tiêu sẻ:
Có đặc điểm là kích thước lá nhỏ, mép lá hơi gợn sóng, dạng lá hơi thuôn và có màu

xanh đậm, chùm quả ngắn, quả to và đóng quả dày trên gié. Cành ngang ngắn nên tán trụ
tiêu không rộng lắm. Giống cho hoa quả sớm, rất sai và ổn định trong các năm đầu. Nhược
điểm của giống này là dễ bị nhiễm bệnh chết héo. Các giống tiêu sẻ được trồng ở nhiều địa
phương và được gọi dưới các tên sau: tiêu sẻ Lộc Ninh, sẻ đất đỏ Bà Rịa, sẻ Daklak.
2.4 Tiêu Ấn Độ:
Có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng ở vùng đất đỏ Bà Rịa từ lâu, sau đó một số địa
phương khác như Bình Phước, DakLak, Gia Lai đem về trồng thử. Theo kết quả điều tra của
Nguyễn Tăng Tôn thì các giống tiêu có nguồn gốc Ấn Độ đang được trồng ở Bà Rịa là
‘Kuching’, ‘Karimunda’ và ‘Panniyur-1’. Tuy vậy kết quả thu thập và khảo sát lại trong điều
kiện Tây Nguyên cho thấy dường như chỉ có giống ‘Karimunda’. Giống này sinh trưởng
khoẻ, đọt tím, lá trung bình, mép lá gợn sóng rõ, cho hoa quả sớm sau khi trồng, gié quả khá
dài, quả to. Ở DakLak, giống lai ‘Panniyur-1’ từ Ấn Độ được Ông Phan Quốc Sủng, nguyên
Viện trưởng Viện KHKTNLN Tây Nguyên đưa về trồng thử năm 1987 với số lượng vài trụ.
Giống sinh trưởng tốt, lá to, mép lá phẳng, đọt xanh, gié quả rất dài 10 - 12cm, quả to,
nhưng có nhược điểm hay bị sâu đục thân phá hoại nên không được phát triển nhân rộng.
2.5 Giống Phú Quốc:
Theo Phan Hữu Trinh, giống có nguồn gốc từ Campuchia.Giống có lá trung bình nhỏ,
mép lá gợn sóng, cho hoa quả sớm sau khi trồng, chùm quả trung bình, quả to và đóng quả
dày trên gié. Tiêu Phú Quốc có phẩm chất tốt nổi tiếng trên thị trường quốc tế vào thập niên
30 - 40. Nhược điểm của giống là dễ nhiễm các bệnh hại rễ.
2.6 Giống tiêu Trâu:

16


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
Là giống địa phương ở nhiều vùng trồng hồ tiêu nước ta. Lá to xanh đậm, bầu tròn ở
cuống lá như lá trầu. Dây, cành phát triển rất khỏe, chùm quả dài nhưng đóng hạt thưa.
Giống có ưu điểm là chống chịu sâu bệnh tốt, ít nhiễm bệnh chết héo nhưng nhược điểm là
năng suất không cao, ít ổn định, không phù hợp với điều kiện thâm canh tăng năng suất.

(Bảng 1.2).
Tài liệu tham khảo:
[1] Horticultural Reviews Volume 33-Jules Janick (2007). Chapter 3:Black Pepper: Botany
and Horticulture -V. A. Parthasarathy, B. Sasikumar, R. R. Nair, and K. Johnson
George.
[2] Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến, và bảo quản hồ tiêu - TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, TS.
Trần Kim Loang, Ths. Đào Thị Lan Hoa (2007). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại
học Thái Nguyên.
[3] Plant Sciences Reviews 2010 - David Hemming. Chapter 4: Improvement of black
pepper – B. Krishnamoorthy and V. A Parthasarathy.

17


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)

STT

Tên giống

Mã số NHG

Tên khoa học

Cơ quan lưu trữ

1

Vĩnh Linh 1


GBVNML 12.453

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

2

Vĩnh Linh 2

GBVNML 12.454

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

3

Lada 1

GBVNML 12.455

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

4

Lada 2


GBVNML 12.456

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

5

Lộc Ninh 1

GBVNML 12.457

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

6

Lộc Ninh 2

GBVNML 12.458

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

7

Lộc Ninh 3


GBVNML 12.459

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

8

Lộc Ninh 4

GBVNML 12.460

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

9

Phú Quốc 1

GBVNML 12.461

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

10

Phú Quốc 2


GBVNML 12.462

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

11

Tiên Sơn

GBVNML 12.463

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

12

Ấn Độ 1

GBVNML 12.464

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

13

Ấn Độ 2


GBVNML 12.465

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

14

Ấn Độ 3

GBVNML 12.466

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

15

Ấn Độ 4

GBVNML 12.467

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

16

Ấn Độ 5


GBVNML 12.468

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

17

Ấn Độ 6

GBVNML 12.469

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

18

Sẻ Mỡ

GBVNML 12.470

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

19

Trâu 1


GBVNML 12.471

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

20

Trâu 2

GBVNML 12.472

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

21

Vĩnh Linh

GBVNML 12.473

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

22

Karimunda


GBVNML 12.474

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

18


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
23

VMN

GBVNML 12.475

Piper nigrum L.

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Bảng 2.2. Các giống hồ tiêu trồng ở nước ta.
(Nguồn: pgrvietnam.org.vn)
Chọn giống hồ tiêu[1]
1. Biến dị di truyền
Ibrahim et al. (1985 and 1987) đã đề xuất năng suất gié và số gié hoa ở hồ tiêu là 2
tính trạng năng suất quan trọng cho chiến lược chọn lọc để cải thiện giống. khối lượng trái và ít
được quan tâm chọn lọc vì có hệ số di truyền thấp. Các tính trạng số lượngnhư năng suất quả
tươi/ cây, số gié, độ dài gié và góc đính của trái trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất (Sujatha và
Namboodiri 1995a). Số gié và số trái/ cây tuân theo chọn lọc (Pillai et al. 1979). Pillay et al.
(1987) đã quan sát ưu thế lai về độ dài gié, số trái phát triển, số hoa lưỡng tính/ gié, và năng

suất. Ibrahim et al. (1988) đã phát hiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự biểu hiện các đặc
tính của gié; số trái/ gié dễ biến đổi theo mùa hơn độ dài gié. Các dòng mới thể hiện tính ổn
định về năng suất trái cao hơn các thế hệ lai (‘Panniyur-1’) hoặc giống trước đó (‘Sreekara’ and
‘Subhakara’) (Sasikumar et al. 2004a). Màu sắc đỉnh chồi là một marker quan trọng của hồ tiêu.
Tính trạng này do 2 cặp gene hoạt động bổ khuyết nhau (Ravindran et al. 1992a).
2. Xu hướng chọn giống
 Năng suất cao (khoảng 3kg trái tươi/trụ), chất lượng cao (oleoresin khoảng 10%).
 Thích nghi ở vùng cao (khoảng 1000m) và khô hạn.
 Chịu stress hữu sinh như bệnh thối gốc (Phytophthora capsici), bệnh héo do nấm
Fusarium – bệnh chết chậm (Nectria haematococca f. sp. Piperis), bệnh đốm đen trên
trái – bệnh tảo đỏ (Cephaleuros virescens), bệnh thán thư (Colletotrichum
gloeosporioides), pollu beetle (Longitarsus nigripennis), mọt tiêu (Lophobaris
Piperis), rệp sáp (Psuedococcus sp.), các tuyến trùng (Meloidogyne incognita và
Radopholus similis).
IV. Phương pháp chọn giống truyền thống
III.

Tái tổ hợp hữu tính và chọn lọc cá thể ưu tú là nền tảng của chọn giống truyền thống.
1. Chọn lọc[2]
Sự đa dạng di truyền ở hồ tiêu có liên quan đến việc cải thiện sản vụ. Cả dòng ngoại và nội phối
đều thể hiện sự cải tiến. Sự đa dạng đã mở rộng cho đặc tính năng suất và chất lượng với từng
giống riêng thường xảy ra ở tiêu. Việc nhân giống bằng hạt và chọn lọc những hạt tốt có thể do
một số nông dân thực hiện. Các giống tiêu có sự đa dạng di truyền cao. Việc chọn lọc với những

19


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
dòng phổ biến như ‘Karimunda’, ‘Kuthiravally’, ‘Thevanmundi’, ‘Kottanadan’ cho những
giống phát triển tốt.

1.1 Chọn lọc vô tính (Clonal Selection)
Nhiều giống hồ tiêu phổ biến biểu hiện đáng kể biến dị của giống nội. Ở Kerala, giống phổ
biến nhất là ‘Karimunda’. Chọn lọc vô tính được tiến hành trên giống này bởi IISR. Trong
những năm 1980, có một cuộc điều tra đánh giá mức độ biến dị của giống này (Ratnambal et al.
1985). Dựa trên những thông tin thu thập được từ cuộc điều tra này, 216 cá thể cây ưu tú được
chọn và con cháu dòng vô tính của chúng cũng được đánh giá. Dựa trên năng suất và chất lượng,
2 dòng được chọn được giới thiệu cho nông dân. Hai dòng này được đặt tên là ‘Sreekara’ và
‘Subhakara’. Năng suất của 2 dòng này cao hơn cả những giống ưu thế. Quy trình chung của
chọn lọc vô tính thể hiện ở Sơ đồ 4.1.

20


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)

Thối gốc

Germplasm

Giống triển vọng

Đánh giá ban đầu

Điều tra và sưu tập
những bộ gen tốt

Tuyến trùng

Năng suất


Nhân rộng

Đặc tính đặc biệt khác

Triển vọng?

Triển vọng?
Sai

Sai

Đúng

Đúng

Nhân rộng

Kiểm tra trên đồng
ruộng (MLT)
Kiểm tra chất lượng

Kiểm tra trên đồng
ruộng (MLT)
Kiểm tra chất lượng
Triển vọng?
Sai
Đúng

Làm Crossing Block
Ra mắt


Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chương trình chọn lọc vô tính giống hồ tiêu.
(Nguồn: Black Pepper: Piper nigrum - P. N. Ravindran (2003))
Ở Sarawak, Malaysia, Sim và đồng nghiệp (Sim et al. 1993) tiến hành chọn lọc vô tính một
vài giống đã ra mắt. Những lần ra mắt các giống sau chọn lọc trong khoảng 1978-79 đã cho thấy
tính chống chịu với bệnh thối gốc do Phytophthora tốt hơn so với giống Malaysia ‘Kuching’.
Các giống chọn lọc được kiểm tra cùng nhau trong thử nghiệm năng suất trên diện rộng. Một
trong các giống ra mắt có triển vọng với đặc tính có trái sớm, năng suất thử nghiệm vượt trội so

21


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
với ‘Kuching’, hơn thế nữa còn ít nhạy cảm với bệnh thối gốc do Phytophthora. Giống tiêu này
ra mắt với tên ‘Semongok Perak’.
Chọn lọc vô tính giống ‘Kuthiravally’ được Pepper Research Station, Panniyur liên kết với
Kerala Agricultural Universty thực hiện, cho kết quả là ‘Panniyur-4’. ‘PLD-2’ chọn lọc từ giống
‘Kottanadan’ bởi Central Plantation Crops Research Institute, Research Centre, Palode.
1.2 Chọn lọc từ quỹ gen (Selection from Germplasm)
‘Panchami’ và ‘Pournami’ được chọn lọc từ germplasm. Hai dòng triển vọng này được
xác định trong bộ sưu tập germplasm của IISR khi so sánh với 2 giống triển vọng là ‘Panniyur1’, ‘Karimunda’ và với ‘Kuching’. Trong 2 dòng, một là dòng có năng suất cao từ cây mẹ ưu tú
của giống ‘Aimpiriyan’ và dòng kia từ giống ‘Ottaplackal’. Dòng sau ‘Pournami’ được phát hiện
có tính chống chịu bệnh bướu rễ (root knot nematode - Meloidogyne incognita). Năng suất 2
giống này vượt trội hơn nhiều so với các giống đang canh tác. ‘IISR Thevam’ chọn lọc
germplasm từ giống địa phương ‘Thevanmudy’ cho thấy có tính chống chịu bệnh thối gốc do
Phytophthora đi với năng suất cao.
1.3 Chọn lọc đời con từ thụ phấn tự do (Open Pollinated Progeny Selection)
Hồ tiêu là dị hợp tử và tự thụ phấn ≥ 95%, còn lại là thụ phấn tự do. Nguồn biến dị của sự
thụ phấn tự do được khai thác cho chọn giống bằng cách chọn lọc những con cháu có đặc tính
tốt. Chọn lọc đời con từ thụ phấn tự do được Pepper Research Station, Panniyur (Kerala) tiến

hành. Bốn giống hồ tiêu được tạo ra bằng chọn lọc đời con từ thụ phấn tự do là: ‘Panniyur-2’
chọn lọc từ đời con của ‘Balanccotta’ , ‘Panniyur -5’ từ đời con của ‘Perumkodi’, ‘Panniyur-7’
từ đời con của ‘Kalluvally’ và P-24 (‘IISR Sakthi’) từ đời con của ‘Perambramundi’.
2. Lai giữa các giống (Intercultivar Hybridization)[1], [2]
Lai giống được tiến hành bằng kỹ thuật thụ phấn bằng tay. Kỹ thuật này liên quan đến
việc loại bỏ thùy bao phấn trên gié hoa cái bằng kim chuyên dụng mà không cắt trước khi đầu
nhụy bung ra. Thường chỉ trên 2/3 gié được giữ lại. Những gié khử đực được bao bởi túi giấy
dầu hoặc bìa polyethylene. Bao phấn được tách ra từ gié làm cây bố được thu thập vào đêm
hôm trước thụ phấn và giữ trong lọ để trong máy sấy khô. Sáng hôm sau, lọ được lấy ra, bao
phấn được nghiền nhẹ. Những hạt phấn hoa tách ra được trộn chung với 1 giọt nước rồi được
quét lên đầu nhụy của những gié khử đực bằng bàn chải lông lạc đà sau khi mở túi bao gié hoa
ra. Gié hoa lại được bao lại sau khi thụ phấn. Việc thụ phấn lặp lại trong 3-4 ngày. Gié hoa vẫn
được bao cho đến khi đậu trái. Ở một vài giống, thời gian cây hoa cái trưởng thành sớm hơn
nhiều so với cây hoa đực (protogyny), việc khử đực không cần thiết nữa và việc thụ phấn lặp đi
lặp lại đủ để tạo con lai. Mặc dù vậy, vẫn sẽ có vài cây không lai trong đám cây con. Những bụi
cây tiêu trồng trong chậu có thể được dùng làm bố mẹ cho lai giống vì chúng dễ so sánh hơn
cây leo.
Cải thiện di truyền dựa trên phương pháp lai được thực hiện qua 3 bước sau:
1) Chọn lọc bố mẹ
2) Tạo thế hệ con cháu

22


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
3) Chọn những bộ gen tốt và phát triển thành dòng.
Phương pháp lai bắt đầu năm 1959 ở Pepper Research Station, Ấn Độ. Đánh giá thế hệ
F1 của các phép lai đã chọn được con lai ‘Panniyur-1’. ‘Panniyur-1’ được chọn lọc từ thế hệ F1
của phép lai ‘Uthirancotta’ × ‘Cheriyakanikkadan’. Con lai này ra mắt năm 1966. Con lai thứ 2
là ‘Panniyur-3’ phát triển từ quần thể F1 của phép lai giữa bố mẹ của ‘Panniyur-1’ ra mắt đầu

những năm 1990.
Không có thông tin sẵn có nào về giá trị chọn giống của các giống khác nhau được
dùng để lai. Khả năng tái tổ hợp chung và riêng của các giống tiêu không xảy ra vì là chúng cây
lâu năm trong tự nhiên. Thông tin về vài nguồn gen sẵn có được sử dụng trong các phép lai
ngẫu nhiên giữa các giống. Ở IIRS, các giống có các đặc tính hứa hẹn sẽ được dùng làm giống
bố mẹ. Một số lượng rất lớn phép lai các giống được tiến hành và thế hệ con sẽ được kiểm tra
về năng suất trong đợt thử nghiệm sơ bộ. Những cây F1 hứa hẹn sẽ được nhân giống và trồng
để đánh giá, so sánh năng suất. Vài cây lai có những thuộc tính về năng suất mong muốn được
lập thành một danh sách ngắn. Hai dòng có năng suất cao và thích nghi với vùng cao cũng được
tạo ra bằng cách này (NRCS 1992).
Việc lai giữa các giống được tiến hành ở Malaysia từ năm 1963, và ở Indonesia từ năm
1989. Nguồn gen của 2 nước này đều rất hạn hẹp và các giống bố mẹ được chọn lọc dựa trên
hoạt động của gen. Các cây F1 không tránh khỏi 1 cuộc chọn lọc sơ bộ trong vườn ươm, loại bỏ
những cây không khỏe mạnh và cây không phát triển. Một số khác được tiến hành sàng lọc với
Phytophthora, những cây nhạy cảm sẽ bị loại bỏ. Con cháu được chọn lọc cuối cùng được trồng
trên cánh đồng để đánh giá giữa các lô. Giá trị của từng cây được đánh giá trực quan về khía
cạnh sức mạnh tăng trưởng, cấu trúc cây, năng suất tiềm tàng và tính nhạy cảm với sâu bệnh.
Cây có triển vọng được nhân giống và đánh giá khi thử nghiệm nhân giống trên diện rộng. Mô
hình chọn giống chung được sử dụng trong chọn giống lai trình bày ở Sơ đồ 4.2 (Sim 1993).

23


Chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum)
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ chương trình chọn giống lai đặc biệt chú trọng đến tính chống chịu
bệnh thối gốc ở hồ tiêu.
(Nguồn: Black Pepper: Piper nigrum - P. N. Ravindran (2003))

×


Giống/ Loài A

Giống/ Loài B

Hạt lai
Cây F1
Kiểm tra tính chống chịu bệnh thối gốc
Nhạy cảm
Chống chịu

Loại bỏ
Lai tiếp

Nhân rộng giống đầu

Đánh giá đời con

Lai tiếp

Kiểm tra tính chống
chịu tuyến trùng,
pollu beetle, stress

Đánh giá chất lượng
Triển vọng?

Triển vọng?

Sai


Sai
Đúng

Đúng

Nhân rộng

Nhân rộng

Kiểm tra trên diện rộng
Triển vọng?
Sai
Đúng
Ra mắt

24


×