Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Có ý kiến cho rằng chỉ số phát triển con người HDI của việt nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng chậm trong đó sự đóng góp của yếu tố thu nhập và giáo dục vào sự thay đổi HDI rất nhỏ hãy bình luận ý kiến trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.14 KB, 22 trang )

Đề bài : Có ý kiến cho rằng: Chỉ số phát triển con người HDI của Việt nam hiện nay
có tốc độ tăng trưởng chậm. Trong đó sự đóng góp của yếu tố thu nhập và giáo
dục vào sự thay đổi HDI rất nhỏ. Hãy bình luận ý kiến trên ?

1


I.Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, các quốc gia với chiến lược đặt trọng tâm
vào phát triển con người. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục
tiêu phát triển kinh tế và mục đích của phát triển là tạo môi trường cho phép
người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường thọ, mạnh khỏe và sáng tạo.
Chỉ số phát triển con người (HDI) là khái niệm do UNDP(Chương trình phát
triển của Liên hợp quốc ) đưa ra, với một hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp
tính nhằm đánh giá và so sánh mức độ phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia
và vùng lãnh thổ trên phạm vi thế giới.
Có ý kiến cho rằng: Chỉ số phát triển con người HDI của Việt nam hiện nay có tốc
độ tăng trưởng chậm. Trong đó sự đóng góp của yếu tố thu nhập và giáo dục vào
sự thay đổi HDI rất nhỏ.
Trong những năm qua, chỉ số HDI ở nước ta có tăng nhưng HDI của nước ta
trong những năm gần đây đang ở tình trạng có các chỉ số thành phần vận động
không điều: giữa chỉ số tuổi thọ và chỉ số kinh tế ,chỉ số giáo dục .chỉ số tuổi thọ và
chỉ số kinh tế có tăng lên ,song trong giai đoạn 2001-2005,chỉ số giáo dục giảm đi
bằng 1/3 mức tăng của chỉ số kinh tế.Lấy giá trị HDI mà ta đang đạt năm 2005,
đem so sánh và đặt biệt so với các nước trong khu vực thì chỉ số HDI nướ ta vẫn
thấp, ví dụ xét năm 2005 chỉ đạt 0.714 Malaysia đạt giá trị này nướ ta 17 năm,
Philippines trước 17 năm , thái lan trước 14 năm ,trung quốc trước 6 năm .Điều
này cho thấy trong khi ta cố gắng vươn lên thì các quốc gia khác cũng cố gắng
vươn lên với tốc không những không kém mà còn có xu hướng nhanh hơn ta .
HDI là một chỉ số có ý nghĩa quan trọng, chúng ta phải nghiên cứu vấn đề
này nhằm hiểu thêm và nắm rõ được các yếu tố phát triển con người cũng như


tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao chỉ số HDI ,nâng cao trình độ phát triển
con người ở Việt Nam trong thời gian tới. Một điều có thể khẳng định được rằng
sự phát triển về kinh tế luôn phải song hành với những tiến bộ về xã hội và phát
triển con người. Chỉ số HDI của Việt Nam đang dần được cải thiện, xếp thứ
116/182 nước trong Báo cáo phát triển con người năm 2009 và xếp thứ 113/169
nước trong Báo cáo phát triển con người năm 2010. Sự cải thiện về chỉ số HDI
2


của Việt Nam liên tục tăng nhưng có dấu hiệu ngày càng chậm so với các quốc gia
khác.Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này nhóm chúng em đã lựa chọn chuyên đề :
Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam hiện nay có tốc độ tăng trưởng
chậm. Trong đó sự đóng góp của yếu tố thu nhập và giáo dục vào sự thay đổi HDI
rất nhỏ.

II.Mục tiêu nghiên cứu về HDI
Trong đề tài nghiên cứu này ,nhóm em nghiên cứu về Chỉ số phát triển con
người (HDI) ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 và các yếu tố
ảnh hưởng đến chỉ số HDI ,qua đó đánh giá trình độ phát triển con người của
nước ta hiện nay. Đánh giá Chỉ số phát triển con người là một việc làm hết sức
cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.Trong nghiên
cứu cũng như trong giải quyết những vấn đề thực tiễn, việc so sánh Chỉ số phát
triển con người của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là rất
cần thiết ,từ đó tìm ra những thế mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần phải
khắc phục ,từng bước cải thiện Chỉ số phát triển con người.

III.Kết quả nghiên cứu
1.Lý luận chung về Chỉ số phát triển con người (HDI)
1.1.Định nghĩa phát triển con người
Khái niệm Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) là

chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số
nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát
về sự phát triển của một quốc gia.
1.2. Cách tính HDI
HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung
bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:
3


1. Sức khỏe (LEI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung
bình.
2. Tri thức (EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân (MYSI) và số năm đi
học kỳ vọng (EYSI).
3. Thu nhập: Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người
Chỉ số của các tiêu chí trên được tính bằng các công thức sau: (cách tính này được
UNDP áp dụng từ năm 2010) .
Chỉ số HDI được tính theo công thức: HDI=1/3 (HDI1+HDI2+HDI3)
Trong đó:
+) HDI1 là chỉ số GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương “PPP”,
đơn vị tính là USD.
+) HDI2 là chỉ số học vấn (chỉ số tri thức) được tính bằng cách bình quân hóa giữa
chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ (dân cư từ15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) với
quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục (phổ thông, trung học,
cao đẳng, đại học,...) với quyền số là 1/3.
+)HDI3 là chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh.
Chỉ số HDI có giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con
người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng
thấp.
Trên bình diện quốc tế, Liên hiệp quốc phân loại những nước có HDI từ dưới 1,0
đến 0,9 là những nước có mức độ phát triển con người cực cao; từ dưới 0,9 đến

0,8 là những nước có mức độ phát triển con người cao; từ dưới 0,8 đến 0,5 là
những nước có mức độ phát triển con người trung bình; và dưới 0,5 là những
nước có mức độ phát triển con người thấp.
2.Thực trạng và đánh giá Chỉ số phát triển con người tại Việt Nam từ năm 2011
đến năm 2016.
2.1.Đánh giá các tiêu chí cấu thành HDI
4


2.1.1. Tiêu chí thu nhập ( Khả năng tài chính )
GNI là tổng thu nhập quốc dân (viết tắt theo tên tiếng Anh là Gross National
Income) là tổng thu nhập từ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân của một
nước tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Như vậy, GNI = GDP + Thu lợi tức nhân tố từ nước ngoài – Chi trả lợi tức nhân tố
ra nước ngoài. GNI là thước đo tổng hợp lớn nhất của thu nhập quốc dân. GNI chỉ
rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn cùa cải đã làm ra.
GNI bình quân đầu người được tính bằng GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở
cùng thời điểm. Việc tính GNI/người có ý nghĩa rất lớn. Thông qua chỉ tiêu này có
thể đánh giá không chỉ khả năng và trình độ phát triển kinh tế mà cả mức sống
của mỗi người dân ở từng nước.
GNI đầu người của Việt Nam và thế giới trong giai đoạn 2011-2016 theo World
Bank, phương pháp Atlas (đơn vị USD).
GNI/người của Việt Nam
2011
1360
2012
1530
2013
1710
2014

1860
2015
1950
2016
2170
Nguồn: />
5

GNI/người của thế giới
9866.874
10459.785
10829.553
10932.872
10594.817
10326.488


Chart Title
12000

10000

8000

6000

4000

2000


0
2011

2012

2013

2014

Việt Nam

2015

2016

Column1

Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 bình quân
đạt khoảng 5,91%, mặc dù có thấp hơn so với mục tiêu 6,5% - 7%, tuy nhiên trong
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, thách thức thì
đây là mức tăng khá cao và được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng hàng đầu của thế giới và khu vực. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt mức tăng
trưởng 6,68% năm 2015, là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Năm 2016, tăng
trưởng kinh tế giảm còn 6,21% chủ yếu là do ảnh hưởng của giá dầu và tăng
trưởng thương mại thấp.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 191,3 tỷ USD vào năm 2015 và tăng lên 201,3 tỷ
USD vào năm 2016. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trong 5 năm qua cũng tăng
cao, đạt bình quân 24%/năm và tăng từ 1.752 USD/người năm 2012 lên mức
2.173 USD/người năm 2016.
Những cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo, lạm phát được kiểm

soát. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn 0,6%
vào năm 2015 mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Trong năm 2016, mặc
6


dù lạm phát đã tăng lên mức 4,74%, nhưng vẫn thấp hơn so với mức mục tiêu lạm
phát 5% mà Quốc hội đã đề ra. Trên thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá được điều
chỉnh linh hoạt, về cơ bản phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn
biến lạm phát trong từng thời kỳ...
Bình quân cả giai đoạn, xuất khẩu tăng trưởng khoảng 18%/năm và trở thành
động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua. Đến nay, Việt
Nam có trên 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8
sản phẩm đạt trên 5 tỷ USD. Về cơ cấu xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng thô và
mới sơ chế giảm mạnh, trong khi tỷ trọng mặt hàng tinh chế tăng lên đáng kể. Thị
trường xuất nhập khẩu được mở rộng với kim ngạch ngày càng tăng lên đã củng
cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng. Cán cân
thương mại được cải thiện rõ rệt, kể từ năm 2012, đã chuyển sang trạng thái
thặng dư sau nhiều năm thâm hụt liên tục.
Có được những thành tựu trên là nhờ các chủ trương, đường lối phát triển đúng
đắn của Đảng, Nhà nước như tập trung vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
Đồng thời, Việt Nam đã tranh thủ tốt các nguồn lực từ bên ngoài khi chủ động ký
kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ
mới, chính thức thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) từ đầu năm 2016, ký kết và thực hiện nhiều hiệp định về
thuế, hải quan,… Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế,
(trong đó ưu tiên các trọng tâm là tái cơ cấu Đầu tư công; hệ thống ngân hàng
thương mại; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; ngân sách nhà nước và nợ
công; và tài cơ cấu ngành, lĩnh vực sản xuất…), đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bảng HDI của Viêt Nam
2011
2012
2013
2014

HDI của Viêt Nam
0.664
0.670
0.675
0.678
7

Xếp hạng của Viêt Nam
187
186
186
187


2015
0.684
187
2016
0.689
116
Nguồn: /> />2.1.2.Tiêu chí y tế và chăm sóc sức khỏe
Mức tuổi thọ : có cuộc sống trường thọ,mạnh khỏe là một tiêu chí để đánh giá về
sự phát triển của con người. Và chỉ số tuổi thọ đã được chọn làm thước đo cho
tiêu chí này. Chỉ số tuổi thọ được tính như sau :

Chỉ số tuổi thọ trung bình T =

Tuổi thọ trung bình-25
85-25

( Với quy ước : 85 là giá trị cực đại và 25 là giá trị cực tiểu của tuổi thọ )
Tuổi thọ bình quân trung bình của Việt Nam :
(Theo Tổng cục thống kê Việt Nam)
Năm
2010
2011
2012
Tuổi thọ
72.9
73.0
73.0
trung bình

2013

2014

2015

2016

73.1

73.2


73.3

73.4

(Theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF)
Nước

Tuổi
thọ
trung
T
bình(life expectancy)

Ghi chú

Singapore

82.80

0.97

>VN

Hàn Quốc

82.02

0.956

>VN


Brunay

77.20

0.880

>VN

Trung Quốc

76.25

0.865

=VN

Việt Nam

76.25

0.865

Malayxia

75.30

0.851



Thái Lan

75.30

0.851


Inđônêxia

69.19

0.757


8


Philippin

69.06

0.755


Ấn Độ


68.56

0.747


Mianma

66.61

0.717


Việt Nam trong so sánh với một số nước ASEAN và châu Á 2016
Ở bảng, tuổi thọ trung bình Việt Nam hơn các nước: Malayxia, Thailand,Indonexia,
Philippi, Ấn Độ, Mianma
Những thành tựu đạt được :
 Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người lao động nói chung và
phụ nữ nói riêng đã được quan tâm hơn,tình hình sức khỏe nhân dân có
nhiều cải thiện hơn. Vì vậy,trong thời gian vừa qua,Việt Nam có chỉ số tuổi
thọ tương đối lạc quan. Tính ra trong 6 năm, từ năm 2010 đến năm 2016,
ta đã nâng tuổi thọ bình quân lên 3 tuổi.
 Việt Nam cũng có thứ hạng cao về tuổi thọ trên thế giới ( T=0.865,
tuổi thọ bình quân 76.25, xếp thứ 56 trong tổng số 138 nước, vùng lãnh
thổ theo khảo sát được WEF thực hiện và xếp thứ 3 trong khu vực Đông
Nam Á sau Singapore và Brunây ).
 Để đạt được thành tựu như vậy,nước ta đã làm tốt công tác chăm sóc
bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tỉ lệ chết mẹ giảm mạnh từ 69/100000 năm 2010
xuống còn 58/100000 năm 2015.Bên cạnh đó, Việt Nam còn đạt được

những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1
tuổi và tỉ lệ tử vong dưới 5 tuổi. Tỉ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm đáng
kể từ 15.8% năm 2010 xuống còn 14.94% năm 2014, tỉ lệ chết trẻ em dưới
5 tuổi giảm còn 23.8% năm 2010. Với những kết quả thu được ở trên, Việt
Nam được kì vọng sẽ giảm được 2/3 tỉ lệ trẻ em tử vong trước năm 2020.
Những vấn đề còn tồn tại :

Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng hệ thống y tế nước ta vẫn
còn rất nhiều bất cập.

Mạng lưới chăm sóc y tế ở nông thôn còn yếu kém,các bệnh nhân đổ
dồn về các thành phố lớn dẫn đến tình trạng quá tải.
9



Thủ tục khám chữa bệnh còn rườm rà, nhất là đối với những người
dùng Bảo hiểm y tế, họ phải mất nhiều ngày mới hoàn thành một quy trình
khám chữa.

Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là một yếu tố gây
nhức nhối trong thời gian qua.
Kết luận về chỉ tiêu tuổi thọ :
Chỉ số tuổi thọ đo lường thành tựu tương đối về tuổi thọ ở một nước. Chỉ số
này của Việt Nam là đáng lạc quan. Ta có thể thấy, Việt Nam chỉ có GDP tính theo
đầu người xếp thứ 124 và HDI xếp thứ 116 trên thế giới nhưng lại có thứ hạng về
tuổi thọ khá cao. Tuổi thọ trung bình năm 2016 là 76.25,xếp hạng 56 trên thế giới.
Chỉ số tuổi thọ T=0.865 và nó đã góp phần giúp cải thiện chỉ số và thứ hạng
116/188 của HDI. Trong thời gian tới nước ta cần phát huy những điểm mạnh này
và khắc phục những vấn đề bất cập còn tồn tại để đến năm 2020 đạt được mục

tiêu tuổi thọ trung bình là 75 tuổi.
2.1.3.Tiêu chí giáo dục
Xếp hạng phát triển con người của Việt Nam năm 2016 có chút phát triển, vẫn
đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ
116/187 nước được khảo sát.
Nhưng chỉ số HDI hàng năm có tốc độ tăng trưởng chậm so vs tốc độ tăng trướng
của 1 số nước phát triển và so vs toàn thế giới.
Một trong số các nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng HDI chậm là do giáo dục
vẫn chưa đc tốt và hiệu quả.
Tốc độ tăng HDI và đóng góp của các chỉ số thành phần (từ 2010 – 2015)
2010

2013

2015

Tốc
độ Đóng góp Đóng góp
tăng (%) (điểm %) (%)

Chỉ
số
tuổi thọ 0,84

0,85

0,86

2,38


0,39

2,39

Chỉ
số
giáo dục 0,48

0,51

0,58

20,83

3,44

20,93

10


Chỉ số
GNI

0,38

0,38

0,67


76,32

HDI

0,572

0,617

0,666

16,43

12,60

76,68

Nguồn:
Có thể thấy tốc độ tăng của chỉ số giáo dục là thấp trong 5 năm từ 2010 đến 2015
tăng 0,1 %, thấp hơn nhiều so vs tốc độ tăng của chỉ số GNI.
Bảng so sánh các chỉ tiêu giáo dục 2016 của việt Nam và các nước phát triển trong
khu vực.
Việt nam
Nhật Bản
Trung quốc
Số năm học dự kiến
12,7
15,2
13,8
Chỉ mục giáo dục
0,626

Chi tiêu chính phủ 5,7
( %GDP)
Tỷ lệ biết chữ, người 93,5
lớn (% 15 tuổi trở lên)

0,848
3.6

0,644
na

na

95,1

Số năm học trung bình 8,2
(năm)

12,8

7,8

- Có thể thấy ở Việt Nam chỉ số chi tiêu chính phủ vào giáo dục hơn Nhật Bản
nhưng chất lượng chỉ mục giáo dục còn kém hơn rất nhiều.
- Số năm học trung bình của việt nam có hơn trung quốc nhưng tỷ lệ biết chữ
người lớn lại thấp hơn như vậy cho thấy ở Việt Nam ai có điều kiện học tập thì sẽ
học lên rất cao.
3.Kết luận về trình độ phát triển con người tại Việt Nam hiện nay và những kiến
nghị các giải pháp nâng cao Chỉ số HDI.
11



3.1.Đánh giá trình độ phát triển con người của Việt Nam
3.1.1.Giai đoạn từ năm 1990 – 2009
Năm

Chỉ số HDI

Xếp hạng

1990

0,439

75/130

1991

0,498

99/160

1992

0,464

102/160

1993


0,472

115/173

1994

0,514

116/173

1995

0,539

120/174

1996

0,540

121/174

1997

0,557

121/175

1998


0,560

122/174

1999

0,560

122/174

2000

0,671

108/174

2001

0,683

101/162

2002

0,688

109/173

2003


0,688

109/175

2004

0,691

112/177

2005

0,704

108/177

2006

0,709

109/177

2007 - 2008

0,733

105/177

2009


0,725

116/182
12


Chỉ số HDI Việt Nam từ 1990 đến 2009
(Nguồn: Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam)
Theo bảng trên ta có thể thấy, chỉ số HDI của Việt Nam tăng dần đều qua từng
năm, chỉ có giai đoạn 1992 và 2009 là giảm so với năm trước đó, tuy nhiên chúng
ta đã khắc phục và tăng mạnh hơn với những năm tiếp theo. Việt Nam cũng xuất
sắc vượt lên từ quốc gia có chỉ số phát triển con người thấp lên nhóm các nước có
chỉ số trung bình và cũng đang nằm ở top đầu của nhưng nước có chỉ số HDI trung
bình. Đặc biệt hơn, giai đoạn 1999-2001 có sự tăng trưởng vượt trội so với năm cũ
trước đó (tăng 19.8%), thứ hạng cũng nhảy vọt 14 bậc. Lý giải cho sự tăng trưởng
xuất sắc này, là do đây là năm cuối cùng hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 6, kế
hoạch mà nhà nước ta đã áp dụng một cách rất hiệu quả, bên cạnh đó đây cũng
đang là giai đoạn kinh tế Việt Nam phát triển và vươn lên một cách mạnh mẽ
nhất. GDP tăng lên đáng kể, cũng nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ này mà đầu thế kỉ
XXI, nước ta bắt đầu được nhận nhiều hơn sự đầu tư từ các quốc gia nước ngoài,
các chế độ cũ được giảm thiểu đáng kể thay vào đó là các chính sách mới có hiệu
quả hơn. Giai đoạn này cũng là giai đoạn nước ta chuyển mình từ nước kém phát
triển sang nhóm nước đang phát triển, có thể nói rằng đây là một giai đoạn rất
thành công của Việt Nam cả về kinh tế lẫn xã hội.
Tiếp theo đó là giai đoạn đầu thế kỉ XXI, nước ta vẫn giữ được mức tăng trưởng
đều sau khi vươn lên một cách mạnh mẽ như vậy, chứng tỏ đây không hề là một
sự phát triển bong bóng. Tuy nhiên việc tăng trưởng đều đều như trên cũng thể
hiện việc những tồn đọng còn lại của nước ta vẫn chưa được giải quyết. Khách
quan hơn ta có thể nhìn vào xếp hạng của nước ta so với thế giới, gần như không
có sự thay đổi đáng kể, dậm chân tại chỗ và không có sự vươn lên. Đương nhiên

việc này một phần do sự tác động khá lớn từ nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng tài
chính 2007-2008 đã gây ra hậu quả không nhỏ với hầu hết các nước trên thế giới,
đặc biệt với một nền kinh tế còn đầy non trẻ như Việt Nam thì vấn đề này là
không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó sau một giai đoạn vươn lên phát triển quá
13


mạnh mẽ của Việt Nam, việc bị chững lại sau đó là điều tất yếu. Ngoài những vấn
đề khách quan trên còn vấn đề chủ quan do chính bộ máy lãnh đạo sai lầm của
nước ta trong những năm đó khiến nền kinh tế bị chững lại và phát triển lên
không đáng kể, chúng ta có thể xem rõ hơn ở bảng thể hiện sự tăng trưởng GDP
của Việt Nam dưới đây:

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, năm 2009 mức tăng trưởng GDP đạt tỉ lệ
thấp nhất sau 30 năm kể từ năm 1988, đây chính là hậu quả và ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế tác động đến nền kinh tế Việt Nam và cả những chính sách
sai lầm của lãnh đạo đã dẫn đến tình trạng này, chính vì điều đó mà chỉ số HDI giai
đoạn này có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bằng sự thay đổi bộ máy nhà nước cũng
như cố gắng khắc phục nền kinh tế thì đến 2011, kinh tế VN đã ổn định và tiếp tục
tăng trưởng đều.
3.1.2. Giai đoạn từ 2010 đến nay
14


Bắt đầu từ năm 2010, dựa vào sự thay đổi cũng như nhu cầu của thế giới,
chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đơn vị đề xuất ra cách đánh giá
này, đã thay đổi một số chỉ tiêu cũng như cách tính toán chỉ số HDI. Vẫn là ba tiêu
chí dựa vào mức sống người dân, tri thức và sức khỏe , tuy nhiên cách tính mới đã
đổi một số thành phần sau, cụ thể
+ Về thu nhập chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội chia theo bình quân đầu

người) được thay bằng chỉ số GNI (tổng thu nhập quốc gia chia bình quân đầu
người). Việc thay đổi từ GDP sang GNI sẽ thể hiện rõ hơn mức sống của người dân
hiện nay, thay vì phụ thuộc vào sản phẩm đã được sản xuất thì chuyển sang lượng
sản phẩm mà người tiêu dùng đã mua, điều này cũng tránh đi việc sản xuất ồ ạt
trong khi đó lượng hàng người dân tiêu dùng lại không cao đến như vậy. Chính chỉ
số này cũng giúp cho lãnh đạo các quốc gia trên thế giới có một cái nhìn tổng quát
hơn về kinh tế cũng như chênh lệch mức của người dân hiện nay.
+ Về văn hóa chuyển từ tỷ lệ người lớn biết chữ (người sau 15 tuổi) sang số năm
đi học bình quân và số năm đi học kỳ vọng. Nếu chỉ lấy tỷ lệ người biết chữ thì với
sự phát triển thông tin hiện nay, việc biết chữ biết viết mà không cần đi học hoặc
chỉ đi học 1 2 năm đầu là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và để đánh giá toàn diện
về tri thức thì việc đi học là một việc rất quan trọng, đi học không chỉ dừng lại ở
việc biết chữ mà bên cạnh đó còn là văn hóa, xã hội hiểu biết về cuộc sống và
được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ hơn một cách nhanh nhất và đúng đắn
nhất. Còn về tỷ lệ số năm đi học kỳ vọng thể hiện tri thức một cách toàn diện hơn,
tức là không chỉ thế hệ trẻ muốn phát triển tri thức mà cả thế hệ già thế hệ đi
trước cũng muốn con em mình có thể tiếp cận các kiến thức một cách hoàn hảo
nhất.
+ Về sức khỏe vẫn giữ nguyên chỉ số tuổi thọ trung bình qua các năm. Chỉ số này
vẫn được thống nhất là chỉ số đúng nhất để đánh giá về sức khỏe con người trong
lĩnh vực y tế cũng như sự phát triển về công nghệ chữa bệnh của mỗi quốc gia,
các quốc gia càng phát triển thì chỉ số tuổi thọ sẽ càng cao.
Chính sự thay đổi cách tính và thay đổi các chỉ số đo lường đã khiến HDI ở
nước ta giảm khá nhiều so với các năm trước đó, nguyên nhân được cho là do số
15


năm đi học bình quân và số năm đi học của nước ta quá thấp dẫn đến điều đáng
tiếc này.
Năm


Chỉ số HDI

Xếp hạng

2010

0,572

113/169

2011 - 2012

0,593

128/187

2013

0,617

127/186

2014

0,638

121/187

2015


0,666

116/188

Chỉ số HDI Việt Nam từ
2010 đến 2015
(Nguồn: Viện Hàn Lâm
Khoa Học Xã Hội Việt
Nam)

Theo như bảng trên,
ta có thể thấy khác biệt số
liệu sau khi thay đổi cách
2016
0.683
115/188
tính, chỉ số HDI nước ta bị
giảm đi đáng kể và việc
tăng trưởng cũng chỉ còn đều chứ không còn bật hẳn lên như một thập kỉ trước.
Tuy nhiên thì cũng không hẳn là không có sự tiến bộ và dậm chân tại chỗ như giai
đoạn khủng hoảng trước đó, thứ hạng hằng năm vẫn có sự tăng lên đều đều dù
không có bứt phá nhiều. Khoảng thời gian 2010 – 2015 tăng trưởng từ trên dưới
3% (cao nhất là 4% trong khoảng từ 2014-2015).
Tuy nhiên có thể thấy rõ từ năm 2015-2016 nước ta lại lặp lai việc dậm chân
tại chỗ khi thứ hạng gần như không đổi và chỉ số tăng trưởng chỉ tăng lên 2.6% so
với năm trước đó.
Đánh giá riêng từng chỉ tiêu:
*GNI
+Theo như đánh giá của bà Louise Chamberlain, Giám đốc quốc gia của UNDP

tại Việt Nam trong Báo cáo Phát triển con người mới nhất của UNDP, chỉ ra mặc dù
đã có cải thiện so với những năm 1990, tuy nhiên khoảng cách giữa sự phân hóa
giàu nghèo ở nước ta vẫn còn là rất lớn. Cụ thể được chỉ ra là do đồng bào dân tộc
thiểu số và người dân di cư từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm.

16


+ Nước ta có tổng cộng 54 dân tộc, mặc dù sự phong phú trong văn hóa và phong
tục tập quán khác biệt giúp Việt Nam thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như các
nhà nghiên cứu đến khám phá, tuy nhiên chính vì sự khác biệt này mà đến tận bây
giờ việc tiếp cận văn hóa hiện đại cũng như các tư tưởng tiến bộ đến các khu vực
dân tộc thiểu số vẫn còn quá khó khăn, đây là vấn đề thậm chí thành vấn nạn mà
bao năm qua chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể giải quyết được. Bên cạnh đó là sự
thiếu quyết liệt của Đảng và Nhà nước khiến ngươi dân vùng sâu vùng xa không
nhận được trợ cấp hoặc là thiếu hụt trợ cấp khá nhiều.
+ Thành phần thứ hai mà nước ta vẫn chưa giải quyết được là một bộ phận rất
lớn người di cư từ nông thôn lên thành thị. Vấn đề này luôn là một vấn đề đau
đầu với các nước đang phát triển. Ví dụ cụ thể tại Thành phố Hà Nội, hằng năm có
đến hàng ngàn người chuyển đến sống và định cư và tìm việc làm tại đây. Trừ đi
sinh viên học sinh lên học tập và một vài người được thuyên chuyển công tác thì
đại đa số là người dân ở quê lên tìm việc làm. Chính vì không được hưởng sự giáo
dục toàn vẹn và tri thức còn nhiều thiếu sót nên họ chủ yếu tìm những công việc
có thu nhập thấp và tình nguyện làm để mưu sinh tại thành phố lớn. Điều này đã
gây ra chênh lệch về mức sống của người dân. Ở đây ta hoàn toàn có thể tìm thấy
những tòa nhà cao chọc trời dành cho tầng lớp thượng lưu hoặc là những dãy nhà
nhỏ hơn của tần lớp trung lưu và cuối cùng là các khu trong hẻm ngõ của người
dân di cư. Chỉ trong một thành phố sự phân bố giàu nghèo đã rõ ràng như vậy
chưa kể nước ta không chỉ có một thành phố xảy ra tình trạng này. Và theo như
khảo sát thì tình trạng này vẫn sẽ tiếp tục và càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

=> Hai vấn đề trên đang là hai vấn đề lớn nhất mà nước ta đang phải đối mặt
hiện nay, một khi chúng ta vẫn chưa khác phục được thì GNI cũng sẽ không có sự
tăng trưởng đáng kể cũng như chỉ số và xếp hạng của HDI nước ta vẫn sẽ dậm
chân tại chỗ.
*Chỉ số giáo dục
Tiếp theo những vấn đề trên là chỉ số giáo dục khá thấp của nước ta. Mặc dù sau
năm 2000, Chính phủ đã có những cố gắng đáng kể trong việc xóa mù chữ và
thành công được công nhận là đã xóa bỏ nạn mù chữ.
17


Nếu dựa vào số liệu Báo cáo phát triển con người của UNDP, thành tích giáo dục
của Việt Nam dường như đang thụt lùi: số năm đi học trung bình trong báo cáo
(5,5/ năm: năm 2011) thấp hơn so với con số công bố trong nước trước đó (7,3
năm trong khoảng 2002-2003). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do thống
kê của Việt Nam và UNDP không giống nhau, hoặc đích xác là chất lượng giáo dục
đã thật sự thụt lùi: trẻ em bỏ học tăng, tỉ lệ tái mù chữ cao...
Dù nguyên nhân thật sự của sự khác nhau này là gì đi chăng nữa thì một điều
không thể phủ nhận là dưới con mắt của các chuyên gia quốc tế, trình độ giáo dục
của Việt Nam đang ở mức rất thấp. Tính trung bình, người Việt Nam trưởng thành
chỉ có trình độ giáo dục ở mức tiểu học (số năm đi học trung bình là 5,5 năm),
trong khi kỳ vọng chung đối với Việt Nam, người trưởng thành phải có mức giáo
dục đạt trình độ gần hết phổ thông trung học (số năm học trung bình là 11,5
năm). Như vậy, giáo dục của Việt Nam quả là đáng lo.
Để cải thiện tình trạng này, Việt Nam trước hết cần ngăn chặn việc bỏ học quá
sớm nhằm gia tăng số năm đến trường của trẻ. Thay vì theo đuổi những mục tiêu
xa vời, ngành giáo dục hãy đưa trẻ đến trường và ngăn chặn tình trạng bỏ học
giữa chừng. Nếu không giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu như cảnh báo và Việt Nam
sẽ rất khó phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam đang đặt ra mục tiêu cơ bản
trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2030. Sẽ rất khó hình dung một nước

công nghiệp hóa khi tính theo trung bình, người dân chỉ mới trải qua bậc học tiểu
học.
Chính vì thế bà Ingrid Fitzgerald, tác giả báo cáo, cho rằng: “Việt Nam sẽ rất khó
cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng toàn cầu hóa cao, và khó
tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu không thể cải thiện các kết quả giáo dục
và trình độ kỹ năng một cách bền vững”.
Vì thế, đã đến lúc ngành giáo dục nghiêm túc nhìn lại mình, vì qua báo cáo phát
triển con người của UNDP, chất lượng giáo dục của Việt Nam không tốt như đánh
giá của những người có trách nhiệm trong ngành.
*Chỉ số y tế

18


Chỉ số y tế dựa vào chỉ số tuổi thọ trung bình của các quốc gia, đây là một trong
những yếu tố mà Việt Nam giữ được kết quả khá khả quan so với các chỉ số khác
và với đa số các nước trong khu vực thậm chí là cả với các nước có chỉ số HDI cao
trên thế giới. Hiện tại tuổi thọ trung bình của Việt Nam đang là 73,4 tuổi, cao hơn
tuổi thọ trung bình của thế giới là 71,4 tuổi. Theo như nghiên cứu, trong khoảng
thời gian từ 2000-2016, tuổi thọ trung bình của VN đã tăng trưởng, mức tăng
trưởng khá nhanh và khi tăng đến một con số nhất định thì chỉ số này đang có dấu
hiệu chững lại, VN vẫn cần phải học hỏi và tiếp nhận các thành tựu về y tế để có
thể đạt được chỉ số cao hơn trong tương lai cũng như giúp người dân thuận tiện
hơn trong việc chữa và khám bệnh.
Kết luận, Báo Cáo phát triển con người luôn nhấn mạnh đến hai yếu tố: bình đẳng
và bền vững, được phản ánh rõ trong tiêu đề: “Bình đẳng và bền vững: Một tương
lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”. Tuy nhiên, cả hai tiêu chí bình đẳng và bền
vững này lại là những tồn tại lớn của Việt Nam. Chính sách phát triển kinh tế theo
bề rộng: phát triển do tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên
liệu thô, không chú trọng bảo vệ môi trường, chất lượng giáo dục thấp đã không

khiến Việt Nam phát triển bền vững.

3.2. Kiến nghị giải pháp nâng cao trình độ phất triển con người ở Việt Nam trong
thời gian tới
Các giải pháp nâng cao Chỉ số phát triển con người (HDI)
a)Nâng cao năng lực trí tuệ
Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc“.
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện được mục
tiêu giáo dục toàn diện học sinh, cần phải coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo
dục gia đình và giáo dục xã hội.
19


 Thứ nhất, hoạt động giáo dục phải được thực hiện nghiêm túc, minh bạch,
lấy chất lượng là cốt lõi. Muốn vậy, việc kiểm soát hoạt động cũng như chất
lượng giáo dục phải được tiến hành chặt chẽ, đó là sự giám sát của cả xã
hội và trên hết là sự tự ý thức của mỗi chúng ta. Chỉ có như vậy, nền giáo
dục của nước ta mới phát triển, đảm bảo nguồn lực con người cho công
cuộc phát triển kinh tế- xã hội, hội nhập quốc tế.
 Thứ hai, luôn phải đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học. 100% dân số biết chữ , biết chữ mở ra các con đường tiếp cận
các tri thức cho tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội.
 Thứ ba, phối hợp giáo dục phẩm chất và năng lực cho người học kết hợp
với giáo dục kỹ năng sống.
 Thứ tư, giáo dục đi đôi với đào tạo thực hành hướng nghiệp.Thực tế cho
thấy rằng, giáo dục của chúng ta nặng lý thuyết, đào tạo tràn lan, năng lực

thấp vì vậy thất nghiệp cao.
 Thứ năm, muốn chất lượng giáo dục ngày càng cao thì cán bộ quản lý ,
giảng viên , giáo viên phải càng ngày càng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ,
có tâm huyết và bắt kịp các xu hướng hiện đại.
 Thứ sáu, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giáo dục phải được
cung cấp đầy đủ nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu dạy và học.
 Đặc biệt, nâng cao năng lực, khả năng tự học, tìm kiếm thông tin, sáng tạo
là điều hết sức cần thiết cho người học.
b)Nâng cao thu nhập cho người dân
Về chỉ số thu nhập (tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương).Do chỉ
số thu nhập còn thấp, nên cần phải tập trung cho việc nâng cao chỉ tiêu này.
Muốn tăng chỉ tiêu này, một mặt phải tăng tổng GDP, mặt khác phải tăng tỷ lệ GNI
so với GDP (năm 2013 đạt 95,2%) và tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số.
Để tăng tổng GDP, trước hết cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân đều
phải tăng đầu tư, làm nền tảng cơ sở vật chất : đường xá, giao thông vận tải,… từ
đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi có vốn đầu tư nước ngoài, việc làm được
tạo ra nhiều hơn, phần nào đó giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân.
Thêm vào đó việc cải thiện môi trường kinh doanh, chuyển giao công nghệ để
20


tăng năng suất, hiệu quả lao động . Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hạn chế xuất
khẩu thô, tăng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến để xuất khẩu ròng tăng.
Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo: thứ nhất, ưu tiên phát triển kinh tế cho
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa bằng các chính sách như hỗ trợ vay vốn lãi suất
thấp cho các hộ nghèo để có vốn phát triển kinh tế, giảm giá điện nước cho vùng
có điều kiện sinh hoạt thiếu thốn,…Thứ hai, thực hiện chính sách phân phối lại
thu nhập : đánh thuế thu nhập cá nhân
Nhấn mạnh vai trò của Chính phủ trong việc ổn định tế vĩ mô: kiềm chế lạm
phát , giảm những rủi ro của khủng hoảng kinh tế.

c) Nâng cao chất lượng y tế
 Thứ nhất, nâng cao chất lượng điều trị ở các bệnh viện : nâng cao chất
lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế , đội ngũ bác sĩ, y tá trong ngành y
 Thứ hai, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, tâm huyết trong
ngành y. Điều này rất quan trọng bởi nó liên quan đến tính mạng con
người.
 Thứ ba, cần cải cách thủ tục trong khám chữa bệnh cho bớt rườm rà
 Thứ tư, chính phủ cần tăng chi tiêu kết hợp huy động nguồn lực kinh tế, xã
hội nhằm cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh.
 Thứ năm, hoàn thiện luật Bảo hiểm và thực hiện đúng nghĩa Bảo hiểm y tế
 Thứ sáu, cần quan tâm đến phúc lợi xã hội, nâng cao vật chất cũng như tinh
thần cho người cao tuổi , từ đó làm tăng tuổi thọ.
Nói tóm lại, các giải pháp được đưa ra phải được thực hiện đồng bộ, kết
hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Cái cốt lõi là chúng ta thiếu nguồn lực, thiếu
vốn để thực hiện, trong khi đó công tác quản lý, giám sát còn lỏng lẻo, gây thất
thoát rất nhiều. Bài toán đặt ra là huy động vốn ở đâu và như thế nào ? Để thu
hút nguồn lưc, vốn đầu tư nước ngoài, nước ta cần cải thiện môi trường kinh
doanh, đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, nâng cao cơ sở vật chất, hệ thống đường
xá,… Lại một vòng lặp, vậy vốn ở đâu để nước ta đầu tư ? Chỉ có thể huy động
tổng thể nguồn lực của quốc gia, thực hiện hiệu quả, đem lại kết quả tích cực.

21


22



×