Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở việt nam giai đoạn 2001 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.54 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ những năm 1970 trở lại đây, hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam đã chuyển hướng ưu tiên trong quá trình phát triển đất nước từ mục tiêu tăng trưởng
kinh tế sang các mục tiêu kinh tế - xã hội rộng lớn hơn như: phát triển kinh tế đi đôi với
xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch về thu nhập. Thực tế phát sinh đòi hỏi cần có những
chỉ số đo lường tính hiệu quả của các biện pháp kinh tế - xã hội đó. Chỉ số phát triển con
người (Human Development Index – HDI) ra đời đã phần nào đáp ứng được nhu cầu này.
Chỉ số phát triển con người lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo phát triển
con người năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Báo cáo này
đã đưa ra một cách đo lường mới về sự phát triển kết hợp các chỉ số tuổi thọ, giáo dục và
thu nhập vào chỉ số phát triển con người tổng hợp. Đây là việc xây dựng lên một số liệu
thống kê riêng biệt với tư cách là một khung tham chiếu cho sự phát triển kinh tế và xã
hội. Từ khi ra đời, chỉ số này ngay lập tức đã thu hút được sự quan tâm của giới học giả
cũng như các cơ quan đại chúng và nó cũng nhận được sự đánh giá, xem xét nghiên cứu
về nhiều mặt.
Ở Việt Nam, chỉ số phát triển con người được nghiên cứu hàng năm. Trong những
năm qua, chỉ số HDI của Việt Nam có tăng nhưng biến động giữa các chỉ số tuổi thọ, giáo
dục và thu nhập chưa đều. Việc nghiên cứu biến động của chỉ số HDI ở nước ta rất cần
thiết bởi nó cho biết kết quả của các biện pháp phát triển con người của nước ta trong một
giai đoạn dài, từ đó có thể đề ra các chính sách và chiến lược phát triển hợp lý hơn trong
thời gian tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội.
Với những lý do trên, nhóm 5 – Lớp cao học 22K quyết định lựa chọn đề tài:
“Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam giai đoạn
2001- 2012” cho bài tiểu luận này.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài tiểu luận gồm có 2 mục như sau:
Phần 1: Một số vấn đề chung về HDI
Phần 2: Phân tích biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) giai đoạn 2001- 2012 ở
Việt Nam
1
Mặc dù bài viết đã được đầu tư thời gian nghiên cứu song vì tầm hiểu biết của các
thành viên trong nhóm còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, nhóm 5 rất


mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy và các bạn học viên lớp cao học 22K.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu các thành viên trong nhóm đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Bùi Đức Triệu, giảng viên môn Thông kê kinh tế. Các
thành viên trong nhóm xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy, sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy là điều không thể thiếu để nhóm hoàn thành bài nghiên cứu này.
2
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI)
1.1. Một số vấn đề chung về HDI
1.1.1 Tổng quan về HDI
Phát triển con người theo định nghĩa của UNDP là quá trình làm tăng sự lựa chọn
của con người (và mức độ đạt được phúc lợi của họ). Trong đó sự lựa chọn cốt yếu là
cuộc sống trường thọ, khoẻ mạnh, được học hành và được tận hưởng mức sống tử tế,
ngoài ra còn được đảm bảo về nhân quyền và sự tự do chính trị. Muốn mở rộng khả năng
lựa chọn thì phải nâng cao năng lực cho con người (năng lực về tài chính, trí lực, thể lực
của con người) và tạo cơ hội cho con người sử dụng năng lực của mình.
Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 1990, lần đầu tiên đưa ra
một phương pháp mới để đánh giá sự phát triển, đó là chỉ số phát triển con người (HDI).
HDI là một chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được và phản
ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống.
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh,
định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc
gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc
gia. Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq vào
năm 1990.
Ba chiều cạnh của HDI liên quan đến một hay một số khả năng mà người ta
có thể nắm bắt được. Tuổi thọ thể hiện khả năng có một cuộc sống lâu dài và khỏe
mạnh; Đạt được giáo dục thể hiện khả năng có được kiến thức, giao tiếp và tham gia vào
đời sống cộng đồng; Tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho việc có được mức sống tốt thể
hiện khả năng đạt được cuộc sống mạnh khỏe, đảm bảo tính năng động về thể chất và xã

hội, giao tiếp và tham gia vào đời sống cộng đồng. Các chiều cạnh trên được đo lường
qua các chỉ số sau:
 Sức khoẻ - được đo bằng Tuổi thọ trung bình (đơn vị tính: năm)
3
 Học vấn - được đo bằng Tỷ lệ biết chữ của người lớn (đơn vị tính: %,
với quyền số 2/3) và Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học,
đại học, (đơn vị tính: %, với quyền số 1/3). Từ trước năm 1995, chỉ số nhập
học chung các cấp chưa được đo lường trong HDI.
 Mức sống - được đo bằng GDP bình quân đầu người, (đơn vị tính:
đôla theo phương pháp sức mua tương đương - Power Purchasing Parity,
viết tắt là PPP USD).
HDI thiết lập lên mức độ tối đa và tối thiểu cho các chiều cạnh, gọi là những
điểm đích, nó thể hiện mỗi quốc gia đang đứng ở điểm nào so với các điểm mốc đó, được
thể hiện từ giá trị 0 -1 (trong đó giá trị 1 là giá trị cao nhất). Nhưng nếu phát triển con
người là quá trình mở rộng sự lựa chọn thì có thể không có sự giới hạn, không có điểm
cao nhất. Chỉ số này có thể được coi như một sự đo lường khả năng con người được sống
một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được giao tiếp và tham gia vào cuộc sống của cộng
đồng và có đầy đủ nguồn lực để có được một cuộc sống tốt. Đây chỉ là một chỉ số đo
lường tối thiểu. Đối với những nước có chỉ số HDI cao thì người ta sẽ quan tâm đến
những chiều cạnh khác có ảnh hưởng tới sự phát triển con người.
Đôi khi người ta cho rằng chỉ số HDI đó là sự hòa trộn giữa phương tiện và mục
đích: giả định rằng thu nhập là phương tiện để đạt được phát triển con người thì việc đạt
được chất lượng về sức khỏe và giáo dục chính là các mục đích của phát triển con người.
Tuy nhiên thu nhập, như được sử dụng trong HDI, cũng có thể được coi là sự đo lường
cho một số mục đích. Thu nhập được coi như yếu tố đại diện cho sự thỏa mãn xuất phát
từ hàng loạt hàng hóa và dịch vụ cơ bản. Đây là điều mà tại sao HDI không sử dụng GNP
mà điều chỉnh nó để phản ánh sức mua tương đương. Việc đưa chỉ số thu nhập vào HDI
khiến HDI đã kết hợp một phần các chỉ báo kinh tế và chỉ báo xã hội vào đo lường phát
triển trong khi trước đây, các chỉ báo xã hội thường bị bỏ qua trong quá trình kinh tế.
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá, đo lường HDI

- Chỉ số HDI (Human Development Index) là thước đo thành tựu tổng hợp về sự
phát triển của con người. Chỉ số này được tính bình quân của ba chỉ số thành phần theo
công thức:
4
3
321
III
HDI
++
=
Trong đó:
I
1
là chỉ số thu nhập bình quân đầu người (X
1
).
I
2
là chỉ số trình độ dân trí (X
2
).
I
3
là chỉ số tuổi thọ bình quân (X
3
).
Mỗi chỉ số trên đều tính theo công thức:
minmax i
min
X

i
ii
i
X
XX
I


=
Trong đó:
X
i
là mức tuyệt đối đạt được của quốc gia (địa phương) theo chỉ tiêu i.
X
i max
là mức tuyệt đối tối đa đạt được theo chỉ tiêu i trên thế giới.
X
i min
là mức tuyệt đối tối thiểu đạt được theo chỉ tiêu i trên thế giới.
I
i
là mức tương đối đạt được của quốc gia (địa phương) theo chỉ tiêu i.
Với giả thiết vai trò của ba chỉ số trên là như nhau HDI được tính bình quân theo
công thức trên. Trong thực tế hiện nay các chỉ số thành phần được tính như sau:
+) Chỉ số thu nhập bình quân được tính theo công thức sau:
100lg40000lg
100lg
1
1



=
X
I
Trong đó X
i
là GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương.
+) Chỉ số trình độ dân chí là bình quân cộng gia quyền của hai chỉ tiêu:
 Tỷ lệ % dân số từ 15 tuổi trở lên (I
21
) đi học với quyền số 2/3.
 Tỷ lệ % học sinh, sinh viên đi học (dưới 24 tuổi)- (I
22
) đi học với quyền số 1/3
và được tính theo công thức sau:
22212
3/13/2 III +=
tức là khi đó coi như X
2 max
= 100% và X
2 min
= 0%.
+) Chỉ số tuổi thọ bình quân được tính theo công thức sau:
5
2585
25
3
3



=
X
I
- HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1, càng gần 1 càng tốt. Trên thế giới căn
cứ vào HDI người ta phân loại các nước có:

8.0

HDI
là nước phát triển.

8.05.0
<≤
HDI
là nước phát triển trung bình.

5.0
<
HDI
là nước đang phát triển.
- HDI đánh giá tổng hợp việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người gồm:
 Tiêu chí đánh giá năng lực tài chính: thu nhập bình quân đầu người.
 Tiêu chí đánh giá bảo đảm thể lực: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
em, tỷ lệ chết yểu, tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.
 Tiêu chí bảo đảm giáo dục: tỷ lệ người lớn biết chữ, số năm đi học trung bình, tỷ
lệ thất nghiệp.
Vì đơn vị đo của mỗi chỉ tiêu không giống nhau, nên điều quan trọng là cần phải
tìm ra một đơn vị đo lường chung cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. HDI thiết lập một
giới hạn cận trên và cận dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị trí hiện tại của từng quốc gia
trong giới hạn đó. Phương pháp chỉ số chính là cách thức để quy đổi các đơn vị đo lường

của các tiêu chí độc lập thành chung. Giá trị tối đa và tối thiểu được đặt ra với từng loại
chỉ số là:
Chỉ tiêu Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu
Tuổi thọ (năm) 85 25
Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0
Tỷ lệ nhập học các giáo dục (%) 100 0
GDP thực tế năm đầu người (PPPUSD) 40.000 100
- Ngoài phương pháp tính như trên, từ năm 2010, UNDP sử dụng phương pháp
tính HDI mới, trong đó giá trị của HDI được tính là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ
(LEI), chỉ số giáo dục (EI) và chỉ số thu nhập (II).
6
Trong đó, các chỉ số này đều được tính theo 1 công thức:
Các giá trị tối đa và tối thiểu được chọn như sau:
Với LEI: mức tuổi thọ trung bình tối đa là 83,4 tuổi (ứng với Nhật Bản), mức tối thiểu
được chọn là 20. Với EI: số năm học trung bình tối đa là 13,1 (ứng với Cộng hòa Czech),
số năm học kỳ vọng tối đa chọn được là 18; số năm học tối thiểu được chọn là 0. Với II:
mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương tối đa là 107.721 USD
(ứng với Qatar) và mức tối thiểu được chọn là 100 USD.
So với thời điểm trước năm 2010, phương pháp tính mới này có thêm vào chỉ số
nghèo đói đa chiều (MPI). Trong đó thay vì tính mức nghèo đói theo một định lượng duy
nhất là thu nhập trung bình tính theo đầu người, chỉ số này còn phản ánh mức độ tiếp cận
các dịch vụ y tế - giáo dục và chất lượng cuộc sống qua việc sử dụng điện, nước, nhà vệ
sinh, diện tích nhà ở, tài sản sở hữu, mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em Như vậy, chỉ số
nghèo đói đa chiều phản ánh toàn diện hơn mức sống của người dân.
1.2. Đặc điểm nguồn số liệu
Nguồn số liệu HDI được thống kê qua các năm do Tổng cục thống kê, Liên hợp
quốc. Nguồn: Human Development Reports và các tài liệu khác cung cấp.
Để có được các kết quả để tiến hành tổng hợp lên chỉ số HDI thì Tổng cục thống
kê phải tiến hành cuộc điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình được triển khai trên phạm vi
cả nước, cuộc điều tra này được tổ chức thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn

trực tiếp của điều tra viên với từng cá nhân, tổ chức cơ quan có liên quan:
1- Thu nhập của hộ dân cư
2- Các báo cáo hàng năm.
Số liệu trong bài được tính toán theo các chỉ tiêu cụ thể:
+ Chỉ tiêu mức thay đổi của số bệnh viện = số bệnh viện năm t - số bệnh viện năm t-1.
+ Chỉ tiêu thay đổi số giường bệnh = số giường bệnh năm t - số giường bệnh năm t-1.
+ Lượng tăng tuyệt đối GDP/ người = GDP/người
t
– GPD/người
t-1
……
+ Tốc độ phát triển:
 Tốc độ phát triển liên hoàn:
7

1−
=
i
i
i
y
y
t
t
i
: Tốc độ phát triển liên hoàn năm i so với năm i-1 và được thể hiện bằng
lần hoặc %.
 Tốc độ phát triển định gốc:

1

y
y
T
i
i
=
T
i
: Tốc độ phát triển định gốc năm i so với năm đầu (năm 2000) của dãy số
và được biểu hiện bằng lần hoặc %.
 Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển
liên hoàn.
1.3. Đặc điểm của chỉ tiêu
Đề tài đề cập đến 3 chỉ tiêu để xác định chỉ số HDI. Đó là:
- Chỉ tiêu đánh giá mức sống
- Chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe
- Chỉ tiêu trình độ dân trí và giáo dục
Mỗi chỉ tiêu đánh giá đều có những đặc điểm khác nhau.
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá mức sống
Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội rất tổng hợp. Để phản ánh tình hình mức
sống không thể sử dụng một vài chỉ tiêu nào đó mà phải sử dụng một hệ thống nhiều chỉ
tiêu. Bởi vì mỗi một chỉ tiêu đặc trưng cho mức sống chỉ phản ánh nhất thời hoặc phản
ánh một mặt nào đó của mức sống. Do vậy, khi đánh giá mức sống dân cư thường phải sử
dụng tổng hợp hệ thống các chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể phân loại các chỉ tiêu đánh giá
mức sống thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm và điều kiện lao động.
Nhóm 2: Những chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội.
Nhóm 3: Những chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần và đảm bảo sức
khỏe.
Nhóm 4: Những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả tác động giữa các yếu tố.

8
Tuy nhiên, việc lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho mức sống như trên chỉ mang tính
chất tương đối nhằm đánh giá mức sống dân cư vào một thời điểm nào đó. Nhưng khi so
sánh giữa các thời kỳ khác nhau, giữa các nước khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu trên
gặp nhiều khó khăn. Thông thường, người ta chỉ xem xét nó trên từng khía cạnh, từng
phương diện hoặc căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà nhấn mạnh mặt này hay mặt khác.
Chỉ số phát triển con người HDI thuộc nhóm 4. Trong đó, khi xác định chỉ tiêu về
mức sống chủ yếu dựa vào thu nhập bình quân đầu người.
1.3.2 Chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe
Là một nhân tố của chỉ số HDI, y tế và chăm sóc sức khoẻ chiếm một vị trí quan
trọng. Chỉ tiêu này được xây dựng trên quy mô ngành y tế và tuổi thọ của người dân. Nhu
cầu chăm sóc sức khỏe được hiểu là số lần khám bệnh, số ngày điều trị và tổng số tiền chi
phí cho khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh trung bình trong 1 năm của một cá nhân. Để
đáp ứng nhu cầu về y tế ngày càng tăng thì quy mô ngành y tế cũng phải tăng. Quy mô
ngành y tế được hiểu là:
- Các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng
- Cán bộ công nhân viên ngành y tế ( Bác sĩ, y tá, hộ lý,…)
- Các phương tiện phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi
chức năng.
- Đầu tư cho ngành y tế.
Tuy nhiên, quy mô ngành y tế có tăng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác như mức độ phát triển về kinh tế bà xã hội, thu nhập quốc dân, chính sách của
nhà nước về y tế từng thời kỳ.
1.3.3 Chỉ tiêu trình độ dân trí và giáo dục
Chỉ số giáo dục là một trong ba chỉ số tạo nên Chỉ số phát triển con người HDI.
Chỉ số này được xây dựng trên tỷ lệ biết đọc, biết viết ở người lớn (từ 15 tuổi trở lên) và
tổng tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung học, đại học.
Để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia, người ta thường sử
dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
- Về số lượng:

+ Tỷ lệ học sinh đến trường: bao gồm cả học sinh phổ thông, học nghề, đại học…
+ Tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ) hay tỷ lệ người lớn biết chữ.
+ Số học sinh, sinh viên tính trên 10.000 dân.
+ Số năm đi học trung bình.
9
- Về chất lượng giáo dục:
+ Chất lượng giáo dục là một lĩnh vực phức tạp, mà sản phẩm của giáo dục là nhân
cách của học sinh. Các tiêu chí đang được dùng phổ biến trên thế giới để đánh giá
chất lượng giáo dục là : kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi
kết thúc một cấp học, bậc học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục
tiêu giáo dục.
+ Những điều kiện để đảm bảo chất lượng :
• Số học sinh , sinh viên trên 1 giáo viên.
• Trình độ của giáo viên.
• Tình hình trang thiết bị, phương tiện cho dạy và học.
• Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên.
10
PHẦN II: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN
CON NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2001-2012 Ở VIỆT NAM
2.1. Chỉ tiêu phản ánh mức sống (thu nhập bình quân trên đầu người)
Chỉ tiêu phản ánh mức sống ( thu nhập bình quân đầu người) là một nhân tố quan
trọng cấu thành trong chỉ số phát triển con người. Để phản ánh mức độ tăng của thu nhập
bình quân đầu người ta có các chỉ tiêu:
Bảng 1: Biến động chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam
giai đoạn 2001 – 2012
Năm
GDP/người
(USD)
Lượng tăng tuyệt
đối (USD/USD)

Tốc độ phát triển
(%) Tốc độ tăng (%)
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn
Định
gốc
Liên
hoàn Định gốc
2001 413
2002 440 27 27 106.54 106.54 6.54 6.54
2003 492 52 79 111.82 119.13 11.82 19.13
2004 561 69 148 114.02 135.84 14.02 35.84
2005 642 81 229 114.44 155.45 14.44 55.45
2006 730 88 317 113.71 176.76 13.71 76.76
2007 843 113 430 115.48 204.12 15.48 104.12
2008 1052 209 639 124.79 254.72 24.79 154.72
2009 1064 12 651 101.14 257.63 1.14 157.63
2010 1169 105 756 109.87 283.05 9.87 183.05
2011 1300 131 887 111.21 314.77 11.21 214.77
2012 1540 240 1127 118.46 372.88 18.46 272.88
102.45 112.71 12.71
( Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê)
Chỉ tiêu này được thể hiện biến động qua các năm. Sử dụng các chỉ tiêu sau để
phản ánh mức biến động:
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ):


i
= y
i
– y
i-1
trong đó:
11
t: năm 2001, 2012, …

i
: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối hay liên hoàn (hay từng kỳ) ở năm i so với năm
đứng liền trước đó là i-1
y
i
: Mức tăng tuyệt đối ở năm i
y
i-1
: Mức tăng tuyệt đối ở năm i-1
 Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc:

i
= y
i
– y
i-1
trong đó:

i
: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc ở năm t so với năm đầu của dãy số (năm

2001)
- Tốc độ phát triển:
 Tốc độ phát triển liên hoàn:

1−
=
i
i
i
y
y
t
t
i
: Tốc độ phát triển liên hoàn năm i so với năm i-1 và được thể hiện bằng lần hoặc %.
 Tốc độ phát triển định gốc:

1
y
y
T
i
i
=
T
i
: Tốc độ phát triển định gốc năm i so với năm đầu (năm 2001) của dãy số và được biểu
hiện bằng lần hoặc %.
 Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát
triển liên hoàn.


1
1

=
n
n
y
y
t
Tức là: Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của GDP/người của VN giai đoạn 2001 –
2012 là 112,71%
- Tốc độ tăng:
 Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn:
a
i
= t
i
– 1
12
Tốc độ tăng liên hoàn bằng tốc độ phát triển liên hoàn (biểu hiện bằng lần) trừ đi 1 (nếu
tốc độ phát triển liên hoàn biểu hiện bằng phần trăm thì trừ đi 100).
 Tốc độ tăng (hoặc giảm) đinh gốc:
A
i
= T
i
– 1
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc bằng tốc độ phát triển định gốc (biểu hiện bằng lần) trừ
đi 1 (nếu tốc độ phát triển định gốc biểu hiện bằng phần trăm thì trừ đi 100).

 Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân: Phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) đại diện cho các
tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn:

1−= ta
(nếu
t
biểu diễn bằng lần)
Tức là: Tốc độ tăng bình quân hàng năm về GDP/người của Việt Nam trong giai đoan
2001 – 2012 là 12,71%
Giai đoạn 2001-2010, chúng ta đã đat mục tiêu tăng trưởng nhanh, 2 năm 2009-2010
do ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốc độ tăng thu nhập bình quân
đầu người giảm xuống, và 2 năm 2011-2012 chúng ta đã cố gắng đưa tốc độ tăng thu
nhập bình quân đầu người tăng lên. Bình quân tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người
giai đoạn 2001– 2012 đạt 12,71%. Giá trị GDP/người đã tăng bình quân hàng năm là
102,45 USD.
Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình
quân đạt 12,71%/năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã
vượt qua mốc 1.000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010
Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập
trung bình (thấp). Bước chuyển vị thế này là rất quan trọng, khi vào năm 1988, tức là cách
đây 1/4 thế kỷ, Việt Nam mới đạt 86 USD, là một trong vài chục nước có thu nhập bình
quân đầu người thấp nhất thế giới.
GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng
USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăng liên tục qua các năm
(năm 2005 đạt 54,7 tỷ USD, năm 2006 đạt 66,3 tỷ USD, năm 2007 đạt 77,4 tỷ USD, năm
2008 đạt 97,5 tỷ USD, năm 2009 đạt 99,8 tỷ USD, năm 2010 đạt 110,7 tỷ USD, năm 2011
đạt 133,1 tỷ USD, năm 2012 đạt 155,3 tỷ USD).
13
Ta có sơ đồ thể hiện sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người:
Biểu đồ 1: GDP bình quân đầu người tính bằng USD qua các năm

giai đoạn 2001-2012
Đơn vị: USD/người
( Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê)
Báo cáo về phát triển con người của LHQ đã công nhận Việt Nam là một trong 10
nước đạt thành tựu lớn nhất về tăng trưởng kinh tế. Với kết quả tăng trưởng nhanh trong
nhiều năm liền:
- Từ chỗ sản xuất chưa đầy đủ tiêu dùng ở mức độ thấp trong nước, nhập siêu, vay nợ còn
lớn đến chỗ sản xuất không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đã lên cao, mà còn có
tích lũy nội địa khá cao.
- Đời sống của người dân cũng theo đó được cải thiện khá nhanh và LHQ đã công nhận VN
hoàn thành các chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo trong chương trình thiên niên kỷ do tổ
chức này đặt ra.
Những kết quả đạt được cộng hưởng với việc chính thức gia nhập WTO, Việt Nam
đã và đang cải thiện mạnh mẽ vị thế của mình với tư cách là “điểm đến” của vốn và công
nghệ đối với các nhà đầu tư, và “điểm bùng nổ” tăng trưởng. Hơn 20 năm đổi mới, chúng
ta đã vượt qua hai “cửa ải” quan trọng công cuộc kiến quốc, đó là: Thoát ra khỏi khủng
hoảng kinh tế 12 năm sau đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có mức
thu nhập thấp, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên gấp 5 lần sau 4 thập kỷ vừa qua.
Giai đoạn 2001-2012, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng xấp xỉ 4 lần.
Xét biểu hiện xu thế phát triển của GDP/người ở giai đoạn 2001 – 2012:
Biểu đồ 2: Xu thế phát triển của GDP/người ở giai đoạn 2001 – 2012
Đơn vị: USD/người
Trên đồ thị cho thấy các điểm được phân bố hầu như nằm trên một đường thẳng.
Mặt khác, các lượng tăng tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Do đó có thể sử dụng hàm xu
thế tuyến tính để biểu hiện giá trị GDP/người:
14
Y*
t
= b
o

+ b
1
t
Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất sẽ có hệ phương trình sau đây để tìm giá trị
các hệ số b
o
và b
1
:
∑∑
+= tbnby
o 1
∑∑∑
+=
2
1
tbtbty
o
Giải ra, sẽ tìm được: b
o
= 200,98; b
1
= 100,49. Do đó hàm xu thế tuyến tính biểu
hiện giá trị GDP/người ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 có dạng cụ thể là:
Y*
t
= 200,98 + 100,49t
2.2. Chỉ tiêu về tuổi thọ
Tuổi thọ là chỉ số thành phần quan trọng của HDI. Đối với Việt Nam, chỉ số này
cao nhất và có tầm quan trọng hàng đầu, quyết định thứ bậc về HDI của Việt Nam. Tuổi

thọ bình quân của người dân Việt Nam hơn 50 năm qua đã tăng từ 33 tuổi (từ 40 tuổi vào
năm 1960 lên 73 tuổi vào năm 2012). Trong khi đó tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ
tăng được 21 tuổi.
Bảng 2: Tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam giai đoạn 2001-2012

m
200
1
200
2
200
3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
201
0
201
1
201
2

Tuổi
thọ
bình
quâ
n
68,6 69 70,5 70,8 71 71,3 71,5 71,8 72 72,5 72,8 73
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Trong những năm gần đây công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân của
ngành y tế có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới khám chữa bệnh từ y tế cơ sở đến
T.Ư, công lập và ngoài công lập được mở rộng và củng cố. Số giường BV công lập đến
năm 2010 đạt mức 20,5/10.000 dân. Ngành Y tế cũng ngày càng làm tốt công tác y tế dự
phòng, phòng chống dịch bệnh, mở rộng và nâng cao công tác khám, chữa bệnh và phục
hồi chức năng. Nổi bật là Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt, khống chế được
bệnh uốn ván sơ sinh, sởi, ho gà, bạch hầu. Chính phủ đã sử dụng vốn trái phiếu Chính
phủ và nhiều nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hơn 620 bệnh viện đa khoa tuyến huyện
15
và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, đồng thời đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp
hàng trăm bệnh viện của tỉnh và trung ương nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh
cho nhân dân, khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên hiện nay.
Ta có bảng số liệu sau về thực trạng số giường bệnh và số bệnh viện giai đoạn
2000- 2010 như sau:
Bảng 3: Số giường bệnh và bệnh viện ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số bênh
viện
836 842 842 856 878 903 956 974 1002 1030
Mức thay
đổi bệnh
viện
1 6 0 14 22 25 53 18 28 28

Số giường
bệnh
(nghìn
giường)
112,5
114,
4
117,
3
124,3
127,
0
131,5
142,
8
151,
8
163,
9
176,6
Mức thay
đổi giường
bệnh
1,8 1,9 2,9 7 2,7 4,5 11,3 9 12,1 12,7
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
- Mức độ thay đổi bệnh viện = Số bệnh viện năm sau t - số bệnh viện năm t-1. Số
bệnh viện có xu hướng tăng nhưng không đều qua các năm. Năm 2007, số bệnh viên tăng
nhiều nhất vơi số lượng tăng thêm so với năm 2006 là 53 bệnh viện. Năm 2003 số bệnh
viện không đổi so với năm 2002.
- Mức độ thay đổi giường bệnh = Giường bệnh năm t - giường bệnh năm t-1. Số

giường bệnh có chiều hướng tăng dần qua các năm, năm sau luôn có xu hướng cao hơn
năm trước. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền với vấn đề y tế,
chăm sóc sức khoẻ của người dân.
Mặc dù tuổi thọ bình quân của người Việt Nam có tăng qua các năm và chỉ số HDI
về tuổi thọ cũng được cải thiện. Tuy nhiên so với thế giới thì HDI của Việt Nam vẫn còn
thấp.
16
Bảng 4: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam qua các năm (2001 – 2011)
Năm Giá trị chỉ số HDI Giá trị chỉ số tuổi
thọ
Thứ hạng HDI của
ViệtNam
2001 0,682 0,71 101/162
2002 0,688 0,72 109/173
2003 0,688 0,73 109/175
2004 0,691 0,73 112/177
2005 0,704 0,76 108/177
2006 0,709 0,76 109/177
2007 0,725 - 116/182
2008 0,733 - 105/177
2009 0,725 - 116/182
2010 0,671 - 113/169
2011 0,704 - 108/177
Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP, 1995 – 2011
Nguyên nhân dẫn đến HDI tuổi thọ của Việt Nam vẫn còn thấp so với thế giới:
+ Mạng lưới chăm sóc sức khỏe ở nông thôn còn kém
+ Thủ tục khám chữa bệnh còn rườm rà, nhất là đối với những người sử dụng Bảo hiểm y
tế, họ phải đến bệnh viện làm thủ tục nhiều ngày
+ Bên cạnh đó, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một vấn đề nhức nhối trong thời gian
qua

+ Sự quản lý của nhà nước đối với mặt hàng thuốc còn lỏng lẻo. Các phòng khám chữa
bệnh tư nhân cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Chỉ tiêu tuổi thọ đo lường thành tựu tương đối về tuổi thọ của một nước. Chỉ số
này của Việt Nam là đáng lạc quan. Trong thời gian tới nước ta cần tích cực phát huy
những điểm mạnh này, đồng thời khắc phục những bất cập còn tồn tại để đến năm 2020
đạt được mục tiêu tuổi thọ trung bình là 75 tuổi.
2.3. Chỉ tiêu trình độ dân trí và giáo dục
Người dân biết đọc, biết viết là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển quốc
gia. Vai trò của giáo dục đã được đặt lên hàng đầu trong “Tám mục tiêu phát triển của
thiên niên kỷ” (MDGs) được tài trợ bởi Liên hiệp quốc. Trong đó, giáo dục tiểu học toàn
cầu đứng thứ hai trong danh sách này. “Biết đọc, biết viết là quyền của con người, là công
17
cụ gia tăng sức mạnh cá nhân và phương tiện cho việc phát triển con người và xã hội” -
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc của UNESCO đã nhấn mạnh như
vậy. Theo đó các cơ hội giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng đọc, viết. Điều này
chính là trọng tâm của nền giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người. Giáo dục còn cần thiết
để loại trừ tận gốc cái nghèo, giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, hạn chế sự gia tăng dân số, đạt
được công bằng về giới và đảm bảo sự phát triển bền vững, hòa bình và dân chủ.
Với vai trò quan trọng như vật thì chỉ số giáo dục là một trong ba chỉ số tạo nên
Chỉ số phát triển con người HDI. Chỉ số này được xây dựng trên tỷ lệ biết đọc, biết viết ở
người lớn (từ 15 tuổi trở lên) và tổng tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung học, đại học.
Bảng 1
trình bày tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết theo 6 vùng kinh
tế - xã hội của
v
iệt
Nam.
số
liệu cho thấy có sự khác biệt lớn về tỷ lệ biết đọc biết viết
giữa các vùng kinh tế - xã

hội.
đồng
bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết đọc biết
viết cao nhất
(97,1%)

T
rung
du và miền
núi
phía
Bắc
là vùng có tỷ lệ biết đọc biết
viết thấp nhất
(87,3%).
Như
vậy,
việc tăng tỷ lệ biết đọc
biết
viết


T
rung
du và miền
núi phía
Bắc
sẽ không chỉ thu hẹp chênh lệch giữa các vùng mà còn cải
thiện
hơn nữa tỷ

lệ biết đọc biết viết chung của cả
nước
.

Biểu
3.2 cho
thấ
y
,

T
rung
du và miền núi phía
Bắc
,
nơi có tỷ lệ biết đọc biết viết thấp
nhấ
t
,
cũng là nơi có khoảng cách lớn nhất về tỷ
lệ biết đọc
biết
viết giữa nam và
nữ
,
giữa nông thôn và thành
thị.
Bảng 5: T

lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết theo giới tính, thành

thị/nông
thôn
v
à
các vùng kinh tế - xã hội,
2009
Đơn vị: %
Tổng
Nam
Nữ
T
hành

thị
Nông
thôn
T
rung
du và miền núi
phía
Bắc
87,3
92,0
82,8 97,0
85,3
Đồng
bằng sông
Hồng
97,1
98,7

95,6 98,7
96,5
Bắc
T
rung

Bộ

duyên hải
miền
T
rung
93,9
96,3
91,7 96,4
93,1
Tây Nguy
ên
88,7
92,3
85,1 96,2
85,5
Đông
Nam
B

96,4
97,4
95,4 97,6
94,7

Đồng
bằng sông Cửu
L
ong
91,6
93,9
89,5 94,0
90,9
18
Về tình hình đi học, thì theo số liệu của Tổng cục Thống kê vẫn còn 4% dân số
Việt Nam từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học. Tỉ trọng nữ chưa đi học lớn hơn nam. Mức
độ phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở của Việt Nam cũng đã đạt 89%. Số người biết
chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 94,7%, tức vẫn còn 5,3% dân số Việt Nam trên 15 tuổi không
biết đọc, biết viết. Tính chung cả nước, về chất lượng dân số, có tới 20,8% dân số Việt
Nam chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Phần trăm người tốt nghiệp các bậc cao hơn còn
giảm mạnh. Theo thống kê, chỉ 25,8% dân số Việt Nam tốt nghiệp tiểu học; 26,7% tốt
nghiệp trung học cơ sở; 22,8% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên…
Ở cấp Tiểu học, 5 tỉnh có tỷ lệ nhập học đúng tuổi thấp nhất là Lai Châu (81,2%),
điện Biên (82,8%), Hà Giang (84%), Sơn La (86%) và Gia Lai (87,5%) và 5 tỉnh có tỷ lệ
nhập học đúng tuổi cao nhất là Hà Nam (98%), Nam Định (98%), Hải Dương (98.1%),
Đà Nẵng (98,5%) và Bắc Ninh (98,6%).
Ở cấp THCS, 5 tỉnh có tỷ lệ nhập học đúng tuổi thấp nhất là Lai Châu (50,9%), Hà
Giang (51,7%), Sóc Trăng (57,5%), Cà Mau (59,7%) và Điện Biên (60%) và 5 tỉnh có tỷ
lệ nhập học đúng tuổi cao nhất là Hà Nam (94,3%), Bắc Ninh (93,4%), Thái Bình và Nam
Định (94,8%) và Hải Dương (95%).
Ở cấp THPT, 5 tỉnh có tỷ lệ nhập học đúng tuổi thấp nhất là Lai Châu (20%), Hà
Giang (25,7%), Sóc Trăng (28,1%), Cà Mau (27,5%) và Bạc Liêu (28,7%) và 5 tỉnh có tỷ
lệ nhập học đúng tuổi cao nhất là Hải Dương (76%), Bắc Ninh (76,4%), Hải Phòng
(77,7%), Hà Nội (78,1%) và Thái Bình (79,2%).
Ở các cấp Cao đẳng và đại học, 5 tỉnh có tỷ lệ nhập học đúng tuổi thấp nhất là Lai

Châu (1%), Đăk Nông (1,1%), Lạng Sơn (1,2%), Cao Bằng (1,3%) và Hà Giang (1,4%)
và 5 tỉnh có tỷ lệ nhập học đúng tuổi cao nhất là Thừa Thiên Huế (28,3 %), Hải Phòng
(28,8%), Tp Hồ Chí minh (35%), Hà Nội (43,5%) và Đà Nẵng (50,6%).
19
Đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt là bậc cao đẳng và
đại học đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển các địa
phương. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi của trình độ cao đẳng và đại học ở mức dưới 2% tại
một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Gia Lai như hiện nay cho thấy một tình
trạng đáng báo động về nhu cầu cần được đầu tư về đào tạo chuyên môn kỹ thuật bậc cao
ở những địa phương này.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo tiếp tục thu được thành tựu mới. Theo kết quả
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (1/4/2009), tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi
trở lên đạt 94%, tăng 4 điểm phần trăm so với 1/4/1999. Trong những năm vừa qua, ngoài
việc tiếp tục duy trì và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đạt được từ năm 2000,
tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn hoàn thành mục tiêu phổ cập trung
học cơ sở đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010. Trong đào tạo
đại học và cao đẳng, số sinh viên tính bình quân 1 vạn dân tăng từ 116 sinh viên năm
2000 lên 170 sinh viên năm 2005; 209 sinh viên năm 2009 và 249 sinh viên năm 2010,
vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2010 là 200 sinh viên/1 vạn dân. Số học sinh
trung cấp chuyên nghiệp từ 255,4 nghìn học sinh năm 2000 đã tăng lên 500,3
nghìn học sinh năm 2005; 699,7 nghìn học sinh năm 2009 và 686,2 nghìn học sinh
năm 2010; học sinh học nghề tăng từ 792 nghìn lượt học sinh năm 2000 lên 1748
nghìn lượt học sinh năm 2010.
Bảng 6: Chỉ số giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010
TT Năm
Chỉ số
giáo dục
Trung bình
năm học
Dự kiến

năm học
1 Năm 2000 0,454 4,5 10,3
2 Năm 2005 0,477 4,9 10,4
20
3 Năm 2006 0,483 5,1 10,4
4 Năm 2007 0,488 5,2 10,4
5 Năm 2008 0,493 5,3 10,4
6 Năm 2009 0,498 5,4 10,4
7 Năm 2010 0,503 5,5 10,4
(Nguồn số liệu:Báo cáo phát triển con người của UNDP)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: số năm đến lớp trung bình thực tế thấp hơn so với số
năm trung bình dự kiến. Điều này đã làm cho chỉ số giáo dục của nước ta thấp hơn nhiều
so với kế hoạch đề ra, là nguyên nhân làm giảm chỉ số đó.
Tuy nhiên chỉ số giáo dục của Việt Nam cao hơn nhiều nước có chỉ số HDI đứng
trên và cao hơn chỉ số giáo dục của những nước có chỉ số GDP bình quân cao hơn nước
ta. Đạt được kết quả trên là do tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%, cao hơn nhiều nước; tỷ
lệ đi học các cấp của Việt Nam đạt 64%, cao hơn mức trung bình 63% của các nước đang
phát triển.
Chỉ số giáo dục cao, nhưng chủ yếu là xét trên số lượng (tỷ lệ biết chữ ), trong khi
chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học còn thấp, chạỵ theo số lượng nhiều hơn là
chất lượng Chỉ số giáo dục hiện nay của nước ta chỉ đứng trên Lào và Campuchia.
HDI được tính toán dựa trên 3 chỉ số thành phần là: thu nhập (GDP bình quân đầu
người tính theo ngang giá sức mua), tuổi thọ trung bình và giáo dục (tỷ lệ người lớn biết
chữ và tỷ lệ nhập học chung). Trong những năm từ 1992 đến 1999, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể cả về tăng trưởng kinh tế và tuổi thọ trung bình. Tuy nhiên, từ
năm 1999 đến năm 2008, tăng trưởng kinh tế đã trở thành yếu tố chính thúc đẩy tiến bộ
trong chỉ số HDI của Việt Nam.
Từ năm 1999 đến năm 2008, chỉ số thu nhập tăng 29,9% trong khi chỉ số tuổi thọ
tăng 10,1% và chỉ số giáo dục chỉ tăng 3,4%. Nói cách khác, chỉ số thu nhập đóng góp
55,7% vào tăng trưởng HDI, trong khi chỉ số tuổi thọ trung bình đóng góp 31,8% và chỉ

số giáo dục chỉ đóng góp 12,6%. Điều này cho thấy, chỉ số giáo dục thấp đang làm chậm
lại tiến bộ chung về HDI của Việt Nam.
21
Báo cáo về Phát triển con người năm 2011 cũng cho thấy, Việt Nam đã đạt được
sự chuyển biến ấn tượng về tuổi thọ trung bình, tăng từ 65,6 tuổi vào năm 1990 lên 75,2
tuổi vào năm 2011. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người tăng từ 855 USD
lên 2.805 USD trong cùng giai đoạn. Số năm đi học kỳ vọng tăng từ 7,8 năm vào năm
1990 lên 10,4 năm vào năm 2011, trong khi số năm đi học trung bình tăng từ 4 lên 5,5
năm.
Nhưng Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp
học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở
các cấp ngày một tăng. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy
mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được
đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới
phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa. Các trường Trung
cấp chuyên nghiệp (TCCN) được củng cố và phát triển, mở rộng quy mô đào tạo, cơ cấu
ngành nghề đào tạo, đang từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cả nước
hiện có 553 cơ sở có đào tạo TCCN, trong đó: 246 trường trung cấp chuyên nghiệp, 201
trường cao đẳng đào tạo TCCN, 74 trường đại học có đào tạo TCCN, 32 cơ sở đào tạo
TCCN, quy mô đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 614.516 học sinh. Công tác
dạy nghề phát triển mạnh mẽ. Quy mô đào tạo nghề dưới một năm vào khoảng 1.268.150
người, ở bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề là 394.350. Nhìn lại trước Cách mạng tháng
Tám, cả nước có 640.615 sinh viên trong đó chỉ có 582 sinh viên đại học, đến nay cả
nước có khoảng 1,8 triệu sinh viên đại học, cao đẳng. Cả nước có hơn 400 trường đại học,
cao đẳng (trong đó có 77 trường dân lập); đã có 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học;
62/63 tỉnh/thành phố có ít nhất 1 trường đại học hoặc trường cao đẳng.
Tỉ lệ biết chữ của người dân được nâng cao. Nếu như năm 1945 nước ta còn 95%
người dân mù chữ, thì đến thời điểm này cả nước đã có hơn 97% người dân biết chữ.
Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm
học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm

đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy
mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh.
22
Trong bản báo cáo mới đây nhất của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển
tại Hội nghị tổng kết năm học 2011-2012 nêu rõ, đã có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc
gia: Có thêm 402 trường mầm non nâng tổng số lên 2.828 trường đạt 21% tăng 2,1% so
với năm học trước. Cấp tiểu học có thêm 445 trường, nâng tổng số lên 7.130/15.273
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 46,68%. THCS có thêm 493 trường, nâng tổng số
đạt chuẩn quốc gia lên 2.748 trường đạt 25,31%. THPT có 378 trường đạt 14,20% tăng 86
trường so với năm học 2010-2011.
Cũng trong năm học 2009 - 2010, toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Có 99,75% số trường tham gia
phong trào, xây dựng mới 10.546 nhà vệ sinh nâng tổng số lên 62.434 công trình vệ sinh,
số cây xanh được trồng trong năm học này là 1.766.076 cây nâng tổng số lên 7.454.427
cây xanh.
Số học sinh bỏ học giảm dần theo từng năm: năm học 2011-2012 còn 88.305 học
sinh (HS), giảm 90.034 HS so với năm trước là 178.339 HS, giảm 11.034 HS so với năm
học 2009-2010. Năm học vừa qua cũng có 25.389 câu lạc bộ HS được thành lập, giúp các
em rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội.
Đến nay 100% tỉnh, thành phố đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Phổ cập
GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 của địa phương; trong đó có 9 tỉnh đăng ký
hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi trong năm 2012. Hiện nay, cả
nước có 3 tỉnh đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.
Trong khu vực, Việt Nam là quốc gia thực hiện tốt về bình đẳng giới, nhưng bất
bình đẳng giới vẫn còn tồn tại dai dẳng, đặc biệt là trong gia đình và trên thị trường lao
động. Ở một số tỉnh, tỷ lệ người lớn biết chữ là nữ thấp hơn 20%-30% so với nam. Ví dụ,
ở Lai Châu, tỷ lệ người lớn biết chữ ở nữ giới là 48% so với 75,5% ở nam giới. Tương tự,
ở một số tỉnh, khoảng cách giới trong tỷ lệ nhập học chung là 30%. Điện Biên có tỷ lệ
nhập học chung của nữ là 55,3% so với tỷ lệ nhập học chung của nam là 78,5%.
Mặt khác, các tỉnh có sự khác biệt trong thu nhập của nam và nữ lớn nhất được đo lường

theo GDP bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua là ở vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long. Ở các tỉnh như Cà Mau, Sóc Trăng, GDP bình quân đầu
người tính theo ngang giá sức mua của nữ thấp hơn 30%-40% so với của nam.
23
Tỷ lệ đói nghèo đa chiều (dựa trên 9 hình thức thiếu thốn khác nhau) ở các tỉnh
nghèo nhất của Việt Nam rất cao: 82,3% ở Lai Châu, 75% ở Điện Biên và 73% ở Hà
Giang. Theo chỉ số đói nghèo đa chiều, 12 tỉnh có hơn 50% dân số đói nghèo phi tiền tệ.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc giải quyết những bất
cập về y tế và giáo dục. Tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm, hầu hết trẻ em
đã được tiêm phòng và đa số các ca sinh được nhân viên y tế đã qua đào tạo hỗ trợ. Việt
Nam đã gần đạt tiếp cận phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tỷ lệ người lớn biết
chữ toàn quốc là 93% năm 2008.
Năm 1946, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định: "Nền sơ học
cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có
quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được Chính phủ giúp". Nếu nói về thời
gian, điều này đã ra đời trước ba năm so với khoản 1 Ðiều 26 của Tuyên ngôn nhân quyền
quốc tế (1948): "Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít
nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc".
Cho đến nay, các quan điểm cơ bản về phát triển giáo dục được xác định từ ngày
thành lập nhà nước dân chủ, nhân dân vẫn thường xuyên được hoàn thiện để phù hợp với
tiến trình phát triển, và luôn được cụ thể hóa trong sự nghiệp giáo dục toàn dân. Từ Ðại
hội Ðảng toàn quốc lần thứ VI (1986), sự nghiệp giáo dục càng được nhấn mạnh hơn,
được coi là quốc sách hàng đầu trong khi đề cập vấn đề phát triển con người. Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm
2011) được Ðại hội Ðảng lần thứ XI thông qua đã khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào
tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục
và đào tạo là đầu tư cho phát triển". Gần đây nhất, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Ðảng (khóa XI) một lần nữa lại nhấn mạnh: "Giáo dục và đào tạo là sự
nghiệp của toàn Ðảng, của Nhà nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Ðầu tư cho giáo dục và đào tạo phải

được ưu tiên và đi trước. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát
triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam".
Cùng với quan điểm phát triển giáo dục là việc khẳng định quyền bình đẳng về cơ
hội được hưởng nền giáo dục của mọi người dân Việt Nam không phân biệt giới tính, sắc
24
tộc, tôn giáo. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 2 (khóa VII)
về định hướng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nêu: "Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng
được học hành. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm
điều kiện cho những người học giỏi phát triển tài năng".
Trải qua mấy chục năm kháng chiến giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhưng Ðảng và Nhà nước ta vẫn nhất quán với chiến
lược phát triển giáo dục, dành một phần ngân sách rất lớn cho giáo dục. Báo cáo Chính trị
Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ: "Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo
đạt trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào
tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số được quan tâm Ðến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ
cập giáo dục trung học cơ sở". Trong 10 năm (2001 - 2011), chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam đã tăng 11,8%. Cho đến nay, về cơ bản, Việt Nam đã xây dựng
được một hệ thống giáo dục các cấp học ở mọi vùng, miền, với nhiều loại hình trường
lớp, với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Bên cạnh đó, Nhà nước
còn thực hiện nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt là đối với trẻ
dân tộc thiểu số, trẻ ở vùng sâu, vùng xa.
Ðể cụ thể hóa chính sách ưu tiên đầu tư nhiều mặt về giáo dục cho các địa bàn có
nhiều khó khăn, chúng ta đã triển khai các kế hoạch xây dựng trường học kiên cố và đạt
chuẩn chất lượng, kết hợp với nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, qua đó tạo thêm cơ hội cho trẻ
tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ giáo dục. Từ năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc
gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002 - 2003, tỷ lệ biết chữ của người
lớn trong độ tuổi 15 - 24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức
7,3 năm. Năm 2010 đã có 97,3% người dân biết chữ. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy

mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh. Ðáng chú
ý là đã có gần 120.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập trong các trường phổ thông và mầm
non. Trong năm học 2003 - 2004, hầu hết các địa phương trong cả nước đã huy động
được gần 90% trẻ khuyết tật độ tuổi lớp 1 đi học để hòa nhập theo chương trình và sách
giáo khoa mới Những con số đó khẳng định Việt Nam đã tạo sự công bằng trong tiếp
25

×