Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đánh giá phát triển con người 2000 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.26 KB, 32 trang )

Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Lời mở đầu
Phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn
của dân chúng. Sự lựa chọn của dân chúng được đánh giá cao bao gồm sự tự do
kinh tế, chính trị, xã hội để con người có các cơ hội trở thành người lao động
sáng tạo, có năng suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con
người.Tuy vậy, không phải các nước GDP/ người cao thì chỉ số phát triển con
người lại cao. Tại các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người lại có
thể có mức phát triển con người rất khác nhau.
Việt Nam đang trên con đường mở cửa và hội nhập, nền kinh tế ngày
càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu và chiều rộng, các chỉ số GDP/người,
GNI/người, HDI… liên tục tăng qua các giai đoạn 2000 - 2014, liệu điều đó có
đánh giá được mức sống, chất lượng sống của người dân, liệu sự gia tăng thu
nhập, gia tăng giàu có của một quốc gia có khiến cho người dân càng hạnh
phúc, chỉ số phát triển ngày càng cao? Liệu điều ấy có đủ cho một quốc gia?
“Đánh giá tình hình phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2000 –
2014” nhằm đưa ra những thành tựu và hạn chế quá trình phát triển con người
Việt Nam để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao phát triển con người,
nâng cao đời sống và mang lại hạnh phúc hơn cho người dân.
Bài viết còn nhiều thiếu sót mong cô giáo và các bạn đóng góp để nhóm
có thể hoàn thiện tốt hơn nữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Phần I: Lý luận chung về phát triển con người
1.1.



Khái niệm

Phát triển con người là quá trình mở rộng các cơ hội, khả năng lựa chọn
của con người trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
Biểu hiện:
- Thay đổi về chất: trí thức trình độ.
- Thay đổi về lượng: thể lực, sức khỏe.
- Tài chính: thu nhập.
Tăng thu nhâp mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu (sức khỏe, kiến thức,
nhu cầu việc làm, tiêu dùng) cho con người.
Như vậy, thu nhập không phải là tất cả của cuộc sống con người, mục
đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con người chứ không phải
thu nhập.
1.2.

Thước đo phát triển con người

Thước đo từng khía cạnh của phát triển con người
Theo cách hiểu về phát triển con người nói trên, tùy theo góc độ nghiên
cứu, chúng ta có thể đánh giá các khía cạnh cụ thể của phát triển con người, bao
gồm các tiêu chí phản ánh năng lực phát triển con người và tiêu chí tổng quát
phản ánh việc sử dụng năng lực đã được tích lũy của con người. Đối với các
nước đang phát triển, điều đó được thể hiện qua các thước đo phản ánh các nhu
cầu cơ bản của con người đã được xã hội bảo đảm như thế nào? Cụ thể bao
gồm:

2



Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

a. Thước đo năng lực tài chính
Phản ánh việc đảm bảo nhu cầu cơ bản về mức sống vật chất cho con
người. Thước đo năng lực tài chính được đo bằng các chỉ tiêu sau:





Thu nhập bình quân đầu người.
Mức lương thực bình quân đầu người
Tỷ lệ phụ thuộc lương thực, thực phẩm phụ thuộc.
Tỷ lệ cung cấp calo bình quân đầu người một ngày một đêm.
Chỉ số GNI/người(tính theo PPP) là thước đo chính thể hiện việc đảm bảo

nhu cầu vật chất cho con người. Chỉ tiêu GNI/người càng cao chứng tỏ khả
năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người.
b. Thước đo năng lực trí lực
Phản ánh đảm bảo nhu cầu cơ bản về giáo dục và dân trí. Được đo bằng
các chỉ tiêu sau:





Tỷ lệ người biết chữ ( từ 15t)
Tỷ lệ nhập học các cấp.
Số năm đi học trung bình.
Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục.

c. Thước đo năng lực thể lực
Phản ánh xã hội đảm bảo nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe, bao gồm

các chỉ tiêu:
• Tuổi thọ bình quân.
• Tỷ lệ trẻ em chết yểu (chết trong vòng 1 năm hay trong thời gian 5 năm





đầu đời)
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
Tỷ lệ bà mẹ tử vong.
Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch
Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế
d. Thước đo việc xã hội sử dụng năng lực con người
Được phản ánh ở các chỉ tiên về dân số và việc làm như:
3


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014






Tốc độ tăng dân số tự nhiên
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước.
Các chỉ tiêu trên phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập

dân cư. Tuy vậy nó còn phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của chính phủ
đối với các vấn đề này. Vì vậy nhiều nước có thu nhập thấp nhưng lại có sự tiến
bộ lớn trong lĩnh vực kinh tế xã hội, một vài chỉ số còn đạt được tương đương
với mức của các nước phát triển, trong khi đó nhiều nước có mức thu nhập cao
hơn nhưng lại không đạt được các chỉ tiêu xã hội tương ứng. Việt Nam, Trung
Quốc là đại diện cho những nước có thu nhập thấp được UNDP đánh giá cao về
những thành tựu đạt được về những chỉ tiêu phát triển con người so với các
nước có cùng mức thu nhập.
Thước đo tổng hợp phát triển con người (HDI)
HDI là một chỉ số đo lường thống nhất các mục tiêu kinh tế-xã hội cần
đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. HDI phản ánh mức
độ trung bình đạt được của một nước về các năng lực cơ bản của con người.
HDI xác định liệu con người có được một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh,
được giáo dục và trang bị kiến thức và được hưởng một cuộc sống tử tế hay
không. HDI xe xét điều kiện trung bình của tất cả mọi người trong một quốc
gia.
Trên thực tế, HDI chứa đựng ba yếu tố phản ánh tương ứng ba khía cạnh
thuộc về năng lực phát triển con người:
- Chỉ số về thu nhập:IW dựa vào GNI/người (theo PPP)
Iw=(Ln(WI )– Ln(Wmin))/(Ln(Wmax) – Ln(Wmin))
- Chỉ số về giáo dục:IE
IE = ( (IE1x IE2)/0.951).
4


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014


Trong đó: IE1: Chỉ số số năm đi học TB.
IE2: chỉ số số năm đi học kỳ vọng.
- Chỉ số về tuổi thọ:IA.
Ia = (Ai – Amin)/(Amax – Amin)
HDI=.
*0≤ HDI≤1.
Tác dụng chính của HDI là kiểm soát và đánh giá, so sánh trình độ phát
triển con người giữa các quốc gia với nhau cũng như đánh giá sự phát triển con
người con người theo thời gian. Trên cơ sở đó, Chính phủ các nước có thể xác
định trọng điểm cần ưu tiên để thực hiện sự can thiệp bằng các chính sách cụ
thể nhằm cải thiện tiến bộ xã hội, nâng cao trình độ phát triển con người. HDI
càng gần đến 1 thì chứng tỏ trình độ phát triển con người càng cao và ngược lại.
BẢNG 1: CÁC CHỈ SỐ THÀNH PHẦN HDI CỦA VIỆT NAM NĂM 2013
Chỉ số
Tuổi thọ
Số năm đi học TB
Số năm kỳ vọng tới
trường
Thu nhập bình quân (ppp)

GTLN
75.9
5.5
11.9

GTNN
20
0
0


4892 USD

163(Zimbabwe-2008)

Phần 2: Đánh giá quá trình phát triển con người
Việt Nam giai đoạn 2000-2014

Trong thời gian qua,cùng với quá trình đổi mới về kinh tế,và những thành
tựu quan trọng đạt được trong lĩnh vực này,trình độ phát triển con người của
5


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Việt Nam cũng có những tiến bộ đáng kể.Để đánh giá mức độ phát triển con
người của một quốc gia,chúng ta sử dụng chỉ số phát triển con người(HDI).Chỉ
số phát triển con người(HDI) là một chỉ số thống nhất các mục tiêu kinh tế xã
hội cần đạt được và phản ánh toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống.HDI chứa
đựng ba yếu tố cơ bản của phát triển con người,đó là: mức sống, y tế và chăm
sóc sức khỏe, giáo dục.
2.1. Về mức sống
2.1.1. Thành tựu
Trong giai đoạn 2000- 2014,Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về
tăng trưởng kinh tế,mức thu nhập bình quân đầu người trong giai đoạn này đã
tăng đáng kể.Thành tựu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng như
mức thu nhập bình quân không ngừng tăng lên.

Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2014(đơn vị:%)


Hình 2.2: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn
2000-2013(tính theo giá hiện hành,đơn vị : USD)

6


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Nguồn: wordbank.org
Qua bảng số liệu trên,có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn này được duy trì khá ổn định.Trong giai đoạn 2000-2010,Viêt
Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, GDP hàng năm tăng từ 6-8% trừ
những năm ngay sau khủng hoảng kinh tế,trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế
chỉ đạt 6.31% vào năm 2008 và 5,32% vào năm 2009 trước khi phục hồi vào
năm 2010.GDP bình quân đầu người cũng tăng nhanh trong giai đoạn này từ
433.3%(năm 2000) lên 1333.6$ (năm 2010) và năm 2013 là 1910$.Có thể thấy,
tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006-2013 nhanh hơn giai
đoạn 2000-2005.Thu nhập bình quân đầu người gia tăng đã góp phần gia tăng
đáng kể chỉ số HDI của Việt Nam trong những năm vừa qua.Đóng góp của chỉ
số thu nhập vào tăng trưởng HDI năm 2004 là 44% đến năm 2008 là 79,7%.
Cơ cấu thu nhập qua các năm cũng có sự chuyển biến đáng kể,cơ cấu thu
nhập năm 2012 của hộ gia đình cho thấy tỷ trọng khoản thu về tiền lương, tiền
công tăng, thu từ nông, lâm nghiệp-thuỷ sản giảm. Cụ thể: 46,2% từ tiền công,
tiền lương; 19,8% từ nông, lâm nghiệp-thuỷ sản chiếm 19,8%; từ dịch vụ chiếm
17,3%; từ công nghiệp-xây dựng chiếm 4,8%; từ các nguồn khác chiếm
11,9%.Mức chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu bình quân đạt khoảng 397.000
đồng/tháng. Tính ra, tổng chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của toàn bộ dân
cư tích luỹ vào khoảng 422,7 nghìn tỷ đồng. Và theo báo cáo tình hình kinh tế
xã hội năm 2014 của Tổng cục Thống kê thì doanh thu các dịch vụ như lưu trú
ăn uống,du lịch có sự gia tăng đáng kể (tăng 8% so với năm 2013) điều này đã

cho thấy mức sống của người dân Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể.Tình
trạng thiếu đói đã giảm (Theo báo cáo của các địa phương, trong năm cả nước
có 314,9 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 26,2% so với năm trước, tương ứng với
1340,4 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 25,3%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2014
ước tính khoảng 8,2%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm 2013).

7


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Nhờ thu nhập bình quân đầu người tăng lên mà Việt Nam đã thoát khỏi
danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Năm 2009,Việt Nam đã
chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình với tổng thu nhập quốc
gia(GNI) bình quân đầu người là 1020 USD và năm 2010 là 1110 USD.Theo
báo cáo phát triển con người năm 2014,hiện nay có sự chênh lệch lớn về thu
nhập bình quân giữa các quốc gia. Các nước phát triển con người rất cao đã đạt
mức thu nhập bình quân đầu người cao trên 21000$(theo PPP 2011) như Quatar
133,713$, Luxembourg 86,587$ , Hoa Kỳ 50,859 $ thì vẫn có những nước có
thu nhập bình quân đầu người rất thấp dưới 1000$ như ở các nước phát triển
con người thấp như Liberia chỉ là 782$, Malawi 739$, Mozambique 971$.Tổng
thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 4912$.
Bảng 2.1: Tổng thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia trên
thế giới(tính theo PPP năm 2011)
Quốc gia
Qatar

GDP(tỷ USD)
274.2


GDP/người( USD)
133,713

Luxembourgh

46.0

86,587

Singapore

379.7

71,475

United States

15,965.5

50,859

Malaysia

640.3

21,897

Thailand

907.3


13,586

China

14,548.6

10,771

Indonesia

2,186.3

8,856

Iraq

473.3

14,527

Viet Nam

436.1

4,912
8


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014


Mozambique

24.5

971

Ethiopia

111.8

1,218

Liberia

3.3

782

Nguồn :Báo cáo phát triển con người năm 2014(UNDP)
Nguyên nhân của sự gia tăng đáng kể là do trong những năm gần
đây,Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách quan trọng như sự ra đời
của hàng loạt các luật như Luật Doanh Nghiệp được thông qua năm 2000,Luật
Đầu tư năm 2005... đã tạo điều kiện cho khoảng 60.000 doanh nghiệp ra đời và
tạo ra khoảng 1,5 triệu công việc cũng góp phần quan trọng và việc tạo thu nhập
và giảm nghèo thông qua việc hỗ trợ kinh tế tư nhân và việc làm trong khu vực
phi nông nghiệp. Đặc biệt năm 2014,tiến hành sửa đổi hệ thống pháp luật như
Luật đất đai,Luật đầu tư,Luật Doanh nghiệp, Luật thuế …cùng với đó là tiến
hành tự do hóa thương mại,tích cực mở cửa thị trường đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiêp hóa-hiện đại hóa,nâng cao

mức sống người dân.
2.1.2. Hạn chế
Tuy nhiên bản thân sự tiến bộ tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên
những bước đột phá về mặt xã hội cho con người.Những tiến bộ đáng kể về thu
nhập vẫn không đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đứng đầu về tiến bộ
trong phát triển con người.Mặt khác chính bản thân cách thức thực hiện mục
tiêu tăng trưởng của Việt Nam cũng đã làm giảm dần hiệu ứng của mô hình tăng
trưởng vì con người.Hiện nay,Việt Nam đứng thứ 121/187 quốc gia về trình độ
phát triển con người,đã thoát khỏi danh sách quốc gia đang phát triển có thu
nhập thấp sang thu nhập trung bình thấp,nhưng khoảng cách về thu nhập trung
bình của Việt Nam so với các nước trong nhóm này có sự chênh lệch khá lớn
thu nhập bình quân đầu người của Gabon gấp 3,7 lần , Nam Phi gấp 2,4 lần thu
nhập bình quân đầu người Việt Nam(theo PPP 2011).So sánh với các quốc gia
9


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

trong khu vực như Philipin,Indonesia thì thu nhập bình quân đầu người của Việt
Nam cũng thấp hơn khá lớn(thu nhập bình quân đầu người của Indonesia là
8,856 $,của Philipin là 6005$ trong khi của Việt Nam là 4912$).Theo Thứ
trưởng bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng “Trong khu vực ASEAN, GDP
bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo,
Myanmar(Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu
người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người,Campuchia
1.007 USD/người, Myanmar 900USD/người).Nếu vẫn phát triển như hiện nay,
các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn”.Trong
khi kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng
trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao
hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các tác động tăng trưởng truyền
thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa
nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.Do đó cần có những biện pháp
cụ thể,rõ ràng để giải quyết tình trạng trên.
Bên cạnh đó, mức sống vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn,
giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa một số vùng, đặc biệt vùng Tây Bắc còn
khó khăn nhất so với các vùng khác. Kết quả khảo sát về chênh lệch thu nhập
năm 2012 cho thấy thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt 3 triệu
đồng/tháng, cao gấp gần 2 lần con số tương ứng ở nông thôn (1,6 triệu
đồng/tháng).Thu nhập bình quân ở vùng Đông Nam Bộ (vùng cao nhất đạt 3,2
triệu đồng/tháng), cao gấp gần 2,5 lần con số tương ứng của vùng trung du và
miền núi phía Bắc (thấp nhất). Và nếu chia hộ dân cư thành 5 nhóm, thu nhập
bình quân tháng 1 người của nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) ở mức thu
thấp 4,8 triệu đồng, của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) với mức
512.000 đồng, thì hệ số chênh lệch giàu/nghèo lên đến 9,4 lần, cao hơn các năm
trước (năm 2010 là 9,2 lần, năm 2008 là 8,9 lần, năm 2006 là 8,4 lần, năm 2004
10


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

là 8,3 lần, năm 2002 là 8,1 lần…). Còn kết quả đo lường chênh lệch giàu nghèo
bằng hệ số giữa tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong
tổng thu nhập của toàn bộ dân cư cho thấy xu hướng giảm xuống (năm 2002 là
18%, năm 2004 là 17,4%, năm 2006 là 17,4%, năm 2008 là 16,4%, năm 2008 là
16,4%, năm 2010 là 15% và năm 2012 là 14,9%).
2.2. Về y tế và chăm sóc sức khỏe
Vấn đề chăm sóc sức khỏe, y tế của Việt Nam trong những năm gần đây
đang ngày càng được chú trọng.Qua các năm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã đạt
được những thành tựu đáng kể

2.2.1.Thành tựu
a. Chỉ số tuổi thọ trung bình giai đoạn 2000-2014
Hình 2.3: Tuổi thọ bình quân của Việt Nam giai đoạn 2000- 2014

Nguồn: UNDP

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam liên tục tăng từ 2000 đến 2014,
đạt mức khá cao từ 68.2 tuổi năm 2000 lên 73.2 tuổi năm 2014 tăng 5 tuổi
tương ứng với 7.33%.
Tuổi thọ trung bình của Việt Nam so với các nước trong khu vực đạt mức
khá cao, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2014 đạt 73,2 , cao hơn
mức 69,3 tuổi của nhóm nước có HDI trung bình, cao hơn cả mức 72,6 tuổi của
nhóm có HDI cao.
Bảng 2.2: Tuổi thọ trung bình của Việt Nam trong so sánh với một nước
ASEAN và châu Á năm 2014
Nước
Singapore
Hàn quốc

Tuổi thọ
79.4
77.9

T
0.907
0.882
11


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014


Brunei
Malayxia
Thái Lan
Trung Quốc
PHilippin
Việt Nam
Inđônexia
Ấn độ
Mianma

76.7
73.2
71.5
72.5
71
73.2
69.7
63.7
60.8

Chỉ số tuổi thọ được tính bằng công thức: T =

0.862
0.812
0.776
0.792
0.767
0.812
0.745

0.645
0.569

(25 là tuổi thọ min, còn

85 là tuổi thọ max trên thế giới)

Ngoài các yếu tố có tính tự nhiên, tuổi thọ cao của người Việt Nam còn là
kết quả của việc cải thiện mức sống, chăm lo sức khoẻ con người, được thể hiện
trên nhiều mặt. Cụ thể:
Tỷ suất sinh đã giảm nhanh từ 19,9‰, năm 1999 xuống còn 17,0‰, năm
2013. Tỷ số giới tính khi sinh là 112,2 bé trai/100 bé gái. Theo kết quả Điều tra
dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, tổng tỷ suất sinh ước tính đạt 2,09 con/phụ
nữ và duy trì xu hướng ở dưới mức sinh thay thế. Trong đó khu vực thành thị là
1,85 con/phụ nữ, khu vực nông thôn là 2,21 con/phụ nữ.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 36,7‰ năm 1999 xuống còn
15,3‰ năm 2013. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (số trẻ em dưới 5 tuổi tử
vong/1000 trẻ sinh ra sống) là 22,4‰, trong đó khu vực thành thị là 13,1‰; khu
vực nông thôn là 26,9 %.
Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ, có nhân viên hộ sinh hoặc y
sỹ sản nhi, đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng
đầy đủ các loại vaccine đã tăng lên. Số cơ sở khám chữa bệnh công lập đến năm
2013 có 13.120; số giường bệnh (không kể trạm y tế) năm 2013 đạt 283.000;
12


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

bình quân 1 vạn dân đạt 25,5 giường; số bác sỹ đạt 75.000 người; bình quân 1
vạn dân đạt 8,4 bác sỹ… Mạng lưới y tế cơ sở ở Việt Nam không ngừng được

củng cố qua các thời kỳ và đảm bảo được khoảng 70% nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của người dân tại tuyến cơ sở. Tính đến năm nay, trên cả nước có 622
bệnh viện tuyến huyện với tổng số 68.959 giường bệnh; 651 phòng khám đa
khoa khu vực với 6.752 giường bệnh; 11.105 trạm y tế xã. Tỷ lệ trạm y tế xã có
bác sỹ làm việc tại trạm chiếm 73,5%; 96,4% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y
sỹ sản nhi; 73,4% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010.
Tỷ lệ dân số tham gia BHYT chiếm 71,6%; khoảng 78,8% trạm y tế xã đã
thực hiện khám chữa bệnh BHYT. Việc triển khai khám chữa bệnh BHYT tại
TYT xã làm tăng tính tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ngay tại tuyến cơ sở.
Tỷ lệ thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại TYT xã chiếm 41% và tại bệnh viện
huyện chiếm 45% tổng số thẻ đăng ký KCB ban đầu.
Việt Nam hiện nay đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về phòng chống
HIV. Điều trị antiretroviral tăng 22 lần kể từ năm 2005 và tỷ lệ nhiễm mới ở gái
mại dâm và người sử dụng ma túy khá ổn định. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV của
người sử dụng ma túy vẫn cao và tỷ lệ nhiễm mới của nam giới sinh hoạt tình
dục đồng giới đang gia tăng , tiền của nhà tài trợ dành cho HIV đang giảm song
ngân sách của Chính phủ Việt Nam vẫn chưa đủ để lấp đầy khoảng thiếu hụt
này.
2.2.2 Hạn chế
Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống còn 22 trẻ chết/1000 ca
đẻ sống vào năm 2011 so với con số 50 vào năm 1990 song vẫn còn nhiều bất
bình đẳng.Tỷ lệ trẻ em sơ sinh chết chiểm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số trẻ
em chết dưới 5 tuổi và trẻ em người dân tộc thiểu số có nguy cơ chết trong năm
đầu tiên cao hơn 3-4 lần.Do đó cần thực hiện các gói dịch vụ tổng hợp về sức
khỏe bà mẹ và trẻ em và dinh dưỡng ở các khu vực còn yếu kém.Đồng thời
13


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014


tăng cường số liệu để có thể xác đinh mục tiêu tốt hơn và quản lý tốt hơn nguồn
lực hạn chế dành cho y tế.Mục tiêu về tỷ lệ tử vong đã đạt được khi tỷ lệ tử
vong/100.000 ca đẻ sống giảm từ năm 2000 xuống còn 59 ca vào năm 2010. Tỷ
lệ bà mẹ chết khi sinh ở 62 huyện nghèo nhất cao hơn 5 lần so với tỷ lệ trung
bình trên toàn quốc và tỷ lệ chết của phụ nữ do sinh nở tại nhà cũng cao hơn 5
lần.Phụ nữ ở độ tuổi 15-49 sử dụng các biện pháp tránh thai chỉ tăng 15% kể từ
năm, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình cho khoảng 10% các cặp vợ chồng và 30%
phụ nữ độc thân có hoạt động tình dục tích cực vẫn chưa được đáp ứng.
Tỷ lệ nhiễm HIV đã có những chuyển biến tích cực song Việt Nam có
khả năng không đạt được mục tiêu này.Tỷ lệ nhiễm HIV của người sử dụng ma
túy vẫn cao và tỷ lệ nhiễm mới của nam giới sinh hoạt tình dục đồng giới đang
gia tăng. Tiền của nhà tài trợ dành cho HIV đang giảm song ngân sách của
Chính phủ Việt Nam vẫn chưa đủ để lấp đầy khoange thiếu hụt này.
Về vấn đề sử dụng nước sạch, năm 2011,96% dân số có nước sạch để
uống,tăng từ 77% năm 2000.Tuy nhiên,trong giai đoạn này,tỷ lệ dân nông thôn
được dùng nước sạch chỉ tăng từ 71% lên 94%.Năm 2011,75% tổng số hộ gia
đình và 67% hộ gia đình nông thôn có nhà vệ sinh hợp vệ sinh,tăng từ con số
55% và 48% tương ứng trong năm 2000.Thói quen phóng uế bừa bãi vẫn còn
phổ biến trong cộng đồng dân cư nghèo và người dân tộc.Ba khu vực có tỷ lệ sử
dụng nhà vệ sinh thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và khu
vực miền núi phía Bắc.Do đó,cần đầu tư nhiều hơn,đồng thời chính quyền địa
phương và cộng đồng cần quan tâm hơn nhằm thực hiện mục tiêu này,kết hợp
với khu vực tư nhân đưa ra các giải pháp vệ sinh chi phí thấp cho hộ gia đình
nông thôn.

14


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014


2.3. Về giáo dục
2.3.1 Thành tựu
Việt Nam có tỷ lệ nhập học tiểu học đạt 97% và 88% hoàn thành giáo dục
tiểu học trong năm 2008-2009 và năm 2012 là 97,7%.Trong giai đoạn 20072012,tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đã tăng đáng kể,đạt mức 96,6 % ở cấp giáo dục
tiểu học và trung học phổ thông,99,2% ở cấp trung học cơ sở.
Tỷ lệ biết chữ của người lớn năm 2009 là 94%.Và theo báo cáo phát triển
con người năm 2014 của LHQ thì tỷ lệ biết chữ của người lớn là 93,14%(đối
với độ tuổi từ 15 tuổi trở lên và 97,1% đối với độ tuổi từ 15 tuổi đến 24 tuổi).
Trong những năm qua,tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phân theo
địa phương đạt tỷ lệ khá cao.Trong đó,khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung đạt tỷ lệ cao nhất,sau đó là Đồng bằng sông Hồng.Khu vực Trung
du và miền núi Bắc Bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì có tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp thấp hơn nhưng đang có xu hướng tăng nhanh(đặc biệt là đồng
bằng sông Cửu Long).
Bảng 2.3: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông phân theo địa
phương (đơn vị: %)

CẢ NƯỚC
Đồng

bằng

2009-2010

2010-2011

2011-2012

2012-2013


92,57

95,72

98,97

97,98

97,73

98,79

99,45

98,44

93,25

96,60

99,10

95,93

95,08

96,76

99,04


97,98

sông

Hồng
Trung du và miền
núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và
Duyên
Trung

hải

miền

15


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Đồng

bằng

Cửu Long

sông
81,55

91,28


98,47

98,95

Nguồn:Tổng cục thống kê
Số năm đi học trung bình của Việt Nam đã tăng từ 4 năm (năm 1990) lên
5,5 năm (năm 2011).Và theo báo cáo phát triển con người năm 2014 thì số năm
đi học trung bình của Việt Nam năm 2012 vẫn là 5,5 năm,không có sự thay đổi
so với năm 2011.Và so với các quốc gia khác trong khu vực thì số năm đi học
trung bình của Việt Nam năm 2012 thấp hơn Philipin là 8,9 năm; Indonesia là
7,5 năm, Campuchia là 5,8 năm, Singapore là 10,2 năm và chỉ cao hơn Lào là
4,9 năm.
Số năm đi học kỳ vọng tăng từ 7,8 năm vào năm 1990 lên 10,4 năm vào
năm 2011 (vẫn thấp hơn mức 11,7 năm bình quân ở khu vực Đông Á Thái Bình
Dương).Và theo báo cáo phát triển năm 2014 thì số năm đi học kỳ vọng năm
2012 của Việt Nam là 11,9 năm.So với các quốc gia khác trong khu vực
ASEAN thì số năm đi họ kì vọng của Việt Nam cũng không có sự chênh lệch
nhiều,chằng hạn như số năm đi học kì vọng của Philipin là 11,3 năm hay Thái
Lan là 13,1 năm, Singapore là 15,4 năm.
Hiên nay, Việt Nam đầu tư chi tiêu cho giáo dục khá lớn,khoản chi này
còn cao hơn cho y tế với tỷ lệ chi tiêu công trong ngân sách nhà nước đã tăng từ
15,5% năm 2001 lên 20% năm 2008.Chi tiêu công cho giáo dục chiếm 5,6%
GDP năm 2008,gấp đôi chi tiêu công cho y tế.So với các nước trong khu
vực.Việt Nam chi tiêu cho giáo dục cao hơn đáng kể.Theo số liệu của
USNESCO,Việt Nam đã dành một tỷ lệ ngân sách cho giáo dục cao hơn so với
phần lớn các nước trong khu vực trừ Thái Lan.Chi tiêu công cho giáo dục trong
tổng GDPcủa Philipin năm 2007 là 2,7 %, của Malaysia năm 2007 là 4,5%,
Trung Quốc là 3,4% trong khi Việt Nam là 5,3%.


16


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Chi tiêu từ hộ gia đình cho giáo dục đã tăng mạnh đối với tất cả các
vùng,các nhóm kinh tế- xã hội và ước tính chiếm tới 50% chi tiêu cho giáo dục
ở Việt Nam,tùy vào cấp học.Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình đành
cho giáo dục tăng trong giai đoạn 2004-2008 ở tất cả các bậc học trừ trung học
cơ sở.Các hộ gia đình ở thành thị,nhóm dân tộc chiếm đa số Kinh/Hoa,nhóm
giàu nhất,đồng bằng sông Hồng,Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đã
dành tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở.Hiện nay,các khoản chi tiêu cho giáo dục đang là gánh nặng lớn đôi với các
hộ nghèo và khó khăn,đặc biệt là ở các bậc học cao hơn.
Tuy nhiên,hiệu quả giáo dục của Việt Nam hiện nay kém hơn so với tất cả
các nước này với số năm đi học trung bình,số năm đi học kỳ vọng thấp hơn.Đặc
biệt phần lớn chi tiêu công trong giáo dục dành cho cấp tiểu học và trung
học,mặc dù chi tiêu cho giáo dục mầm non,dạy nghề và đại học cao đẳng đã
tăng từ năm 2001.Bên cạnh đó,cũng giống như chi tiêu y tế,có sự khác biệt đáng
kể giữa các vùng và các tỉnh thành,với sự chênh lệch chi tiêu giữa các tỉnh giàu
hơn và nghèo hơn 4 lần (theo báo cáo phát triên con người Việt Nam năm
2011).Chi tiêu cho giáo dục chủ yếu được phân cho địa phương với 89% tổng
chi tiêu giáo dục là ở cấp tỉnh.Chỉ có giáo dục đại học là có chi tiêu đáng kể từ
cấp quốc gia.Hỗ trợ bên ngòai chủ yếu cho giáo dục cơ bản.
Đạt được những thành tựu đáng kể đó là nhờ những năm qua các cấp
chính quyền địa phương cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tê đã thực hiện
hóa tiếp cận bình đẳng giáo dục có chất lượng ở mọi cấp,đặc biệt với những
người dễ bị tổn thương,yếu thế,nhất là trẻ em gái.Năm 2013,một số hợp tác của
LHQ với Bộ Giáo dục- Đào tạo đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực
này.Bên cạnh đó,năm 2013 lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tiến hành đánh giá chung

giáo dục tập trung về giáo dục tiểu học,với sự hỗ trợ của nhóm ngành giáo dục
và LHQ,qua đó góp phần cải thiên chất lượng và hiệu quả hoạt động ngành.

17


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Cùng với đó,đã có thêm nhiều cơ sở giáo dục có khả năng cải thiện kết
quả học tập. Các cơ sở giáo dục có năng lực tốt được tăng cường nhằm thực
hiện các kết quả giáo dục tốt hơn nhằm đổi mới phương pháp dạy và học có
tương tác ở các lớp và xây dựng kỹ năng sống cho học sinh. Điều này đặc biệt
cần thiết để giải quyết những thách thức về chất lượng giáo dục. Năm 2013,
LHQ hỗ trợ xây dựng năng lực của 945 giáo viên từ 63 tỉnh thành về lồng ghép
các phương pháp đưa giáo dục dành cho tất cả mọi người vào chương trình dạy
ở trường và khoảng 1400 nhà quản lý giáo dục về lập kế hoạch và theo dõi các
kết quả trên dựa vào các công cụ đánh giá năng lực.Rào cản về ngôn ngữ đối
với trẻ em dân tộc, kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV/AIDS đã
được giải quyết ở 8 tỉnh bằng truyền thông thay đổi hành vi. Chương trình giáo
dục song ngữ bằng cả tiếng mẹ đẻ được LHQ hỗ trợ đã mang lại những tác động
tích cực ở 3 tỉnh thí điểm và các lớp dạy song ngữ thường có kết quả tốt hơn
hẳn so với các lớp không dạy song ngữ thể hiện qua tỷ lệ hoàn thành cấp 1 của
trẻ em người dân tộc thiểu số
Hệ thống quản lý dựa vào chứng từ nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy
và học tập cũng ngày một hoàn thiện.Năm 2013,32 cán bộ quản lý giáo dục từ 8
tỉnh đã được tập huấn về lập kế hoạch giáo dục dựa trên quyền và đã tiếp cận
với 430 cán bộ giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó,đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhằm giúp người dân tiếp
cận với dịch vụ giáo dục đã được thực hiện như hỗ trợ tiền mặt có điều kiện.
Chương trình hỗ trợ này đã thực hiên ở nhiều quốc gia, trong đó có cả các nước

có trình độ phát triển cao và mức thu nhập trên trung bình như Brazil, Mexico.
Mặc dù có một số khác biệt, nhưng các chương trình đều hỗ trợ tiền mặt trực
tiếp cho hộ gia đình, yêu cầu tuân thủ các điều kiện như nhập học, tham gia
chăm sóc y tế dự phòng cho trẻ nhỏvà hướng vào người nghèo. Các chương
trình này nhằm giảm nghèo tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy cải thiện kết quả phát
triển con người. Nhiều chương trình dành cho phụ nữ nhằm nâng cao vai trò và
18


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

vị trí của họ trong gia đình. Các khoản hỗ trợ tiền mặt có điều kiện đã làm tăng
đáng kể việc sử dụng dịch vụ, mặc dù tác động của chúng đối với các kết quả
lâu dài về y tế và giáo dục thì phức tạp hơn.Tại Việt Nam, chương trình đã
thành công trong việc giảm 19% khoảng cách đói nghèo và giảm 9% tỷ lệ bỏ
học ở các trường tiểu học và trung học. Số năm đi học cũng đã tăng trong các
đối tượng hưởng lợi, việc sử dụng các dịch vụ y tế công ở khu vực nông thôn
tăng 35%. Chương trình cũng đã cải thiện sức khỏe của các đối tượng hưởng
lợi, ví dụ thông qua giảm tỷ lệ thấp còi, góp phần giảm tỷ lệ thấp còi chung
trong toàn quốc ở nhóm 20% nghèo nhất.
2.3.2. Hạn chế
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, nhưng kết
quả vẫn còn thấp so với thế giới, đã kéo chỉ số HDI của Việt Nam xuống. Chính
vì vậy, giáo dục- đào tạo, nhất là vấn đề chất lượng, còn đang là một thách thức
lớn.
Để khắc phục vấn đề này, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã coi giáo dụcđào tạo là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược với các chỉ tiêu chủ yếu như nâng
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 70%
(đến năm 2013 mới đạt dưới 50%, nếu tính theo tiêu chí có bằng cấp như Tổng
cục Thống kê thì mới đạt 17%); tăng số sinh viên bình quân 1 vạn dân đến năm
2020 lên 450 người (đến năm 2013 mới đạt 243,6 người).

Bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và chất lượng giáo dục là mối quan
ngại đối với những người nghèo cũng như nhóm dân tộc thiểu số và những
nhóm người dễ tổn thương khác vì những nhóm người này phải dành phần lớn
thu nhập của mình cho các khoản chi chính thức và không chính thức liên quan
tới giáo dục.Tỷ lệ nhập học chung ở cấp tiểu học đã giảm từ105% năm 2006
xuống 104,2% năm 2008. Giảm nhẹ về tỷ lệ nhập học chung ở cấp tiểu học là
một tín hiệu tích cực vì nó cho thấy tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đúng tuổi tăng
19


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

lên. Tuy nhiên tỷ lệ nhập học chung ở cấp tiểu học vẫn rất cao ở vùng Tây Bắc
và ở các dân tộc thiểu số như Thái, Khơ me, H’mông và Dao, có nghĩa là nhiều
trẻ em ở vùng này không đi học đúng tuổi. Tỷ lệ nhập học chung năm 2008 là
96% ở cấp trung học cơ sở và 73,8% ở cấp trung học phổ thông.
Tỷ lệ trẻ học mẫu giáo và nhà trẻ vẫn tương đối thấp so với các cấp khác,
với tỷ lệ 23% số trẻ 3 tuổi, 37% số trẻ 4 tuổi và 40% số trẻ 5 tuổi đi học mẫu
giáo.Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, chênh lệch dai dẳng vẫn tiếp
tục tồn tại ở mọi cấp học, giữa các nhóm kinh tế-xã hội khác nhau. Ví dụ trong
năm 2006, khi ước tích khoảng 57% trẻ em có đi học nhà trẻ và mẫu giáo ở Việt
Nam – một hình thức đào tạo đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ,
thì tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh và Hoa là 61%, còn ở trẻ em dân tộc thiểu số
là 40%, ở trẻ em thành thị là 75%, còn trẻ em nông thôn là 51%. So sánh giữa
các Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục 80 vùng của Việt Nam: tỷ lệ này là 40% ở
Đồng bằng sông Cửu Long và 80% ở Đồng bằng sông Hồng.Chênh lệch tương
tự cũng xảy ra ở cấp tiểu học – cấp học được trợ cấp nhiều nhất ở Việt Nam. Tỷ
lệ nhập học đúng tuổi ở cấp này là 88,9% đối với ngũ phân vị nghèo nhất,
98,3% đối với ngũ phân vgiàu nhất, 97% với nhóm người Kinh/Hoa, 72,6% với
người H’mông và dao động từ 92% với vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tới

98% với vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ở cấp đại học và cao đẳng, giáo dục tiếp tục dành cho những người khá
giả hơn. Năm 2009, tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở cấp này chỉ là 0,6% ở ngũ phân
vị nghèo nhất so với 37,9% ở ngũ phân vị giàu nhất, dưới 1% đối với người
H’mông và 2% với người Khơ Me, so với 18,8% của người Kinh/Hoa, 5,7% ở
vùng Trung du và miền núi phía Bắc so với 27,1% ở vùng Đồng bằng sông
Hồng. Mức chênh lệch này là rất quan trọng do mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo
dục bậc cao với các kỹ năng cần thiết và cơ hội việc làm ỷ lệ người lớn biết chữ
trên toàn quốc là 93,1%, và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 10-40 ở nam và
nữ là như nhau, 96%. Theo VHLSS 2008, mặc dù 21% người Việt Nam chưa
20


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

bao giờ đi học hoặc chưa bao giờ có bằng cấp cơ bản nhất, nhưng có 23% đã
hoàn thành giáo dục tiểu học và 42% hoàn thành một lớp nào đó của giáo dục
trung học
Tỷ lệ bỏ học và tỷ lệ tốt nghiệp cho phép đánh giá chính xác hơn về kết
quả giáo dục so với tỷ lệ nhập học, và các tỷ lệ này dường như cũng khẳng định
là có sự khác biệt đáng kể trong kết quả giáo dục giữa các nhóm dân khác nhau
và giữa các vùng ở Việt Nam. Tỷ lệ hoàn thành tiểu học rất khác nhau theo
vùng, từ 80,3% tại Tây Bắc đến 93,9% tại Đông Nam Bộ trong năm học 20082009. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông cho thấy sự khác biệt tương tự,
với 91,9% tốt nghiệp trung học phổ thông ở đồng bằng sông Hồng, so với
75,1% ở đồng bằng sông Cửu Long.
Do đó, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là cơ
sở vật chất của trường học,dụng cụ giảng dạy và năng lực quản lý để đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế đang tăng trưởng,cung cấp nhân lực có kỹ năng cho
một xã hội đang thay đổi nhanh chóng,cũng như thúc đẩy phát triển con người
hơn nữa.

2.4. Đánh giá về sử dụng năng lực con người
Một trong số những chỉ tiêu đánh giá việc xã hội sử dụng năng lực con
người là tỷ lệ thất nghiệp.Qua các năm có thể thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt
Nam hiện nay có biến động.Điều này được thể hiện thông qua hình dưới đây

21


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Hình 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2005- 2014(đơn vị:%)

Nguồn : Tổng cục thống kê
Qua hình trên, có thê thấy tỷ lệ thất nghiệp trong những năm gần đây có
sự biến động. Trong giai đoạn 2005- 2014, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao nhất
vào năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Những năm sau
đó, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn còn khá cao. Song so
với các nước khác, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vẫn thuộc loại thấp so với
nhiều nước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08%
(Quý I là 2,21%; quý II là 1,84%; quý III là 2,17%; quý IV là 2,1%), trong đó
khu vực thành thị là 3,43%, thấp hơn mức 3,59% của năm trước; khu vực nông
thôn là 1,47%, thấp hơn mức 1,54% của năm 2013.Tỷ lệ thất nghiệp của thanh
niên (Từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013,
trong đó khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu
vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ tỷ lệ năm 2013. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn
từ 25 tuổi trở lên năm 2014 là 1,12%, thấp hơn mức 1,21% của năm 2013, trong
đó khu vực thành thị là 2,07%, thấp hơn mức 2,29% của năm trước; khu vực
nông thôn là 0,7%, thấp hơn mức 0,72% của năm 2013.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là
2,45%, thấp hơn mức 2,74% của năm 2012 và 2,75% của năm 2013, trong đó

khu vực thành thị là 1,18% (Năm 2012 là 1,56%; năm 2013 là 1,48%); khu vực
nông thôn là 3,01% (Năm 2012 là 3,27%; năm 2013 là 3,31%). Tỷ lệ thiếu việc
22


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

làm có xu hướng tăng vào cuối năm (Quý I là 2,78%; quý II là 2,25%; quý III là
2,3%; quý IV là 2,46%) và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn (Quý I là 3,37%;
quý II là 2,77%; qúy III là 2,83%; quý IV là 3,08%).
Nguyên nhân của thực trạng trên là do Việt Nam hiện nay vẫ còn là một
nước nông nghiệp, số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tới
68%.Bên cạnh đó, bộ phận lao độn phi chính thức còn lớn.Ước tính tỷ lệ lao
động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm
1 điểm phần trăm so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ lao động phi chính thức
của khu vực phi hộ nông nghiệp giảm so với năm 2013 ở các quý trong năm do
tỷ trọng lao động trong khu vực doanh nghiệp có dấu hiệu tăng lên.

 Đánh giá chung về chỉ số phát triển con người
Trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và những
thành tựu quan trọng đạt được trong lĩnh vực này, trình độ phát triển con người
của Việt Nam cũng có những tiến bộ. Bức tranh toàn cảnh về phát triển con
người của Việt Nam có thể được mô tả một cách tổng quát như sau:

Hình 2.5: HDI của Việt Nam giai đoạn 2000- 2014

Nguồn: UNDP

Từ biểu đồ trên có thể thấy HDI của Việt Nam tăng liên tục qua các năm.
Tuy nhiên, tốc độ tăng có xu hướng chậm lại, giai đoạn 2000- 2005 tăng 0,035

điểm; đến giai đoạn 2006- 2010 chỉ tăng 0,025 điểm và đến giai đoạn 20112014 tăng 0,014 điểm.Ngoài ra trong những năm gần đây, HDI không có sự
thay đổi nhiều.

23


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

Trong số 187 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (có số liệu so sánh về
HDI, được chia thành 4 nhóm rất cao, cao, trung bình, thấp), Việt Nam thuộc
nhóm có HDI trung bình (từ 0,522 đến dưới 0,698), trong khi nhóm có HDI rất
cao đạt tới 0,793 trở lên (năm 2013, Na Uy là nước có HDI cao nhất, đạt 0,955).

Bảng 2.4: Xếp hạng chỉ số HDI của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Quốc gia
Singapore
Brunei

Malaysia
Thái Lan
Inđonexia
Phillipines
Việt Nam
Timo Leste
Cambodia
Lào
Myanmar

Chỉ số HDI
0.901
0.852
0.773
0.772
0.684
0.660
0.638
0.620
0.584
0.569
0.524

Thứ hạng
9
30
62
89
108
117

121
128
136
139
150

Thứ bậc HDI của nước ta trên thế giới, và trong khu vực vẫn còn ở mức
thấp. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, theo số liệu của UNDP năm
2013, Chỉ số HDI của Việt Nam đạt 0.638 đứng thứ 121 trên thế giới và thứ
7/11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Thêm vào đó, HDI của Việt Nam còn
thấp hơn mức trung bình 0,741 của thế giới, mức 0,768 của các nước châu Á Thái Bình Dương, thấp hơn mức trung bình 0,716 của các nước phát triển con
người trung bình. Một trong những yếu tố làm cho HDI của Việt Nam còn ở
24


Đanh gia phat triên con ngươi 2000-2014

mức thấp là do chỉ số GDP bình quân đầu người còn quá thấp; đó chính là điều
cần được quan tâm bởi nó là tiền đề để thực hiện chăm sóc sức khỏe và nâng
cao chỉ số giáo dục. Hơn nữa, thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên cũng chủ yếu
là nhờ sự tăng lên của chỉ số GDP bình quân đầu người và vì vậy, mục tiêu tăng
trưởng kinh tế để sớm đưa nước ta ra khỏi nước kém phát triển được coi là mục
tiêu hàng đầu. Ngay công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cũng còn nhiều hạn chế,
bởi nhiều mục tiêu như số giường bệnh, số cơ sở y tế, số cán bộ y tế... tính trên
1 vạn dân tăng chậm, có loại, có năm còn bị giảm; sản xuất thuốc trong nước
mấy năm bị giảm; việc quản lý giá thuốc còn yếu kém nên giá thuốc mấy năm
nay tăng cao hơn nhiều so với giá tiêu dùng; việc xã hội hóa y tế còn chậm;
chậm khắc phục sự phân biệt đối xử trong khám, chữa bệnh theo chế độ bảo
hiểm y tế với khám, chữa bệnh có nộp phí dịch vụ, dẫn đến nhiều hiện tượng
tiêu cực trái với y đức. Chỉ số giáo dục cao, nhưng chủ yếu là xét trên số lượng

(tỷ lệ biết chữ...), trong khi chất lượng giáo dục từ phổ thông đến đại học.

Phần 3: Giải pháp
Để Việt Nam có thể giữ được tốc độ tăng trưởng về phát triển con người như
hiện nay, một số giải pháp được đưa ra như sau:
3.1. Giải pháp về y tế
- Hoàn thiện hệ thống y tế cả về số lượng và chất lượng. Cải thiện năng lực của
hệ thống y tế tuyến dưới, giảm thiểu áp lực cho hệ thống bệnh viện tuyến trên
để người dân luôn được đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe dù ở bất cứ đâu.
Nâng cao chất lượng cho các bệnh viện cơ sở bằng việc củng cố cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị, đội ngũ thầy thuốc. Nâng cao chất lượng điều trị các bệnh viện
tuyến tỉnh cũng như tuyến Trung ương nhằm rút ngắn ngày điều trị hợp lý, tăng
cường điệu trị ngoại trú chăm sóc sức khỏe tại nhà. Các nước tiên tiến thường tỉ
lệ điều trị nội trú và ngoại trú là 1/4.
25


×