Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

FDI dưới HÌNH THỨC CÔNG TY CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.28 KB, 26 trang )

Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI DƯỚI HÌNH THỨC CÔNG TY CON................................................ 4
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................ 5
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)................................ 5
1.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................. 6
1.1.4.1. Đối với nước đầu tư ..................................................................... 6
1.1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư ............................................................ 7
1.2. FDI hình thức công ty con sở hữu toàn bộ................................................. 8
1.2.1 Khái niệm ............................................................................................. 8
1.2.2. Đặc điểm ............................................................................................. 8
1.2.3. Các hình thức của công ty con sở hữu toàn bộ: .................................. 9
1.2.3.1. Mua lại và sáp nhập .................................................................... 9
1.2.3.2. Xây dựng mới ............................................................................ 11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH THỨC CÔNG TY CON SỞ HỮU TOÀN
BỘ CỦA CÔNG TY PANASONIC VIỆT NAM............................................ 13
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty ................................................................... 13
2.2. Lý do và qúa trình đầu tư FDI tại Việt Nam ............................................ 14
2.2.1. Lý do Panasonic quyết định đầu tư FDI vào Việt Nam .................... 14
2.2.2. Qúa trình đầu tư FDI tại Việt Nam ................................................... 16
2.3 Cơ cấu Tổ chức nhóm các công ty Panasonic Vietnam............................ 18
2.4. Chức năng và chiến lược công ty ............................................................. 18
2.4.1. Chức năng chính của Công ty Panasonic Việt Nam ......................... 18
2.4.2. Chiến lược công ty TNHH Panasonic Việt Nam .............................. 18


Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 1


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

2.5. Tình hình phát triển của công ty .............................................................. 21
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ FDI CÔNG TY CON Ở VIỆT NAM ......................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 26

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 2


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

MỞ ĐẦU
Bất kì một đất nước nào muốn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa
đều cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện
công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Song vốn được tạo ra từ đâu và bằng cách nào
là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của từng nước. Trong đó đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội,
phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng
triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân tại các nước đang phát triển.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp trang trải những thiếu hụt về ngoại hối mà
quốc gia đang phát triển nào cũng gặp phải. Đi liền với đầu tư nước ngoài là
quá trình du nhập và chuyển giao công nghệ, các mô hình và phương thức
quản lý.
Nước ta là một nước đang phát triển, nhu cầu vốn rất lớn trong khi đó
tiết kiệm trong nước không đủ cho hoạt động đầu tư. Là một nước đi sau về
công nghệ - khoa học, để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, nước ta
luôn coi trọng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Cho đến nay, FDI
đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là
một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam
tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh
và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều chương trình
đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư FDI được Chính phủ
Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này. Đây
cũng chính là lý do em chọn đề tài: “ FDI dưới hình thức công ty con”

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 3


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI DƯỚI HÌNH THỨC CÔNG TY CON
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm

FDI là viết tắt của từ “Foreign Direct Investment”, có nghĩa là đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm FDI, theo Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản
ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở
nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư
thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con"
hay "chi nhánh công ty".
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund) lại có
một định nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một công
cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct
investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâu dài một doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác.
Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận
là FDI.
Như vậy có thể hiểu: FDI được xem là sự di chuyển vốn quốc tế xuyên
qua các đường biên giới khi lợi nhuận được dự đoán ở nước ngoài cao hơn
trong nước.

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 4


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm


1.1.2. Đặc điểm
− Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
− Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự

quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm
về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
− Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn

điều lệ hoặc vốn pháp định để giành quyền điều hành hay tham gia điều hành
doanh nghiệp nhận đầu tư (theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam là tối
thiểu 30% vốn pháp định của dự án).
− Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, cũng như lợi nhuận và rủi ro

được phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn
pháp định.
− Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh
doanh chứ không phải lợi tức.
− Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận

được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những
mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
− Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ

đầu dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động, nó còn
bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng
như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.

1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Liên Doanh -Joint Ventures:
Liên doanh được hình thành bởi sự cam kết giữa các bên - trên cơ sở
đồng góp vốn, đồng sở hữu và quản lý.
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 5


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

- Công ty con sở hữu toàn bộ:
Công ty sẽ thiết lập cơ sở ở nước ngoài do công ty sở hữu 100% vốn và
kiểm soát hoàn toàn, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất
kinh doanh. Công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp nước chủ
nhà.
1.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mặc dù FDI vẫn chịu chi phối của Chính Phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào
mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham
gia quản lý sản xuất, kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc
biệt là trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Do quyền
lợi gắn chặt với dự án, họ quan tâm tới hiệu quả kinh doang nên có thể lựa
chọn công nghệ thích hợp, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề của công
nhân, FDI ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư.
1.1.4.1. Đối với nước đầu tư
- Thâm nhập thị trường nước ngoài: thông qua đầu tư trực tiếp nước

ngoài, các nhà đầu tư có thể mở rộng thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ
mậu dịch của nước nhận đầu tư khi xuất khẩu sản phẩm là máy móc thiết bị
(để góp vốn) và xuất khẩu sản phẩm tại đây sang các nước khác (do chính
sách ưu đãi của các nước nhận đầu tư nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài, chuyển giao công nghệ và sản xuất hàng xuất khẩu của các cơ sở
có vốn đầu tư nước ngoài), nhờ đó mà giảm được giá thành sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh với hàng nhập từ các nước.
- Tăng doanh số và lợi nhuận : chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp
nhận đầu tư, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn vốn cung cấp nguyên vật
liệu ổn định.Khi thị trường trong nước đã bão hòa về một loại sản phẩm nào
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 6


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

đó thì việc đầu tư ra nước ngoài vẫn đem lại một khoản lợi nhuận cao về loại
sản phẩm đó do nhu cầu về loại sản phẩm đó ở các nước đang phát triển vẫn
là rất lớn.
- Vượt qua các rào cản hay yêu cầu của địa phương: Giúp các chủ đầu
tw bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ
và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
- Tăng sức cạnh tranh: Các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản
xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.
1.1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong các lý luận về tăng
trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn

tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước
không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có
vốn FDI.
- Chuyển giao thiết bị công nghệ và kỹ năng quản lý: Thu hút FDI
từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ
và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát
triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
- Thúc đẩy quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá: Khi thu hút FDI
từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công
ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ
làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động
khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng
lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 7


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

1.2. FDI hình thức công ty con sở hữu toàn bộ
1.2.1 Khái niệm
Công ty con sở hữu toàn phần (Wholly owned subsidiaries) là một hình
thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó nhà đầu tư giữ quyền sở hữu
hoàn toàn (100%) tài sản ở nước ngoài. Phương thức này giúp tăng cường sự
kiểm soát và sự linh hoạt cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép những nhà
quản trị doanh nghiệp ra quyết định độc lập mà không gặp phải sự cản trở hay

trì hoãn từ các nhân tố địa phương như trong các hình thức khác. Công ty mẹ
nắm 100% quyền sở hữu việc kinh doanh và có quyền kiểm soát quản lý hoàn
toàn với các hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm
Sự cam kết nguồn lực tài trợ lớn : Quyết định thiết lập các công ty con/
cơ sở trực thuộc 100% vốn từ công ty mẹ gắn liền với sự cam kết ở mức độ
cao nhất ở khía cạnh cung cấp nguồn lực và khả năng hỗ trợ, so với các hình
thức đầu tư FDI khác.
Thiết lập cơ sở đại diện và vận hành ở quốc gia chủ nhà: Thông qua hình
thức thiết lập các công ty con ở quốc gia chủ nhà, các MNCs duy trì cơ sở dại
diện và thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng, nhà trung gian phân
phối, nhà cung cấp, cơ quan quản lí quản lý của nước sở tại, và với các khách
hàng. Năng lực hiệu quả ở quy mô toàn cầu: Triển khai nhiều công ty con ở
các quốc gia khác nhau, các MNC có thể tăng cường tính hiệu quả của mình ở
quy mô toàn cầu bằng cách lựa chọn lĩnh vực hoạt động của công ty (chế tạo,
kinh doanh…) phù hợp nhất với các thế mạnh và điều kiện của quốc gia chủ
nhà.
Rủi ro đáng kể và sự không chắc chắn: Hình thức công ty con sở hữu
toàn phần đưa đến mức độ rủi ro cao nhất bởi vì chiến lượng này yêu cầu sự
đầu tư đáng kể vào địa phương dưới dạng tài sản cố định và dài hạn. Vì thế
MNCs khi này phải đối mặt với các rủi ro quốc gia nước chủ nhà (rủi ro thể
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 8


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm


chế, rủi ro chính trị) như sự can thiệp của chính phủ hoặc tình trạng lạm phát.
Bên cạnh đó, sự linh hoạt của công ty bị giảm đi đáng kể cũng là một nguyên
nhân làm tăng rủi ro.
Chịu tác động mạnh và gắn liền với các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc
gia chủ nhà: Nhằm duy trì cam kết gắn bó lâu dài ở thị trường nước ngoài, các
MNCs phải theo sát với sự đa dạng mạnh mẽ trong các yếu tố văn hóa, xã hội
địa phương nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm năng.
1.2.3. Các hình thức của công ty con sở hữu toàn bộ:
1.2.3.1. Mua lại và sáp nhập
Theo Từ điển Oxford, thì hoạt động sáp nhập là sự kết hợp của hai tổ
chức, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp thành một tổ chức, trong khi hoạt
động mua lại là việc một công ty tiến hành mua một phần doanh nghiệp khác
và nhận được tài sản của đối tượng đó.
Andrew J.Sherman cho rằng, xem xét sáp nhập là một sự kết hợp của hai
tổ chức có sự tương đồng với nhau, trong khi đó mua lại là một quá trình một
công ty nhỏ hơn bị một công ty lớn hơn thâu tóm, chi phối.
Tác giả David L.Scott cũng đề cập tới thuật ngữ mua bán và sáp nhập
như sau: “Sáp nhập hay hợp nhất công ty là khái niệm để chỉ hai hoặc một số
công ty cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để
hình thành một công ty hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai
công ty cũ), trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ”; “mua lại
được hiểu là việc một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và
không hình thành nên một pháp nhân mới. Mua lại xảy ra khi công ty mua lại
giành được quyền kiểm soát công ty mục tiêu. Đó có thể là quyền kiểm soát
cổ phiếu của công ty mục tiêu, hoặc dành được quyền kinh doanh hoặc tài sản
của công ty mục tiêu”.
Từ những quan điểm khác nhau như trên, có thể khái quát về hoạt động
M&A như sau:
Lớp K37.QTR.ĐN


Trang 9


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

Mua lại và sáp nhập M&A (Mergers & Acquisitions) là hoạt động giành
quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại
giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
đó. Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy
mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp
sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích
chung. Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh
nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ.
Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp
được mua.
Mục đích của M&A là giành quyền tham gia kiểm soát, quyết định các
vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn
thuần là sở hữu cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. M&A
thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu
quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi
phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…
Các hình thức thực hiện M&A phổ biến gồm: góp vốn trực tiếp vào
doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: sáp nhập
doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Tránh được những vấn đề của lúc bắt đầu
+ Vượt qua các rào cản của quá trình thâm nhập

+ Giảm những rủi ro và chi phí so với xây dựng mới
+ Cung cấp kết quả nhanh hơn
+ Tái định vị phạm vi cạnh tranh của công ty
+ Học tập và phát triển các khả năng mới

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 10


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

- Nhược điểm:
+ Có thể gặp phải những tồn đọng trước đây để lại
+ Không có công ty muốn được mua lại
+ Chính phủ địa phương có thể ngăn trở việc mua lại
+ Khó có thể đạt được sự cộng hưởng
1.2.3.2. Xây dựng mới
Xây dựng mới là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ sở sản
xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại
những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Như tên gọi đã thể hiện,
hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất,
chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng
của mình.
Lợi thế lớn nhất của việc thực hiện việc xây dựng mới ở công ty nước
ngoài chính là nó đem lại cho công ty khả năng xây dựng loại công ty chi
nhánh mà công ty mong muốn. Ví dụ, nó sẽ dễ dàng xây dựng văn hóa tổ
chức từ một đống lộn xộn hơn là thay đổi văn hóa của một đơn vị mua lại.

Tương tự, việc thiết lập lộ trình hoạt động tại chi nhánh mới dễ dàng hơn
nhiều so với việc chuyển đổi quy trình hoạt động của một đơn vị mua lại. Đây
cũng là lợi thế quan trọng đối với các công ty quốc tế, nơi mà việc chuyển các
sản phẩm, năng lực, kỹ năng và bí quyết từ việc thành lập chi nhánh mới của
công ty là một cách tạo ra giá trị. Lincoln Electric là một ví dụ điển hình, một
nhà sản xuất thiết bị hàn cơ điện của Mỹ, lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài
giữa năm 1980 bằng cách mua lại các công ty sản xuất thiết bị hàn cơ điện
của Châu Âu. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của Lincoln của Mỹ dựa trên văn
hóa tổ chức mạnh mẽ và hệ thống các động lực khuyến khích nhân viên của
nó làm mọi việc có thể để tăng khả năng sản xuất. Lincoln đã nhận ra kinh
nghiệm rằng là việc chuyển giao văn hóa công ty và những động lực sang
công ty mua lại có một văn hóa và những động lực khác biệt là không thể. Do
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 11


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

đó, công ty đã thay đổi chiến lược thâm nhập vào giữa năm 1990 và bắt đầu
thâm nhập vào các thị trường nước ngoài bằng việc xây dựng mới.
- Ưu điểm:
+ Tránh được những tồn tại trước đây để lại
+ Có thể lựa chọn vị trí tốt để xây dựng
+ Có thể thiết lập mới văn hóa kinh doanh của công ty
+ Tránh được những hạn chế của chính phủ địa phương về việc mua lại
- Nhược điểm:
+ Cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để xây dựng mới

+ Vị trí muốn xây dựng có thể rất đắt và không có sẵn
+ Phải vừa tuân thủ luật pháp, qui định của địa phương và của công ty mẹ
+ Tuyển dụng nhân sự tai địa phương và phải đào tạo lại cho phù hợp tiêu
chuẩn công ty.

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 12


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

Môn QTKD Quốc Tế

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÌNH THỨC CÔNG TY CON SỞ
HỮU TOÀN BỘ CỦA CÔNG TY PANASONIC VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên Công ty

: Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (PV)

Địa chỉ

: Lô J1 - J2 KCN Thăng Long - Kim Chung
Đông Anh - Hà Nội- Việt Nam

Tổng Giám đốc : Kazuhiro Matsushita
Năm thành lập : 2005
Vốn đầu tư


: 243 triệu USD

Tel

: 024-39550111 Fax: 024-39550144

Email

:

Website

: />
Tập đoàn Panasonic, trụ sở chính đặt tại Osaka, Nhật Bản, là nhà sản
xuất hàng đầu thế giới về chế tạo và phát triển các sản phẩm điện tử dân dụng,
điện tử doanh nghiệp, và điện tử công nghiệp.
Panasonic đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1996 với việc thành lập nhà
máy đầu tiên - Panasonic AVC Networks Vietnam (PAVCV) - tại thành phố
Hồ Chí Minh. Năm 2005, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (PV) được
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 13


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

thành lập, là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên giữ vai trò công ty chủ
quản tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay, nhóm các công ty Panasonic tại

Việt Nam có 7 thành viên, trong số đó có: Công ty chủ quản và bộ phân kinh
doanh, Công ty nghiên cứu và phát triển phần mềm, năm công ty sản xuất, và
trung tâm nghiên cứu và phát triển máy giặt và tủ lạnh. Nhóm các công ty có
tổng số nhân lực trên 8,000 người. Tất cả nhằm đáp ứng nhanh và hiệu quả
hơn nhu cầu người tiêu dùng, bằng các hoạt động nghiên cứu phát triển sản
phẩm, sản xuất, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ hậu mãi. Tại Việt Nam,
Panasonic là một trong những doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới các hoạt
động xã hội giáo dục và môi trường,…
Sứ mệnh của Panasonic - nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Việt Nam - bắt nguồn từ những chiếc rađiô và TV được sản xuất trong một
công xưởng quy mô nhỏ từ những năm 1970s tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nơi đây đã sản xuất ra những sản phẩm thương hiệu National (nay là
Panasonic), đánh dấu nhiều kỷ niệm với mỗi người dân Việt Nam. 45 năm
đồng hành cùng người tiêu dùng Việt không chỉ giúp Panasonic đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng mà quan trọng hơn, được đóng góp vào sự tiến
bộ và phát triển bền vững của đất nước Việt Nam.
2.2. Lý do và qúa trình đầu tư FDI tại Việt Nam
2.2.1. Lý do Panasonic quyết định đầu tư FDI vào Việt Nam
Những yếu tố tác động chính đến lựa chọn địa điểm mở rộng kinh doanh
của các doanh nghiệp Châu Á gồm: môi trường chính trị và kinh tế ổn định,
nhu cầu lớn và ngày một gia tăng của khách hàng, thuế suất ưu đãi và môi
trường pháp lý thuận lợi, sự kết nối chặt chẽ của doanh nghiệp địa phương và
ưu đãi từ Chính phủ. Việt Nam là địa điểm lý tưởng thứ 2 ở Đông Nam Á để
mở rộng kinh doanh. Xếp đầu khu vực là Singapore, Việt Nam xếp thứ 2, tiếp
đến là Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 14



Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

Trước tiên, Việt Nam là đất nước hòa bình, chính trị-xã hội luôn ổn định,
kinh tế tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước và đây là yếu tố rất
quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như cho phát triển kinh tế đất nước.
Thứ hai, Việt Nam kiên định phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Kinh tế được điều hành theo luật pháp, chính sách và quy luật
khách quan của thị trường, trong đó các vấn đề về đảm bảo dân chủ, công
bằng, minh bạch được thể chế hóa, loại bỏ hoàn toàn sự can thiệp bằng mệnh
lệnh hành chính. Theo đó, các doanh nghiệp, cá nhân được phép kinh doanh
tất cả những gì pháp luật Việt Nam không cấm, không phân biệt đối xử giữa
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo công khai các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư và tạo ra môi trường
cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế. Các quyền, lợi
ích hợp pháp, tài sản và bản thân nhà đầu tư được bảo vệ. Bên cạnh đó, Chính
phủ Việt Nam đã và đang quyết tâm đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành
chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất - kinh doanh. Hầu hết
các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính đã được cải cách toàn diện,
đậm nét, nhất là cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan.
Thứ ba, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập ngày càng mạnh mẽ,
đến nay đã có quan hệ với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thứ tư, Việt Nam có dân số trên 90 triệu người, đây vừa là thị trường lớn
để tiêu thụ hàng hóa, vừa là thị trường cung cấp nguồn lao động khoảng 54
triệu người với đặc trưng là lao động trẻ, chăm chỉ, trình độ khá và giá nhân
công hợp lý;
Thứ năm, Việt Nam có lợi thế về địa - chính trị trong khu vực do nằm
trên tuyến đường hàng hải từ châu Âu qua các nước đến Đông Bắc Á, với các

cảng biển quan trọng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn... hàng
hóa từ Việt Nam có thể vận chuyển tới nhiều nơi trên thế giới; Ngoài ra,
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 15


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

Chính phủ Việt Nam còn có nhiều chính sách ưu đãi cho những lĩnh vực, khu
vực trọng yếu của nền kinh tế.
2.2.2. Qúa trình đầu tư FDI tại Việt Nam
Với mức tăng trưởng tốt, nền chính trị ổn định, nguồn lao động có trình
độ ngày một gia tăng, Việt Nam được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng và
trọng điểm trong chiến lược kinh doanh toàn cầu của Panasonic. Trong những
năm qua, Panasonic đã không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam thông qua
việc mở rộng hoặc thành lập các công ty và nhiều dự án lớn trên cả nước. Kể
từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1996, Panasonic đã tiến hành
nhiều bước đi chiến lược vào thị trường Việt Nam nhằm đẩy mạnh đầu tư tại
thị trường giàu tiềm năng này.
Từ những năm 1960, Panasonic đã bắt đầu cung cấp những hỗ trợ kỹ
thuật ở miền Nam Việt Nam.
Tháng 3/1971: Panasonic đã có mặt ở Việt Nam với tên gọi Công ty
Vietnam National (NAVINACO) tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5/1994: Panasonic mở văn phòng đại diện đầu tiên tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Tháng 11/1996: Thành lập công ty Matsushita Electric Vietnam (MEV) liên doanh với Viettronics Thủ Đức - tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó đổi
tên thành công ty Panasonic AVC Networks Việt Nam (PAVCV).

Tháng 6/2003: Thành lập công ty Matsushita Home Appliances Vietnam
(MHAV) tại KCN Thăng Long 1, Hà Nội. Sau đổi tên thành Công ty
Panasonic Appliances Việt Nam (PAPVN).
Tháng 11/2005: Thành lập Công ty chủ quản Panasonic Việt Nam (PV),
tại KCN Thăng Long 1, Hà Nội.
Tháng 2/2006: Thành lập công ty Panasonic Communications Việt Nam,
tại KCN Thăng Long 1, Hà Nội. Sau đổi tên thành Panasonic System
Networks Việt Nam (PSNV).
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 16


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

Tháng 4/2006: Thành lập công ty Panasonic Electronic Devices Việt
Nam, tại KCN Thăng Long 1, Hà Nội. Sau đổi tên thành Panasonic Industrial
Devices Việt Nam (PIDVN).
Thành lập Panasonic Sales Việt Nam (PSV, Bộ phận Kinh doanh và Tiếp
thị của Panasonic Việt Nam), tại Hà Nội.
Tháng 4/2007: Thành lập công ty Panasonic R&D Center Việt Nam
(PRDCV), tại Hà Nội.
Tháng 9/2010: Thành lập Trung tâm Khoa học Toán Lý Panasonic
Risupia Việt Nam (PRV) tại Hà Nội.
Tháng 1/2013: Thành lập Công ty Panasonic Eco Solutions Vietnam
(PESVN), tại tỉnh Bình Dương.
Tháng 3/2013: Thành lập Công ty Panasonic Insurance Service Việt Nam
(PISVN), tại Hà Nội.

Tháng 10/2016: Khai trương Panasonic Solution & Innovation Center
Việt Nam, tại KCN Thăng Long 1, Hà Nội.
Tháng 4/2017: Panasonic Eco Solutions Việt Nam trở thành công ty sản
xuất và kinh doanh.
Việc mở rộng đầu tư không ngừng này khẳng định cam kết đầu tư lâu dài
và bền vững tại Việt Nam của Tập đoàn Panasonic nhằm mục tiêu vươn lên
thành thương hiệu điện – điện tử gia dụng, công nghiệp hàng đầu tại Việt
Nam.

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 17


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

2.3 Cơ cấu Tổ chức nhóm các công ty Panasonic Vietnam:

2.4. Chức năng và chiến lược công ty
2.4.1. Chức năng chính của Công ty Panasonic Việt Nam
- Nắm giữ các khoản đầu tư vào các công ty của Panasonic Corporation
tại Việt Nam.
- Cung cấp dịch vụ trọn gói tiếp thị, bán hàng và các dịch vụ hậu mãi cho
các sản phẩm SX tại VN và các sản phẩm nhập khẩu của các công ty của
Panasonic Corporation.
- Hỗ trợ các hoạt động tài chính và hành chính cho các công ty con và
thay mặt các công ty con thực hiện các hoạt động giao dịch với các cơ quan
chính quyền và pháp lý tại Việt Nam và nước ngoài.

2.4.2. Chiến lược công ty TNHH Panasonic Việt Nam
Từ khi thành lập năm 1918, Panasonic vẫn luôn nỗ lực đem lại cuộc
sống tốt đẹp hơn cho khách hàng, đặt yếu tố "Con người" làm trọng tâm trong
mọi hoạt động của Công ty, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
trên toàn thế giới. Với phương châm luôn tiến về phía trước dựa trên nền tảng
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 18


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

Công nghệ Điện tử không ngừng đổi mới, Panasonic đã và đang cung cấp các
sản phẩm, hệ thống và dịch vụ đa dạng, từ các sản phẩm điện tử tiêu dùng đến
các thiết bị công nghiệp, xây dựng và gia dụng. Với bốn lĩnh vực kinh doanh
chính: Sản xuất thiết bị gia dụng, Cung cấp giải pháp sinh thái, Sản xuất hệ
thống nghe nhìn, Cung cấp hệ thống công nghiệp và tự động, Panasonic luôn
nỗ lực để mang lại thêm nhiều giá trị mới làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn,
hướng tới mục tiêu đem lại "Một cuộc sống tốt đẹp hơn, Một thế giới tươi đẹp
hơn" cho tất cả khách hàng.
- Chiến lươc thống nhất đầu tư phát triển kinh doanh các công ty con và
đóng vai trò như một nhà đầu tư tài chính: Với mức tăng trưởng tốt, nền chính
trị ổn định, nguồn lao động có trình độ ngày một gia tăng, Việt Nam được
đánh giá là thị trường giàu tiềm năng và trọng điểm trong chiến lược kinh
doanh toàn cầu của Panasonic. Trong những năm qua, Panasonic đã không
ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam thông qua việc mở rộng hoặc thành lập
các công ty và nhiều dự án lớn trên cả nước.
- Mở rộng dịch vụ sau bán hàng, tập chung vào những sản phẩm chủ lực:

Việc mở rộng đầu tư không ngừng khẳng định cam kết đầu tư lâu dài và bền
vững tại Việt Nam của Tập đoàn Panasonic nhằm mục tiêu vươn lên thành
thương hiệu điện – điện tử gia dụng, công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
- Chú trọng vào hoạt động R&D, đào tạo người lao động: Sự thành công
của Tập đoàn Panasonic nói chung và Panasonic tại Việt Nam nói riêng có
được là do công ty luôn thực hiện mọi hoạt động kinh doanh theo phương
châm “hoàn thiện con người trước khi tạo ra sản phẩm”. Đây chính là một
trong những triết lý quản trị cơ bản nhất của Panasonic. Panasonic tin rằng
không có con người tốt thì hoạt động kinh doanh của công ty chắc chắn không
thể thành công. Chính vì vậy, Panasonic tạo ra môi trường làm việc cân bằng,
xây dựng hệ thống chính sách nhân sự và chế độ đãi ngộ lấy con người làm
trung tâm và tạo mọi điều kiện để nhân viên có cơ hội trải nghiệm và phát huy
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 19


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

tối đa năng lực của mình. Công ty đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ phát triển
cá nhân và nghề nghiệp cho nhân viên thông qua việc tổ chức các khóa đào
tạo định hướng, tổ chức các khóa đào tạo nội bộ hay tổ chức cho cán bộ công
nhân viên tham gia khóa đào tạo bên ngoài nhằm tạo điều kiện cho nhân viên
phái triển kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ. Quan điểm về chế độ đãi ngộ
nhân viên: Panasonic luôn ghi nhận mọi nỗ lực và đóng góp của nhân viên và
có chế độ khen thưởng xứng đáng. Công ty xây dựng chế độ lương – thưởng
mang tính cạnh tranh cao nhằm thu hút và khuyến khích nhân viên cùng gắn
bó lâu dài và phát triển cùng công ty. Có thể nói, Panasonic đánh giá cao giá

trị và tầm quan trọng của nhân sự trong công ty, vì thế chế độ phúc lợi của
công ty được xây dựng theo hướng đảm bảo chăm lo về mặt cá nhân, tài chính
và nghiệp vụ cho từng thành viên công ty.
Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1996, Panasonic đã tiến
hành nhiều bước đi chiến lược vào thị trường Việt Nam nhằm đẩy mạnh đầu
tư tại thị trường giàu tiềm năng này.
Việt Nam được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng và trọng điểm trong
chiến lược kinh doanh toàn cầu của Panasonic. Những năm qua, Panasonic
không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam thông qua việc thành lập các công
ty và nhiều dự án lớn trên cả nước. Trong suốt 4 năm (2007 - 2010),
Panasonic đã có những bước phát triển đáng ghi nhận khi tổng doanh thu hợp
nhất đã tăng gấp bốn lần. Nằm trong chính sách và chiến lược kinh doanh
toàn cầu, trong quý III/2011, Panasonic đồng thời tiến hành nhiều bước đi
chiến lược vào Việt Nam, nhằm mở rộng đầu tư tại thị trường giàu tiềm năng
này. Trước hết, Panasonic đã khởi công xây dựng một nhà máy mới chuyên
sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Thăng Long (Hà Nội), nhằm sản xuất bo
mạch đa lớp ALIVH, phục vụ cho nhu cầu đang gia tăng nhanh chóng của
điện thoại thông minh. Nhà máy này bắt đầu sản xuất từ tháng 8 - 2012. Bên
cạnh đó, Panasonic quyết định mở rộng nhà máy sản xuất tủ lạnh tại Khu
công nghiệp Thăng Long Hà Nội (được xây dựng từ năm 2003). Nhà máy tập
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 20


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

trung sản xuất tủ lạnh mang thương hiệu Panasonic với chất lượng cao, đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc mở rộng đầu tư này đã
tái khẳng định cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam của Tập đoàn Panasonic
nhằm mục tiêu dẫn đầu thị trường máy giặt, tủ lạnh và xa hơn là vươn lên
thành thương hiệu điện – điện tử gia dụng hàng đầu tại Việt Nam, với mức
tăng trưởng bình quân mỗi năm ở mức 2 chữ số trong giai đoạn 2011-2015.
Bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thời gian qua, Panasonic cũng
không ngừng tiến hành các hoạt động cộng đồng vì sự phát triển của xã hội và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Tại Việt Nam,
Panasonic là một trong các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng phát triển các
hoạt động đóng góp cho xã hội trong lĩnh vực giáo dục và môi trường, với
mong muốn thông qua các hoạt động này, thương hiệu Panasonic trở nên thân
thuộc nhất đối với người tiêu dùng. Ngày 8 - 9 - 2010, với sự hỗ trợ nhiệt tình
từ phía Chính Phủ Việt nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, trung tâm
Panasonic Risupia Việt Nam chính thức mở cửa chào đón công chúng, đặc
biệt là trẻ em. Trung tâm là một mô hình độc đáo trên thế giới, tiếp sau trung
tâm thí điểm tại Nhật Bản, ứng dụng các công nghệ nghe nhìn và kỹ thuật
hàng đầu của Panasonic nhằm thể hiện các định luật nổi tiếng về toán học và
vật lý. Với các vật phẩm trưng bày đa dạng, Risupia không chỉ đem đến
những niềm vui và sự phấn khích cho trẻ em mà còn thông qua đó khuyến
khích các em học hỏi và khám phá vẻ đẹp của khoa học. Bên cạnh đó, khu
vực trưng bày sản phẩm là nơi thể hiện cam kết chân thành của Panasonic
trong việc khuyến khích phong cách sống và làm việc tiện nghi, hiện đại và
thân thiện với môi trường cho xã hội tương lai.
2.5. Tình hình phát triển của công ty
Theo báo cáo do Công ty nghiên cứu thị trường GFK, Thị trường hàng
công nghệ điện tử Việt Nam tăng trưởng mạnh 6.2% trong Quí 2 - 2018 so với
cùng kỳ năm ngoái. Trong đó phải kể đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 21



Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

nhóm ngành hàng điện tử, viễn thông, điện gia dụng, điện lạnh và kỹ thuật số.
Tập đoàn Panasonic cam kết đầu tư lâu dài và bền vững tại Việt Nam,
hiện thực hóa mục tiêu vươn lên thành thương hiệu điện – điện tử gia dụng,
công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Sau gần năm thập kỷ có mặt tại Việt
Nam, Panasonic đã trở thành thương hiệu hàng đầu ngành điện tử tiêu dùng
với tổng doanh thu bán hàng năm 2017 của Panasonic Việt Nam cán mốc 1 tỷ
USD, ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết tất cả các ngành kinh doanh với tổng
vốn đầu tư đạt 243 triệu USD.
Tháng 04 năm 2018, Panasonic Việt Nam được Giải thưởng Rồng vàng
2018 vinh danh là thương hiệu dẫn đầu ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng
Việt Nam vì những đóng góp tích cực và nỗ lực bền bỉ cho sự phát triển của
ngành điện tử tiêu dùng trong nước nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước nói chung.
Ông Matsushita Kazuhiro, Tổng giám đốc Panasonic Việt Nam cho biết:
“Năm 2018 là một năm đặc biệt ý nghĩa với chúng tôi khi Tập đoàn Panasonic
kỷ niệm 100 năm thành lập. Một thế kỷ qua, thế giới đã chứng kiến nhiều
thay đổi nhưng cam kết của chúng tôi vẫn nguyên vẹn như ban đầu, đó là
không ngừng đóng góp cho xã hội vì một cuộc sống và một thế giới tốt đẹp
hơn. Giải thưởng Rồng vàng 2018 không chỉ minh chứng cho những nỗ lực
của chúng tôi thực hiện cam kết này ở thị trường Việt Nam trong gần 50 năm
qua mà còn một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh căn bản của Panasonic
là nền móng cho sự phát triển vững bền của Tập đoàn. Giải thưởng cũng là sự
động viên, niềm cảm hứng lớn cho chúng tôi tiếp tục chặng đường 100 năm
tiếp theo để tiếp tục đóng góp cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững của

Việt Nam cũng như không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân Việt.”
Hiện Nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam tuyển dụng gần 8.000
công nhân viên, với 7 công ty thành viên trong đó gồm 5 nhà máy và đầu tư
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 22


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

vào tất cả các khía cạnh từ nghiên cứu phát triển (R&D) tới sản xuất, kênh
phân phối, dịch vụ khách hàng cho tới các hoạt động Trách nhiệm xã hội tập
đoàn luôn được Panasonic hết sức chú trọng.
Theo kết quả báo cáo tài chính thường niên của Tập đoàn Panasonic vào
tháng 5 năm 2018 vừa qua, khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam có mức
tăng trưởng 106% so với năm trước.

Bên cạnh vị trí dẫn đầu trong ngành điện tử gia dụng, với định hướng trở
thành doanh nghiệp tiên phong cung cấp các giải pháp tổng thể dành cho kinh
doanh, từ nhà ở, đô thị tới các tổ hợp thương mại, Panasonic mong muốn tạo
ra một hình ảnh mới trên thị trường Việt Nam nhằm đáp ứng các nhu cầu
ngày càng gia tăng về nhà ở, giao thông, chất lượng không khí, an ninh, chiếu
sáng, cung ứng và hậu cần, nhà máy, v.v...
Song song với hoạt động kinh doanh, Panasonic Việt Nam còn được biết
đến với vai trò là doanh nghiệp tích cực triển khai các hoạt động trách nhiệm
xã hội. Trong đó, Trung tâm khoa học công nghệ cao Panasonic Risupia Việt
Nam mở cửa hoàn toàn miễn phí, phục vụ hơn nửa triệu lượt học sinh và gia

đình đến tham quan trải nghiệm từ khi thành lập năm 2010 đến nay. Chương
trình Học bổng Panasonic không ngừng chắp cánh ước mơ học tập cho nhiều
sinh viên Việt Nam với giá trị các suất học bổng lên tới hàng chục tỉ đồng. Dự
án 100,000 đèn năng lượng mặt trời hỗ trợ cộng đồng vùng sâu vùng xa, hoạt
động trồng cây thường niên “Vì một Việt Nam Xanh”, chương trình Qua ống
Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 23


Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

kính trẻ thơ, v.v… cũng là những hoạt động trách nhiệm xã hội tiêu biểu được
Panasonic Việt Nam triển khai trong nhiều năm qua.
Bên cạnh vị trí dẫn đầu trong ngành điện tử gia dụng, Panasonic muốn trở
thành doanh nghiệp tiên phong cung cấp các giải pháp tổng thể dành cho kinh
doanh, từ nhà ở, đô thị tới các tổ hợp thương mại. Đó là hình ảnh mới trên thị
trường Việt Nam nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng về nhà ở,
giao thông, chất lượng không khí, an ninh, chiếu sáng, cung ứng và hậu cần,
nhà máy.
Cùng với đó, hãng tiếp tục triển khai chiến lược “Made in Vietnam, Make
for Vietnam” (Sản xuất tại Việt Nam và dành cho thị trường Việt Nam).

Lớp K37.QTR.ĐN

Trang 24



Môn QTKD Quốc Tế

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Thị Như Liêm

PHẦN 3:

ĐÁNH GIÁ FDI CÔNG TY CON Ở VIỆT NAM
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang được
đánh giá là một quốc gia trong khu vực có lợi thế về thu hút đầu tư nước
ngoài yếu tố thiết yếu để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. FDI hình thức
công ty con là một trong những hình thức thu hút đầu tư nước ngoài đã và
đang góp phần tích cực vào quá trình đưa Việt Nam trở thành một trong
những cường quốc kinh tế sánh ngang với các nước được mệnh danh là con
rồng của Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệm từ các công ty nước ngoài
mà có sự chuẩn bị thực hiện mục tiêu lâu dài là nâng cao vị thế cạnh tranh
trên thị trường thế giới và hiện đại hóa. Lựa chọn chiến lược và thời điểm để
tiến hành mua lại rất quan trọng vì nó quyết định sự thành công và giá mua.
Để mua lại hiệu quả nhất, công ty đi mua phải thuyết phục công ty mục tiêu là
mua lại sẽ đem lại lợi ích cộng hợp lớn hơn vì các công ty này thường muốn
bảo vệ các cổ đông cũng như nhân viên của họ. Các công ty con ở Việt Nam
có lợi thế về nguồn lao động rẻ và thị trường tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn
sẽ là lợi thế để có thể tạo nên lợi ích cộng hợp. Công ty mẹ ở Việt Nam khó
khăn hơn vì kiến thức quản trị cũng như kinh nghiệm kinh doanh quốc tế vẫn
còn yếu, và đặc biệt và vấn đề văn hóa doanh nghiệp vẫn còn khá mới mẽ đối
với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên nếu các công ty có thể sử dụng lực
lượng Việt kiều thì vấn đề khó khăn về nhân sự sẽ được giảm đi đáng kể.

Lớp K37.QTR.ĐN


Trang 25


×