Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nhận diện cấu trúc vốn của tập đoàn HAGL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.52 KB, 21 trang )

GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NÂNG CAO

Đề tài: Nhận

diện cấu trúc vốn của

Tập đoàn HAGL

Nhóm 6

GVHD

:

TS Đặng Hữu Mẫn

Nhóm SVTH

:

Nhóm 6

Trang 1



GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn

Mục lục

Nhóm 6

Trang 2


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn

Câu hỏi chung
CHỈ TIÊU

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Issued share
capital (no.)
Vốn cổ phần phát

hành

311,520,697

467,280,590

537,371,049

718,154,693

789,967,947

789,967,947

Market
capitalization
Vốn hóa thị
trường (ĐV: 1000
VNĐ)

3,115,206,970

4,672,805,900

5,373,710,490

7,181,546,930

7,899,679,470


7,899,679,470

Share price (1000
VNĐ)
Giá cổ phiếu

81.00

19.50

21.60

20.50

22.10

10.40

Price/earning ratio
(times)
Tỷ số giá/thu nhập
(lần)

11.32

7.80

33.17

17.40


12.01

16.35

Earnings per share
($mil)
Lợi nhuận kiếm
được trên mỗi cổ
phiếu (triệu $)

0.0000003756

0.0000001367

0.0000000335

0.0000000641

0.0000000866

0.0000000291

0

0

CP

500


CP

0

0%

0%

15% (100:15)

42.36%

10% (10:1)

0%

22.86

12.43

3.59

6.58

9.46

3.09

Total revenue

($mil)
Tổng doanh thu
(triệu $)

240

152

213

134

144

286

Profit before
interest and tax
($mil)
Lợi nhuận trước
lãi vay và thuế
(triệu $)

104

48

35

37


41

64

Profit before tax
($mil)
Lợi nhuận trước
thuế (triệu $)

159

82

25

47

82

37

Net profit after tax
($mil)
Lợi nhuận sau
thuế (triệu $)

117

64


18

46

68

23

Dividends per
share (VNĐ)
Cổ tức trên mỗi cổ
phần (VNĐ)
Dividend payout
ratio (%)
Tỷ lệ chia cổ tức
(%)
Return on equity
(%)
Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
(%)

Nhóm 6

Trang 3


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
Income tax

expense ($mil)
Chi phí thuế thu
nhập (triệu $)

42

18

8

1

10

9

Current assets
($mil)
Tài sản ngắn hạn
(triệu $)

593

639

687

463

456


604

Total assets ($mil)
Tổng tài sản (triệu
$)

992

1,228

1,502

1,417

1,717

2,249

Current liabilities
($mil)
Nợ ngắn hạn
(triệu $)

274

325

323


236

445

604

Long-term debt
($mil)
Nợ dài hạn (triệu
$)

147

404

654

529

531

859

Total liabilities
($mil)
Tổng nợ phải trả
(triệu $)

508


777

1,034

806

994

1,506

Shareholders’
equity ($mil)
Vốn chủ sở hữu
(triệu $)

484

451

468

611

723

743

Long-term debt to
total assets (%)
Nợ dài hạn trên

tổng tài sản (%)

48%

93%

152.00%

93.00%

30.94%

38.19%

Total liabilities to
shareholders’
equity (%)
Tổng nợ phải trả
trên vốn chủ sở
hữu (%)

105%

166%

221.00%

132.00%

137.60%


202.65%

Nhóm 6

Trang 4


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn

NHẬN DIỆN CẤU TRÚC VỐN CỦA HAGL
I.

Phân tích cấu trúc vốn của tập đoàn HAGL

1. Cấu trúc vốn của HAGL

Nợ phải trả/ Tổng TS
VCSH/ Tổng TS

2009
61%
39%

2010
51%
49%

2011
63%

37%

2012
69%
31%

2013
57%
43%

2014
58%
42%

2015
67%
33%

Biểu đồ: Cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn HAGL từ 2009-2015

Từ bảng phân tích và biểu đồ trên, ta thấy trong 7 năm từ 2009 -2015, hầu như nợ
phải trả đều chiếm hơn nửa tỷ trọng trong cấu trúc vốn (trừ năm 2010). Điều này cho
chúng ta thấy rằng áp lực về khả năng chi trả nợ của Công ty khá cao. Cấu trúc vốn
của Công ty có sự biến động và thay đổi rõ rệt qua các năm như vào năm 2009 hệ số
nợ là 61%; nhưng đến năm 2010 thì giảm xuống 51%; đến năm 2011, 2012 tăng lên là
63% và 69%; và cuối cùng vào 3 năm 2013 đến 2015, hệ số nợ thay đổi lần lượt là
57%, 58%, 67%.Trong thời gian từ 2009 đến 2015 thì hệ số nợ của HAGL vào năm
2010 là thấp nhất và vào năm 2015 là cao nhất.
2. Phân tích môi trường vĩ mô


Có sự biến động cấu trúc vốn như vậy nguyên nhân trực tiếp là do nợ phải trả và
VCSH có sự tăng hay giảm không cùng tốc độ trong các năm, nhưng mà xét một cách
xa hơn thì do có nhiều yếu tố tác động đến làm cho nợ phải trả và VCSH có sự tăng
giảm không đồng đếu ấy. Và môt trong số những yếu quan trọng làm nên sự thay đổi
này là môi trường vĩ mô của Việt Nam.
Bảng: Một số chỉ tiêu Vĩ mô cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2009-2015.

Tăng trưởng
GDP (%)
CPI bình quân
năm so với năm

Nhóm 6

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

5.32


6.78

5.89

5.25

5.42

5.98

6.68

6.88

9.19

18.58

9.21

6.6

4.09

0.63

Trang 5


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn

trước (%)
Gía trị XK
(USD hiện
hành) (triệu
USD)
Giá trị NK
(USD hiện
hành) (triệu
USD)
Cán cân thương
mại

57,096.3

72,191.87

96,905.7
0

114,529.2
0

132,175

150,04
2

162,43
9


69,948.8
0

84,838.60

106,749.
8

111,640.2
7

132,032.
6

148,05
8

165,60
9

-12852.5

-12646.73

-9844.1

2888.93

142.4


1984

-3170

(Nguồn: và />
(Nguồn: />
Nhóm 6

Trang 6


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn

(Nguồn: />•

Năm 2010
Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng 2008-2009, tăng trưởng kinh tế

khả quan trong năm 2010. Xuất khẩu tăng mạnh bất chấp xuất khẩu dầu thô giảm.
Tăng trưởng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở mức cao, đạt gần 40%. Nhập khẩu
cũng tăng mạnh trở lại do nhu cầu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 có thể đạt 27%, tăng trưởng cung tiền ở mức 25%.
Đáng lưu ý là tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao hơn nhiều so với nội tệ. Hệ thống ngân
hàng đang gặp khó khăn khi huy động vốn. Lãi suất duy trì ở mức rất cao với nguyên
nhân chủ yếu là do lạm phát cao vượt dự kiến, chính sách tiền tệ thắt chặt, đầu tư khu
vực nhà nước tăng mạnh và sức ép từ các quy định.
Trước tình hình lãi suất vẫn duy trì ở mức cao, để giảm áp lực trả nợ nên trong
năm 2010 HAGL tăng tổng nguồn vốn bằng cách tăng VCSH nhiều hơn so với nợ.
Điều này làm giảm tỷ suất nợ xuống còn 51% - mức thấp kỷ lục - so với năm 2009 là
61%.

• Năm 2011
Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt, mức cao 18,58% thủ phạm chính là do giá thực
phẩm, giáo dục, lương thực tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 29,34%, 23,18% và
Nhóm 6

Trang 7


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
22,82%. Các giao dịch trên Thị trường bất động sản đóng băng. Giá vàng liên tiếp lập
kỷ lục, đỉnh điểm là 49 triệu/lượng. Sau quãng thời gian tăng trưởng quá nóng với 130
tổ chức tín dụng, gần 10.000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, hệ thống ngân
đã lộ rõ nhiều điểm yếu nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh
xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động
sản, nợ xấu gia tăng... Đặc biệt thị trường chứng khoán 2011 liên tiếp bắt đáy với
nhiều cổ phiếu “rẻ hơn giá mua một mớ rau”, thậm chí giá nhiều cổ phiếu tương
đương giá một nửa cốc trà đá.
Năm 2011 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam, kể cả
HAGL. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược và sách lược kinh
doanh. HAGL đẩy mạnh việc bán ra vừa lấy tiền quay vòng vốn nhanh, vừa tận dụng
thời cơ giá cả đang ở đỉnh cao, vừa góp phần hỗ trợ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, lạm
phát cũng tác động xấu đến chi phí đầu vào của sản xuất, đến giá nguyên vật liệu và
thực hiện vốn đầu tư. HAGL cũng nằm trong sự ảnh hưởng của lạm phát nhưng với
nguồn lực thị trường rộng lớn nên HAGL đã huy động được nguồn vốn tài trợ từ vay
và nợ dài hạn ngân hàng BIDV. Điều này làm tác động đến cấu trúc vốn của HAGL, tỷ
suất nợ tăng cao so với năm 2010, lên đến 63%, trong đó tỷ lệ Nợ dài hạn trên VCSH
chiếm tỷ trọng cao, gần 33%.
• Năm 2012
Tình hình trong nước còn nhiều biến động nhưng tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống
mức thấp, khoảng 7% vào cuối năm 2012. Lãi suất thị trường giảm nhanh so với năm

2011, HAGL chớp lấy thời cơ huy động thêm nguồn vốn bằng cách vay Ngân hàng và
phát hành trái phiếu để gia tăng Nợ dài hạn – tăng hơn 5000 tỷ so với năm 2011. Tỷ
suất nợ trong năm nay tăng nhẹ so với năm 2011, nằm ở mức 69%
• Năm 2013
Năm này, nền kinh tế chuyển biến tích cực, tăng trưởng GDP ổn đinh đạt mức
5,42%. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, chỉ số CPI chỉ đạt 6,6 %, thấp hơn so với
mục tiêu là 7-8%; lãi suất có xu hướng giảm thấp và ổn định, không còn tình trạng
chạy đua lãi suất phức tạp như những năm trước; tỷ giá nhìn chung được duy trì khá
ổn định trong thời gian dài dù có những thời điểm tỷ giá phi chính thức có biến động
vượt khỏi trần biên độ. Cán cân thương mại được cải thiện đáng kể từ mức thâm hụt
nặng nề trước đây nay cơ bản thăng bằng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2013

Nhóm 6

Trang 8


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt
132 tỷ USD, cũng tăng 15,4% so với 2012. Tính chung trong năm 2013, Việt Nam
xuất siêu gần 200 triệu USD.
Trong tình hình ấy, để bắt kịp và đi trước với thay đổi của thị trường, HAGL đã
thực hiện chiến lược tái cấu trúc lại doanh nghiệp, đề ra chiến lược kinh doanh mới
nhằm cắt giảm và thu hẹp những ngành không có khả năng sinh lời, tập trung vào
những ngành có khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro, hạ thấp số dư nợ và cải thiện các
chỉ sso tài chính. Từ chiến lược đã đề ra đó, HAGL đã thực hiện việc giảm các khoản
vay và tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ đó làm cho hệ số nợ của công ty giảm xuống. Tỷ
suất nợ và tỷ suất tự tài trợ của HAGL lần lượt là 57% : 43%.
• Năm 2014
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục

hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. GPD tăng 5.98% so với 2013, nền kinh tế tăng trưởng
khá ổn định, lạm phát tiếp tục giảm mạnh so với năm trước, CPI chỉ còn 4,09%. Tỷ giá
ngoại tệ và lãi suất cũng có một chút biến động nhưng không đáng kể. Cán cân thương
mại gia tăng, xuất siêu đạt gần 2 tỷ USD, với lượng xuất khẩu là 150 tỷ, còn nhập khẩu
là 148 tỷ USD, đều tăng khoảng 13% so với năm ngoái.
Chúng ta có thể nhận ra rằng, 2014 là một năm mà nước ta có nền kinh tế tăng
trưởng khá lạc quan và không có biến động gì nhiều. Vì vậy, HAGL tiếp tục thực hiện
chiến lược đã đề ra vào năm 2013 và không có nhiều thay đổi về chính sách. Vậy nên
cấu trúc vốn của HAGL không có nhiều biến động so với năm 2013. Tỷ suất nợ ở mức
58%.
• Năm 2015
Trong bối cảnh kinh tế Thế giới đang trên đà phục hồi, với nhiều màu sắc và tốc
độ khác nhau, nền kinh tế Việt Nam nổi bật nằm trong số ít quốc gia có tốc độ phục
hồi ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.68%,vượt mục tiêu là 6.2% và cao hơn
năm trước, điều này đã biết được chắc chắn thừ đầu năm. Ấn tượng hơn đó là lạm phát
đạt mức thấp kỷ lục trong 15 năm gần đây, chỉ đạt 0.63%. Nguyên nhân góp phần vào
tỷ lệ lạm phát thấp là do giá dầu thế giới giảm mạnh và giữ nguyên ở mức thấp, giá
lương thực, thực phẩm cũng thấp và ổn định. Đây là những cú sốc tích cực lên tổng
cung và nó giúp làm tăng sản lượng và giảm tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế.Bên cạnh
đó, lãi suất thị trường cũng có xu hướng giảm cuống thấp.

Nhóm 6

Trang 9


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
Kết hợp các điều kiện trên, thị trường xuất hiện nhiều có hội đầu tư sinh lợi cao,
HAGL không thể nào bỏ qua cơ hội hoàn hảo đó. Tuy nhiên một điều bất lợi là giá cổ
phiếu của HAGL vào năm này lại bị giảm mạnh do các khoản vay trái phiếu đến hạn

phải trả lên đến 3.950 tỷ đồng trong khi nhu cầu đầu tư của HAG trong năm nay có thể
lên đến 5.900 tỷ đồng. Do đó để có đủ tiền thực hiện nhu cầu hoạt động của Công ty,
HAGL đã lựa chọn huy động thêm nguồn vốn từ việc vay nợ dài hạn ngân hàng và
phát hành thêm trái phiếu và giữ nguyên lượng vốn chủ sở hữu, không phát hành thêm
cổ phần.Chính vì vậy làm cho hệ số nợ của Công ty đã đạt mức lớn nhất trong thời
gian qua (chiếm 67% trên tổng nguồn vốn).
3. So sánh đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bằng hệ số nợ và hệ
số nợ dài hạn từ năm 2009 – 2015
Một số đối thủ cạnh tranh chính của HAGL như CTCP Tập đoàn Đức Long Gia
Lai, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, CTCP Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn HiPT,
CTCP Tập đoàn HANAKA, FBA International Group Corporation, Tập đoàn COTEC,
CTCP Tập đoàn CMC.
3.1.

Phân tích hệ số nợ giữa các đối thủ với tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Hệ số nợ: đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ

chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn
BẢNG HỆ SỐ NỢ của các tập đoàn (Nguồn: cophieu68.com)

Nhóm 6

Năm

HAGL

HPG

HSG


2009

61%

51%

61%

2010

51%

55%

62%

2011

63%

55%

66%

2012

69%

43%


62%

2013

57%

46%

70%

2014

58%

58%

73%

2015

67%

55%

64%

Trang 10


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn

Việc sử dụng nợ cao vừa giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thuế nhờ
lãi vay nhưng lại làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi lãi suất trên thị
trường tăng mạnh.

Từ bảng trên ta thấy:
Hệ số nợ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cao hơn tập đoàn Hòa Phát Và thấp
hơn tập đoàn Hoa Sen. Nên ta có thể kết luận rằng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai có rủi
ro cao hơn Thấp đoàn Hòa Phát và có thấp hơn so với tập đoàn Hoa Sen.
Năm 2013 là năm mà tập đoàn HAGL tái cơ cấu vốn nên làm giảm hệ số nợ so
với năm 2013, nhưng tới năm 2015 thù hệ số nợ của HAGL lại tăng đột biến lên 67%.
Vậy nguyên nhân gì dẫn tới hệ số nợ của HAGL lại cao như vậy? bởi vì năm 2015 là
năm có tỉ lệ lạm phát đạt mức kỉ lục trongg 15 năm gần đây, lãi suất thị trường cũng có
xu hướng giảm xuống thấp. Kết hợp các điều kiện trên, thị trường xuất hiện nhiều có
hội đầu tư sinh lợi cao, HAGL không thể nào bỏ qua cơ hội hoàn hảo đó và Công ty đã
chớp thời cơ huy động thêm nguồn vốn từ việc vay nợ dài hạn ngân hàng và phát hành
thêm trái phiếu để thực hiện kế hoạch đầu tư mạnh sang Lào và Campuchia của mình.
Đó là lý do làm cho hệ số nợ của Công ty đạt mức lớn nhất trong thời gian qua (chiếm
67% trên tổng nguồn vốn).
Năm 2012, tuy hệ số nợ vay trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu tăng so với
năm 2011, nhưng trong cơ cấu nợ vay có khoản trái phiếu hoán đổi 1.130 tỷ đồng, trái
phiếu chuyển đổi 1.100 tỷ đồng, trái phiếu kèm theo chứng quyền ngành cao su 2.000
tỷ đồng và trái phiếu quốc tế 1.521 tỷ đồng có khả năng chuyển đổi thành vốn chủ sở
hữu trong tháng 04/2013. Ngoài ra, các khoản nợ tăng trong năm 2012 phần lớn có kỳ
hạn dài, phù hợp với khả năng tạo ra dòng tiền của các dự án nên rủi ro thanh khoản
không cao. Hệ số này nằm trong khả năng kiểm soát của Tập đoàn.
Từ năm 2009 – 2015 thì tập đoàn Hoa Sen có hệ số nợ cao nhất, và cao nhất
trong năm 2014 với tỉ suất nợ là 73%, tức là 100 đồng vốn mà công ty bỏ ra thì vốn

Nhóm 6


Trang 11


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
vay là 73 đồng, tỉ lệ nợ này quá cao. Cũng có thể phán đoán rằng trong năm 2014, tập
đoàn Hoa Sen có nhiều dự án đầu tư lớn và nhưng công ty không thể tự lo được vốn
đầu tư nhiều, nên tỷ lệ nợ cao.  Chủ nợ của tập đoàn Hoa sen cần phải dè chừng.
Và năm 2014 thì tập đoàn Hòa Phát cũng có hệ số nợ cao nhất là 58% vẫn thấp
hơn 60% ở mức bình thường. Cho thấy tập đoàn này có thể trang trải cho các khoản
đầu tư, mà không cần phải vay nợ quá nhiều.  Chủ nợ sẽ an tâm hơn khi đầu tư vào
công ty này.

3.2.

Phân tích hệ số nợ dài hạn
Năm

HAGL

HPG

HSG

2009

63%

11.07%

24.22%


2010

48%

19.45%

32.45%

2011

93%

41.7%

47.94%

2012

152%

39.56%

36.94%

2013

93%

31.5%


35.85%

2014

78%

13.6%

44.47%

2015

121%

9%

39.27%

Từ năm 2009 – 2015 thì tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chủ yếu sử dụng công cụ
nợ dài hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong 2 năm 2012
và 2015 thì hệ số nợ dài hạn của HAGL là rất cao lần lượt là 152% và 121%.
Ngược lại với HAGL thì HPG và HSG không sử dụng hệ số nợ dài hạn để đầu tư
chủ yếu cho quá trình sản xuất, mà sử dụng các công cụ nợ khác.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của HAGL:
4.1.
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính quan hệ chặt chẽ với nhau. Tỷ suất sinh lời
càng cao, xác suất công ty chịu rủi ro phá sản ngày càng thấp. Điều này sẽ làm cho


Nhóm 6

Trang 12


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
doanh nghiệp ưu tiên cao hơn nguồn vốn vay dẫn đến sự gia tăng của đòn bẩy tài
chính. Bên cạnh đó, theo lý thuyết sự cân bằng (Trade-off theory), do lợi ích từ lá
chắn thuế, công ty sẽ đi vay nhiều hơn và được khuyến khích để vay nhiều hơn. Ví
dụ như, thay vì lãng phí nguồn tiền vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc dự án có NPV
âm, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các khoản vayhợp lý và an toàn hơn. Tùy từng
trường hợp mà HAGL sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của
công ty.
4.2.

Quy mô doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính và quy mô doanh nghiệp có sự tương quan tỷ lệ thuận bởi vì

công ty có quy mô lớn và đa dạng hóa danh mục hoạt động sẽ có rủi ro phá sản thấp
hơn khi so sánh với những công ty nhỏ hơn. Nói một cách khác, các công ty có quy
mô lớn sẽ có lợi thế khi cộng tác hoạt động với các tổ chức tài chính khi so sánh với
các công ty có quy mô nhỏ hơn. Cụ thể, các chi phí giao dịch sẽ giảm khi doanh
nghiệp thực hiện việc mua bán một số lượng hàng hóa dịch vụ khi trao đổi. HAGL là
một doanh nghiệp lớn nên có lợi thế về quy mô.
4.3.

Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao thì đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm

xuống. Tốc độ phát triển cao, doanh nghiệp sẽ phát hành nhiều cổ phần thay vì đi vay

nợ để giảm thiểu việc chia sẻ quyền lợi giữa cổ đông và các chủ nợ. Theo lý thuyết
cân bằng (Trade-offTheory), do các chi phí phá sản, doanh nghiệp có tốc độ tăng
trưởng cao thì đòn bẩy tài chính có xu hướng giảm xuống.
Bên cạnh đó sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp tới
quy mô của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến
hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ
trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
Hiện nay tốc độ tăng trưởng của HAGL đang giảm sút nên doanh nghiệp chọn
bán bớt tài sản của mình để tăng vốn chủ sở hữu nhằm giải quyết các vấn đề gặp
phải.
4.4.

Số năm hoạt động
Số năm hoạt động của công ty tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính.Công ty có số

năm hoạt động càng nhiều, công ty đó sẽ có uy tín tín dụng ngày càng lớn và dễ dàng
hơn tiếp cận các khoản vốn vay. HAGL là một doanh nghiệp lâu năm(1993). Số

Nhóm 6

Trang 13


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
năm hoạt động của công ty có liên quan đến các thông tin minh bạch của công ty trên
thị trường tín dụng. Hay nói cách khác, các công ty sẽ giảm thiểu được rủi ro về
thông tin bất đối xứng đối với các ngân hàng, các tổ chức cho vay tín dụng. Chính vì
thế, việc quản lý các khoản nợ sẽ dễ dàng hơn, dẫn tới các chi phí trung gian giảm
xuống.
4.5.


Đặc điểm riêng của ngành
Những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay của vốn chậm thì cơ

cấu của vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu ( hầm mỏ, khai thác, chế biến... ) ngược lại
những nghành nào có mức cầu về loại sản phẩm cố định, ít thăng trầm, vòng quay của
vốn nhanh... ( dịch vụ, bán buôn... ) thì vốn được tài trợ trừ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ
trọng lớn. Các ngành sinh lời càng cao, càng có khuynh hướng sử dụng ít vốn vay. Tỷ
lệ đòn bẩy tài chinh trong cấu trúc vốn có tương quan ngược chiều với tần suất phá sản
trong ngành. Các doanh nghiệp phát sinh các dòng tiền ổn định qua chu kỳ kinh doanh
thường có khuynh hướng có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn. Nói chung, các doanh
nghiệp có khuynh hướng tập trung sát tỷ lệ nợ của ngành, có thể phản ánh sự kiện là
phần lớn rủi ro kinh doanh mà một doanh nghiệp gặp phải là do ngành hoạt động ấn
định. HAGL là tập đoàn đa ngành nên đặc điểm của từng ngành sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến cấu trúc vốn của công ty.
4.6.

Các biến động của mùa vụ.
Các ngành có biến động mùa vụ lớn trong kinh doanh thì nợ vay ngắn hạn sẽ

chiếm tỷ trọng cao. Các doanh nghiệp này phải lựa chọn một cấu trúc vốn thích hợp
là rất quan trọng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
VD: Làm nông nghiệp vốn là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro từ thiên nhiên. Gia Lai hay
KonTum (nơi HAGL từng dự kiến đầu tư thêm dự án 1.600 tỷ đồng) đều là những
tỉnh đầu tiên công bố tình trạng thiên tai hạn hán. Tổng cục Thống kê cho biết, chăn
nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong bốn tháng đầu năm gặp khó khăn
do lượng nước và nguồn thức ăn khan hiếm. Tuy nhiên, sau những tháng nắng hạn
lịch sử, vào những ngày này, mùa mưa Tây Nguyên đang tới, kỳ vọng sẽ trả về cánh
đồng cỏ xanh cho những đàn bò.
 Điều này cho thấy yếu tố mùa vụ tác động mạnh đến cấu trúc vốn của

HAGL.

Nhóm 6

Trang 14


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
Kết luận: Có rất nhiều nhân tố trên ảnh hưởng lớn tới cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, trên đây chỉ là một vài nhân tố, giúp cho doanh nghiệp có những quyết định
đúng đắn về việc quản lý và sử dụng vốn.Tóm lại, trong những điều kiện khác nhau và
trong những thời kỳ khác nhau mỗi doanh nghiệp đều phải xác định được cơ cấu vốn
hợp lý phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp, luôn có sự tính toán các
nhân tố có thể làm thay đổi cơ cấu tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.
II. Phân tích tác động của cấu trúc vốn
1. Phân tích mức độ và sự dao động của đòn bẩy nợ HAGL (2010 – 2015)
1.1.
Mức độ thay đổi đòn bẩy nợ (Nợ dài hạn) 2010 – 2015:

1.2.

1.3.

Năm

2010

2011

2012


2013

2014

2015

Nợ dài hạn/
Tổng tài sản

48%

93%

152.00%

93.00%

30.94%

38.19%

Biểu đồ dao động đòn bẩy nợ (Nợ dài hạn) 2010 – 2015:

Phân tích sự ảnh hưởng của đòn bẩy nợ đến chính sách tài chính của

HAGL:
Những thông số này cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của công ty. Nó
biểu thị tầm quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn của công ty. Thông số này
của công ty là không đều qua các năm, tăng lên rồi lại giảm rồi lại tăng, cao nhất là

năm 2012 là 152%, chứng tỏ năm này công ty khai thác tốt lợi thế đòn bẩy nhất trong
5 năm (2010-2015).
Vào năm 2012 có đòn bẩy nợ cao nhất cho thấy trong năm này công ty đang vận
dụng đòn bẩy tài chính, tăng vốn CSH, lượng tăng vốn vay ngắn hạn gần như tương
đương với lượng giảm vốn vay dài hạn. Như vậy việc sử dụng vốn vay của công ty sẽ
giảm thiểu được rủi ro hơn nếu có sự biến dộng của thị trường, khả năng tự chủ của
công ty sẽ cao hơn vì không phụ thuộc nhiều vào nợ vay.
2. Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận
Chỉ tiêu

Nhóm 6

2015

2014

2013

Trang 15

2012

2011

2010


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
ROE use NI


3.09%

9.46%

6.58%

3.59%

12.43%

22.86%

ROA use NI

1.02%

3.98%

2.84%

1.12%

4.57%

11.15%

Tỷ suất nợ

67%


58%

57%

69%

63%

51%

Tỷ suất tự tài trợ

33%

42%

43%

31%

37%

49%

Hiệu suất sử dụng tài sản

0.145

0.092


0.091

0.155

0.141

Tác động đến hiệu quả doanh nghiệp thông qua 2 chỉ tiêu là ROE , ROA và
HSSDTS. Dựa vào bảng trên ta có thể thấy chỉ tiêu ROE vào năm 2010 đạt đỉnh điểm
cao nhất, thể hiện khả năng tăng trưởng doanh thu, quản lý tài sản cùng với hiệu quả
của đòn bẩy tài chính đã giúp cho doanh nghiệp tăng được giá trị của mình. Có nghĩa
là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 22.86 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2015
giảm mạnh xuống chỉ còn 3.09%.
Tỷ suất nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ nợ vay thấp, hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp có tương quan thuận với tỷ lệ nợ vay. Khi mức nợ vay quá cao, hiệu quả hoạt
động sẽ có tương quan âm với tỷ lệ nợ vay.
Trong trường hợp này thì doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao so với vốn chủ sở hữu thì
hoạt động sẽ hiệu quả hơn, tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên nếu nợ vay quá cao
thì doanh nghiệp nên hạn chế nợ vay nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả. Các khoản
nợ vay hiện tại sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Cơ hội tăng trưởng làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Cơ hội tăng
trưởng được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng của tài sản nghĩa là hiệu quả sử dụng
tài sản. Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp
đem lại hiệu quả.
3. Phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên chính sách thuế
Tại Việt Nam ta có bảng tổng hợp thuế suất thuế TNDN qua các thời kỳ như
sau:
Bảng 1: Thuế suất doanh nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ
THỜI
GIAN ÁP CÁCH XÁC ĐỊNH

DỤNG
Trước

Nhóm 6

THUẾ

VĂN

SUẤT

HƯỚNG DẪN

Tất cả doanh nghiệp trừ các trường hợp 25%

Trang 16

Thông

BẢN



số


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
ở dưới
Các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai 32 % thác dầu khí tại Việt Nam


50%

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
01/07/2013

các mỏ tài nguyên quý hiếm (trừ dầu 50%
khí)

123/2012/TT-BTC
ngày 27/7/2012

Các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70%
diện tích được giao trở lên ở địa bàn có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó

40%

khăn
Doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp
tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu có tổng 20%
Từ

ngày

01/07/2013

doanh thu năm không quá 20 tỷ

Thông


đồng.

141/2013/TT-BTC

Tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng

25%



số

ngày 16/10/2013

Doanh nghiệp mới thành lập kể từ ngày
01/07/2013 (trừ trường hợp thuộc diện 25%
được hưởng ưu đãi về thuế).

Từ

Doanh nghiệp được thành lập theo quy

Thông

định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp

78/2014/TT-BTC

tác xã, đơn vị sự nghiệp có thu có tổng 20%


ngày 18/06/2014;

doanh thu năm không quá 20 tỷ

Thông

ngày đồng.
Tổng doanh thu năm trên 20 tỷ đồng



Trường hợp doanh nghiệp mới thành

31/12/2015

lập trong năm không đủ 12 tháng thì
trong năm đó doanh nghiệp thực hiện
kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%

22%

22%

(trừ trường hợp thuộc diện được hưởng
ưu đãi về thuế).

Nhóm 6




96/2015/TT-BTC

01/01/2014

Từ



ngày Tất cả DN, trừ các trường hợp ưu đãi về 20%

Trang 17

ngày 22/06/2015

số

số


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
01/01/2016

thuế TNDN

trở đi
Theo trên, mức thuế mà công ty HAGL phải nộp trong các năm từ 2010 đến 2015
dao động từ 22% đến 25%. nên nhìn chung cũng có những thay đổi nhất định trong
việc dùng nợ trong cấu trúc vốn.
Mọi người đều hiểu rằng một doanh nghiệp khi sử dụng và gia tăng nợ thì

doanh nghiệp đó phải đối mặt với rủi ro và áp lực thanh toán trong tương lai. Vậy thì
tại sao một doanh nghiệp lơn như HAGL lại sử dụng nợ và thậm chí là mức nợ sử
dụng khá là lớn. Lý do chính yếu nhất là bởi lợi ích từ lá chắn thuế mà nợ mang lại.
Nhờ việc không tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên khoản tiền lãi vay mà doanh
nghiệp tận dụng được một nguồn vốn không mất chi phí (Lợi ích từ lá chắn thuế = Lãi
vay*Thuế suất thuế TNDN). Phần lợi ích này cũng chính là khoản lãi vay mà Nhà
nước trả cho chủ doanh nghiệp (khoản khấu trừ thuế).
Bảng 2: Lợi ích chắn thuế từ việc dùng nợ của HAGL
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng nguồn vốn 991,53

1227,99

1502,06

1417,25


1717,23

2248,90

Nợ vay

507,76

776,74

1033,78

806,26

994,49

1505,83

Tỷ trọng nợ vay

51,21%

63,25%

68,82%

56,89%

57,91%


66,96%

Lãi vay

11,44

24,95

26,12

33,84

28,71

49,59

Tấm chắn thuế

2,86

6,24

6,53

7,44

6,32

10,91


Nguồn: BCTC của công ty CP HAGL

Nhìn vào các chỉ tiêu trên, năm 2015 là năm có giá trị lãi vay cao nhất, gần 50
triệu USD, trong 6 năm từ 2010 đến 2015 và nó chiếm tỷ trọng lên tới 66,96% trong
tổng nguồn vốn. Do đó tấm lá chắn từ lãi vay mà công ty tiết kiệm được trong năm
2015 cũng là mức lớn nhất với mức tiết kiệm lên tới gần 11 triệu USD. Điều này
chứng tỏ HAGL đã mở rộng việc dùng nợ nhằm tận dụng lá chắn thuế giúp tăng giá trị
cho công ty cùng lợi ích của cổ đông.
Có thể nói rằng việc sử dụng nợ không những đáp ứng cho nhu cầu hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà đối với quản trị tài chính doanh nghiệp thì

Nhóm 6

Trang 18


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
đây còn là một vấn đề mang tính “nghệ thuật” trong việc sử dụng cấu trúc vốn nhằm
đạt tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp với những phân tích để hưởng lợi từ
tấm lá chắn thuế. Theo lý thuyết về cấu trúc vốn M&M, một doanh nghiệp nên tăng nợ
cho đến khi giá trị từ hiện giá của tấm chắn thuế vừa đủ để bù trừ bằng gia tăng trong
hiện giá của chi phí kiệt quệ.
4. Cấu Trúc Vốn Ảnh Hưởng Tới Chính Sách Phân Chia Cổ Tức
Lựa Chọn Cơ Cấu Vốn Phù Hợp:
 Trong hoạt động kinh doanh, mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau. Công ty sử
dụng vốn vay phải trả lãi vay cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, nhưng
công ty phải chịu sức ép về hoàn trả lợi gốc và lãi vay đúng hạn; làm tăng hệ số nợ dẫn
đến gia tăng rủi ro về nợ.
o Trong khi đó, việc sử dụng vốn chủ sở hữu công ty không phải đáo hạn vốn gốc, giảm

khả năng rủi ro về nợ. Do đó, công ty cần xem xét đặc điểm của từng loại vốn và từng
giai đoạn kinh doanh để lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý.
o Công ty khi sử dụng nợ vay vào hoạt động kinh doanh có thể làm gia tăng hoặc giảm
sút tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ vì lãi tiền vay phải trả cho tổ chức tín dụng tài chính
hoặc trái phiếu là chi phí sử dụng vốn mang tính cố định, không phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh.
o Do đó, hoạt động của công ty đòi hỏi phải đạt mức doanh lợi tối thiểu từ việc sử dụng
vốn vay để không ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đông hoặc mỗi cổ phần.
 Việc sử dụng vốn vay sẽ tạo ra hiệu ứng đòn bẩy tài chính. Mức độ hiệu ứng của đòn
bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ: Công ty có hệ số nợ cao thì hệ số đòn bẩy tài
chính cao và ngược lại
 Công ty sử dụng vốn vay để bù đắp thiếu hụt về vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt
khác có thể làm gia tăng tỷ suất vốn chủ sở hữu. Bởi vì khi sử dụng vốn vay, công ty
trả lãi tiền vay với mức cố định. Do đó, nếu công ty tạo ra khoản lợi nhuận trước lãi
vay và thuế lớn thì sau khi trả tiền vay và thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận
dôi ra là lợi ích của chủ sở hữu.
 Ngược lại, khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhỏ hơn lãi tiền vay phải trả và thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp thì nó làm sút giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
 Qua việc xem xét đặc điểm của mỗi loại vốn huy động của công ty cũng như mức độ
hiệu ứng đòn bẩy tài chính bằng việc xem xét chi phí sử dụng vốn vay tác động ảnh
hưởng tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, công ty có thể tính toán và lựa chọn cơ
cấu vốn phù hợp với điều kiện cụ thể.

Nhóm 6

Trang 19


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
 Theo đó, quyết định việc huy động vốn dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu hay

huy động vốn dưới hình thức vay nợ để bổ sung vốn kinh doanh nhằm mục đích gia
tăng lợi ích cổ đông của công ty.
III. Kết luận
 Giai đoạn 2009-2012:
Theo đánh giá của các nhà kinh tế học tỷ lệ nợ phải trả và VCSH là 50:50 thường
cân bằng được rủi ro và lợi nhuận của công ty. Nếu công ty sử dụng quá ít nợ thì sẽ
làm giảm quy mô của mình, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, do đó cơ
cấu vốn tối thiểu mà công ty nên duy trì là 50:50. Năm 2010 HAGL đã sử dụng chiến
lược tài trợ vốn tốt nên đã đạt lợi nhuận cao với ROE cao nhất là 22.86%. Trong hai
năm 2011 và 2012 công ty HAGL đã tăng nợ lên cao hơn 60%, làm ROE giảm xuống
1 cách rõ rệt, chỉ còn 3.59% vào năm 2012. Điều này chứng tỏ công ty phụ thuộc quá
lớn vào nguồn vốn tài trợ nợ và khả năng tài chính của Công ty là không mạnh. Cơ cấu
vốn nợ quá lớn do việc tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính đã đem lại áp lực và rủi ro
cấp số nhân cho Công ty, dẫn đến rủi ro tài chính có tăng lên đáng kể. Vậy cấu trúc
vốn mục tiêu của HAGL trong giai đoạn này là 51% Nợ và 49% Vốn chủ sở hữu.
 Giai đoạn 2013-2015:
Đổi mới cơ cấu vốn của Công ty là một trong những nội dung quan trọng trong
đổi mới chính sách quản lý tài chính của Công ty. Mục đích đổi mới cơ cấu vốn của
Công ty nhằm tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu cũng như nâng cao năng lực kinh
doanh của Công ty trong môi trường cạnh tranh. Để làm được điều đó, HAGL đã đưa
ra định hướng rõ ràng, trước hết là định hướng đó được thể hiện ở chính sách tài trợ
của Công ty, việc kết hợp các nguồn tài trợ khác nhau sao cho chi phí vốn là thấp nhất,
thị giá thị trường của cổ phiếu Công ty là cao nhất với rủi ro có thể chấp nhận được.
Sau 2 năm tăng tỷ lệ Nợ thất bại, HAGL đã tái cấu trúc vốn giảm Nợ vào năm 2013 ở
mức 57%. Như mong đợi, ROE tăng lên 6.58%, đây là điều đáng mừng cho tập đoàn.
Có thể nói Công ty đã thay đổi chính sách huy động vốn của mình từ sử dụng vốn nợ
sang sử dụng vốn tự có, thể hiện chính sách đánh đổi lợi nhuận để giảm bớt rủi ro
thanh toán, áp lực của Công ty trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện
nay có thể thấy đây là một chính sách đúng đắn và đem lại lợi ích to lớn cho Công ty.
Năm 2014 công ty vẫn sử dụng tốt đòn bẩy nợ với sự tăng nhẹ trong tổng nợ, tỷ suất

nợ lên 58% (chỉ hơn 1% so với năm 2013) làm ROE tiếp tục tăng lên 9.46%. Nhưng
công ty lại quyết định tăng tỷ suất nợ lên 67% trong năm 2015, đòn bẩy nợ đã thể hiện
tính chất “dao hai lưỡi” của mình, khiến ROE sụt giảm đáng kể và công ty lâm vào

Nhóm 6

Trang 20


GVHD: TS Đặng Hữu Mẫn
khủng hoảng kinh tế vì áp lực trả nợ quá lớn. Vậy cấu trúc vốn mục tiêu của công ty
HAGL nên là 58% Nợ và 42% Vốn chủ sở hữu.

Nhóm 6

Trang 21



×