Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

đề tài dị ứng mĩ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 16 trang )

DỊ ỨNG MỸ PHẨM
Nhóm IV- Lớp YHDP6
Phân nhóm 2


Danh sách nhóm


I. GIỚI THIỆU
Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng gia tăng. Sự gia tăng về số lượng và chủng loại mỹ
phẩm cũng như nhu cầu sư dụng đang song hành cùng với tai biến khi sử dụng, nhất là những
biểu hiện dị ứng
Lachariae(1995) điều tra trên 3300 bệnh nhân nữ> 18 tuổi cho thấy 51% da nhạy cảm mỹ
phẩm, 10% có dị ứng. Ngô Xuân Nguyệt nghiên cứu tại Trung Tâm Da Liễu Hà Nội trong
6 tháng cuối năm 2001 với tỷ lệ bệnh nhân viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm là 35/3772
người viêm da dị ứng (0.92%). Theo một cuộc khảo sát năm 2010, có khoảng 1/3 nguời
đang sử dụng mỹ phẩm có ít nhất 1 phanr ứng dị ứng với 1 loại mỹ phẩm nào đó, tỷ lệ
này vẫn đang có xu hướng gia tăng.
Tần suất dị ứng mỹ phẩm rất khó xác định vì đa số trường hợp nhẹ bênh nhân sẽ ngừng sử
dụng mỹ phẩm nghi ngờ và không cần can thiệp của bác sĩ.
“bệnh do mỹ phẩm” ngày một tăng , và danh sách mỹ phẩm gây dị ứng ngày càng dài,
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ mà quan trọng hơn là sức khoẻ của người
sử dụng


I. GIỚI THIỆU
 ĐỊNH NGHĨA
1. Mỹ phẩm
Bao gồm tất cả những chế phẩm tác động theo cách tiếp xúc đến bề mặt cơ thể: da,
tóc, móng tay, biểu bì, hệ lông, răng, niêm mạc miệng
Với mục đích làm sạch, tạo mùi thơm, về phương diện thẩm mỹ hoặc để giảm bớt


những mùi vị cơ thể
2. Dị ứng mỹ phẩm
Dị ứng mỹ phẩm là một phản ứng miễn dịch bất lợi của cơ thể đối với mỹ phẩm
Các triệu chứng, hội chứng lâm sàng của bệnh xuất hiện sau khi sử dụng mỹ phẩm
Là kết quả của một chuỗi các phản ứng của hệ thống miễn dịch, trong đó có sự kết
hợp dị nguyên và kháng thể.


II. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI
1. Nguyên nhân
Ngày nay, y học đã chứng minh được rằng dị ứng mỹ phẩm là do cơ địa dị ứng của
người bệnh mà thường có yếu tố di truyền, gia đình. Do vậy, khi trong gia đình đã có người
bị bệnh dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa... Thì phải rất thận trọng khi lựa chọn và sử
dụng mỹ phẩm.
Một số thành phần trong mỹ phẩm sau đây có thể là dị nguyên gây nên các phản ứng
dị ứng.
• Nguyên liệu tạo hương (hương thơm): có mặt hầu như ở tất cả mỹ phẩm là benzyl
alcohol , benzaldehyde và ethylen brassylate. Nghiên cứu cho thấy 80% dị ứng mỹ
phẩm là do hương liệu trong đó nhựa thơm Peru: geraniol, amylcinamic, alcol cinamic,
iso eugenol ... là nguyên nhân gây dị ứng khoảng 50 % bệnh nhân dị ứng hương liệu.


II. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI
1. Nguyên nhân
• Chất bảo quản: Chất giải phóng formaldehyde là chất bảo quản chủ yếu của mỹ phẩm
có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn Gram âm gồm : quaternium 15 , imidazolidinyl urea ,
diazolidinyl urea , DMDM hydantoin và 2- bromo 2- nitropropane –1,3-diol
( Bronopol). Dị ứng với một trong những thành phần này có thể dị ứng chéo với thành
phần khác
• Parabens cũng là chất bảo quản chủ yếu nhưng chỉ phản ứng trên da bị viêm tấy hay nứt

nẻ .
• Thimerosol chủ yếu có trong sản phẩm dạng dung dịch chải mi ( mascaras)
Paraphenylenediamine(PPD): tìm thấy hầu hết trong thuốc nhuộm tóc “vĩnh viễn”, “nửa
vĩnh viễn”. Dị ứng thuốc nhuộm có thể làm thay đổi màu tóc.
• Toluene Sulfonamide/ Formaldehyde Resin: Thường thấy trong thuốc đánh móng tay
• Cocamidopropyl Betaine: thường thấy rất nhiều trong dầu gội đầu , dung dịch làm sạch
• Ngoài ra, một số thành phần cũng gây đau và ngứa như : acid lactic , nhũ tương nonionic , formaldehyd , glycol propylen, urea , acid sorbic , bronopol , acid benzoic
,dowicil –200 , ...


II. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI
2. Yếu tố thuận lợi
Cơ địa dị ứng (thường hay mắc các bệnh
dị ứng khác như hen phế quản , viêm mũi dị
ứng , mày đay , dị ứng thuốc... )
Di truyền (người có người thân dị ứng mỹ
phẩm)
Tuổi (20 –50 là chủ yếu, ở người già và
trẻ em ít gặp hơn).
Mắc các bệnh da kèm theo hay có tổn
thương trên da
Tần suất và mức độ tiếp xúc mỹ phẩm

Cách sử dụng
DỊ ỨNG
MỸ PHẢM

Thành phần Cơ địa nhạy
cảm
mỹ phẩm



III. CƠ CHẾ BỆNH SINH

>>Mỹ phẩm cũng như nhiều loại dị nguyên là hóa chất khác, có khả năng gắn với protein và
trở thành những kết hợp mới có tính kháng nguyên mạnh.
 Các hóa chất của mỹ phẩm tác động vào cơ thể qua da bằng con đường tiếp xúc trực tiếp,
các phản ứng dị ứng xảy ra sau đó theo cơ chế type I và IV theo Gell và Coombs
 Type I : loại hình phản vệ (loại hình Reagin) gây ra mày đay, sẩn ngứa, phù Quincke, sốc
phản vệ...
 Type IV: Loại hình dị ứng muộn gây viêm da tiếp xúc, đỏ da toàn thân, hội chứng StevensJohnson
>>Chúng ta cần phân biệt giữa kích ứng và dị ứng:
Kích ứng thường là nhẹ hơn và ngắn hơn dị ứng.
Thông thường, kích ứng có thể tự khỏi. Kích ứng
cũng chỉ diễn ra chỉ trong vài ngày
Kích ứng chỉ xảy ra với vùng da tiếp xúc với sản
phẩm. Tức là bạn bôi sản phẩm ở đâu thì sẽ có
phản ứng chỉ ở đó.
Đối với sản phẩm đã gây ra kích ứng, bạn có thể
tiếp tục sử dụng, chỉ là bạn cần cẩn trọng hơn.

Còn dị ứng cần có thuốc chữa trị và một liệu trình
điều trị cho dị ứng có thể lên đến 10 ngày
Dị ứng sẽ xảy ra với cả vùng da lân cận, có thể là
phản ứng của cả cơ thể (nổi mề đay toàn thân, khó
thở, sốc phản vệ...)
Đối với trường hợp dị ứng, bạn sẽ không bao giờ
nên dùng sản phẩm đó nữa. Bạn cũng cần tìm hiểu
cụ thể bạn đã dị ứng với thành phần gì, để tránh gặp
lại sau này.



IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
1. Nổi mụn trứng cá:
triệu chứng thường gặp
nhất, do bôi các loại mỹ
phẩm làm bít các lỗ chân
lông gây ứ động chất bã
nhờn.

2. Viêm da dị ứng: đây là
dạng dị ứng rầm rộ hơn, biểu
hiện bằng mảng hồng ban
(mảng đỏ vùng bôi mỹ phẩm)
kèm theo mụn nước và ngứa

3. Mề đay: bao gồm những
sẩn phù rất giống như những
vết nổi gồ trên mặt da như
muỗi cắn hay những vết roi
đánh vào mặt da, kèm theo
ngứa.


IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
4. Khô da tróc vảy

5.Lão hóa da: Đây có lẽ là
giai đoạn cuối cùng và khá
trễ. Các chất ngấm ngầm thấm

sâu vào da bạn cho đến khi da
chuyển màu bị nám rất nhanh,
vết nhăn và tàn nhang đồng
loạt xuất hiện

6. Sốc phản vệ (hiếm gặp):
xuất hiện ngay hoặc rất sớm
(vài giây, vài phút, vài giờ) sau
khi tiếp xúc với các tác nhân
gây dị ứng.
-Toànthân
Huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ(
>120lần/phút).
Lo sợ, hốt hoảng, rét run, nhức
đầu, đỏ mắt, cảm giác sốt,
trống ngực, tê bì, ho, hắt hơi,
đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa
chảy.
Không nói được.
-Da, niêmmạc (hay gặp)
Ngứa, nổi ban, mề đay
Phù Quinke


V. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
 Ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm
 Tiến hành rửa mặt sạch với nước nhằm tẩy trôi các chất độc hại trên da và
ngăn chặn những tổn thương cho da có thể xảy đến.
 Bổ sung cho cơ thể các loại rau củ quả, uống nhiều nước,… và hạn chế các
loại thức ăn có chứa nhiều đường và chất kích thích, đặc biệt tránh để da tiếp

xúc với ánh nắng mặt trời, không sờ tay lên mặt,…
 Trường hợp dị ứng không giảm mà còn có chiều hướng nặng hơn thì cần đi
khám chuyên khoa da liễu và kết hợp dùng thuốc thích hợp theo sự chỉ dẫn
của bác sĩ (bao gồm thuốc bôi để giảm bớt tình trạng da bên ngoài và thuốc
uống nhằm ức chế dị ứng của cơ thể) là bệnh sẽ tự khỏi từ sau 1 - 2 tuần, hay
chậm nhất 1 tháng vì vòng tuần hoàn tái tạo da.
 Tuyệt đối không cố tình tiếp tục sử dụng mỹ phẩm hoặc tự chữa dị ứng, tránh
tình trạng dị ứng nặng thêm, khó lành và để lại biến chứng mất thẩm mỹ trên
da không hồi phục. Sử dụng thuốc chống dị ứng để phòng tránh kịp thời
những biến chứng có thể xảy đến cho làn da.


V. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ
 Trong trường hợp nhẹ: Chỉ cần điều trị bằng bằng các thuốc có chứa thành
phần corticoid. Đây là loại thuốc chống viêm, chống dị ứng da rất hiệu quả ở
giai đoạn đầu của bệnh.
 ►Trong trường hợp nặng: cần kết hợp giữa thuốc corticoid, thuốc kháng sinh
và vitamin C liều cao để chống bội nhiễm da và lành da hiệu quả.
 ►Lưu ý: Sử dụng Corticoid theo đơn bác sĩ và tránh lạm dụng.
 Trường hợp bị dị ứng da đã trực tiếp điều trị tích cực mà vẫn không khỏi sau từ
2 - 3 chu kỳ tái tạo da (2 - 3 tháng) thì có nghĩa đã hoàn toàn chuyển sang dạng
bệnh lý viêm hoặc nhiễm khuẩn da. Khi đó, việc dùng thuốc điều trị phải theo
thể bệnh chứ không phải điều trị dị ứng nữa.


 Trang
kiến thứcPHÒNG
để tự lựa chọn
được sản phẩm
VI.

TƯbị VẤN
NGỪA









chất lượng và phù hợp.
Đọc kĩ thành phần trước khi dùng. Thực hiện
đúng hướng dẫn sử dụng để ngừa dị ứng mỹ
phẩm.
Nắm rõ tiền sử dị ứng của bản thân nếu có để
cân nhắc khi lựa chọn mỹ phẩm
Không dùng khi hết hạn sử dụng để ngừa dị ứng
mỹ phẩm. Khi mỹ phẩm hết hạn sử dụng, các
thành phần có trong mỹ phẩm sẽ bị phân giải và
biến thành một số tạp chất gây tổn thương cho
da.
Bôi thử trước một ít lên da vùng mặt trong của
cách tay trong vòng 24 - 48 giờ, nếu thấy da vẫn
bình thường, không có dấu hiệu gì thì mới thoa
lên mặt.
Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất cứ triệu


VI. TƯ VẤN PHÒNG NGỪA


 Bảo quản kỹ mỹ phẩm sau khi dùng
 Trong quá trình dùng phải bảo quản và giữ vệ sinh cẩn thận, tránh ánh nắng và
nhiệt độ cao
 Sức nóng của ánh nắng mặt trời và không khí lọt vào khiến mỹ phẩm không
những mất đi tác dụng, mà còn làm cho thành phần biến đổi và gây hại. Nên bảo
quản mỹ phẩm tại nơi thoáng mát, đậy nắp thật kỹ sau mỗi lần sử dụng. Cùng
với đó, dụng cụ trang điểm, cọ, bông... cần vệ sinh sạch sẽ mỗi tuần 2-3 lần, vi
khuẩn sẽ không có cơ hội tích tụ lại, ảnh hưởng đến da.
 Tránh lạm dụng dùng chung một lần nhiều loại mỹ phẩm, ví như vừa bôi kem trị
nám vừa bôi kem dưỡng trắng da, là một trong những nguyên nhân hàng đầu
làm da bị kích ứng. Tốt nhất nên dưỡng da theo từng bước, ngưng dùng một
sản phẩm khoảng 1 tuần, mới dùng sản phẩm mới.
 Rửa tay và mặt sạch trước khi trang điểm - đây là cách ngăn ngừa dị ứng cơ
bản nhất.
 Tuyệt đối không trang điểm mắt khi bạn bị đau mắt, hay có biểu hiện ngứa bất
thường ở mắt...


VI. TƯ VẤN PHÒNG NGỪA
 Không dùng chung mỹ phẩm với người
khác. Đặc biệt, đối với người có cơ địa dị
ứng như hen suyễn, mề đay, chàm, viêm
da dị ứng...
 Cơ thể và làn da rất nhạy cảm với các dị
nguyên (tác nhân gây dị ứng) cần hạn chế
sử dụng mỹ phẩm.
 Thay thế việc làm đẹp bằng mỹ phẩm bên
ngoài với các phương pháp làm đẹp từ
bên trong như: tập thể dục, giữ vệ sinh da

tóc, uống đủ nước, ăn nhiều rau quả, trái
cây, thức ăn chứa nhiều vitamin C, E...


CẢM ƠN THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN LẮNG
NGHE!
Any
questions?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×