Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Dị Ứng Thực Phẩm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.56 KB, 6 trang )

Dị Ứng Thực Phẩm

Khi sử dụng một thực phẩm nào đó, ngay cả với một lượng rất nhỏ, ta có thể bị
các phản ứng dị ứng như nổi mẫn ở da, chảy mũi hay ngứa mắt. Một loại thực phẩm
nào đó có thể gây phản ứng dị ứng được gọi là dị nguyên thực phẩm, nó thường là
thành phần protein (đạm) trong thực phẩm.
Dị ứng thực phẩm là một đáp ứng bất thường với một thực phẩm nào đó được
kích hoạt bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Phản ứng dị ứng với thực phẩm có thể là nhẹ và
thoáng qua nhưng đôi khi gây một tình trạng bệnh lý trầm trọng, thậm chí tử vong.
Các phản ứng bất lợi của cơ thể với thực phẩm có thể được chia thành 2 loại.
Loại thứ nhất là phản ứng bất lợi của cơ thể với thực phẩm qua trung gian miễn dịch.
Các phản ứng này bao gồm các rối loạn được dàn xếp bởi các kháng thể globulin miễn
dịch IgE mà có thể xuất hiện trong lúc hoặc ngay sau sử dụng thức ăn gây dị ứng. Nếu
các phản ứng này được dàn xếp bởi không phải các kháng thể globulin miễn dịch IgE,
nó có thể xuất hiện vài giờ sau đó. Loại thứ nhì là không dung nạp với thức ăn. Các
phản ứng loại này bao gồm mọi đáp ứng bất lợi với thức ăn hay thực phẩm bổ sung mà
không bị dàn xếp bởi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, các triệu chứng biểu hiện của loại này
cũng có thể giống như của loại dị ứng thức ăn. Không dung nạp với thức ăn thường
gặp nhất là không dung nạp với lactose (thường có trong sữa).
Ở người lớn, những thực phẩm là những chất kích hoạt phản ứng dị ứng thường
gặp nhất bao gồm:
• Cá (đặc biệt là cá biển như cá nóc chẳng hạn) và các loại đồ biển như tôm,
cua, sò, ốc.
• Đậu phọng (lạc).
• Quả óc chó (tương tự hạt dẻ).
• Trứng

Ở trẻ em, những thực phẩm thường gây dị ứng là trứng, sữa (đặc biệt ở trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ), đậu phọng, đậu nành (đỗ tương), lúa mì, quả óc chó.
Theo các khảo sát ở Hoa Kỳ, tỷ lệ dân số bị dị ứng thực phẩm được ước tính là
khoảng 6% ở trẻ em và 3,7% ở người lớn. Một vài công trình nghiên cứu đã được công


bố, tỷ lệ trẻ em bị dị ứng với các thực phẩm như sau: sữa bò 2,5%; trứng 1,3%; đậu
phọng 0,8%; lúa mì 0,4%; đậu nành 0,4%.
Triệu chứng biểu hiện của dị ứng thực phẩm có thể là một hay nhiều biểu hiện
dưới đây:
• Nổi mẫn đỏ ở da, có thể có ngứa kèm theo. Mẫn đỏ thường mất đi trong vài
ngày. Một số trường hợp có thể tồn tại rất lâu được gọi là viêm da dị ứng.
• Ngứa mũi và mắt, hắt hơi và chảy nước mũi, có thể có các triệu chứng của
hen suyễn như ho, khò khè, nặng ngực và khó thở.
• Ngứa và sưng quanh môi và miệng, đặc biệt khi môi và miệng tiếp xúc trực
tiếp với thức ăn.
• Một số triệu chứng như buồn nôn, đau kiểu chuột rút, phù nề, nôn mữa và
tiêu chảy cũng có thể xảy ra.
Phản ứng phản vệ nặng là biểu hiện trầm trọng nhất của dị ứng thực phẩm và có
thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng đặc hiệu đã được thấy trong phản ứng phản vệ do
thực phẩm liên quan với da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Các triệu chứng thường gặp là
ngứa vùng hầu họng, phù mạch (chẳng hạn phù thanh quản), cò cử, khó phát âm, ho,
khó thở, khò khè, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, bừng mặt, mẫn ngứa. Tử vong có thể
xảy ra là do một hoặc phối hợp nhiều biến cố: phù thanh quản trầm trọng, co thắt phế
quản không hồi phục, hạ huyết áp khó hồi phục. Theo báo cáo của Khoa Cấp Cứu
Bệnh Viện Mayo (Hoa Kỳ) có khoảng một phần ba số bệnh nhân bị phản ứng phản vệ
nhập viện có nguyên nhân là do dị ứng thực phẩm. Mặc dù, mọi thứ thực phẩm gây dị
ứng đều có thể gây phản ứng phản vệ, tuy nhiên, đậu phọng, quả óc chó và đồ biển là
những thứ thường gây phản ứng phản vệ trầm trong do thức ăn nhất. Các yếu tố nguy
cơ của phản ứng phản vệ đe dọa tử vong do thức ăn bao gồm: bệnh nhân đã mắc bệnh
hen suyễn, đặc biệt là những bệnh nhân bị hen suyễn nhưng không được kiểm soát tốt;
trước đây đã bị phản ứng phản vệ do thực phẩm; không phát hiện được những triệu
chứng sớm của phản vệ; chậm hoặc không dùng những thuốc cấp cứu để điều trị
những trường hợp dị ứng thực phẩm.
Việc chẩn đoán dị ứng thực phẩm (thường là khó khăn) được thực hiện bằng sự
phối hợp điều tra bệnh sử của bệnh nhân với việc khám lâm sàng và thực hiện xét

nghiệm huyết thanh học để phát hiện các kháng thể IgE đặc hiệu với thức ăn (tại
Thành Phố Hồ Chí Minh, Trung Tâm Y Khoa Medic có thực hiện xét nghiệm này)
hoặc các thử nghiệm trên da khác.
Dự phòng dị ứng thực phẩm là rất quan trọng, bởi vì nếu xảy ra dị ứng thực
phẩm nặng như phản ứng phản vệ thì việc điều trị là khó khăn, tốn kém và kết quả
thường là không phải luôn hồi phục. Dự phòng dị ứng thực phẩm bao gồm:
• Mọi người cần có hiểu biết về thực phẩm gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng
thực phẩm.
• Tránh sử dụng những thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng, kể cả tránh tiếp
xúc qua da hay hít chúng.
• Xác nhận các triệu chứng sớm của phản ứng dị ứng. Ghi nhớ các triệu
chứng biểu hiện lâm sàng thường gặp ở dị ứng thực phẩm trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô
hấp.
• Cần nhớ rằng, các thực phẩm “gần gũi nhau” có thể gây phản ứng chéo,
nghĩa là khi dị ứng với thực phẩm này thì dễ bị dị ứng với thực phẩm “gần gũi” kia.
Chẳng hạn, sữa bò và thịt bò là 10% (nếu bị dị ứng với sữa bò thì có nguy cơ dị ứng
với thịt bò là 10%), trứng và thịt gà là dưới 5%, sữa bò và sữa dê là hơn 90%, cá là
hơn 50%, đậu phọng và các hạt họ đậu là dưới 10%, đậu nành và các hạt họ đậu là 5%,
lúa mì và các hạt ngũ cốc khác là 25%.

×