Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

chủ đề tài NGUYÊN NĂNG LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Môn học: Quản lí Môi trường

Chủ đề
TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG

GVHD: TS Lê Ngọc Tuấn
Nhóm 9
p

:

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018

Bảng phân công nhiệm vụ
1


Tên thành viên
Lê Minh Hiền Lương
Phạm Thị Hương Thầm
Nguyễn Phương Thảo Uyên
Nguyễn Lê Mỹ Thuận
Tsằn Lý Bảo Châu
Nguyễn Thị Ninh
Hồ Thị Mỹ Trang


Nguyễn Thị Thu Nhàn
Lê Thị Hường
Kiều Nữ Phương Uyên

MSSV

2

Nhiệm vụ
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Tổng hợp tài liệu
Thuyết trình
Thuyết trình
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm
Thiết kế powerpoint
Thiết kế powerpoint


1. Đặc điểm
a. Khái niệm
“Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng được thu trực tiếp hoặc

thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo”
(Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Bộ Công Thương, 2010).
b. Các dạng tài nguyên năng lượng
- Năng lượng không tái tạo


+ Là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng tái sinh và
mất đi vĩnh viễn.
+ Bao gồm: Than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng Urani và các tài
nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo. (Luật sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả - Bộ Công Thương, 2010).

Mỏ than Cao Sơn, Vân Đồn, Quảng Ninh .
-

Năng lượng tái tạo
+ Là năng lượng từ những nguồn liên tục, vô hạn nhiều đến mức không thể cạn
kiệt vì sự sử dụng của con người.
+ Bao gồm: Sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời địa nhiệt, nhiên liệu sinh học
và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.

3


+ Ngoài ra, còn có nguồn năng lượng mới, tái sinh và ít gây tác động tiêu cực
đến môi trường. (Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Bộ Công
Thương, 2010).

Các dạng tài nguyên năng lượng

Các nguồn của năng lượng sinh khối
c. Vai trò
− Là nguồn lực cơ bản đáp ứng nhu cầu về kinh tế xã hội của quốc gia, tiền đề tốt

cho việc đáp ứng đầu vào của hệ thống kinh tế.
4



Quyết định sự phát triển kinh tế nội địa và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào quốc
gia.
− Đặt ra nhiều thách thức về chính trị và an ninh quốc phòng.


5


2. Các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng
− Khai thác và sử dụng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường và

là tác nhân gây biến đổi khí hậu.
Ở các nước đang phát triển hiện đang phải đương đầu với tác động ô nhiễm cục bộ
của chất phát thải ô nhiễm phát sinh trong khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa
thạch như: bụi và khói, các khí độc như CO, SO 2, NO2, CnHm, …, sự suy thoái tài
nguyên đất, tài nguyên rừng,…
− Môi trường toàn cầu đang đứng trước biến đổi khí hậu và sự nóng lên của khí
quyển, do sự gia tang lượng phát thải CO2.
− Việc chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn
khác hiện chưa mang lại hiệu quả.


* Tác động cụ thể của các nguồn tài nguyên năng lượng
a. Năng lượng nguyên tử và hạt nhân
- Khó kiểm soát được các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân. Nếu rủi

ro xảy ra thì tác động rất lớn đến môi trường và con người.


Lò phản ứng hạt nhân
b. Năng lượng bức xạ mặt trời

Là một thiết bị điện tử được thu từ tấm pin năng lượng mặt trời khi hết thời gian
sử dụng sẽ trở thành chất thải nguy hại nếu không được thu gom và xử lí hợp lý.
− Để tạo ra những tấm pin này phải cần nhiều nguồn nguyên vật liệu và quá trình
sản xuất ra những nguyên vật liệu này sẽ tác động đến môi trường.


6


Tấm pin năng lượng mặt trời
c. Năng lượng thủy điện

Làm cho nhiều vùng đất canh tác và tài nguyên rừng bị ngập vĩnh viễn.
Ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, làm thay đổi đáng kể chu kỳ hạn hán- lũ lụt tự
nhiên của các dòng sông, làm giảm chất lượng nước và chất dinh dưỡng chảy vào
các lưu vực sông và các vùng duyên hải.
− Trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.



Nhà máy thủy điện Hòa Bình
d. Năng lượng gió
− Khi các cánh quạt tiếp xúc với gió sẽ tạo ra tiếng ồn và bức xạ nhất định gây ảnh
hưởng đến sự sống và sự phát triển của các loài động vật gần đó và gây sợ hãi cho
các súc vật nuôi.
− Các trạm phong điện nằm trong vùng nước cạn gần bờ sẽ làm thay đổi môi trường
sống thông thường của chim và cá heo.

7


Cánh quạt sử dụng năng lượng sức gió
e. Năng lượng hóa thạch
- Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước do các nhà máy nhiệt điện than và nhiệt
điện khí liên quan đến các vấn đề sức khỏe gây ra các bệnh về đương hô hấp,
thần kinh, tim mạch và ung thư.

8


3. Quản lí và
a. Khái niệm

sử dụng bền vững năng lượng

 Quản lý năng lượng

Là quá trình lập kế hoạch chỉ đạo, thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất,
truyền tải và tiêu thụ năng lượng.
− Áp dụng các giả thuyết quản lý hiện đại vào lĩnh vực năng lượng.
− Gồm ba ngành khoa học




Công nghiệp năng lượng.




Phát triển bên vững.



Quản lý năng lượng.

 Phát triển bền vững:

Là nguyên tắc cơ bản để xây dựng các nguyên tắc khác trên cơ sở công bằng giữa
các thế hệ, trong đó bao gồm đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế hệ hiện tại mà
không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu điện năng của thế hệ tương lai.
b. Phương pháp


 Công cụ


Các nguyên tắc
1

Nguyên tắc bảo tồn các nguồn tài nguyên không tái tạo: tủy thuộc vào loại, số
lượng và chất lượng của nguồn tài nguyên cũng như các nhu cầu và cơ hội
trong một khu vực cụ thể, để bảo tồn và giảm cường độ khai thác các dạng tài
nguyên năng lượng dễ bị tổn thương.

2

Nguyên tắc của việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo: có thể thay thế
việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo tại các khu vực có rất ít

nguồn tài nguyên năng lượng hoặc các khu vực khó khai thác.

3

Nguyên tắc về hiệu quả năng lượng: sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
trong tất cả các giai đoạn ( từ năng lượng được tích lũy trong các nguồn tài
nguyên thông qua sản xuất hiệu quả phân phối và tiêu thụ) để thúc đẩy và hỗ
trợ sản xuất hàng hóa sử dụng ít năng lượng hơn so với hàng hóa tương tự.

4

Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ: kết hợp các nguyên tắc của quản lý
năng lượng trong tất cả các kế hoạch phát triển năng lượng, đáp ứng được nhu
cầu sử dụng năng lượng cho thế hệ tương lai.
9




5

Nguyên tắc hài hòa phát triển kinh tế và tiêu thụ năng lượng: nguyên tắc này có
thể xem là “mấu chốt” nhằm đảm bảo ổn định, hài hòa lợi ích, đồng thời đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia. Phát triển năng lượng bền vững nên được
xem là một nguyên tắc mới mang tính bắt buộc thực hiện và rất cần thiết để
chấm dứt tình trạng suy giảm quá nhiều năng lượng và các nguồn lực khác do
tăng trưởng kinh tế.

6


Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: phải trả tiền cho việc sử dụng quá mức và
không hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng giúp tất cả các nước trên thế
giới cũng như tất cả các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của quản lý
năng lượng bền vững, giải quyết và chịu trách nhiệm với các vấn đề phát sinh.

7

Nguyên tắc đo lường: chiến lược quản lý bền vững sẽ khả thi nếu quá trình lập
kế hoạch, thực hiện và đánh giá được tiến hành với các mục tiêu và dữ liệu đo
lường chuẩn xác.

8

Nguyên tắc tuyên truyền và giáo dục: chỉ với giáo dục nhận thức kỹ lưỡng bắt
đầu ở độ tuổi nhỏ mới có thể tạo điều kiện cho việc quản lý năng lượng có
trách nhiệm đồng thời tạo ra tương lai không bị giới hạn về năng lượng.

Các chính sách/ quy định ở Việt Nam về công tác quản lý năng lượng
1

9/2003, chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị định về sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả năng lượng và giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối trong
việc thi hành Nghị định này.

2

7/2004, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư qui định việc quản lý và sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp công
nghiệp. Ngoài ra, các quy định về tiết kiệm trong sản xuất, truyền tải phân
phối và sử dụng điện đẫ được quy định trong nội dung Luật Điện lực đã

được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 3/12/2004.

3

11/2005, Quy chuẩn về tiết kiệm nặng lượng trong các tòa nhà thương mại
đã được ban hành, với mục tiêu giảm thiểu thất thoát năng lượng và nâng
cao tiện nghi cho điều kiện sóng và làm việc.

4

11/2006 Bộ Công Thương cũng đxa ban hành Thông tư qui định cụ thể
trình tự đăng ký, đánh giá và cấp giấy chứng nhận nhãn tiết kiệm năng
lượng.

10


5



12/2007, Thủ tướng chính phủ đã thông qua chiến lược quốc gia về phát
triển năng lượng cho giai đoạn tới năm 2020 tầm nhìn 2050 nhằm đảm bảo
các mục tiêu an ninh năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường.

Các chương trình/ dự án ở Việt Nam
 Chương trình về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (1995).
 Chương trình Demand side management & Energy efficiency – DSM&Ê


(2002).
 Chương trình VEEPL về sử dụng hiệu quả năng lượng trong chiếu sáng công
cộng (2005-2010).
 Khuyến khích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (2005-2010).
 Chương trình quốc gia về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (2006 Kĩ thuật
1

Ưu tiên hàng đầu là sự cải tiến liên tục công nghệ năng lượng hiện nay
trong các lình vực dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, điện năng với các nhà máy
sản xuất và cơ sở vật chất: nhiệt điện, thủy điện, hệ thống truyền tải hoặc
phân phối và lĩnh vực nhiệt năng.

2

Tăng hiệu quả năng lượng trong sản xuất và sử dụng.

3

Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo (new
renewable energy sources), các công nghệ và các thiết bị sử dụng năng
lượng thân thiện với mỗi trường.

4

Tùy chọn cho việc đầu tư các nguồn năng lượng mới với công nghệ khí mới
(kết hợp khí-hơi nhà máy nhiệt điện).

5


Phát triển dài hạn và ưu tiên chiến lược trong khu vực, xây dựng các nhà
máy cơ sở hạ tầng năng lượng mới, điện năng, nhiệt điện trong lĩnh vực
năng lượng…

11


12


4. Ứng dụng của quản lý tài nguyên năng lượng
a. Mục tiêu
− Sử dụng mà không ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế hệ

b.





















5.


tương lai, quản lí năng lượng cho phép tăng trưởng kinh tế mà không gây sức ép
lên môi trường,vượt quá các giới hạn của sự bền vững
Các cách thực hiện
Hài hòa mối quan hệ giữa sinh thái, kinh tế và năng lượng là một yếu tố rất quan
trọng của sự ổn định kinh tế và chính trị.
Thúc đẩy hệ thống thông tin cộng đồng, chú ý đến bảo vệ môi trường thông qua
quản lý bền vững các nguồn tài nguyên năng lượng với sự nhấn mjanh về chính
sách phát triển quốc gia và hợp tác khu vực
Nân cao nhận thức của người tiêu dùng: thực tế việc sử dụng năng lượng có ảnh
hưởng lớn đến vấn đề môi trường và phát triển kinh tế.
Khuyến khích đối thoại giữa các bên liên quan trong lĩnh vực năng lượng và môi
trường sinh thái, đặc biệt khu vực nông thôn, nơi sản xuất năng lượng từ các
nguồn tái tạo có thể được sử dụng như một cơ hội để tạo việc làm
Tham gia vào việc tạo ra một chiến lược năng lượng quóc gia,có thể chấp nhận
những kinh nghiệm hiện đại của các nước khác trong khu vực và chính sách năng
lượng châu Âu
Hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đặc biệt trong việc
sản xuất năng lượng từ các nguồn tái tạo
Thúc đẩy PTBV bẳng chính sách phù hợp và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
Hỗ trợ các sáng kiến địa phương trong quá trình tham gia của công chúng trong
việc ra quyết định, hỗ trợ thực hiện các thủ tục thích hợp, cung cấp quyền truy câp
các thông tin cũng như thực hiện pháp luật

Thiết lập truyền thông mạnh mẽ với chính phủ và các tổ chức có liên quan để tham
gia vào sự phát triển của chiến lược năng lượng. Nhóm truyền thông hoặc các ủy
ban sẽ được thành lập và phân hành nhiều cấp để tạo diều kiện hợp tác liên ngành
Thành lập một mạng lưới quốc gia cho việc quản lý các nguồn năng lượng tái tạo
làm việc trên tinh thần thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, các
chương trình bảo tồn và sử dụng hiệu quả năng lượng. Các mạng lưới cũng nên hỗ
trợ tiếp cận tài chính cho các nhà sản xuất vừa và nhỏ thuộc các ngành năng lượng
Giới thiệu về môi trường/ năng lượng/ chủ đề kinh tế, theo nghĩa rộng, trong hệ
thống trường học
Vận động các tổ chức tài chính để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực năng lượng
Thực hiện các biện pháp thúc đẩy hỗ trợ thông qua các chính sách tài khóa và tài
chính( thuế thấp hơn, lãi suất thấp hơn)
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hiệu quả năng lượng và công nghệ

Ví dụ điển hình
Việt Nam

Chương trình Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
13


( SDNLTK&HQ) giai đoạn 2019- 2030: 4 dự án thành phần với nhiều mục tiêu.

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả (SDNLTK&HQ) giai đoạn 2019-2030 dự kiến khoảng 1.800 tỷ đồng.
Báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội thảo Xây dựng Chương trình Quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 do Bộ Công Thương phối hợp với
Ngân hàng Thế giới tổ chức ngày 22/6/2018 tại Hà Nội (cho thấy, việc triển khai thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai
đoạn 2006 – 2015 đã đạt được mục tiêu tiết kiệm được 3,4% tổng mức tiêu thụ năng

lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006 - 2010, tương đương với 4,5 triệu tấn dầu quy đổi
(TOE) và tiết kiệm được 5,65% trong giai đoạn 2011-2015, tương đương với 11,261 triệu
TOE. Một trong những kết quả thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 – 2015 là đã giúp xây dựng, thể
chế hóa chính sách của Nhà nước về thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả bằng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật đã được
Quốc hội khóa 12 thông qua năm 2010 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011. Hệ thống
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm
các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư và các văn bản hướng dẫn
của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Luật cũng đã được xây dựng và kiện
toàn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình, hoạt động trong lĩnh vực
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
14


Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ)

giai đoạn 2019-2030 đặt mục tiêu sẽ tiết kiệm từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng
thương mại toàn quốc, tương đương 50-60 triệu TOE; giảm tối thiểu 8% suất tiêu hao
năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng như thép, xi măng, dệt, công
nghiệp điện lực, ngành nhựa, sản xuất bia, rượu, thuốc lá, hóa chất, giấy và bột giấy…
Đồng thời, sẽ xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích và thúc đẩy sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bao gồm 4 dự án thành phần
 Dự án tăng cường phổ biến thông tin, kiến thức và hướng dẫn cách thực thực
hành, sử dụng trang thiết bị hiệu quả năng lượng và các công nghệ TKNL;
 Dự án hoàn thiện thể chế và phát triển thị trường sản phẩm, công nghệ, thiết bị
hiệu suất năng lượng cao và dịch vụ TKNL;
 Dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng TK&HQ trong các công trình xây dựng
 Dự án thúc đẩy TKNL trong ngành giao thông vận tải.

“Dự kiến trong chương trình, Bộ Công Thương sẽ mạnh dạn đưa vào những đề xuất về cơ
chế khuyến khích đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm cũng như là đối với
khối doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp cho các ngành nghề kinh tế trong các lĩnh vực
khác nhau để nâng cao được hiệu quả sử dụng năng lượng. Một trong những cơ chế đó có
thể là thiết lập các quỹ để thúc đẩy TKNL cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV),
cơ chế để thúc đẩy thị trường dịch vụ năng lượng (ESCO). Thông qua đó chúng ta sẽ dần
hướng tới việc xây dựng một thị trường TKNL bền vững và vận hành theo cơ chế thị
trường. Cơ chế này sẽ không làm tăng thêm chi tiêu công mà mục tiêu là làm sao thu hút
được nhiều hơn sự tham gia của các khu vực tư nhân và nước ngoài, tăng cường hợp tác
công – tư (PPP) trong lĩnh vực TKNL”, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết
kiệm năng lượng và Phát triển bền vững phát biểu tại hội thảo.
 Thế giới

Đan Mạch là một trong những quốc gia trên thế giới có kinh nghiệm lâu năm về chính
sách thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ). Đan Mạch đã trở thành quốc gia
có nền kinh tế SDNLHQ nhất trên thế giới.
Trong các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng cao, SDNLHQ là một yếu tố quan
trọng và các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục chú trọng vào SDNLHQ và tìm cách tận dụng
hoặc giảm sử dụng năng lượng. Các hoạt động này đã thúc đẩy sự phát triển của các công
nghệ hiệu quả hơn
Thuế năng lượng


Đan Mạch áp dụng các mức thuế các khác nhau cho từng ngành nhằm bảo vệ tính
cạnh tranh của ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng trong nước trên thị
15


trường quốc tế. Các cơ quan quản lý ở địa phương có các phương tiện khác nhau
để thu thuế như dựa trên năng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.

− Ở Đan Mạch, mức thuế năng lượng được đánh giá là ở mức trung bình. Tuy nhiên,
đối với Việt Nam thì áp dụng mức thuế là bao nhiêu cần phải đánh giá cụ thể trong
bối cảnh chung của quốc gia (yếu tố tài chính và xã hội) và từng trường hợp cụ
thể.
− Áp dụng thuế năng lượng mang lại đồng thời 2 tác dụng đó là tăng ưu đãi cho các
doanh nghiệp SDNLHQ đồng thời cũng góp phần tăng thu ngân sách.

Thỏa thuận tự nguyện
Cơ chế thỏa thuận tự nguyện (TTTN) là một công cụ để tăng cường nhận thức và
tham gia vào sử dụng năng lượng hiệu quả. Trong Cơ chế TTTN, các bên sẽ thỏa
thuận với nhau để đạt được mục tiêu chung là giảm sử dụng năng lượng đồng thời
vẫn đảm bảo đầu ra.
− Đan Mạch đã khởi xướng việc tham gia tự nguyện cùng với sự ra đời của một
chương trình kiểm toán năng lượng bắt buộc vào những năm đầu thập kỷ 90. Từ
năm 1996 đến 2013, Cơ quan năng lượng Đan Mạch (DEA) đã có nhiều thỏa
thuận tham gia tự nguyện với các công ty thâm dụng năng lượng trong việc thực
hiện các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả. Nguyên tắc chung đó là chính phủ
Đan Mạch sẽ giảm thuế năng lượng cho các doanh nghiệp thâm dụng năng lượng
có chứng chỉ hệ thống quản lý năng lượng (EMS) đồng thời thực hiện tất cả các dự
án tiết kiệm năng lượng và cam kết hoàn thành các dự án đó trong 4 năm.


Cơ chế sử dụng Năng lượng Hiệu quả bắt buộc

16


Đan Mạch áp dụng Hệ thống nghĩa vụ hiệu quả năng lượng EEO từ năm 2006, các
công ty năng lượng là đối tượng bắt buộc tham gia và phải cam kết thực hiện tiết
kiệm năng lượng một cách toàn diện.

− Cơ chế này áp dụng cho các công ty năng lượng do những công ty này có tác động
trực tiếp đến người tiêu dùng và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và ổn định vì đây là
những đơn vị cung cấp năng lượng của Đan Mạch.
− Mục tiêu cụ thể của chương trình này là các công ty năng lượng sẽ tăng nỗ lực tiết
kiệm năng lượng toàn diện, tập trung vào đạt được mục tiêu tiết kiệm năng lượng
trong khâu tiêu thụ năng lượng cuối cùng. Có nghĩa rằng giá năng lượng sẽ giảm
sau khi doanh nghiệp thực hiện thành công chương trình này và người tiêu dùng
được hưởng lợi từ kết quả này. Cơ chế EEO Đan Mạch không tập trung vào khâu
sản xuất của hệ thống năng lượng.
− EEO cũng hướng tới đối tượng là các khách hàng hộ gia đình, tuy nhiên lĩnh vực
công nghiệp lại tiêu thụ năng lượng nhiều hơn, do đó, hiệu quả về kinh tế mang lại
khi áp dụng đối với công nghiệp cao hơn là hộ gia đình.


Hỗ trợ tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp


Hình thức hỗ trợ cho dự án tiết kiệm năng lượng là biện pháp tạm thời khi Đan
Mạch bắt đầu áp thuế năng lượng trong công nghiệp. Cơ chế trợ cấp này lấy kinh
phí từ thuế năng lượng thu được với mục đích thu hút các công ty đầu tư vào công
17


nghệ sản xuất sạch, kết quả là sẽ giảm được gánh nặng thuế năng lượng cho các
doanh nghiệp. Cơ chế này đã hoạt động được 8 năm.
− Cơ chế hỗ trợ này đã giảm được phát thải CO 2 với mức chi phí kinh tế - xã hội
thấp. Hơn nữa, phần lớn các công ty (trên 90%) thu được tác động tích cực từ
những khoản đầu tư từ nguồn trợ cấp. Cơ chế này vừa nâng cao nhận thức về
SDNLHQ cho các công ty đồng thời ở cấp độ quản lý đã tập trung vào SDNLHQ
một cách thường xuyên liên tục.

− Cơ chế hỗ trợ đã thay đổi thị trường sản phẩm công nghệ tiêu thụ năng lượng và
nhiều giải pháp tiêu chuẩn khác đã thành công và vẫn còn được áp dụng sau khi
kết thúc chương trình.

18


Câu hỏi củng cố
Câu 1: Kể tên các dạng tài nguyên năng lượng
A. Năng lượng tái tạo, năng lượng mới
B. Năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo
C. Năng lượng không tái tạo, năng lượng mới

Câu 2: Có bao nhiêu nguồn năng lượng chính
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Quản lý năng lượng gồm những ngành khoa học nào ( đáp án chọn nhiều câu )
A. Công nghiệp năng lượng
B. Phát triển bền vững
C. Khai thác khoáng sản
D. Quản lý năng lượng
Câu 4: Chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị định về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
năng lượng và giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối trong việc thi hành Nghị định
này. Sự kiện này diễn ra vào năm nào?
A.
B.
C.
D.


11/2006
11/2005
07/2004
09/2003

Câu 5: Kể ít nhất 3 nguyên tắc trong quản lý và sử dụng năng lượng








Nguyên tắc bảo tồn các nguồn tài nguyên không tái tạo.
Nguyên tắc của việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo.
Nguyên tắc về hiệu quả năng lượng.
Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ.
Nguyên tắc hài hòa phát triển kinh tế và tiêu thụ năng lượng.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.
Nguyên tắc đo lường.
19




Nguyên tắc tuyên truyền và giáo dục.

20



Tài liệu tham khảo

Tin điện tử ngành điện. Chương trình quốc gia về SDNLTKHQ giai đoạn 20192030
• Tài liệu quản lí môi trường – Tiến sĩ Lê Ngọc Tuấn.


/>Bộ công thương Việt Nam (MOIT). Chính sách sử đụng hiệu quả và tiết kiệm
năng lượng ở Việt Nam
• Low Carbon Energy Efficiency (LCEE).Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả của Đan Mạch


/>
21



×