Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

khảo sát xây dựng giải pháp cải tiến công nghệ một số ngành công nghiệp chủ lực của tp.hcm theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.49 MB, 270 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM TRUNG TÂM TIẾT KIỆM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG





CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP VÀ TỰ ĐỘNG HÓA



BÁO CÁO NGHIỆM THU




KHẢO SÁT XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
CÔNG NGHỆ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA TP.HCM THEO
HƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN
NĂNG LƯỢNG





Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thọ








THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 6 NĂM 2009

1/269
]MỤC LỤC

Trang
Danh mục hình 3
Danh mục bảng 6
Tổng quan đề tài 5
1. Mục đích của đề tài 8
2. Nội dung của đề tài 8
3. Quy mô và phạm vi của đề tài 9
4. Phương pháp thực hiện 9
5. Những khó khăn trong quá trình thực hiện 9
6. Những hạn chế của kết quả 10

Chương 1: Hiện trạng sử dụng năng lương tại Viêt nam và Tp.HCM 11
1.1. Hiện trạng sử dụng năng lượng ở Viêt nam 11
1.2. Hiện trạng tiêu thụ năng lượng ở Thành phố Hồ Chí Minh 15

Chương 2: Tổng quan tình hình phát triển của các ngành 16
2.1. Tổng quan hoạt động công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 16
2.2. Ngành thép 19
2.2.1. Số lượng các doanh nghiệp: 19

2.2.2. Số lượng và các sản phẩm chính 19
2.2.3. Tình hình đầu tư và phát triển 20
2.3. Ngành dược 20
2.4. Ngành chế biến thủy sản 21
2.5. Ngành giấy 21
2.6. Ngành bia và nước giải khát 24
2.7. Ngành nhựa dân dụng 25
2.8. Ngành gốm 26
2.9. Ngành nhuộm 27
2.10. Ngành bột mì 28
2.11. Ngành nhựa bao bì 28

Chương 3: Hiện trạng công nghệ các ngành 30
3.1. Ngành thép 30
3.1.1. Các trang thiết bị chính 30
3.1.2. Xuất xứ thiết bị 30
3.1.3 Mô tả công nghệ 30
3.2. Ngành dược 37
3.3. Ngành chế biến thủy sản 54
3.4. Ngành giấy 70
3.5. Ngành bia và nước giải khát 80
3.6. Ngành nhựa dân dụng 90
3.7. Ngành gốm 95
3.8. Ngành nhuộm 102
3.9. Ngành bột mì 109

2/269
3.10. Ngành nhựa bao bì 125



Chương 4: Tình hình sử dụng năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng 139
4.1. Kết quả kiểm toán năng lượng tại các doanh nghiệp 139
4.2. Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng 154
4.3. Loại hình các giải pháp tiết kiệm năng lượng 155
4.4. Suất tiêu hao năng lượng của các ngành 155

Chương 5: Đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng 157
5.1. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành thép 158
5.2. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành dược 174
5.3. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành chế biến thủy sản 178
5.4. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành giấy 187
5.5 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành bia và nước giải khát 200
5.6. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành nhựa dân dụng 205
5.7. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành gốm 212
5.8. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành nhuộm 222
5.9. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành bột mì 242
5.10. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng chung cho tất cả các ngành 260

Chương 6: Kết luận 271
6.1. Kết luận 271
6.2. Kiến nghị 271

Tài liệu tham khảo 272

3/269
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Tiềm năng phát điện từ các nguồn 11
Hình 1.2: Công suất lắp đặt của các nhà máy điện ở các nguồn phát điện khác nhau 12
Hình 1.3: Tiêu thụ than theo từng ngành từ 1995 đến 2006 12

Hình 1.4: Dầu và khí khai thác được từ năm 1982 đến 2004 13
Hình 1.5: Dự báo nhu cầu năng lượng của Việt nam theo các ngành 14
Hình 1.6: Nhu cầu các dạng năng lượng 15
Hình 2.1: Tỷ lệ sử dụng điện của các ngành nghề trên địa bàn Tp.HCM 19
Hình 2.2: Tăng trưởng sản phẩm ngành nhựa 26
Hình 2.3: Một số sản phẩm bao bì nhựa 30
Hình 3.1: Lò hồ quang 12 tấn của nhà máy thép Nhà bè 31
Hình 3.2: Mô tả quá trình rót đúc liên tục 33
Hình 3.3: Mô tả khuôn đúc – hệ thống làm nguội và con lăn dẫn hướng 34
Hình 3.4: Khuôn đúc của máy đúc liên tục 36
Hình 3.5: Hệ thống xưởng cán thép của nhà máy thép Nhà bè 37
Hình 3.6: Các lỗ hình cán của xưởng cán thép 38
Hình 3.7: Máy đóng bao con nhộng bán tự động 38
Hình 3.8: Máy đóng bao thuốc tiêm 39
Hình 3.9: Một số loại máy kiểm nghiệm 39
Hình 3.10: Các thiết bị sản xuất tân dược 40
Hình 3.11: Quy trình sản xuất thuốc viên nén 43
Hình 3.12: Các máy trộn hình V và đinh ốc vô tận 44
Hình 3.13: Máy trộn hành tinh 44
Hình 3.14: Máy tạo hạt cao tốc 45
Hình 3.15: Nồi bao đường 46
Hình 3.16: Thiết kế của nồi bao đục lỗ 47
Hình 3.17: Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất viên nang cứng 49
Hình 3.18: Máy đóng thuốc tiêm tự động 54
Hình 3.19: Sơ đồ quy trình chế biến sản phẩm tôm đông lạnh 55
Hình 3.20: Máy rửa tôm nguyên liệu 56
Hình 3.21: B
ăng tải sơ chế tôm 57
Hình 3.22: Thiết bị phân cỡ tôm 58
Hình 3.23: Tủ đông gió 59

Hình 3.24: Sơ đồ nguyên lý hoạt động tủ cấp đông tiếp xúc 60
Hình 3.25: Thiết bị cấp đông tiếp xúc 60
Hình 3.26: Thiết bị cấp đông IQF 61
Hình 3.27: Thiết bị tái đông 62
Hình 3.28: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị tái đông 62
Hình 3.29: Thiết bị đóng gói chân không 63
Hình 3.30: Sơ đồ quy trình chế biến sản phẩm cá fillet đông lạnh 64
Hình 3.31: Thùng rửa nguyên liệu cá 64
Hình 3.32: Băng tải phân phối cá 65
Hình 3.33: Thùng cấp liệu cho băng tải fillet cá 65
Hình 3.34: Băng tải fillet cá 66
Hình 3.35: Băng tải sửa miếng cá fillet 67

4/269
Hình 3.36: Máy phân cỡ cá 68
Hình 3.37: Thiết bị quay tăng trọng 69
Hình 3.38: Băng chuyền cấp đông IQF 69
Hình 3.39: Thiết bị rà kim loại 70
Hình 3.40: Bộ sấy và cuộn của máy xeo giấy 73
Hình 3.41: Hình dáng bên ngoài máy sàng kín 74
Hình 3.42: Cấu tạo bên trong máy sang kín 75
Hình 3.43: Máy lọc cyclone đường kính nhỏ - hiệu suất cao 76
Hình 3.44: Hình dáng bên ngoài của máy lọc cyclone đường kín lớn – năng suất cao 76
Hình 3.45: Máy nghiền thủy lực 77
Hình 3.46: Cánh quạt của máy nghiền thủy lực 77
Hình 3.47: Cấu tạo của máy nghiền Hà Lan 78
Hình 3.48: Máy nghiền đĩa 79
Hình 3.49: Cấu tạo bên trong của máy nghiền côn 80
Hình 3.50: Hệ thống máy nghiền côn 80
Hình 3.51: Sơ đồ quá trình sản xuất dịch lên men 82

Hình 3.52: Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo máy nghiền ướt 2 trục 83
Hình 3.53: Sơ đồ cấu tạo và hình dáng thiết bị thủy phân (nồi nấu bia) 84
Hình 3.54: Thiết bị houblon hóa dịch thủy phân 84
Hình 3.55: Thùng lắng trong xoáy trong 85
Hình 3.56: Sơ đồ quá trình lên men 86
Hình 3.57: Thiết bị lên men 87
Hình 3.58: Sơ đồ quá trình hoàn thiện sản phẩm 88
Hình 3.59: Thiết bị bảo hòa CO
2
89
Hình 3.60: Các bộ phận và đặc tính của một bộ phận đùn 92
Hình 3.61: Phương pháp tạo màng bằng cách thổi, dung để sản xuất màng mỏng hình ống 93
Hình 3.62: Sơ đồ của một máy phun ép nhựa loại trục vít tịnh tiến 94
Hình 3.63: Chu kỳ ép phun điển hình 95
Hình 3.64: Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm gốm sứ 96
Hình 3.65: Sơ đồ công nghệ lò bao 97
Hình 3.66: Sơ đồ hệ thống điều khiển lò tuynen 100
Hình 3.67: Giao di
ện SCADA của lò tuynen 101
Hình 3.68: Sơ đồ công nghệ nung lò tuynen 101
Hình 3.69: Các loại máy nhuộm khí động học 103
Hình 3.70: Quy trình công nghệ sản xuất bột mì 110
Hình 3.71: Gàu tải 114
Hình 3.72: Máy sàng rung 117
Hình 3.73: Máy nghiền trục 124
Hình 3.74: Các loại hạt nhựa 125
Hình 3.75: Quy trình sản xuất bao bì nhựa 126
Hình 3.76: Sơ đồ máy ép đùn 126
Hình 3.78: Cơ cấu làm chảy nhựa 127
Hình 3.79: Vít ép và xylanh của máy ép đùn 128

Hình 3.80: Máy ép phun 130
Hình 3.81: Nấu chảy nhựa đơn giản 130
Hình 3.82: Phương pháp ép thổi để định hình bao bì nhựa 131

5/269
Hình 3.83: Bán thành phẩm – phôi PET 132
Hình 3.84: Định hình thành phẩm theo phương pháp thổi – kéo 132
Hình 3.85: Hệ thống định hình tấm mỏng 133
Hình 3.86: Sản xuất tấm bằng thổi khí 134
Hình 3.87: Sản xuất sợi nhựa 135
Hình 3.88: Tấm nhiều lớp 135
Hình 3.89: Ép đùn kép 136
Hình 3.90: Dán các lợp nhựa 136
Hình 3.91: Ghép các lớp nhựa 137
Hình 3.92: Định hình bằng rút chân không 137


6/269
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Cơ cấu tiêu thụ giai đoạn 2000 – 2005 14
Bảng 2.1: Một số doanh nghiệp giấy tiêu biểu của Tp.HCM 22
Bảng 2.2: Sản phẩm và sản lượng giấy Tp.HCM 23
Bảng 2.3: So sánh nhu cầu, khả năng sản xuất trong nước, nhập khẩu của ngành giấy cả nước
trong giai đoạn từ 1995 – 2005 23
Bảng 3.1: Một số model máy ép nhựa hiện có ở Tp.HCM 90
Bảng 3.2: Vận tố
c, chiều rộng băng tải và năng suất 111
Bảng 3.3: Công suất động cơ cho băng tải theo chiều dài vận chuyển 111
Bảng 3.4: Kích thước tiêu chuẩn của đường kính và bước vít 112

Bảng 3.5: Vận tốc chuyển động của băng khi vận chuyển hạt lúa mì 113
Bảng 3.6: Hiệu suất của động cơ kéo gàu tải dung băng 113
Bảng 3.7: Thông số kỹ thuật cho gàu tải 114
Bảng 3.8: Đặc tính kỹ thu
ật của máy sàng ly tâm 118
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của hình dạng ống dẫn đến hiệu quả phânh loại 120
Bảng 3.10: Đặc tính kỹ thuật của máy nghiền trục 124
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát và kiểm toán năng lượng tại các doanh nghiệp 140
Bảng 4.2: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành 152
Bảng 4.3: Suất tiêu hao năng lượng của các ngành 153
Bảng 5.1.1: Tận dụng nhiệt thải từ khói lò 157
Bảng 5.1.2: Sử dụng vòi đốt hiệu suất cao 158
Bảng 5.1.3: Vòi đốt có hoàn nhiệt 159
Bảng 5.1.4: Nâng cao hiệu quả sử dụng của bẫy hơi 160
Bảng 5.1.5: Cải tiến hệ thống vận chuyển phôi 161
Bảng 5.1.6: Phát điện từ nhiệt thải 163
Bảng 5.1.7: Điều khiển tự động lò nung 165
Bảng 5.1.8: Giảm thất thoát nhiệt của lò nung 167
Bảng 5.1.9: Tận thu nhiệt lò chuyển 168
Bảng 5.1.10: Nâng cao hiệu suất đầu đốt 169
Bảng 5.1.11: Thiết bị giám sát điện năng tiêu thụ 170
Bảng 5.2.1: Điều khiển nhiệt máy sấy tầng sôi 172
Bảng 5.2.2: Tận thu dung môi trong quá trình sản xuất thú y 173
Bảng 5.2.3: Thay thế điện trở sấy ẩm 174
Bảng 5.3.1: Sử dụng hệ thống bồn trữ lạnh 176
Bảng 5.3.2: Sử dụng nước nóng năng lượng mặt trời 177
Bảng 5.3.3: Thay đổi chế độ hoạt động của bơm và quạt 178
Bảng 5.3.4: Nâng cao hiệu suất máy nén lạnh 179
Bảng 5.3.5: Sử dụng thiết bị cấp đông siêu tốc 181
Bảng 5.4.1: Sử dụng VSD cho các động cơ 185

Bảng 5.4.2: Thay động cơ VS bằng các động cơ hiệu suất cao 186
Bảng 5.4.3: Tránh hoạt động giờ cao điểm 187
Bảng 5.4.4: Sử dụng sàn khữ tạp chất 188
Bảng 5.4.5: Sử dụ
ng bộ tách nước hiệu suất cao 189
Bảng 5.4.6: Máy xeo tròn vận tốc cao 190
Bảng 5.4.7: Máy xeo dài 191

7/269
Bảng 5.4.8: Nâng cao năng suất sản xuất bột giấy 192
Bảng 5.4.9: Điều khiển liên tục các nồi nấu bột giấy 193
Bảng 5.4.10: Nâng cao hiệu suất lò hơi 194
Bảng 5.4.11: Cải tạo hệ thống bơm 195
Bảng 5.4.12: Điều khiển tự động hệ thống bơm 196
Bảng 5.5.1: Điều khiển tải động cơ bơm nước lạnh 198
Bảng 5.5.2: Điều khiển tải động cơ bơm glycol 199
Bảng 5.5.3: Tránh vận hành hệ thống lạnh vào giờ cao điểm 200
Bảng 5.5.4: Thay thế máy nén hiệu suất thấp 201
Bảng 5.6.1: Lắp VSD cho các máy ép nhựa 203
Bảng 5.6.2: Cách nhiệt các vòng điện trở gia nhiệt 205
Bảng 5.6.3: Sử dụng máy ép nhựa hiệu suất cao 206
Bảng 5.6.4: Cải tiến quá trình sản xuất 208
Bảng 5.7.1: Ứng dụng lò bong gốm đốt gas 210
Bảng 5.7.2: Tiết kiệm năng lượng trong lò con lăn 211
Bảng 5.7.3: Tiết kiệm năng lượng trong lò tuynen 214
Bảng 5.7.4: Ứng dụng sensor để đo nồng độ ôxy 217
Bảng 5.7.5: Ứng dụng vòi đốt giảm NO
x
218
Bảng 5.8.1: Thu hồi nhiệt từ nước thải máy nhuộm 220

Bảng 5.8.2: Lắp VSD cho quạt hút máy căng kim 221
Bảng 5.8.3: Lắp VSD cho quạt hút lò dầu tải nhiệt 222
Bảng 5.8.4: Lắp VSD cho bơm dầu 223
Bảng 5.8.5: Lắp VSD cho máy se 224
Bảng 5.8.6: Quy trình nhuộm mới Econtrol 225
Bảng 5.8.7: Quy trình nhuộm liên tục 227
Bảng 5.8.8: Nhuộm với dung tỹ thấp 229
Bảng 5.8.9: Nhuộm sợi với dung tỹ thấp than thiện môi trường 231
Bảng 5.8.10: Sử dụng hệ thống enzyme hiệu quả cao 234
Bảng 5.8.11: Nhuộm trong môi trường không nước 236
Bảng 5.9.1: Lắp đặt hệ thống tụ bù 240
Bảng 5.9.2: Sử dụng động cơ hiệu suất cao 242
Bảng 5.9.3: Tính toán thời giant hay đổi cối xát trắng 245
Bảng 5.9.4: Điều khiển hệ thống quạt hút 248
Bảng 5.9.5: Đồng bộ hoạt động giữa các công đoạn 250
Bảng 5.9.6: Nâng cao hiệu suất hoạt động của các
động cơ 252
Bảng 5.10.1: Sử dụng tụ điện 256
Bảng 5.10.2: Công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn 257
Bảng 5.10.3: Vệ sinh bề mặt truyền nhiệt 259
Bảng 5.10.4: Ứng dụng máy lạnh hấp thụ 261
Bảng 5.10.5: Lắp VSD cho máy nén trục vít 262
Bảng 5.10.6: Nâng cao hiệu suất quá trình cháy 264
Bảng 5.10.7: Cách nhiệt van, đường ống 265
Bảng 5.10.8: Bảo dưỡng hệ thống bơm 266
Bảng 5.10.9: Thu hồi nhiệt từ nước xả đáy lò 267


8/269
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1. Mục đích của đề tài:

Hiện nay, đổi mới và cải tiến công nghệ trở thành nhu cầu cấp thiết trong quản lý vĩ
mô cũng như nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Rõ ien, việc đổi mới này nhất thiết
gắn liền với chiến lược kinh doanh, hiện trạng trình độ công nghệ cũng như tiềm lực của
doanh nghiệp.
Trong thực t
ế, quá trình này thường gặp một số vấn đề sau đây:
- Hạn chế tài chính để đầu tư công nghệ hiện đại.
- Có nhất thiết đầu tư công nghệ hiện đại không?
- Các giải pháp công nghệ nào đảm bảo yêu cầu sản xuất trước mắt và lâu dài.
- Cần có một lộ trình đổi mới công nghệ từ cải tiến, nâng cấp, khai thác tối đa công
suất, đầu tư mới phù hợp với nhu cầu sản xuất và khả năng đầu tư, giảm ảnh hưởng
đến sự can thiệp vào hiện trạng sản xuất.
- Công nghệ mới phải hiệu quả.

Song song với bài toán đầu tư đổi mới công nghệ, bài toán giảm chi phí sản xuất được
xem là giải pháp khả thi và hiệu quả trong điều kiện chung của các doanh nghiệp hiện nay.
Việc giảm chi phí sản xuất thông qua việc sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm chi phí năng
lượng trong sản xuất là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là trong
các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí chế tạo máy, đông lạnh thuỷ hải sản, lương thực
thực phẩm, hoá chất … là những ngành có công nghệ còn cũ, lạc hậu, tiêu hao năng lượng
còn cao.

Ở góc độ khác, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất còn phải phấn đấu đạt các tiêu
chuẩn khác như ISO 9000, HACCP, ISO 14000,… trong đó, việc sử dụng hợp lý tài nguyên
được xem là tiêu chí quan trọng.

Trong thực tế, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh

nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ đa số ở mức trung bình, do đó định mức nguyên
nhiên liệu trên thành phẩm cao và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, doanh nghiệp cùng lúc
phải tiến hành nhiều nhiệm vụ:
- Đổi mới công nghệ để tăng năng suất và chất lượng.
- Giảm chi phí sản xuất
- Xử lý môi trường

Đề tài này nhằm hướng đến các mục tiêu sau đây: đưa ra giải pháp tích hợp 3 vấn đề
trên một cách hài hòa và phù hợp. Xây dựng cẩm nang lộ trình đổi mới công nghệ nhằm
hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành định hướng rõ ien hơn trong việc cả
i tạo, đổi mới
công nghệ, giảm tiêu thụ năng lượng-giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh tạo
tiền đề cho việc đạt các chứng chỉ sản xuất, chất lượng, cũng như giải quyết vấn đề môi
trường của các doanh nghiệp.

2. Nội dung của đề tài: để thực hiện được mục đích đặt ra, đề tài phải thực hiệ
n các nội
dung chính cụ thể như sau:

9/269
- Đánh giá trình độ công nghệ hiện tại của các ngành lựa chọn.
- Khảo sát doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng công nghệ.
- Đánh giá nhu cầu sử dụng năng lượng hiện tại của các ngành nêu trên.
- Đánh giá suất tiêu hao năng lượng
- Xác định tải lượng các nguồn ô nhiễm.
- Xác định các tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho từng ngành.
- Xác định các giải pháp nhằm hợp lý hoá việc sử dụng năng lượng về mặt quản lý việc
sử dụng năng lượng cũng như về mặt công nghệ.
- Đưa ra phương hướng hoạt động trong việc cải tạo và đổi mới công nghệ cho từng
ngành theo các cấp độ.

- Xác định bài toán chi phí lợi ích các phương án đổi mới công nghệ.
- Xác định hiệu quả môi trường.
- Xây dựng phổ công nghệ phù hợp cho từng vị trí công nghệ, khoảng cách công nghệ
của các doanh nghiệp khác nhau trong ngành.

3. Quy mô và phạm vi của đề tài: đề tài tập trung khảo sát các doanh nghiệp thuộc các
ngành nhựa dân dụng, bao bì, thép, gốm sứ, chế biến thủy hải sản, bột mì, nước giải khát,
nhuộm, giấy, dược phẩm trên phạm vi Thành phố Hồ chí Minh. Riêng đối với những ngành ít
doanh nghiệp như thép, dược phẩm, gốm thì phạm vi đề tài được mở rộng ra các tỉnh lân cận
như Bình dương, Đồng nai.

4. Phương pháp thực hiện: để xây dựng nên cẩm nang lộ trình đổi mới công nghệ, để tài
tiến hành khảo sát, điều tra cụ thể tại các doanh nghiệp.
- Khảo sát nhằm đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các ngành
nêu trên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tiến hành kiểm toán năng lượng để đánh giá nhu cầu sử dụng năng lượng, các tiềm
năng tiết kiệm năng lượng cho từng ngành.
- Trên kết quả khảo sát đánh giá trình độ công nghệ, kết quả kiểm toán năng lượng,
nhóm nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng tổng quan cho
từng ngành nêu trên.
- Tìm hiểu, cập nhật những công nghệ mới, những thiết bị mớ
i giúp thay đổi công nghệ
hay cải tạo công nghệ.
- Đưa những công nghệ mới, những giải pháp kỹ thuật ứng dụng vào từng ngành và
tính toán khả năng tiết kiệm cũng như thời gian hoàn vốn giản đơn cho từng giải
pháp.

5. Những khó khăn trong quá trình thực hiện:
- Tìm hiểu các công nghệ của các ngành: đại đa số các doanh nghiệp đều không đồng ý
chia sẽ thông tin liên quan đến chi tiết của công nghệ hiện đang sử dụng. Các thông

tin về chi phí đầu tư, khuynh hướng lực chọn công nghệ rất khó thu thập chính xác từ
thực tế của các doanh nghiệp.
- Tìm hiểu và cập nhật các giải pháp tiết kiệm năng lượng, công nghệ mới mang tính
tiết kiệm năng lượng: các doanh nghiệp hầu như không có các thống kê cụ thể khi
thực hiện các cải tiến tiết kiệm năng lượng, do vậy nhóm đề tài phải thu thập thông
tin và tính toán mức tiết kiệm. Hơn nữa, với phạm vi 30 nhà máy cho 10 ngành sẽ rất
khó để thu thập đầy đủ các giải pháp tiết kiệm năng lượng đã thực hiện, do vậy, nhóm

10/269
đề tài phải mở rộng thêm phạm vi thu thập số liệu, không chỉ những doanh nghiệp ở
Tp.HCM mà còn ở các tỉnh thành, ở nước ngoài.

6. Những hạn chế của kết quả:

Do số lượng doanh nghiệp khảo sát còn hạn chế, do vậy phần kết quả suất tiêu hao
năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng sẽ mang tính chính xác không cao. Tuy nhiên,
con số này cũng cho chúng ta hình dung khái quát về việc hiện trạng sử dụng năng lượng của
các ngành. Ngoài ra, do gặp các khó khăn trong việc đánh giá suất tiêu hao năng lượng tại
các doanh nghiệp nên tính chính xác của suất tiêu hao năng lượng theo ngành nêu trong đế
tài sẽ không cao.

Các giải pháp công nghệ mang tính tiết kiệm năng lượng chỉ là những giải pháp thực
tế trong các đơn vị khảo sát mà nhóm tác giả nhận thấy được trong quá trình làm đề tài. Do
vậy, còn nhiều hơn nữa các giải pháp mà nhóm đề tài chưa có điều kiện tiếp cận.

































11/269
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM VÀ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH


1.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM:
1.1.1. Điện năng:
Điện năng ở Viêt nam được phát từ nhiều nguồn gồm: diesel, dầu, khí, than, thủy
điện. Trong đó, tiềm năng phát điện từ thủy điện là lớn nhất trong các nguồn trong giai đoạn
1990 tới 2003. Tuy nhiên, từ 2004 đến 2005, tiểm năng phát điện cao nhất này lại là các nhà
máy nhiệt điện sử dụng khí và dầu, tỷ lệ tiềm năng này tăng rất nhanh từ 11% vào năm 1996
đã lê tới 32% vào năm 2005. Đồ thị bên dưới cho thấy tiềm năng phát điện từ các nguồn khác
nhau từ 1990 đến 2005.

Hình 1.1: Tiềm năng phát điện từ các nguồn
(Theo số liệu cung c
ấp từ Bộ Công Thương)

So với tiềm năng phát điện nói trên, công suất lắp đặt của các nhà máy điện là
2,500GW vào năm 1990 và tăng lên 11,500GW vào năm 2005. Trong đó, các nhà máy thủy
điện chiếm hơn 50% công suất vào thời kỳ 1990 đến 2001.Mặt khác, các nhà máy nhiệt điện
cũng đang phát triển và tăng công suất lắp đặt từ 12% tổng công suất cả nước vào năm 1996
lên 32% vào năm 2005.


-
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000

50,000
55,000
1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Import
IPP, BOT
Diesel
Gas Turbines (Oil & Gas)
Oil fired
Coal fired
Hydropower


12/269

Hình 1.2: Công suất lắp đặt của các nhà máy điện ở các nguồn phát điện khác nhau
(Theo số liệu cung cấp từ Bộ Công Thương)


1.1.2. Than:
Tiêu thụ than ở Viêt Nam tăng 38 triệu tấn, từ 7.82 triệu tấn năm 1995 lên đến 45.84
triệu tấn vào năm 2006, đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm là 17.4%.
Cùng thời kỳ này, tiêu thụ than nội địa tăng 11.06 triệu tấn (tỷ lệ tăng trưởng trung
bình năm là 11.2%).
Xuất khẩu than tăng rất nhanh so với nhu cầu than nội địa, tăng 26.96 triệu tấn (tỷ lệ
tăng trưởng trung bình năm là 23.9%).


Hình 1.3: Tiêu thụ than theo từng ngành từ 1995 đến 2006
(Theo số liệu cung cấp từ Bộ Công Thương)



7.8
9.9
10.9 11.0
10.3
12.3
13.7
16.0
20.0
26.6
33.7
45.8
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
Export: Others
Export: VINACOMIN
Domestic: Others
Domestic: Paper & Pulp
Domestic: Fertiliser
Domestic: Cement
Domestic: Electricity
Export
Domestic


-
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Import
IPP, BOT
Diesel
Gas Turbines (Oil & Gas)
Oil fired
Coal fired

Hydropower

13/269
1.1.3. Dầu và khí
Hầu hết trữ lượng dầu và khí ở Việt nam tập trung khu vực miền Bắc. Trữ lượng dầu
và khí khoảng 24 triệu tấn dầu tương đương cho mỗi loại. Trong đó, trữ lượng dầu và khí tại
Cửu Long là lớn nhất, 360 triệu tấn dầu tương đương.

Lượng dầu khai thác được tăng 16 lần từ năm 1982 đến 2004, từ 25 triệu tấn vào năm
1982 lên đến 400 triệu tấn năm 2004. Trong cùng thời kỳ, khí tăng 18.5 lần, từ 20 triệu tấn
lên đến 370 triệu tấn.


Hình 1.4: Dầu và khí khai thác được từ năm 1982 đến 2004
(Theo số liệu cung cấp từ Bộ Công Thương)


1.1.4. Nhu cầu năng lượng:

Nhu cầu năng lượng cho công nghiệp nhẹ sẽ tăng nhanh vì đây là ngành dẫn đầu
trong sự tăng trưởng kinh tế.

Lĩnh vực giao thông vận tải sẽ giảm nhu cầu năng lượng khi mà xe gắn máy bị hạn
chế.

Bộ phận dân cư vẫn tiếp tục sử dụng một lượng lớn năng lượng phi thương mại.

14/269

Hình 1.5: Dự báo nhu cầu năng lượng của Việt nam theo các ngành

(Theo số liệu cung cấp từ Bộ Công Thương)


Mặt khác, theo dự báo đến năm 2010 – 2025, nhu cầu tiêu thụ điện vẫn tiếp tục tăng
nhanh hơn GDP (hệ số đàn hồi điện/GDP lớn hơn 1). Đến năm 2010, nhu cầu điện toàn quốc
khoảng 112 – 117 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 294 – 306 tỷ kWh và năm 2025 khoảng 432 –
447 tỷ kWh. Tốc độ tăng nhu cầu điện bình quân giai đoạn 2001 – 2010 khoảng 14.7 –
15.8%; giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 8.8 – 10.1 %; giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 7.2 – 8%.
Điện bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1100 – 1150 kWh; đến năm 2020 đạt
khoảng 2600 – 2700 kWh; đến năm 2025 đạt khoảng 3700 – 3800 kWh.

Bảng 1.1: Cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 2000 – 2005
STT Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005
I Điện tiêu thụ (GWh)
1 Nông nghiệp 428.3 465.2 505.6 561.8 550.6 574
2 Công nghiệp 9088.4 10503.2 12681.2 15290.2 17896.3 21302
3 T.mại& k/sạn, nh/hàng 1083.7 1251.3 1373.1 1513.3 1777.7 2162
4 Quản lý &T.dùng dân cư 10985.6 12651.1 14333.2 15953.3 17654.6 19831
5 Các hoạt động khác 817.7 980.0 1341.7 1588.1 1817.4 1734
II Cơ cấu tiêu thụ (%)

1 Nông nghiệp 1.9 1.8 1.7 1.6 1.4 1.3
2 Công nghiệp 40.6 40.6 41.9 43.8 45.1 46.7
3 T.mại& k/sạn, nh/hàng 4.8 4.8 4.5 4.3 4.5 4.7
4 Quản lý &T.dùng dân cư 49.0 48.9 47.4 45.7 44.5 43.5
5 Các hoạt động khác 3.6 3.8 4.4 4.5 4.6 3.8
(Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam)
⇒ Ta thấy rằng từ năm 2002 trở đi, điện năng tiêu thụ cho ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng
cao nhất trong các ngành.
0

10
20
30
40
50
60
70
80
90
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025
Agriculture.Forestry.& Fishery Indust r y (Heavy) Industry (Light)
Transportation Commercials & Service Residentials
Industr
y
Li
g
ht Non-
C
Residentials Non- C
2005
33.3 Mtoe
18.7 Mtoe
2015
49.3 Mtoe
35.4 Mtoe
2025
77.6 Mtoe
65.4 Mtoe
Non-Commercial Energy
Mtoe

Light Manufacturing
T
ransportation
Heavy Industry & Mining

15/269


1.1.5. Nhu cầu năng lượng cuối theo các nguồn:
Nhu cầu về gas hóa lỏng và khí tự nhiên, điện sẽ tăng nhanh theo sự hiện đại hóa của
công nghiệp và đời sống của người dân

Năng lượng phi thương mại vẫn duy trì một lượng lớn mặc dù đã giảm từ 15% xuống
12%.

Hình 1.6: Nhu cầu các dạng năng lượng
(Theo số liệu cung cấp từ Bộ Công Thương)

⇒Nhìn chung, các thành phần năng lượng của Việt Nam đã phát triển với một tốc độ tăng
trưởng cao trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, hiện trạng năng lượng Việt nam có thể khái
quát như sau:

Các thành phần năng lượng đều đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và đất
nước.Tuy nhiên, lĩnh vực năng lượng ở Việt nam vẫn còn một số tồ
n đọng sau:
- Sản lượng của các thành phần năng lượng còn thấp, nhiều doanh nghiệp vận hành với
công nghệ củ kỹ lạc hậu, gây ra nhiều tác động nguy hại cho môi trường.
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng còn thấp, đặc biệt là ngành
than và điện.
- Việc đầu tư cho lĩnh vực năng lượng vẫn còn thấp so với nhu cầ

u, gặp nhiều khó khăn
trong quá trình đầu tư.
- Tiêu thụ năng lượng nói chung và điện năng nói riêng của ngành công nghiệp là cao
nhất. Điều này cho thấy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành
công nghiệp là điều rất cần thiết ở Việt Nam.

1.2. HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Trong giai đoạn 2000 đến 2005, tiêu thụ
điện trung bình hang năm tăng 12.23%/năm
và đạt 10,565.24 triệu kWh vào năm 2005. Trong năm 2006, điện năng tiêu thụ là 11,496.08
triệu kWh và 12,364.92 triệu kWh vào năm 2007. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 8.28%/năm
trong giai đoạn 2005 – 2007. Dự báo điện năng tiêu thụ của toàn thành phố Hồ Chí Minh là
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
2000 2005 2010 2015 2020 2025
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
50.0%

Coal Oil Nat ur al Gas Power Non- C Power Rat io
Million T OE
Power Ratio

16/269
22,990 triệu kWh và năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 14.1%/năm trong giai đoạn
2006 – 2010. Điện năng tiêu thụ cho Tp.HCM là 57,300 triệu kWh vào năm 2020, , tỷ lệ tăng
trưởng trung bình là 9.6%/năm trong giai đoạn 2010 – 2020.

17/269
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH

2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
2.1.1. Tổng quan: (theo thông tin từ Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố
chiếm 0.6 % diện tích và 7.5 % dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20.2 % tổng sản phẩm,
27.9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34.9 % dự án nước ngoài Vào năm 2005, Thành phố
Hồ Chí Minh có 4,344,000 lao động, trong đó 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao động nhưng
vẫn đang tham gia làm việc Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100
USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy
sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu kinh tế của
thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33.3%, ngoài quốc doanh chiếm 44.6%, phần còn lại là
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất:
51.1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47.7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản chỉ chiếm 1,2%
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đã thu hút được 1,092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
với tổng vốn đầu tư hơn 1.9 tỉ USD và 19.5 ngàn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt
Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2,530 dự án FDI, tổng vốn 16.6 tỷ USD

vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ
USD.
Tuy vậy, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn
thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212
cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế
biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ
thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, t

nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp
thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.1.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp thành phố đến năm 2010: (theo thông
tin từ Viện Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh)

2.1.2.1. Quan điểm phát triển:
Công nghiệp trên địa bàn sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng tăng mạnh các ngành công
nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức, tỷ lệ giá trị tăng
thêm cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử - tin học, phần mềm, hoá
chất, vật liệu mới ; một mặt định hướng mạnh tới xuất khẩu, mặt khác làm chỗ dựa vững
chắc cho quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của các tỉnh xung
quanh. Trong giai đoạn đến năm 2005, tập trung sắp xếp lại các ngành công nghiệp, di dời
các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, giảm tải và tiến tới loại trừ dần tải
trọng phát triển công nghiệp ở khu vực trung tâm Thành phố, nhường lại diện tích phát triển

18/269
cho ngành thương mại – dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường khoa học – công nghệ và các
ngành công nghiệp sạch Trong giai đoạn đến năm 2010 định hướng không phát triển thêm
các khu công nghiệp tổng hợp. Tập trung rà soát, sắp xếp các khu công nghiệp hiện có theo
hướng củng cố, lắp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được cấp và đảm bảo an toàn, vệ sinh
môi trường sinh thái. Tập trung xây dựng một vài khu công nghiệp chuyên ngành như khu
công nghiệp cơ khí chế tạo máy, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hóa chất, khu công

nghiệp dệt may, da giày để tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghệ cao cũng
như di dời các ngành công nghiệp ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động giản đơn đến những khu
đô thị mới, giảm bớt mật độ công nghiệp tại khu vực trung tâm Thành phố.

2.1.2.2. Mục tiêu phát triển:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố đạt 14%/năm
vào giai đoạn 2001-2005 và 18.7%/năm vào giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng giá trị sản xuất
công nghiệp của thành phố so với cả nước chiếm khoảng 27%-32.5% vào năm 2010.

2.1.2.3. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố
đến năm 2010
a) Ngành cơ khí chế tạo máy
Công nghiệp cơ khí chế tạo máy sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa các thành phần
kinh tế tham gia, đa dạng hóa ngành nghề nhưng có sự chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa
rộng, tránh đầu tư khép kín, trùng lắp và cạnh tranh không lành mạnh. Khu vực nhà nước cần
dành vốn đầu tư tập trung vào các dự án có trình độ công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn làm nồng
cốt cho việc phát triển của toàn ngành trên địa bàn. Khuyến khích tạo điều kiện có các thành
phần kinh tế khác tham gia đầu tư vào các dự án quy mô nhỏ, công nghệ ít phức tạp và đòi
hỏi đầu tư không lớn, phụ trợ cho các nhà máy lớn. Những ngành cần tập trung phát triển bao
gồm:
- Sản xuất máy công cụ.
- Sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp.
- Sản xuất máy móc phục vụ công nghiệp chế biến.
- Sản xuất máy móc thiết bị điện.
- Sản xuất ô tô.
- Sản xu
ất các loại phương tiện vận tải thủy.
- Sản xuất các loại máy móc, dụng cụ phục vụ gia đình.
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác.
- Sản xuất máy nâng vận chuyển.

- Sản xuất các loại kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn.
Dự báo tốc độ tăng bình quân ngành cơ khí chế tạo máy giai đoạn đến năm 2005 là
22,5%/năm và 24%/năm đến năm 2010. Tỷ trọng của ngành trong tổng giá trị sản xuất toàn
ngành công nghiệp chiếm 18,6% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010.

b) Ngành hóa chất
Công nghiệp hóa chất sẽ được sắp xếp lại, di dời các cơ sở gây ô nhiễm. Phối hợp với
các tỉnh phát triển ngành công nghiệp hóa chất như sản xuất axit béo, tinh dầu, cồn thực
phẩm… Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thi
ết bị của các cơ sở sản xuất hiện có nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm trong xu thế cạnh tranh gay gắt trên thị
trường trong và ngoài nước. Những ngành cần tập trung phát triển gồm:

19/269
- Sản xuất dược liệu và bào chế thuốc.
- Sản xuất sản phẩm chất dẻo và đồ nhựa cao cấp.
- Sản xuất sản phẩm cao su.
- Sản xuất một số chất tẩy rửa và mỹ phẩm.

c) Ngành điện tử - tin học – phần mềm
Công nghiệp điện tử - tin học – phần mềm sẽ phát triển không khép kín, đi từ lắp ráp,
ứng dụng công nghệ mới đến nội địa hóa từng phần và chinh phục công nghệ nguồn, từng
bước nâng cao tiềm lực công nghệ, xây dựng nền móng cơ bản để chuyển từ gia công lắp ráp
sang thiết kế, chế tạo sản phẩm điện tử thương hiệu Việt (máy tính, thiết bị nghe nhìn). Song
song với việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cần đẩy mạnh tỷ lệ sản phẩm
điện tử công nghiệp, thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông theo xu
thế của thế giới. Ưu tiên phát triển phần mềm ứng dụng và dịch vụ mạng để đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
Dự báo tốc độ tăng bình quân ngành điện tử - tin học – phần mềm giai đoạn 2001-
2005 là 41.9%/năm và 16.8%/năm giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng của ngành trong tổng giá

trị sản xuất toàn ngành công nghiệp chiếm 7% vào năm 2005 và 10% vào năm 2010. Doanh
thu phần mềm đạt 250 triệu USD (khoảng 3,750 tỷ đồng); phần cứng đạt 300 triệu USD
(khoảng 4,500 tỷ đồng) vào năm 2005.
2.1.3. Cơ cầu sử dụng điện năng của các ngành công nghiệp: (Theo số liệu từ Công ty
Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo số liệu thống kê điện năng tiêu thụ của các ngành sản xuất công nghiệp trên địa
bàn Tp.Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 8 năm 2006 của hơn 20 ngành nghề cho
thấy rằng tỷ lệ sử dụng điện của ngành nhựa là cao nhất (24%), kế tiếp là các ngành: thực
phẩm, dệt nhuộm, thép, giấy, gốm, nước giải khát. Hình bên dưới sẽ cho thấy tỷ lệ sử dụng
điện của các ngành nghề:
Tỷ lệ sử dụng điện của các ngành nghề trên địa bàn Tp.HCM
0.000%
5.000%
10.000%
15.000%
20.000%
25.000%
Nhựa
Thực
phẩm
Dệt
nhuộm
May
Thép
Chế tạo
máy
Giấy
Da
Gốm
sứ

Kim
loại
Phương
tiện đi
In
Gỗ
Nước
giải
Hóa
chất
Thuốc

Lắp ráp
Điện
Điện tử
Khác
Ngành nghề
Tỷ lệ sử dụng điện (%)

Hình 2.1: Tỷ lệ sử dụng điện của các ngành nghề trên địa bàn Tp.HCM
Dựa vào hiện trạng hoạt động công nghiệp của Tp.HCM và tỷ lệ sử dụng điện năng

20/269
của các ngành như trình bày, nhóm tác giả đề tài quyết định chọn các ngành sau để khảo sát:
ngành thép, dược phẩm, chế biến thủy sản, giấy, nước giải khát, nhựa bao bì và dân dụng,
gốm sứ, dệt nhuộm, sản xuất bột mì. Đây là những ngành có:
- Tỷ lệ sử dụng điện năng cao
- Đang là ngành công nghiệp chủ lực của Tp.HCM
- Có trình độ công nghệ lạc hậu.


Chương này sẽ trình bày tình hình phát triển chung của 10 ngành thuộc phạm vi khảo
sát của đề tài trên địa bàn Tp.HCM. Nội dung chính gồm 4 phần: Số lượng doanh nghiệp
thuộc ngành, sản phẩm chính của ngành, sản lượng hàng năm, tình hình đầu tư và phát triển
của ngành.

2.2. NGÀNH THÉP:
Tổng Công ty Thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những nền tảng và
nguồn lực hợp nhất của 2 Tổng Công ty: Tổng Công ty Thép và Tổng Công ty Kim khí.
Trong đó:
- Tổng Công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là Công ty Gang
thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép Đà Nẵng;
- Tổng Công ty Kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệ thống tiêu thụ rộng
khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng điểm trong
cả nước.
Các công ty thép thuộc khu vực phía Nam được quản lý bởi công ty Thép Miền Nam.
Trong khuôn khổ đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung khảo sát các công ty thuộc công ty
Thép miền Nam.

2.2.1. Số lượng các doanh nghiệp:
Công ty thép miền nam được thành lập vào năm 1976 thuộc tổng công ty thép Việt
Nam – Bộ Công nghiệp. Công ty hiện có 6 nhà máy, 8 liên doanh, 4 công ty cổ phần và 6
đơn vị kinh doanh dịch vụ đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh,Tỉnh Đồng Nai,Cần Thơ.

2.2.2. Sản lượng và sản phẩm chính:
Sản phẩm chính của công ty bao gồm các loại thép cán nóng ien trong xây dựng
như: thép tròn (trơn và vằn), thép cuộn, thép góc, thép U theo các tiêu chuẩn Việt Nam, Nga,
Đức, Mỹ, Nhật……Ngoài ra còn có các loại thép đặc chủng ien sả
n xuất bulon, đai ốc, lõi
que hàn và các sản phẩm sau cán như: lưới thép, dây thép, kẽm gai và đinh. Đặc biệt công ty
vừa sản xuất thành công loại thép Gr60 tiêu chuẩn ASTM A615/A615M, đây là mác thép

chất lượng cao lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam.

Với tổng công suất thép cán 1.000.000 tấn/năm cùng mạng lưới đại lý tiêu thụ trải
rộng trên cả nước. Sản phẩm Thép Miền Nam đã được tiêu thụ rộng khắp, có mặt trong các
công trình: dân dụng, công nghiệp, xây dựng cao ốc, cầu cảng, cầu đường….đồng thời còn
xuất khẩu ra nước ngoài. Không ngừng ở đó, công ty còn mở rộng hợp tác với các nước
Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Uc và Malaysia thành lập các ien doanh sản xuất
tôn,ống mạ kẽm, mạ màu.

21/269

Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với công nghệ tiên tiến
như: giàn cán POMINI cùa Ý, máy phân tích quang phổ, máy sản xuất Oxy, lò tinh luyện….
Đến nay công ty Thép Miền Nam đã đứng đầu cả nước về sản xuất thép, góp phần to lớn
trong việc cung ứng cho nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu.

2.2.3. Tình hình đầu tư và phát triển:
Để chuẩn bị cho việc gia nhập AFTA vào năm 2006, công ty Thép Miền Nam đang
đầu t
ư xây dựng một nhà máy mới theo công nghệ hiện đại có công suất hàng năm 500,000
tấn phôi, 400,000 tấn thép cán và một cảng chuyên ien 1,00,000 tấn/năm nhằm nâng cao
tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

2.3. NGÀNH DƯỢC:
2.3.1. Số lượng các công ty, cơ sở sản xuất thuốc trên địa bàn Tp.HCM
Số lượng các công ty, cơ sở sản xuất các sản phẩm tân dược:
- Các công ty trực thuộc trung ương : 16 công ty
-
Các công ty trực thuộc Thành phố: 10 công ty
- Các công ty nước ngoài : 2 công ty

Số lượng các công ty, cơ sở sản xuất các sản phẩm đông nam dược:
- Các công ty, cơ sở đông nam dược: 60 công ty
- Các công ty trách nhiệm hữu hạn : 30 công ty

2.3.2. Sản phẩm chính: Sản phẩm chính của ngành dược Tp.HCM là các loại thuốc viên túi
bao, viên nang mềm, viên, thuốc tiêm.

2.3.3. Tình hình đầu tư phát triển:
Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh đa số
chỉ làm công đoạn bào chế thuốc mà nguyên liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài theo các
con đường khác nhau. Trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng phần lớn còn cũ kỹ, lạc hậu, trình
độ công nghệ rất hạn chế.

Những nǎm gần đây, nhiều công ty dược đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ
đồng bộ và hiện đại, cải tạo, xây dựng lại cơ sở sản xuất, thực hiện tốt tiêu chuẩn sản xuất
thuốc (GMP) của khối ASEAN.

Ngành sản xuất Dược phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đến thời điểm tháng 10 năm
2006 đã có 17 công ty sản xuất dược được Cục Quản Lý Dược cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn
GMP của khối ASEAN và GMP – WHO như : Công ty ien doanh DP Sanoffi-Synthelabo-
Việt Nam, XNDP và Sinh học Y tế – Mebiphar, Công ty Rhône-Poulene Rore (AVENTIS),
Công ty United-Pharma Việt Nam, Công ty c
ổ phần Hoá – Dược phẩm Mekophar, Công ty
cổ phần dược phẩm OPC, Công ty TNHH Dược phẩm Quang Minh, Công ty ien doanh
TNHH Stada-VN, Xí ngiệp Dược phẩm TW25…

2.4. NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN:
2.4.1. Số lượng các doanh nghiệp:
Hiện nay, trên toàn thành phố có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào những hoạt


22/269
động ien quan đến chế biến thủy sản.

2.4.2. Sản phẩm chính:

Sản phẩm thủy sản rất đa dạng và phong phú tập trung vào các dạng chính đó là đông
lạnh, đồ hộp, khô, muối, nước mắm. Trong đó, thủy sản lạnh đông chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

2.4.3. Tình hình đầu tư phát triển:
Sản phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu của chúng ta phần lớn ở dạng nguyên liệu
cho chế biến các sản phẩm cao cấp khác. Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh
thành phố, nhìn chung vẫn ở mức độ trung bình, mang tính thủ công khá nhiều ở một số công
đoạn trong qui trình chế biến.

Nhiều xí nghiệp đông lạnh của thành phố được xây dựng trong giai đoạn 1976-1990,
một phần nhỏ được xây dựng trước 1975, số còn lại phần lớn được xây dựng trong giai đoạn
từ năm 1991 đến nay, trong đó các thiết bị cấp đông của Nhật Bản chiếm trên 90%, còn lại là
của Nauy, Đan Mạch… nhìn chung, trong một thời gian dài hoạt động sản xuất, nhiều doanh
nghiệp đã tự đổi mới thiết bị, sửa chữa và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sản
xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

2.5. NGÀNH GIẤY:
2.5.1. Số lượng các doanh nghiệp:
Hiện nay tại thành phố Hồ chí Minh có khoảng trên 100 doanh nghiệp sản xuất giấy.
Theo quan niệm của ngành giấy: quy mô lớn là những doanh nghiệp có công suất từ 50 đến
trên 100 ngàn tấn giấy/năm,quy mô vừa là những doanh nghiệp có công suất từ 30 đến 50
ngàn tấn /năm, quy mô nhỏ là những doanh nghiệp có công suất quy mô dưới 30 ngàn tấn/
năm. Xét theo quan niệm đó thì hầu hết các doanh nghiệp giấy tại TP HCM là những doanh
nghiệp nhỏ vì công suất của hầu hết các doanh nghiệp này thường khoảng dưới 10 ngàn

tấn/năm ( trên 90% số doanh nghiệp). Chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp ( dưới10% số doanh
nghiệp) có quy mô vừa, với công suất đạt khoảng 30- 50 ngàn tấn năm. Ba doanh nghiệp có
quy mô lớn ( 50 – 100 ngàn tấn /năm) là Gi
ấy Sài gòn, Giấy Vạn Phát và Giấy An bình.

Bảng 2.1: Một số doanh nghiệp giấy tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Tên doanh nghiệp Công suất
Ngàn tấn /năm
Sản phẩm chính
Công ty
Giấy Sài gòn
90- 100 Giấy vệ sinh
Giấy bao bì
Công ty
Giấy Vạn Phát
30-50 Giấy bao bì.
Carton tráng phấn
Giấy in, viết, copy
Giấy An Bình 50 Giấy bao bì
Giấy Vĩnh Huê 15 Giấy vàng mã,
Giấy bao bì
Giấy Xuân Đức 15 Giấy bao bì

23/269
Giấy in, viết
Giấy Phú thọ 10 – 15 Giấy bao bì
Giấy Quảng Phát 6-10 Giấy bao bì
Giấy Linh xuân 10 – 15 Giấy bao bì
Giấy vàng mã

Giấy Mai lan 5- 10 Giấy vệ sinh
Giấy bao bì
Giấy Phạm Thu 5- 10 Giấy bao bì
(Nguồn: Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam)
2.5.2. Sản phẩm chính và sản lượng:
Tổng sản lượng của các doanh nghiệp Giấy tại Thành phố Hồ Chí minh năm 2005 là
khoảng 200 ngàn tấn giấy các loại.

Bảng 2.2: Sản phẩm và sản lượng giấy Tp.HCM
Tên sản phẩm Sản lượng ( ngàn tấn) Chiếm tỷ lệ, %
Giấy bao bì các loại 103 50
Giấy vệ sinh 32 15
Giấy vàng mã xuất khẩu 29 15
Giấy in, giấy báo, giấy viết 27 15
Các loại giấy khác 10 5
(Nguồn: Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam)

Sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp giấy thành phố Hồ Chí Minh là giấy bao bì,
giấy vệ sinh, giấy vàng mã. Điều này là dễ hiểu, vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh
tế , dân cư của cả nước. Nhu cầu giấy bao bì phục vụ cho phát triển công nghiệp, nhu cầu
giấy vệ sinh cho tiêu dùng, và nhu cầu giấy vàng mã để xuất khẩu sang Đài loan, Hồng kông
là lớn nhất cả nước. Những sản phẩm giấy này không đòi hỏi công nghệ cao, dễ sản xuất, dễ
tiêu thụ, phù hợp với các doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí
Minh.

2.5.3.Tình hình đầu tư phát triển:
Theo thống kê của Hiệp Hội Giấy Việt nam thì trong những năm từ 1990- 1999 tốc
độ tăng về sản lượng giấy của Việt nam trung bình khoảng 16% /nă
m, trong những năm từ
2000- 2005 tốc độ tăng trung bình đạt trên 20%/năm và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mức

tiêu dùng sản phẩm giấy bình quân đầu người/ năm ở thời điểm 1995 là 4.2kg/ người thì năm
2005 là 13kg/người và dự báo đến năm 2010 con số này là 17 – 20kg/người.
Bảng 2.3: Bảng so sánh nhu cầu, khả năng sản xuất trong nước, nhập khẩu
của ngành giấy cả nước trong giai đ
oạn từ 1995- 2005
Năm Nhu cầu
Ngàn tấn
Nhập khẩu
Ngàn tấn
S/x trong nước
Ngàn tấn
Khả năng
đáp ứng ,%
1995 320 110 210 62%
2000 540 200 340 63%
2002 810 380 530 65%
2005 1300 530 770 67%
Dựbáo 2010 1.500 300 1.200 80%
(nguồn: Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam)

24/269

Bảng số liệu trên cho thấy ngành giấy trong nước tuy phát triển nhanh nhưng vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều đó tạo niềm tin cho các doanh nghiệp
trong nước tiếp tục đầu tư cho phát triển ngành giấy. Hiện nay, tổng sản lượng giấy của các
doanh nghiệp giấy trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh là khoảng 200 ngàn tấn vào năm
2005, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng giấy của cả nước, mức độ tăng trưởng của ngành
giấy Thành phố khoảng 20-25%/năm.

Giấy là ngành công nghiệp gồm 2 khâu liên quan đến nhau: khâu sản xuất bột giấy từ

gỗ hoặc rơm rạ, bã mía và khâu sản xuất giấy từ bột giấy. Trong đó khâu sản xuất bột giấy
thường có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng.

Để tránh ô nhiễm môi trường cần phải đầu tư hoàn chỉnh một nhà máy ở quy mô từ
100 ngàn tấn bột/ năm trở lên có thu hồi hoá chất và xử lý môi trường, điều này đòi hỏi vốn
đầu tư rất cao. Suất đầu tư cho nhà máy bột giấy là khoảng 1,400 USD/1 tấn sản phẩm /năm.
Nghĩa là muốn đầu tư một nhà máy sản xuất bột giấy công suất khoảng 100 ngàn tấn bột/
năm thì cần vốn đầu tư khoảng 140 triệu USD. Điều này ít doanh nghiệp tư nhân nào đủ sức
đầu tư. Đây là một trong các nguyên nhân quan trọng làm cho dự án nhà máy bột giấy
Kontum phải huỷ bỏ. Cả nước ta hiện nay chỉ có 2 nhà máy sản xuất bột giấy quy mô trên 50
ngàn tấn năm đang hoạt động là nhà máy giấy Bãi bằng ( Phú thọ) và nhà máy giấy Tân Mai
(Đồng nai). Nhà máy bột giấy Thanh hoá công suất 60 ngàn tấn/năm đang trong giai đoạn
xây dựng. Những nhà máy này đều là của Nhà nước, mà cũng chỉ sản xuất bột giấy đủ cho
khâu sản xuất giấy của chính mình. Một số doanh nghiệp sản xuất bột giấy từ rơm rạ, tre nứa
nhỏ quy mô vài ngàn tấn / năm thì do đầu tư thấp, công nghệ thô sơ lạc hậu nên gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng tại nhiều tỉnh lẻ trên cả nước.

Suất đầu tư cho nhà máy sản xuất giấy thì thấp hơn so với nhà máy bột giấy , nếu đầu
tư công nghệ hiện đại, máy châu Âu hoặc Bắc Mỹ thì suất đầu tư khoảng 500 USD/1 tấn sản
phẩm/ năm. Ở nước ta các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư cho nhà máy giấy khoảng 400 –
600 USD/1 tấn sản phẩm/ năm, nên thiết bị thường hiện đại hơn, công suất lớn hơn nhưng
thời gian thực hiện lâu, chi phí cao nên hi
ệu quả đầu tư lại kém hơn các doanh nghiệp tư
nhân. Các doanh nghiệp tư nhân đầu tư khoảng 100 – 200 USD/ 1 tấn sản phẩm/ năm, nên
chất lượng thiết bị, công nghệ thấp hơn, nhưng thời gian thực hiện nhanh hơn, quản lý tốt
hơn nên hiệu quả đầu tư cao hơn. Hầu hết các doanh nghiệp Giấy tại Thành phố Hồ Chí
Minh là doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân nên mức đầu tư của họ là mức thấp này.

Bột giấy là nguyên liệu chính của ngành giấy. Nếu doanh nghiệp tự túc sản xuất được
bột giấy thì chi phí cho nguyên vật liệu của khâu sản xuất giấy chỉ chiếm khoảng 30-35% giá

thành, lợi nhuận cao. Nếu phải mua bột giấy để sản xuất giấy thì chi phí nguyên vật liệu
chiếm phoảng 55- 60% giá thành giấy. Điều này là sự thiệt thòi mà các doanh nghiệp không
sản xuất được bột giấy phải chấp nhận. Ở nước ta cơ sở sản xuất bột giấy ít nên thiếu bột
giấy mới nghiêm trọng. Hầu hết các doanh nghiệp giấy tại thành phố Hồ Chí Minh là những
doanh nghiệp mua bột giấy về để sản xuất giấy. Hai loại bột giấy mà các doanh nghiệp này
sử dụng là giấy loại – chất lượng thấp, giá rẻ (nhập khẩu OCC hoặc thu hồi trong nước) (
chiếm khoảng > 80%) và bột giấy mới, nhập khẩu – chất lượng tốt, giá cao ( chiếm < 20%) .

×