Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Cơ hội và thách thức của việt nam khi gia nhập TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012 KB, 14 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Cơ hội và Thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP


Mục lục:
1. Những điều cần biết về TPP
• Khái niệm
• Tóm tắt nội dung Hiệp định TPP
2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP
• Cơ hội
• Thách thức
• Định hướng


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TPP:
1. Khái niệm:

I.

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định
thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng
thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp
định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước
Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4).
Đây là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới- được kỳ vọng trở thành hình
mẫu cho phát triển thương mại khu vực và thế giới với yêu cầu cao hơn trong bối
cảnh lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng.
Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên
đầy đủ. Hiện này, TPP có 12 thành viên bao gồm:




Úc



Canada



Brunei



Peru



Chile



Singapore



Malaysia




Vietnam



Mexico



Mỹ



New Zealand



Nhật Bản




 Lưu ý về TPP


Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa,
dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên

Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước
này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…



Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và
26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.

Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã
lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng
Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có
thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã
có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP, nhưng nhiều điều khoản hiện tại
của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ
hội tham gia vào thỏa thuận này.


WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của
mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên
quan đến bất kỳ vấn đề gì.Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc
tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….

Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh
chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên. Nói
một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo
định hướng của TPP.










Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp
liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập
nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi
trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men…

*Chú ý rằng TPP sẽ bắt loại bỏ nhiều lợi ích của các công ty nhà nước (là
một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các
công ty tư nhân.





• Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả
năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP
khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu
của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không
những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong
tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.











Các thành viên tham gia TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về
tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ
được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá
nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch.
(Nguồn: 10 điều căn bản về Tpp của Ezlawblog, giơi thiệu tóm tắt về TPP
tại www.trungtamwto.com)

2. Nội dung và các lĩnh vực của TPP:

a. Nội dung


Hiệp định gồm 30 chương đưa ra các quy định và nguyên tắc thương mại
từ hải quan, rào cản kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ tới đầu tư, thương
mại
điện
tử,
mua
sắm
công...
TPP là hiệp định mở, hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do châu
Á – Thái Bình Dương nhưng có tính thực thi cao thậm chí cho phép các nhà
đầu tư kiện Nhà nước ra các cơ chế tòa án và trọng tài quốc tế. Với những
đặc điểm đó, Hiệp định TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do cạnh
tranh, hiện đang chiếm đến 40% dấn số thế giới và 50% GDP toàn cầu.
Tham gia vào một hiệp định như vậy, sẽ là cơ hội và thách thức đối với bất
kỳ quốc gia nào.




 Các lĩnh vực trong TPP bao gồm:

 Thương mại điện tử Pháp luật

 Giải quyết tranh chấp

 Dịch vụ xuyên biên giới

 Thuế


 Nguồn gốc, suất xứ hàng hóa

 Dệt may

 Môi trường

 Chi tiêu công của chính phủ

 Kiểm dịch thực phẩm

 Bồi thường thiệt hại thương

mại

 Dịch vụ tài chính
 Viễn thông
 Sở hữu trí tuệ


 Đầu tư
 Lao động


  Một số nội dung chính:





















 (Nguồn: Tóm tắt nội dung TPP tại EZLaw Blog, Thời báo Kinh Tế

VnEconomy)
II.


Cơ hội và thách thức của Việt nam khi gia nhập TPP

1. Cơ hội:


Một là, về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP
sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ
USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.






Hai là, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông
sản. Việt Nam sẽ tiếp cận sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Đây là cú huých mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực đến thu nhập của
người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao kim
ngạch xuất khẩu






Ba là, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế
nhập khẩu về 0%
có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Đặc biệt, đối với ngành dệt may, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam
sẽ có điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên
phụ liệu. Trên thực tế, đã xuất hiện các dự án đầu tư lớn và rất lớn để đón
đầu TPP. Đây là mặt tích cực của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, giúp Việt
Nam tăng giá trị gia tăng nội địa cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành
may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.







Bốn là, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft,
LG... đã đầu tư mạnh vào Việt Nam. Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này
phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nước ta bước
sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao. Đây là cơ hội rất
lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới.
Năm là, một số doanh nghiệp của nước ta cũng có điều kiện vươn ra một
số thị trường TPP (như Tập đoàn Viettel và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã
đầu tư tại Peru) qua đó lan tỏa ra các thị trường khu vực, nhất là khu vực
Trung Mỹ (lớn nhất là Mê-hi-cô) và Nam Mỹ (Pê-ru, Chi-lê)




Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào thị
trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… trong khi doanh
nghiệp của các nước cạnh tranh với Việt Nam do chưa có quan hệ FTA với
Hoa Kỳ sẽ không được tham gia. Đây cũng là một kênh tiêu thụ hấp dẫn đối

với hàng xuất khẩu của Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các
nước trong khu vực chưa có quan hệ FTA với Hoa Kỳ.






Sáu là, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao,
thí dụ như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với
vaccine và một số sản phẩm Việt Nam có bước phát triển mạnh trong các
năm qua).
Về mặt xã hội, tham gia TPP sẽ tạo cho Việt Nam các cơ hội giúp nâng cao
tốc độ tăng trưởng. Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập
và góp phần xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp Việt Nam
có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.




Bảy là, TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử
khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng
tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường
trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu.



2.

Thách thức:




Về kinh tế, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh, đặc biệt là trong
lĩnh vực chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực
nông nghiệp nhưng sức cạnh tranh của nước ta trong một số ngành nghề
chưa thực sự tốt, ví dụ như chăn nuôi. Dự kiến đây sẽ là ngành gặp nhiều
khó khăn nhất khi cam kết TPP có hiệu lực.



Đối với các ngành kinh tế khác, cạnh tranh cũng có thể xảy ra nhưng ở
mức độ không lớn bởi vì các nền kinh tế TPP hiện nay có cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là mang tính cạnh tranh với cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.




Về xây dựng pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh
bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra những thách
thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn
mà Việt Nam đang hướng đến để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ,
công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương.




Về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho
một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao
cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh
doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó
là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên,
do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt
Nam, nên ngoại trừ một số ít ngành nông nghiệp, dự kiến tác động này là
có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.

3. Phương hướng:


Để giảm thiểu những tác động tiêu cực do TPP mang lại về nông nghiệp,
Việt Nam sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội để đổi mới
mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.

Trong đó, Việt Nam cần đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ,
chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền lớn để giảm chi phí
sản xuất, dễ quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như dễ ứng
dụng các công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, canh tác, chăn nuôi,
phù hợp với việc xây dựng các chiến lược về nông nghiệp.


Với những chương trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp như việc triển
khai cánh đồng mẫu lớn, nước ta cần sớm nhân rộng và phát triển hợp lý
trong tương lai. Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và

thách thức của nước ta.
• Về thể chế, để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh,
sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở
hữu trí tuệ, lao động, môi trường.

Tuy nhiên, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn
bị nghiêm túc và nỗ lực cao độ, Việt Nam có thể thực hiện thành công khối
lượng công việc này, nhất là khi nước ta được quyền thực hiện theo lộ trình.



Về mặt xã hội, với cơ hội mới có được từ TPP, Việt Nam sẽ có điều kiện
để tạo công ăn việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các
ngành nước ta thực sự có lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có các các biện pháp trợ giúp để chủ
động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra trong đó có việc tổ
chức đào tạo lại đội ngũ lao động. Với thời gian, thu hút đầu tư nước ngoài
tăng lên, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh và nhiều việc làm mới sẽ được
tạo ra.


Các DN Việt Nam, trước tiên cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên
quan về hiệp định thông qua việc tích cực tham gia hơn nữa vào quá trình
tham vấn với Đoàn đàm phán thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), các nhà đàm phán, các học giả để có thể nắm bắt thông
tin về Hiệp định, về các cam kết cụ thể trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
của mình, từ đó có những biện pháp tận dụng các cơ hội do Hiệp định TPP
mang lại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần củng cố, đào tạo, nâng cao
trình độ và tay nghề đội ngũ nhân lực, đề ra các mục tiêu và phương thức

hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với các đòi hỏi của quá trình
Hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ
hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn,
nhân lực và kỹ thuật của các đối tác. Về dài hạn, các doanh nghiệp trong
nước cần bám sát lộ trình và các quy định về mở cửa thị trường của Hiệp
định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu quả, nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng
trong khu vực.






(Nguồn: Cơ hội và Thách thức Việt Nam khi gia nhập TPP: báo Nhân Dân
Điện tử, www.trungtamwto.com, www.hoinhap.org.vn )






×