Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.87 KB, 3 trang )

Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nó
a. Sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản ở nhiều nước châu Âu và châu Á đã
lãnh đạo quần chúng nhân dân phối hợp với Hồng quân Liênxô thành một mặt trận
chống phát xít, có sự phối hợp chi viện cho nhau, tăng cường liên hệ quốc tế. Chính sự
lớn mạnh của các Đảng Cộng sản trong thời kỳ chiến tranh là cơ sở để khi chủ nghĩa
phát xít bị đánh bại, Đảng Cộng sản ở nhiều nước đã đứng lên lãnh đạo quần chúng
nhân dân vũ trang giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân. Trong thời
gian 5 năm (từ năm 1944 đến năm 1949) ở châu Âu và châu Á đã có 11 nước do Đảng
Cộng sản lãnh đạo bằng 3 phương thức đã giành được chính quyền và sau đó đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Phương thức thứ nhất chủ yếu dựa vào lực lượng vũ trang của nhân dân nước mình,
xây dựng các căn cứ địa cách mạng, khi thời cơ đến đã lãnh đạo nhân dân đứng lên
giành chính quyền như: cộng hoà nhân dân liên bang Nam Tư thành lập 1944; nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập 1945; cộng hoà nhân dân Anbani năm 1946 và
cộng hoà nhân dân Trung Hoa 1949.
Phương thức thứ hai chủ yếu dựa vào Hồng quân Liênxô giải phóng đồng thời phối
hợp vũ trang của nhân dân nước mình như Cộng hoà nhân dân BaLan (1945), Bungari
(1946), Rummani (1948), Hunggari và Tiệp Khắc (1946) nhưng sau đó phải đấu tranh
trong nội bộ chính phủ để trục xuất các phần tử tư sản, trở thành nước cộng hoà dân
chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Hunggari 7/1947; Tiệp Khắc 2/1948) và
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên thành lập 1948.
Phương thức thứ ba hoàn toàn do Hồng quân Liênxô giải phóng và dưới sự giúp đỡ
của Liênxô để đi lên con đường chủ nghĩa xã hội như CHDC Đức (10/1949).
Vậy là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ một nước đã mở rộng ra 13
nước ở châu Âu và châu Á; với thắng lợi của cách mạng dân chủ ở Cu Ba năm 1959,
Phong trào 26 tháng 7 do Phiden Castrô lãnh đạo, nước cộng hoà Cu Ba chuyển sang
chủ nghĩa xã hội. Như vậy chủ nghĩa xã hội đã không chỉ ở châu Âu, châu Á mà còn
mở rộng đến châu Mỹ Latinh. Những nước này về hình thái ý thức đều lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm tư tưởng chỉ đạo. Về chính trị hình thành phe chủ nghĩa xã hội do
Liênxô đứng đầu, về quân sự ở châu Âu hình thành tổ chức thông qua Hiệp ước


Vacsava. Về quan hệ kinh tế, đó là những nước có chung một kiểu cơ sở kinh tế-xã hội,
quyền sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và thông qua các hiệp ước song phương
và Hội đồng tương trợ kinh tế để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cộng đồng thị
trường thế giới xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống tồn tại song song
với hệ thống tư bản chủ nghĩa.
b. Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Khi bắt đầu sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nước
xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm khác nhau nhưng có điểm chung nổi bật là đều từ
điểm xuất phát thấp về kinh tế-xã hội, nhiều nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Ở châu Âu, tuy kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở


trình độ nhất định nhưng giai cấp tư sản trước đó cũng chưa tạo được một nền công
nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Ở châu Á, các nước đi lên chủ nghĩa xã hội như Việt
Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ đều là những nước lạc hậu từ sản xuất nhỏ
chưa qua tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa các nước đi lên chủ nghĩa
xã hội đều phải trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài, đất nước bị tàn phá nặng nề.
Có thấy hết những khó khăn khi bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ chưa từng có
tiền lệ trong lịch sử, mới thấy được những thành tựu trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội mà các nước đi lên chủ nghĩa xã hội tạo ra.
Trải qua hơn 70 năm tồn tại và phát triển chủ nghĩa xã hội đã đem lại những thành tựu
to lớn
1) Về chính trị. Chế độ người bóc lột người đã bị xoá bỏ, trên phạm vi toàn xã hội
không còn tồn tại giai cấp bóc lột, chế độ xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng,
nhân dân lao động trở thành người làm chủ đất nước. Chế độ xã hội chủ nghĩa đã tạo
nên sự thống nhất trong cộng đồng xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí
điều hành của nhà nước đã tập trung được mọi nguồn lực, sự đồng thuận của xã hội
để vượt qua khó khăn thử thách.
2) Về kinh tế. Từ những điểm xuất phát thấp, nhưng nhờ tập trung nguồn lực của cải
vật chất, phát huy sức mạnh chính trị, các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt được những

thành tựu to lớn trong kinh tế. Nước Nga sau cách mạng Tháng Mười, qua 3 năm chiến
tranh và nội chiến như người “bị đánh sắp chết” và tồn tại trong vòng vây thù địch của
chủ nghĩa đế quốc nhưng đến năm 1938 sản lượng công nghiệp của Liênxô tăng hơn 9
lần so với 1913, trong khi đó Mỹ, Anh và Đức chỉ tăng khoảng 1,3 lần. Liênxô từ một
nước nông nghiệp lạc hậu chỉ qua 3 kế hoạch 5 năm thực hiện công nghiệp hoá, điện
khí hoá, tập thể hoá và cơ giới hoá nông nghiệp đã trở thành nước công nghiệp tiến
tiến. Sự lớn mạnh về kinh tế tạo điều kiện để phát triển công nghiệp quốc phòng, đảm
bảo cho Liênxô có điều kiện bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa và góp phần
quyết định vào việc chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống xã hội chủ nghĩa có sự phát triển to lớn, chỉ
tính riêng các nước tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế, khi mới thành lập (1949) chỉ
chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đến đầu những năm 80 đã chiếm
40%. Nhịp độ phát triển kinh tế trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở các nước xã
hội chủ nghĩa đã cao hơn 2 lần so với các nước tư bản chủ nghĩa.
3) Về văn hoá khoa học kỹ thuật. Các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã đạt được những
thành tựu rực rỡ: nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, dẫn đầu thế giới về
nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực nghiên cứu chinh phục khoảng không vũ trụ. Trong các
lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế cũng có những thành tựu to lớn.
Với sức mạnh tổng hợp của mình, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã có ảnh hưởng to lớn
đến đời sống chính trị thế giới. Chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào giải
phóng dân tộc, phong trào bảo vệ hoà bình thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa đã góp
phần thức tỉnh, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, làm sụp đổ hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Ở nhiều nước sau khi giành độc lập dân tộc đã lựa


chọn con đường xã hội chủ nghĩa cho dân tộc mình. Cũng chính sự lớn mạnh của chủ
nghĩa xã hội, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động những thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ XX buộc
các nước tư bản chủ nghĩa muốn tồn tại phải có những điều chỉnh của nó.




×