Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.46 KB, 152 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUYỀN HẠNH

VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp vàLuật Hành chính
Mã số: 9380102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI –2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận án chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của tôi.
Hà Nội, tháng 01 năm 2019
NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Huyền Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


Chương 1.

1.1.
1.2.
1.3
Chương 2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
Chương 3

3.1.
3.2.
3.3.
Chương 4.

1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
nghiên cứu
Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
Khái niệm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính
Đặc điểm văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính
Các nội dung biểu hiện của văn hóa pháp luật trong cơ quan

hành chính
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong cơ quan hành
chính
Kinh nghiệm quốc tế vềvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành
chính
THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM
Khái quát văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ năm
1945 đến trước Đổi mới 1986
Thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính từ Đổi
mới (1986) đến nay
Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng, nâng cao văn hóa pháp
luật trong cơ quan hành chính nhà nước
NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Yêu cầu đối với nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chính
4.2 Quan điểm nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính
4.3 Các giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chính
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11
11
29
32

37
37
46
52
59
65
74
74
78
103

108
108
114
118
138
140
141


CHỮ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

VHPL: Văn hóa pháp luật
CQHC: Cơ quan hành chính
CB, CC: Cán bộ, công chức
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những loại hình của văn hóa, văn hóa pháp luật là tổng
thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lĩnh vực
pháp luật. Văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị phản ánh truyền thống và
lối sống theo pháp luật của một dân tộc, quốc gia, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất , tinh thần
của xã hội. Đồng thời, đối với mỗi loại hình tổ chức , văn hóa pháp luật là nền
tảng thiết lập nên hệ thống các giá trị pháp luật, định hướng cho tổ chức hoạt
động và hình thành nên khuôn mẫu hành vi, lối sống theo pháp luật của các cá
nhân trong tổ chức. Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính cũng

không phải là ngoại lệ. Vấn đề nghiên cứu của Luận án: “Văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay” được xuất phát từ những
lý do cụ thể sau:
Một là, Văn hóa pháp luật luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của các cơ quan hành chính.
Có thể hiểu văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính là hệ thống
các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với tổ chức và hoạt động của
cơ quan hành chính, với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, hoạt động
thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; được thể hiện và phản ánh
trong các quan hệ pháp luật giữa các cơ quan hành chính , cán bộ, công chức
với các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Văn hóa pháp luậtgắn liền với
hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tư pháp, giáo dục,
đào tạo, đất đai, môi trường… Để xây dựng được một nền hành chính dân
chủ, chuyên nghiệp, hiện đại không thể thiếu các tư tưởng, quan điểm lập

1



pháp, lập quy đúng đắn, không thể thiếu hệ thống pháp luật có chất lượng,
đồng bộ, khả thi cũng như đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và kỹ năng
thực thi pháp luật. Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm pháp luật, những

chuẩn mực pháp luật cũng chỉ có giá trị khi nó hướng tới xây dựng một nền
hành chính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch - một nền hành chính của

dân, do dân, vì dân.
Hai là, trong thời gian qua Nhà nước ta luônnhận thức rõ tầm quan
trọng của xây dựng văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính, ban hành
nhiều chính sách, văn bản nhằm xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luậtnói
chung, trong đó có văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính.
Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ -CP ngày

8/11/2011), trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành
chínhtừ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại,
hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều
hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính”… Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ban hành Quyết định số 1557/QĐ -TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh
cải cách chế độ công vụ, công chức”, xác định rõ mục tiêu phải xây dựng một
nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”,
đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải gắn với quá trình thực
hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 2020, phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính thống nhất,
trong sạch, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân… Trên cơ sở đó
các Bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành kế hoạch, chương trình triển

khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cần thiết để phát huy tính pháp


2


quyền, dân chủ cũng như nâng cao văn hóa pháp luật trong hệ thống các cơ

quan hành chính.
Ba là, trong thời gian qua mặc dù việc xây dựng văn hóa pháp luậttrong
các cơ quan hành chính đã được quan tâm, chú trọng và bước đầu đạt được
những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn những bất cập, hạn chế
cần khắc phục.
Kết quả thực hiện chính sách,pháp luật của Nhà nước về xây dựng,

nâng cao văn hóa pháp luậtnói chung và văn hóa pháp luật trong các cơ quan
hành chínhcho thấy đã đạt được những kết quả nhất định .Nhận thức, trình độ
hiểu biết pháp luật của đại bộ phận cán bộ, công chứcđã được nâng lên một
bước, có trình độ học vấn và hiểu biết pháp luật hơn; nhận thức rõ được chức

trách, bổn phận của mình và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Việc quy định rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, năng lực phẩm
chất của cán bộ, công chức trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng góp
phần từng bước chuẩn hóa và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ này,
trong đó có trình độ hiểu biết về pháp luật. Đồng thời, năng lực giải trình,
trách nhiệm công vụ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ,
công chức đã có những cải thiện đáng kể.Đối với các cơ quan hành chính, thể
chế tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính tiếp tục được đổi mới theo
hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ
quan trong hệ thống hành chính, loại bỏ phần lớn sự chồng chéo, trùng lắp về
chức năng, nhiệm vụ; phân định rõ hoạt động của cơ quan hành chính với
doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thực hiện dịch vụ công…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa pháp luật


trong các cơ quan hành chính vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Trình
độ hiểu biết và vận dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực
sự đáp ứng được yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước trong cơ chế mới.

3


Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tham nhũng,
cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu
cầu của nhân dân, của xã hội. Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý
cán bộ, công chức vi phạm pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên và
nghiêm túc, tính răn đe, làm gương trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức hiệu
quả còn thấp.
Bốn là, trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta chủ trương xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của hệ thống cơ quan nhà nướcthì việc nhận diện và phát huy các giá trị văn

hóa pháp luật trong cơ quan hành chính trở nên vô cùng cần thiết.
Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,vì Nhân dân”.

Chính vì vậy chúng ta phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều
hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và
kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời phải xây dựng được đội ngũ cán bộ,
công chức trong sạch, có năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân đã đặt ra yêu cầu khách quan phải không ngừng xây dựng, nâng cao hơn
nữa văn hóa pháp luật trong tổ chức, điều hành của bộ máy nhà nước nói

chung cũng như các cơ quan hành chính nói riêng. Các cơ quan hành chính
phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật, hoạt động
quản lý hành chính nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính
và cải cách tư pháp chỉ có thể đạt được khi hoạt động quản lý của các cơ quan

hành chính, hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được
tiến hành trong môi trường văn hóa pháp luật mang tính dân chủ, trọng pháp.

4


Những lý do trên đây cho thấy cần phải có những nghiên cứu đầy đủ,
toàn diện nhằm cung cấp luận cứ khoa học góp phần xây dựng , nâng cao hơn
nữa văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện

nay.Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn vấn đề “ Văn hóa
pháp luật trong các cơ quan hành chínhở Việt Nam hiện nay” làm chủ đề cho
luận án tiến sĩ luật học của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận về văn hóa pháp
luật trong các cơ quan hành chính; đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật

trong cơ quan hành chính ở nước ta hiện nay, chỉ ra các kết quả, hạn chếvà
nguyên nhân; luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục xây
dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ sau:
Một là, tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án; đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình và xác định những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Hai là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính, bao gồm:
- Khái niệm, nội dungvăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.
-Đặc điểmcủavăn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính.
- Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính.

5


Ba là,đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính ở Việt Nam hiện nay. Nêu rõ những kết quả tích cực đã đạt được,
những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, trên cơ sở đó

rút ra những vấn đề đang đặt ra đối với việc tiếp tục xây dựng, nâng cao văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, trên cơ sở phân tích rõ yêu cầu nâng cao văn hóa pháp luật

trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh mới , luận án đề xuất quan điểm,
các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ

quan hành chính ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án


3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về văn hóa pháp
luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính
là vấn đề tương đối rộng và phức tạp, trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, luận án tập trung nghiên
cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ quan

hành chính, thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt
Nam hiện nay, bao gồm các vấn đề về trình độ nhận thức, sự hiểu biết pháp

luật; thái độ, tình cảm, tâm lý pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức; chất
lượng hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính và kết
quả hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức;

trách nhiệm công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính…
Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về văn hóa pháp
luật trong các cơ quan hành chính của Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay.

6


Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu về văn hóa pháp luật của

các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan
hành chínhnhà nước ở trung ương và địa phương.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án


4.1.Phương pháp luận
Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ
nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minhvề
nhà nước và pháp luật, xây dựng văn hóa pháp luật, về cải cách hành chính và
cải cách chế độ công chức, công vụ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như:

- Phương pháp tổng hợp, sử dụng để xây dựng tổng quancác công trình
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến văn
hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 1); tổng hợp kinh nghiệm
quốc tế về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2); tìm hiểu
tình hìnhxây dựngvăn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam từ
năm 1945 đến nay (chương 3).

- Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực
hiện luận án. Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá, bình luận các vấn
đề về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính như đánh giá tổng quan

tình hình nghiên cứu (chương 1), phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm,
nội dung biểu hiện và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa pháp luật trong các
cơ quan hành chính(chương 2); đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật trong

các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay (chương 3); phân tích dự báo
yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới đang đặt ra, các quan điểm và giải pháp

7



nhằm tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành

chính(chương 4).
- Phương pháp so sánh, sử dụng khi tổng hợp kinh nghiệm một số quốc
gia trên thế giới về văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính (chương 2) và
đánh giá thực trạng văn hóa pháp luật của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân
các cấp ở Việt Nam hiện nay (chương 3).

- Phương pháp lịch sử cụ thể, sử dụng khi nghiên cứu văn hóa pháp luật
trong các cơ quan hành chính luôn gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể, đó chính là
quá trình phát triển của văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà
nước từ năm 1945 đến nay(chương 3).

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa pháp luật

trong cơ quan hành chínhvới những đóng góp mới cụ thể như sau:
Một là, luận án phân tíchlàm rõ những vấn đề lý luận về văn hóa pháp
luật trong cơ quan hành chính gồm:Khái niệm, nội dung, đặc điểm của văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc
hình thành, phát triển văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính; Kinh
nghiệm quốc tế về văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính.

Hai là,Luận án đã đánh giá được thực trạng văn hóa pháp luật trong cơ
quan hành chínhở Việt Nam,nêu rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó xác định những vấn đề đặt
ra đối với việc tiếp tục nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, Trên cơ sở làm rõ yêu cầu đối với việc nâng cao văn hóa pháp

luật trong các cơ quan hành chính trong bối cảnh tình hình mới , luận án đã đề
xuất các quan điểm, các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa pháp luật trong cơ

quan hành chính như: Xác định, thể chế hóa các giá trị chuẩn mực của văn

8


hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước ; Nâng cao nhận thức,
hiểu biết pháp luật, từ đó hình thành thói quen tôn trọng và tuân thủ pháp luật
của đội ngũ cán bộ, công chức; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật hành chính theo hướng đồng bộ, thống nhất, khả thi và ổn định ; Xây
dựng môi trường công vụ trong sạch, minh bạch, thượng tôn pháp luật; Đề
cao và có cơ chế hữu hiệu đảm bảo trách nhiệm công vụ, trách nhiệm của
người đứng đầu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Tăng cường
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi, áp dụng pháp luật trong các cơ

quan hành chính.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm các luận cứ khoa học về văn
hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính . Luận án đã phân tích, làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản, đặc biệt là xác định được các khái niệm công
cụ,nội dung biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, nâng

cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính. Trên cơ sở đó soi vào
thực tiễn văn hóa pháp luậttrong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện
nay, rút ra những nhận định cụ thể về những kết quả tích cực, những hạn chế
và xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất các quan
điểm, giải pháp tiếp tục xây dựng, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ


quan hành chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh, tình hình mới.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn

Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách chế độ công chức công
vụ thì việc tăng cường, nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành

chính trở nên vô cùng cấp thiết.Chính vì vậy việc thực hiện luận án là rất có ý
nghĩa về mặt thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án có

9


ý nghĩa và giá trị tham khảo trong quá trình xây dựng và không ngừng nâng

cao văn hóa pháp luật trong cơ quan hành chính ở Việt Nam.
Luận án còn được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu khoa học, giảng dạy về văn hóa pháp luậtnói chung, văn hóa pháp luật

trong cơ quan hành chính nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu gồm 04 chương:
Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề đặt ra
cần nghiên cứu của luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong các cơ

quan hành chính
Chương 3. Thực trạng văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành


chính ở Việt Nam
Chương 4.Nâng cao văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành
chính ở Việt Nam hiện nay

10


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full












×