Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức và vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.31 KB, 164 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

t­ t­ëng hå chÝ minh vÒ ®¹o ®øc c«ng chøc
vµ vËn dông t­ t­ëng ®ã trong x©y dùng ®¹o ®øc
c«ng chøc ë viÖt nam hiÖn nay
Chuyên ngành

: Đạo đức học

Mã số

: 9 22 90 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu trong luận án đều được khai
thác từ các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng; những phát
hiện nêu trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả
luận án.
Tác giả luận án



Nguyễn Thị Khuyên


MỤC LỤC

Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

5

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức công chức

5

1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức công chức trong xây dựng đạo đức công
chức ở Việt Nam hiện nay

9

1.3. Những nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả của
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức trong
xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay


17

1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục làm
rõ trong luận án
Chương 2: TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC

24
27

2.1. Khái niệm đạo đức, đạo đức công chức, đạo đức công chức theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức

27
41

2.3. Nội dung cơ bản của đạo đức công chức và những nguyên tắc
xây dựng đạo đức công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

52

2.4. Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức công chức

65

Chương 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
CÔNG CHỨC TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG
CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ

NGUYÊN NHÂN

70

3.1. Những nhân tố chủ yếu tác động đến việc vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức công chức trong xây dựng đạo đức công
chức hiện nay

70


3.2. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công
chức trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay

79

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO
ĐỨC CÔNG CHỨC TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

118

4.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức vị trí tầm
quan trọng, nội dung của giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
về công chức cho đội ngũ công chức hiện nay

118

4.2. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cải cách, tinh giảm,

làm trong sạch bộ máy công chức hiện nay

128

4.3. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công
dân, tham gia quản lí xã hội của nhân dân; tăng cường vai trò
giám sát phản biện của các tổ chức xã hội và nhân dân đối với
hoạt động của bộ máy hành chính các cấp

134

4.4. Nâng cao tính tự giác học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách
mạng cho đội ngũ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

142

KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vĩ đại khi Người bàn về đạo đức và càng vĩ
đại khi Người thực hành đạo đức. Tư tưởng đạo đức và tấm gương trong sáng
của Người là giá trị tinh thần vô giá của các thế hệ người Việt Nam học tập, noi
theo. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức để xây dựng
đạo đức công chức hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự
nghiệp trồng người của Đảng. Trong đó cán bộ công chức vừa là đối tượng vừa
là chủ thể của quá trình này.
Đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam là bộ phận rường cột của hệ thống
chính trị, vì thế, đạo đức của họ góp phần quan trọng, quyết định khả năng vận
hành của bộ máy nhà nước và tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối
với Nhà nước.
Ngay từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 76/SL về
quy chế công chức, bước đầu xác định các vấn đề cơ bản về đội ngũ, vị trí, vai
trò, nhiệm vụ và những yêu cầu năng lực, phẩm chất đối với đội ngũ cán bộ công
chức trong xã hội mới.
Từ đó, đội ngũ cán bộ công chức đã phát huy được vai trò của mình cùng
toàn thể nhân dân đẩy mạnh công cuộc kháng chiến - kiến quốc, làm nên những
kỳ tích vẻ vang của dân tộc Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XX. Bước sang thời kỳ
đổi mới, ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ công chức
trong nền hành chính quốc gia, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh cán bộ công
chức và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký Lệnh
công bố ngày 9 tháng 3 năm 1998, và sửa đổi năm 2000, 2003. Luật Cán bộ công
chức đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
Sau hơn 30 năm đổi mới chúng ta đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công
chức vừa có đức, vừa có tài, tư duy năng động và sáng tạo đã hoàn thành nhiệm
vụ được giao. Tuy nhiên, trước một thực tế hiện nay, một bộ phận cán bộ công
chức đã không giữ vững được đạo đức cách mạng, thiếu ý thức chấp hành pháp
luật, thiếu ý thức tự giác học tập đạo đức, từ đó đi đến độc đoán, chuyên quyền,

1


hách dịch lên mặt "quan cách mạng", tạo bè tạo cánh lợi dụng địa vị, chức quyền
để mưu cầu lợi ích riêng. Họ đã trở thành sâu mọt của dân, vì thế việc xây dựng
đạo đức cách mạng, đạo đức công chức cho đội ngũ này theo tư tưởng Hồ Chí
Minh để họ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình trước nhân dân là một yêu cầu
bức thiết. Hơn nữa, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức
trong xây dựng đội ngũ này không chỉ xuất phát từ sự suy thoái đạo đức lối sống
của một bộ phận cán bộ công chức hiện nay mà còn định hướng phát triển lâu
dài trong tương lai với tầm nhìn, hành động, chiến lược.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đang đi vào chiều sâu, yêu cầu cải cách hành
chính và rộng hơn là yêu cầu đổi mới chính trị đòi phải có được đội ngũ công
chức phát triển toàn diện vừa "hồng" vừa "chuyên", nhân cách phong phú, đáp
ứng được yêu cầu hết sức nặng nề nhưng hết sức vẻ vang mà đất nước đang đặt
lên vai họ. Ở đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức là cơ sở thế giới
quan, phương pháp luận, là kim chỉ nam định hướng trong công tác xây dựng
đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó
đặc biệt là tư tưởng đạo đức của Người là điều cần thiết, ở đó có những giá trị
đạo đức mà cán bộ, công chức hiện nay nên biết tới, học tập và vận dụng trong
việc lựa chọn quan điểm sống và phong cách sống của mình.
Người cán bộ công chức phải luôn là một gương sáng về đạo đức. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khái quát đạo đức ấy ở 8 chữ "cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư". Mỗi cán bộ nếu nhận thức đúng vị trí của mình, giữ đúng phẩm chất
cách mạng và chuẩn mực đạo đức sẽ làm cho bộ máy tổ chức luôn có được sự
trong sạch, đoàn kết, vững mạnh, ở đó không có chỗ để những quốc nạn như
quan liệu, tham nhũng, lãng phí có thể tồn tại.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu về đạo đức công chức nói chung và
việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đạo đức công chức

trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy,
tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công
chức và vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam
hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng và thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức công chức ở Việt Nam. Luận án đưa ra một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công
chức trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án đã khái
quát tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức.
Thứ hai, làm rõ một số nội dung cơ bản xung quanh tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức công chức.
Thứ ba, phân tích thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức công chức trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay và
nguyên nhân của thực trạng đó.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức trong xây dựng đạo đức
công chức ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: đối tượng nghiên cứu là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
công chức và vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt
Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Luận án nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
công chức trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay.
+ Thời gian khảo sát tính từ năm 1986 đến nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam
về đạo đức, công chức và đạo đức công chức. Đồng thời luận án có kế thừa một
3


số thành tựu của các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan
đến luận án.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp luận chung
nhất của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp
nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic,
thống kê, đối chiếu, so sánh… ngoài ra luận án còn sử dụng kết quả nghiên cứu
điều tra xã hội học của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài.
5. Cái mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ cơ sở hình thành, nội dung và giá trị lý luận, ý
nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức.
- Luận án chỉ ra thực trạng xây dựng đạo đức công chức ở Việt Nam hiện
nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức trong xây dựng đạo đức công
chức hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nâng cao việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức công chức ở nước ta hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền
hành chính nhà nước.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục

vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức công chức, xây dựng đạo đức công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 14 tiết.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Công chức là lực lượng quan trọng quyết định sự thành công của công
cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đạo đức công chức luôn là vấn đề được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hoàn thiện nền hành chính và là
giải pháp hữu hiệu xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Những vấn đề này đã được các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực
tiễn nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau tùy theo từng mục đích đặt ra. Có
thể hệ thống hóa một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
ở một số vấn đề cơ bản sau:
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức công chức
Ở nước ta, trong thời gian vừa qua có nhiều công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học, các nhà quản lý liên quan đến vấn đền này. Điển hình phải kể đến
các công trình nghiên cứu sau:
Tác giả Đức Vượng: "Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ" Nxb Chính
trị quốc gia Hà Nội, 1995 [115]. Tác giả đã trình bày quan điểm, tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, vấn đề dùng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng, vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự

nghiệp cách mạng và đối với công tác xây dựng Đảng bởi "cán bộ là cái gốc của
mọi công việc". Vì vậy, chúng ta phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một
người có ích cho công việc chung của chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ phải thực sự trung thành với Tổ quốc
và nhân dân; kiên quyết làm đúng chính sách, nghị quyết của Đảng; cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, khiêm tốn, giản dị, gương mẫu trước
nhân dân, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, đi sâu đi sát thực tế, gần gũi
nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đủ năng lực phụ
5


trách, giải quyết những công việc được giao phó; tích cực học tập, rèn luyện,
không ngừng nâng cao trình độ và năng lực công tác.
Vấn đề đạo đức công vụ cũng thu hút sự quan tâm của tác giả Trần Văn
Phòng (2003), Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay,
Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 [81]. Tác giả cho rằng tiêu chuẩn cán bộ được xác
định tùy thuộc vào nhiệm vụ chính trị của từng thời kì.Mỗi thời kỳ sẽ có những
tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể. Với nhiệm vụ chính trị của Đảng ta hiện nay, trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, lãnh đạo xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì
tiêu chuẩn chung của cán bộ là: Có bản lĩnh chính trị vững vàng. Có đạo đức, lối
sống lành mạnh, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Có
tư duy đổi mới, sáng tạo. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nắm chắc
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có ý
thức tổ chức kỷ luật. Có phong cách làm việc khoa học, gắn bó với nhân dân.
Tác giả Thành Duy và Lê Quý Đức (2007) "Học tập tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh - Xây dựng nền văn hóa ở nước ta hiện nay", Nxb Lý luận Chính trị,
Hà Nội [21]. Các tác giả đã hệ thống tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và khẳng
định: Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp

giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; đạo đức Hồ Chí
Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Tác giả Hoàng Trung (2010) "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua các
phạm trù mà Người sử dụng", Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
[106], tác giả đã chỉ ra những phạm trù đạo đức cơ bản mà Hồ Chí Minh sử dụng,
vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở
nước ta hiện nay. Từ đó, tác giả nhấn mạnh mỗi người Việt Nam cần phải tiếp tục
tuyên truyền, giáo dục và thực hiện ngày càng sâu rộng trong các phạm trù đạo đức
mà Người đã sử dụng, thường xuyên đấu tranh chống lại các biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân.
6


Cũng nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả Nguyễn Đăng Thành, Võ Kim Sơn
(chủ biên, 2012) giáo trình "Đạo đức công vụ" Nxb Lao động [95], gồm 7 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về đạo đức, tác giả cũng đề cập đến mối
quan hệ giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác; những khía cạnh liên
quan đến đạo đức cá nhân; đạo đức tổ chức và đạo đức xã hội.
Chương 2: Đạo đức người làm việc cho nhà nước và tư tưởng Chủ tịch Hồ
Chí Minh về đạo đức. Các tác giả cho rằng, đạo đức người làm việc cho nhà nước
phải trở thành tấm gương; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước; chấp hành
một cách tự giác những nét biểu hiện văn hóa đạo đức được xã hội tôn trọng.
Chương 3: Đạo đức nghề nghiệp. Tác giả cho rằng: Đạo đức nghề nghiệp
chính là tập hợp tất cả những hành vi được coi là phù hợp với các nhân viên,
người lao động trong một công ty, doanh nghiệp.
Chương 4: Đạo đức thực thi công vụ của công chức, đạo đức thực thi công
vụ của công chức. Tác giả đã nhấn mạnh các yếu tố đạo đức công vụ là công
việc và con người thực thi công việc đó. Đạo đức công vụ trước hết được hình
thành từ đạo đức cá nhân của công chức; đạo đức công vụ được hình thành từ
khía cạnh đạo đức xã hội của công chức, đạo đức công vụ là đạo đức nghề

nghiệp đặc biệt - công vụ của công chức….đạo đức thực thi công vụ là sự hài
hóa của các giá trị.
Chương 5: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong thực thi công vụ: Đạo đức
công vụ trước hết là đạo đức cách mạng: trung với nước, hiếu với dân; cần,
kiệm, liêm, chính; chí công vô tư, nhân, nghĩa, trí, dũng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng đề cập một nội dung mới, phản ánh đạo
đức cao rộng hơn là "trung với nước hiếu với dân". Đó là một cuộc cách mạng
trong quan niệm đạo đức. Nội dung chủ yếu của "trung với nước" là: trong mối
quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng,
của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết; Quyết tâm phấn đấu thực
hiện mục tiêu cách mạng; Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước.
7


Một phẩm chất đạo đức nữa luôn gắn liền với những hoạt động hàng ngày
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và luôn được đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất là
Cần Kiệm - Liêm Chính - Chí Công - Vô Tư. Hồ Chí Minh đã sử dụng những
khái niệm cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của đạo đức phương Đông và đạo
đức truyền thống Việt Nam.
Chương 6: Pháp luật về đạo đức công vụ. Tác giả đưa ra những nguyên tắc
chung để xây dựng pháp luật về đạo đức công vụ:
Chương 7: Pháp luật về đạo đức của một số nước lựa chọn như: Trung Quốc,
Liên Bang Nga, Thái Lan, và đạo đức công vụ của các nước thuộc khối OECD.
Tác giả Vũ Khiêu (2014) - một học giả lớn đã có nhiều công trình, bài viết
về tư tưởng Hồ Chí Minh cho ra đời cuốn "Học tập đạo đức Bác Hồ", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội [48]. Cuốn sách trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng
vô cùng sâu sắc về tấm gương, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, về vấn đề học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong sự nghiệp của nhân dân
ta ngày nay. Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập, phân tích sâu sắc, minh

chứng rõ ràng về nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực,
đó là: Đạo đức trong lao động, đạo đức trong chiến đấu, đạo đức trong học tập…
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, "Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
sử dụng cán bộ" Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2013 [20]. Tác giả đã chỉ ra quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách sử dụng cán bộ như: phải khéo dùng
cán bộ. Trong công tác cán bộ phải "khéo dùng", là phải dùng đúng người, đúng
việc, đúng năng lực, sở trường, làm cho cán bộ vui vẻ, thoải mái, yên tâm công
tác và hăng hái thi đua cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng. Phải tin
tưởng, yêu thương, giúp đỡ cán bộ. Tin tưởng cán bộ là sự tôn trọng phẩm chất,
năng lực của cán bộ. Tin tưởng trao việc cho họ, "thả cho họ làm", "thả cho họ
phụ trách", không bao biện làm thay. Có như vậy, họ mới phấn khởi, mạnh dạn,
tin vào năng lực của mình, dám làm dám chịu trách nhiệm.
Phải kết hợp giữa cán bộ lớn tuổi và cán bộ trẻ, lớp cán bộ cũ và cán bộ
mới, tạo nguồn cán bộ kế cận để bảo đảm sự chuyển giao công việc, phải bồi
8


dưỡng cán bộ cách mạng cho đời sau vượt qua khó khăn để vươn lên hoàn thành
tốt nhiệm vụ. Trong công tác cán bộ, cần phải chú trọng thực hiện việc luân
chuyển cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
của cán bộ. Thông qua thực tiễn để rèn luyện, thử thách cán bộ, làm cho cán bộ
thích ứng với nhiệm vụ Đảng giao, phát huy năng lực của mình ở mức cao hơn
trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Qua việc luân chuyển cán bộ, phát hiện được
điểm mạnh, điểm yếu của họ về năng lực và phẩm chất để từ đó bổ nhiệm công
tác phù hợp hơn.
Trách nhiệm của công chức là phạm trù quan trọng trong đời sống xã hội,
từ trách nhiệm đối với bản thân, đối với cộng đồng xã hội mà mỗi cán bộ, công
chức đều phải đảm trách một công việc nhân danh công quyền, nhất định phải
thực hiện và gánh vác.
Như vậy, các công trình trên đã nghiên cứu đạo đức công chức ở những

khía cạnh khác nhau nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của
thực tiễn đạo đức công chức trong nền công vụ Việt Nam và góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của đạo đức công chức ở nước ta hiện
nay. Những công trình này ở một mức độ nhất định đã đề cập đến một số
phương diện trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức. Những công
trình đó đã gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng quan trọng, đồng thời là nguồn tư
liệu quý báu trong quá trình tôi thực hiện đề tài của mình. Tuy nhiên, những
công trình trên do khuôn khổ và mục đích riêng, chưa làm sáng tỏ được tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức, cũng như chưa vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức công chức trong xây dựng đạo đức công chức trong
điều kiện hiện nay.
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đạo đức công chức trong xây dựng đạo đức công chức ở Việt
Nam hiện nay
Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, vấn đề văn hóa, tư tưởng, đạo đức, đạo đức công chức cũng
9


được quan tâm cả trên lĩnh vực lý luận lẫn thực tiễn. Điển hình là các công trình
nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức:
Cuốn sách "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán
bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Cuốn
sách được biên soạn trên cơ sở hội thảo khoa học: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay". Các tham luận đã
đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản như: cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, công tác đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, sử dụng và chính sách cán bộ… các ý kiến tham luận đã làm rõ thêm
sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay đồng thời đưa ra những giải pháp, những kiến nghị nhằm góp phần đổi mới

công tác tổ chức và đào tạo cán bộ trong thời gian tới.
Tác giả Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên, 1999) "Sự biến đổi thang giá trị đạo
đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới chi cán bộ quản
lý ở nước ta hiện nay" Nxb Chính trị quốc gia [75], gồm ba phần:
Phần 1, Đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường
Phần 2, Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Phần 3, Xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý trong nền kinh tế thị
trường phương hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới, tác giả
đưa ra yêu cầu đối với cán bộ quản lý trong đó có công chức: tác giả đã phân tích sự
thoái hóa về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, tổn thương mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân, hạ thấp sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Những biểu hiện rõ nhất của sự thoái hóa về đạo đức, lối sống trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là chủ nghĩa
cá nhân, cục bộ, thực dụng, đang có xu hướng gia tăng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ về tác hại của chủ nghĩa cá nhân: Chủ nghĩa cá nhân đẻ trăm thứ bệnh
nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí...
10


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full













×