Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 171 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN SỸ

BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN SỸ

BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Hiến pháp - Hành chính
Mã số: 9 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thư

Hà Nội, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án này bảo đảm độ chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án là kết quả nghiên cứu của
tác giả, chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học
nào khác.
Tác giả Luận án

Nguyễn Văn Sỹ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................... 10
1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................ 23
1.3. Về những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ................................... 24
1.4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu........................................... 26
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ
CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG ..................................................................... 29
2.1. Bản chất, đặc điểm, vai trò, phạm vi của việc bảo vệ người tố cáo hành
vi tham nhũng................................................................................................... 29
2.2. Khách thể và các phương thức bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ...... 46
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ........ 53
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI
THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ..................................................... 64
3.1. Pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ............ 64
3.2. Thực tiễn bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở nước ta trong

những năm qua ................................................................................................. 75
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO
VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY ................................................................................................................... 112
4.1. Nhu cầu tăng cường bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng .............. 112
4.2. Các quan điểm tăng cường bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng .... 120
4.3. Các giải pháp tăng cường bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ...... 125
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 149
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 163


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH TW

Ban Chấp hành Trung ương

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

BLHS

Bộ luật hình sự

HĐND

Hội đồng nhân dân


NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

PCTN

Phòng, chống tham nhũng

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật

TAND

Tòa án nhân dân

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNCAC

Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở nước ta mặc dù có nhiều hạn chế trong lịch sử nhưng từ thời xa xưa các
triều đại phong kiến đã chú ý ban hành các chính sách, luật lệ để phòng ngừa
tham nhũng, chống việc trả thù người tố cáo tham nhũng bảo vệ người dân. Sau
khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Nhà nước dân chủ Việt Nam ra đời
đã xuất hiện tham nhũng nhiều nơi ở mức độ khác nhau gắn liền với quá trình
phát triển của đất nước. Tham nhũng có thể được xem như một tất yếu trong lịch
sử xuyên suốt từ kiểu nhà nước cũ và nhà nước mới đương đại, đấu tranh chống
tham nhũng có nhiều biện pháp nhưng cách chống có hiệu quả nhất chính là bảo
vệ được người tố cáo hành vi tham nhũng. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã
rất quan tâm đến việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng và coi đây là
phương thức thể hiện dân chủ trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã
hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xuất phát từ quan điểm đó,
Hiến pháp 1959 đã có những quy định về bảo vệ người tố cáo và các bản Hiến
pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 của thời kỳ đổi mới được tiếp tục
khẳng định “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo...”
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách pháp luật phù hợp với từng thời kỳ phát triển đất nước, như: Luật Phòng,
chống tham nhũng năm 2005, 2007 và 2012; Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998,
2004, 2005 và Luật Tố cáo 2011; Luật Tiếp công dân 2013; Bộ luật hình sự
1999, Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi bổ sung... Chính phủ ban hành nhiều văn
bản hướng dẫn thi hành có liên quan như: Nghị định số 67/1999/NĐ-CP, Nghị
định số 53/2005/NĐ-CP, Nghị định số 47/2007/NĐ-CP, Nghị định số
62/2000/NĐ-CP, Nghị định số 120/2006/NĐ-CP, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP,
Nghị định số 59/2013/NĐ-CP; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 về
Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Bên cạnh đó,

chính sách về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng của Đảng được thể hiện

1


tại Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21/8/2006 của BCH TW Đảng (khoá X) về
tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng về đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí. Trong đó nhấn mạnh “Bảo vệ, biểu dương, khen thưởng tập thể,
cá nhân có thành tích đấu tranh PCTN”; Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa
XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng
lãng phí; Nghị quyết Đại hội Đảng XII lần đầu tiên chỉ rõ: “có cơ chế, chính
sách hữu hiệu để khuyến khích khen thưởng và bảo vệ an toàn cho người phát
hiện, tố cáo tham nhũng”. Điều đó khẳng định rằng quyết tâm chính trị của
Đảng, Nhà nước đối với việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng và xử lý
nghiêm minh các hành vi cản trở quyền tố cáo cũng như trả thù người tố cáo
hành vi tham nhũng. Đảm bảo các quyền về con người, quyền công dân được tôn
trọng và bảo vệ trên các mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó
có quyền được bảo vệ khi tham gia trực tiếp quản lý nhà nước bằng quyền tố cáo
hành vi tham nhũng.
Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng hiện nay đang là một yêu cầu cần
thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Công ước Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng đang nỗ lực hoàn thiện
các thể chế này. Luật Tố cáo đưa ra 14 hành vi nghiêm cấm xâm phạm đến
quyền người tố cáo trong “Đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố
giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng”... Bảo vệ người tố cáo
hành vi tham nhũng còn được thể hiện trong Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ
luật tố tụng hình sự 1999 sửa đổi 2015 dành riêng một Chương về bảo vệ người
tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác.
Kết quả này đánh dấu những bước tiến dài trong quá trình hoàn thiện chính sách
pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, tạo hành lang pháp lý cho

mọi công dân, cá nhân thực hiện quyền tố cáo và quyền được bảo vệ khi tham
gia trực tiếp vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

2


Trên cơ sở luật pháp, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội và
nhân dân đã tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bước đầu có sự
chuyển biến tích cực. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện kịp thời và
xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng, thu hồi nhiều tài sản tham nhũng cho
nhà nước. Qua đó, giúp cho Nhà nước thấy được những sơ hở, tồn tại hạn chế
trong quản lý của mình để có những giải pháp khắc phục chấn chỉnh kịp thời.
Tuy vậy, theo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và sơ
kết 5 năm thực hiện Luật Tố cáo cho thấy, tình hình tham nhũng ở nước ta hiện
nay vẫn không giảm mà đang diễn biến phức tạp; các vụ việc tham nhũng bị phát
hiện những năm gần đây giảm đi rất nhiều so với trước, theo đó người tố cáo
hành vi tham nhũng cũng ít dần. Điều đó không có nghĩa là chúng ta làm tốt nên
tham nhũng giảm mà do chúng ta chưa bảo vệ được người tố cáo hành vi tham
nhũng nên đã làm cho nhiều người biết hành vi tham nhũng e ngại việc tố cáo.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế này nhưng chủ yếu là do một số
chính sách pháp luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũng hiện nay chưa được cụ
thể rõ ràng, nhiều vướng mắc bất cập nhưng chậm sửa đổi, bổ sung; chưa có cơ
chế đảm bảo cho việc triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành
vi tham nhũng người có hiệu quả trên thực tế.
Thực trạng về người tố cáo tham nhũng bị trả thù những năm gần đây diễn
ra khá phổ biến ở khắp nơi, bằng nhiều hình thức như: trùm úm trù dập, phân
biệt đối xử, kỳ thị mặc cảm, cô lập, xúc phạm uy tính, danh dự nhân phẩm, đánh
mất vị trí việc làm, giảm thu nhập, thậm chí hành hung xâm phạm tính mạng sức
khỏe, tài sản... gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Bên cạnh đó công tác
tiếp nhận giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng và phát hiện xử lý các hành vi trả

thù người tố cáo tham nhũng của nhiều cơ quan chức năng nhà nước còn hạn
chế; tình trạng né trách đùn đẩy nhiệm giải quyết tố cáo cho nhau dẫn đến lộ
danh tính làm cho người tố cáo hành vi tham nhũng dễ bị trả thù; trách nhiệm
phối hợp giữa các cơ quan chức năng, tổ chức, đơn vị, địa phương đối với việc

3


bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng chưa quan tâm đúng mức; vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội chưa thực sự vào cuộc
tích cực; chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm của mọi công dân, cá nhân
tham gia bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.
Trước những yêu cầu mang tính cấp bách này chúng ta đã nhận thấy từ lâu
và đặt ra những vấn đề cấp thiết lâu dài nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp
nào hiệu quả, làm cho những tồn tại hạn chế chậm khắc phục. Mặt khác, trong
thời kỳ hội nhập sâu vào kinh tế thế giới đã tác động sâu sắc đến đời sống xã hội
nước ta, các thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi phức tạp, cần phải xây dựng
ý thức mới trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đến nay ở nước ta
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về bảo vệ người tố cáo
hành vi tham nhũng để góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật bảo vệ các
quyền con người, quyền công dân.
Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ luật học. Với sự cố gắng của
bản thân và sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo định hướng cho tác giả
trong quá trình triển khai sẽ đạt được những thành quả như mong đợi. Kết quả
này sẽ góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành vi
tham nhũng ở nước ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát về quyền con người, quyền công dân và thực tiễn bảo

vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở nước ta hiện nay, mục đích nghiên cứu là
trên cơ sở làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn về bảo vệ người tố cáo hành vi

tham nhũng và đề xuất các quan điểm, giải pháp đổi mới và tăng cường hiệu lực,
hiệu quả việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh PCTN, đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập
quốc tế ở nước ta hiện nay.

4


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình tổng quan để thu thập, hệ thống hóa, đánh giá các
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó, xác định những kết
quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và chỉ ra những vấn đề mà các công trình
khoa học chưa giải quyết hoặc phải tiếp tục nghiên cứu.
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng, khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại các biện pháp bảo vệ; khả năng,
phạm vi, giới hạn của việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; phân tích làm rõ các
nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và áp dụng pháp luật.
- Phân tích, thực trạng bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng trong hoạt
động quản lý nhà nước; các quy định của pháp luật và thực hiện việc áp dụng các
quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng trong thực
tiễn; phân tích các kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bảo vệ người tố
cáo hành vi tham nhũng và rút ra các kết luận có ý nghĩa đối với nước ta.
- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực hiện việc bảo vệ người
tố cáo hành vi tham nhũng hiện nay và chỉ ra đâu là những nguyên nhân của thực
trạng này để từ đó có những định hướng và giải pháp khắc phục, hoàn thiện có
hiệu quả trong thời gian tới.
- Đưa ra những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật của vấn đề này

và các kiến nghị, đề xuất phương hướng, quan điểm và giải pháp từng bước hoàn
thiện chính sách pháp luật cho thời gian trước mắt cũng như về lâu dài về bảo vệ
người tố cáo hành vi tham nhũng phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước và
hệ thống pháp luật chung.
2.3. Lý thuyết sử dụng nghiên cứu
- Học thuyết Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng,
Nhà nước về Nhà nước và pháp luật, lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN;
- Lý luận về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước;
- Lý luận về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân.

5


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ người tố cáo
hành vi tham nhũng ở nước ta trên phương diện quản lý hành chính nhà nước và
các quy định của pháp luật, việc thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành
vi tham nhũng cũng như các vấn đề liên quan đến các quy định về quyền con
người, các quyền cơ bản của công dân.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực tiễn về
bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng trong giới hạn chuyên ngành Luật Hiến
pháp và Luật Hành chính.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu về bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng ở Việt Nam và một số quy định của pháp luật ở một số nước trên thế giới
có liên quan đến những vấn đề này.
- Về thời gian: Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn về bảo vệ người tố cáo hành
vi tham nhũng chủ yếu trong thời gian 10 năm gần đây, đặc biệt là từ khi Luật
PCTN năm 2006 và Luật Tố cáo năm 2011 được công bố đến nay.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về nhà nước và
pháp luật về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN, đảm bảo các quyền con người, quyền công dân. Các phương pháp
nghiên cứu cụ thể được sử dụng như sau:
- Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng
hợp và phương pháp phân tích. Qua thống kê và tổng hợp các công trình nghiên
cứu khoa học trong nước và ngoài nước về những vấn đề có liên quan đến nội
dung luận án, phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu
đó và đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu.

6


- Chương 2: Nội dung 1, sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, so
sánh, hệ thống để làm rõ khái niệm và đặc điểm của việc bảo vệ người tố cáo
hành vi tham nhũng; nội dung 2, sử dụng phương pháp hệ thống, lịch sử cụ thể,
phân tích và tổng hợp được sử dụng để xác định các phương thức nhà nước và
bảo vệ pháp luật bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng; nội dung 3, sử dụng
phương pháp chủ đạo là phân tích và tổng hợp để đánh giá vai trò, trách nhiệm
của Nhà nước và nhân dân trong việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng
nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN.
- Chương 3: Nội dung 1, sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể được sử dụng
để đánh giá khái quát quá trình điều chỉnh pháp luật về bảo vệ người tố cáo nói
chung và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng nói riêng qua các giai đoạn;
nội dung 2, sử dụng phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để phân tích và
đánh giá thực hiện bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở nước ta trong thời
gian vừa qua; nội dung 3, sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích và
tổng hợp để khái quát tình hình áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành

vi tham nhũng, chỉ ra những mặt tích cực và tồn tại hạn chế và nguyên nhân
trong áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.
- Chương 4: Nội dung 1, phương pháp chủ đạo là phân tích và tổng hợp, hệ
thống để xác định nhu cầu và các quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người
tố cáo hành vi tham nhũng; nội dung 2 và 3 sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp, luật học so sánh, hệ thống nhằm ra các quan điểm, giải pháp hoàn
thiện pháp luật cũng như những bảo đảm về mặt pháp lý cho việc áp dụng thực
hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.
Trên cơ sở những đánh giá nói trên cùng với việc tham khảo kinh nghiệm
bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở một số nước trên thế giới để đưa ra
các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng cũng như những đảm bảo pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ
người tố cáo nói chung có hiệu quả.

7


5. Đóng góp mới khoa học của luận án
Thứ nhất, là công trình khoa học pháp lý đầu tiên nghiên cứu tương đối có
hệ thống đưa lại cho người đọc có được hình dung khá toàn diện về lý luận và
thực tiễn về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, góp phần làm rõ hơn về bản chất, đặc điểm vai trò đưa ra khái niệm
về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng; phân tích, làm rõ những yếu tố tác động
ảnh hưởng đến việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.

Thứ ba, đánh giá cơ bản toàn diện về thực trạng bảo vệ người tố cáo hành
vi tham nhũng cũng như các quy định của pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo
vệ người tố cáo hành vi tham nhũng hiện nay.
Thứ tư, đưa ra những luận cứ khoa học cũng như các quan điểm, giải pháp
về mặt lý luận và thực tiễn nhằm sửa đổi bổ sung hoàn thiện các chính sách pháp

luật về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng đáp ứng với yêu cầu đấu tranh
PCTN ở nước ta và hội nhập quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm hệ thống tri thức, hiểu
biết hơn về các quyền con người, quyền công dân và quyền được bảo vệ người tố
cáo hành vi tham nhũng trong lĩnh vực quản lý nhà nước; gợi mở một số hướng
nghiên cứu mới trên phương diện xã hội trong thời gian tới.
Thứ hai, làm phong phú sinh động trong công tác phổ biến giáo dục pháp
luật, có sức thuyết phục nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân và giúp
cho mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân thấy rõ hơn, toàn diện hơn về trách nhiệm,
quyền hạn của mình trong việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.
Thứ ba, là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho các cơ quan truyền thông báo
chí tham khảo đổi mới các hình thức thông tin tuyên truyền bằng những nội dung
tư tưởng xã hội sâu sắc mang tính chiến đấu, có tính giáo dục thuyết phục; tạo

8


sức mạnh dư luận trong xã hội phê phán đấu tranh bảo vệ các quyền con người,
quyền công dân, hình thành văn hóa chống tham nhũng trong đời sống xã hội.
Thứ tư, làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và giảng dạy về lý luận nhà nước
và pháp luật, quản lý nhà nước, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức và các vấn đề
pháp lý liên quan, như: các hội thảo khoa học, báo cáo viên pháp luật trong lĩnh
vực Luật hiến pháp và Luật hành chính.
- Về thực tiễn:
Thứ nhất, các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để đánh giá pháp
luật và thực hiện pháp luật trong thực tiễn bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng thời gian qua.
Thứ hai, luận án đưa ra các luận cứ khoa học và phương hướng, giải pháp

về mặt lý luận cũng như thực tiễn giúp cho các nhà lập pháp bổ sung sửa đổi
hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo nói chung; các giải
pháp tăng cường hiệu lực hiệu quả bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng phục
vụ cho đấu tranh PCTN có hiệu quả.
Thứ ba, luận án nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, công chức
trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt là các cơ quan nội chính, các cơ quan quyền
lực các cấp và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có bố
cục thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2. Những vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng;
Chương 3. Thực trạng bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở nước ta;
Chương 4. Quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố
cáo hành vi tham nhũng ở nước ta hiện nay.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở trong nước vấn đề tố cáo và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng
trong thời gian dài vừa qua chúng ta đã nhận ra tầm quan trọng của nó và đặt ra
những yêu cầu cấp bách nhưng chưa thu hút được nhiều sự quan tâm các nhà
nghiên cứu luật học. Năm 2011, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN
chủ trì phối hợp với các cơ quan nội chính Trung ương nghiên cứu về đề tài

“Giải pháp bảo vệ người chống tham nhũng”. Tuy nhiên, nội dung của nó chỉ
dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát về công tác đấu tranh PCTN dưới góc độ
chính trị chứ chưa nghiên cứu tiếp cận quyền được bảo vệ tố cáo hành vi tham
nhũng dưới góc độ hành chính, dân sự, kinh tế, văn hóa một cách sâu sắc và toàn
diện. Năm 2013 Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức
cuộc thi với đề tài “Sáng kiến phòng, chống tham nhũng” kết quả có 130 đề tài
tham dự, trong đó 24 đề tài đạt giải thưởng, nhưng không có một nội dung nào
liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo về hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, cũng có
một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến nội dung này nhưng vấn đề
bảo vệ người tố cáo về hành vi tham nhũng thì chưa được đề cập sâu sắc. Có thể
chỉ ra các nhóm công trình khoa học đã được công bố dưới đây:
1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về hành vi tham nhũng và phòng,
chống tham nhũng
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về PCTN thu hút sự quan tâm của toàn xã hội,
trong có liên quan đến đề tài ở một số tài liệu như:
- Sách chuyên khảo: “Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham
nhũng” [22]; “Đấu tranh chống tham nhũng - trách nhiệm của Đảng, Nhà nước,
xã hội và công dân” [75]; “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng
ở nước ta hiện nay” [69]; “Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng”
10


[48]; “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp PCTN ở Việt Nam hiện nay”
[94]; “Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và chống tham nhũng” [101]; “Nâng
cáo hiệu lực hiệu quả phòng, chống tham nhũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ
của đảng cầm quyền”[118]; “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng,
chống”[66]; “Giáo trình lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng”
[32]…vv.
Các công trình này đã nghiên cứu sâu về các vấn đề lý luận về tham nhũng
và đi vào nhận diện tham nhũng, đưa ra các chủ trương, biện pháp PCTN theo

quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước, các cơ chế giám sát
thanh tra, kiểm tra trong công tác PCTN ở nước ta, thực trạng phòng, chống
tham nhũng ở Việt Nam. Đặt ra các vấn đề để phân tích các giải pháp phòng
ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng, đồng thời đề
cập đến vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong cuộc
đấu tranh PCTN, phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu trong
PCTN ở Việt Nam hiện nay.
- Một số đề tài khoa học: “Thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh
chống tham nhũng ở Việt Nam” [55];“Các giải pháp phòng ngừa và nâng cao
hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng” [64]; “Một số giải pháp tăng cường tính
minh bạch trong hoạt động hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống tham nhũng”[45]; “Một số vấn đề về tham nhũng trong khu vực tư và
phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư hiện nay” [58]; “Một số giải pháp
tăng cường hiệu quả công tác chống hối lộ ở Việt Nam” [67]; “Nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ” [65]; “Đấu tranh chống
tham nhũng với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam” [130]; “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay” [141]…vv.

11


Các công trình này đã phân tích được các giải pháp đấu tranh PCTN nói
chung, thực trạng thực hiện các giải pháp hiện nay ở nước ta cũng như đi vào
phân tích một số giải pháp cụ thể phòng, chống tham nhũng như tăng cường tính
minh bạch trong hoạt động, giải pháp PCTN trong khu vực tư, tố cáo hành vi
tham nhũng, chống hối lộ, thanh tra thực hiện luật phòng, chống tham nhũng;
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN… Các công trình phân tích nhiệm vụ
đấu tranh PCTN trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam và

đưa ra dự báo đề xuất các giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa và
đấu tranh PCTN.
- Các bài viết nghiên cứu lý luận: “Chống tham nhũng trước hết bằng văn
hoá” [57]; “Tham nhũng và giải pháp phòng, chống từ góc nhìn văn hoá” [44];
“Để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng” [98]; “Hoàn thiện cơ chế quản lý sở hữu
toàn dân và sở hữu nhà nước góp phần chống lãng phí, tham nhũng ở nước ta
hiện nay” [23]; “Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí” [76];
“Kiên quyết chống tham nhũng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu
quả”[125]; “Đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật góp phần nâng cao hiệu
quả công tác phòng, chống tham nhũng” [31]…vv.
Các bài viết này đi vào phân tích một số giải pháp cụ thể trong đấu tranh
chống tham nhũng và các biện pháp phòng ngừa như công khai, minh bạch các
hoạt động cơ quan nhà nước, kiến tạo văn hóa chống tham nhũng, hoàn thiện các
cơ chế quản lý trong các lĩnh vực và các biện pháp chống tham nhũng khác.
1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến các quyền tố cáo của
mọi công dân, cá nhân
a) Các công trình nghiên cứu liên quan đến quyền tố cáo của công dân, cá
nhân:
Sách chuyên khảo: “Khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay”
[50]; “Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền khiếu nại hành chính của công dân” [54];
“Quyền con người” [137]; “Bảo vệ người tố cáo trong pháp luật Việt Nam”

12


[146]; “Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại tố cáo hành chính ở
Việt Nam hiện nay” [139]. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng
của Thanh tra Chính phủ” [104]; “Tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại tố
cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay” [99]; “Hoàn thiện pháp luật về tố cáo

và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện nay” [01];“Luật Tố cáo: Một số cần sửa
đổi, bổ sung” [33]...vv.
Các công trình này đi vào phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, bản chất,
vai trò, ý nghĩa, nội hàm quyền tố cáo và sự ra đời và phát triển của quyền tố cáo
của công dân. Bên cạnh đó còn tiếp cận nghiên cứu quyền tố cáo, quyền được bảo
vệ như một quyền con người về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sự. Các
công trình nghiên cứu cũng đã làm rõ mối liên hệ giữa quyền tố cáo và các nghĩa
vụ của người thực hiện hành vi tố cáo theo quy định của pháp luật và các chế định
pháp lý bảo đảm thực hiện quyền tố cáo công dân.
b) Các công trình nghiên cứu về các quyền con người, quyền công dân
trong hoạt động liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng:
Sách chuyên khảo: “Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam
và một số quốc gia” [29]. Đề tài nghiên cứu khoa học: “Người làm chứng và
quyền của người làm chứng trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 - thực trạng và
định hướng hoàn thiện”, “Đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự Việt
Nam” [100]. Các bài báo nghiên cứu lý luận: “Bảo vệ người làm chứng và quyền
miễn trừ làm chứng trong tố tụng hình sự” [73]; “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về
bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự” [70];
“Bảo vệ người tố giác - Quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tham
nhũng và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” [119]; “Đằng sau chương trình
bảo vệ nhân chứng” [40]; “Tiếp cận quyền thông tin dưới góc độ quyền con
người” [72]…vv.

13


Những nội dung nghiên cứu này phân tích, đánh giá các quy định của pháp
luật Việt Nam từ trước đến nay để có cái nhìn bao quát nhất về chế định bảo vệ
người “tố giác” hay “tố cáo” theo yêu cầu của UNCAC. Những khái niệm về tố
cáo hay tố giác, bảo vệ nhân chứng hay bảo vệ người tố giác cũng là quyền cơ

bản của mọi công dân, cá nhân với các cấu thành đặc thù cùng vai trò, ý nghĩa
của một quyền tiền đề cho những quyền khác. Tuy vậy, chưa có một chế định cụ
thể, rõ ràng và toàn diện, rất ít văn bản pháp luật quy định cụ thể và trong quy
định của Luật Tố cáo, Luật PCTN, BLHS, BLTTHS cũng chưa có sự thống nhất.
Từ đó kiến nghị một số chế tài pháp lý nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về
bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở Việt Nam.
1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến bảo vệ người tố cáo
hành vi tham nhũng và việc thực hiện trong thực tiễn
Sách chuyên khảo: “Bảo vệ người tố cáo trong pháp luật Việt Nam” [146];
“Phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng” [147]. Các đề tài
nghiên cứu khoa học: “Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng” [134]. “Một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết tố cáo hành
vi tham nhũng của Thanh tra Chính phủ” [135]; “Giải pháp bảo vệ người tố cáo
tham nhũng” [140]; “Bảo vệ, khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng”
[145]. Các bài báo nghiên cứu lý luận: “Giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo
- Nâng cao hiệu quả công tác đầu tranh phòng, chống tham nhũng” [96]; “Một
số kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng” [97];
“Pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay và một số kiến nghị” [59]; “Hội thảo
Quốc tế bảo vệ người tố cáo tham nhũng” [115]; “Người tố cáo, phát hiện hành
vi tham nhũng bị đánh, chém” [49]; “Nghệ An bảo vệ người tố cáo tham nhũng”
[116]; “Muôn trùng khó cho người tố giác” [24]; “Tố giác tham nhũng: Ai bảo
vệ?” [25];“Chống tham nhũng không ai dám nói mới đáng sợ” [71]; “Thưởng
cao có chống được tham nhũng” [30]; “Không ít người tố cáo tham nhũng bị trả
thù” [61]; “Minh bạch thì nặc danh không còn” [02]; “Phần lớn bằng chứng

14


tham nhũng do người tố cáo cung cấp” [03]; “Người tố cáo bị đe dọa tính
mạng” [04] “Trù dập người tố cáo tiêu cực”[28]; “Trù dập người tố cáo tiêu

cực” [74]; “Từ chối nhận thưởng sau khi tố cáo tiêu cực”[120]; “Thư kêu cứu
đến ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo” ”[121]; “Tố cáo tham nhũng bị kỷ
luật - Nỗi lòng người kỹ sư già” [122]; “Người tố cáo tham nhũng được bảo vệ
suốt đời” [52]; “Chìa khóa bảo vệ người tố cáo tham nhũng”[53]; “Hành vi trả
thù, trù dập người tố cáo tham nhũng thường rất tinh vi”[26]…vv.
Các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học cũng như các bài viết đã nghiên
cứu sâu những vấn có bản cơ chế pháp lý bảo vệ người tố cáo nói chung, từ đó
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ chế bảo vệ quyền
tố cáo của mỗi người. Thể hiện ý chí quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước
trong đấu tranh PCTN, trong đó đặc biệt coi việc bảo vệ người tố cáo hành vi
tham nhũng là yếu tố quan trọng trong đấu tranh PCTN. Đồng thời, nêu lên
những bất cập, tồn tại hạn chế trong một số chính sách pháp luật và trách nhiệm
của cơ quan chức năng nhà nước thực hiện pháp luật bảo vệ người tố cáo. Phản
ánh những vấn đề còn bất cập vướng mắc khó khăn trong việc bảo vệ người tố
cáo hành vi tham nhũng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tiễn cũng
như kinh nghiệm ở nước ngoài đề xuất một số biện pháp, giải pháp tích cực
nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo trong đấu tranh PCTN hiện nay.
Các bài viết nghiên cứu lý luận này phản ánh sâu sắc về thực trạng tham
nhũng, tố cáo hành vi tham nhũng và những vấn đề bức xúc trong việc bảo vệ
người tố cáo hành vi tham nhũng. Phân tích làm rõ đâu là nguyên nhân nhằm
kiến nghị đề xuất các giải pháp bảo vệ người tố cáo có hiệu quả trên thực tế.
Trên cơ sở đó gợi mở những định hướng cho việc hoạch định chính sách và hoàn
thiện quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng ở nước ta
với những nội dung về quyền tố cáo, quyền được bảo vệ. Những giới hạn của
việc bảo vệ, trình tự, thủ tục, yêu cầu và sự đảm bảo cho việc thực hiện bảo vệ
người tố cáo hành vi tham nhũng có hiệu quả.

15



1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã thừa nhận vai trò quan trọng người tố cáo hành vi tham
nhũng và được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế như: UNCAC, Công ước
Liên hợp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia, Công ước chống tham nhũng
của các nước Châu Mỹ, Công ước về phòng và chống tham nhũng của Liên minh
Châu phi… Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng còn được khuyến nghị
trong các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI); Nhóm các nền
kinh tế lớn (G20); Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hội đồng
châu âu (Cauncil of Europe), Ủy ban Châu âu (Eropean Commission), Tổ chức
các nước châu Mỹ (OAS)… Vấn đề bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng tại
nhiều quốc gia nghiên cứu và được cụ thể hóa trong đạo luật như: Anh, Mỹ, Úc,
Ixraen, Hàn Quốc… quy định cụ thể về người tố cáo, như thế nào là trả thù
người tố cáo nhất là các biện pháp ngăn chặn các hành vi trả thù bảo vệ người tố
cáo. Nội dung bảo vệ gồm: bảo vệ thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản, uy tín
danh dự nhân phẩm, vị trí việc làm... của người tố cáo và nhân thân thích của
người tố cáo. Tùy theo đặc điểm thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, truyền thống
văn hoá pháp lý có quy định khác nhau về việc bảo vệ người tố cáo. Trong đó ,
một số công trình nghiên cứu đã được công bố tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ
liên quan đến đề tài luận án sau:
1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến các quyền tố cáo của
công dân, cá nhân và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng
- Sách chuyên khảo: “Giải pháp nào thay thế sự im lặng” [149]. Tác phẩm
này do Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) tài trợ nhằm nỗ
lực tìm kiếm những giải pháp an toàn cho người tố cáo về tham nhũng ở 10 quốc
gia Châu âu (Extônia Hunggaria, Lastvia, Listva, Rumani, Extônia, Xlôvakia,
Ailen, Italia, Cộng hòa Séc). Nội dung cuốn sách này có nhiều vấn đề liên quan
đến việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng:

16



Thứ nhất, nói về quan niệm về tố cáo và bối cảnh chính trị của các quốc gia
này ở khu vực Trung âu và Đông âu có sự ảnh hưởng sâu về yếu tố chính trị, gây
trở ngại lớn cho việc bảo vệ người tố cáo có hiệu quả. Họ xem việc tố cáo về
hành vi tham nhũng theo nhiều nghĩa tiêu cực nên không hề có một khuôn khổ
pháp lý riêng và toàn diện cho hoạt động tố cáo hành vi tham nhũng.
Thứ hai, chính sách luật pháp và thống lệ về quyền và nghĩa vụ báo cáo, bất
kỳ ai biết người khác có hành vi tham nhũng mà không báo, báo cáo chậm trể
cáo cơ quan thực thi pháp luật đều có thể phạt tù tới 3 năm (BLHS Xlôvakia,
Italia). Hình thức tố cáo hành vi tham nhũng bằng thông tin điện tử, đường dây
nóng, trang web quốc tế wikileaks, có thể giấu tên, công bố đơn thư, tiết lộ tài
liệu nhạy cảm; bảo vệ, người tố cáo hành vi tham nhũng, người đưa tin, người
thân của họ được cơ quan chức năng bảo vệ tránh bị trả thù, nếu bị trả thù họ sẽ
được nhà nước đền bù, chủ yếu cho người tố cáo gặp rủi ro mất việc làm... Tuy
nhiên, 10 nước Châu âu chưa có hệ thống pháp luật toàn diện về bảo vệ người
cáo hành vi tham nhũng.
Thứ ba, đánh giá chính sách pháp luật về bảo vệ người tố cáo hành vi tham
nhũng ở các nước này chưa cân đối giữa lợi ích của bên sử dụng lao động với lợi
ích của người lao động và lợi ích công chúng nói chung và trên văn bản cũng
như thực tế áp dụng. Các quy định hiện tại chưa bảo vệ đầy đủ cho người tố cáo
hoặc chưa tạo ra cơ chế xử lý hiệu quả sau khi người tố cáo đã tiết lộ thông tin,
chưa phù hợp với thông lệ quốc tế mặc dù đã tham gia UNCAC.
Một số kết quả nghiên cứu khác, đều rất ít thông tin dữ liệu nên gặp rất
khó khăn trong việc nghiên cứu đánh giá mức độ các vấn đề đến việc bảo vệ
người tố cáo hành vi tham nhũng.
- Công trình nghiên cứu khoa học: “Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu
2013” [157]. Nội dung của tác phẩm này là việc thực hiện cuộc khảo sát lớn nhất
thế giới về quan điểm trải nghiệm của người dân đối với tham nhũng tại 107
quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có đánh giá mức độ người dân sẳn sàng tố


17


cáo hành vi tham nhũng tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á cho thấy
Malaixia 79%, Campuchia 79%, Thái Lan 69%, Philippin 67%, Indonexia 49%
và Việt Nam 38%. Tỷ lệ này ở nước ta thấp nhất trong tất cả các nước trong khu
vực, nguyên nhân là người dân không dám tố cáo phần nhiều họ cho rằng, “sợ
gánh chịu hậu quả”. Kết quả này cho thấy người dân các nước trong khu vực khá
yên tâm trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, còn ở nước ta thiếu cơ chế đảm
bảo cho người tố cáo khi thực hiện hành vi tố cáo tham nhũng.
- Một số công trình nghiên cứu đươc rút ra từ các vấn đề khoa học, các luận
điểm khoa học về bảo vệ người cáo ở một số quốc gia: “Bảo vệ người tố cáo trong
pháp luật Việt Nam” [146]. Kết quả nghiên cứu cụ thể:
Hoa Kỳ: Có cơ chế bảo vệ an toàn nhân chứng có hiệu quả, do Cục cảnh sát
thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ an toàn và đời sống cho những người chống
các tội phạm mà lời khai của họ góp phần quyết định trong việc buộc tội, trong đó có
tội phạm tham nhũng. Năm 1971 đến nay chương trình bảo vệ nhân chứng đã góp
phần thành công 89% các vụ án với trên 10.000 tên tội phạm bị kết án. Nhân chứng
được bảo vệ từ khi lời khai của họ được xác định là cần thiết để truy tố thành công
một vụ án hoặc lời khai của họ đáng tin cậy. Tuy nhiên, để được đưa vào chương
trình bảo vệ phải đảm bảo các tiêu chí, tiên lượng rủi ro có thể xảy ra và lời khai ấy
có thể khiến họ bị trả thù bằng bạo lực hoặc đe dọa bằng bạo lực và họ phải có nhu
cầu hưởng chế độ này.
Các chương trình bảo vệ nhân chứng rất nghiêm ngặt bằng các công cụ phương
tiện hiện đại, có thể giúp họ thay đổi đặc điểm nhân thân, thay đổi nơi ở mới hầu như
không ai nhận ra. Chế độ hỗ trợ nhân chứng rất đặc biệt như: tìm kiếm nhà ở, giải
ngân sinh hoạt (60.000 USD/năm); tạo cơ hội để nhân chứng có công việc làm hợp
lý; cung cấp căn cước mới cho nhân chứng cùng thành viên gia đình và bất kỳ cộng
sự của họ đang bị đe dọa; được bảo vệ 24 giờ trong ngày khi còn mối đe dọa đang
còn và được hưởng nhiều chính sách xã hội khác sau khi hết chương trình bảo vệ để

tái hòa nhập với cộng đồng mới.

18


Ixraen: Thừa nhận trong đạo luật cho phép thay đổi nhân dạng, được bảo đảm
an ninh, hỗ trợ tài chính, bố trí công việc, kể cả phẫu thuật thay đổi khuôn mặt cũng
như thay đổi tên tuổi, nơi sinh (trừ thay đổi giới tính). Nhân chứng sẽ được bảo vệ 24
giờ mỗi ngày, được tư vấn tâm lý và thay đổi chổ ở, có thể được đưa ra nước ngoài
sinh sống. Bảo vệ, nhân chứng sẽ không được phép sử dụng nhân dạng của họ trước
đây để ngăn ngừa trường hợp lạm dụng như nhận tiền bảo hiểm hai lần, đi bầu cử hai
lần, nhân chứng vi phạm chương trình bảo vệ sẽ bị truy tố và hoàn trả chi phí đã bỏ ra
để bảo vệ họ.
Tuy nhiên, không được phép thay đổi trình độ học vấn, tôn giáo, tình trạng
hôn nhân, sức khỏe với lý do những thay đổi này tạo ra những lợi ích mà nhân
chứng không có quyền được hưởng; tăng nặng các mức xử phạt đối với tội danh
đe dọa nhân chứng và thành viên gia đình không cùng huyết thống với nhân
chứng. Cơ quan tình báo cảnh sát và cơ quan công tố Israel chịu trách nhiệm
xem xét đưa nhân chứng vào chương trình bảo vệ, trao cho các Tòa án quận
quyền áp đặt lệnh thay đổi nhận dạng của nhân chứng và duyệt chi phí cho nhân
chứng đi phẫu thuật tạo hình nếu họ muốn thay đổi khuôn mặt để tránh bị bọn tội
phạm nhận dạng. Cơ quan bảo vệ nhân chứng hoạt động độc lập sẽ đặt ra thời
hạn bảo vệ khi xét thấy rủi ro đối với nhân chứng không còn sẽ đưa nhân chứng
ra khỏi chương trình hoặc gia hạn thêm thời gian nếu mối đe dọa vẫn còn. Mỗi
năm Chính phủ chi 100 triệu shekel (hơn 450 tỷ đồng VN).
Hàn Quốc: Cơ chế bảo vệ người tố cáo rất hoàn thiện nhờ vậy mà chống
tham nhũng rất hiệu quả. Không ai phải chịu thiệt thòi trong công việc hay bị
phân biệt điều kiện làm việc như: bị cơ quan kỷ luật... do đã trình báo hay gửi tài
liệu vì nghi ngờ có hành vi tham nhũng. Nếu một người phải chịu thiệt thòi trong
việc do đã trình báo vì nghi ngờ có hành vi tham nhũng thì người đó có thể yêu

cầu bảo đảm vị trí công tác cho họ, phục hồi chức vụ hoặc thuyển chuyển công
tác cho họ; người cộng tác điều tra cũng được bảo vệ như người tố cáo, cung cấp
thông tin. Uỷ ban chống tham nhũng sẽ tiến hành điều tra, xác minh sự việc, yêu

19


cầu người tố cáo tường trình, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
cung cấp thông tin, tài liệu thu thập thông tin phục vụ cho việc điều tra. Các cơ
quan, tổ chức cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm yêu cầu ấy, kể cả xử
lý người vi phạm bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo. Nhân viên cơ quan điều
tra không được tiết lộ thông tin người tố cáo nếu không có sự đồng ý của họ.
Singapore: Mặc dù quốc gia này không có một đạo luật hay cơ chế nào quy
định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, nhưng nghiên các vấn đề khoa học
được thừa nhận một trong 03 quốc gia “sạch tham nhũng” nhất thế giới nhờ bảo
vệ tốt người tố cáo. Cơ quan chống tham nhũng CPIB (Coruption practice
investigation Bureauươ) cho phép tiếp nhận xử lý tất các loại tố cáo có danh,
không có danh, tin báo qua điện thoại, thư điện tử... không nhất thiết phải báo rõ
họ tên, địa chỉ. Thủ tục tiếp nhận và xử lý tố cáo chặt chẽ hạn chế tiết lộ thông
tin và nghiêm cấm tiết lộ thông tin về người tố cáo, cung cấp thông tin nhằm
đảm bảo bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo. Cơ quan chống tham
nhũng cũng có các biện xử lý nghiêm khắc đối với người lợi dụng quyền tố cáo
để vu khống bôi nhọ người khác. Việc xử lý đó được công khai có tác dụng giáo
dục răn đe phòng ngừa hiệu quả cao.
Hồng Kông: Cơ chế bảo đảm tuyệt mật cho những người báo cáo về đấu
tranh chống tham nhũng thừa nhận trong đạo luật, đặc biệt là chống lại cấp trên
của mình thì đòi hỏi phải có sự can đảm nên người dân mong đợi sự bảo mật tối
đa và họ đã không bị thất vọng. Cơ quan này thực hiện sự bảo vệ các nguồn tin
rất nghiêm túc bằng các phương tiện máy tính nội bộ và các chế độ báo cáo được
giám sát nghiêm ngặt, sao cho chỉ có những nhân viên nào cần phải biết mới

được phép truy cập các thông tin về bất kỳ ai đã gửi báo cáo. Các hồ sơ được thu
thập và phân loại một cách có hệ thống để loại bỏ những thông tin đã lỗi thời, có
các chế tài đặc biệt cấm việc tiết lộ đặc điểm nhận dạng của bất kỳ nguồn thông
tin nào của cơ quan chống tham nhũng.

20


×