Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.21 KB, 52 trang )

Hệ Chương Trình Quản Lý Đào Tạo
Trường Đại Học & Cao Đẳng

Hướng Dẫn Sử Dụng
Phân Hệ Quản Lý
Chương Trình Đào Tạo
Phiên Bản 2005

Võ Tấn Quân - ÐHBK.TP.HCM
TP. Hồ Chí Minh - Tháng 05/2005



Mục lục
Công việc của Quản Trị Phân Hệ ............................................................................................... 1
Công việc của User.................................................................................................................... 2
Các thuật ngữ sử dụng trong phân hệ CTDT............................................................................. 3
Xem/Sửa thông số chung của hệ thống ................................................................................... 5
Giải thích chức năng ................................................................................................................. 6
1

Tự Điển Môn Học ............................................................................................................... 6
1.1

Xem/Sửa File Tự Điển Môn Học.........................................................................................6

1.2

Kiểm Tra File Tự Điển Môn Học.........................................................................................8

1.3



In File Tự Điển Môn Học...................................................................................................8

1.4

Xem/Sửa File Môn Học & Cán Bộ Giảng Dạy .......................................................................9

1.5

Môn Học Chuyên Ngành ...................................................................................................9

1.5.1

Xem/Sửa Các Mã Môn Học Chuyên Ngành......................................................................9

1.5.2

Kiểm Tra Các Mã Môn Học Chuyên Ngành......................................................................9

1.5.3

Xem/Sửa % Sinh Viên Chuyên Ngành ............................................................................9

1.5.4

Kiểm Tra % Sinh Viên Chuyên Ngành .......................................................................... 10

1.6

Các Thuộc Tính Tự Điển Môn Học ................................................................................... 10


1.6.1

Xem/Sửa Ký Hiệu Môn Học Ngoại Ngữ ......................................................................... 10

1.6.2

Xem/Sửa Ký Hiệu Môn Học Trên Biểu Đồ ..................................................................... 10

1.6.3

Xem/Sửa Số Tín Chỉ Môn Học...................................................................................... 11

1.6.4

Xem/Sửa Số Tín Chỉ Học Phí & Mức Học Phí Môn Học ................................................... 11

1.6.5

Xem/Sửa File Môn Học Cùng Môn Khác Mã .................................................................. 11

1.6.6

Xem/Sửa Môn Không Tham Gia Tính Điểm Trung Bình .................................................. 11

1.6.7

Xem/Sửa Môn Học Tích Lũy Bắt Buộc=5 (Tại Chức) ...................................................... 12

1.6.8


Xem/Sửa Qui Chế Có Điểm Ưu Tiên Khi Xét Nợ ............................................................ 12

1.6.9

Xem/Sửa Số Tiết Thi Mặc Nhiên Các Môn Học .............................................................. 12

1.6.10
1.7

Xem/Sửa Số Tiết Kiểm Tra Mặc Nhiên Các Môn Học .................................................. 12

Môn Học Tiên Quyết ...................................................................................................... 12

1.7.1

Xem/Sửa File Môn Học Tiên Quyết .............................................................................. 12

1.7.2

Kiểm Tra File Môn Học Tiên Quyết............................................................................... 13

1.8

Cập Nhật Tên Môn Học Không Có Dấu............................................................................. 13

1.9

Xem/Sửa Tự Điển Khối Lớp............................................................................................. 13


1.10

Kiểm Tra Tự Điển Khối Lớp ............................................................................................. 14

1.11

Các Thuộc Tính Của Tự Điển Khối ................................................................................... 15

1.11.1

Xem/Sửa Khối Có Điểm Học Lại Chuyển Học Kỳ Cũ ................................................... 15

1.11.2

Xem/Sửa Khối Có Điểm Luận án Tính Riêng ............................................................. 15

1.11.3

Xem/Sửa Khối Tính Điểm Trung Bình Năm Học Theo Năm Thứ .................................. 15

1.11.4

Xem/Sửa Khối Quản Lý Hệ Điểm 4 .......................................................................... 15


1.11.5

Xem/Sửa Mã Số Sinh Viên Bắt Đầu Của Các Khối...................................................... 16

1.11.6


Xem/Sửa Năm Bắt Đầu Tính Điểm Trung Bình.......................................................... 16

1.12

2

3

4

5

6

Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Chung .......................................................................... 16

1.12.1

Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Hệ/Ngành (Chuẩn)................................................. 16

1.12.2

Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Khối Lớp (Kế Hoạch) .............................................. 16

1.12.3

Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Khối Lớp (Thực Hiện) ............................................. 16

Kế Hoạch......................................................................................................................... 17

2.1

Xem/Sửa Kế Hoạch Đào Tạo Các Khối Lớp ....................................................................... 17

2.2

In Kiểm Tra Hợp Lý Kế Hoạch Đào Tạo Chuẩn (Hệ+Ngành) .............................................. 21

2.3

Hủy Các Lỗi Logic- Kế Hoạch Đào Tạo Chuẩn (Hệ+Ngành)................................................ 21

2.4

In Kiểm Tra Hợp Lý Kế Hoạch Đào Tạo Các Khối Lớp........................................................ 21

2.5

Hủy Các Lỗi Logic- Kế Hoạch Đào Tạo Các Khối Lớp ......................................................... 22

2.6

In Kế Hoạch Đào Tạo Chuẩn (Hệ+Ngành) ....................................................................... 22

2.7

In Kế Hoạch Đào Tạo Các Khối Lớp ................................................................................. 22

2.8


In So Sánh Chương Trình Đào Tạo Các Khối Với Chương Trình Đào Tạo Chuẩn................... 22

2.9

Copy Kế Hoạch Đào Tạo Hệ/Ngành ................................................................................. 22

2.10

In So Sánh Các Chương Trình Đào Tạo Chuẩn.................................................................. 22

Thực Hiện........................................................................................................................ 23
3.1

Xem/Sửa Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Các Khối Lớp ................................................. 23

3.2

In Kiểm Tra Hợp Lý Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Các Khối Lớp .................................. 26

3.3

Hủy Các Lỗi Logic- Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Các Khối Lớp ................................... 26

3.4

In Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Các Khối Lớp ........................................................... 26

3.5

In So Sánh Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Với Chương Trình Đào Tạo Chuẩn ................ 26


3.6

In So Sánh Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Với Kế Hoạch .............................................. 26

Học Kỳ............................................................................................................................. 27
4.1

Xem/Sửa Tuần Học Các Khối Lớp .................................................................................... 27

4.2

Xem/Sửa Biểu Đồ Kế Hoạch Đào Tạo Các Khối Lớp........................................................... 27

4.3

In Biểu Đồ Kế Hoạch Đào Tạo ........................................................................................ 28

4.4

Tạo Tự Động Chương Trình Đào Tạo Học Kỳ Cho Khối Lớp ............................................... 28

4.5

Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Học Kỳ Khối Lớp ............................................................ 28

4.6

In Thống Kê Trong Chương Trình Đào Tạo Học Kỳ Khối Lớp.............................................. 28


4.7

In Kiểm Tra Hợp Lý Chương Trình Đào Tạo Học Kỳ Khối Lớp ............................................. 28

4.8

Hủy Các Lỗi Logic- Chương Trình Đào Tạo Học Kỳ Khối Lớp .............................................. 28

4.9

In Chương Trình Đào Tạo Học Kỳ Các Khối Lớp................................................................ 29

4.10

In Lưu ý Các Chương Trình Đào Tạo Không Khớp Kế Hoạch .............................................. 29

4.11

Đồng Bộ Chương Trình Đào Tạo (Thực Hiện) Từ File Môn Học Mở Học Kỳ .......................... 29

Tiêu Chuẩn ...................................................................................................................... 29
5.1

Xem/Sửa Tiêu Chuẩn Hoàn Thành Giai Đoạn.................................................................... 29

5.2

Các công việc xét tốt nghiệp & hoàn thành giai đoạn ........................................................ 35

Bảo Trì............................................................................................................................. 35



6.1

7

Tự Điển Liên Quan Đến Phân Hệ..................................................................................... 35

6.1.1

Xem Tự Điển Môn Học ............................................................................................... 35

6.1.2

Xem Tự Điển Qui Chế Đào Tạo ................................................................................... 36

6.1.3

Xem Tự Điển Ngành Học ............................................................................................ 36

6.1.4

Xem Tự Điển Chuyên Ngành ....................................................................................... 36

6.1.5

Xem Tự Điển Hệ Đào Tạo ........................................................................................... 36

6.1.6


Xem Tự Điển Khối Lớp................................................................................................ 36

6.1.7

Xem Tự Điển Ký Hiệu Của Biểu Đồ Kế Hoạch Đào Tạo .................................................. 36

6.1.8

Xem Tự Điển Bộ Môn ................................................................................................. 36

6.1.9

Xem Tự Điển Khoa..................................................................................................... 36

6.2

ReIndex Các Tập Tin...................................................................................................... 37

6.3

Bảo Trì Dữ Liệu ............................................................................................................. 37

6.3.1

In Tổng Quát Bảo Trì Phân Hệ .................................................................................... 37

6.3.2

In Chi Tiết Bảo Trì Phân Hệ ........................................................................................ 37


6.3.3

Sửa Lỗi Từ Số Liệu Bảo Trì.......................................................................................... 38

6.4

Sửa Đổi Tự Điển Phân Hệ ............................................................................................... 38

6.5

Xem/Sửa Thông Tin Hiệu Chỉnh Báo Biểu......................................................................... 38

6.6

Xem/Sửa Tự Điển Người Ký ............................................................................................ 39

6.7

Xem/Sửa Người Ký Tên Trên Các Mẫu In ......................................................................... 39

6.8

Cấm Quyền Khai Thác .................................................................................................... 39

6.9

Xem/Xóa File Cấm Quyền Khai Thác ................................................................................ 39

6.10


Đổi Mật Khẩu Người Sử Dụng ......................................................................................... 40

Chỉnh Định....................................................................................................................... 40
7.1

Tạo File Mã Số Theo Điều Kiện Lọc.................................................................................. 40

7.2

Tạo File Mã Số Bởi Các Phép Toán Quan Hệ ..................................................................... 40

7.3

Xem/Sửa/In File Text ..................................................................................................... 40

7.4

Khóa Quyền Khai Thác Tạm Thời .................................................................................... 40

7.5

Mở Quyền Khai Thác Trở Lại ........................................................................................... 41

7.6

Xem User Đang Làm Việc Trên Mạng............................................................................... 41

7.7

Giới Thiệu ..................................................................................................................... 41


Các lưu ý về vấn đề kỹ thuật quản lý phân hệ CTDT............................................................... 42
Phu Lục: Các Mẫu In Của Phân Hệ .......................................................................................... 45



EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Công việc của Quản Trị Phân Hệ
Công việc đầu năm học
o

Thêm các khối lớp vừa tuyển sinh trong năm học vào tự điển khối

Công việc định kỳ (hàng tháng)
o

Bảo trì dữ liệu phân hệ & thêm mới, hủy bỏ hiệu chỉnh các dữ liệu thiếu hoặc có lỗi. Công việc
bảo trì bao gồm:
ƒ Chạy chức năng Bảo Trì/Bảo Trì Phân Hệ/In Tổng quát Bảo Trì phân hệ để phát hiện
số liệu sai hoặc khiếm khuyết một cách tổng quát
ƒ Chạy chức năng Bảo Trì/Bảo Trì Phân Hệ/In Chi tiết Bảo Trì phân hệ để phát hiện số
liệu sai hoặc khiếm khuyết một cách tổng quát
ƒ Chạy chức năng Bảo Trì/Bảo Trì Phân Hệ/Sửa lỗi từ số liệu Bảo Trì để bổ sung hoặc
điều chỉnh số liệu đã phát hiện ở trên

Công việc không định kỳ
o

Tùy biến biểu in theo nhu cầu của phân hệ


o

Tùy biến phần người ký tên trên biểu in theo nhu cầu của phân hệ

o

Cấm quyền khai thác menu tạm thời (nếu có nhu cầu)

o

Mở quyền khai thác menu trở lại (nếu có cấm)

o

Tạo lại chỉ mục (Reindex) khi cần thiết

o

Bảo trì tự điển phân hệ (thêm các mã mới, đổi mã, gộp mã, hủy mã). Gồm các tự điển sau:
ƒ Tự điển môn học
ƒ Tự điển hệ đào tạo
ƒ Tự điển ngành học
ƒ Tự điển khối lớp
ƒ Tự điển chuyên ngành
ƒ Tự điển qui chế đào tạo
ƒ Tự điển loại ký hiệu (diễn tả trong biểu đồ đào tạo)

Trang 1



EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Công việc của User
Nhiệm vụ chính của user phân hệ
User Phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo (CTDT) có nhiệm vụ:
o

Quản lý 3 cấp của chương trình đào tạo

o

Quản lý biểu đồ kế hoạch giảng dạy

o

Quản lý các tiêu chuẩn xét tốt nghiệp cho các khối lớp

Công việc đầu học kỳ
o

Tạo, nhập và sửa chữa chương trình đào tạo cho tất cả các khối lớp còn học trong học kỳ để
chuẩn bị cho việc xếp thời khóa biểu

o

Tạo, nhập và sửa chữa biểu đồ kế hoạch giảng dạy và học tập cho tất cả các khối lớp còn học
trong học kỳ để chuẩn bị cho việc xếp thời khóa biểu

Công việc thường kỳ trong học kỳ

o

Theo dõi 3 cấp của chương trình đào tạo: (1) Chương trình đào tạo chuẩn (theo hệ/ngành), (2)
Chương trình đào tạo kế hoạch (theo khối lớp) và (3) Chương trình đào tạo thực hiện (theo khối
lớp)

Công việc cuối học kỳ
o

Tạo tiêu chuẩn tốt nghiệp cho tất cả các khối tốt nghiệp trong học kỳ (làm cơ sở xét tốt nghiệp)

Công việc không định kỳ
o

Sửa các thuộc tính của tự điển môn học, tự điển khối (nếu cần thiết)... cho đúng với yêu cầu
quản lý. Ví dụ: Thay đổi tín chỉ của một môn học (nếu trước đó nhập sai ...)

o

Trích lọc các danh sách cho những nhu cầu đột xuất

o

Nắm vững các thao tác chuyển đổi dữ liệu giữa các môi trường Windows (Visual FoxPro, Excel,
Word, Access ...) để việc chuyển đổi số liệu giữa các môi trường được thực hiện một cách dễ
dàng, nhanh chóng và đúng đắn.

Trang 2



EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Các thuật ngữ sử dụng trong phân hệ CTDT
Mã môn học:

Là một chuỗi ký tự đại diện cho một khối kiến thức chuyên môn nhất định (gọi là
môn học) được đào tạo trọn vẹn trong một học kỳ
Nếu một môn học có nhu cầu đào tạo kéo dài trong nhiều học kỳ (liên tục hoặc
không liên tục), cần tách ra thành nhiều khối kiến thức, mỗi khối kiến thức được đào
tạo trọn vẹn trong một học kỳ và được đặt một mã đại diện: mã môn học.
Một mã môn học (đại diện cho một môn học) có một đặc tính để đo sự quan trọng
của nó (so với mã môn học khác) gọi là: Tín chỉ hay đơn vị học trình.

Tín chỉ (hay đơn vị học trình): Để đo sự quan trọng của một môn học. Thông thường một đơn vị học
tập diễn tả một khối lượng tương đương với việc giảng dạy/học tập 15 tiết lý thuyết.
CTĐT Chuẩn

Là chương trình đào tạo được ban hành mới nhất, áp dụng cho một hệ/ngành đào
tạo. Ví dụ: Chương trình đào tạo chuẩn của hệ chính qui, ngành công nghệ thông tin.
Chương trình đào tạo chuẩn có thể biến động theo nhu cầu phát triển của hệ/ngành.
Khi có sự thay đổi chương trình đào tạo chuẩn, EDUSOFT chỉ lưu bản mới nhất. Các
bản cũ hơn có thể lưu bằng một copy trên giấy (In ra trước khi thay đổi)

CTĐT Kế hoạch Là chương trình đào tạo được qui định cho một khối lớp cụ thể ngay khi khối lớp này
được tuyển (thường là được gán giống như chương trình chuẩn). Ví dụ: Chương trình
đào tạo kế hoạch của khối lớp: Khóa 2001, hệ chính qui, ngành công nghệ thông tin.
Chương trình đào tạo kế hoạch cũng có thể biến động theo nhu cầu phát triển của
hệ/ngành.
CTĐT thực hiện Là chương trình đào tạo thực tế được áp dụng cho khối lớp cụ thể theo tình hình và
khả năng đào tạo (thường là sẽ cố gắng theo đúng chương trình đào tạo kế hoạch

của khối lớp tương ứng). Ví dụ: Chương trình đào tạo thực hiện của khối lớp: Khóa
2001, hệ chính qui, ngành công nghệ thông tin.
Hệ Đào Tạo

Là một khái niệm quản lý về bậc học và cách thức quản lý đào tạo. Ví dụ: Hệ Đại học
chính qui, Hệ Đại học tại chức, Hệ Cao Đẳng v.v...

Ngành học

Là một lãnh vực nghề nghiệp có chương trình đào tạo riêng. Một khoa thường phụ
trách nhiều ngành học có tương quan. Ví dụ: Ngành Kỹ Thuật Điện

Chuyên ngành: Ở các học kỳ cuối, nếu hình thành các nhóm tự chọn khác nhau trong cùng một lớp.
Chuyên môn của các nhóm này được gọi chuyên ngành (thuộc ngành học của lớp
đó). Ví dụ: Lớp sinh viên ngành Công Nghệ Thông Tin, trong đó sinh viên đăng ký
các chuyên ngành: Công nghệ phần mềm, Mạng & Viễn Thông v.v...
Lưu ý: Nếu tách những nhóm này ra những lớp khác nhau, thì các ngành của các lớp
tách này nên được gọi là ngành học thay vì chuyên ngành. Ví dụ ngành: Công nghệ
phần mềm thuộc khoa Công Nghệ Thông Tin.
Khoa

Là đơn vị quản lý nhiều ngành học có tương quan. Ví dụ: Khoa Điện-Điện Tử quản lý
các ngành: Kỹ Thuật Điện, Kỹ Thuật Điện Tử, Viễn Thông, Tự Động Hóa v.v...

Khóa học

Là một tập hợp sinh viên có cùng năm vào trường

Khối lớp:


Một số các lớp có chung các đặc điểm: hệ đào tạo, khoa quản lý, ngành học, phương
thức đào tạo (niên chế/tín chỉ), thời điểm nhập học, cùng chương trình đào tạo. Khối
lớp do quản trị phân hệ CTDT đặt tên vào mỗi đầu năm học

Biểu Đồ Kế Hoạch dạy và học tập: Là qui định về thời gian để thực hiện các công việc giảng dạy/học
tập cho từng khối lớp cụ thể. Trong thực tế Biểu Đồ Kế Hoạch dạy và học tập được
thiết lập cho cả một năm học, trong EDUSOFT do đơn vị thời gian chính là học kỳ,
Biểu Đồ Kế Hoạch dạy và học tập được khai báo cho từng học kỳ.
Đào tạo Niên Chế: Là phương thức quản lý đào tạo mà đối tượng quản lý chính là: Lớp. Việc mở môn
học, theo dõi các hoạt động điểm, xét lên lớp ... phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và
dữ liệu của lớp. Hầu hết các sinh viên sẽ được học đúng tiến độ và đúng chương
trình đào tạo của lớp ban đầu khi vào trường

Trang 3


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Đào tạo Tín Chỉ: Là phương thức quản lý đào tạo mà đối tượng quản lý chính là: Sinh Viên. Việc mở
môn học, theo dõi các hoạt động điểm, xét lên lớp ... phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu
và dữ liệu của sinh viên. Sinh viên có thể học tập theo tiến độ và do mình tự đề ra
tùy theo tình hình các nhóm môn học được mở và một số ràng buộc nhất định về thứ
tự học của một số môn học.
Môn học tiên quyết: Môn học tiên quyết, của một môn học <xxx> là môn học phải học và phải đạt
trước khi muốn tham gia học môn <xxx>
Môn học trước: Môn học trước của một môn học <xxx> là môn học phải học (nhưng không nhất thiết
phải đạt) trước khi muốn tham gia học môn <xxx>.
Môn học song hành: Môn học song hành của một môn học <xxx> là môn học phải học (nhưng không
nhất thiết phải đạt) trước hoặc học cùng học kỳ khi muốn tham gia học môn <xxx>.
Môn học bắt buộc: Là môn học mà sinh viên phải tham gia và phải đạt. Sinh viên không tham gia học

hoặc tham gia học nhưng không đạt môn bắt buộc thì không thể tốt nghiệp. Hầu hết
các môn học thuộc hình thức đào tạo niên chế là môn học bắt buộc
Môn học tự chọn: Là môn học nhiệm ý mà sinh viên có thể tham gia hoặc không tham gia. Kết quả
đạt môn tự chọn có thể làm tăng Điểm Trung Bình hoặc Số Tín Chỉ Đạt (tùy theo qui
định của nhà trường). Tuy nhiên kết quả không đạt môn tự chọn không ảnh hưởng
đến việc xét tốt nghiệp của sinh viên.
Môn học bắt buộc tự chọn: Là môn được phép tự chọn trong phạm vi các môn qui định. Nhưng khi
đã chọn rồi, sinh viên phải có nghĩa vụ bắt buộc học đạt môn học đã chọn
Môn học cứng: Là môn học mà sinh viên phải học đúng vào học kỳ được mở của chương trình đào
tạo (Sinh viên không được thay đổi học kỳ học). Hầu hết các môn học thuộc hình
thức đào tạo niên chế là môn học cứng
Môn học cùng môn khác mã: Môn học cùng môn khác mã của môn học <xxx> là môn có mã môn
học khác với mã môn học <xxx>, nhưng được xem như tương đương về mặt kiến
thức. Sinh viên có thể đạt môn học này để thay thế cho môn học kia.
Môn học cùng môn khác mã thường xảy ra khi có thay đổi nhỏ về tên, tín chỉ, nội
dung môn học giữa các khối lớp khác nhau trong cùng một ngành học.
Môn học cùng môn khác mã thường được áp dụng cho sinh viên học chậm tiến độ,
phải học một môn học này thay cho một môn học cùng môn khác mã đã có trước đó
nhưng nay không còn mở lớp nữa.
Tiêu chuẩn tốt nghiệp: là một tập hợp các qui định mà sinh viên phải thỏa mãn để được xem là tốt
nghiệp. Các tiêu chuẩn được định nghĩa bao gồm: Số tín chỉ chung, số tín chỉ ngành,
điểm trung bình chung, các môn bắt buộc, các môn bắt buộc tự chọn v.v...
Số tín chỉ chung: Là số tín chỉ mà sinh viên đạt được tổng cộng
Số tín chỉ ngành: Là số tín chỉ mà sinh viên đạt được nếu chỉ tính các môn học thuộc ngành học mà
sinh viên đang theo học (hoặc ngành học mà sinh viên xin xét tốt nghiệp)
Điểm trung bình chung: Là điểm trung bình ra trường của sinh viên. Điểm trung bình chung có thể có
xét hoặc không xét các môn học ngoài ngành tùy theo quan điểm của từng trường.

Trang 4



EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Xem/Sửa thông số chung của hệ thống
Người quản trị hệ thống cần chỉnh định các thông số chung của hệ thống, dùng chức năng hutils/Xem
& Sửa thông số chung của hệ thống để thực hiện công việc này.
Xem thêm tài liệu Mô Tả Môi Trường để biết thêm chi tiết về chức năng này

Có Quản Lý Một Số Khối Có Điểm Luận án Tính Riêng ............................................... q_gethptv

Giải thích: Điểm luận án tính riêng là điểm luận án tham gia vào điểm
trung bình chung như một thành phần độc lập, chứ không phải như một
môn học có số tín chỉ (ĐVHT) qui định.
Ví dụ: Điểm TB Chung = (Điểm TB các năm học + Điểm Luận án)/2
Có Phân Tiết Môn Học Cho Phần Bài Tập ....................................................................q_ptmhbt
Có Phân Tiết Môn Học Cho Phần Bài Tập Lớn............................................................. q_ptmhbtl
Có Phân Tiết Môn Học Cho Phần Thực Tập ................................................................. q_ptmhtt
Có Quản Lý Chứng Chỉ Tin Học & Ngoại Ngữ Riêng ..................................................... q_ccthnn

Giải thích: Khi xét hoàn thành giai đoạn hoặc tốt nghiệp, Chứng chỉ thể
dục & Quân sự có thể xét từ một file chứng chỉ đã đạt từ các trường khác
(nhập sẵn), thay vì chứng chỉ đã đạt tại trường (của phân hệ DIEM)
Có Quản Lý Môn Học Bắt Buộc Tự Chọn Trong CTĐT.................................................. q_mhbbtc

Giải thích: Ngay khi thiết lập CTĐT, đã có lưu ý đến phần bắt buộc tự
chọn

Trang 5



EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Giải thích chức năng
Lưu ý khi đọc tài liệu này
Các hướng dẫn chung về sử dụng các phím chức năng F1, F5, F8, F9, Ctrl+T, ^H, ^K, ^L, ^E,
^F, ^F7, ^F8, F10, Esc v.v... trong cửa sổ browse, xem ở tài liệu Mô tả môi trường.
Các cách sử dụng các phím tắt thông dụng sẽ không được nhắc lại trong tài liệu này
Với các chức năng "Xem/Sửa ...", các user có quyền nhập liệu được phép "sửa dữ liệu", trong
khi các user khác chỉ được "xem dữ liệu" mà không có quyền " sửa"

1

Tự Điển Môn Học

1.1

Xem/Sửa File Tự Điển Môn Học

Chương trình:

cnhap

Mã chức năng: C1010
Giải thích:

Xem/Sửa tự điển môn học. (Chỉ có User có quyền nhập liệu mới được sửa)

Mỗi môn học có các thông số sau:
Mã môn học: Mã duy nhất cho mỗi môn học


Trang 6


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Tên môn học: Tên gọi chính thức cho môn học. Trong phạm vi 30 ký tự (kể cả khoảng trắng)
Tên môn học (tiếng Anh): Chuẩn bị, nhằm mục đích in Chương trình đào tạo học bảng điểm bằng
Tiếng Anh khi có nhu cầu
Tên môn học viết tắt: Để ghi tên môn học tại các nơi cần viết tắt
Học kỳ bắt đầu sử dụng: Để ghi nhớ học kỳ mà môn học này được định nghĩa (Dạng XXX)
Môn kiểm tra/môn thi: Nếu là những môn học hệ Trung Học, cần phân biệt Môn kiểm tra/môn thi
Tín chỉ (hay đơn vị học trình (ĐVHT)): Để đo sự quan trọng của một môn học. Thông thường
một đơn vị học tập diễn tả một khối lượng tương đương với việc giảng dạy/học tập
15 tiết lý thuyết.
Số tiết phân bố:
Bao gồm Tổng Số (TS), Lý Thuyết (LT), Bài Tập (BT), Thực Hành, Thí
Nghiệm (TN), Bài Tập Lớn (BTL), Thực Tập (TT), Đồ án (DA), Luận án (LA).
Tiết TKB: Tiết trên TKB/1 tuần (nói chung)
Phần trăm kiểm tra giữa học kỳ: Tỷ trọng của điểm kiểm tra giữa học kỳ khi tính điểm tổng kết
(nói chung)
Phần trăm kiểm tra giữa học kỳ chỉ có khi hệ thống có quản lý loại hình điểm kiểm
tra giữa học kỳ
Lưu ý rằng phần trăm kiểm tra giữa học kỳ ở đây chỉ có tác dụng định nghĩa lúc ban
đầu
Phần trăm kiểm tra giữa học kỳ sẽ thay đổi theo học kỳ, nếu không thay đổi, khi tạo
học kỳ mới, phần trăm kiểm tra giữa học kỳ của học kỳ cũ sẽ tự động mang sang học
kỳ mới
Phân hệ DIEM, sẽ có quyền thay đổi phần trăm kiểm tra giữa học kỳ này
Phần trăm bài tập: Tỷ trọng của điểm bài tập khi tính điểm tổng kết (nói chung)
Phần trăm bài tập chỉ có khi hệ thống có quản lý loại hình điểm bài tập

Lưu ý rằng phần trăm bài tập ở đây chỉ có tác dụng định nghĩa lúc ban đầu
Phần trăm bài tập sẽ thay đổi theo học kỳ, nếu không thay đổi, khi tạo học kỳ mới,
phần trăm bài tập của học kỳ cũ sẽ tự động mang sang học kỳ mới
Phân hệ DIEM, sẽ có quyền thay đổi phần trăm bài tập này
Tính chất phòng: Loại phòng dùng trong giảng dạy (nếu khác lý thuyết dùng một ký tự theo qui
ước. Ví dụ: S-sân thể dục V-Phòng thí nghiệm Vật Lý v.v...)
Tín chỉ học phí: Số tín chỉ dùng để tính học phí (thường bằng với số tín chỉ)
Lưu ý rằng tín chỉ học phí ở đây chỉ có tác dụng định nghĩa lúc ban đầu
Tín chỉ học phí sẽ thay đổi theo học kỳ, nếu không thay đổi, khi tạo học kỳ mới, tín
chỉ học phí học kỳ cũ sẽ tự động mang sang học kỳ mới
Phân hệ DKMH, sẽ có quyền thay đổi tín chỉ học phí này
Mức học phí: Mức đơn giá để tính học phí (cho hệ tín chỉ). Mỗi mức tương ứng với một đơn giá cụ
thể trong từng học kỳ. Nừu để trắng, tương đương với mức 1
Lưu ý rằng mức học phí ở đây chỉ có tác dụng định nghĩa lúc ban đầu
Mức học phí sẽ thay đổi theo học kỳ, nếu không thay đổi, khi tạo học kỳ mới, mức
học phí học kỳ cũ sẽ tự động mang sang học kỳ mới
Phân hệ DKMH, sẽ có quyền thay đổi mức học phí này
Mã bộ môn: Mã bộ môn quản lý môn học (dùng để báo dạy cho đúng bộ môn)
Ghi chú không tính ĐTB: Nếu điểm môn học không dùng để tính điểm trung bình
Ký hiệu môn học trong biểu đồ: Các môn học đặc biệt, học tập trung. Ví dụ: Quân Sự, Thực Tập
ngoài trường v.v...

Trang 7


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Tóm tắt môn học: Tóm tắt nội dung môn học
Đề cương môn học: Đề cương giảng dạy môn học
Ký hiệu ngoại ngữ: Nếu là môn ngoại ngữ. Ví dụ A-Anh, P-Pháp, N-Nga v.v...

Tiết tổ chức thi: Số tiết thi khi làm lịch thi (nói chung)
Tiết tổ chức kiểm tra: Số tiết kiểm tra khi làm lịch kiểm tra giữa học kỳ (nói chung)
Số phút thi: Số phút tổ chức thi (nói chung)
Hình thức tổ chức thi: Viết, vấn đáp, v.v...
Kiểm tra giữa học kỳ: Có kiểm tra giữa học kỳ không?
Số lần thi: Số lần tổ chức thi
Các phím chức năng:
• F2: Nhập/Sửa các thông số môn học
• ^Q: Xem/sửa tóm tắt môn học
• ^D: Xem/sửa đề cương môn học
• F5: Thêm môn học mới
• ^T: Hủy bỏ môn mã môn học (chỉ cho phép hủy khi mã chưa sử dụng, nếu
mã đã sử dụng rồi, phải hủy mã này trong các mẫu tin đã sử dụng, trước khi
hủy trong tự điển)

Lưu ý:
Muốn đổi mã môn học, sử dụng chức năng trong mục <<6.4>> Sửa Đổi Tự Điển Phân Hệ
Muốn đổi số tín chỉ sau khi môn học đã được thêm, sử dụng chức năng trong mục <<1.6.3>>
Xem/Sửa Số Tín Chỉ Môn Học
Muốn đổi số tín chỉ học phí sau khi môn học đã được thêm, sử dụng chức năng trong mục
<<1.6.4>> Xem/Sửa Số Tín Chỉ Học Phí & Mức Học Phí Môn Học
Muốn nhập Ký Hiệu Môn Ngoại Ngữ, sử dụng chức năng trong mục <<1.6.1>> Xem/Sửa Ký
Hiệu Môn Học Ngoại Ngữ
Muốn nhập Ký Hiệu Môn Học trên biểu đồ, sử dụng chức năng trong mục <<1.6.2>>
Xem/Sửa Ký Hiệu Môn Học Trên Biểu Đồ
Muốn nhập Môn không tham gia tính điểm trung bình, sử dụng chức năng trong mục
<<1.6.6>> Xem/Sửa Môn Không Tham Gia Tính Điểm Trung B
Muốn nhập Môn Học bắt buộc có điểm tích lũy là 5 (cho trường hợp điểm đạt là 4 của hệ tại
chức), sử dụng chức năng trong mục <<1.6.7>> Xem/Sửa Môn Học Tích Lũy Bắt
Buộc=5 (Tại Chức)

Muốn nhập số tiết thi mặc nhiên cho các Môn Học sử dụng chức năng trong mục <<1.6.9>>
Xem/Sửa Số Tiết Thi Mặc Nhiên Các Môn H
Muốn nhập số tiết thi mặc nhiên cho các Môn Học sử dụng chức năng trong mục <<1.6.10>>

Xem/Sửa Số Tiết Kiểm Tra Mặc Nhiên Các Môn Học

1.2

Kiểm Tra File Tự Điển Môn Học

Chương trình:

cnhap with .t.

Mã chức năng: C1020
Giới hạn:

User quản lý phân hệ CTDT (quyenqlph)

Giải thích:

Kiểm tra tính hợp lý của môn học. Chẳng hạn: Mã bộ môn quản lý MH, Môn chưa có
tín chỉ học phí v.v...

1.3

Trang 8

In File Tự Điển Môn Học



EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Chương trình:

cintdmh

Mã chức năng: C1030
Giải thích:

In tự điển môn học. Có thể in theo một trong 3 thứ tự: Bộ Môn, Mã môn học hoặc
tên môn học.

Mẫu in

Danh Sách Môn Học (Theo Bộ Môn) (C1030A)
Danh Sách Môn Học (Theo Mã MH) (C1030B)
Danh Sách Môn Học (Theo Tên MH) (C1030C)

1.4

Xem/Sửa File Môn Học & Cán Bộ Giảng Dạy

Chương trình:

cmonday

Mã chức năng: C1040
Giới hạn:


User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Lưu thông tin CBGD dạy những môn học nào và 1 môn học được dạy bởi những
CBGD nào.
Thông tin này chuẩn bị cho tương lai, hiện tại chưa sử dụng

Mẫu in:

1.5

Danh Sách CBGD & Môn Học (C1040)

Môn Học Chuyên Ngành

1.5.1 Xem/Sửa Các Mã Môn Học Chuyên Ngành
Chương trình:

cmhchng

Mã chức năng: C1045
Giải thích:

Xem và sửa các môn học cho từng chuyên ngành.
Thông tin này dùng cho mục đích đăng ký môn học (tự động) cho các sinh viên niên
chế có chọn chuyên ngành trong các học kỳ cuối

1.5.2 Kiểm Tra Các Mã Môn Học Chuyên Ngành
Chương trình:


cmhchng with .t.

Mã chức năng: C1046
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Kiểm tra tính hợp lệ của mã môn học cho các môn học chuyên ngành (mã môn học
và mã chuyên ngành phải hợp lệ)

1.5.3 Xem/Sửa % Sinh Viên Chuyên Ngành
Chương trình:

ctylecn

Trang 9


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Mã chức năng: C1047
Giải thích:

Xem/sửa % số SV chuyên ngành (so với toàn ngành)
Thông tin này dùng cho mục đích tính sĩ số sinh viên (dự trù) cho môn học chuyên
ngành khi mở môn học trong học kỳ.


1.5.4 Kiểm Tra % Sinh Viên Chuyên Ngành
Chương trình:

ctylecn with .t.

Mã chức năng: C1048
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Kiểm tra tính hợp lệ của phần trăm SV chuyên ngành cho các chuyên ngành (mã
chuyên ngành, mã hệ đào tạo phải hợp lệ)

1.6

Các Thuộc Tính Tự Điển Môn Học

1.6.1 Xem/Sửa Ký Hiệu Môn Học Ngoại Ngữ
Chương trình:

cngngu

Mã chức năng: C1049
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu

Giải thích:


Nhập ký hiệu cho môn học nếu là môn ngoại ngữ
Ví dụ: A-Anh, P-Pháp, N-Nga v.v...
Thông tin này dùng cho mục đích đăng ký môn học (tự động) cho các sinh viên niên
chế khi có mở các môn học ngoại ngữ khác nhau cho các sinh viên chọn các nhóm
ngoại ngữ khác nhau.
Ngoại ngữ của từng sinh viên được nhập trong phân hệ QLSV
Nhóm ngoại ngữ các môn học ngoại ngữ mở riêng cho các sinh viên chọn ngoại ngữ
thích hợp được nhập trong phân hệ DKMH

Mẫu in:

Danh Sách Các Ký Hiệu Môn Học Ngoại Ngữ (C1049)

1.6.2 Xem/Sửa Ký Hiệu Môn Học Trên Biểu Đồ
Chương trình:

cchukh

Mã chức năng: C1050
Giải thích:

Nhập ký hiệu cho môn học trên biểu đồ kế hoạch giảng dạy và học tập (nếu có)
Ví dụ: Q-Môn Quân Sự v.v...
Thông tin này dùng cho mục đích tìm ra các tuần học cho các môn đặc biệt sau khi
đã nhập biểu đồ kế hoạch giảng dạy và học tập
Ký hiệu trên biểu đồ nhập trong mục <<4.2>> Xem/Sửa Biểu Đồ Kế Hoạch Đào Tạo
Các Khối Lớp
Các ký hiệu này sẽ qui đổi thành các tuần học môn học trong phân hệ XTKB


Mẫu in:

Danh Sách Các Ký Hiệu MH (Trên Biểu Đồ)

Ví dụ trong biểu đồ kế hoạch giảng dạy và học tập có kế hoạch của khối lớp KKK
(mỗi ký tự đại diện cho hoạt động của 1 tuần)

xxxxQQQQxxxxxx

Thì trong kế hoạch giảng dạy, thời gian giảng dạy các môn học tương ứng của khối lớp KKK là:
Các môn lý thuyết:
Môn Quân sự:

Trang 10

xxxx

xxxxxx
xxxx


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

1.6.3 Xem/Sửa Số Tín Chỉ Môn Học
Chương trình:

csuadvht

Mã chức năng: C1060
Giải thích:


Xem/sửa số tín chỉ cho các môn học sau khi môn học này đã định nghĩa.

Lưu ý:
Vì thay đổi số tín chỉ MH sẽ ảnh hưởng đến Điểm Trung Bình của các sinh viên đã học môn học
này. Nên việc thay đổi phải được thực hiện riêng

1.6.4 Xem/Sửa Số Tín Chỉ Học Phí & Mức Học Phí Môn Học
Chương trình:

csuahp

Mã chức năng: C1070
Giải thích:

Xem/sửa số tín chỉ học phí và mức học phí cho các môn học sau khi môn học này đã
định nghĩa.

Lưu ý:
Vì thay đổi số tín chỉ học phí và mức học phí MH sẽ ảnh hưởng đến học phí phải đóng của các
sinh viên đã học môn học này. Nên việc thay đổi phải được thực hiện riêng

1.6.5 Xem/Sửa File Môn Học Cùng Môn Khác Mã
Chương trình:

cmhkhma

Mã chức năng: C1090
Giới hạn:


Trường có sử dụng khái niệm cùng môn khác mã

Giải thích:

Xem/Sửa các môn học cùng môn khác mã (q_khacma)

Môn học cùng môn khác mã: Môn học cùng môn khác mã của môn học <xxx> là môn có mã môn
học khác với mã môn học <xxx>, nhưng được xem như tương đương về mặt kiến
thức. Sinh viên có thể đạt môn học này để thay thế cho môn học kia.
Môn học cùng môn khác mã thường xảy ra khi có thay đổi nhỏ về tên, tín chỉ, nội
dung môn học giữa các khối lớp khác nhau trong cùng một ngành học.
Môn học cùng môn khác mã thường được áp dụng cho sinh viên học chậm tiến độ,
phải học một môn học này thay cho một môn học cùng môn khác mã đã có trước đó
nhưng nay không còn mở lớp nữa.
Mẫu in:

Danh Sách Các MH Cùng Môn Khác Mã Tương Đương (C1090)

Lưu ý:
Có thể định nghĩa 1 môn tương đương với 1 môn (M1=M2) hoặc 2 môn tương đương với 2 môn
(M1=M2a+m2b)
Khi 2 môn cùng môn khác mã có số tín chỉ khác nhau, nếu SV có học cả 2 môn, tín chỉ lớn hơn sẽ
được sử dụng (để có lợi cho sinh viên)

1.6.6 Xem/Sửa Môn Không Tham Gia Tính Điểm Trung Bình
Chương trình:

ckhtinh

Mã chức năng: C1100

Giải thích:

Xem/sửa môn không tham gia tính điểm trung bình. Ví dụ các môn đã có chứng chỉ
riêng (Quân Sự, Thể Dục v.v...)

Mẫu in:

Danh Sách Các MH Không Tham Gia Tính Điểm Trung Bình (M1100)

Lưu ý:
Có thể định nghĩa số tín chỉ bằng zero (0) cũng như môn không tham gia tính ĐTB

Trang 11


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

1.6.7 Xem/Sửa Môn Học Tích Lũy Bắt Buộc=5 (Tại Chức)
Chương trình:

cdat5

Mã chức năng: C1110
Giới hạn:

Trường có xét hệ tại chức với điểm đạt nói chung là 4 (qdbspkt)

Giải thích:

Xem/sửa môn bắt buộc phải là 5 mới đạt.


Mẫu in:

Danh Sách Các MH Có Điểm Tích Lũy = 5 (Tại chức) (C1110)

1.6.8 Xem/Sửa Qui Chế Có Điểm Ưu Tiên Khi Xét Nợ
Chương trình:

hqcdut

Mã chức năng: C1111
Giải thích:

Xem/sửa qui chế có xét điểm ưu tiên về khu vực và đối tượng khi xét nợ học phần
năm học.
Điểm Trung Bình ưu tiên khu vực và đối tượng qui định bởi Bộ GD&ĐT như sau:
Nhóm KV2/DT2

0,2

Nhóm KV1/DT2 hoặc KV2/DT1

0,4

Nhóm KV1/DT1

0,6

Nhóm Đối tượng và khu vực của từng sinh viên nhập trong phân hệ QLSV
Mẫu in:


Qui Chế Có Xét Điểm Ưu Tiên Khu Vực Đối Tượng (C1111)

1.6.9 Xem/Sửa Số Tiết Thi Mặc Nhiên Các Môn Học
Chương trình:

ctietkt with 1

Mã chức năng: C1112
Giải thích:

Xem/sửa số tiết thi học kỳ (mặc nhiên) của từng môn học
Thông tin này làm giá trị mặc nhiên khi gán số tiết thi cho các môn tổ chức thi học kỳ

1.6.10 Xem/Sửa Số Tiết Kiểm Tra Mặc Nhiên Các Môn Học
Chương trình:

ctietkt with 2

Mã chức năng: C1113
Giải thích:

Xem/sửa số tiết kiểm tra giữa học kỳ (mặc nhiên) của từng môn học
Thông tin này làm giá trị mặc nhiên khi gán số tiết thi cho các môn tổ chức thi kiểm
tra giữa học kỳ.

1.7

Môn Học Tiên Quyết


Giới hạn:

Trường có sử dụng khái niệm xét môn tiên quyết/học trước/song hành (q_xetmhtq)

Môn học tiên quyết: Môn học tiên quyết, của một môn học <xxx> là môn học phải học và phải đạt
trước khi muốn tham gia học môn <xxx>
Môn học trước: Môn học trước của một môn học <xxx> là môn học phải học (nhưng không nhất thiết
phải đạt) trước khi muốn tham gia học môn <xxx>.
Môn học song hành: Môn học song hành của một môn học <xxx> là môn học phải học (nhưng không
nhất thiết phải đạt) trước hoặc học cùng học kỳ khi muốn tham gia học môn <xxx>.

1.7.1 Xem/Sửa File Môn Học Tiên Quyết
Chương trình:

cnhap1

Mã chức năng: C1120

Trang 12


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Giải thích:

Xem/Sửa môn học và các môn tiên quyết, song hành, học trước của nó
Qui ước
• 0: Tiên quyết
• 1: Song Hành
• 2: Học trước


Mẫu in:

Danh sách Các MH Tiên Quyết, Song Hành, Học Trước (C1120)

1.7.2 Kiểm Tra File Môn Học Tiên Quyết
Chương trình:

cnhap1 with .t.

Mã chức năng: C1130
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Kiểm tra sự hợp lý của môn học và các môn tiên quyết, song hành, học trước của nó
(mã môn học hợp lệ ...)

1.8

Cập Nhật Tên Môn Học Không Có Dấu

Chương trình:

csuavn

Mã chức năng: C1140
Giới hạn:


User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Cho phép đồng bộ tên môn học có dấu tiếng Việt với tên môn học không sử dụng
dấu tiếng Việt
Thông thường khi nhập liệu tên môn học, chương trình đã tự đồng bộ
Vì vậy chức năng này chỉ thực hiện trong trường hợp có sự mâu thuẫn bất thường
giữa 2 field môn học có dấu & không dấu
Field môn học không dấu chỉ dùng trong phiên bản DOS, trong phiên bản WINDOWS
không dùng đến field này. Vì vậy nếu không sử dụng phiên bản DOS, User không cần
quan tâm đến chức năng này.

1.9

Xem/Sửa Tự Điển Khối Lớp

Chương trình:

htdkhoi

Mã chức năng: C1150
Giải thích:

Xem/sửa tự điển khối lớp.
Khối lớp: Một số các lớp có chung các đặc điểm: hệ đào tạo, khoa quản lý, ngành
học, phương thức đào tạo (niên chế/tín chỉ), thời điểm nhập học, cùng chương trình
đào tạo. Khối lớp do quản trị phân hệ CTDT đặt tên vào mỗi đầu năm học


Mẫu in:

Tự Điển Khối Lớp (C1150)

Một khối lớp có các thông số sau:
Mã khối: Duy nhất cho một khối
Tên khối: Tên gọi của khối lớp
Mã hệ đào tạo: Bậc/hệ đào tạo của khối lớp
Mã ngành: Ngành đào tạo của khối lớp
Mã Khoa: Khoa quản lý khối lớp
Khóa học: Khóa học của khối lớp (Ví dụ 2001)
Mã Qui Chế: Qui chế đào tạo của khối lớp
Phương thức đào tạo niên chế hay tín chỉ: (x) cho đào tạo niên chế

Trang 13


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Có phải là hệ trung học (nếu là đào tạo niên chế): (x) nếu là hệ trung học
Có trả điểm về học kỳ cũ hay không (nếu là đào tạo niên chế): (x) nếu điểm học lại in ở học kỳ
học lần đầu
Có sử dụng hệ điểm 4 hay không (nếu là đào tạo tín chỉ): (x) cho khối có hệ điểm 4
Có phải là khối dự thính hay không: (x) cho khối dự thính. Khối dự thính là khối không có năm
bắt đầu, năm kết thúc.
Mã số sinh viên bắt đầu cho khối: Một vài ký tự bắt đầu của mã sinh viên. Thông tin này sử dụng
khi cấp mã sinh viên một cách tự động. Xem tài liệu Hướng dẫn sử dụng phân hệ
Quản Lý Sinh Viên về khái niệm cấp mã sinh viên tự động.
Cách tính điểm trung bình năm học: theo năm thứ/giai đoạn hoặc năm học xx-xx ((x) cho theo
năm thứ/giai đoạn)

Có điểm luận án riêng 1 học kỳ (và điểm luận án là một thành phần trong công thức tính ĐTB
chung)
Năm học học kỳ bắt đầu tính ĐTB: Nếu tính từ học kỳ này trở đi
Mỗi khối có thể có 1 hoặc 2 giai đoạn đào tạo, trong mỗi giai đoạn đào tạo có các thông số:
Giai đoạn: Để trắng (nếu 1 giai đoạn) hoặc 1, 2 (nếu 2 giai đoạn)
Tên giai đoạn: Tên gọi giai đoạn
Năm học bắt đầu giai đoạn: Ví dụ 2001
Học kỳ bắt đầu giai đoạn: Ví dụ 1
Số học kỳ đào tạo giai đoạn
Số học kỳ đào tạo tối đa giai đoạn
Mã Khoa quản lý giai đoạn:
Các tính điểm giai đoạn: (x) nếu điểm trung bình giai đoạn bằng trung bình các năm học trong giai
đoạn. Ngược lại là tính tích lũy từ các môn học trong giai đoạn.
Các phím chức năng:
• F5: Thêm một khối mới
• ^T: Hủy một khối cũ (khi khối chưa sử dụng)
• ^F5: Thêm một giai đoạn (nếu có đào tạo 2 giai đoạn)
• ^F6: Hủy một giai đoạn (nếu có đào tạo 2 giai đoạn)

Lưu ý:
Muốn đổi mã khối, sử dụng chức năng trong mục <<6.4>>Sửa Đổi Tự Điển Phân Hệ, chọn
"tự điển khối".
Muốn đổi thông số Xem/Sửa Khối Có Điểm Học Lại Chuyển Học Kỳ Cũ sử dụng chức năng của
mục 1.11.1 Xem/Sửa Khối Có Điểm Học Lại Chuyển Học Kỳ Cũ
Muốn đổi thông số khối có điểm luận án tính riêng sử dụng chức năng của mục 1.11.2
Xem/Sửa Khối Có Điểm Luận án Tính Riêng
Muốn đổi thông số khối tính ĐTB năm học theo năm thứ sử dụng chức năng của mục 1.11.3
Xem/Sửa Khối Tính Điểm Trung Bình Năm Học Theo Năm Thứ
Muốn đổi thông số khối quản lý hệ điểm 4 sử dụng chức năng của mục 1.11.4 Xem/Sửa Khối
Quản Lý Hệ Điểm 4

Muốn nhập các số bắt đầu của mã sinh viên thuộc khối sử dụng chức năng của mục 1.11.5
Xem/Sửa Mã Số Sinh Viên Bắt Đầu Của Các Khối
Muốn nhập Năm học học kỳ bắt đầu tính ĐTB của khối sử dụng chức năng của mục 1.11.6
Xem/Sửa Năm Bắt Đầu Tính Điểm Trung Bình

1.10

Kiểm Tra Tự Điển Khối Lớp

Chương trình:
Trang 14

htdkhoi with .t.


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Mã chức năng: C1160
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Kiểm tra sự hợp lệ của tự điển khối (đúng mã ngành, mã khoa v.v...)
Thông tin khối lớp là thông tin quan trọng trọng hệ thống
Sự nhầm lẫn thông tin này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu của hệ thống. Vì vậy
quản trị phân hệ phải đặc biệt chú trọng đến tính chính xác thông tin của tự điển
này.


1.11

Các Thuộc Tính Của Tự Điển Khối

Giới hạn:

User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Nhập liệu các thuộc tính chưa được nhập khi tạo một khối mới.

1.11.1 Xem/Sửa Khối Có Điểm Học Lại Chuyển Học Kỳ Cũ
Chương trình:

htdkhoi with .f.,1

Mã chức năng: C1180
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu
Không sử dụng nhiệm ý chuyển điểm học lại ghi đè lên điểm học lần đầu
(!qchhlhkhc)

Giải thích:

Xem/sửa khối có điểm học lại được in vào học kỳ học môn học này lần đầu tiên (thay
vì học ở học kỳ nào in ở học kỳ đó)

Mẫu in:


Các Khối Có Điểm Học Lại Trả Về Học Kỳ Cũ (C1180)

1.11.2 Xem/Sửa Khối Có Điểm Luận án Tính Riêng
Chương trình:

hddkhoi with .f.,5

Mã chức năng: C1182
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu
Có một học kỳ riêng làm luận án và luận án được coi như một thành phần riêng khi
cộng điểm trung bình (q_la1hky)

Giải thích:

Xem/sửa khối có một học kỳ riêng làm luận án và luận án được coi như một thành
phần riêng khi cộng điểm trung bình (thay vì luận án tham gia tính ĐTB tương tự như
một mộn học)

Mẫu in:

Các Khối Có Môn Luận Văn Tính ĐTB Riêng (C1182)

1.11.3 Xem/Sửa Khối Tính Điểm Trung Bình Năm Học Theo Năm Thứ
Chương trình:

htdkhoi with .f.,6


Mã chức năng: C1183
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu

Giải thích:

Xem/Sửa Các Khối Có Tính Điểm Trung Bình Năm Học Theo Năm Thứ+Giai Đoạn
(thay vì tính tích lũy các môn học học trong giai đoạn)

Mẫu in:

Các Khối Có Tính Điểm Trung Bình Năm Học Theo Năm Thứ+Giai Đoạn (C1183)

1.11.4 Xem/Sửa Khối Quản Lý Hệ Điểm 4
Chương trình:

htdkhoi with .f.,3

Mã chức năng: C1200
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu
Có quản lý cùng lúc hai hệ điểm 4 và 10 (q_sshediem)
Trang 15


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Giải thích:


Xem/Sửa Các Khối Có Hệ Điểm 4 (khi có quản lý cùng lúc hai hệ điểm 4 và 10)

Mẫu in:

Các Khối Có Hệ Điểm 4 (C1200)

1.11.5 Xem/Sửa Mã Số Sinh Viên Bắt Đầu Của Các Khối
Chương trình:

htdkhoi with .f.,4

Mã chức năng: C1210
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu
Có chọn nhiệm ý mã sinh viên phát sinh tự động (theo lô đã định nghĩa sẵn)
(q_khsvmoi)

Giải thích:

Xem/sửa các Mã Số SV Bắt Đầu Cho Khối Lớp, nếu chọn nhiệm ý mã sinh viên phát
sinh tự động theo lô đã định nghĩa sẵn

Mẫu in:

Các Mã Số SV Bắt Đầu Cho Khối Lớp (C1210)

1.11.6 Xem/Sửa Năm Bắt Đầu Tính Điểm Trung Bình
Chương trình:


htdkhoi with .f.,7

Mã chức năng: C1212
Giới hạn:

User có quyền nhập liệu
Nếu cộng điểm trung bình của từng khối từ một học kỳ định trước (q_nambdtb)

Giải thích:

Xem/Sửa các Khối có NHHK bắt đầu tính ĐTB không phải là NHHK đầu tiên

Mẫu in:

Các Khối Có NHHK Bắt Đầu Tính ĐTB Không Phải Là NHHK Đầu Tiên (C1212)

1.12

Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Chung

1.12.1 Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Hệ/Ngành (Chuẩn)
Chương trình:

cview with 1

Mã chức năng: C1220
Giải thích:

Xem/sửa file CTĐT chuẩn (hệ/ngành)


1.12.2 Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Khối Lớp (Kế Hoạch)
Chương trình:

cview with 2

Mã chức năng: C1230
Giải thích:

Xem/sửa file CTĐT kế hoạch (khối lớp)

1.12.3 Xem/Sửa Chương Trình Đào Tạo Khối Lớp (Thực Hiện)

Trang 16


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Chương trình:

cview with 3

Mã chức năng: C1240
Giải thích:

Xem/sửa file CTĐT thực hiện (khối lớp)
Có thể lọc CTĐT của học kỳ đang xét.

2


Kế Hoạch

Nhóm công việc này thực hiện các tác vụ trên CTĐT chuẩn & CTĐT kế hoạch
CTĐT kế hoạch thường được tạo một lần (từ CTĐT chuẩn) lúc phát sinh khối lớp

2.1

Xem/Sửa Kế Hoạch Đào Tạo Các Khối Lớp

Chương trình:

ckhdthn with 1

Mã chức năng: C2010
Giải thích:

Xem, sửa, copy CTĐT chuẩn (hệ/ngành)
Xem, sửa, copy CTĐT kế hoạch (khối lớp)
So sánh CTĐT chuẩn và CTĐT kế hoạch
Đồng bộ CTĐT chuẩn thành CTĐT kế hoạch

Đầu tiên, user chọn một ngành/hệ cần xử lý
Trong cửa sổ chọn ngành/hệ xử lý này user có thể:
Trang 17


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

ƒ
ƒ


In CTĐT chuẩn (của dòng đang xét) (^P)
Copy CTĐT chuẩn (của dòng đang xét) thành CTĐT chuẩn của một hệ/ngành khác (^H)

Sau khi chọn một hệ/ngành đào tạo cụ thể. User có cửa sổ chọn một khối lớp cụ thể để xử lý (Dòng
cuối cùng là Khối _CHUAN chính là Khối có CTĐT chuẩn)
Trong cửa sổ chọn khối lớp xử lý này user có thể:
ƒ In CTĐT kế hoạch của khối (của dòng đang xét) (^P)
ƒ Copy CTĐT kế hoạch của khối (của dòng đang xét) thành CTĐT kế hoạch của một khối khác
(^H)

Khi copy chương trình đào tạo kế hoạch từ khối này sang khối khác, user có thể chọn từ học kỳ thứ
mấy đến học kỳ thứ mấy (thay vì copy toàn bộ tất cả các học kỳ)

Trang 18


EDUSOFT - Hướng dẫn sử dụng phân hệ Quản Lý Chương Trình Đào Tạo

Sau khi chọn xong một khối cụ thể, user có thể sửa đổi CTĐT kế hoạch của khối này như màn hình
bên dưới.
Lưu ý:
Năm xxxx:

là năm học. Ví dụ 2000 là năm học 2000-2001

HK x:

là 1 hoặc 2


STT:

Là thứ tự môn học trong một học kỳ

Mã MH:

Mã Môn học (F1 để tìm mã)

Môn học bắt buộc: Là môn học mà sinh viên phải tham gia và phải đạt. Sinh viên không tham gia học
hoặc tham gia học nhưng không đạt môn bắt buộc thì không thể tốt nghiệp. Hầu hết
các môn học thuộc hình thức đào tạo niên chế là môn học bắt buộc
Môn học cứng: Là môn học mà sinh viên phải học đúng vào học kỳ được mở của chương trình đào
tạo (Sinh viên không được thay đổi học kỳ học). Hầu hết các môn học thuộc hình
thức đào tạo niên chế là môn học cứng
Năm TH:

Là năm học mà môn học này được giảng dạy thực sự (CTĐT thực hiện)

HK TH:

Là học kỳ mà môn học này được giảng dạy thực sự (CTĐT thực hiện)

Trang 19


×