Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam - Đan Mạch về Môi trường giai đoạn 2005-2011 Hợp phần sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển (LMPA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 27 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

HỢP PHẦN LMPA
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam - Đan Mạch
về Môi trường giai đoạn 2005-2011
Hợp phần sinh kế bền vững trong và xung quanh các khu bảo tồn biển
(LMPA)

Tháng 06/2010


I. THÔNG TIN CHUNG:
LMPA là một Hợp phần trong chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch
về môi trường (DCE) giai đoạn 2005 -2011 do Chính phủ Đan Mạch tài trợ và được
thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ tháng10/2008, nhiệm vụ
quản lý Hợp phần được chuyển từ Vụ KHCN&MT về Cục Khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản (DECAFIREP). Một Phó Cục trưởng đã được bổ nhiệm làm Giám đốc
Hợp phần LMPA từ 1/1/2009.
Nhìn chung, tất cả các hoạt động của Hợp phần đều bám sát theo các mục tiêu và đầu
ra đã xác định trong Văn kiện Hợp phần và Báo cáo khởi động.
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
2.1 Tóm tắt các hoạt động, kết quả đã và dự kiến đạt được trong năm 2009:
Mục tiêu 1: Một mạng lưới các MPA bao gồm những vùng nước ven biển ưu tiên
của Việt Nam được tăng cường và các hệ thống quản lý hiệu quả được xây dựng
phù hợp.
2.2.1 Đầu ra 1: Một hệ thống quản lý hiệu quả mạng lưới các khu bảo tồn biển
được xây dựng ở cấp quốc gia.


Quy hoạch Hệ thống các Khu bảo tồn biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010. Theo đó định hướng đến
năm 2020 sẽ có 16 khu bảo tồn biển được thành lập và đi vào hoạt động.
Hỗ trợ thành lập Khu bảo tồn biển Cù Lao Cau, Tỉnh Bình Thuận: Hợp phần LMPA
hợp tác với Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF đã triển khai Điều tra đa dạng sinh
học tại khu vực Khu bảo tồn biển Cù Lao Cau và Điều tra kinh tế xã hội tại bốn xã bị
ảnh hưởng thuộc Huyện Tuy Phong,
tỉnh Bình Thuận. Từ đó, Đề án thành
lập Khu bảo tồn biển Cù Lao Cau đã
được xây dựng và họp tham vấn ý
kiến của các Sở Ban ngành trong Tỉnh
Bình Thuận. UBND Tỉnh Bình Thuận
đã gửi Công văn đề nghị Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ
chức thẩm định kỹ thuật Đề án. Hợp
phần LMPA dự kiến hỗ trợ tổ chức
công tác thẩm định này trong tháng
06/2010.
 Hỗ trợ tỉnh Quảng Trị trong việc
thành lập KBTB Cồn Cỏ.
UBND Tỉnh Quảng Trị đã ra
Quyết định thành lập KBTB Cồn
Cỏ và Quyết định Thành lập Ban
quản lý KBTB Cồn Cỏ tháng
11/2009. Ngày 21/04/2010, với sự
hỗ trợ của Hợp phần LMPA, UBND Tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ ra mắt KBTB
đảo Cồn Cỏ với sự tham gia của nhiều quan khách đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát
2



triển Nông thôn và các cơ quan truyền thông như Đài truyền hình Việt Nam và các
báo liên quan.
Thông tư quy định chi tiết thi hành Nghị định 57/2008/NĐ-CP và Hướng dẫn kỹ thuật
về Tiêu chí (chỉ thị) lựa chọn thành lập Khu bảo tồn biển đã được dự thảo và tổ chức
xin ý kiến chuyên gia 03 lần. Mục đích của việc xây dựng các văn bản này là hỗ trợ
các Khu bảo tồn biển và chính quyền địa phương có thể căn cứ thành lập và quản lý
KBTB tại địa phương mình.
Đề xuất Đề án thu phí bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa với Bộ Tài chính. Hiện
tại, trong thông tư về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành chưa có danh mục phí
bảo tồn biển và phí bảo tồn vùng nước nội địa. Việc xây dựng và đề xuất phí bảo tồn
biển, bảo tồn nội địa vào danh mục các định mức phí sẽ góp phần đóng góp ngân sách
không nhỏ vào duy trì tính bền vững tài chính cho một khu bảo tồn được thành lập sau
này.
Hỗ trợ các KBTB mới thành lập về công tác truyền thông: Vịnh Hạ Long và khu vực
lân cận (Vườn Quốc gia Bái Tử Long, VQG Cát Bà ) là khu vực có tầm quan trọng
quốc gia và quốc tế về đa dạng sinh học, cảnh quan và văn hóa. Khu vực này không
chỉ 2 lần được vinh danh là di sản thiên nhiên quốc tế, mà còn được công nhận là khu
dự trữ sinh quyển thế giới với những yêu cầu cao về mặt bảo tồn. Tuy nhiên, đa dạng
sinh học ở khu vực này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế, sự gia
tăng dân số trong khu vực và những tác động của biến đổi khí hậu.
Chiến dịch được tổ chức với nhiều hoạt động truyền thông: cuộc thi tìm hiểu về đa
dạng sinh học, Hội thảo hợp tác truyền thông bảo vệ đa dạng sinh học khu vực Bái Tử
Long – vịnh Hạ Long – Cát Bà vào 2 ngày 20 – 21/5 với sự tham gia của cơ quan
trung ương, tổ chức phi chính phủ, 3 đơn vị địa phương: BQL VQG Bái Tử Long,
BQL Vịnh Hạ Long, BQL VQG Cát Bà.
Kết quả sau 02 ngày hành động vì đa dạng sinh học tại Hạ Long, mọi người tham dự
nắm được thông điệp của năm đa dạng sinh học quốc tế và mục tiêu của chiến dịch
hành động vì đa dạng sinh học của khu vực; có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến cho
kế hoạch hợp tác truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học 3 địa điểm (Hạ Long – Bái Tử
Long – Cát Bà) với nội dung:

 03 Ban Quản lý đồng ý xây dựng Nhóm hợp tác về truyền thông bảo tồn đa
dạng sinh học trong khu vực và cử BQL VQG Cát Bà làm điều phối viên tạm
thời.
 Ban điều phối là đại diện của 03 VQG sẽ cùng xây dựng điều lệ hoạt động, quy
chế phối hợp và cùng triển khai các hoạt động chung
 LMPA sẽ hỗ trợ các hoạt động khởi động nhằm xây dựng Quy chế hợp tác và
triển khai chương trình hợp tác truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học của khu
vực.

3


Đội thi của VQG Cát Bà đang trình diễn phần thi giới thiệu trong Cuộc thi tìm
hiểu về Đa dạng sinh học ở khu vực Bái Tử Long – Vịnh Hạ Long – Cát Bà

Lãnh đạo HP LMPA khai mạc Hội thảo Hợp tác truyền thông bảo vệ đa dạng
sinh học khu vực Bái Tử Long – Hạ Long – Cát Bà
Hỗ trợ triển khai Đề án thu phí tham quan KBTB Phú Quốc


Tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo hoạt động KBTB Phú Quốc năm 2010: Thực hiện ý
kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo hoạt động KBTB Phú Quốc và Sở NN& PTNT Kiên
Giang, Ban quản lý đã phối hợp với Sở NN& PTNT Kiên Giang và Văn phòng
UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo vào ngày 28/4/2010 tại TP
4


Rạch Giá. Tham dự cuộc họp bao gồm các thành phần như: các thành viên Ban chỉ
đạo, các ngành liên quan của Phú Quốc và UBND của 03 xã trong KBTB, đại diện
Hợp phần LMPA với khỏang 33 đại biểu tham dự. Nội dung chính của cuộc họp

lần này tập trung vào các vấn đề sau: thông qua Đề án thu phí tham quan KBTB,
Tổng kết các hoạt động bảo tồn biển trong năm 2009 và chỉ đạo các chương trình
kế
hoạch bảo tồn biển trong
năm 2010; đóng góp ý kiến
về
Đề án thả phao phân vùng
cỏ
biển và thả rạn nhân tạo của
Sở
NN& PTNT. Hiện nay, Đề
án
thu phí tham quan di tích
thắng cảnh KBTB Phú Quốc
đã
được UBND tỉnh Kiên
Giang thông qua và đang
trình Hội đồng nhân dân tỉnh
phê duyệt để triển khai đi
vào thực hiện.
Ô
ng Lâm Hoàng Sa, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang kết luận cuộc họp thông qua Đề án thu phí
tham quan KBTB Phú Quốc
Hỗ trợ thiết kế và lắp đặt Trung tâm du khách KBTB Phú Quốc
Về Kế hoạch trang bị kỹ thuật cho Trung tâm Du khách của KBTB: Trong 06 tháng
đầu năm 2010, mặc dù Ban quản lý đã có nhiều nổ lực để đẩy nhanh tiến độ của hoạt
động này, tuy
nhiên do phần
thiết kế và trang bị

kỹ
thuật
của
Trung Tâm liên
tục bị điều chỉnh,
thay đồi nên cuối
tháng 6/2010 mới
có thể hoàn thành
các hạng mục kỹ
thuật. Hiện nay đã
hoàn thành việc
thiết kế nội thất và
đang triển khai thi
công các hạng
mục khác. Dự kiến trong quý 3/2010, sẽ đưa Trung tâm Du khách đi vào hoạt động,
phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu về KBTB của du khách trong và ngoài nước.

5


2.2.2 Đầu ra 2: Đạt được năng lực quản lý tốt MPA ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và tại
chỗ thông qua đào tạo và xây dựng thể chế và do Giáo trình đào tạo quốc gia
về bảo tồn biển và Nhóm công tác kỹ thuật hỗ trợ


Đánh giá năng lực quản lý Khu bảo tồn biển: Tháng 01/2010, Hợp phần LMPA đã
phối hợp với chuyên gia từ Cục Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ triển khai đánh
giá nhanh về năng lực quản lý bảo tồn biển bằng cách tham vấn thông qua bảng
câu hỏi từ các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, đồng thời
tham vấn trực tiếp tại 04 Khu bảo tồn biển đã thành lập và 02 Vườn quốc gia về

năng lực quản lý bảo tồn biển. Kết quả đánh giá được mô tả theo bảng dưới đây.
Kết quả này với hy vọng sẽ là định hướng của LMPA trong công tác xây dựng năng
lực quản lý KBTB trong thời gian tới.
HOẠT ĐỘNG

LOẠI HÌNH HOẠT
ĐỘNG

MỤC ĐÍCH VÀ NHU
CẦU

TẬP TRUNG

ĐỐI TƯỢNG
TIỀM NĂNG

Xây dựng chương trình
dành cho đối tượng
mục tiêu tại KBTB như
cộng đồng, đội tuần tra
và chính quyền địa
phương
Nhu cầu nâng cao hiểu
biết về KBTB tại các
cấp

Kỹ năng truyền thông,
xây dựng chương trình
giáo dục mục tiêu, trung
tâm du khách, bảng biển

báo, xây dựng thông điệp

Cán bộ truyền
thông, giáo dục và
du lịch

Tổng quan cơ bản về
trách nhiệm pháp lý và
quản lý tại các KBTB

Cán
bộ
chính
quyền, chuyên viên
địa phương

KHU BẢO TỒN BIỂN
Giáo
dục
Truyền thông



Kỹ năng xây dựng
chương trình

Tập huấn cho cán
bộ cấp Tỉnh và

Giáo trình Xây

dựng năng lực
quản lý bảo tồn
biển

Du lịch bền vững

Kiến thức cơ bản,
quy trình lập kế
hoạch phát triển du
lịch bền vững

Do sự gia tăng tác
động từ phát triển du
lịch tại và gần kề các
KBTB
to MPAs

Quản lý tác động từ du
lịch, kiểm soát hoạt động
du khách, giáo dục du
khách, tạo thu nhập

Lãnh đạo và nhân
viên KBTB, chuyên
viên du lịch các
cấp chính quyền

Giám sát, đánh
giá và quản lý dữ
liệu


Kỹ năng và xây
dựng quy trình

Nhu cầu mô tả KBTB,
giám sát liên tục để
đánh giá sự thay đổi
qua thời gian

Xác định các câu hỏi
quản lý

Cán bộ khoa học,
cộng động và đội
tuần tra

Quy trình lập kế
hoạch; xây dựng
kế hoạch quản lý;
xây
dựng
kế
hoạch hành động

Kỹ năng quy trình
lập kế hoạch

Nhu cầu lập kế hoạch
hành động và chiến
lược tốt hơn tại các

KBTB

Quy trình lập kế hoạch
quản lý KBTB

Nhân viên lập kế
hoạch
KBTB,
chuyên viên cấp
Tỉnh và Huyện

Thực
luật

Kỹ năng cưỡng
chế và thực thi
pháp luật lý giải

Hiểu hơn về về tầm
quan trọng của thực thi
bằng
cách
tuyên
truyền, nâng cao kỹ
năng tuần tra trên biển

Xây dựng Chương trình
thực thi pháp luật bằng
tuyên truyền, kỹ năng
thu thập bằng chứng,

thông tin

Đội tuần tra và
cộng đồng địa
phương

Kỹ năng thu hút sự
tham gia hiệu quả
của các bên liên
quan; kiến thức về
mức độ tham gia
và hoạt động thu
hút sự tham gia
của các bên liên
quan

Cần sự hỗ trợ của các
bên và sự tham gia của
họ vào các cấp độ
quản lý KBTB

Kỹ năng: điều phối, giải
quyết xung đột, thiết kế
chương trình có sự tham
gia của nhiều bên; Kiến
thức: hoạt động và mức
độ tham gia

Lãnh đạo và nhân
viên KBTB


thi

pháp

Quản lý nghề cá
bền vững
Tăng cường sự
tham gia của các
bên liên quan

6


CẤP TRUNG ƯƠNG
Xây
dựng Kế
hoạch quản lý

Phương pháp triển
khai các quy trình
thu thập thông tin
dựa vào các bên

Tăng cường kiến thức
về các khái niệm,
nguyên tắc và phương
pháp lập kế hoạch

Các bước trong quy trình

lập kế hoạch có sự tham
gia của nhiều bên

Cán bộ cấp Trung
ương

Quản
vùng

Xây
dựng
kế
hoạch và quy chế
phân vùng

Quy trình quản lý việc
sử
dụng/khai
thác
trong khi vẫn bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên

Các hoạt đông khai thác
của con người, bao gồm
cả: phát triển năng lượng
thay thế, công nghiệp
dựa vào biển và biến đổi
khí hậu

Cán bộ quản lý cấp

Trung ương và
Tỉnh

Cần giải quyết sự gia
tăng tác động tại các
vùng vên bờ và lưu
vực đến các KBTB

Phát triển tại các vùng
ven biển và lưu vực

Lãnh đạo và nhân
viên KBTB, cán bộ
cấp Tỉnh và Huyện

Cần giải quyết sự gia
tăng tác động từ chất
lượng nước bao gồm
cả nước thải và chất
thải rắn

Quản lý chất thải tổng thể

Lãnh đạo và nhân
viên KBTB, cán bộ
cấp Tỉnh và Huyện



phân


CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
Quản lý Tổng hợp
vùng bờ

Chất lượng nước



Xây dựng các cách
tiếp cận tổng hợp
và điều phối quản
lý lưu vực và vùng
bờ
Phương pháp giải
quyết và quản lý
tác động từ chất
lượng nước

Tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng và quản lý Khu bảo tồn biển.

Tổng hợp các khóa đào tạo đã triển khai trong 6 tháng năm 2010
TT

1.

2.

Khoá học


Số
h/viên

Các vấn đề về kinh tế,
quản lý và chính sách 26
trong khu bảo tồn biển

Lập kế hoạch giám sát 22
đánh giá các hoạt động
dự án

Đối tượng học viên

- Vụ Khoa học và Công
nghệ
- Trường đại học Nha
Trang
- Viện Nghiên cứu Hải
sản
- Khu bảo tồn Biển Cù
Lao Chàm, Phú Quốc,
Cồn Cỏ, Vườn quốc gia
Núi Chúa, Vườn quốc gia
Bái Tử Long
- Trung tâm bảo tồn sinh
vật biển và phát triển
cộng đồng (MCD)
- Hợp phần LMPA

- Cán bộ Ban quản lý các

khu bảo tồn biển
- Cán bộ Chi cục khai
thác & bảo vệ nguồn lợi
các tỉnh có khu bảo tồn

Địa
tgian

Mục tiêu

điểm,

- Trang bị kiến thức về
quản lý nghề cá và bảo
vệ đa dạng sinh học
trong các khu bảo tồn
biển;
- Sử dụng công cụ đánh
giá nghề cá trong khu
bảo tồn biển
Hà Nội
- Thu thập thông tin về
4-6/2
các chỉ số sinh học, kinh
tế xã hội … để xây dựng
bộ dữ liệu chung đánh
giá các khu bảo tồn biển
- Trao đổi và thảo luận
kinh nghiệm giữa các
bên liên quan và đề xuất

các hướng nghiên cứu,
hợp tác trong tương lai.
- Xác định được
niệm, nội dung,
đích và tiến trình
sát đánh giá các
động

khái Đà Nẵng
mục 31/5 – 3/6
giám
hoạt
7


TT

Khoá học

Số
h/viên

Đối tượng học viên

biển
- Cán bộ Cục Khai thác
và bảo vệ nguồn lợi
- Hợp phần LMPA

3.


Lặn biển
(lặn cơ bản và nâng cao)

12

- Cán bộ Ban quản lý các
khu bảo tồn biển
- Cán bộ Cục Khai thác
và bảo vệ nguồn lợi
- Hợp phần LMPA

Địa
tgian

điểm,

Mục tiêu
- Phân tích các thành
phần của hệ thống giám
sát đánh giá: bộ chỉ số,,
khung kế hoạch giám sát
đánh giá, nguồn nhân
lực và năng lực sử dụng
trong các công cụ dùng
trong giám sát đánh giá
- Sử dụng một số công
cụ giám sát đánh giá có
sự tham gia: đánh giá
những biến động, quan

sát, phỏng vấn bán cấu
trúc và có cấu trúc, thảo
luận nhóm, họp nhóm
- Đào tạo các kỹ năng cơ
bản về lặn biển đến độ
sâu 18m.
- Lặn nâng cao chuyên Nha Trang
sâu theo các kỹ năng: lặn 5-8/6
độ sâu (tới 30m), lặn
đinh hướng, lặn chụp
hình, lặn dò cá…

Nhận xét chung: Các khóa học về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra. Hầu hết
học viên đều hiểu và tham gia thực hành những nội dung học đầy đủ. Tuy nhiên, nhóm
những học viên đã từng tham gia trực tiếp các hoạt động của dự án có khả năng áp
dụng bài học học cao hơn.

8


Mục tiêu 2: Những cộng đồng dễ bị tổn thương sống bên trong và xung quanh các
MPA trình diễn được chọn có thể được đáp ứng nhu cầu sinh sống của họ mà không
làm suy thoái tài nguyên biển hoặc làm xuống cấp môi trường.
2.2.3 Đầu ra 3: Năng lực thể chế được tăng cường thông qua việc xây dựng khung
thể chế và đồng quản lý bền vững ở cấp tỉnh và khu bảo tồn biển.
 KBTB Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Mô hình cộng đồng quản lý Khu bảo tồn biển đã bắt đầu triển khai tại Thôn Bãi
Hương, Cù Lao Chàm từ tháng 05/2009. Sáng kiến là kết quả từ các chuyến đi tham
quan học tập mô hình quản lý bảo tồn biển tại các nước trong khu vực như Phi líp pin,
Thái Lan và Indonesia. Với cách tiếp cận người sử dụng nguồn lợi bảo vệ nguồn lợi,

mục tiêu lâu dài của mô hình là cộng đồng tổ chức bảo vệ có hiệu quả khu bảo tồn
biển kết hợp phát triển du lịch sinh thái phù hợp với Quy chế Khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm nhằm cải thiện thu nhập hộ gia đình. Hiện tại, nhóm hạt nhân đã được hình
thành với sự tham gia của 04 ngư dân địa phương và kế hoạch hành động cộng đồng
đã được xây dựng. Từ đầu năm 2010, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã
triển khai tập huấn kỹ thuật cho nhóm hạt nhân, xây dựng Quy chế quản lý trình
UBND xã ban hành Quyết định thành lập và mua sắm trang thiết bị cho nhóm hạt
nhân. Phương châm hoạt động của nhóm là tình nguyện hỗ trợ và phối hợp với Đội
tuần tra của KBTB Cù Lao Chàm giám sát và quản lý một phần vùng lõi KBTB tại
thôn Bãi Hương và hệ thống phao phân vùng và neo tại đó. Kinh phí xăng dầu để hoạt
động ban đầu sẽ được Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm hỗ trợ. Tuy nhiên, trong dài
hạn nhóm sẽ hoạt động dựa trên nguồn thu từ các doanh nghiệp, hộ gia đình khai thác
hoạt động du lịch tại đó.


KBTB Phú Quốc, Kiên Giang

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tại Phú Quốc:
Trong sáu tháng đầu năm 2010, Hợp phần đã hỗ trợ BQL KBTB Phú Quốc đẩy mạnh
hơn nữa các hoạt động truyền thông nhất là hoạt động tuyên truyền về bảo vệ rùa biển
và dugong ở nhiều đối tượng khác nhau:
+ Đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan: Ngày 28/5/2010, Ban quản lý
KBTB Phú Quốc phối hợp với Hợp phần LMPA, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn
Kiên Giang tổ chức Hội nghị quản lý, bảo vệ các loài động vật quí hiếm với gần 80 đại
biểu từ UBND tỉnh Kiên Giang, Sở NNPTNT, Chi cục BVNLTS, Thanh tra Sở, Biên
phòng, Công an, UBND huyện Phú Quốc, UBND và đoàn thể các xã Hàm Ninh, Gành
Dầu, Hòn Thơm và Bãi Thơm. Mục đích của Hội thảo là phổ biến văn bản qui phạm
pháp luật mới về bảo vệ các loài động vật quí hiếm; báo cáo hiện trạng khai thác rùa
biển và dugong tại Phú Quốc; thống nhất lại cơ chế phối hợp và đưa ra giải pháp bảo
vệ phù hợp. Kết quả Hội thảo đã thu được nhiều ý kiến đóng góp tích cực và đưa ra

nhiều biện pháp tuyên truyền và xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác san hô,
rùa biển và dugong, kể cả những đối tượng ăn thịt các loài động vật quí hiếm này ở
đảng viên và cán bộ Nhà nước. Ngày 29/5/2010, tất cả các đại biểu đã đi tham quan
vùng lõi KBTB Phú Quốc và cuộc sống người dân tại xã Hòn Thơm.
+ Đối với đối tượng thanh niên: Trong tháng 6/2010, Ban quản lý phối hợp với các
cơ quan chuyên môn của huyện và UBND 03 xã Hàm Ninh, Hòn Thơm, Bãi Thơm tổ
chức 01 cuộc thi bằng hình thức sân chơi cho các đội chơi là những ngư dân của 03 xã.
9


Nội dung chính của hoạt động nảy là: giúp cho ngư dân và cộng đồng sống trong
KBTB tìm hiểu về Quy chế quản lý, các giá trị đa dạng sinh học và kiến thức về văn
hóa lịch sử của địa phương. Đây cũng là một phương tiện tuyên truyền có hiệu quả cho
cộng đồng, các hình thức và nội dung cuộc thi phong phú, đa dạng sẽ hấp dẫn và thu
hút người dân địa phương tham gia. Dự kiến thời gian tổ chức từ 25-29/6/2010 tại xã
Hàm Ninh.
Hoạt động phối hợp với Đài Truyền Hình Phú Quốc xây dựng chuyên mục bảo tồn
biển phát trên sóng truyền hình:
Nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá về KBTB rộng rãi trong cộng đồng thông qua
nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, đặc biệt là phương tiện truyền thông đại chúng
sẽ cung cấp thông tin đến nhiều đối tượng và thành phần khác nhau trên diện rộng.
Thực hiện mục tiêu trên, bắt đầu từ tháng 4/2010 Ban quản lý đã ký hợp đồng phối
hợp với Đài Truyền hình Phú Quốc xây dựng 04 chuyên mục về bảo tồn biển và
thường xuyên phát sóng định kỳ trên truyền hình trong huyện đảo. Đến nay đã thực
hiện được 03 tháng phát sóng và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng. Hoạt
động này sẽ được tiếp tục duy trì đến hết năm 2010.
2.2.4 Đầu ra 4: Sinh cảnh biển trong các khu vực bảo tồn biển trình diễn được bảo
vệ và tài nguyên thiên nhiên ở đó được phục hồi trở lại mức sản xuất bền vững.
 Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Triển khai Chương trình Giám sát Rạn san hô (Reefcheck)

Với ý tưởng hỗ
trợ nhân viên kỹ
thuật của Ban
quản lý các Khu
bảo tồn biển tiếp
nhận kiến thức
và kỹ năng triển
khai công tác
Giám sát Rạn
san hô, từ đó các
Khu bảo tồn
biển có thể tự
chủ trong công
tác giám sát hiệu
quả quản lý tại
Khu bảo tồn
biển của mình
theo tiêu chí tính
đa dạng sinh học (rạn san hô). Reefcheck là phương pháp được các nhà khoa học trên
thế giới xây dựng nên nhằm dành cho những người không phải là nhà khoa học song
vẫn có thể thực hiện được công việc này thông qua những kỹ năng, thiến bị cần thiết
và kiến thức chuẩn mực được chấp nhận trên thế giới và khu vực. Reefcheek thu thập
thông tin và dữ liệu trên 03 thông số chính: nền đáy, cá và động vật không xương sống.
Vì vậy, Hợp phần LMPA đã mời chuyên gia quốc tế là Điều phối viên Tổ chức
10


Reefcheck tại Malaysia đến Việt Nam để triển khai tập huấn và hướng dẫn cho các cán
bộ đến từ KBTB Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang và Vườn quốc gia Núi Chúa. Sau đó,
các cán bộ này sẽ về triển khai Reefcheck tại các Khu bảo tồn biển của mình, dưới đây

là bản đồ vị trí và số liệu thu thập được khi triển khai giám sát rạn san hô ở 09 điểm
tại KBTB Cù Lao Chàm do nhóm Giám sát rạn san hô Cù Lao Chàm triển khai với sự
hỗ trợ của chuyên gia từ Viện nghiên cứu hải sản, điểm số 10 do nước sâu nên chỉ triển
khai phương pháp quan sát trực tiếp.

Vị trí các điểm triển khai Giám sát Rạn san hô tại KBTB Cù Lao Chàm

Đồ thị dữ liệu nền đáy tại điểm số 2 (Bản đồ trên) ở mặt cắt độ sâu trung bình (6-12m) – Ngày 02/06/2010
HC-San hô cứng; SC-san hô mềm; RKC-san hô mới chết; NIA-rong dinh dưỡng; SP-hải mien; RC-đá; RB – mảnh vụn
11
san hô; SD – cát; SI – bùn; OT: khác


Hỗ trợ duy trì chương trình Nhật ký nghề cá (logbook)
Chương trình Logbook từ đầu năm đến nay được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Số liệu được tiếp tục cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Do việc nhập dữ liệu vào phần mềm
chưa được chính xác từ cuối năm 2009, do vậy hiện tại BQL KBTB Cù Lao Chàm vẫn
tiến hành thu mẫu thô song đã dừng nhập dữ liệu vào phần mềm.
Trong thời gian tới, chương trình Logbook dự kiến vẫn tiếp tục được triển khai. Hiện
nay, với số lượng mẫu này có thể đủ đánh giá sơ bộ về diễn biến nguồn lợi trong Khu
BTB Cù Lao Chàm. Do vậy, Hợp phần LMPA sẽ hỗ trợ để hiệu chỉnh phần mềm, cập
nhật dữ liệu và đánh giá diễn biến nguồn lợi và hoàn thiện báo cáo kỹ thuật này và dự
kiến tổ chức hội thảo cấp tỉnh công bố kết quả cuối năm 2010.
Lắp đặt hệ
thống phao
phân vùng
KBTB đảo
Cồn
Cỏ,
Quảng Trị

Tháng
05/2010,
Hợp
phần
LMPA
đã
tuyển dụng
tư vấn trong
nước
triển
khai
Khảo
sát và Xây
dựng đề xuất
lắp đặt hệ
thống phao
phân vùng
KBTB Cồn Cỏ, hình dưới mô tả bản đồ hệ thống phao phân vùng. Lý do hệ thống
phao phân vùng không thể bao trùm hết khu vực vùng lõi là do nước sâu (trên 30m)
dẫn đến không áp dụng được kỹ thuật Halas (Hoa Kỳ). Hợp phần LMPA sẽ làm việc
với Sở NN và PTNT Quảng Trị, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, BQL
KBTB đảo Cồn Cỏ để thống nhất phương án lắp đặt phao, đồng thời xây dựng cơ chế
tuần tra, quản lý vùng lõi KBTB.
 Khu bảo tồn biển Núi Chúa
đồ Vùng
KBTB
đảo Cồn Cỏ và đề xuất hệ thống phao phân vùng
Hoàn thiện kế hoạch quản Bản
lý Khu
bảolõi

tồn
biển.

Cuối năm 2009, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Hội thảo cấp tỉnh với sự tham gia
của lãnh đạo UBND Tỉnh và các sở ban ngành, chính quyền địa phương nhằm lấy ý
kiến cuối cùng cho bản Kế hoạch quản lý KBTB VQGNC. Tại Hội thảo, các đại đã
tham gia các ý kiến đóng góp thiết thực nhằm xây dựng kế hoạch quản lý KBTB Núi
12


Chúa một cách hiệu quả. Trên cơ sở đóng góp của hội thảo, tổ xây dựng kế hoạch
KHQL KBTB VQG Núi Chúa đã hoàn thiện và trình UBND tỉnh ra quyết định phê
duyệt.
Cứu hộ rùa biển
Ngay từ những tháng đầu năm 2010 VQG đã tăng cường thêm 02 cán bộ phòng Du
lịch sinh thái & Giáo dục môi trường xuống trực tiếp các bãi rùa đẻ, phối hợp với kiểm
ngư và tình nguyện viên, triển khai công tác giám sát và cứu hộ rùa biển, đồng thời
tăng cường công tác tuần tra mở rộng hành lang an toàn cho rùa lên bãi đẻ ở các bãi
lân cận.
So với những năm trước, rùa lên đẻ sớm hơn. Trong tháng 3 năm 2010 đã có 04 lượt
rùa lên thăm dò bãi đẻ, trong đó đã có 01 ổ trứng rùa đẻ, được cứu hộ và bảo vệ thành
công. Rùa biển năm nay lên đẻ sớm hơn các năm trước.
Xây dựng quy chế quản lý phân vùng chức năng Khu bảo tồn biển VQG Núi Chúa
Bản thảo quy chế phân vùng đã được hoàn thiện thông qua các buổi họp với sự tham
gia của các cộng đồng và chính quyền địa phương vào cuối năm 2009. VQG Núi Chúa
đã trình bản thảo quy chế này lên Sở NNPTNT và UBND Tỉnh xin tổ chức Hội thảo
lấy ý kiến đóng góp của các Sở, Ban, ngành, dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 6 năm 2010.
Chương trình logbook
Nhật ký nghề cá là một trong những công cụ
quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong

công tác quản lý của một KBTB. Hợp phần
LMPA đã mời các chuyên gia đến từ Viện
nghiên cứu Hải sản Hải Phòng triển khai
chương trình nhật ký nghề cá tại KBTB
Vườn Quốc gia Núi Chúa. Triển khai
chương trình này đã có sự phối hợp chặt chẽ
giữa VQGNC, Chi cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, chính quyền địa phương
các xã, thôn và ngư dân. Sau chuyến khảo
sát đánh giá sơ bộ về hiện trạng về nghề cá
trong và xung quanh KBTB, các cán bộ của VQGNC cũng như ngư dân tham gia
chương trình nhật ký nghề cá về kỹ năng ghi sổ nhật ký nghề cá, tập huấn cho 7 cán bộ
VQG Núi chúa sử dụng phần mềm đồng thời triển khai thu thập thông tin trong tháng
3/2010. Hiện nay 4 nghề khai thác phổ biến và quan trọng tại VQGNC đã được đưa
vào chương trình nhật ký nghế cá, bao gồm lưới ba màn, câu mực, dũ tôm hùm, lặn.
Số liệu hàng tháng cho các nghề này được 20 ngư dân tình nguyện tham gia ghi chép
và được cán bộ của VQGNC cập nhập vào cơ sở dữ liệu.


Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang:

Chương trình logbook (nhật ký khai thác trong KBTB):
Thực hiện kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm, trong tháng 3/2010 Ban quản lý đã phối
hợp với Hợp phần LMPA tổ chức 01 cuộc tập huấn về quy trình triển khai thực hiện
thu số liệu và xử lý số liệu trên phần mềm quản lý dữ liệu nhật ký khai thác nghề cá,
13


tham gia tập huấn có các cán bộ chuyên môn của Ban quản lý, 20 ngư dân và 02 cán
bộ UBND xã của 02 địa phương là ấp Bãi Bổn-xã Hàm Ninh và xã Hòn Thơm. Sau

đợt tập huấn, Ban quản lý triển khai ngay chương trình Logbook trong tháng 3/2010,
sau 04 tháng thực hiện (từ tháng 3 – 6/2010) đã thu đủ số lượng mẩu và đang tiến hành
nhập vào phần mềm quản lý dữ liệu của Ban quản lý.
Về hoạt động của Tổ tình nguyện cộng đồng xã Hòn Thơm:
Trong 06 tháng đầu năm, Ban quản lý KBTB thường xuyên phối hợp chặt chẽ với
UBND xã Hòn Thơm để chỉ đạo, củng cố hoạt động của Tổ. Các thành viên của Tổ là
những ngư dân khi hoạt động đánh bắt thường xuyên liên lạc phối hợp với nhau trong
công tác theo dõi, giám sát các tàu thuyền hoạt động trong KBTB rạn san hô; báo cáo
thường xuyên cho Ban quản lý KBTB về tình trạng của hệ thống phao dấu và phao neo
trong vùng lõi san hô; Tổ tình nguyện cộng đồng thực hiện tốt các cuộc họp giao ban
hàng tháng để trao đổi thông tin, tham gia với Đội tuần tra của Ban quản lý trong công
tác tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật trong KBTB hàng tháng. Để hổ trợ cho Tổ
hoạt động có hiệu quả, trong 06 tháng đầu năm 2010 Ban quản lý đã chi kinh phí hổ
trợ cho các thành viên của Tổ theo như kế hoạch được xây dựng.
Kế hoạch hoạt động tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật trong KBTB:
Trong 06 tháng đầu năm 2010, Ban quản lý đã triển khai thực hiện kế hoạch đã xây
dựng. Một đội tuần tra phối hợp với 06 thành viên từ các bên liên quan như: Đồn Biên
phòng 750, Tổ tình nguyện cộng đồng xã Hòn Thơm, BQL Khu BTB Phú Quốc đã
tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát trong khu bảo tồn san hô được 20 đợt. Kết quả
xử lý vi phạm: phát hiện 08 trường hợp phương tiện đánh bắt hoạt động trái phép trong
vùng lõi san hô và vi phạm quy chế quản lý của KBTB. Đội tuần tra đã lập biên bản,
cảnh cáo các phương tiện vi phạm và làm cam kết không khai thác, đánh bắt trong
vùng lõi san hô, đồng thời nhắc nhở hơn 30 lượt tàu chở khách du lịch tham quan
trong KBTB chấp hành tốt việc neo đậu tàu đúng nơi quy định và hướng dẫn khách du
lịch lặn ngắm không gây tổn hại đến các rạn san hô trong vùng lõi.
Hoạt động bảo dưỡng hệ thống phao dấu và phao neo trong vùng lõi KBTB:
Trong 06 tháng đầu năm 2010, Ban quản lý đã tiến hành 02 đợt duy tu, bảo dưỡng hệ
thống phao dấu và phao neo tàu trong vùng lõi san hô phía Nam đảo. Nhóm lặn của
KBTB gồm 04 thành viên đã thực hiện công việc trong 08 ngày theo đúng tiến độ của
kế hoạch đã xây dựng. Đây là một hoạt động được thực hiện thường xuyên, định kỳ

trong mỗi quý nhằm theo dõi, kiểm tra, vệ sinh hệ thống phao đảm bảo tài sản, vật chất
được sử dụng lâu dài. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện một số phao dấu bị đứt dây
do sóng lớn. Ban quản lý đã kịp thời mua sắm và thay thế dây cho một số phao dấu bị
hư hỏng.
2.2.5 Đầu ra 5: An ninh kinh tế xã hội được cải thiện cho người dân sống trong và
xung quanh các KBTB dựa trên việc quản lý tốt các nguồn tài nguyên và đa dạng
hoá nguồn thu nhập.
 Đánh giá các Mô hình sinh kế tại các Khu bảo tồn biển.
Qua gần 04 năm 2007-2010, Hợp phần LMPA đã triển khai một loạt các hoạt động
sinh kế tại các Khu bảo tồn biển ở Việt Nam, vì vậy Ban điều phối Chương trình DCE
14


đã đề nghị Hợp phần LMPA triển khai đánh giá tính bền vững của các mô hình đã triển
khai, từ đó đưa ra các khuyến nghị mô hình nào có tính khả khi cao để tiếp tục, mô
hình nào chưa thành công để rút kinh nghiệm và bài học. Hiện tại, Hợp phần LMPA
mới vừa hoàn thành đánh giá mô hình sinh kế tại KBTB Cù Lao Chàm và đang triển
khai tại các KBTB còn lại. Báo cáo tổng thể dự kiến hoàn thiện vào tháng 07/2010.
Chú ý rằng Nghiên cứu Đánh giá này có những giới hạn nhất định như chỉ tập trung
vào các hộ gia đình có tiềm năng bị ảnh hưởng bởi phân vùng Khu bảo tồn biển đã
được hỗ trợ trong giai đoan 2007-2010 khoảng hơn 100 hộ và những sai số thống kê
nhất định do phương pháp và sự so sánh với kết quả đánh giá nền 2007. Kết qủa đánh
giá của Hà Minh Trí (2007) có khoảng 264 hộ/gần 600 hộ bị ảnh hưởng.
Dưới đây là một số nhận định ban đầu tại KBTB Cù Lao Chàm.
Chương trình Tín dụng:
Kết quả cho vay vốn tính đến 10/02/2010
Mục đích
sử dụng vốn

Số hộ Số tiền vay

vay

Dư nợ

Số tiền Số lao động
tiết kiệm giải
quyết
đã nộp
việc làm
Số tiền Tỉ lệ Số tiền Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
(1,000
(%)
(1,000
(%)
người (%)
đồng)
đồng)
122,000 19,7 49,216
14,4 3,900
13
14,6
43,000
6,9
20,350
6,0
1,250
6
6,7

180,000 29,0 120,000 35,1 2,950
22
24,7
125,500 20,2 55,540
16,3 3,170
23
25,8
28,000
16,000
860
20,000
2,000
400
42,000
19,690
1,290
35,500
17,850
620
150,000 24,2 96,300
28,2 2,660
25
28,2

1. SX nước mắm
13
2. Chế biến hải sản 6
3. Buôn bán nhỏ
19
4. Chăn nuôi

19
- Bò
3
- Dê
2
- Heo
7
- Gà
7
5. Sắm lưới và tu 18
bổ phương tiện
TỔNG
75
620,500 100
341,406 100
13,930
Nguồn: Ban quản lý tín dụng xã, UBND xã Tân Hiệp, 2010

89

100

- Trong 75 hộ vay có 46 hộ là nữ, chiếm 61%;
- Giải quyết việc làm cho 89 lao động, tập trung chủ yếu cho sắm lưới và tu bổ phương
tiện (28,2%), chăn nuôi (25,8%) và buôn bán nhỏ (24,7%).
- Khoản vay lớn nhất: 10,000,000/hộ
- Khoản vay nhỏ nhất: 1,5 triệu/hộ
- Số tiền trung bình một khoản vay: 8,273,000 đồng/hộ:
trong đó
 sản xuất nước mắm:

9,384,615 đồng/hộ,
 chế biến hải sản:
7,166,667 đồng/hộ
 buôn bán nhỏ:
9,473,684 đồng/hộ
 chăn nuôi:
6,605,263 đồng/hộ
 sắm lưới và tu bổ phương tiện: 8,333,333 đồng/hộ.
Hộ Gia đình
15


 Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp: 80% chủ hộ làm nghề đi biển năm 2010 và
93,9% năm 2007. Tỷ lệ thành viên trong gia đình làm nghề biển tại ở các
hộ được LMPA hỗ trợ chiếm 47.5%. Theo kết quả, nghề buôn bán, cung
cấp dịch vụ, sản xuất nhỏ và đi làm thuê có lương đang thu hút lao động
tại Cù Lao Chàm.
 Cơ cấu thu nhập hộ gia đình từ đi biển chiếm 63.6% (năm 2010) so với
81,9% (2007). Thu nhập bình quân hộ từ nghề biển trước và sau khi
thành lập KBTB có giảm từ 2.398.000 đồng/tháng xuống 2.038.000
đồng/tháng.
 Hộ gia đình không thuộc nhóm mục tiêu (không làm nghề biển trước khi
thành lập KBTB) được hỗ trợ chiếm 4% trong tổng số hộ được điều tra.
Mô hình sinh kế (khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường): 07 nhóm mô hình hỗ trợ

16


Hộp ..... Xây dựng trạm xá và đào tạo y tá cho Bãi Hương
Trạm Y tế thông Bãi Hương được Hợp phần hỗ trợ xây dưng và được khởi công từ đầu năm

2010 nhưng hiện vẫn chưa hoàn thiện. H., một trong số ít những con em thuộc nhóm gia
đình mục tiêu được Hợp phần LMPA lựa chọn và hỗ trợ đi học nghề. H. đã đăng ký lớp học
2 năm về chuyên ngành y tá với chuyên môn về chăm sóc và điều dưỡng. H. tham gia khóa
học y tá từ 8/2007 và kết thúc vào 8/2009. Với khoảng 100 hộ dân, nhu cầu khám chữa
bệnh tại bãi Hương tuy không cao nhưng cũng rất cần cán bộ y tế. Mặc dù H. cũng rất muốn
ở lại phục vụ cho cộng đồng như đã cam kết khi được hỗ trợ đi học nhưng với chuyên môn
đã học, theo qui định của ngành Y tế, H không được phép cấp phát thuốc và khám chữa
bệnh cho người dân. Sau khi tốt nghiệp, H. đã thông tin lại cho Ban quản lý Khu Bảo tồn về
chuyên môn ngành học và xin về Bệnh xá Quân-Dân y kết hợp của xã đặt tại bãi Làng.
Nguyện vọng của H. sắp tới là xin vào làm tại Bệnh viện Hội An nơi có điều kiện phát triển
chuyên môn tốt hơn. Về vấn đề này ông chủ tịch xã Tân Hiệp cho biết, xã sẽ đề nghị điều
chuyển y sỹ tại Trạm Y tế Bãi làng sang làm việc luôn phiên tại bãi Hương sau khi công
trình được Hợp phần bàn giao.

 Nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong và xung quanh các KBTB về tác động
của biến đổi khí hậu đến sinh kế
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất cho nhân loại trong thế kỉ 21.
Cộng đồng ven biển là những người phải đối mặt đầu tiên khi các cơn bão xuất hiện,
sau đó lại chịu ảnh hưởng bởi những trận ngập úng và lũ quét. Mặc dù chương trình
truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về biến đổi khí hậu đã được triển
khai ở một số địa phương do các tổ chức khác nhau, nhưng chương trình nâng cao
nhận thức cho cộng đồng sống trong và xung quanh các KBTB, những cộng đồng
được xem là dễ bị tổn thương và gặp rủi ro lớn nhất khi có thiên tai như bão lũ xảy ra,
chưa được xây dựng và triển khai. Một trong những mục tiêu quan trọng của Hợp phần
LMPA là sinh kế cho cộng đồng sống trong và xung quanh các KBTB được cải thiện.
Chính vì vậy Hợp phần LMPA thực hiện nhiện vụ “Xây dựng chương trình nâng cao
nhận thức cho cộng đồng sống bên trong và xung quanh các KBTB về ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu/thiên tai” là nhằm giảm thiểu rủi ro/thiệt hại sinh kế cũng như sự sống
của họ.
Đến nay số liệu phỏng vấn cộng đồng trong và xung quanh KBTB Cồn Cỏ, Cù Lao

Chàm, Núi Chúa và Phú Quốc đã được thu thập. Tất cả các số liệu này sẽ được phân
tích nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và quan tâm đến biến đổi khí hậu cũng như các
động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng
đồng. Dự kiến cuối tháng 6 năm 2010, bản báo cáo đánh giá nhận thức và hiểu biết của
cộng đồng đối với các tác động của BĐKH đến sinh kế của họ. Sau khi đánh giá nhận
thức, bản chương trình khung nâng cao nhận thức sẽ được xây dựng cho các KBTB.
KBTB Cù lao Chàm
Học lớp thuyền trưởng tàu chở khách:
Từ đầu năm 2010, Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm đã lựa chọn 15 hộ gia đình ngư
dân là những hộ mục tiêu để hỗ trợ họ học lấy bằng lái tàu chở khách phục vụ du lịch.
Tiếp đến Ban quản lý sẽ hỗ trợ bước đầu khoảng 4 hộ gia đình cải hoán tàu khai thác
thành tàu chở khách du lịch với hy vọng các hộ sẽ có cơ hội cải thiện sinh kế thông
17


qua nguồn thu nhập từ phục vụ du lịch này.
Xây dựng tuyến Du lịch sinh thái:
Hợp phần LMPA đã hỗ trợ triển khai xây dựng ba tuyến du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng tại Cù Lao Chàm:
1. Tuyến du lịch sinh thái biển
2. Tuyến du lịch sinh thái văn hóa – lịch sử
3.

Tuyến du lịch sinh thái phong cảnh rừng núi

Công tác truyền thông quảng bá và hợp tác với các Doanh nghiệp du lịch phát triển các
tuyến du lịch sinh thái nêu trên sẽ được triển khai vào hai quý cuối năm 2010.
KBTB Vịnh Nha Trang
 Bè nổi Trí Nguyên: Du lịch thuyền


thúng tại Trí Nguyên đã hình thành
trong nhiều năm nay do người dân địa
phương đứng ra tự tổ chức. Hoạt động
du lịch này mang lại nguồn thu cho
người dân khi mà số lượng người
tham gia còn ít. Khi nhu cầu khách du
lịch tăng lên, số lượng người kinh
doanh hoạt động này ngày càng nhiều
và cũng làm nảy sinh ra nhiều vấn đề
trong hoạt động kinh doanh. Năm
2008 số lượng người dân tham gia
hoạt động này lên đến 20 người. Họ
hoạt động không có tổ chức nên xảy ra
hiện tượng tranh dành và chèn ép giá
đối với khách du lịch. Thấy được
những bất cập đó, UBND Phường đề
xuất cho LMPA và BQL KBTB vịnh
Nha Trang hỗ trợ cộng đồng tại Trí
Nguyên thành lập một tổ thuyền thúng
hoạt động có tổ chức vào cuối năm
2009. Đầu năm 2010, LMPA đã hỗ trợ thêm cho tổ thuyền thúng du lịch Trí
Nguyên thêm một bè nổi như một nơi nghỉ chân của du khách trước và sau khi
tham quan trên vịnh, đồng thời là nơi văn phòng giao dịch.
 Bích Đầm: hỗ trợ cho cộng đồng trên đảo Bích Đầm với mục đích phát triển
sinh kế du lịch dựa vào cộng đồng. Đầu năm 2010, một số nơi sản phẩm du lịch
đã được hoàn thiện. Đến nay, Đình làng Bích Đầm đã được tu sửa và đưa vào
hoạt động trong ngày lễ cầu ngư với sự tham gia của nhiều khách về dự lễ từ
trong đất liền và các đảo lân cận. Đình Làng Bích Đầm đã được UBND thành
phố cấp sổ quyền sử dụng đất. Với sự hỗ trợ của các bên liên quan trong thành
phố, UBND phường Vĩnh Nguyên đã thành lập nhóm nòng cốt phát triển du

lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Bích Đầm. Nhóm nòng cốt gồm có 07 thành
18


viên, là đại diện của các đoàn thể trong tổ dân phố Bích Đầm như hội thanh
niên, hội phụ nữ, hội nông dân v,v. với chức năng điều phối và quản lý các hoạt
động du lịch tại đây. Hiện nay bản thảo Quy chế hoạt động của nhóm nòng cốt
đã được xây dựng. Bản thảo này sẽ được thảo luận để lấy ý kiến đóng góp của
cộng đồng trước khi đệ trình cho UBND phường Vĩnh Nguyên ra quyết định.
Dự kiến trong thời gian tới, các sản phẩm du lịch tại Bích Đầm sẽ được hoàn
thiện trước khi tổ chức chuyến tham quan thử nghiệm.
 Hòn Một: Tương tự như cộng đồng đảo Trí Nguyên, một nhóm cộng đồng gồm
khoảng 20 người dân tự phát hoạt động du lịch thuyền thúng tại đảo Hòm Một.
Những người tham gia hoạt động này gồm những ngư dân đã từ giã hoạt động
khai thác của mình cũng mới khoảng 10 phụ nữ tại đây. Với bài học kinh
nghiệm từ việc phát triển sinh kế du lịch thuyền thúng tại Trí Nguyên, BQL
KBTB Vịnh Nha Trang cùng phối hợp với UBND phường, với sự hỗ trợ về tài
chính, thành lập tổ sinh kế thuyền thúng Hòn Một. Đến nay UBND phường đã
thống nhất với cộng đồng về việc thành lập tổ. BQL đã hỗ trợ cho cộng đồng
xây dựng một quy chế hoạt động cho tổ thuyền thúng trước khi UBND phường
ra quyết định thành lập. Dự kiến trong thời gian tới, LMPA cùng với BQL
KBTB vịnh Nha Trang sẽ mời một số chuyên gia trong lĩnh vực du lịch triển
khai khóa tập huấn về cách điều hành hoạt động thuyền thúng, hỗ trợ áo phao,
trang phục. Ngoài ra LMPA sẽ hỗ trợ một nửa kinh phí để sửa chữa máy phát
điện, số còn địa phương sẽ đóng góp;
 Vào đầu tháng 6, với sự hỗ trợ
của LMPA, BQL vịnh Nha Trang
phối hợp với 5 trường trung học
và 5 trường trung học cơ sở để
triển khai cuộc thi tìm hiểu về môi

trường biển. Cán bộ của BQL đã
hỗ trợ cho các trường trong việc
xây dựng chương trình và nội
dung, hướng dẫn tập luyện, tổ
chức thi sơ khảo, thi chung kết dự
kiến giữa tháng 6. Khoảng 1.750
học sinh từ 50 lớp, và 70 thầy cô giáo tham gia, phối hợp với phòng giáo dục;
Vườn Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận
Tiếp tục thực hiện mô hình nuôi Dông cát.
 Tiếp tục hoạt động hỗ trợ tình nguyên viên bảo vệ rùa biển và san hô mô hình
nuôi dông cát. VQG Núi Chúa đã tiến hành thả đợt giống đầu tiên cho hồ nuôi
của trạm bảo tồn biển Bãi Hỏm.
 Vào cuối năm 2009, hồ nuôi giông đã được hoàn thiện, tuy nhiên do tập tính –
giông vẫn sống dưới sâu, nên đến cuối tháng 3 và đầu tháng 4 mới có giông để
thả. Nguồn giống cung cấp cho tổ tình nguyện lấy từ các hồ nuôi giông của các
huyện lân cận trong tỉnh. Trước khi thả giông, giông được cân trọng lượng và
đo chiều dài. Tổng số giông thả 100 kg , trong đó có khoảng 82 kg giông có
kích thước 22 – 28 con/kg, khoảng 18 kg giông có kích thước lớn khoảng 7 – 9
con/kg. Số giông có kích thước lớn được làm nguồn bố mẹ, tham gia sinh sản
để tạo nguồn giông giống cung cấp cho những vụ sau.
19


Khu bảo tồn biển Phú Quốc
Hỗ trợ khoan giếng nước sinh hoạt
Công trình khoan giếng nước sạch có ý

nghĩa quan trọng đối với đời sống của
cộng đồng dân cư trên đảo. Năm
2009, Hợp phần LMPA đã hỗ trợ

khoan 01 giếng tại Hòn Rõi, công
trình này mang lại lợi ích thiết thực
cho đời sống của người dân khi mà
nguồn nước sạch trên đảo rất khan
hiếm và không đảm bảo vệ sinh môi
trường cho người dân. Do nhu cầu sử
dụng cao và vị trí của giếng nước lại
xa đối với một số hộ nên đầu năm 2010, Hợp phần LMPA tiếp tục hỗ trợ khoan thêm
01 giếng nước ở vị trí giữa làng để có thể phục vụ cho các hộ còn lại. Theo kế hoạch
thì hoạt động này đã được triển khai từ quý 1/2010, tuy nhiên do đơn vị thi công khoan
đóng giếng nước chậm trễ trong triển khai công việc và không kịp bố trí vật tư nên
hoạt động này dự kiến hết tháng 6/2010 mới kết thúc.
Hổ trợ thu gom và xử lý rác thải của xã đảo Hòn Thơm:
Với ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang trong cuộc họp Ban chỉ đạo về các hoạt
động bảo tồn biển tại Rạch Giá, UBND huyện Phú Quốc đã giao cho Ban quản lý
Công trình Công Cộng Phú Quốc –là cơ quan quản lý chuyên ngành về công trình
công cộng và rác thải của huyện- chịu trách nhiệm xây dựng 01 phương án tổ chức thu
gom, vận chuyển rác thải từ xã Hòn Thơm về các bãi rác tập trung của huyện để xử lý.
Nguồn vốn đầu tư cho phương án thực hiện trong năm 2010 là từ nguồn hỗ trợ của
Hợp phần LMPA và ngân sách đối ứng của địa phương tập trung vào các hạng mục
như: đóng tàu thu gom và vận chuyển rác và chi phí vận hành chương trình trong 6
tháng). Hiện nay tàu vận chuyển rác đã được thẩm định phần dự toán và thiết kế, đã ký
kết hợp đồng đóng tàu và đang thi công. Dự kiến trong tháng 6/2010, Ban quản lý sẽ
phối hợp với BQL công trình công cộng, UBND huyện Phú Quốc và UBND xã Hòn
Thơm tổ chức Lễ công bố về chương trình rác thải cho các cơ quan, đoàn thể và cộng
đồng trong xã, đồng thời tiến hành ra mắt Tổ quản lý vệ sinh kết hợp ra quân làm sạch
môi trường.
Hổ trợ thuyền thúng cho Tổ tình nguyện cộng đồng xã Hòn Thơm làm dịch vụ du lịch:
Với mục đích nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho các thành viên của Tổ tình
nguyện góp phần đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn biển, trong kế hoạch quí

2/2010, Hợp phần LMPA hỗ trợ 05 thuyền thúng và các trang thiết bị cần thiết để giúp
họ phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du khách khi đến tham quan Hòn Thơm. Theo kế
hoạch trong quí 4/2010 sẽ không còn hỗ trợ phụ cấp cho các thành viên của Tổ tình
20


nguyện nên hoạt động dịch vụ du lịch này sẽ là nguồn thu khả quan cho hoạt động của
Tổ.
Hỗ trợ xây Nhà vệ sinh hộ gia đình cho ngư dân xã Hòn Thơm:
Nhằm giúp người dân xã Hòn Thơm cải thiện điều kiện vệ sinh, hạn chế ô nhiễm môi
trường ở địa phương, Hợp phần LMPA đã hỗ trợ 30 hộ gia đình tại Hòn Thơm và Hòn
Rõi xây nhà vệ sinh (trong đó có 23 hộ được hỗ trợ 50% vốn đầu tư (4 triệu đồng), 07
hộ diện hộ nghèo và chính sách xã hội được hỗ trợ 100% vốn đầu tư). Hiện nay, BQL
KBTB Phú Quốc và UBND xã Hòn Thơm đã tiến hành thảo luận, lấy ý kiến từ cộng
đồng và chọn các hộ dân để tham gia chương trình. Dự kiến chương trình sẽ kết thúc
vào đầu tháng 7/2010.
Các Khu bảo tồn biển khác
Hỗ trợ phát triển mô hình sinh thái cộng đồng tại xã Minh Châu, VQG Bái Tử Long:
Với mục tiêu hỗ trợ cho cộng đồng dân cư địa phương được hưởng lợi tăng thêm
nguồn thu nhập từ dịch vụ du lịch, đồng thời bảo vệ được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ,
nét đặc trưng về văn hóa xã hội; bảo vệ được tính đa dạng sinh học tại địa phương và
Vườn quốc gia Bái Tử Long và giảm được sức ép khai thác tài nguyên thiên nhiên, đầu
năm 2010 Hợp phần LMPA đã hỗ trợ cho BQL VQG Bái Tử Long xây dựng đề xuất
dự án phát triển mô hình DLSTCĐ tại xã Minh Châu. Mô hình này đã thu hút được sự
quan tâm của chính quyền địa phương, UBND huyện Vân Đồn và UBND xã Minh
Châu và BQL VQG Bái Tử Long đã ký kết biên bản ghi nhớ cam kết triển khai và phát
triển mô hình khi không còn sự hỗ trợ của Hợp phần. Đầu ra của Dự án là:
 Nâng cao hiểu biết về du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại xã
Minh Châu
 Xây dựng năng lực cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho xã

Minh Châu.
 Xây dựng cơ chế quản lí dựa vào cộng đồng về các hoạt động du lịch sinh thái
tại xã Minh Châu.
Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
Trong quí 2/2010, Hợp phần đã hỗ trợ cho các hoạt động:
 Thành lập Tổ DLSTCD Minh Châu, thành viên của Tổ bao gồm: đại diện của
chính quyền xã, Hội PN, thanh niên và những người có uy tín trong làng. Ngoài
ra còn thành lập các nhóm: vận chuyển, nấu ăn, nhóm lưu niệm, nhà nghỉ và
nhóm hướng dẫn.
 Tháng 6: tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức của người dân về Du
lịch sinh thái cộng đồng và tham quan học tập mô hình tại Tổ DLSTCD tại xã
Giao Xuân, Xuân Thủy – mô hình rất thành công về quản lý dựa vào cộng
đồng.
 Đối với hoạt động truyền thông: Hỗ trợ xây dựng Pa nô tuyên truyền về bảo tồn
Rùa biển tại xã Minh Châu – nơi đây là bãi rùa thường lên đẻ. Hiện nay, VQG
Bái Tử Long đã hỗ trợ cho cộng đồng thành lập tổ tình nguyện bảo vệ rùa. Theo
21


kế hoạch phát triển DLSTCD – nơi đây cũng sẽ là điểm đến để du khách tham
quan góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn rùa biển và cải thiện sinh kế cho
người dân địa phương.
Mục tiêu 3: Việt Nam cam kết cùng với các nỗ lực quốc tế xây dựng các mạng
lưới KBTB và đóng góp kinh nghiệm giải quyết các nhu cầu cho các cộng đồng dễ
bị tổn thương.
2.2.6 Đầu ra 6: Việt nam tham gia vào các nỗ lực quốc tế để hình thành một mạng
lưới toàn cầu về bảo tồn biển và chia sẻ các kinh nghiệm
Tham quan học tập tại Phillipines: Tham gia đợt tham quan là cán bộ của các khu bảo
tồn mới và sắp được thành lập, trong đó có Cồn Cỏ, Cù Lao Cau, Hải Vân –Sơn Chà.
Mục tiêu của chuyến tham quan là giới thiệu cho các cán bộ lãnh đạo các khu bảo tồn

biển kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến phát triển du lịch trong các khu bảo tồn
biển, đặc biệt trong việc xử lý các mâu thuẫn giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển du lịch, phát triển kinh tế nói chung. Qua đợt tham quan trên, thành viên của đoàn
đã học hỏi các kinh nghiệm từ phía các đồng nghiệp Phillipines . Đợt tham quan đạt
kết quả tốt trong bối cảnh Việt Nam mong muốn phát triển hệ thống khu bảo tồn biển
quốc gia hướng tới bảo vệ đa đạng sinh học và phát triển bền vững .

22


2.3 Đánh giá tiến độ theo kế hoạch năm
Dựa trên một số các nhiệm vụ chính mà Hợp phần LMPA đề ra.
Kết quả dự kiến đạt được

Tiến độ

Đầu ra 1: Một hệ thống quản lý hiệu quả mạng
lưới các khu bảo tồn biển được xây dựng ở cấp
quốc gia.
1. Hỗ trợ Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản hoàn thiện Quy hoạch Tổng thể Hệ TTCP đã phê duyệt theo Quyết định
thống 16 KBTB Việt Nam trình Chính phủ số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010
phê duyệt.
2. Hỗ trợ Tỉnh Bình Thuận thẩm định kỹ thuật Thẩm định ngày 11/6/2010
cấp Bộ Đề án thành lập Khu bảo tồn biển Cù
Lao Cau
3. Hoàn thiện 01 Thông tư Hướng dẫn Nghị Đã hoàn thành Dự thảo và tham vấn ý
định 57/2008/NĐ-CP và 01 Văn bản Hướng kiến các nhà chuyên môn
dẫn kỹ thuật
Đầu ra 2: Đạt được năng lực quản lý tốt MPA ở

cấp quốc gia
1.

02 khóa tập huấn cho các KBTB

2.

01 khóa tập huấn (quan hệ hợp tác với Chưa triển khai
NOAA)

Đã hoàn thành

3. Cơ sở dữ liệu thư viện quản lý đào tạo
Đã hoàn thiện
MPA
Đầu ra 3: Năng lực thể chế được tăng cường Tiến độ hoàn thành tốt tại Khu bảo tồn
thông qua việc xây dựng khung thể chế và đồng biển Cù Lao Chàm và Phú Quốc
quản lý bền vững ở cấp tỉnh và khu bảo tồn biển
Đầu ra 4: Sinh cảnh biển trong các khu vực bảo
tồn biển trình diễn được bảo vệ và tài nguyên
thiên nhiên ở đó được phục hồi trở lại mức sản
xuất bền vững
 Hỗ trợ triển khai hoạt động Giám sát rạn san
hô tại các KBTB biển
Đang triển khai
 Công tác thực thi pháp luật tại KBTB

Đang triển khai

Đầu ra 5: Hỗ trợ phát triển sinh kế tại các KBTB

 Đánh giá các mô hình sinh kế đã triển khai
 Xây dựng Chương trình nâng cao nhận thức
về tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế
của cộng đồng trong và xung quanh các
KBTB

Các hoạt động trong đầu ra này triển
khai đúng tiến độ.

23


 Phát triển các mô hình sinh kế
Đầu ra 6: Việt Nam tham gia vào các nỗ lực quốc Đã hoàn thành chuyến tham quan học
tế để hình thành một mạng lưới toàn cầu về bảo tập tại Phillipines
tồn biển và chia sẻ các kinh nghiệm
2.4 Tiến độ giải ngân năm 2009 của Hợp phần LMPA (chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

24


III . ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP PHẦN LMPA 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2010:
1/ Đánh giá chung:
1. Sự hỗ trợ của LMPA có vị trí quan trọng trong việc Quy hoạch mạng lưới các khu bảo
tồn biển tại Việt Nam đến năm 2020 được TTCP phê duyệt và thành lập các khu bảo tồn
biển mới. Hệ thống văn bản quản lý hệ thống bảo tồn biển từng bước được hoàn thiện.
2. Sự phối hợp hoạt động giữa Cục KT&BVNLTS và LMPA được tăng cường. LMPA
bước đầu hỗ trợ hoạt động của Cục. Nhiều cán bộ của Cục tham gia các khoá đào tạo, tập
huấn do LMPA tổ chức thực hiện và trực tiếp tham gia vào hoạt động của LMPA.

3. Sự hỗ trợ của LMPA góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống trong
các KBTB và thu hút sự tham gia trực tiếp của chính quyền địa phương cấp Tỉnh, Thành
phố, Thị xã, Phường, Hội LHPN…( yếu tố đảm bảo phát triển bền vững).
4. Tiến độ giải ngân của Hợp phần LMPA đến hết tháng 6/2010 đạt khoảng 37% so với
49,6% thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2009. Tỷ lệ giải ngân của Hợp phần hết 6 tháng
2010 đạt khoảng 58% toàn bộ ngân sách của Hợp phần ( dự kiến hết năm 2010 la 73%).
Một số nguyên nhân giải ngân thấp:
 Nhiều hoạt động chưa thực hiện được
 Các đợt đào tạo, tập huấn ít, dồn vào cuối năm do phụ thuộc vào chuyên gia tư vấn
nước ngoài
 Chưa thuê chuyên gia tư vấn dài hạn
 Không lắp đặt phao (năm 2009 lắp đặt phao tại Cù Lao Chàm).
2/ Một số khó khăn:
1. Hoạt động hỗ trợ sinh kế có độ rủi ro cao; hiệu quả kinh tế thường không nhìn thấy
được trong ngắn hạn. Đối tượng hỗ trợ của LMPA là các cộng đồng ngư dân nghèo bị tác
động do việc triển khai hoạt động bảo tồn biển. Việc duy trì sinh kế và tạo các sinh kế
thay thế cho cộng đồng ngư dân là cộng đồng nghèo luôn là vấn đề khó khăn nhất.
2. Đội ngũ cán bộ hoạt động BTB nhìn chung thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu. Sự
yếu kém và thiếu cán bộ chuyên trách công tác bảo tồn biển tại một số khu bảo tồn biển
ảnh hưởng tiêu cực đến việc đảm bảo tiến độ thực hiện các hoạt động hỗ trợ từ phía
LMPA. Năng lực triển khai các hoạt động tại một số các khu BTB rất hạn chế, lực lượng
tuần tra bảo vệ khu bảo tồn còn thiếu (về nhân lực, phương tiện và các nguồn lực khác).
3. Cán bộ kỹ thuật của Hợp phần bị cắt giảm 2 người ngay cuối quý 1/2010 mặc dù tổng
số cán bộ của Hợp phần chỉ là 13/18 theo văn kiến dự án. Hiện nay chỉ còn 11 người và
đang chịu sức ép giảm tiếp trong thời gian tới.
4. Hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản ( Trung ương và địa phương) thiếu
sự ổn định trong những năm cuối. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý
hoạt động các KBTB. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là cơ quan quản lý nhà
nước về các khu BTB nhưng các Chi cục thuỷ sản trực thuộc Cục không có thẩm quyền
quản lý các KBTB (Các KBTB là đơn vị ngang Sở hoặc trực thuộc Sở NN&PTNT), Chi

cục không có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong khu BTB.
25


×