KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Phát triển bền vững kinh tế biển: từ chiến lược chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay
Sustainable development of marine economy: from strategy to reality in Vietnam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN:
TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN
VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY:
FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
MỤC LỤC
♦. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO............................................. 7
. PGS.TS. Vũ Sĩ Tuấn
♦. CÁC LỢI THẾ CHIẾN LƯỢC CHO KINH TẾ BIỂN MIỀN TRUNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............... 17
. Nguyễn Chu Hồi
♦. TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÙNG BIỂN VEN BỜ VIỆT NAM
VÀ CÁC DỰ ÁN KÉO ĐIỆN TỪ ĐẤT LIỀN RA CÁC ĐẢO VEN BỜ.................................................... 30
. Lưu Đức Hải, Dư Văn Toán
♦. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.............................................................................................................. 42
. Vũ Thanh Ca
♦. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI CÁC XÃ ĐẢO Ở VIỆT NAM..................... 50
. TS. Lê Xuân Sinh
♦. ĐẶC KHU THIÊN NHIÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG.......................................................................................... 63
. Nguyễn Thị Hường, Dư Văn Toán
♦. QUY HOẠCH SỬ DỤNG BIỂN: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BỀN VỮNG................... 77
. Hà Thanh Biên
♦. VỊ THẾ DU LỊCH BIỂN TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.......................................................... 83
. Đào Thị Bích Thuỷ
♦. XÂY DỰNG CÁC MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG CHO “CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020” ........................................................................................................................ 93
. Lê Thu Hà
♦. THE IMPACT OF LOCATING WITHIN INDUSTRIAL PARK ON PRODUCTIVITY
OF MANUFACTURING FIRMS IN VIETNAM................................................................................107
. Pham Quynh Anh
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
6
♦. LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP CỦA RỪNG NGẬP MẶN XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH......112
. Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Nguyễn Thị Thiện, Lương Thị Yến
♦. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN
Ở VIỆT NAM ............................................................................................................................125
. Nguyễn Thị Vĩnh Hà
♦. KHAI THÁC CÁ BIỂN Ở VIỆT NAM: MỘT VÀI PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ
VÀ ĐO LƯỜNG SỰ LIÊN HỆ.......................................................................................................139
. Hồng Khắc Lịch, Dương Cẩm Tú
♦. PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP....................................................................................................154
. Trần Quốc Toản
♦. CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN CỦA TRUNG QUỐC: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
VỚI CHIẾN LƯỢC KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM...............................................................................169
. Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thế Kiên
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
PGS.TS. Vũ Sĩ Tuấn*
Tóm tắt: Quản lý tổng hợp về biển và hải đảo là một cách tiếp cận và phương pháp quản
lý mới về biển và hải đảo. Quản lý tổng hợp bắt đầu được nhắc đến tại Việt Nam từ đầu
những năm 1990, tuy nhiên, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cơ quan quản lý nhà
nước về biển và hải đảo đến năm 2008 mới được thành lập và Luật Tài nguyên, Môi trường
biển và hải đảo vừa được thơng qua năm 2015, có hiệu lực ngày 1/7/2016. Bài viết chưa
giải quyết được vấn đề cơ bản của quản lý tổng hợp về biển và hải đảo, mà chỉ mới nêu ra
ý tưởng xây dựng, và tình hình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo tại Việt Nam những năm gần đây. Tác giả có đề xuất một số ý kiến cá nhân về luật
pháp, tổ chức, dữ liệu, chia sẻ thông tin liên quan đến quản lý tổng hợp.
Từ khoá: Quản lý tổng hợp; Chiến lược biển; Phát triển bền vững.
Abstract: Integrated management of the sea and islands is a new approach and
management method of the sea and islands. Integrated management has been mentioned
in Vietnam since the early 1990s, however, the Viet Nam Administration of Sea and Islands,
the State Administration of Sea and Islands has just been established since 2008, and The
Law on Marine and Coastal Resources has just been adopted in 2015, effective 1 July
2016. The article does not address the fundamental problem of integrated management of
the sea and islands, but only the idea of development and the implementation of integrated
management of natural resources and environment in the sea and islands in Vietnam in
recent years. The author proposes some personal opinions on the law, organization, data,
information sharing related to integrated management.
Key words: Integrated management; Marine strategies; Sustainable development.
1. Tại sao phải quản lý tổng hợp
Việt Nam có chiều dài đường bờ biển trên 3.000 km, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa rộng gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ sinh thái
quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Mặc dù trong những
*
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
8
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
năm qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo đã góp phần quan
trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do tài nguyên biển và hải
đảo chủ yếu đang được quản lý theo ngành, lĩnh vực nên việc khai thác, sử dụng chưa
dựa trên việc phân tích các chức năng của mỗi vùng biển một cách tổng thể; còn thiếu sự
gắn kết, hài hịa lợi ích giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên trên
cùng một vùng biển. Mặt khác, các hoạt động trên biển có mối liên hệ, tác động nhất
định đến nhau, cùng với tính chất liên thơng của biển thì trong một số trường hợp, quản
lý theo ngành, lĩnh vực với đặc điểm ln tối đa hóa lợi ích của ngành, lĩnh vực mình
mà khơng xem xét vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo một cách tổng thể đã làm hạn chế sự phát triển chung, thiếu sự hài hịa lợi ích của
các ngành, lĩnh vực; làm suy thoái nhiều loại tài nguyên, nhất là tài ngun tái tạo; tình
trạng ơ nhiễm mơi trường biển và hải đảo có chiều hướng gia tăng; nhiều hệ sinh thái
biển và hải đảo quan trọng đã bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn tới sự nghèo nàn của
nguồn lợi thủy sản.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo ra đời trong bối cảnh con người đứng
trước những thách thức môi trường không lường trước được, yêu cầu phải có tầm nhìn sâu
rộng hơn để đề ra các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý biển và đại dương.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là phương thức quản lý theo phương
châm không làm thay quản lý ngành, lĩnh vực mà đóng vai trị điều phối, phối hợp các
hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực nhằm quản lý có hiệu quả hơn các hoạt điều tra, thăm
dò, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo. Phương thức quản lý tổng
hợp có vai trị điều chỉnh hoạt động của con người để bảo vệ tính tồn vẹn về chức năng
và cấu trúc của hệ sinh thái, duy trì và cải thiện năng suất của hệ sinh thái, qua đó, bảo
đảm tài nguyên biển được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, môi trường
biển được bảo vệ; hài hịa được lợi ích của các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ mơi trường biển.
2. Quản lý tổng hợp là gì? Mục tiêu của quản lý tổng hợp
Quản lý tổng hợp là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế,
công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được
khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát
triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt
Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Theo định nghĩa này, quản lý tổng hợp được giới hạn đối với tài ngun mơi
trường biển.
Có thể nói, quản lý tổng hợp là quản lý liên ngành, liên vùng trên cơ sở một đầu
mối, còn gọi là quản lý tổng hợp và thống nhất.
Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo
9
Các mục tiêu chính của quản lý tổng hợp bao gồm thực hiện quản lý liên ngành, liên
vùng; điều phối hoạt động của các ngành, lĩnh vực; giảm thiểu các xung đột về lợi ích
ngành trong q trình khai thác - sử dụng - phát triển; đảm bảo lợi ích nhà nước, doanh
nghiệp và người dân; gắn kết các yếu tố của phát triển bền vững là kinh tế-xã hội và môi
trường, đảm bảo sinh kế bền vững.
Nhằm đạt được các mục tiêu trên thì nhiệm vụ hàng đầu của quản lý tổng hợp là
phải thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, luật pháp, qui hoạch-kế hoạch và hệ
thống tổ chức, cơ chế điều phối, chế tài giải quyết xung đột.
3. Quá trình phát triển của quản lý tổng hợp trên thế giới
Năm 1965, chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ đầu tiên trên thế giới được tiến
hành tại Hoa Kỳ và đến năm 1972, Hoa Kỳ đã ban hành Luật Quản lý tổng hợp vùng bờ.
Đến những năm 90, phương thức này gần như được phổ biến trên thế giới, là một trong
những nội dung quan trọng của Chương trình Nghị sự 21 của Liên hợp quốc về “Môi
trường và Phát triển” năm 1992 tại Brazil.
Chương trình nghị sự là một kế hoạch hành động gồm 40 chương, trong đó, chương
17 gồm các vấn đề về quản lý tổng hợp vùng bờ và đại dương, gồm bảy lĩnh vực, chương
trình ưu tiên, đó là: quản lý tổng hợp vùng bờ và phát triển bền vững vùng bờ, gồm
cả vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); bảo vệ môi trường biển; sử dụng lâu bền và bảo tồn
nguồn lợi sinh vật biển khơi; sử dụng lâu bền và bảo tồn nguồn lợi sinh vật vùng biển
tài phán quốc gia; quản lý mơi trường biển và biến đởi khí hậu; tăng cường điều phối và
hợp tác quốc tế và vùng; phát triển bền vững các đảo nhỏ.
Đến năm 2002, đã có 145 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện 622 chương trình hoặc
dự án quản lý tổng hợp vùng bờ. Hiện nay, nhiều quốc gia có biển trên thế giới đã áp dụng
phương thức quản lý này có hiệu quả như Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nam Phi, Úc, các nước EU, ASEAN ...
Điểm chung của các nước là thực hiện việc quản lý đa ngành, đa mục đích, dựa trên
hệ sinh thái; xây dựng chiến lược, chính sách, luật pháp, qui hoạch, kế hoạch tổng thể;
thành lập cơ quan quản lý nhà nước đủ quyền lực như Hội đồng cấp bộ trưởng - Úc, Uỷ
ban liên bộ về tài nguyên - Brazil, Ban chỉ đạo chính sách biển do Thủ tướng bổ nhiệm
gồm lãnh đạo chính phủ và các bộ trưởng - Nhật Bản, thiết lập cơ chế ra quyết định tổng
thể - Trung quốc …
4. Quá trình phát triển quản lý tổng hợp tại Việt Nam
Quản lý tổng hợp tại Việt Nam bắt đầu từ việc Tổ chức Đối tác quản lý môi trường
các biển Đông Á/PEMSEA, giới thiệu và thực hiện tại Đà Nẵng năm 1995; từ năm 1997
đến 1999, Sida - Thuỵ Điển phối hợp cùng Ủy ban Biên giới Chính phủ, các Bộ Kế hoạch
10
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
Đầu tư, Khoa học Công nghệ và Môi trường thực hiện dự án về tăng cường năng lực
quản lý tổng hợp vùng bờ tại Quảng Bình và Nghệ An; năm 2001 đến 2015, UNDP/IMO/
GEF đã thông qua PEMSEA tài trợ cho Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam tiến
hành điểm trình diễn về quản lý tổng hợp; năm 2000 đến 2004, Hà Lan giúp Việt Nam
thực hiện dự án quản lý tổng hợp vùng bờ - VNICZM, tại 3 tỉnh Nam Định, Thừa Thiên
- Huế, Bà Rịa - Vũng tầu; ngân hàng phát triển châu Á/ADB đã giúp Việt Nam thực hiện
dự án 3 giai đoạn, quản lý vùng bờ biển Đông 1998, tăng cường năng lực thể chế quản lý
tổng hợp vùng bờ để xố đói giảm nghèo cho 4 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
- Huế, Quảng Nam 2001 - 2004, và cải thiện sinh kế cho người nghèo, năm 2005 - 2006;
Việt Nam và Ấn độ đã hợp tác nghiên cứu cơ sở khoa học của quản lý tổng hợp vùng bờ
Bình Định 2002 - 2003; từ năm 2002 đến 2009, cơ quan Khí tượng và Đại dương Hoa Kỳ/
NOAA và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên toàn cầu đã tài trợ dự án “tăng cường năng lực
cho Việt Nam trong quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Bắc Bộ” cho 2 tỉnh Quảng Ninh và
Hải Phòng.
Đặc biệt, năm 2004, Việt Nam và 11 nước thành viên PEMSEA đã cam kết thực hiện
Chiến lược phát triển bền vững các biển Đông Á/SDS SEA, và đến năm 2006, các nước
đã kí kết tại Hải Khẩu, Trung Quốc.
SDS SEA là một tuyên bố khu vực về chiến lược khung đầu tiên, nhằm thực hiện
các mục tiêu đã cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững WSSD,
họp tại Johanesburge, tháng 8/2002 về bảo vệ môi trường biển và vùng bờ, hướng tới
phát triển bền vững thông qua một cơ chế hợp tác và đối tác khu vực.
Để giải quyết vấn đề ngành và liên ngành, khung chiến lược đã đưa ra 6 hợp
phần chiến lược là: duy trì, bảo tồn, bảo vệ, phát triển, thực hiện và truyền thơng với
227 chương trình hành động.
Song song với quá trình hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã
chủ động tiến hành nghiên cứu, xây dựng và áp dụng quản lý tổng hợp:
Bắt đầu bằng đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ
Việt Nam, bảo đảm an toàn sinh thái và phát triển bền vững”, được thực hiện 4 năm, từ
1996 - 2000; ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Nghị sự
21 của Việt Nam (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam) theo tinh thần
của Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển được tổ chức tại Janeiro,
Brazil năm 1992, và thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển bền vững; Chiến lược
biển Việt Nam được thơng qua năm 2007; Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ của
các tỉnh miền Trung được Thủ tướng phê duyệt năm 2007; Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Nam, cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo đầu tiên được thành
lập năm 2008; Luật Biển Việt Nam được thông qua năm 2012, và “Luật Tài nguyên, Môi
trường biển và hải đảo”, luật quản lý tổng hợp đầu tiên được thông qua năm 2015.
Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo
11
4. Thực trạng quản lý tổng hợp tại Việt Nam những năm gần đây
Xây dựng và ban hành luật quản lý tổng hợp
Ngày 25/6/2015, Quốc hội Việt Nam đã công bố thông qua Luật Tài nguyên, môi
trường biển và hải đảo. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Luật đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng, là bước đột phá trong quản lý nhà
nước tổng hợp về biển và hải đảo Việt Nam.
Đây là luật đầu tiên của Việt Nam “luật hóa” các qui định, phương thức về “quản
lý tổng hợp”.
Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo giúp khắc phục các xung đột, mâu
thuẫn trong quản lý theo ngành, lĩnh vực; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ
môi trường và các hệ sinh thái biển và hải đảo; thống nhất các hoạt động quản lý tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo phát triển
bền vững biển và hải đảo.
Luật tập trung quy định các chính sách, cơ chế, cơng cụ điều phối, phối hợp liên
ngành, liên vùng, bao gồm các chiến lược, quy hoạch, chương trình, hệ thống thơng tin,
dữ liệu, nguyên tắc, nội dung phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải
đảo... Các công cụ này cùng với quy định về quy hoạch sử dụng biển trong Luật Biển
Việt Nam và các quy định của Luật Bảo vệ môi trường sẽ tạo thành hệ thống pháp luật
để quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thành lập năm 2008, thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường, với chức năng (Nghị định 116 năm 2008 và Nghị định 43 năm 2014) tham
mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước tổng hợp và thống
nhất về biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các dịch vụ công theo quy định, của pháp luật
và thực hiện các nhiệm vụ chính gồm xây dựng luật, chiến lược, chính sách, qui hoạch,
kế hoạch, chương trình, giao các khu vực biển, kiểm sốt, đánh giá ô nhiễm biển, tham
gia thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực biển và hải đảo.
Tổng cục có khoảng 700 cán bộ, với mười sáu đơn vị trực thuộc gồm các cục, vụ,
viện, văn phòng và các trung tâm.
Tại địa phương, 28 chi cục được thành lập tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.
Sự ra đời của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là một dấu mốc quan trọng trong
quyết tâm thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo Việt Nam.
Trong gần mười năm qua, Tổng cục đã giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
xây dựng luật, qui hoạch, kế hoạch và thực hiện các chương trình quản lý tổng hợp về tài
nguyên môi trường biển và hải đảo.
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
12
Xây dựng chiến lược
Có ba chiến lược (CL) liên quan trực tiếp đến quản lý tổng hợp biển và hải đảo, đó là
Chiến lược biển Việt Nam năm 2007, Chiến lược khai thác sử dụng bền vững tài nguyên
môi trường biển Việt Nam và Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ (vùng bờ).
Chiến lược Biển Việt Nam 2007
Ngày 9/2/2007, Hội nghị lần 4-BCH TW Đảng, khố X đã thơng qua Nghị quyết số
09-NQ/TW “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, nhấn mạnh “Thế kỷ XXI được
thế giới xem là thế kỷ của đại dương”.
Mục tiêu chính của Chiến lược biển là: làm cho Việt Nam mạnh về biển,
giầu về biển; xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực Kinh tế - xã hội, khoa học cơng nghệ, củng cố quốc phịng, an ninh; đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển
đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP, 60% KNXNK cả nước; thu nhập của dân ven biển
bằng hai lần mức trung bình cả nước; xây dựng một số cảng quốc tế cỡ khu vực, một số
khu kinh tế ven biển, một số tập đoàn kinh tế mạnh; mở rộng hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực về biển. Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược là xây dựng cơ
quan quản lý tổng hợp - thống nhất về biển.
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ mơi trường biển đến 2020,
tầm nhìn tới 2030 (CL phát triển bền vững) và chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 (CL quản lý tổng hợp)
Chiến lược khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển được
Thủ tướng phê duyệt cùng kế hoạch hành động ngày 6/9/2013; Chiến lược quản lý tổng
hợp vùng bờ và kế hoạch hành động được Thủ Tướng phê duyệt ngày 17/12/2014.
Về không gian, hai chiến lược này khác nhau: phạm vi của CL phát triển bền vững
gồm toàn bộ các vùng biển Việt Nam, CL quản lý tổng hợp chỉ tập trung vào các xã,
phường, thị trấn ven biển, về phía biển (mặt nước) chỉ gồm 6 hải lý, tính từ triều kiệt.
Các nội dung của chiến lược đều tập trung vào việc thiết lập quản lý tổng hợp, thay
thế cho quản lý ngành-lãnh thổ, phát triển bền vững, điều tra cơ bản, xây dựng và hoàn
thiện luật pháp và tổ chức; xây dựng qui hoạch tổng thể vùng bờ; khai thác tài nguyên,
phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.
Các chiến lược là định hướng quan trọng cho việc xây dựng, hồn thiện luật pháp,
chương trình, qui hoạch, kế hoạch … quản lý tổng hợp.
Xây dựng qui hoạch
Qui hoạch là nhiệm vụ cơ bản của quản lý và phân bổ tài nguyên khan hiếm giữa
những người hưởng dụng, với mục đích cuối cùng là tối ưu hoá việc sử dụng nguồn tài
Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo
13
nguyên này. Qui hoạch giúp chúng ta các luận cứ phát triển, xây dựng các bản đồ, xác
định các không gian kinh tế, một kế hoạch dài hạn kèm các dự án đầu tư, làm cơ sở cho
các quyết định trong tương lai.
Hiện tại, các qui hoạch ngành như thuỷ sản, bảo tồn, du lịch, dầu khí, cảng biển,
điện lực… đã được xây dựng và thông qua.
Qui hoạch tổng hợp gồm có hai qui hoạch. Một là qui hoạch sử dụng biển, dự thảo
qui hoạch đã được trình Chính phủ để trình Quốc hội, đang chờ phê duyệt. Qui hoạch
quản lý tổng hợp vùng bờ đang trong quá trình xây dựng, dự tính trình Chính phủ vào
cuối năm 2018.
Như vậy, việc quản lý tài nguyên biển, cho đến nay, vẫn được thực hiện thơng qua
các qui hoạch ngành.
Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung
Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Chương trình được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ theo QĐ 158 ngày 2007/10/9,
gọi tắt là Chương trình 158 (CT158).
Đây là chương trình có qui mơ lớn nhất cho đến nay được phê duyệt về quản lý
tổng hợp vùng bờ.
Mục đích của Chương trình là tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai
thác tài nguyên, môi trường, phục vụ phát triển bền vững, gồm bốn nội dung chính:
Hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức
cộng đồng; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý vùng bờ Bắc Trung Bộ;
thực hiện một số dự án.
Chương trình được chia hai giai đoạn, giai đoạn, giai đoạn 1 bắt đầu từ 2007 đến
2010, với tổng số 25 dự án, trong đó 8 dự án do trung ương thực hiện, 17 dự án do địa
phương thực hiện.
Các dự án do trung ương thực hiện, gồm các dự án dự án về hoàn thiện cơ chế, chính
sách và pháp luật; đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng;
xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về quản lý vùng bờ các tỉnh Trung Bộ.
Các dự án do địa phương thực hiện gồm ba dự án thí điểm mang tính kỹ thuật,
phục vụ quản lý của Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và 14 dự án triển khai
quản lý tổng hợp đới bờ tại các địa phương Trung Bộ, gồm cả Thanh Hoá, Hà Tĩnh và
Thừa Thiên - Huế.
Chương trình 158 đã góp phần xây dựng và hoàn thiện luật pháp, tổ chức, chiến
lược… về quản lý tổng hợp từ trung ương tới địa phương: thành lập Tổng cục Biển và
hải đảo Việt Nam 2008; hình thành 28 chi cục - phòng biển đảo tại 28 tỉnh, thành phố có
14
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
biển; xây dựng và trình phê duyệt Nghị định 25 về quản lý tổng hợp và thống kê về biển
và hải đảo 2009; Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển, hải đảo được phê duyệt năm 2013; nhiều tỉnh miền Trung đã thành lập ban chỉ đạo
liên ngành, xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ thuộc tỉnh.
Trên cơ sở Chương trình 158, Bộ Tài ngun và Mơi trường đã xây dựng và trình
Chính phủ thơng qua Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ năm 2014.
Đặc biệt, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo đã được Quốc hội thơng qua
năm 2015 và có hiệu lực 7/2016.
5. Một số vấn đề cần trao đổi nhằm hoàn thiện quản lý tổng hợp tài nguyên
và môi trường biển
Vấn đề xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật
Cơ quan lập pháp là Quốc hội thường không trực tiếp xây dựng luật mà giao Chính
phủ, Chính phủ giao các bộ, các bộ giao cho một đơn vị thuộc bộ xây dựng luật.
Bộ nào xây dựng luật thì thường đề nghị Quốc hội giao ln thẩm quyền cho bộ đó,
dùng để quản lý nhà nước.
Luật thường xây dựng dưới dạng luật khung, không chi tiết, sau đó xây dựng nghị
định thơng tư hướng dẫn thi hành.
Kinh phí xây dựng luật theo qui định rất có hạn.
Việc xây dựng luật như hiện nay có ưu điểm là tận dụng được bộ máy, đội ngũ của
các đơn vị quản lý nhà nước, nhất là trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần xây
dựng luật. Tuy nhiên, sự bất cập là thời gian ban hành, tính khách quan, tính cập nhật,
chất lượng của luật và số lượng các văn bản ban hành thường rất lớn.
Vấn đề phối kết hợp, điều phối
Nội dung quan trọng, xuyên suốt của quản lý tổng hợp là điều phối, phối kết hợp.
Về mặt lý thuyết, những điều này không phức tạp, nhưng trong thực tế triển khai
gặp khơng ít khó khăn.
Việc phối kết hợp, điều phối muốn khả thi trong điều kiện Việt Nam thì cần phải
thành lập ban chỉ đạo liên ngành, với thành phần là các bộ, ngành và địa phương, và
Trưởng ban chỉ đạo phải là lãnh đạo cấp trên của các bộ, ngành tức là lãnh đạo Chính
phủ. Các cơ quan ngang cấp, lãnh đạo các cơ quan ngang cấp rất khó thực hiện việc phối
kết hợp, điều phối.
Ban chỉ đạo hiện chưa được thành lập. Chính phủ hạn chế thành lập các ban này.
Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo
15
Qui chế/chế tài giải quyết xung đột cũng là một nội dung cần xây dựng và hoàn tiện
trong quản lý tổng hợp. Hiện tại, nếu có xung đột giữa các ngành, tổ chức hay cá nhân
trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển, sử dụng qui chế/chế nào để xử lý giải quyết
tranh chấp? Các luật liên quan đến quản lý tổng hợp hiện nay mới đề cập tới các qui
định phối hợp.
Vấn đề cơ sở dữ liệu về biển về quản lý tổng hợp
Thông tin, dữ liệu về biển được lưu giữ ở nhiều nơi khác nhau, từ các bộ, ngành,
các cơ quan nghiên cứu trung ương tới các địa phương, với các hình thức và tiêu chuẩn
khác nhau.
Việc tập hợp các thơng tin để dữ liệu hố, phục vụ quản lý tổng hợp gặp rất nhiều
khó khăn về kĩ thuật, cũng như kinh phí.
Nhiều dự án, đề án, chương trình đã được triển khai, song, đến nay, hệ thống thông
tin dữ liệu biển quốc gia vẫn chưa được trình để phê duyệt.
Việc xây dựng luật, qui hoạch dựa trên cơ sở thông tin dữ liệu chưa đầy đủ, thiếu
hệ thống, chắc chắn sẽ dẫn đế nhiều hậu quả, vì luật và qui hoạch là hai cơng cụ quan
trọng nhất của quản lý nói chung và quản lý tổng hợp nói riêng.
Vấn đề chia sẻ thơng tin
Chia sẻ thơng tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý tổng hợp, nó tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phối kết hợp giữa các bộ ngành, địa phương và các bên có liên quan.
Về ngun tắc thì thơng tin của các bộ ngành là thông tin quốc gia, phải đương
nhiên được chia sẻ giữa các bộ ngành, trừ các thông tin liên quan đến quân sự, an ninh
quốc gia thì cần bảo mật. Song, thực tế khơng phải như vậy, tìm kiếm thơng tin từ các bộ,
ngành khác là một công việc tốn nhiều công sức, thời gian.
Việc tiếp cận các thơng tin cịn gặp khó khăn do những qui chế về bảo mật.
Hạn chế trong chia sẻ thông tin không chỉ làm cho công tác điều phối, phối kết hợp
gặp khó khăn, mà cịn dẫn đến sự lãng phí rất lớn các nguồn lực, bởi vì chúng ta phải
nghiên cứu, điều tra những gì đã có.
Kết luận
Trong một khoảng thời gian ngắn, quản lý tổng hợp tại Việt Nam đã tiến được
những bước khá dài, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững trên cơ sở gắn kết kinh
tế - xã hội và môi trường.
Các công cụ nhằm thực hiện quản lý tổng hợp như chiến lược, chính sách, luật…
đã được xây dựng và ban hành, đó là quyết tâm và những nỗ lực rất lớn của Chính phủ,
trực tiếp là Bộ Tài ngun và Mơi trường.
16
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
Để triển khai quản tổng hợp trên qui mơi tồn quốc thành cơng, trước mắt cần hồn
thiện luật pháp, xây dựng - công bố qui hoạch tổng thể, thành lập Ban điều phối cấp
quốc gia hoặc thành lập Bộ Phát triển kinh tế biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo Việt Nam 2015.
2. Luật Biển Việt Nam 2012.
3. Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến 2020, tầm
nhìn tới 2030, ngày 6/9/2013.
4. Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030,
ngày 2014/12/17.
5. Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, năm 2007.
6. Một số tài liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam từ 2009 đến 2017.
CÁC LỢI THẾ CHIẾN LƯỢC CHO KINH TẾ BIỂN MIỀN TRUNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Nguyễn Chu Hồi*
Tóm tắt: Miền Trung và 14 tỉnh thành ven biển trong vùng vừa có những lợi thế địa chiến
lược, vừa có tính độc đáo về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên biển, ven biển và
đảo, bảo đảm cho kinh tế biển ở đây phát triển bền vững và tăng trưởng xanh lam. Đồng
thời, vùng này đang đối mặt với những thách thức trong dài hạn cần phải thay đổi tầm nhìn,
xóa bỏ định kiến và xác định đúng ưu tiên phát triển trên ngun tắc tơn trọng “tính trội,
tính đa dụng và tính liên kết” của các hệ thống tài nguyên và hệ nhân văn trong vùng và ở
từng địa phương. Đây là những vấn đề chung, dài hạn được tác giả bài viết phân tích và
bàn luận nhằm góp thêm tiếng nói cho kinh tế biển của một vùng biển đảo quan trọng của
đất nước, thực sự bứt phá theo hướng xanh và bền vững.
Từ khóa: Lợi thế chiến lược; Kinh tế biển; Tăng trưởng xanh; Phát triển bền vững; Tính trội;
Tính đa dụng và tính liên kết.
Strategic Advantages for Sustainably
of Marine Economy Development in Central Viet Nam
Abstract: The Central Vietnam and its 14 coastal provinces and Central cities have
strategic agvantages and unique physical conditions and coastal, island marine resources
which maintain the regional marine economy development in sustainable and blue manner.
In the same time, there exist in the region (or in province) the long-term challenges which
require to change vision, to abolish a preconceived opinion and to identify exactly regional
development priorities based on respect for 3 attributes of a resource and human systems:
*
PGS. TS. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (Email: ).
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
18
prominant, multi-use and connectivity. They are long-term and common issues which have
been analysed and discussed by the paper”s author so that contribute a litle of the opinion
to marine economy development in important island and marine waters of the country
towards the blue and sustainable growth in the near future.
Key words: Strategic advantage; Marine economy; Blue growth; Sustainable development;
Prominant; Multi-use and connectivity.
1. Mở đầu
Miền Trung Việt Nam gồm 14 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận và đều là các tỉnh thành có biển. Vùng biển miền Trung chiếm
khoảng 2/3 diện tích tồn vùng biển Việt Nam, bao gồm các vùng biển trong phạm vi
200 hải lý, thềm lục địa và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính vì thế, miền
Trung là khu vực có vị trí chiến lược hết sức trọng yếu trong khu vực Biển Đơng và có
tiềm năng to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của
nước ta, cũng như đối với hịa bình và phát triển khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Tuy nhiên, đến nay vị thế và tiềm năng của miền Trung chưa được khai thác, sử
dụng hiệu quả và bền vững, chưa tương xứng với các lợi thế vốn có. Q trình khai thác,
sử dụng chưa tơn trọng 3 yếu tố cơ bản: tính trội, tính đa dụng và tính liên kết của các hệ
thống tài nguyên biển, ven biển miền Trung, chưa kết nối không gian biển với khu vực
lãnh thổ đất liền. Quản lý và kiểm soát phát triển vẫn thiếu các công cụ mới mang tầm
chiến lược, như: quản lý biển theo không gian, quy hoạch không gian biển, quản lý tổng
hợp lưu vực sông và vùng bờ biển, tiến tới thống nhất quản lý nhà nước đối với biển,
đảo miền Trung.
Bài viết này trao đổi một số ý kiến xung quanh việc trả lời câu hỏi lợi thế nào để phát
triển kinh tế biển xanh ở miền Trung nước ta, hướng tới phát triển bền vững gắn với bảo
vệ chủ quyền biển, đảo miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
2. Lợi thế của biển, đảo miền Trung
2.1. Tính “trội” của vùng biển miền Trung
Vùng biển miền Trung chiếm phần lớn diện tích vùng biển ven bờ tây và phần trung
tâm Biển Đông thuộc Việt Nam. Vùng biển này có thềm lục địa hẹp chiều ngang và thuộc
một phần bồn trũng nước sâu “kiểu đại dương” trong Biển Đông, các đảo ven bờ phân bố
rải rác ở các tỉnh và có hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là vùng biển
giàu san hô nhất trong Biển Đông với các hệ thống rạn san hô sinh trưởng trên nền núi lửa
cổ ở quy mơ rộng lớn và đóng vai trị quyết định đối với đa dạng sinh học và nghề cá
Biển Đông và là nền tảng cho phát triển kinh tế biển xanh và bền vững ở miền Trung.
các lợi thế chiến lược cho kinh tế biển miền trung phát triển bền vững
19
Địa hình thềm lục địa miền Trung có độ dốc lớn, có nơi cách bờ chưa tới 3 hải lý đã có
độ sâu 50 m, cách bờ trung bình 20 hải lý độ sâu khoảng 100 m, và cách bờ trung bình
30 hải lý độ sâu là 200 m. Do địa hình như vậy, các dịng chảy biển khơi (bị chi phối bởi
dòng chảy từ Biển Đơng) đã «bị ép» vào gần bờ nên có nhiều loài cá nổi lớn vào theo, như:
cá ngừ sọc dưa, ngừ chấm bò, ngừ chấm, ngừ vằn, cá cờ, nhám, nục đỏ đuôi, v.v... mà
trong môi trường sinh thái biển ven bờ khơng thể có. Điều kiện mơi trường tự nhiên biển
khơi tiếp cận trực tiếp gần bờ như vậy rất thuận lợi cho phát triển nghề khai thác hải sản
biển xa của các tỉnh Nam Trung Bộ, chỉ riêng xuất khẩu cá ngừ năm 2016 đã lên đến gần
600 triệu đơla Mỹ*.
Chế độ sóng của vùng biển này chia hai mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ gió ở từng
khu vực biển**: Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, vào mùa đơng sóng biển có hướng
thịnh hành đơng bắc, độ cao trung bình 0,8-0,9 m, riêng 3 tháng đầu mùa đơng, độ cao
sóng trung bình 1,1 - 1,2 m. Độ cao sóng lớn nhất 4 - 4,5 m. Hướng sóng thịnh hành mùa
hè là đơng nam, ít khi là đơng bắc hoặc bắc. Độ cao sóng trung bình 0,6 - 0,7 m. Từ tháng
7 đến tháng 8, hướng sóng thịnh hành là tây, tây nam chiếm ưu thế, độ cao trung bình
khoảng 0,7 m và cao nhất có thể đạt đến 4 m, khi có bão độ cao sóng có thể đến 6 - 7 m,
đơi khi đến 9 m. Vùng ven bờ từ Đà Nẵng trở vào Bình Thuận, trong tháng 1 hướng sóng
thịnh hành là đơng bắc, độ cao trung bình 0,9 - 1 m, độ cao sóng cực đại đến 4m. Từ
tháng 5 đến tháng 9, hướng sóng thịnh hành là tây nam, độ cao sóng trung bình 0,8 - 1m,
cực đại 3,5 m. Từ tháng 10 đến tháng 12, hướng sóng thịnh hành là bắc, đơng bắc. Độ cao
sóng trung bình 0,9 m, cực đại đạt 3,5 - 4 m.
Tuyến hàng hải quốc tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và các tuyến trong khu
vực Biển Đông phần lớn đều đi qua hoặc lân cận vùng biển miền Trung nước ta. Đây
cũng là khu vực phân bố các bồn trầm tích có các cấu trúc dầu khí triển vọng và các biểu
hiện băng cháy (khí hydrat metan) ở nước ta, như: phần cửa vịnh Bắc Bộ của bồn trũng
sông Hồng, bồn Phú Khánh, bồn Hoàng Sa và Trường Sa. Tiềm năng phát triển cảng
- hàng hải của vùng này rất lớn mà đến nay chưa được khai thác tương xứng. Ven biển
miền Trung hội tụ các điều kiện làm tiền đề cho xây dựng các cảng biển nước sâu ở các
vũng, vịnh ven bờ có độ sâu lớn và ít sa bồi đi kèm khu công nghiệp phức hợp, như vũng
Dung Quất, Vũng Áng, vũng Chân Mây, vũng Hàn, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh,
v.v... Các phát hiện về tiềm năng và bùng nổ cảng nước sâu ở miền Trung trong những
năm gần đây đã chứng minh một thực tế rõ ràng về vị thế chiến lược của biển miền
Trung***. Thơng qua đó, miền Trung cũng nhận được sự ủng hộ cao của các cơ quan quản
Tổng cục Thủy sản (2016). Báo cáo tổng kết năm 2016. Lưu trữ tại Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản,
Hà Nội.
**
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2009). Biển Đông, Tập I, II, III và IV. NXB Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ, Hà Nội.
***
Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên) và Nnk (2007). Tầm nhìn kinh tế biển và phát triển nghề cá. Kỷ yếu hội thảo,
Hà Nội.
*
20
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
lý và Chính phủ Việt Nam, cũng như thu hút sự chú ý của các tập đoàn tư vấn quốc tế
lớn của các nước, như: Nhật Bản, Canada, Pháp, Mỹ, Trung Đông, v.v...
2.2. Đặc trưng vùng ven biển miền Trung
Vùng ven biển miền Trung (coastal land) trải dài từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận
với đường bờ biển dài khoảng 1.995 km và thường được chia thành hai khu vực: Bắc
Trung Bộ (Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế) có đường bờ biển dài 720 km và Nam Trung
Bộ có đường bờ biển dài 1.275 km. Nét rất đặc trưng của vùng ven biển là có dải đồng
bằng cát ven biển trải suốt từ Thanh Hóa (trừ huyện Nga Sơn ở phía bắc) vào tới Bình
Thuận*. Xen kẽ các đồng bằng cát là các mũi nhô đá gốc và giữa các mũi nhô thường là
các vũng biển ven bờ (bay) với các bãi cát trắng dài, đẹp lượn hình cánh cung. Chúng
tạo nên kiểu bờ biển liman với các vũng, vịnh ven bờ cát, các đầm phá và cửa sông dạng
“cúc áo”**. Vùng ven biển này được hình thành từ kỳ Pleistocen cho đến hiện đại. Q
trình tiến hóa địa chất là kết quả phối hợp phức tạp giữa những vận động nâng - hạ tân
kiến tạo với các kỳ biển tiến - biển thoái do dao động của mực nước đại dương trong quá
khứ***. Đây lại là một vùng biển “hở” nên chịu tác động thường xuyên của gió biển mạnh
và các dãy cồn - đụn cát đã hình thành trên nền của các đồng bằng cát ven biển nói trên.
Các yếu tố trên tạo nên một cảnh quan độc đáo cho vùng ven biển miền Trung,
thuộc loại độc nhất vô nhị trong khu vực Đông Á. Các cồn cát cao, đôi khi 20 - 30 m, kết
thành các hệ thống cồn hình “cánh gà” vng góc với hướng gió thổi từ biển vào****. Dọc
ven biển miền Trung có tới hơn 500 km bờ biển hình thành các cồn cát cao và đa dạng
kiểu loại như vậy. Phía sau các hệ cồn cát về phía lục địa là các vùng đất thấp, thường bị
ảnh hưởng của hiện tượng “cát trôi, cát chảy”. Các giá trị cảnh quan và tiềm năng phát triển
vùng cát này là rất lớn, mặc dù trong suốt thời gian dài, các chuyên gia và nhà hoạch định
chính sách vẫn “định kiến” và xem nó như một “yếu thế” của miền Trung.
Vùng ven biển Nam Trung Bộ, từ Huế trở vào, về cơ bản có xu thế cân bằng về mặt
động lực bờ, nên đã hình thành 12 đầm phá điển hình ở giai đoạn cuối của quá trình thành
tạo các đồng bằng cát ven biển*****. Sự có mặt của đầm phá cũng là nét điển hình của vùng
bờ miền Trung so với các khu vực bờ biển khác của Việt Nam và các nước khu vực Đông
Nam Á.
Phan Liêu (1981). Đất cát ven biển Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
Lê Đức An (2008). Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và Phát triển. NXB Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ, Hà Nội.
***
Trần Đức Thạnh (Chủ biên) và Nnk (2012). Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất,
sinh thái tiêu biểu. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
****
Phan Liêu (1981). Đất cát ven biển Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
*****
Nguyễn Chu Hồi (2005). Cơ sở tài nguyên và môi trường biển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
*
**
các lợi thế chiến lược cho kinh tế biển miền trung phát triển bền vững
21
Một đặc trưng khác là miền Trung có đường bờ biển uốn cong về phía biển và có điểm nhơ
xa nhất của đường bờ nước ta về phía đơng - mũi Đại Lãnh thuộc Phú n. Đặc trưng về cấu
trúc địa chất - địa lý đã hình thành ở ven biển miền Trung nhiều vũng vịnh sâu nguồn
gốc kế thừa từ các hố sụt kiến tạo cổ. Địa hình vùng ven biển miền Trung đặc trưng bởi
sự tương phản địa hình với dãy núi Trường Sơn ở phía tây, các sơng suối thường ngắn và dốc,
lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa, rất dễ gây ngập lụt, xói lở bờ sơng khi xảy ra mưa
lớn trên diện rộng ở thượng nguồn vào các tháng mưa cực đại. Ở nơi ven biển có các cồn
đụn cát cao hoặc đầm phá, dịng sơng thường chảy song song với đường bờ biển trước
khi đổ ra biển. Chính vì thế, vùng ven biển miền Trung luôn bị ngập lụt do khả năng thoát
nước ra biển rất chậm.
Vùng ven biển miền Trung lại nằm trong miền khí hậu biến tính mạnh, phía Bắc Trung
Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa và gió Lào khơ nóng. Từ Thừa Thiên - Huế đến
Quảng Ngãi, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, cực đại vào tháng 9 và tháng 10
với lượng mưa bình quân đến 600 - 700 mm/tháng, chiếm 50% lượng mưa cả năm. Phía
nam nắng nhiều hơn mưa, từ Bình Định trở vào phía nam, mùa mưa đến muộn hơn, từ
tháng 9 (10) đến tháng 12 (hoặc gối sang tháng 1 năm sau), cực đại vào hai tháng 10 và 11
với lượng mưa bình quân 400 - 500 mm/tháng, chiếm 50% lượng mưa cả năm. Đặc biệt
ở Ninh Thuận - Bình Thuận lượng mưa rất ít*.
Vùng ven biển miền Trung cũng là nơi hàng năm chịu nhiều thiên tai biển như bão, tố,
nước dâng trong bão, biến đổi khí hậu và kể cả đơi khi có sóng thần quy mơ nhỏ. Vùng
ven biển này hàng năm bình qn phải hứng chịu cỡ 3 - 4 cơn bão, xu hướng giảm dần từ
bắc vào nam. Thời gian có bão từ tháng 8 đến tháng 10 đối với khu vực từ Thanh Hóa đến
Thừa Thiên - Huế và từ tháng 11 đến tháng 12 với khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
Theo thống kê, từ năm 1996 trở lại đây, tần suất bão đổ bộ vào khu vực này tăng lên, đồng
thời hậu quả do bão gây ra (lụt, lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, bồi lấp cửa sông, phá hủy
cơ sở hạ tầng, nhà cửa, mùa màng ) cũng tăng lên liên quan tới biến đổi khí hậu**.
Với các đặc trưng như vậy, vùng ven biển miền Trung có vị trí rất quan trọng, là cửa mở
thơng thương ra biển và có thể hỗ trợ cho hội nhập kinh tế nội khối ASEAN thông qua Hành lang
kinh tế Đông - Tây. Cùng với dãy Trường Sơn hùng vĩ (nơi cách biển gần nhất ở Quảng
Bình khoảng 50 km), vùng ven biển chiếm vị trí quan trọng trong bình đồ phát triển kinh
tế biển, ven biển gắn với anh ninh, quốc phịng. Nhiều vịnh, vũng có thể xây dựng thành
các cảng biển nước sâu tiềm năng nhất ở nước ta, tạo tiền đề phát triển các khu kinh tế ven biển
theo mơ hình: cảng - đơ thị - biển như các khu: Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Chân Mây,
Vịnh Hàn, Nhơn Hội, Vân Phong, vịnh Nha Trang, Cam Ranh***.
Trần Đức Thạnh (Chủ biên) và Nnk (2012). Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất,
sinh thái tiêu biểu. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
**
Đã dẫn trong Tltk số 9.
***
Nguyễn Chu Hồi (2013). “Kinh tế biển Việt Nam nhìn từ góc độ tài ngun và mơi trường”. Tạp chí
Lý luận Chính trị, số 5-2013, tr 30-41, Hà Nội.
*
22
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
Vùng ven biển miền Trung cũng là nơi có triển vọng du lịch rất lớn, tập trung vào du
lịch biển - đảo, du lịch sinh thái, du lịch vùng cát mà đến nay gần như chưa “đánh thức”
tiềm năng độc đáo này. Vùng ven biển này cũng tập trung các mỏ khoáng sản, như cát thủy
tinh, sa khoáng titan - ziacon, sa khoáng vàng, sắt nội sinh, vật liệu xây dựng. Tiềm năng
phát triển thủy sản cả nuôi trồng và đánh bắt hải sản đều rất đáng kể. Ngoài ra, tiềm năng
năng lượng gió biển và sóng biển cũng rất đáng kể.
Phát huy lợi thế, khắc phục yếu thế, thay đổi tư duy và tầm nhìn, đổi mới cơ chế
chính sách, chắc chắn sẽ đem lại cho vùng ven biển và biển miền Trung “trang trang cồn
cát” với cái đói nghèo đeo đẳng và chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, một diện mạo
mới trong phát triển kinh tế thời gian tới. Tiềm năng biển, đảo miền Trung đã và đang
được đánh thức. Chính quyền và nhân dân các tỉnh miền Trung đang nhìn ra biển bằng
chính sự quyết tâm đã có từ trong truyền thống và tiềm thức về biển đảo quê hương.
2.3. Vai trò của hệ thống đảo miền Trung
Trong vùng biển miền Trung có khoảng 9% tổng số 2.773 đảo ven bờ cả nước, chiếm
10,8% tổng diện tích các đảo ven bờ (1.721 km2) và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và
Trường Sa*. Trong số đảo ven bờ, Hòn Hải là đảo xa nhất, cách Phan Thiết chừng 155 km.
Tỉnh Khánh Hịa có nhiều đảo phân bố nhất miền Trung, bao gồm 3,8% tổng số đảo và
6,1% (105 km2) tổng diện tích đảo ven bờ cả nước và Hịn Đơi (Vạn Ninh) nằm ở điểm
cực Đơng, trong hệ tọa độ: 109028”00””KĐ và 12039”00””VB.
Căn cứ vào các yếu tố địa chất - địa mạo, người ta chia các đảo ven bờ miền Trung
thành 2 khu vực: biển ven bờ Bắc Trung Bộ (khoảng 60 đảo với diện tích 14 km2, gồm
2 cụm đảo phân tán là Hòn Mê - Hòn Mát và cụm Cồn Cỏ) và khu vực biển ven bờ Nam
Trung Bộ (khoảng 200 đảo với trên 170 km2), gồm 3 cụm đảo: Cù lao Chàm - Lý Sơn, cụm
Cù lao Xanh - Hòn Tre và cụm Phú Quý**. Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) là một huyện
đảo thuộc thành phố Đà Nẵng, gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hơ, đá ngầm và bãi cạn với
diện tích toàn bộ phần đất nổi tự nhiên khoảng 10 km2 và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm,
diện tích khoảng 1,5 km2 ***. Quần đảo Trường Sa (Spratly) là một huyện đảo thuộc tỉnh
Khánh Hòa, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hơ và bãi cát với diện tích toàn bộ phần
đất nổi tự nhiên khoảng 10 km2, trong đó đảo Ba Bình (Thái Bình) lớn nhất, rộng khoảng
0,5 km2 **** do Đài Loan đang tạm chiếm giữ.
Lê Đức An (2008). Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và Phát triển. NXB Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, Hà Nội.
**
Lê Đức An (2008). Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và Phát triển. NXB Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, Hà Nội.
***
Ban Tuyên giáo Trung ương (2013). Một trăm câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam. NXB
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
****
Đã dẫn trong Tltk số 14.
*
các lợi thế chiến lược cho kinh tế biển miền trung phát triển bền vững
23
Về mặt hành chính, vùng biển miền Trung có 5 huyện đảo, ngồi 2 huyện đảo xa bờ
(Hồng Sa và Trường Sa), cịn có 3 huyện đảo ven bờ: huyện đảo Cồn Cỏ thuộc Quảng
Trị (4 km2), Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi (9,97 km2) và huyện đảo Phú Quý thuộc Bình
Thuận (16 km2). Trong các huyện đảo ven bờ Việt Nam, đảo Lý Sơn có mật độ dân số cao
nhất (1.980 người/km2), đảo Phú Quý mật độ cao (1.439 người/km2), đảo Cồn Cỏ có mật
độ dân số nhỏ hơn (63 người/km2)*. Các huyện đảo miền Trung, cùng với hiện diện dân
sự của người Việt từ lâu đời, thực sự không chỉ là những trung tâm hành chính - kinh
tế biển - đảo quan trọng của đất nước, mà còn là những khu vực phòng thủ quốc phịng
- an ninh từ phía biển.
Các cụm đảo - biển ven bờ cũng kết thành những tấm bình phong án ngữ mặt tiền phía
đơng của nước ta: mỗi hịn đảo là một tiền đồn vững chắc, một chiến hạm không thể bị
đánh chìm, một “cột mốc chủ quyền” trong bảo vệ an ninh, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc**. Đảo Lý Sơn từng được chọn làm căn cứ hậu cần và xuất phát của Hải đội
Hoàng Sa thời Nguyễn, Cồn Cỏ từng là đảo anh hùng trong chiến tranh phá hoại miền
Bắc của Mỹ, và Phú Quý là điểm trung chuyển lý tưởng cho Trường Sa.
Các đảo thuộc vùng biển miền Trung phần lớn là các đảo nhỏ và rất nhỏ, nhưng do
phân bố khá đều ở ven bờ và án ngữ ngồi khơi nên có vị trí chiến lược đặc biệt không
chỉ đối với Việt Nam mà cịn cả vùng Biển Đơng. Như đã nói trên, hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa nằm án ngữ một vùng biển giữa Biển Đơng đóng vai trị “kiểm sốt” cực
kỳ quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh tế và quốc phịng trong Biển Đơng. Hiện
nay, các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo này của Việt Nam không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến các quốc gia yêu sách chủ quyền mà còn thu hút sự quan tâm của
các cường quốc và là yếu tố ảnh hưởng lâu dài đến hịa bình và ổn định trên Biển Đơng***.
Do vị trí khơng gian, quy luật phân bố, cách sắp xếp và giá trị hình thể các đảo miền
Trung rất đặc biệt, nên các đảo ở đây có nhiều lợi thế về phương diện địa lý, tạo ra tiềm
năng vị thế - một nguồn lực phát triển quan trọng cho các tỉnh miền Trung từ góc nhìn
dài hạn về tính liên kết vùng miền. Các đảo ven bờ chiếm vị trí tiền tiêu ở biển miền Trung
như Cồn Cỏ, Phú Quý, Lý Sơn. Các đảo và mũi nhô là các điểm “mốc” trên đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam là: Hòn Hải (thuộc cụm đảo Phú Q,
Bình Thuận), Hịn Đơi (Khánh Hịa), mũi Đại Lãnh (Phú n), hịn Ơng Căn (Bình Định),
đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và đảo Cồn Cỏ (Thừa Thiên - Huế)****. Một số đảo còn là cơ
sở để xác định đường biên giới quốc gia trên biển và vùng chồng lấn với các nước láng
*
Trần Đức Thạnh (Chủ biên) và Nnk (2012). Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ
quan địa chất, sinh thái tiêu biểu. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Đã dẫn trong Tltk số 14.
Nguyễn Chu Hồi, Vũ Hải Đăng (2016). An ninh mơi trường và hịa bình ở Biển Đơng. NXB Thơng tin –
Truyền thơng, Hà Nội.
****
Đã dẫn trong Tltk số 14.
**
***
24
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN: TỪ CHIẾN LƯỢC CHÍNH SÁCH ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF MARINE ECONOMY: FROM STRATEGY TO REALITY IN VIETNAM
giềng, ví dụ như: đảo Cồn Cỏ được tính 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa*.
Các đảo ven bờ miền Trung gắn kết với các vũng, vịnh ven bờ - nơi phân bố phong
phú các rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn, cùng với các hệ sinh thái trên đảo
khác nhau, nơi có nhiều giá trị danh thắng, văn hóa - khảo cổ biển, tạo nên các giá trị bảo
tồn thiên nhiên - văn hóa đầy tiềm năng. Nhiều đảo tạo nên các giá trị toàn cầu và quốc
gia cho các vũng vịnh ven bờ (vịnh Nha Trang, Chân Mây, Vân Phong, v.v...). Nhiều đảo
là các trung tâm hậu cần nghề cá và hàng hải, vùng biển quanh đảo có nhiều bãi giống,
sinh sản và các ngư trường đánh bắt hải sản, nhiều đảo là điểm đến của du lịch biển - đảo
nổi tiếng, như: hịn Mê (Thanh Hóa), hịn Mắt (Nghệ An), hịn La (Quảng Bình), Cồn Cỏ
(Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hịn Câu (Bình Thuận), v.v... Nhiều đảo các
giá trị “kỳ quan địa chất” như hòn Mê - Mát, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, v.v... Các đảo có
hình dạng rất khác nhau, đơi khi kỳ dị, tạo ra các thắng cảnh tuyệt vời, như: hòn La, hòn
Vụng Chùa, hịn Cỏ, hịn Gió, v.v**...
Tiềm năng bảo tồn của các đảo vùng biển miền Trung rất lớn, nhất là khu vực biển
Nam Trung Bộ với các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình. Đặc biệt, đảo Chim có nhiều
hải âu đen trú ngụ, cho nên là điểm rất hấp dẫn khách du lịch. Trong vùng biển miền
Trung có mặt 10/16 khu bảo tồn biển của cả nước, ven biển có các khu di sản thiên nhiên
và văn hóa thế giới, các vịnh đẹp và khu dự trữ sinh quyển toàn cầu,...
3. Các cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế biển miền Trung bền vững
3.1. Các cơ hội chủ yếu
Các cơ hội chính để kinh tế biển miền Trung tiếp tục phát triển, tạo đột phá và thúc đẩy
tăng trưởng xanh lam, hiệu quả và bền vững là:
Một là, tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng và Chính phủ để
thực hiện thành công các mục tiêu đề ra của Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020,
đặc biệt là các định hướng bảo vệ môi trường biển, đảo và vùng ven biển; phòng, chống
thiên tai biển khu vực miền Trung. Xem đây là nền tảng và điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững miền Trung.
Hai là, quy mô kinh tế biển, vùng ven biển và đảo ở miền Trung tăng lên rõ rệt; cơ
cấu ngành, nghề thay đổi cùng với đầu tư phát triển các khu kinh tế ven biển trong vùng kinh
tế trọng điểm Trung Bộ, tạo ra các “cực phát triển” mới cho khu vực. Các khu kinh tế ven biển
có bước phát triển mạnh với 8/15 khu nằm ở miền Trung, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế biển của địa phương, cải thiện đời sống của người dân và tạo ra thế và lực mới
cho khu vực và đất nước***.
Lưu Văn Lợi (2012). Đất, biển, trời Việt Nam. NXB Thanh niên, Hà Nội.
Đã dẫn trong Tltk số 17.
***
Nguyễn Chu Hồi (2013). “Kinh tế biển Việt Nam nhìn từ góc độ tài ngun và mơi trường”. Tạp chí
Lý luận Chính trị, số 5-2013, Trang 30-41, Hà Nội.
*
**
các lợi thế chiến lược cho kinh tế biển miền trung phát triển bền vững
25
Ba là, hệ thống thể chế về quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải
đảo từ Trung ương xuống địa phương đã được thiết lập từ năm 2008 tập trung vào quản
lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hướng tới phát triển bền vững biển,
vùng ven biển và hải đảo.
Bốn là, hệ thống luật pháp, chính sách theo hướng quản lý tổng hợp tài nguyên
và bảo vệ môi trường biển và hải đảo từng bước được xây dựng và bắt đầu đi vào cuộc
sống. Đáng kể là Luật Biển Việt Nam (2012); Chiến lược Quốc gia đến năm 2020 (2013) và
Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 cùng với các văn bản triển
khai và các luật ngành hoặc chuyên ngành đang điều chỉnh.
Năm là, cơ sở hạ tầng cho kinh tế biển được cải thiện một bước đáng kể, góp phần kết
nối kinh tế ven biển giữa các vùng miền Quá trình phát triển kinh tế theo hướng mở, cùng
với 8 khu kinh tế ven biển bước đầu đã hình thành ở miền Trung các cảng biển nước sâu,
hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ Bắc - Nam, các trung tâm du lịch biển-đảo, các khu
đô thị mới, v.v... Điều này tạo cho miền Trung một vị thế mới với nhiều điểm nhấn gây
ấn tượng, như: Nghi Sơn, Vũng Áng, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi
Né, v.v... Một chuỗi đô thị ven biển miền Trung hứa hẹn được chú ý phát triển.
Sáu là, đã có bước phát triển mới ở một số đảo, vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ
rệt theo hướng phát triển bền vững. Kết cấu hạ tầng ở một số đảo được tăng cường, hình
thành hệ thống giao thơng trên đảo, nhiều đảo gần bờ có điện lưới, đảo xa bờ có máy
phát điện, điện mặt trời và cơ sở cung cấp nước ngọt. Điều này tạo thuận lợi cho việc mở
rộng không gian kinh tế biển, giải quyết các vấn đề xã hội biển - đảo, gắn với bảo đảm
an ninh, quốc phòng các vùng biển và quản lý hiệu quả các đảo hoang sơ, hoang dã theo
hướng hài hòa giữa phát triển và bảo vệ. Ý tưởng về một chuỗi đơ thị đảo bắt đầu nhen
nhóm và hy vọng sớm kết nối với chuỗi đô thị ven biển.
Bảy là, Chính phủ tiếp tục cam kết thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển bền vững đến
năm 2030, trong đó có Mục tiêu 14 về biển và đại dương. Miền Trung có nhiều tiềm năng
về bảo tồn thiên nhiên với các gía trị tồn cầu và quốc gia, vì thế một nền kinh tế dựa vào
lợi thế và tính đặc thù của miền Trung đang phát huy tác dụng, dần thay thế phương
thức khai thác biển “truyền thống”, thiếu bền vững.
Tám là, công tác đối ngoại đã đạt được một số kết quả tạo môi trường pháp lý quan
trọng để giải quyết hịa bình vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và quản lý
tổng hợp biển đảo ở nước ta. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết một số thỏa thuận trên
biển với các nước láng giềng nhằm duy trì hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong
khu vực Biển Đông.
3.2. Các thách thức cơ bản
Để phát triển kinh tế biển miền Trung bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và
hiệu quả trong khi vẫn bảo tồn được tính bền vững của biển, vùng này vẫn còn đối mặt