Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM BÓN CHO MÍA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.28 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
CỐ ĐỊNH ĐẠM BÓN CHO MÍA

Ngành học
Sinh viên thực hiện
Niên khóa

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
: ĐỖ XUÂN NGỌC
: 2011-2013

Tháng 12/ 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
CỐ ĐỊNH ĐẠM BÓN CHO MÍA

Ngành học
Sinh viên thực hiện
Niên khóa


: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
: ĐỖ XUÂN NGỌC
: 2011-2013

Tháng 12/ 2013

i


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bố và Mẹ là ngƣời sinh ra, nuôi
dƣỡng, chăm sóc và lo lắng cho con trở thành ngƣời hữu ích cho xã hội, đã động viên con
trong suốt thời gian con xa nhà.
Tôi gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng tất cả thầy
cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi theo học tại trƣờng.
Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Công Ty Thành Thành Công đã tài trợ học bổng
cho tôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập và nghiên cứu.
Kế đến tôi xin gửi lời cám ơn đến, Th.S Võ Thị Thúy Huệ và K.S Nguyễn Minh
Quang, ngƣời đã hƣớng dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luân văn,
Thầy và Cô đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thề hoàn thành tốt khóa luận của
mình. Đồng thời, Thầy Cô luôn quan tâm, theo dõi và động viên tinh thần để tôi có thể
vƣợt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luân.
Tôi cũng xin cám ơn các bạn lớp LT11SH cùng bạn Trƣơng Hân Hân, Phan Văn
Tuấn, Đinh Thị Hà Ni đã luôn đồng hành chia sẻ mọi niềm vui, khó khăn, động viên cung
cấp giúp tôi thêm nghị lực để có thể vƣợt lên tất cả và hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Thành Phố. Hồ Chí Minh tháng 12/ 2011
Đỗ Xuân Ngọc


ii


TÓM TẮT
Xu thế mới trong phát triển công nghệ và ứng dụng hiện nay là sử dụng các chế
phẩm, phân bón sinh học trong đó chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc từ vi sinhvật.
Việc sử dụng các sản phẩm sinh học trong canh tác nông nghiệp sẽ góp phần cải tạo đất,
giảm ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái. Bên cạnh đó, hiện nay trong thời kỳ ngành công
nghiệp mía đƣờng ở nƣớc ta đang phát triển, thì việc nghiên cứu một loại phân bón vi
sinh hay chế phẩm sinh học phù hợp cho cây mía là rất cần thiết. Trên cơ sở đó chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm bón cho
mía”.
Kết quả nhƣ sau:
- Phân lập và làm thuần đƣợc 7 chủng vi khuẩn có khả năng phát triển trên môi
trƣờng NFb từ 12 mẫu đất, thân, lá, rễ cây mía từ các ruộng trồng mía tại các tỉnh Tây
Ninh.
- Tuyển chọn và định danh đƣợc 2 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải đạm cao
nhất:
+ Chủng NR1 có tên Stenotrophomonas maltophilia
+ Chủng NR2 có tên Pseudomonas putida
- Xác định thời gian nhân sinh khối vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia tối ƣu
là 120 giờ đạt mật số: 2,6 X 1010 (CFU/ml), pH dung dịch vi khuẩn là 6,8, kết quả đạt tiêu
chuẩn phân bón vi sinh (Theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn ở
thông tƣ 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 06 năm 2010).

iii


SUMMARY

New trends in technology development and applications currently used biological
products and fertilizers which are mostly products derived from microorganism. The use
of bio-based products in agriculture will contribute to improve soil, reduce environmental
pollution and ecological. Besides, during the current sugar industry in our country is
growing, then the study of biological products or microorganism fertilizer are suitable for
sugarcane are essential. On that basis, we carried out the thesis: " Research and
Production of microorganism fertilizer product containing nitrogen fixing bacteria for
sugarcane " .
The results:
- Seven bacterial strains were isolated and purified on the NFb medium from
stem, leaf and root tissues of sugarcane in TayNinh province.
- Selection and identification of two strains of nitrogen-fixing bacteria :
+ Stenotrophomonas maltophilia
+ Pseudomonas putida
- Producion of microorganism fertilizer (including nitrogen fixing bacteria Stenotrophomonas maltophilia) met the standard stipulated in the Circular No.
36/2010/TT-BNNPTNT on June 24, 2010 promulgated by the Ministry of Agriculture and
Rural Development (biomass concentration at 2,6 X 1010 Cfu/mL, pH value of 6,8).

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ii
SUMMARY................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................. ix
Chƣơng I MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 2
Chƣơng II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1. Tổng quan về mía ..................................................................................................... 3
2.1.1. Thực trạng về ngành công nghiệp mía đƣờng ở nƣớc ta ....................................... 4
2.2. Tổng quan về phân vi sinh........................................................................................ 6
2.2.1. Giới thiệu về phân bón vi sinh............................................................................... 6
2.2.2. Phân loại phân vi sinh theo công nghệ sản xuất .................................................... 7
2.2.3. Giới thiệu về vi sinh vật cố định đạm .................................................................... 9
2.2.3.1. Định nghĩa vi khuẩn cố định nitơ tự do .............................................................. 9
2.2.3.2. Arthrobacter ....................................................................................................... 9
2.2.3.3. Enterobacter ..................................................................................................... 10
2.2.3.4. Azotobacter ....................................................................................................... 11
2.2.3.5. Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium ........................................................................ 12
2.2.3.6. Vi khuẩn tự do Azospirillum............................................................................. 13
2.2.3.7. Vi khuẩn Pseudomonas putida ......................................................................... 14

v


2.2.4.. Quá trình cố định Nitơ ....................................................................................... 16
2.2.4.1. Vòng tuần hoàn Nitơ trong tự nhiên ................................................................. 16
2.2.4.2. Cố định nitơ trong tự nhiên .............................................................................. 16
2.2.4.3. Sản xuất nitơ trong công nghiệp ....................................................................... 17
2.2.4.4. Cố định nitơ nhờ vi sinh vật ............................................................................. 17
2.2.5. Quá trình tổng hợp và phân giải các hợp chất chứa nitơ ..................................... 18
2.2.5.1. Quá trình amôn hóa .......................................................................................... 18
2.2.5.2. Quá trình nitrat hóa ........................................................................................... 19
2.2.5.3. Quá trình phản nitrat ......................................................................................... 19

2.2.5.4. Quá trình cố định N2 ..................................................................................................................................... 19
2.2.5.5. Vai trò của Nitơ đối với thực vật ...................................................................... 19
2.2.5.6. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................................... 19
2.2.5.7. Một số nghiên cứu trong nƣớc.......................................................................... 19
2.2.5.8. Một số nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 20
Chƣơng III VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP .............................................................. 22
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................... 22
3.2. Vật liệu, dụng cụ, thiết bị thí nghiệm ..................................................................... 22
3.2.1. Vật liệu ................................................................................................................ 22
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ............................................................................ 22
3.3. PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................................... 23
3.3.1. : Nội dung 1: Phƣơng pháp phân lập và làm thuần vi khuẩn nội sinh ............... 23
3.3.1.1. Phân lập vi khuẩn ............................................................................................. 23
3.3.1.2. Phân lập và chọn lọc ......................................................................................... 24
3.3.2. Nội dung 2: Quan sát hình thái tế bào và nhuộm Gram vi khuẩn ...................... 26
3.3.3. Nội dung 3: Khảo sát một số đặc tính sinh hóa ................................................... 27
3.3.4. Nội dung 4: Định danh vi khuẩn bằng kỹ thuật sinh học phân tử ....................... 29

vi


3.3.5. Nội dung 5: Khảo sát quá trình nhân sinh khối vi khuẩn .................................... 30
Chƣơng IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 31
4.1 Kết quả ..................................................................................................................... 31
4.1.1. Kết quả phân lập và làm thuần ............................................................................ 31
4.1.2. Kết quả quan sát hính thái tế bào và nhuộm Gram vi khuẩn............................... 33
4.1.3. Kết quả khảo sát khả năng phân giải đạm ........................................................... 36
4.1.4. Kết quả khảo sát đặc tính sinh hóa ...................................................................... 35
4.1.5. Kết quả định danh chủng vi khuẩn phân giải đạm .............................................. 38
4.1.6. Kết quả khảo sát quá trình nhân sinh khối của vi khuẩn ..................................... 40

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 41
5.1. Kết luận................................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATP: Adenosine Triphosphate
NT: nghiệm thức
GLU: Glucose oxidation
ONPG: Ortho-Nitrophenol test for beta-galactosidase production
UREA: Urea hydrolysis
CIT: Citrate Utilization
IND: Indole production
MALO: Malonate
LDC: Lysine decarboxylase

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Kí hiệu mẫu lá, thân, rễ mía và đất đã thu thập đƣợc ....................................... 31
Bảng 4.2 Đặc điểm và màu sắc khuẩn lạc của 07 chủng vi khuẩn .................................. 32
Bảng 4.3 Kết quả nhuộm Gram và quan sát hình thái tế .................................................. 33
Bảng 4.4 Đặc điểm sinh hóa của 4 chủng vi khuẩn phân lập........................................... 36
Bảng 4.5 Mật độ vi khuẩn cố định đạm ........................................................................... 38


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Chế phẩm phân bón lá cho cấy mía .................................................................... 6
Hình 2.2 Khuẩn lạc đặc trƣng của chủng Arthrobacter ................................................... 10
Hình 2.3 Khuẩn lạc đặc trƣng của chủng Enterobacter ................................................... 11
Hình2.4 Khuẩn lạc Azotobacter ....................................................................................... 12
Hình 2.5 Các dạng khuẩn lạc khác nhau của một số dòng vi khuẩn Pseudomonas ........ 14
Hình 4.1 Khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn chọn lọc trên môi trƣờng NFb ................... 32
Hình 4.2 Kết quả nhuộm Gram vi khuẩn ......................................................................... 33
Hình 4.3 Kết quả quan sát hình thái tế bào vi khuẩn ....................................................... 34
Hình 4.4 Hình ảnh các chủng vi khuẩn sau 48 giờ nuôi cấy ............................................ 35
Hình 4.5 Khuẩn lạc đặc trƣng và hình ảnh nhuộm........................................................... 37
Hình 4.6 Sinh khối vi khuẩn trong quá trình nuôi cấy ..................................................... 39

ix


Chƣơng I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng. Với
tốc độ tăng dân số hiện nay bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời là quá thấp và
có khuynh hƣớng thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Để đảm bảo
lƣơng thực, thực phẩm tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, hƣớng thâm canh sản xuất
nông nghiệp là tất yếu.
Theo thống kê, đối với sản xuất thâm canh thì chi phí phải đầu tƣ phân bón chiếm
30-50% tổng chi phí canh tác, điều này có nghĩa là nhu cầu sử dụng phân bón ngày càng
cao. Khi bón phân hóa học vào đất, cây trồng chỉ hấp thụ khoảng 40-50% lƣợng phân
bón, lƣợng còn lại bị nƣớc mƣa, nƣớc tƣới rửa trôi hoặc bị trực di. Bên cạnh đó việc lạm
dụng quá nhiều phân bón hóa học để gia tăng năng suất làm cho đất đai ngày càng bạc
màu, độ phì nhiêu kém dần, gây ô nhiễm nguồn nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống

con ngƣời. Vì vậy việc gia tăng bón phân hóa học chỉ giải quyết tạm thời, không thể áp
dụng lâu dài bởi chúng phát sinh nhiều mối lo ngại.
Xu thế mới trong phát triển công nghệ và ứng dụng hiện nay là sử dụng các chế
phẩm, phân bón sinh học trong đó chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật.
Việc sử dụng các sản phẩm sinh học trong canh tác nông nghiệp sẽ góp phần cải tạo đất,
giảm ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái. Trong đó nhóm chế phẩm vi sinh đặc biệt quan trọng
ảnh hƣởng nhiều tới năng suất và chất lƣợng cây trồng là nhóm có chứa vi sinh vật cố
định đạm tự do trong đất.
Hiện nay trong nông nghiệp nƣớc ta, ngành công nghiệp mía đƣờng đang trên đà
phát triển và thu nguồn lợi nhuận cao thì việc nghiên cứu một loại phân bón hay chế phẩm
sinh học phù hợp cho cây mía là rất cần thiết. Trên cơ sở đó tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm bón cho mía”
1


1.2. Yêu cầu của đề tài
- Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật cố định đạm từ các mẫu đất, rễ, thân
và lá cây mía thu thập tại một số vùng trồng mía tỉnh Tây Ninh.
- Nhân sinh khối chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm tốt nhất nhằm sản xuất
phân bón vi sinh.
1.3. Nội dung thực hiện
- Phân lập và làm thuần các chủng vi sinh có khả năng cố định đạm từ mẫu đất, rễ,
thân và lá mía ở một số vùng trồng mía tại tỉnh Tây Ninh.
- Định danh các chủng vi sinh phân lập đƣợc bằng phƣơng pháp nhuộm Gram và
thực hiện các phản ứng sinh hóa.
- Định danh chủng vi sinh vật có khả năng phân giải đạm cao nhất bằng kỹ thuật
sinh học phân tử.
- Khảo sát quá trình nhân sinh khối của chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm
tốt nhất ở các mức thời gian khác nhau để sản xuất phân vi sinh.


2


Chƣơng II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về mía đƣờng
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài
lau, lách. Mía là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo
(Poaceae), sinh trƣởng, phát triển tốt ở khu vực nhiệt đới và ôn đới ẩm. Chúng có thân to
mập, chia đốt, chứa nhiều đƣờng, cao từ 2 - 6 m. Tất cả các dạng mía đƣờng đƣợc trồng
ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp, đƣợc trồng để thu hoạch nhằm sản
xuất đƣờng (Cao Anh Đƣơng, 2013).
Hiện nay ở nƣớc ta các giống mía khá phong phú, từ các giống mía hoang dại còn
tồn tại ở một số vùng nhƣ mía lau, mía gie, mía đế,… đến các giống mía đƣợc lai tạo tại
Việt Nam hoặc có nguồn gốc từ nhiều nƣớc khác trên thế giới.
Dƣới thời Pháp thuộc, ngoài những giống mía dại, giống địa phƣơng đƣợc tuyển
chọn trồng để ăn tƣơi và ép đƣờng mật, bắt đầu xuất hiện một số giống nhập nội từ nƣớc
ngoài nhƣ POJ (Indonesia), Co (Ấn Độ) và F (Đài Loan) trong vùng nguyên liệu mía.
Từ 1960 đến trƣớc ngày giải phóng miền Nam (1975), bộ giống mía trong nƣớc đã
đƣợc bổ sung thêm nhiều các giống nhập nội. Ngoài các giống mía dại, giống địa phƣơng
nhƣ mía vàng, mía đỏ, mía tre,… chủ yếu dùng để ép đƣờng mật, các giống mía nhập nội
nhƣ: POJ3016, POJ2878, Co290, Co300, Co421, Co419, CP49/50, F108, F134,
NCo310,… đã đƣợc trồng rộng rãi ở các vùng nguyên liệu mía và sử dụng chủ yếu để sản
xuất đƣờng ăn tại các nhà máy đƣờng công nghiệp hiện đại.
Từ năm 1975 đến hết thập kỷ 1980, ngành mía đƣờng trong nƣớc đƣợc khuyến
khích phát triển, các Viện, Trung tâm nghiên cứu trong nƣớc đã nhập nội và tuyển chọn
thêm đƣợc nhiều giống mía từ nguồn nhập nội, trong đó đáng chú ý nhất là các giống
nhƣ: My55-14, C819-67, Ja60-5 từ Cuba, F156, F154 từ Đài Loan, Co715, Co775 từ Ấn
Độ…


3


Từ năm 1990 đến nay, đặc biệt là sau khi chƣơng trình 1 triệu tấn đƣờng đƣợc
chính thức phê duyệt năm 1995, hàng chục giống mía mới có nguồn gốc từ Đài Loan,
Trung Quốc, Thái Lan, Pháp,… đƣợc nhập nội, bổ sung vào cơ cấu giống và đƣợc trồng
rộng rãi, đều khắp các vùng mía của các nhà máy đƣờng trên cả nƣớc. Một số giống mía
có năng suất, chất lƣợng cao, thích hợp với điều kiện canh tác ở một số vùng mía nhƣ
My55 - 14, F156, ROC10, ROC16, VĐ86 - 368, QĐ11, R570, K84 - 200, K88 92 ,Suphanburi 7, LK92 - 11… đã đƣợc công nhận giống và cho phép phổ biến rộng rãi ra
sản xuất. Bên cạnh đó, công tác lai tạo giống mía trong nƣớc, vốn đƣợc khởi động từ năm
1965, sau đó đƣợc Cuba giúp đỡ khôi phục và phát triển thêm từ năm 1982 cũng bắt đầu
thu đƣợc kết quả, một số giống mía lai Việt Nam tốt nhƣ VN84 - 4137, VN84 - 422,
VN85 - 1427, VN85 - 1859,… đã đƣợc công nhận và cho phép phổ biến rộng (Cao Anh
Đƣơng, 2013).
2.1.1. Thực trạng về ngành công nghiệp mía đƣờng ở nƣớc ta
Mía đƣờng ở Việt Nam đã có từ xa xƣa, nhƣng ngành công nghiệp mía đƣờng mới
đƣợc bắt đầu từ thế kỷ thứ XX, năm 1994 cả nƣớc mới có 9 nhà máy đƣờng mía, với tổng
công suất gần 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy đƣờng tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị
và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 đến 500.000 tấn đƣờng (Theo
báo cáo tóm lƣợc ngành mía đƣờng 04/10/2011). Năm 1995 ở những vùng nguyên liệu tập
trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh
với nƣớc ngoài, sản lƣợng đƣờng năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn, sau 5 năm (19952000) đã có bƣớc tiến lớn tổng số nhà máy đƣờng của cả nƣớc là 44, tổng công suất là
81.500 tấn/năm (so với năm 1994 tăng thêm 33 nhà máy và trên 760.000 tấn công suất),
năm 2000 đã đạt mục tiêu 1 triệu tấn đƣờng. Miền Nam: 14 nhà máy, miền Trung và Tây
Nguyên: 15 nhà máy, và miền Bắc: 13 nhà máy.
Tóm lại, hơn một thập kỷ qua (1995-2006) tuy thời gian chƣa nhiều, đƣợc sự hỗ
trợ và bằng sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của Chính phủ, ngành mía đƣờng
non trẻ của Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng trƣởng nền kinh tế quốc dân, và
phần quan trọng hơn là góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết việc làm ổn định hàng triệu
nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân ổn định làm việc trong các nhà máy, có đời

4


sống vật chất tinh thần ổn định ngày một cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá lớn, bộ mặt nông thôn các vùng mía đƣợc đổi
mới…v.v (“Sổ tay trồng mía”Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh, 2012 ).
Theo Quy hoạch phát triển mía đƣờng năm 2010, định hƣớng năm 2020, chỉ tiêu
về diện tích mía là 300.000 ha, năng suất đạt 65 tấn/ha, sản lƣợng mía đạt 19,5 triệu
tấn/năm, sản lƣợng đƣờng sản xuất đạt 1,5 triệu tấn/năm. Nhƣng đến nay, chỉ có tổng
công suất nhà máy đạt 105.750 tấn mía/ngày, vƣợt 0,7% so với kế hoạch, tất cả các chỉ
tiêu còn lại đều không đạt. Dự kiến, tổng lƣợng đƣờng sản xuất năm 2009 - 2010 chỉ đạt
khoảng 984.000 tấn, giảm so với niên vụ trƣớc 5.000 tấn.Nếu mức tiêu thụ đƣờng năm
nay nhƣ năm 2009, lƣợng đƣờng hiện có dự kiến sẽ thiếu khoảng 300.000 tấn (“Sổ tay
trồng mía”Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh, 2012 ).
Tại tỉnh Tây Ninh cây mía đƣờng là một trong những cây trồng chính của tỉnh, vụ
mùa 2010 -2011 diện tích mía trên toàn tỉnh là 23.271 ha với sản lƣợng đạt 1.708.441 tấn.
Hiện nay, phần lớn diện tích mía đều trồng trên vùng đất thấp, năng suất đang dần đƣợc
cải thiện nhƣng cũng còn khá nhiều vấn đề kỹ thuật cần phải khắc phục. Tỉnh Tây Ninh
sở hữu nhà máy sản xuất mía đƣờng có công suất lớn và dây chuyền công nghệ chế biến
đƣờng hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu đặt ra là từng bƣớc
nâng công suất lên 9.000 tấn mía/ngày trong vụ thu hoạch 2011 - 2012 và 16.000 tấn mía
/ngày trong 3-4 năm tiếp theo. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, ngoài việc mở rộng diện tích
trồng mía thì vấn đề nâng cao năng suất và chất lƣợng cây mía cũng là một vấn đề cốt lõi
mang tính quyết định (“Sổ tay trồng mía”Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh, 2012).
2.2. Tổng quan về phân vi sinh
2.2.1. Giới thiệu về phân bón vi sinh
Những dòng vi sinh vật đƣợc sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh là:
Pseudomonas, Azospirillum, Brkholderia, Bcillus, Enterobacter, Rhizobium, Erwinia,
Serratia, Alcaligenes, Arthrobacter, Acinetobacter và Flavobacterium Pseudomonas
(Lemanceau, 1992; Kloepper, 1994; Glick, 1995).


5


Hình 2.1 Chế phẩm phân bón lá cho cấy mía.
(Nguồn: Nguyễn Đại Hương, 2007)

Cùng với chất hữu cơ vi sinh vật tồn tại trong đất, nƣớc và vùng rễ cây có ý nghĩa
quan trọng trong các mối tƣơng tác giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu nhƣ mọi quá
trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc dán tiếp của vi sinh vật (quá trình
mùn hóa, khoáng hóa hợp chất hữu cơ, quá trình phân giải hoặc cố định chất vô cơ.v.v.).
Vì vậy, vi sinh vật đƣợc coi là một yếu tố của hệ thống dinh dƣỡng cây trồng tổng hợp.
Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và đƣợc đặt tên là
Nitragin: sau đó phát triển sản xuất tại một số nƣớc khác nhƣ Mỹ (1896), Canada (1905),
Nga (1907), Anh (1910).
Tại nhiều quốc gia, phân bón vi sinh đƣợc hiểu là sản phẩm chứa các vi sinh vật
tồn tại dƣới dạng tế bào đang sống hay gọi là tế bào sinh dƣỡng hoặc bào tử hay vi sinh
vật dạng ngủ tử, các chủng vi sinh vật có ích có khả năng cố định đạm hoặc chuyển hóa
lân khó tan thành lân dễ tiêu tham gia trực tiếp hoặc dán tiếp vào quá trình dinh dƣỡng
của cây và đất trồng (Lemanceau, 1992; Kaushica, 2003).
Phân vi sinh cố định đạm là sản phẩm chứa chủng vi sinh vật sống đã đƣợc tuyển
chọn có mật độ đạt theo tiêu chuẩn hiện hành. Thông qua các hoạt động của chúng sau
quá trình bón vào đất tạo ra chất dinh dƣỡng mà cây trồng sử dụng đƣợc (Nitơ) hay các
6


hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản. Phân vi sinh cố
định đạm đảm bảo không gây ảnh hƣởng tới hệ sinh thái và chất lƣợng nông sản. Phân
bón vi sinh đƣợc chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo công nghể sản xuất, tính năng
tác dụng của vi sinh vật chứa trong phân bón hoặc thành phần các chất tạo nên sản phẩm

phân bón (Kloepper, 1994; Glick, 1995).
Vi sinh vật đất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất vi sinh vật
đất có tác dụng tổng hợp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và tăng nguồn
dinh dƣỡng cho đất nhƣ tổng hợp các chất đạm hữu cơ từ Nitơ của khí quyển nhờ vi
khuẩn nốt sần, sống cộng sinh vào cây họ đậu góp phần cung cấp các chất dinh dƣỡng có
Nitơ cho cây và vi khuẩn cố định đạm Azotobacterium giúp tăng Nitơ hữu cơ, vô cơ trong
đất. Tăng cƣờng sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất, góp phần hình thành chất
mùn trong đất để tăng độ phì nhiêu trong đất. Tăng cƣờng độ chuyển hóa vô cơ trong đất.
Chế phẩm phân vi sinh cố định đạm không hại đến sức khỏe con ngƣời, vật nuôi và
cây trồng không gây ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. Chế phẩm vi sinh cố định đạm có tác
dụng cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trƣờng, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, đồng hóa
chất dinh dƣỡng cho cây trồng, tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Chế phẩm vi sinh
cố định đạm có tác dụng làm tăng chất đề kháng cho cây trồng, phân hủy chuyển hóa các
chất hữu cơ bền vững, làm sạch môi trƣờng (Kloepper, 1994; Glick, 1995).
2.2.2. Phân loại phân vi sinh theo công nghệ sản xuất
Phân vi sinh vật trên nền chất mang khử trùng có mật độ vi sinh vật hữu ích lớn
hơn 109 Cfu/g (ml) và mật độ vi sinh vật tạp nhiễm lớn hơn một phần nghìn so với vi sinh
vật hữu ích. Phân bón dạng này đƣợc tạo bằng cách tầm nhiễm sinh khối vi sinh vật sống
đã qua tuyển chọn vào cơ chất đã đƣợc sử lý vô trùng bằng các phƣơng pháp khác nhau.
Phân bón vi sinh vật trên nền chất mang đã đƣợc khử trùng đƣợc sử dụng dƣới dạng
nhiễm hạt hoặc tƣới phủ với liều lƣợng 1 – 1,5 kg (lít)/ha cach tác. Phân vi sinh vật trên
nền chất mang không khử trùng đƣợc sản xuất bằng cách tầm nhiễm trực tiếp sinh khối vi
sinh vật đã qua tuyển chọn vào cơ chất không qua giai đoạn khử trùng cơ chất. Phân bón
7


dạng này có mật độ vi sinh vật hữu ích 106 cfu/g (ml) và đƣợc sử dụng với số lƣợng từ vài
trăm tới hàng nghìn kg (lít)/ha. Đối với phân bón vi sinh vật trên nền chất mang không
khử trùng, tùy theo thành phần các chất chứa trong chất mang mà phân bón vi sinh vật
dạng này đƣợc chia thành các loại (Nguyễn Xuân Thành và ctv, 2003; Kaushik, 2003).

Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm phân hữu cơ có chứa các vi sinh vật sống đã đƣợc
tuyển chọn có mật độ phù hớp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của
chúng tạo nên các chất dinh dƣỡng mà cây trồng có thể sử dụng đƣợc hay các hoạt chất
sinh học góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng nông sản. Phân hữu cơ khoáng vi sinh
vật là một dạng của phân hữu cơ vi sinh vật, trong đó có chứa một lƣợng nhất định các
dinh dƣỡng, khoáng (Kaushik, 2003; Gaur 2006).
Cơ sở tính năng tác dụng của các vi sinh vật chứa trong phân bón, phân vi sinh vật
đƣợc gọi dƣới các tên (1) Phân vi sinh vật cố định nitơ (phân đạm vi sinh) là sản phẩm
chứa các vi sinh vật cộng sinh với cây họ đậu (đậu tƣơng, lạc , đậu xanh, đậu đen..) hội
sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự do trong đất, nƣớc có khả năng sử dụng Nitơ từ
không khí, tổng hợp thành đạm cung cấp cho đất và cây trồng. (2)Phân vi sinh vật phân
giải photpho khó tan sản xuất từ các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các hợp chất
phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng. (3) Phân vi sinh vật kích thích điều
hòa sinh trƣởng thực vật chứa các vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp các hoạt chất sinh
học có khả năng điều hòa hoặc kích thích quá trình trao đổi chất của cây. (4) Phân vi sinh
vật chức năng là một dạng của phân bón vi sinh vật ngoài khả năng tạo nên các chất dinh
dƣỡng cho đất, cây trồng còn có thể ức chế, kìm hãm sự phát sinh, phát triển của một số
bệnh vùng rễ cây trồng do vi khuẩn và vi nấm gây ra. (5) Phân vi sinh hỗn hợp là loại
phân đƣợc sản xuất bao gồm nhiều loại vi sinh vật có khả năng sống cộng sinh và tham
gia chuyển hóa nhiều loại cơ chất khác nhau. Khi bón loại phân này xuống đất, tất cả các
vi sinh vật trong loại phân này đều có khả năng phát triển và chuyển hóa vật chất tạo ra
nhiều chất dinh dƣỡng có lợi cho cây trồng (Kaushik 2003; Gaur 2006).

8


2.2.3.Giới thiệu về vi sinh vật cố định đạm tự do
2.2.3.1. Định nghĩa vi khuẩn cố định đạm tự do
Vi khuẩn cố định nitơ tự do là những vi khuẩn có hoạt tính nitrogenase có khả
năng đồng hóa nitơ của không khí thành đạm amôn.

2.2.3.2. Vi khuẩn Arthrobacter
Vi khuẩn Arthrobacter thuộc Giới: Vi khuẩn, Ngành: Actinobacteria, Bộ:
Actinomycetales, Họ: Micrococcaceae, Chi: Arthrobacter (Conn và Dimmick, 1947) .
Vi khuẩn Arthrobacter khi còn non tế bào hình que bất quy tắc có kích thƣớc 0,8 1,2 x 1,0 - 8,0 µm đôi lúc có hình chữ V, không có lông tơ. Khi phát triển có dạng que
mảnh đến cầu nhỏ với đƣờng kính 0,6 - 1,0 µm thƣờng ở dạng đơn, dạng đôi đôi lúc tập
trung thành từng đám. Khuẩn lạc khi non có màu trắng trong đến trắng đục, khi già hơi
ngà vàng một số khuẩn lạc nhăn nheo, Gram dƣơng. Là vi khuẩn hiếu khí không di động
và không tạo axit bền, dinh dƣỡng hữu cơ, thƣờng phát triển trên môi trƣờng có chứa
biotin cùng với quá trình oxy hóa oxy. Chỉ một số ít hoặc không sinh axit, gas trong quá
trình chuyển hóa glucose và những nguồn carbohydrates khác. Phản ứng Catalase dƣơng
tính, nhiệt độ tối ƣu cho sự phát triển là 25 - 30oC. Phân bố rộng trong môi trƣờng, chủ
yếu có trong đất (Bergey’s Manual of determinative bacteriology, trang 573).
Arthrobacter gồm nhiều loài khác nhau nhƣ: Arthrobacter globiformis (Stackebrandt và
cs, 1983), Arthrobacter sulfurous (Stackebrandt và cs, 1995), Arthrobacter nicotianae,
Arthrobacter uratoxydans, Arthrobacter protophormiae (Schleifer và Kandler, 1972;
Stackebrandt và cs, 1983).

9


Hình 2.2 Khuẩn lạc đặc trƣng của chủng Arthrobacter
(A) Chủng Ar3, (B) Chủng Ar5
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Sƣơng, 2011)

2.2.3.3. Vi khuẩn Enterobacter
Vi khuẩn Enterobacter thuộc Giới: Vi khuẩn, Ngành: Proteobacteria, Lớp: Gamma
Proteobacteria, Bộ: Enterobacterile, Họ: Enterobacteriaceae, Chi: Enterobacter
(Hormaeche và Edwards, 1960).
Vi khuẩn Enterobacter dạng que thẳng có kích thƣớc 0,6 - 1,0 µm x 1,2 - 3,0 µm,
di chuyển nhờ lông roi (E.asburiae), Gram âm, là vi khuẩn kị khí không bắt buộc, dinh

dƣỡng hữu cơ có khả năng hô hấp và lên men trong quá trình chuyển hóa. Nhiệt độ tối ƣu
cho sự phát triển là từ 30 - 37oC. Sản phẩm dị hóa D - glucose và nguồn cacbohydrate
khác là axit và gas. Phản ứng Indole âm tính, VP và Simmons citrate dƣơng tính. Không
có khả năng sinh H2S, lipase và deoxyribonuclease. Hầu hết có khả năng lên men các
nguồn cacbohydrate nhƣ L- arabinose, cellobiose, maltose, D - mannitol, D - mannose,
salicin và trehalose. Phân bố rộng trong thiên nhiên, nƣớc ngọt, đất, chất thải, thực vật,
động vật kể cả ngƣời (Bergey’s Manual of determinative bacteriology, trang 77).
Enterobacter gồm một số loài nhƣ

Enterobacter amnigenus (Izard và cs, 1981),

Enterobacter asburiae (Brenner và cs, 1986), Enterobacter cancerrogenus (Dickey và
Zumoff, 1988).
10


Hình 2.3 Khuẩn lạc đặc trƣng của chủng Enterobacter
(A) chủng E1, ( B) chủng E3
(Nguồn:Nguyễn thị thu sương, 2011)

2.2.3.4. Vi khuẩn Azotobacter
Vi khuẩn Azotobacter đƣợc nhà bác học Beyjeirinh phân lập năm 1901 từ đất có
khả năng cố định nitơ phân tử cao. Là vi khuẩn dạng trứng, gram âm, hiếu khí có kích
thƣớc 3,0 – 10,9 µm x 1,3 – 2,7 µm khuẩn lạc màu trắng trong lồi, nhày. Khi già khuẩn
lạc có màu vàng lục hoặc nâu thẫm, tế bào đƣợc bao bọc bởi một lớp vỏ dày và tạo thành
nang xác, gặp điều kiện thuận lợi nang xác này sẽ vỡ ra và tạo thành tế bào mới (Stanier,
2003).
Vi khuẩn Azotobacter khi nuôi cấy ở môi trƣờng nhân tạo thƣờng biểu hiện tình đa
hình, khi còn non có tiêm mao, có khả năng di động đƣợc nhờ tiêm mao. Vi khuẩn
Azotobacter thích ứng ở pH 7,2 – 8,2, nhiệt độ 28 – 300c, độ ẩm 40 – 60 %, Azotobacter

đồng hóa tốt các loại đƣờng đơn và đƣờng kép, cứ tiêu tốn 1g đƣờng glucose nó có khả
năng đồng hóa đƣợc 8 – 18 mg N. Ngoài ra Azotobacter còn có khả năng tiết một số
vitamine thuộc nhóm B nhƣ B1, B6 v.v. một số acid hữu cơ nicotinic, biotin, auxin. Các
loại chất kháng sinh thuộc nhóm Amixomycin.Azotobacter có nhiều loại khác nhau:
A.chroococcum, A. vinelandi, A. paspali .v.v. (Stanier, 2003).
Vì Azotobacter có khả năng cố đinh đạm mạnh mẽ nhƣ vậy nên từ cuối thế kỷ 18
đã có nhiều nƣớc nghiên cứu sử dụng chúng làm phân vi khuẩn (gọi là phân
11


Azotobacterin). Việc sử dụng Azotobacterin cũng đang phát triển mạnh ở nhiều nƣớc và
thu đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng Azotobacterin không phải là vấn đề tiếp giống đơn
giản, mà còn phải tạo điều kiện để chúng phát triển mạnh cố định đƣợc nhiều đạm
(Stanier, 2003).

Hình2.4 Khuẩn lạc Azotobacter màu trắng đục, lồi, nhầy trên môi trƣờng Ashby (A). Tế
bào vi khuẩn Azotobacter đƣợc quan sát ở độ phóng đại 1000X với sự hình thành bào xác (cysts)
(đầu mũi tên)(B). (Nguồn:Cao Ngọc Điệp 2011)

2.2.3.5. Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium
Năm 1886 Beijerinch đã phân lập đƣợc chủng vi khuẩn nốt sần rễ đậu từ rễ của
một cây họ đậu, thuộc loại hiếu khí không bào tử.
Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium là giống vi khuẩn nốt sần của cây họ đậu có hình
dạng và kích thƣớc thay đổi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển. Khi vi khuẩn còn non, tế
bào có dạng hình que ngắn, chuyển động đƣợc, khi vi khuẩn già, tế bào có kích thƣớc lớn,
không chuyển động và phân nhánh, đƣợc gọi là thể giả khuẩn. Giai đoạn này thƣờng
trùng với giai đoạn ra hoa của thực vật, lúc đó cƣờng độ cố định đạm của chúng cũng là
cực đại. Có loại vi khuẩn đơn mao, có loại chu mao cũng có loại tiêm mao mọc thành
chùm ở đầu, khuẩn lạc vi khuẩn trên môi trƣờng đặc tạo khuẩn lạc trơn bóng, nhày.


12


Vi khuẩn Rhizobium có những loài quan trọng nhƣ: R. phaseoli (ở đậu nành, đậu tây),
R. leguminosarum (đậu Hà lan), R. trifolli (cỏ 3 lá), trong đó có một số chủng mọc chậm
không làm acid hóa môi trƣờng nuôi cấy (nhƣ R. phaseoli) và các chủng mọc nhanh làm
acid hóa môi trƣờng nuôi cấy (nhƣ R. leguminosarum).
2.2.3.6. Vi khuẩn tự do: Azospirillum
Giới: Vi khuẩn, Lớp: Rhozospirillales, Bộ: Rhodospirillales, Họ: Rhodoapirillaceae
Chi:Azospirillium.
Năm 1925, Beijerinck là ngƣời đầu tiên phát hiện và gọi chúng là Spirillium
lipoferum. Terrand và ctv đã đặt tên là Azospirillum cho đến ngày nay. Vi khuẩn
Azospirillum thuộc giới: Vi khuẩn, lớp: Rhozospirillales, bộ: Rhodospirillales, họ:
Rhodoapirillaceae chi:Azospirillium. Vi khuẩn Azospirillum có thể cố định đạm khoảng
20 – 40 kg/ha (tƣơng đƣơng 20 – 40 N/g malate trong phòng thí nghiệm) khi kết hợp với
rễ cây. Những sản phẩm hormone của chúng là IAA, GA, cytokinine, một số vitamin và
poly beta hydroxybutyric (PBH), Azospirillum là vi khuẩn cố định đạm N có hình xoắn
ốc. Azospirillum ƣa ít oxy, là vi khuẩn Gram âm, hình que cong, phân bố ở khắp nơi trong
đất và rễ của một số loại cây. Azospirillum có khả năng sống cộng sinh cố định đạm ở
vùng rễ các cây ngũ cốc đặc biệt là cây lúa (Stamier, 2003).
Nguyễn Thị Ngọc Trúc và Lê Thị Thu Hồng (2008), đã phân lập các dòng vi sinh
vật có ích trong đất nông nghiệp ĐBSCL và khảo sát ảnh hƣởng của chúng đến sự phát
triển cây trồng trong đó có dòng Azotobacter. Kết quả thu đƣợc dòng Azotobacter từ đất
trồng rau Châu Thành (Tiền Giang) có khả năng cố định đạm có tác dụng tích cực đến cây
lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Azospirillum lipoferum cho thấy sự tác động mạnh mẽ của nó qua sự tăng lƣợng
đạm và trọng lƣợng cũng nhƣ kích thƣớc của củ cà rốt và tăng lƣợng đƣờng trong củ cải
đƣờng. Khi chủng Azospirillum với hạt giống thì có thể tiết kiệm đến 60 % lƣợng phân
đạm. Sự kết hợp giữa Azospirillum và Azotobacter trên ruộng mía là tốt nhất.
13



Azospirillum in vitro có thế sản xuất các hormone thực vật nhƣ IAA, gibberellin,
cytokinin và ethylene (Bashan và Levanony, 1990)
2.2.3.7. Vi khuẩn Pseudomonas putida

Hình 2.5 Các dạng khuẩn lạc khác nhau của một số dòng vi khuẩn Pseudomonas spp. phân lập từ
mẫu đất ở vùng rễ cây lúa. (Nguồn: Phạm Ngọc Hà, 2010)

Vi khuẩn Pseudomonas thuộc Giới: Bacteria, Ngành: Proteobacteria, Lớp: Gamma
Proteobacteria, Bộ: Pseudomonadales, Họ: Pseudomonadaceae, Chi: Pseudomonas.
(Siegrist, 2010)
Vi khuẩn Pseudomonas rất phổ biến trong môi trƣờng tự nhiên, đất, nƣớc, thực phẩm hƣ
hỏng và những cây trồng bị bệnh (Palleroni, 1986; Pierre Cornelis, 2008 và Siegrist,
2010). Chi Pseudomonas có hơn 140 loài, hầu hết trong số đó là loại sinh trong đất hoặc
nƣớc (Palleroni, 1986). Một số loài trong chi Pseudomonas có khả năng gây bệnh cho
ngƣời, động vật và thực vật. Vi khuẩn P.aeruginosa đƣợc biết đến nhiều vì chúng gây
bệnh cơ hội trên ngƣời. Chúng đƣợc phân lập từ mẫu bệnh nhiễm trùng đƣờng hô hấp liên
quan với xơ nang. Trong khi đó, một số loài khác trong chi Pseudomonas đƣợc ứng dụng
trong sản xuất nông nghiệp P. putida đƣợc sử dụng cho phân hủy sinh học các hợp chất
hữu cơ giúp bảo vệ môi trƣờng (Siegrist, 2010).
Bên cạnh việc ứng dụng trong phân hủy và xử lý sinh học, P. putida còn đƣợc báo
cáo có khả năng sản xuất hợp chất IAA, hợp chất này kích thích sự phát triển và phân chia
của tế bào thực vật. Trong lĩnh vực ứng dụng cho nông nghiệp, P. flourescens đƣợc nhắc
đến khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng vì chúng sản xuất các hợp chất

14


cytokinins, isopentenyl adenosine, trans-zeatin ribose và dihydrozeatin riboside (Siddiqui,

2006).
Đặc điểm hình thái và phát triển của vi khuẩn Pseudomonas:
Vi khuẩn Pseudomonas có tế bào dạng hình que, Gram âm, di động bằng roi (một
hoặc nhiều roi), không sinh bào tử (Palleroni, 1986; Pierre Cornelis, 2008). Theo
(Siegrist, 2010) kích thƣớc của chúng nằm trong khoảng 0,5 - 1 µm x 1,5 - 5 µm.
Đặc điểm khuẩn lạc của các loài khác nhau trong chi Pseudomonas là khác nhau.
Theo Van Niel, Allen (1952) và Stainer (1966), khuẩn lạc của vi khuẩn P. stutzeri có bề
mặt nhăn nheo (đƣợc trích dẫn bởi Fakhruddin, 2003). Trái ngƣợc với P. stutzeri, khuẩn
lạc P. aeruginosa dạng phẳng, màu kem, có xu hƣớng lan rộng trên bề mặt thạch và tạo
chất nhầy xung quanh khuẩn lạc (Palleroni, 1986). Theo Meera và Balabaska (2012),
khuẩn lạc của P. flourescens có dạng tròn, màu vàng, nhẵn trơn và tiết sắc tố ra môi
trƣờng (Kuarabachew và ctv, 2007).
Vi khuẩn Pseudomonas là vi sinh vật hiếu khí, có một số phản ứng sinh hóa đặc trƣng
nhƣ phản ứng catalase dƣơng tính, không có phản ứng lên men đƣờng. Đa số các loài
Pseudomonas có phản ứng oxidase dƣơng tính. Tuy nhiên, P. syringae và một số loài
Pseudomonas khác cho kết quả phản ứng oxidase âm tính (Siegrist, 2010).
Ngoài ra, Pseudomonas còn đƣợc nhận biết khi chúng tiết ra môi trƣờng (có hàm
lƣợng sắt nhất định) siderophore (Siegrist, 2010). Siderophore là hợp chất chứa sắt, đƣợc
tạo thành khi vi khuẩn tiết ra các chất có tác dụng kết tủa ion sắt có trọng lƣợng phân tử
thấp môi trƣờng. Siderophore khi đƣợc hình thành trên môi trƣờng có nhiều loại sắc tố
khác nhau nhƣ pyoverdine (vàng - lục hay còn gọi là flourescein), pyocyanin (lam - lục),
pyorubin (đỏ - nâu) (Neilands, 1995) .
Đa số các loài Pseudomonas sử dụng đƣờng nhƣ một nguồn năng lƣợng theo con
đƣờng Entner-Doudoroff, tạo ra sản phẩm cuối cùng là pyruvate sau quá trình dị hóa. Một
số loài Psedomonas khác có khả năng phân giải đƣờng theo con đƣờng Glycolysis hoặc
Pentose Phosphates (PP) phụ thuộc vào hệ enzyme của loài đó (phân giải đƣờng không

15



×