BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KIỀU THỊ THUYÊN
NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH PHÒNG
TR
Ừ BỆNH ðỐM NÂU TRÊN CÂY CHÈ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KIỀU THỊ THUYÊN
NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH
PHÒNG TR
Ừ BỆNH ðỐM NÂU TRÊN CÂY CHÈ
CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 60.42.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NHƯ KIỂU
TS. NGUYỄN VĂN GIANG
HÀ NỘI – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này
là trung thực và chưa hề ñược sử dụng trong bất kỳ một báo cáo khoa học nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện báo cáo này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2013
Học viên thực hiện
Kiều Thị Thuyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến TS.
Lê Như Kiểu, Thạc sỹ Lê Thị Thanh Thủy Viện Nông hóa thổ nhưỡng và Thầy giáo
TS. Nguyễn Văn Giang - Trưởng Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ vi sinh
Giảng viên khoa Công nghệ sinh học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
hướng dẫn, giúp ñỡ tạo ñiều kiện và dạy bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa
Công nghệ sinh học ñã truyền ñạt cho tôi kiến thức trong 2 năm học tập, là nền tảng
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh ,Chị công tác tại Bộ môn
Vi Sinh Vật, Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, ñồng nghiệp và người thân ñã giúp ñỡ và
tạo ñiều kiện ñể tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi ñã có nhiều cố gắng hoàn thiên luận văn, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận ñược những ñóng góp của quý thầy cô và
các bạn ñể bản luận văn ñược hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Kiều Thị Thuyên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
MỞ ðẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu về vi khuẩn ñối kháng 3
1.1.1 Quan hệ ñối kháng trong thế giới vi sinh vật 3
1.1.2 Cơ chế ñối kháng giữa các nhóm vi sinh vật 4
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến quan hệ ñối kháng giữa các vi sinh vật 5
1.1.4 Sự ñối kháng nội sinh 6
1.1.5 Các dạng ñối kháng của vi khuẩn 7
1.1.6 Ứng dụng của vi khuẩn ñối kháng trong nông nghiệp 8
1.1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vi sinh vật ñối kháng 9
1.2 Một số bệnh hại và vấn ñề quản lý dịch hại trên cây chè 11
1.2.1 Một số bệnh hại chè do nấm, vi khuẩn gây ra 11
1.2.2 Quản lý dịch hại trên cây chè 16
1.3 Các chất kháng sinh trong bảo vệ thực vật 19
1.4 Tổng quan về chế phẩm vi sinh vật 21
1.4.1 Khái niệm chế phẩm vi sinh 21
1.4.2 Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng của chế phẩm vi sinh vật trong nông nghiệp 21
1.4.3 Chất mang thường dùng trong sản xuất chế phẩm vi sinh 23
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 26
2.1.1 Thời gian nghiên cứu 26
2.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 26
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
2.2 Vật liệu nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Phương pháp xác ñịnh mật ñộ vi sinh vật 27
2.3.2 Phương pháp xác ñịnh hoạt tính ñối kháng nấm bệnh của các chủng vi
khuẩn ñối kháng theo 10TCN 867- 2006 28
2.3.3 Xác ñịnh một số ñặc ñiểm sinh học và ảnh hưởng của một số ñiều kiện
môi trường (pH, nhiệt ñộ, oxy, môi trường dinh dưỡng) ñến sinh
trưởng, phát triển và khả năng phòng chống bệnh nấm hại chè của các
chủng vi khuẩn ñối kháng 29
2.3.4 Phương pháp phân loại vi sinh vật bằng kỹ thuật phân tử 30
2.3.5 Lựa chọn bổ sung các chất phụ gia vào chất mang ñể sản xuất chế
phẩm vi sinh ñối kháng 31
2.3.6 ðánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm từ các chủng vi khuẩn ñối kháng
trong phòng chống bệnh nấm hại chè 32
2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 ðặc ñiểm nấm Colletotrichum camelliaeMarasmius equinis Muler
Derk gây bệnh ñốm nâu hại chè 36
3.2 Lựa chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính kháng nấm Colletotrichum
camelliaeMarasmius equinis Muler Derk gây bệnh ñốm nâu hại chè 37
3.3 Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học và phân loại các chủng vi khuẩn
tuyển chọn 41
3.4 Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học từ các chủng vi khuẩn ñối
kháng nấm bệnh hại chè 43
3.4.1 Ảnh hưởng của một số ñiều kiện môi trường ñến sinh trưởng, phát
triển và khả năng phòng chống bệnh ñốm nâu cây chè của các chủng
vi khuẩn ñối kháng 43
3.4.2 Nghiên cứu bổ sung phụ gia vào chất mang ñể sản xuất chế phẩm vi sinh 48
3.4.3 Kiểm tra chất lượng chế phẩm sau thời gian bảo quản 55
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
3.5 ðánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm từ các chủng VKðK trong
phòng chống bệnh nấm hại chè 58
3.5.1 ðánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh (dạng dịch) ñến khả năng
phòng trừ nấm bệnh trên cây chè kinh doanh tại Nậm Búng, Văn
Chấn, Yên Bái 57
3.5.2 ðánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh (dạng bột) ñến khả năng
phòng trừ nấm bệnh trên cây chè kinh doanh tại Bản Công, Trạm Tấu,
Yên Bái 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1 Kết luận 60
2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VSV
VKðK
CS
CFU
PDA
VKB5
VKM2
VKPS
Vi sinh vật
Vi khuẩn ñối kháng
Cộng sự
ðơn vị hình thành khuẩn lạc (colony forming unit)
Môi trường nuôi cấy nấm gây bệnh cây trồng
(Potato Dextro Agar)
Vi khuẩn ñối kháng B5
Vi khuẩn ñối kháng M2
Vi khuẩn ñối kháng Ps
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Ưu ñiểm và hạn chế của chế phẩm trên nền chất mang khử trùng và
không khử trùng 24
3.1 Một số ñặc ñiểm của các chủng vi khuẩn ñối kháng phân lập tại các
vùng trồng chè tỉnh Yên Bái 37
3.2 Hoạt tính ñối kháng của 7 chủng vi khuẩn 38
3.3 Kết quả xác ñịnh một số ñặc ñiểm sinh học của 3 chủng VKðK 41
3.4 Kết quả ñịnh danh các chủng vi sinh vật tuyển chọn bằng chương trình
NCBI BLAST 43
3.5 Mật ñộ tế bào
(CFU/ml)
của các chủng VSV trong ñiều kiện nuôi cấy
lắc và nuôi tĩnh sau 2 ngày nuôi cấy 44
3.6 Mật ñộ tế bào
(CFU/ml)
của các chủng vsv sau các thời gian nuôi cấy 45
3.7 Mật ñộ tế bào (CFU/ml) của các chủng VSV lựa chọn trong các ñiều
kiện pH khác nhau sau thời gian nuôi cấy 48h 46
3.8 Mật ñộ tế bào (CFU/ml) của các chủng VSV lựa chọn trong các ñiều
kiện nhiệt ñộ khác nhau sau thời gian nuôi cấy 47
3.9 Thành phần lý hoá học của than bùn 48
3.10 Mật ñộ tế bào và hoạt tính sinh học của các chủng vi khuẩn ñối kháng
trước khi nhiễm vào chất mang dạng bột 49
3.11 Mật ñộ tế bào các chủng vi khuẩn ñối kháng (CFU/g) trong chất mang
dạng bột sau 15 ngày nhiễm 49
3.12 Mật ñộ tế bào các chủng vi khuẩn ñối kháng (CFU/g) trong chất mang
dạng bột sau 30 ngày nhiễm 50
3.13 Hoạt tính sinh học các chủng vi khuẩn ñối kháng trong chất mang
dạng bột sau 15 ngày nhiễm 51
3.14 Hoạt tính sinh học các chủng vi khuẩn ñối kháng trong chất mang
dạng bột sau 30 ngày nhiễm 51
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
3.15 Mật ñộ tế bào và hoạt tính sinh học của các chủng vi khuẩn ñối kháng
trước khi nhiễm vào chất mang dạng dịch 52
3.16 Mật ñộ tế bào các chủng vi khuẩn ñối kháng (CFU/ml) trong chất
mang dạng dịch sau 15 ngày nhiễm 52
3.17 Mật ñộ tế bào các chủng vi khuẩn ñối kháng (CFU/ml) trong chất
mang dạng dịch sau 30 ngày nhiễm 53
3.18 Hoạt tính sinh học các chủng vi khuẩn ñối kháng trong chất mang
dạng dịch sau 15 ngày nhiễm 54
3.19 Hoạt tính sinh học các chủng vi khuẩn ñối kháng trong chất mang
dạng dịch sau 30 ngày nhiễm 54
3.20 Mật ñộ tế bào của các chủng vi khuẩn ñối kháng sau thời gian bảo quản 55
3.21 Hoạt tính sinh học của các chủng vi khuẩn ñối kháng sau thời gian
bảo quản 56
3.22 Tỷ lệ bệnh hại trên các công thức thí nghiệm 57
3.23 Cấp bệnh trên các công thức thí nghiệm 58
3.24 Tỷ lệ bệnh hại trên các công thức thí nghiệm 59
3.25 Tỷ lệ bệnh hại trên các công thức thí nghiệm 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Bệnh thối búp chè 13
1.2 Lá chè bị bệnh ñốm nâu 14
2.1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm trên cây chè tại Nậm Búng 32
2.2 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm trên cây chè tại Bản Công 34
3.1 Khuẩn lạc của nấm Colletotrichum camelliae Masse trên môi trường
thạch PDA 36
3.2 Hình thái sợi nấm Colletotrichum camelliae Masse 36
3.3 Kiểm tra mức ñộ ổn ñịnh hoạt tính 38
3.4 Hoạt tính ñối kháng tương ñối của chủng VKB5 39
3.5 Họat tính ñối kháng nấm gây bệnh ñốm nâu hại chè của chủng VKB5 39
3.6 Hoạt tính ñối kháng nấm gây bệnh ñốm nâu hại chè của chủng VKPS 40
3.7 Hoạt tính ñối kháng nấm gây bệnh ñốm nâu hại chè của chủng VKM2 40
3.8 Hình thái khuẩn lạc chủng vi khuẩn VKM2 42
3.9 Hình thái khuẩn lạc chủng vi khuẩn VKB5 42
3.10 Hình thái khuẩn lạc chủng vi khuẩn VKPS 42
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
ðiều kiện khí hậu nước ta rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, ñặc biệt là
các vi sinh vật gây bệnh thực vật. ðể phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây trồng
người ta thường sử dụng hoá chất trong bảo vệ thực vật. Song việc sử dụng hoá chất
bảo vệ thực vật thường là ñộc hại và khi tồn dư trong ñất, nước và nông sản sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường và mất cân
bằng sinh thái.
Cây chè là loại cây lâu năm dạng thân gỗ, sử dụng thân lá ñể sản xuất ñồ
uống và có nhiều giá trị về dược liệu. Ngày nay chè ñược phổ biến rộng rãi hơn cả
cà phê, rượu vang và ca cao. Ngoài ra, Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có ñời
sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Do ñó, chè là một
trong những cây trồng ñang ñược quan tâm.
Chương trình IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) với chiến lược là sử dụng tác
nhân sinh học ñể hạn chế sự phát triển của các quần thể ký sinh. Một trong những
hướng nghiên cứu theo xu hướng này là sử dụng các tác nhân sinh học ñể hạn chế các
quần thể vi sinh vật gây bệnh, trong ñó vi khuẩn là nhóm có nhiều tiềm năng vì tỷ lệ
loài có khả năng sinh chất kháng sinh cao, trong ñó có nhiều chất kháng sinh có khả
năng kháng nấm mạnh. Việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học từ các vi
khuẩn ñối kháng có ý nghĩa lớn trong công tác bảo vệ thực vật. Trong ñó cây chè là
cây loại cây chủ ñạo và hàng năm các bệnh do vi sinh vật cũng ñã gây ra những thiệt
hại nặng nề, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc tìm kiếm các
chủng vi khuẩn có khả năng sinh chất kháng sinh và nghiên cứu sản xuất các chế
phẩm sinh học có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh thực vật có tầm quan
trọng ñặc biệt góp phần vào công tác bảo vệ thực vật và xây dựng nền nông nghiệp an
toàn và bền vững. Xuất phát từ những lý do trên. Chúng tôi thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh ñốm nâu trên cây chè”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu, sản xuất ñược chế phẩm vi sinh ñể sử dụng trong phòng chống
bệnh ñốm nâu hại lá chè
2.2. Nội dung nghiên cứu
Lựa chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính kháng nấm Colletotrichum
camelliaeMarasmius equinis Muler Derk gây bệnh ñốm nâu hại chè
+ Lựa chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính kháng nấm bệnh hại chè
+ Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của các chủng vi khuẩn tuyển chọn.
- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh từ các chủng vi khuẩn ñối kháng
nấm bệnh hại chè
+ Ảnh hưởng của một số ñiều kiện môi trường ñến sinh trưởng, phát triển và khả
năng phòng chống bệnh ñốm nâu trên cây chè của các chủng vi khuẩn ñối kháng.
+ Nghiên cứu bổ sung phụ gia vào chất mang ñể sản xuất chế phẩm vi sinh
phòng trừ bệnh ñốm nâu cây chè.
+ Kiểm tra chất lượng chế phẩm sau thời gian bảo quản
- Bước ñầu ñánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm từ các chủng vi khuẩn ñối
kháng trong phòng chống bệnh nấm hại chè.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- ðề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về chế phẩm vi sinh phòng trừ
bệnh ñốm nâu hại cây chè
- Các kết quả thu ñược sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu và giảng dạy ñối
với cây chè trong quá trình phòng trừ sâu bệnh hại
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tìm ra ñược một số chủng vi khuẩn có khả năng ñối kháng cao với nấm
Colletotrichum camelliaeMarasmius equinis Muler Derk gây bệnh trên cây chè.
- ðề xuất ñược quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh từ các chủng vi khuẩn
ñối kháng ñể phòng trừ bệnh ñốm nâu trên cây chè góp phần phòng trừ sâu bệnh hại
theo hướng nông nghiệp bền vững.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về vi khuẩn ñối kháng
1.1.1. Quan hệ ñối kháng trong thế giới vi sinh vật
Trong tự nhiên nhiều loài vi sinh vật có khả năng ức chế sinh trưởng và phát
triển của các loài vi sinh vật khác và chúng thường ñược gọi là vi sinh vật ñối
kháng. Hiện tượng ñối kháng ñược quan sát ở nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau bao
gồm nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn có thể trực tiếp (competition, antibiosis) hoặc không
trực tiếp (tạo tính kháng của cây chủ). Việc sử dụng hiện tượng ñối kháng này trong
công tác bảo vệ thực vật ñược gọi là biện pháp phòng trừ sinh học. Phương pháp
này ñã ñược sự quan tâm và ñầu tư rất lớn của nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới
trong nhiều thập kỷ qua.
Biện pháp sinh học kiểm soát sâu bệnh thực vật ñã ñược phát triển, nhưng
ñôi khi thực hiện ở ñiều kiện ngoài tự nhiên lại không có hiệu quả như mong muốn.
Như vậy, mối tương quan giữa tính ñối kháng của vi sinh vật ñã ñược chứng minh
trong phòng thí nghiệm và ngoài thực tế là chưa chặt chẽ. Kích thước vùng ảnh
hưởng ñối kháng trực tiếp trên môi trường thạch ñôi khi không ñược biết chính xác,
hơn nữa ở những ñiều kiện in vitro thì rất thuận lợi nhưng lại không có tính thực tế,
vì ñiều kiện ngoài môi trường thường là ít thuận lợi hơn ñiều kiện in vitro, ñiều này
dẫn ñến ñôi khi kết luận sẽ là không chính xác.
Vùng ức chế sinh trưởng trên môi trường thạch có thể là do những yếu tố hoá
học (pH thấp hoặc cao), sự có mặt của những chất kháng sinh có phổ hoạt ñộng
mạnh, hoặc những bacteriocin ñặc biệt, hoặc sự có mặt của thực khuẩn thể. Chae Gun
Phae ñã cho rằng, chủng Bacillus subtilis NB22 có thể tiết vào ñất chất iturin, chất
này có khả năng ức chế sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn gây bệnh héo xanh.
Nhiều tác giả ñã ñề nghị rằng, sự ñối kháng trực tiếp có thể có những cơ chế
khác, không có bất kỳ một sự ñối kháng nào thể hiện trong ñiều kiện in vitro, lại
không có hiệu quả trong việc giảm mức ñộ bệnh của cây trong ñiều kiện nhà kính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
và trên ñồng ruộng, một số chủng ñộc mất ñộc tính và không có hoạt tính kháng
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, nhưng lại có hiệu quả giảm ñộ nghiêm trọng của
bệnh trong ñiều kiện nhà kính và trên ñồng ruộng.
Mặc dù, dưới những ñiều kiện kiểm tra rất thuận lợi, nhưng chưa có một
trong những tác nhân kiểm soát sinh học nào ñã chứng tỏ có hiệu quả cao trên ñồng
ruộng. Trong hầu hết các trường hợp, những thí nghiệm trên ñồng ruộng là quá hạn
chế . Sự bảo vệ cây trước bệnh héo xanh không có hiệu quả là vì sự hình thành
những khuẩn lạc ở rễ cây của những tác nhân kiểm soát sinh học là quá thấp, hoặc
phụ thuộc quá nhiều vào ñiều kiện môi trường.
1.1.2. Cơ chế ñối kháng giữa các nhóm vi sinh vật
Trong quần thể vi sinh vật, mỗi loài ñều phải ñấu tranh sinh tồn suốt cả quá
trình tiến hóa dưới các hình thức khác nhau và rất linh hoạt. Vi sinh vật có thể thay
thế các tác nhân cạnh tranh của chúng bằng cách nhân lên với số lượng lớn hoặc có
thể hình thành các chất ñặc hiệu hay không ñặc hiệu trong quá trình chuyển hoá vật
chất, nhằm ức chế sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật khác. Các chất không
ñặc hiệu có thể là các axít hữu cơ, rượu, hoặc các hợp chất khác. ðăc biệt ở một số
loài vi khuẩn và nấm ñã sử dụng cơ chế siderophores.
Thải ra nhiều H
2
S do hoạt ñộng chuyển hoá vật chất mạnh của một số vi sinh
vật là tạo ñiều kiện thích hợp với chúng, nhưng lại không thích hợp với sự sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật khác, thậm chí cả thực vật bậc cao và có thể gây
ñộc cho môi trường như ñã ñược quan sát thấy trong ñất ở vùng Trans-Volga. ðặc
trưng nhất là phản ứng do các chất ñặc hiệu gây ra ñược gọi là chất kháng sinh và
có ảnh hưởng ñến vi sinh vật. Vi sinh vật ñối kháng tạo ra những chất này có khả
năng ức chế sinh trưởng chỉ một số loài nhất ñịnh. Một số vi sinh vật ñối kháng chỉ
ức chế vi khuẩn gram dương và một số khác có thể ức chế cả vi khuẩn gram âm và
gram dương. Một số khác chỉ có tác ñộng ñến liên cầu khuẩn hay Bacillus v v
Các loài vi sinh vật ñối kháng chủ yếu tác ñộng lên các loài vi sinh vật lạ. A.
streptomycini sản sinh streptomycin nhưng không ức chế các chủng thuộc cùng loài.
A. aureofaciens cũng không ức chế các chủng thuộc cùng loài bất kể chúng ñược
phân lập từ ñâu hoặc trước ñó sống trong ñiều kiện như thế nào. Tương tự như vậy,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
ñối với các vi sinh vật ñối kháng khác cũng sản sinh kháng sinh như tetramycin,
chloromycetin, actinomycin, sulfactin, ñều không ức chế sự sinh trưởng và phát
triển của các chủng thuộc cùng loài.
Như vậy, vai trò sinh học của các chất kháng sinh nói riêng và hiện tượng ñối
kháng nói chung là rất quan trọng trong sự sống của vi sinh vật. Bằng cách sử dụng
các sản phẩm trao ñổi chất của mình, vi sinh vật ñối kháng có khả năng ức chế các
tác nhân cạnh tranh ở một mức ñộ nhất ñịnh và chúng ñiều hoà quần thể vi sinh vật
trong tự nhiên.
Khi có mặt vi sinh vật ñối kháng hay các chất chuyển hoá của chúng thì rất
nhiều các chất có hoạt tính như các chất xúc tác sinh học, chất kháng sinh, toxin và
enzym bị mất chức năng và trở thành bất hoạt. Toxin trở thành không ñộc, các chất
kháng sinh không còn khả năng ức chế các vi sinh vật tương ứng nữa và các enzym
không còn khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Ví dụ: Penicillin mất hoạt tính
kháng sinh ñối với vi khuẩn sinh enzym penicillinaza.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến quan hệ ñối kháng giữa các vi sinh vật
Trong môi trường tự nhiên, quan hệ ñối kháng giữa các vi sinh vật cũng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở ñây chỉ xem xét các ñiều kiện và các nhân tố ảnh
hưởng chính ñến việc ứng dụng các vi sinh vật ñối kháng trong phòng chống
bệnh thực vật.
- ðiều kiện môi trường có ảnh hưởng rất lớn ñối với quan hệ ñối kháng giữa
vi sinh vật ñối kháng và vi sinh vật gây bệnh thực vật.
- Một vi sinh vật ñối kháng chỉ có thể chống lại một số mầm bệnh thực vật
chứ không phải tất cả, ñó có thể là tính ñặc hiệu của vi sinh vật ñối kháng.
- Mối quan hệ giữa mật ñộ nhiễm vào của vi sinh vật ñối kháng và mức ñộ
bệnh (cao hoặc thấp) cũng là yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả ñối kháng của vi sinh
vật ñối kháng. Khi mật ñộ vi sinh vật ñối kháng nhiễm vào thấp thì ít thấy sự tăng
hoặc giảm của bệnh, nhưng khi mật ñộ nhiễm vào cao hơn thì mức ñộ bệnh sẽ bị
giảm ñột ngột.
- Sự hấp thụ, tính hoạt ñộng và không hoạt ñộng của những chất kháng sinh cũng
phụ thuộc vào ñộ pH của ñất, ở pH bằng 3,2 ñộ hấp thụ kháng sinh là 4000 µg/g, trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
khi ñó pH bằng 5,6 ÷ 7,6 ñộ hấp thụ này là 400 µg/g, ít hơn 10 lần.
Những số liệu trên ñã giúp chúng ta thay ñổi quan niệm về sự bảo tồn chất
kháng sinh ở trong ñất. Sự hoạt ñộng của chất kháng khuẩn phụ thuộc vào những
ñiều kiện khí hậu, ñộ pH, ñặc ñiểm thổ nhưỡng của ñất cũng như ñặc tính hoá học
của chất kháng khuẩn.
Vì vậy, sự ñối kháng của các thể ñối kháng với các thể cạnh tranh mạnh hay
yếu thì ñất ñóng một vai trò rất quan trọng.
1.1.4. Sự ñối kháng nội sinh
Trong vùng rễ quyển của cây, những tác nhân kiểm soát sinh học phải ñấu
tranh với một tổ hợp của nhiều yếu tố như: Cấu trúc, thành phần lý hoá, ñộ ẩm, ñộ
pH của ñất và các vi sinh vật khác, tất cả những yếu tố ñó ñã ảnh hưởng tới cấu trúc
của quần thể vi khuẩn. ðể hạn chế các yếu tố mà những tác nhân kiểm soát sinh học
phải ñối mặt, người ta ñã sử dụng sự ñối kháng nội sinh, bằng cách sử dụng các tác
nhân gây bệnh kiểu dại.
Sự ñối kháng nội sinh có nhiều ưu thế hơn so với sự ñối kháng ngoại sinh. Vì
một tác nhân ñối kháng ñã ñược hình thành ngay bên trong thân cây chủ, nó có thể
tồn tại, sinh trưởng và phát triển song song với sự phát triển của cây chủ, tạo ra sự
bảo vệ liên tục cho cây ñối với tác nhân gây bệnh. Tác nhân ñối kháng này vẫn duy
trì ñược những ñặc tính hình thành khuẩn lạc và những tác nhân gây bệnh vẫn sống
sót, nhưng sẽ không có khả năng gây bệnh. Nó có thể hình thành khuẩn lạc ở rễ ñể
xâm nhập vào những ống xylem và nhân lên bên trong mô mạch. Những ñột biến
không ñộc của R. solanacearum xuất hiện những cá thể ñáp ứng ñược ñầy ñủ các
yêu cầu cần thiết này, song cũng có một nhược ñiểm là dưới một ñiều kiện nào ñó
chúng có thể bị ñột biến trở lại thành dạng ñộc.
Những ñột biến không ñộc tự phát của R. solanacearum không có khả năng
tạo ra exopolsacarit (EPS). Kelman lần ñầu tiên ñã mô tả những ñột biến này và cho
rằng có thể dễ dàng tách ñược chúng. Như vậy, những ñột biến ñã ñược ñánh giá
như là những tác nhân sinh học kiểm soát bệnh héo xanh vi khuẩn. Một vài ñột biến
không ñộc tự phát ñã nhân lên bên trong mô cây chủ mẫn cảm sau khi nhiễm vi
khuẩn gây bệnh bằng kỹ thuật chích. Tuy nhiên, sự phát tán của vi khuẩn trong hệ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
mạch của cây bị hạn chế và quần thể của chúng luôn luôn giảm, có thể vì chúng ñã
bị kết dính dễ dàng bởi lectin thực vật hoặc bị ngăn chặn bởi thành tế bào cây chủ.
Khẳng ñịnh một ñiều rằng, một ñột biến từ chủng ñộc yếu của R.
solanacearum sẽ tạo ra sự bảo vệ cây trồng tốt hơn so với một ñột biến từ chủng
không ñộc khoẻ. Vì những ñột biến ñộc yếu có khả năng xâm nhập ñược vào mô
mạch và gây ra sự phản ứng kháng của cây chủ, trong khi ñó ñột biến không ñộc
khoẻ lại không có khả năng xâm nhập vào cây chủ. Vì vậy, chúng chỉ có thể tạo ra
sự ñối kháng trực tiếp ở bên ngoài vùng rễ cây chủ.
Một loại ñột biến không ñộc thứ 2 là chúng vẫn có khả năng sản sinh EPS
dạng dại. Một số ñột biến này nằm trên nhóm gen hrp 23 kb. Các thể ñột biến gen
hrp không ñộc trên cây cà chua, nhưng vẫn có khả năng xâm nhập qua rễ và nhân
lên bên trong cây mẫn cảm.
1.1.5. Các dạng ñối kháng của vi khuẩn
Hiện nay các biện pháp hóa học ñể phòng trừ các bệnh gây hại trên cây chè
ñược xem là chủ yếu nhưng xét về lâu dài biện pháp hóa học ngày càng thể hiện các
mặt trái của nó như làm cho các tác nhân gây bệnh trở nên kháng thuốc, ñặc biệt
gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người một cách nghiêm trọng. Vì vậy biện
pháp sinh học trong công tác bảo vệ thực vật ngày càng ñược chú ý khai thác và vị
trí của các biện pháp này ngày càng ñược nâng cao. Việc sử dụng các chủng vi
khuẩn ñối kháng ñể phòng trừ bệnh cây là rất cần thiết, các loài vi khuẩn sử dụng
phổ biến nhất hiện nay thuộc các chi pseudomonas, Bacillus và Streptomyces. Ảnh
hưởng có ích của nhóm vi khuẩn này là do chúng sản sinh ra chất kích thích tăng
trưởng cho cây, các chất ức chế hoặc làm suy yếu các tác nhân gây bệnh hoặc cả
hai. Các dạng ñối kháng chủ yếu của vi khuẩn ñối với tác nhân gây bệnh là:
* Cạnh tranh: sự cạnh tranh của VSV có thể biểu hiện ở các khía cạnh
Cạnh tranh chất dinh dưỡng và năng lượng với VSV có hại
Cạnh tranh chất sắt với VSV có hại
Cạnh tranh nơi cư trú với VSV có hại
* Kháng sinh:
Cơ chế ban ñầu ức chế tác nhân gây bệnh là tiết ra các sản phẩm trao ñổi chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
ngoại bào có ñộc tính ñối với sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh cây
( kháng sinh, ñộc tố, các acid hữu cơ, enzyme phân giải) ( Bạch Phương Lan, 2004)
[12]. Các chất này sẽ ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào, ức chế chức năng của
màng tế bào, ức chế quá trình sinh tổng hợp các chất cần thiết trong cơ thể Làm
sợi nấm không phát triển ñược, dần dần chúng sẽ suy yếu và chết. ðiển hình như
Pseudomonas fluorescens tiết ra pyrrolnitrin, pyoluteorin, và 2,4-
diacetylphloroglucinol ức chế sự tăng trưởng phytopatogen. Nghiên cứu thực hiện
trên Pseudmonas fluorescens ñã cho thấy tiềm năng của loại vi khuẩn có lợi trong
xử lý sinh học chống lại các tác nhân gây bệnh của nhiều giống cây trồng. Các kết
quả của thí nghiệm cho thấy ở nồng ñộ cao, Pseudomonas fluorescens thử nghiệm
ức chế sản xuất bào tử của nấm gây bệnh thực vật. Tuy nhiên những chất này có khả
năng ức chế sinh trưởng chỉ nột số loài nhất ñịnh: một số ức chế vi khuẩn gram
dương, một số ức chế cả vi khuẩn gram dương và gram âm, một số khác chỉ tác
ñộng ñến liên cầu khuẩn hay bacillus
* Tiêu diệt nhau: VKðK có thể tiết ra một chất kháng nhằm thuỷ phân vách
tế bào sợi nấm, xâm nhập vào trong sợi nấm, phá vỡ tế bào và tiêu diệt nấm bệnh.
* Ngoài ra VKðK còn trực tiếp xâm nhập vào tế bào và mô của các VSV
gây hại, sống ký sinh trên ñó và do vậy kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt hoàn
toàn VSV gây bệnh (ñó là những loài vi sinh vật ký sinh bậc hai) (Bạch Phương
Lan, 2004) [12]
1.1.6. Ứng dụng của vi khuẩn ñối kháng trong nông nghiệp
* Các loài VKðK ñều thuộc hệ VSV sống ở vùng rễ cây và sống hoại sinh.
* Các loài VKðK có thể bảo vệ cây trồng chống lại các VSV gây bệnh.
* Cơ chế tác ñộng của VKðK
- VKðK có khả năng cạnh tranh với nguyên tố sắt.
- VKðK có thể sản sinh ra cyanide làm tăng tính chống chịu của cây, sản
sinh ra chất kích thích sinh trưởng và có khả năng phân giải ñộc tố do VSV gây
bệnh gây ra.
- VKðK có khả năng cạnh tranh, chiếm chỗ rất thuận lợi ở vùng rễ của cây trồng.
- VKðK có khả năng phòng chống lại nhiều loài VSV gây bệnh cây chủ yếu,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
ngoài ra nó còn có tầm quan trọng chống lại những VSV thứ yếu hại cây, nghĩa là
bản thân nó có khả năng chống lại những loài VSV gây bệnh mà những loài VSV
ñó thường làm giảm sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.
1.1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vi sinh vật ñối kháng
a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vi sinh vật ñối kháng với một số bệnh cây trồng ñã ñược các nhà khoa học
trên thế giới nghiên cứu từ những năm ñầu của thế kỷ XX
- Năm 1978, Cuppels và cộng sự ñã kết luận rằng, nhiều chủng vi khuẩn có
khả năng sản sinh bacteriocin và một số chủng sinh bacteriocin không ñộc có khả
năng giảm bệnh héo xanh.
- Năm 1986, Aspiras R.B và Cruz A.R cho rằng Bacillus polymyxa và
Pseudomonas fluorescens có khả năng giảm bệnh héo xanh Cà chua ở ñiều kiện
thí nghiệm
- Năm 1990, Tanaka và cộng sự ñã phát hiện ñược các thực khuẩn thể không
ñộc có vai trò tiềm tàng trong phòng trừ sinh học ñối với Ralstonia solanacearum
- Năm 1993, Elphinstone và Aley ñã chỉ ra một loài khác là Pseudomonas
cepacia ñược phân lập từ rễ ngô có khả năng ñối kháng với vi khuẩn gây bệnh héo
xanh trong phòng thí nghiệm.
- Năm 2008 David Schisler sở Nông Nghiệp Hoa Kỳ( AKS), nghiên cứu vi
khuẩn trú ngụ trên hoa nhằm phòng chống bệnh Fusarium graminearum, một loại
vi khuẩn gây bệnh nấm vảy ở lúa mì, lúa mạch và các cây ngũ cốc khác.
b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ thực tế bệnh cây trồng ở nước ta, các biện pháp phòng trừ sinh học ñã và
ñang ñược sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cũng như nhiều phòng thí nghiệm
ở nước ta trong những thập kỷ qua.
Trường ðại học Khoa Học Tự Nhiên ñã nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh
chống vi khuẩn gây bệnh héo xanh của Streptomyces arabicuss 112 và chế phẩm sinh
học Fluorecent từ Pseudomonas fluorescens. Sản phẩm có khả năng phòng trừ bệnh
thối thân, thối rễ và vàng lá ở một số loài cây nhất ñịnh.
Trường ðại học Sư Phạm I Hà Nội ñã nghiên cứu chủng xạ khuẩn Streptomyces
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
V6 có khả năng sinh kháng sinh chống nấm và vi khuẩn Ralstonia solanacearum.
Viện Công Nghệ Sinh Học ñã sản xuất ñược chế phẩm Bt và một số chế
phẩm sinh học khác có nguồn gốc từ vi khuẩn, xạ khuẩn và vi nấm vv. Các chế
phẩm này ñã có tác dụng trong phòng chống một số sâu và bệnh hại cây trồng.
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam ñã nghiên cứu tạo chế
phẩm phân bón vi sinh trên cơ sở một tập hợp ña chủng vi sinh vật, trong ñó có vi
khẩn ñối kháng, sản phẩm ñược sử dụng trong trồng trọt vừa có tác dụng kích thích
sinh trưởng của cây, vừa có khả năng ức chế một số bệnh thực vật gây ra bởi vi
khuẩn hoặc nấm.
Năm 2008, TS. Lê Như Kiểu và cộng sự, Bộ môn Vi sinh vật – Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa ñã tuyển chọn ñược các chủng vi khuẩn ñối kháng với vi khuẩn
Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cà chua bằng phương pháp ADN tái tổ
hợp và ñột biến.
Năm 2008, Cao Ngọc ðiệp và cộng sự, Viện nghiên cứu và phát triển sinh
học, ðại học Cần Thơ ñã phân lập ñược vi khuẩn Pseudomonas stutzeri trong ñất
ñồng bằng Sông Cửu Long.
Năm 2009, Nguyễn Hữu Hiệp và cộng sự, Viện nghiên cứu và phát triển
công nghệ sinh học – ðại học Cần Thơ, Bộ môn Công Nghệ Sinh Học – ðại học An
Giang ñã nhận diện ñược các chủng vi khuẩn Pseudomonas ở ao nuôi cá tra bằng
phương pháp phân lập mẫu nước và mẫu bùn ở ao nuôi cá.
Năm 2010, Viện Thủy Sản II nghiên cứu phân lập, tuyển chọn các dòng vi
khuẩn có ñặc tính ñối kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ
trên cá tra trong ñiều kiện invitro.
Năm 2010, TS. Phạm Việt Cường và cộng sự ñã nghiên cứu hoàn thiện công
nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật ñối kháng phòng bệnh thối rễ cho cây cà phê
bông vải vùng miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2011, Nguyễn Tất Thắng và cộng sự, Trường ðai học Nông Nghiệp Hà
Nội ñã nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Raltonia solanacearum Smith) hại cây
khoai tây vùng Hà Nội – phụ cận và nghiên cứu các biện pháp phòng trừ vi khuẩn này.
Năm 2012, Lê Thị Thanh Thủy và cs ñã phân lập và tuyển chọn ñược các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
chủng vi khuẩn ñối kháng thuộc chi Bacillus và Pseudomonas từ ñất trồng cây họ cà
và họ ñậu. Các chủng vi khuẩn ñối kháng ñược lựa chọn như thành phần ñiều khiển
bệnh héo xanh cây trồng do vi khuẩn R. solanacearum gây ra. Tổ hợp chủng vi
khuẩn lựa chọn có ảnh hưởng có lợi ñến sinh trưởng, phát triển và làm giảm bệnh
héo xanh cây ớt và lạc trên 87,5 %. Việc lựa chọn các chủng vi sinh vật có khả năng
ñối kháng cao với vi khuẩn R. solanacearum, làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm
sinh học phòng trừ bệnh héo xanh cây trồng (ớt và lạc) góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng nông sản, giảm thiệt hại cho bà con nông dân.
1.2. Một số bệnh hại và vấn ñề quản lý dịch hại trên cây chè
1.2.1. Một số bệnh hại chè do nấm, vi khuẩn gây ra
a. Bệnh phồng lá chè
Bệnh ñược phát hiện năm 1868 ở Ấn ðộ, nhưng ñến năm 1895 Masse mới
nghiên cứu phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Bệnh do nấm Esobasidium vexans
Mase gây ra [2],[3]. Bệnh phát sinh ở lá non, cành non, vết bệnh phần lớn ở mép lá.
ðầu tiên trên lá xuất hiện những chấm nhỏ hình giọt dầu màu vàng nhạt. Sau ñó vết
bệnh lớn dần, màu nhạt dần. Phía dưới vệt bệnh (mặt dưới lá) phồng lên và mặt trên
lõm xuống, phía lồi có hạt phấn màu trắng, có giới hạn rõ rệt với phần lá khoẻ.
Cành bị nấm hại sẽ bị chết [9]. ðám bào tử (Bas idiospore) của nấm bệnh có hình
gậy, phía ñỉnh phân nhánh, mỗi nhánh ñính một bào tử có hình bầu dục hoặc hình
thận không màu. Lúc ñầu bào tử là ñơn bào, về sau ở giữa có vách ngăn tạo thành
hai bào tử. Bào tử rất dễ rụng. Dưới ñiều kiện ñộ ẩm cao, nhiệt ñộ thấp bệnh phát
sinh mạnh. Các thời ñiểm bệnh thường phát sinh mạnh là tháng 3 ñến tháng 5 và
tháng 9 ñến tháng 10. Nhiệt ñộ thích hợp là 15 – 20
o
C.
b. Bệnh ñốm nâu
Bệnh ñốm nâu (còn gọi là khô lá chè hình bánh xe) là bệnh hại lá thường
thấy ở các nương chè Việt Nam. Bệnh phát sinh vào tháng 5, 6 mưa nhiều và bệnh
phát sinh mạnh nhất vào tháng 8, 9. Bệnh nặng có thể làm khô lá và rụng sớm. Tác
nhân gây bệnh là do nấm Colletotrichum camelliae Masse [2],[3].
Bệnh ñốm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá vết bệnh bắt ñầu từ
mép lá, màu nâu, không có hình dáng nhất ñịnh hoặc hình bán nguyệt. Trên vết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
bệnh có các ñường tròn ñồng tâm, ở giữa vết bệnh lá b ị khô, màu xám tro ñen lan
dần theo hình gợn sóng bánh xe. Trên cành cũng có triệu trứng như vậy, bộ phận bị
bệnh có thể bị rách (vỡ) ra [9].
Bào tử nấm tồn tại trên vết bệnh và lá bệnh, thậm chí cả khi lá rơi xuống ñất.
Năm sau, khi nhiệt ñộ tăng lên, bào tử phát tán nhờ gió mưa truyền ñến các lá chè
và sau lây nhiễm 5- 18 ngày thì xuất hiện vết bệnh.
Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7, 8. Sau mưa liên tục 10 -
15 ngày bệnh phát triển rất nặng.
Ở vùng ñất thấp có mực nước ngầm cao, thoát nước không tốt, phân bón
không ñủ ñều tạo ñiều kiện cho bệnh phát sinh. Trong quá trình chăm sóc chè bị xây
xát nhiều, ánh sáng quá mạnh hoặc khi gặp mưa, bệnh phát sinh càng nặng, giống
chè lá to bệnh dễ phát sinh mạnh.
c. Bệnh ñốm trắng
Ở Việt Nam, bệnh ñốm trắng có ở mọi vùng chè, phát sinh trên vườn chè
mới trồng, gây hại ở lá non và cành non. Mùa mưa bệnh phát sinh mạnh nhất. Tác
nhân gây bệnh là do nấm Phyllosticta theafolia Hara [3].
Lúc ñầu vết bệnh còn nhỏ, hình tròn, màu nâu phần giữa lõm xuống có màu
trắng sáng. ðường kính vết bệnh 0,5 - 1,5 mm. Thời kỳ sau, nhiều vết nhỏ liên kết
với nhau tạo thành vết lớn không có hình dạng nhất ñịnh, cuống lá bị bệnh dễ làm cho
lá rụng. Bệnh có thể phát sinh ở tất cả cành non. Mặt trên vết bệnh có những vết nhỏ
màu ñen. Bệnh ñốm trắng có những nốt mốc và có những vết nhỏ hình mũi kim.
Sợi nấm hoặc bào tử tồn tại trong lá bị rụng hoặc ở cành cây ñể qua ñông.
Mùa xuân bào tử phát tán và xâm nhập vào các cành non và lá bánh tẻ. Nhiệt ñộ từ
18 – 25
o
C rất thích hợp cho sự phát sinh của bệnh. Mùa xuân và mùa thu, mưa
nhiều là ñiều kiện cho sự phát sinh mạnh. Trên các giống chè lá nhỏ (như ðại bạch
trà, Gruzia) bệnh cũng phát sinh mạnh.
d. Bệnh ñốm xám
Bệnh ñốm xám là bệnh phổ biến ở các vùng trồng chè. Bệnh phát sinh vào
mùa mưa, nhiệt ñộ 27 – 30
o
C. Bệnh nặng làm lá chè khô rụng, cây chè còi cọc. Tác
nhân gây bệnh là do nấm Pestalossia theae Sawada [2],[3].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
Vết bệnh trên lá có màu nâu sẫm, lúc ñầu chỉ có chấm nhỏ màu ñen sau ñó lan
ra khắp lá. Bệnh thường bắt ñầu từ mép lá và làm cho lá rụng. Vết bệnh có hình gợn
sóng, trên vết bệnh có các hình vân ñen. Lá thường bị rụng khi bệnh lan khắp lá
hoặc 1/2 lá.
Những ñiểm nhỏ trên lá là bào tử phân sinh ñính trên cuống ngắn và ñính bào
tử. Bào tử có 3 ngăn, ñầu nhỏ có cuống, ñầu lớn có 3 lông, bào tử màu nâu xẫm.
e. Bệnh thối búp chè
Bệnh thối búp chè thường thấy ở các nước trồng chè của vùng Châu Á. Bệnh
này ñược phát hiện ở Phú Hộ từ năm 1961 - 1962 trên những nương chè tăng sản và
lấy hom giống. Tác nhân gây bệnh là do nấm Colletotrichum theae Petch [3].
Bệnh thường xuất hiện ở lá non, cuống lá và cành non. Vết bệnh lúc ñầu bằng
ñầu kim có màu ñen, sau ñó lan dần ra hết cả búp và cành chè. Sau 8 - 10 ngày vết
bệnh có thể dài tới 15 - 20 mm.
Hình 1.1. Bệnh thối búp chè
Khi thời tiết nóng ẩm lá dễ bị rụng. Trong vườn ươm thường hay bị nặng hơn ở
nương chè hái búp. Từ tháng 7 ñến tháng 9 thường có mưa kéo dài, bệnh dễ gây hại
nặng. Nhiệt ñộ 27
o
C và ñộ ẩm > 90% là ñiều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh. Bào
tử nấm lan truyền nhờ mưa gió. Chè ñể cành và vườn ươm bón nhiều phân ñạm và
trên nền thâm canh cao, thường bị bệnh nặng hơn.
f. Bệnh ñốm nâu lá chè do nấm Colletotrichum camelliae Masse gây ra
* ðặc ñiểm phát sinh, phát triển bệnh do nấm Colletotrichum camelliae
Masse:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
Bệnh do nấm Colletotrichum camelliae Masse, bộ Melanconiales, lớp Nấm
Bất toàn. Nấm gây bệnh ñốm nâu lá chè hình thành các ñĩa cành hình tròn, màu ñen,
nằm dưới biểu bì của mô bệnh, về sau các ñĩa hình tròn vỡ ra lộ trên bề mặt mô bệnh.
Trên ñĩa cành hình thành nhiều cành bào tử phân sinh ngắn, ñơn bào không màu. Ở
phía trên ñỉnh cành gắn các bào tử phân sinh, bào tử phân sinh có hình bầu dục thẳng
hoặc hơi cong, bên trong có cấu tạo dạng hạt và có thể có giọt dầu. Trong ñiều kiện
ñộ ẩm cao, có giọt nước và nhiệt ñộ thích hợp từ 23 – 29
o
C, bào tử ñơn bào hình bầu
dục nảy mầm chỉ sau 2 - 3 giờ. Còn giai ñoạn sinh sản hữu tính của nấm tạo ra quả
thể bầu, bào tử túi thường không màu.
Nguồn bệnh của nấm gây bệnh ñốm nâu hại lá chè tồn tại chủ yếu ở dạng sợi
nấm và ổ ñĩa cành trên những lá bị bệnh ở trên cây hoặc ñã rơi rụng trong ñất. Khi gặp
ñiều kiện ngoại cảnh thuận lợi, nấm hình thành nhiều bào tử, lan truyền nhờ gió, nước
mưa ñể tiến hành xâm nhiễm gây bệnh. Vì thế, bệnh phát sinh, phát triển thuận lợi
trong ñiều kiện nhiệt ñộ tương ñối cao, ñộ ẩm cao, mưa nhiều. Bởi vậy, cũng như bệnh
ñốm xám thì bệnh ñốm nâu phát sinh phá hại mạnh từ tháng 6 ñến tháng 10 trong năm.
Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện rải rác ở các tháng quanh năm trên các lô
chè, Bệnh thường phát sinh phát triển sớm, nặng ở những lô chè chăm sóc kém, nhiều
cỏ dại, thoát nước kém. Ở những lô chè già, cằn cỗi thì bệnh thường phát triển nặng.
Hầu hết các giống chè ñang trồng phổ biến ngoài sản xuất ñều có thể nhiễm bệnh
nhưng mức ñộ nhiễm bệnh của mỗi giống khác nhau tùy thuộc vào chế ñộ chăm sóc
thường thì các giống chè lá to thường bị bệnh nặng hơn các giống chè lá nhỏ.
Hình 1.2. Lá chè bị bệnh ñốm nâu