Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY NẤM Cordyceps militaris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.35 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY NẤM
Cordyceps militaris

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: TRƢƠNG KIM HOÀI HẬN

Niên khóa

Tháng 12/ 2013

: 2011-2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY NẤM
Cordyceps militaris


Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: TRƢƠNG KIM HOÀI HẬN

Niên khóa

Tháng 12/ 2013

i

: 2011-2013


LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn. Cám
ơn tất cả anh chị trong gia đình đã động viên, lo lắng và chăm sóc con đƣợc nhƣ hôm nay.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
ThS. Võ Thị Thúy Huệ và KS. Nguyễn Minh Quang, Viện Công Nghệ Sinh Học
và Môi Trƣờng, trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ
và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu, quý thầy cô trƣờng Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ em trong thời gian qua.
Em cũng xin cám ơn anh Hoàng Tín cùng các bạn trong câu lac bộ Nấm ăn và
dƣợc liệu đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
Các bạn của lớp LT11SH và tất cả các bạn bè đã cùng em vƣợt qua những ngày

tháng xa nhà và cùng em trải qua nhiều vui buồn trong cuộc sống, đặc biệt là bạn Đỗ
Xuân Ngọc, Lê Thị Cúc Hƣơng, Trần Hồng Ngọc, Đinh Thị Hà Ni, Ngô Thái Bảo.
Cuối cùng em xin chúc tất cả những ngƣời thân yêu, những Thầy Cô đã từng dạy
dỗ và thƣơng yêu em những lời biết ơn sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Trƣơng Kim Hoài Hận

ii


TÓM TẮT
Cordyceps militaris là một loại nấm có rất nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe
con ngƣời. Tuy nhiên, trong tự nhiên, nấm Cordyceps militaris rất khó tìm thấy vì chúng
chỉ đƣợc phát hiện ở những vùng có điều kiện khắc nghiệt, các dãy núi cao với độ cao có
thể lên đến 3000 - 5000 m. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành
“Khảo sát một số điều kiện nuôi cấy nấm Cordyceps militaris”. Với mong muốn xác định
đƣợc những điều kiện để có thể nuôi cấy thành công nấm Cordyceps militaris làm thực
phẩm chức năng để phòng và chữa bệnh cho con ngƣời.
Nấm Cordyceps militaris đƣợc phục hồi trên môi trƣờng PSA qua nhiều lần cho
giống thuần và ổn định, nguồn nấm này đƣợc sử dụng làm giống gốc cho các thí nghiệm
sau. Sau đó tiến hành quan sát hình dạng, hình thái sợi nấm bằng mắt thƣờng sợi nấm có
màu trắng hơi vàng, sợi nấm bông xốp, mọc chằng chịt và nhô lên trên mặt đĩa thạch sau
12 ngày nuôi. Khi quan sát dƣới kính hiển vi thấy sợi nấm có màu trắng ngà, có vách
ngăn, phân nhánh, có đỉnh sinh trƣởng. Môi trƣờng thích hợp nhất để nuôi cấy nấm
Cordyceps militaris là môi trƣờng MYPS, có sự khác biệt rất ý nghĩa với các môi trƣờng
khác, sau 12 ngày nuôi cấy đƣờng kính tản nấm đạt 8,22 cm. Nhiệt độ thích hợp để nuôi
cấy nấm Cordyceps militaris là 250C, sau 12 ngày nuôi cấy đƣờng kính tán nấm đạt 8,05
cm. Thời gian nhân sinh khối nấm trên môi trƣờng MYPS lỏng tối ƣu nhất là 21 ngày,
sinh khối nấm tính theo trọng lƣợng tƣơi đạt 77,00 g/l và đạt 5,32 g/l tính theo trọng

lƣợng khô.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy môi trƣờng thích hợp để nuôi cấy nấm
Cordyceps militaris là môi trƣờng MYPS, nhiệt độ thích hợp là 250C sau 12 ngày nuôi
cấy. Tiến hành thu sinh khối nấm sau 21 ngày nuôi cấy lắc trên môi trƣờng MYPS (không
bổ sung agar).

iii


SUMMARY
Cordyceps militaris is a fungus there are many beneficial uses for human health.
However, in natural Cordyceps militaris (cordyceps pupae) are hard to find because they
are only found in areas with cold temperatures, high mountains with altitude up to 2000 m
Stemming from the practical requirements we conducted "The study of the growing
condition and media for Cordyceps militaris ". To determine the conditions to be able to
successfully cultured Cordyceps militaris as functional foods to prevent and treat human
diseases.
Morphological characters were observed and growth speed was recorded on six
different growth media. The most suitable medium for Cordyceps militaris was MYPS.
Appropriate temperature for Cordyceps militaris was 250C. Fresh weight of fungal
biomass was 77 g/l after 21 days on liquid MYPS medium.

iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn ............................................................................................................................ i
Tóm tắt ................................................................................................................................. ii
Summary............................................................................................................................. iii

Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................................. vii
Danh sách các bảng ......................................................................................................... viii
Danh sách các hình ............................................................................................................. ix
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2 Yêu cầu của đề tài ......................................................................................................... 2
1.3 Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
2.1 Giới thiệu về nấm Cordyceps spp. ................................................................................ 3
2.2 Sơ lƣợc về Cordyceps militaris .................................................................................... 5
2.2.1 Phân loại khoa học ..................................................................................................... 5
2.2.2 Mô tả về nấm Cordyceps militaris ............................................................................ 5
2.2.3 Thành phần hóa học và giá trị dƣợc liệu của nấm Cordyceps spp ............................ 6
2.2.4 Công dụng của nấm Cordyceps spp. ......................................................................... 7

v


2.2.5 Một số nghiên cứu lâm sàng về nấm Cordyceps spp. ............................................... 9
2.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ..................................................................... 12
2.3.1 Một số nghiên cứu nấm Cordyceps ở ngoài nƣớc ................................................... 12
2.3.2 Một số nghiên cứu nấm Cordyceps ở Việt Nam ..................................................... 14
2.4 Giá thành và cách sử dụng nấm Cordyceps spp. ........................................................ 15
2.4.1 Giá thành của nấm Cordyceps spp. ......................................................................... 15
2.4.2 Cách sử dụng nấm Cordyceps spp. .......................................................................... 16
2.5 Một số thực phẩm chức năng từ nấm Cordyceps spp. ............................................... 17
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 19
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 19

3.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 19
3.2.2 Dụng cụ hóa chất và thiết bị .................................................................................... 19
3.2.3 Thành phần môi trƣờng nuôi cấy ............................................................................ 20
3.3 Phƣơng pháp tiến hành ............................................................................................... 20
3.3.1 Khảo sát môi trƣờng nuôi cấy nấm Cordyceps militaris tối ƣu cho quá trình sinh
trƣởng và phát triển của nấm. ........................................................................................... 20
3.3.1.1 Phục hồi nấm Cordyceps militaris ....................................................................... 20
3.3.1.2 Quan sát hình thái nấm Cordyceps militaris: quan sát bằng mắt thƣờng và quan
sát dƣới kính hiển vi ......................................................................................................... 21

vi


3.3.1.3 Tiến hành nuôi cấy nấm Cordyceps militaris trên 6 môi trƣờng Czapek-Dox,
PDA, MYPS, PSA, PMP, PGAY để xác định môi trƣờng tối ƣu .................................... 21
3.3.2 Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Cordyceps
militaris trên môi trƣờng tối ƣu nhất. ............................................................................... 22
3.3.3 Nhân sinh khối nấm Cordyceps militaris trong môi trƣờng lỏng ........................... 22
3.4 Phân tích số liệu và xử lí kết quả ................................................................................ 23
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 24
4.1 Xác định môi trƣờng nuôi cấy tối ƣu cho nấm Cordyceps militaris sinh trƣởng, phát
triển tốt .............................................................................................................................. 24
4.1.1 Đặc điểm hình thái sinh trƣởng và phát triển của Cordyceps militaris ................... 24
4.1.2 Nuôi cấy nấm Cordyceps militaris trên các môi trƣờng nuôi cấy ........................... 26
4.2 Khảo sát quá trình sinh trƣởng, phát triển của nấm Cordyceps militaris trên môi
trƣờng MYPS ở một số điều kiện nhiệt độ nuôi cấy khác nhau ....................................... 28
4.3 Nhân sinh khối nấm C. militaris trên môi trƣờng MYPS lỏng .................................. 32
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 34
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................... 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 35
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ctv

: Cộng tác viên

ĐTHT

: Đông Trùng Hạ Thảo

HEAA

: Hydroxyl - Ethyl – Adenosine – Analogs

PDA

: Potato – Dextro – Agar

PMP

: Potato – Malt extract – Petone

PGAY


: Potato – Glucose – Agar – Yeast Extract

PSA

: Potato – Sucrose – Agar

MYPS

: Maltoza – Yeast Extract – Petone – Saccaroza

C – Dox

: Czapek – Dox

NT

: Nghiệm thức

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Đƣờng kính trung bình tản nấm Cordyceps militaris trên các môi trƣờng nuôi
cấy ........................................................................................................................................ 27
Bảng 4.2 Đƣờng kính trung bình tản nấm Cordyceps militaris ở các điều kiện nhiệt độ
nuôi cấy khác nhau ............................................................................................................ 29
Bảng 4.3 Trọng lƣợng sinh khối nấm Cordyceps militaris sau 27 ngày nuôi cấy ............. 32

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Một số nấm Cordyceps spp. ................................................................................ 4
Hình 2.2 Nấm Cordyceps militaris .....................................................................................5
Hình 4.1 Tản nấm Cordyceps militaris trên môi trƣờng PSA .......................................... 25
Hình 4.2 Tản nấm Cordyceps militaris quan sát dƣới kính hiển vi .................................25
Hình 4.3 Tản nấm C. militaris trên các môi trƣờng nuôi cấy sau 3 ngày nuôi cấy ..........27
Hình 4.4 Tản nấm C. militaris trên các môi trƣờng nuôi cấy sau 12 ngày nuôi cấy ........28
Hinh 4.5 Tản nấm C. militaris trên môi trƣờng MYPS ở 250C sau 3 ngày cấy ...............30
Hình 4.6 Nấm C. militaris ở các nhiệt độ sau 12 ngày nuôi cấy .......................................31
Hình 4.7 Nấm C. militaris nuôi cấy trong môi trƣờng MYPS lỏng có lắc sau 27 ngày nuôi
cấy .................................................................................................................................... 33

ix


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển vấn đề sức khỏe ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn.
Theo thống kê năm 2005 độ tuổi trung bình ở các nƣớc chậm phát triển là từ 35 – 60 tuổi.
Theo số liệu thống kê sức khoẻ thƣờng niên của Tổ chức Y tế Thế giới, tuổi thọ trung
bình của ngƣời Việt Nam hiện nay là 72, trong đó nữ là 75 tuổi và nam là 70 tuổi. Việt
Nam nằm trong số những quốc gia đạt đƣợc tiến bộ đáng kể trong việc gia tăng tuổi thọ
trung bình (Bộ Y tế, Báo cáo chung tổng quan Y tế Việt Nam 2010).
Theo "Toàn cảnh Dân số thế giới, 2008" của Liên hợp quốc, vào năm 2050, tuổi
thọ trung bình của ngƣời Việt Nam sẽ là 80,4 trong đó nữ là 82,5 tuổi, nam là 78,2 tuổi.
Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy con ngƣời ngày càng biết chăm sóc sức khỏe
trong một xã hội phát triển. Tuy nhiên sức khỏe và tuổi thọ phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ
môi trƣờng, chế độ ăn uống hợp lí, chế độ dinh dƣỡng hằng ngày, yếu tố di truyền; trong
đó yếu tố dinh dƣỡng để phòng ngừa bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ

sức khỏe. Vì vậy việc sử dụng các thực phẩm chức năng, các dƣợc liệu ngày càng đƣợc
ƣa chuộng. Cordyceps militaris là một loại nấm dƣợc liệu quý hiếm có chứa 17 loại acid
amin thiết yếu, các vitamin, các khoáng chất, các nucleoside tan nhƣ cordycepin,
adenosine, guanosine, nhóm HEAA (Hydroxy – Etyl – Adenosine – Analogs) có tác dụng
phòng ngừa và chữa trị các bệnh nhƣ ung thƣ, đái tháo đƣờng, suy gan, suy thận.v.v…
Chi nấm Cordyceps spp. có tới 400 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm
thấy khoảng 60 loài gọi chung là đông trùng hạ thảo (ĐTHT). Tuy nhiên cho đến nay
ngƣời ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất về hai loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và
Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Cordyceps militaris đƣợc gọi là Nhộng trùng thảo.

1


Vì Cordyceps militaris thu thập từ thiên nhiên chỉ có hạn, môi trƣờng tự nhiên
thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa
xôi. Ở nƣớc ta chƣa có nhiều nghiên cứu về Cordyceps militaris, vì vậy việc “Khảo sát
một số điều kiện nuôi cấy nấm Cordyceps militaris” là rất cần thiết góp phần không nhỏ
trong lĩnh vực y học vì sức khỏe con ngƣời.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Quan sát đặc điểm hình thái sợi tơ nấm, khảo sát tốc độ lan tơ nấm Cordyceps
militaris trong sáu môi trƣờng nuôi cấy: PMP, PDA, PSA, MYPS, PGAY, Czapek-Dox.
Khảo sát ảnh hƣởng của yếu tố nhiệt độ đến tốc độ lan tơ trên môi trƣờng tối ƣu
nhất ở các mức nhiệt độ 150C, 200C, 250C và 300C.
Khảo sát quá trình nhân sinh khối nấm Cordyceps militaris ở các mức thời gian
nuôi cấy 1, 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24 và 27 ngày.
1.3. Nội dung thực hiện
Xác định đƣợc môi trƣờng nuôi tối ƣu cho nấm Cordyceps militaris cho nấm
Cordyceps militaris sinh trƣởng và phát triển tốt.
Xác định đƣợc nhiệt độ thích hợp cho nấm Cordyceps militaris sinh trƣởng và phát
triển tốt.

Xác định đƣợc thời gian nuôi cấy phù hợp cho quá trình nhân sinh khối nấm
Cordyceps militaris trong môi trƣờng lỏng.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về nấm Cordyceps spp.
Cordyceps là loài sống kí sinh trên cơ thể ấu trùng bƣớm thuộc chi Hepialus. Tuy
nhiên theo các nghiên cứu công bố hiện nay thì Cordyceps còn đƣợc phát hiện sống kí
sinh trên nhiều loài côn trùng khác và ấu trùng của chúng. Tên gọi “đông trùng hạ thảo”
là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy sợi nấm chỉ phát triển trong cơ thể sâu vào mùa
đông, đến mùa hè quả thể hình thành, mọc ra và nhô lên khỏi mật đất trông giống nhƣ
một loài thảo mộc (Nguyễn Lân Dũng, 2010).
Một số loại Cordyceps thƣờng gặp: (1) C. militaris (L.) Link., kí sinh trên nhộng
của côn trùng bộ cánh vảy Lepidoptera, phân bố nhiều nơi ở Trung Quốc. (2) C. nutans
Pat., thƣờng đƣợc gọi là đông trùng hạ thảo bọ xít, loài bọ xít bọ nấm kí sinh vẫn còn
nguyên hình dạng, và đƣợc xác định thuộc bộ cánh không đều Hemiptera, họ bộ xít
Pentatomidac, có nhiều đặc điểm thuộc giống Acanthocepphala. (3) C. takaomontana là
loài nấm kí sinh trên côn trùng, bộ cánh vảy Lepidoptera, là loại đƣợc sử dụng nhiều ở
Hàn Quốc. (4) C. gunnii (Berk.) Berk., kí sinh trên sâu non ở dƣới đất, sâu non có da đen
bóng, có miệng dạng gặm nhai, có 3 đôi chân thật và 2 đôi chân giả, trên các chân giả có
móc. Từ các đặc điểm trên, kí chủ của C. gunnii (Berk.) Berk., là sâu non thuộc bộ cánh
vảy Lepidoptera. (5) C. oxycepphala kí sinh trên ong đất thuộc bộ cánh màng
Hymenoptera. (6) C. martialis Speg., kí sinh trên sâu thuộc họ cánh cứng Coleoptera. (7)
C. tuberculata (Leb.) Marie., sợi nấm màu trắng bao phủ gần nhƣ toàn bộ cơ thể trƣởng
thành của côn trùng thuộc bộ cánh vảy (Trịnh Tam Kiệt, 2011 và 2012).

3



A

B

C

D

E

F

G

H

Hình 2.1. Một số nấm Cordyceps spp. (A) (B) Cordyceps militaris, (C), (D) Cordyceps
capitata, (E), (F) Cordyceps ditmarii, (G) Cordyceps gracilis (H) Cordyceps
sphecocephala. ( và ).

4


2.2. Sơ lƣợc về Cordyceps militaris
2.2.1. Vị trí phân loại khoa học
Cordyceps militaris hay còn gọi là Nhộng trùng thảo thuộc:
Giới:


Fungi

Phân giới:

Dikarya

Ngành:

Ascomycota

Phân ngành: Pezizomycotina
Lớp:

Sordariomycetes

Phân lớp:

Hypocreomycetidae

Bộ:

Hypocreales

Họ:

Clavicipitaceae

Chi:

Cordyceps


Loài:

C. militaris
Hình 2.2. Nấm Cordyceps militaris
()

2.2.2. Mô tả về nấm Cordyceps militaris
Nấm Cordyceps militaris khi còn sống, ngƣời ta có thể trông rõ hình con sâu, với
đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh nhƣ cá, đốt lên có mùi thơm.
Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm do sợi nấm mọc dính liền vào
đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non dài 3 - 5 cm, đƣờng kính 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có
màu vàng xẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20 - 30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn.
Phần đầu có màu nâu đỏ, 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ
mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu
trắng hơi vàng, chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
(Feng-Lin Hu, ctv, 2009).
Theo Bách khoa toàn thƣ thì loài nấm Cordyceps militaris lây nhiễm vào cơ thể
sâu hại đến nay vẫn chƣa rõ nguyên nhân. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử
nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh,
5


chúng xâm nhiễm vào các mô của vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dƣỡng trong
cơ thể sâu. Đến một giai đoạn nhất định, nấm phát triển thành dạng cây (hình dạng giống
thực vật) và phát tán bào tử.
2.2.3. Thành phần hóa học và giá trị dƣợc liệu của nấm Cordyceps spp.
Tập đoàn Dƣợc phẩm Tasly đã nhân giống Đông trùng hạ thảo đầu tiên ở vùng đầm
lầy cao nguyên có độ cao trên 4000 m. Nhờ đó, Tasly đã phân lập và chiết xuất đƣợc hết
hoạt động sinh học có giá trị dƣợc liệu của Đông trùng hạ thảo, tạo nên viên nang Tasly

Hoàng trùng thảo với hàm lƣợng Polysaccharide cao. Hƣớng đi này đã cho Trung Quốc
có thƣơng hiệu Đông trùng hạ thảo đã xuất khẩu vi toàn cầu.
Nấm Cordyceps spp. có các chất dƣợc liệu quý chủ yếu là Cordycepin và Adenosine,
ngoài ra còn nhiều chất khác cũng có tác dụng tốt cho con ngƣời nhƣ: Protein, Acid amin,
Vitamin, Lipit, Polysaccharid và các khoáng chất v.v…
Phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của Cordyceps spp. có 17 acid
amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lƣợng (Al, Si, K, Na.v.v).
Quan trọng hơn là trong sinh khối Cordyceps spp. có nhiều chất hoạt động sinh học mà
các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp
chất tự nhiên. Trong đó phải kể đến chất Cordyceptic acid, Cordycepin, Adenosine,
Hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-EthylAdenosine- Analogs). Ngoài ra còn có chứa nhiều loại Vitamin (trong 100g ĐTHT có
0,12 g Vitamin B12; 29,19 mg Vitamin A; 116,03 mg Vitamin C, ngoài ra còn có Vitamin
B2 (riboflavin), Vitamin E, Vitamin K v.v…).
Chất Cordycepin (3- deoxyadenosine) có trong nấm Cordyceps spp. với hàm lƣợng là
0.006 mg/g, đây là một dạng analoge của Adenosine, chất này có tác dụng ngăn chặn vi
khuẩn, chống virus, ngăn chặn ung thƣ, ung thƣ vòm họng, bệnh lao (tuberculosis birdtype) ở ngƣời.v.v.

6


Chất acid Cordycepic (một dạng D-mannitol) của Cordyceps militaris ở thiên nhiên có
hàm lƣợng là 30,05 mg/g. Chất acid Cordycepic có tác dụng giảm ho và hen suyễn, giảm
đƣờng huyết và kháng vi khuẩn.
Chất SOD, một chất chống oxy hóa (Superoxide Dismutase) ở nấm Cordyceps
militaris có hàm lƣợng là 149.4 U/ml, có tác dụng chống lại thấp khớp, phát ban đỏ lupus,
viêm tấy da hay cơ, ung thƣ và phóng xạ, nó cũng có khả năng chống lại lão hóa và làm
đẹp làn da.
Chất polysaccharide có hàm lƣợng là 94,6 mg/g, có tác dụng gia tăng hệ miễn dịch,
chống ung thƣ, điều trị các bệnh về tim phổi, viêm phế quản mãn tính ở tuổi già cũng nhƣ
cải thiện khả năng giải độc của gan. Hàm lƣợng polysaccharide ở thiên nhiên là 94,6

mg/g, có tác dụng gia tăng hệ miễn dịch, chống ung thƣ, điều trị các bệnh về tim phổi,
viêm phế quản mãn tính ở tuổi già cũng nhƣ cải thiện khả năng giải độc của gan.
Chất manitol có thể tìm thấy ở nhiều thực vật, nhƣng ở nấm Đông trùng hạ thảo có
hàm lƣợng diosmol cao nhất, ngoài công dụng làm giảm mỡ máu, đƣờng máu và
cholesterol. Chất manitol còn giúp cho mạch máu giãn mỡ, phòng chống bệnh tim mạch
rất hữu hiệu.
Chất adenosin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lƣợng của cơ thể.
Chất này giúp cải thiện tuần hoàn ngoại biên và tim mạch, cải thiện năng lực cho cơ bắp,
giảm sinh trƣởng của các tế bào thoái hóa, tăng lƣợng oxy trong máu.v.v...Vì vậy việc bổ
sung hàm lƣợng adenosin cao cho cơ thể là vô cùng cần thiết, giúp cho con ngƣời luôn
dồi dào năng lƣợng để lao động hiệu quả.
2.2.4. Công dụng của nấm Cordyceps spp.
Các nghiên cứu y học và dƣợc học đã chứng minh đƣợc nấm Cordyceps spp. có
những tác dụng sau:
Chống lại tác dụng xấu của các tân dƣợc đối với thận, thí dụ đối với độc tính của
Cephalosporin A. Bảo vệ thận trong trƣờng hợp gặp tổn thƣơng do thiếu máu. Chống lại
7


sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận. Làm
hạ huyết áp ở ngƣời cao huyết áp. Chống lại hiện tƣợng thiếu máu ở cơ tim. Giữ ổn định
nhịp đập của tim. Tăng cƣờng tính miễn dịch không đặc hiệu. Điều tiết tính miễn dịch
đặc hiệu. Tăng cƣờng năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch. Tăng cƣờng tác dụng
của nội tiết tố tuyến thƣợng thận và làm trƣơng nở các nhánh khí quản. Làm chậm quá
trình lão hoá của cơ thể. Hạn chế bệnh tật của tuổi già. Nâng cao năng lực chống ung thƣ
của cơ thể. Chống lại tình trạng thiếu oxygen của cơ thể. Tăng cƣờng tác dụng lƣu thông
máu trong cơ thể. Hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể. Tăng cƣờng tác dụng an
thần, trấn tĩnh thần kinh. Tăng cƣờng việc điều tiết nồng độ đƣờng trong máu. Làm giảm
cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch. Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố
(hoocmon). Tăng cƣờng chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dƣỡng. Ức chế vi

sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao. Kháng viêm và tiêu viêm và có tác dụng cƣờng dƣơng
và chống liệt dƣơng.
Với những tác dụng trên thì nấm Cordyceps spp. còn trực tiếp ảnh hƣởng đến một
số hệ thống quan trọng trong cơ thể. Đối với hệ thống miễn dịch: Những nghiên cứu thực
nghiệm ở Trung Quốc đã chứng minh Cordyceps spp. có khả năng làm tăng cƣờng hoạt
động miễn dịch tế bào cũng nhƣ miễn dịch dịch thể. Cụ thể là nấm có tác dụng nâng cao
hoạt tính của đại thực bào và các tế bào nhiễm khuẩn. Chúng điều tiết các phản ứng đáp
của tế bào lympho B, tăng cƣờng một cách có chọn lọc hoạt tính của các tế bào ức chế,
làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh. Mặt khác, Cordyceps spp.
còn là một vị thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống lại sự lão hóa của các tế bào.
Đối với hệ thống tuần hoàn tim, não: Nấm Cordyceps spp. có tác dụng làm giãn
mạch máu, làm tăng lƣu lƣợng tuần hoàn não và tim, thông qua cơ chế hƣng phấn thực
thể M ở cơ trơn thành mạch. Mặt khác, nấm Cordyceps spp. còn có khả năng điều chỉnh
lipid máu, làm giảm lƣợng cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình
trạng xơ vữa động mạch.

8


Đối với hệ hô hấp: Nấm Cordyceps spp. có tác dụng bình xuyễn, trừ đờm và
phòng chống khí phế thũng. Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân xa xƣa cho
rằng nấm Đông trùng hạ thảo có khả năng “bảo phế, ích thận” và “dĩ lao khái”.
Đối với hệ thống nội tiết: Theo Chen L.T, Cao H.F và Huang W.F năm 2009, nấm
Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lƣợng tuyến vỏ thƣợng thận và tăng tổng
hợp các hoocmon tuyến này, đồng thời nấm có tác dụng tƣơng tự nhƣ hoocmon nam tính
và làm tăng trọng lƣợng tinh hoàn cũng nhƣ các cơ quan sinh dục phụ trên động vật thực
nghiệm. Ngoài ra, Cordyceps spp. còn có tác dụng chống ung thƣ, chống viêm nhiễm,
chống quá trình lão hoá và trấn tĩnh chống co giật.
2.2.5. Một số nghiên cứu lâm sàng về nấm Cordyceps spp.
Các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu sử dụng nấm

Cordyceps spp. để điều trị thành công các chứng bệnh nhƣ rối loạn máu, viêm phế quản
mãn và hen phế quản, viêm thận mãn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp,
viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thƣ phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng
sinh dục. Viện nghiên cứu nội tiết Thƣợng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng nấm
Cordyceps spp. để điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dƣơng, kết quả đạt đƣợc khá tốt.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nấm Cordyceps spp. là một trong những vị thuốc đông
y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng
nâng đỡ bồi bổ cơ thể. Điều này đã đƣợc các nhà y học cổ truyền biết đến từ rất sớm.
Theo các cuốn sách cổ xƣa, nấm Cordyceps spp. có vị ngọt, tính ấm vào hai kinh thận và
phế, có công năng dƣỡng phế, bổ thận, ích tinh đƣợc dùng để trị phế hƣ khái xuyễn, thận
suy dƣơng nuy (liệt dƣơng), di tinh, lƣng đau gối mỏi. Khó có thể kể hết các phƣơng
thuốc đông y có sử dụng Cordyceps spp. nhƣng để cải thiện và phòng chống các bệnh rối
loạn tình dục.
Các nhà y học cổ truyền ở Trung Quốc, đã nghiên cứu dùng nấm Cordyceps spp.
điều trị thành công khá nhiều bệnh nhƣ: Rối loạn lipid máu (hiệu quả đạt 76,2%), viêm
phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận (đạt hiệu quả từ 44,7
9


- 70%), rối loạn nhịp tim (đạt hiệu quả 74,5%), tăng huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan
B mạn tính (đạt hiệu quả 70%), ung thƣ phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục
(đạt hiệu quả từ 31,57 - 64,15%).
Cải thiện chức năng gan: Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu thực hiện
trên 70 bệnh nhân viêm gan B mãn tính và xơ gan, khi sử dụng nấm Cordyceps spp.
hoặc là hỗn hợp thảo dƣợc với thành phần chính là nấm linh chi, kết quả cho thấy có 68 %
ngƣời bệnh có phản ứng lâm sàng tốt (với nhóm sử dụng Cordyceps spp.) và chỉ có 57 %
phản ứng tốt (với nhóm hổn hợp thảo dƣợc chứa nấm Linh chi). Điều này cho thấy nấm
Cordyceps spp. tốt hơn nấm linh chi trong việc điều trị bệnh gan hay xơ gan cho ngƣời.
Thí nghiệm khác cũng đƣợc thực hiện trên 22 bệnh nhân xơ gan ở liều lƣợng 6
g/ngày cũng cho kết quả rất khả quan khi thử nghiệm các chức năng gan sau thời gian

điều trị bằng Cordyceps militaris.
Giải độc cho thận: Bác sĩ y học cổ truyền cho rằng nấm Cordyceps spp. có tác dụng
làm tăng chức năng thận. Rất nhiều công trình y học hiện đại xác nhân là nhờ nấm có khả
năng làm tăng những loại hoocmon ở tuyến thƣợng thận và tuyến sinh dục tiết. Thực hiện
trên 51 bệnh nhân bị hỏng thận mãn tính, theo liệu trình điều trị Cordyceps từ 3 - 5
g/ngày, kết quả cho thấy chức năng thận đƣợc cải thiện đáng kể. Mặt khác chức năng của
hệ miễn dịch cũng đƣợc nâng cao hơn so với nhóm đối chứng. Một nghiên cứu khác trên
57 bệnh nhân bị hỏng thận do sử dụng gentamixin , ngƣời ta quan sát thấy bệnh nhân có
sử dụng nấm Cordyceps với lƣợng 4,5 g/ngày thì thận đƣợc bảo vệ tốt hơn, 89 % chức
năng thận đƣợc hồi phục, giảm tác dụng gây độc của kháng sinh so với nhóm đối chứng
khi dùng giả dƣợc hay sử dụng liệu pháp khác chỉ cho kết quả 45 %. Nghiên cứu ở 51
bệnh nhân bị suy thận có dùng nấm đông trùng hạ thảo với lƣợng 3 - 5 g/ngày thì nhận
thấy chức năng thận và hệ miễn dịch đƣợc cải thiện. Thử nghiệm trên 69 bệnh nhân ghép
thận, kết quả là nấm Cordyceps đã làm giảm độc tính của Cyclosporine trên thận.
Hiệu quả giảm đƣờng huyết: Nấm Cordyceps có hiệu quả với hệ thống chuyển hóa
glucose máu. Các nhà khoa học nghiên cứu ngẫu nhiên có đến 95 % bệnh nhân đƣợc cải
thiện chỉ số đƣờng huyết khi sử dụng nấm từ 3 g/ngày. Hiệu quả này đạt đƣợc là do tác
10


dụng của nấm Cordyceps trong việc tăng độ nhạy của chất insulin, và các emzyme chuyển
hóa glucose gan, glucokinase và hexokinasse. Kết quả này khẳng định rằng việc sử dụng
nấm Cordyceps trong việc kiểm soát chỉ số đƣờng huyết không gây ra các phản ứng phụ.
Bệnh phổi: Tác dụng điều trị bệnh về đƣờng hô hấp của nấm Cordyceps spp. đã
đƣợc Y văn cổ ghi nhận từ hàng nghìn năm nay bao gồm các bệnh hen, bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính ( COPD ) và bệnh viêm phế quản. Nghiên cứu về lâm sàng tại trƣờng Đại
học Y Bắc Kinh trên 50 bệnh nhân hen suyễn khi đƣợc điều trị bằng nấm Cordyceps spp.
nhận thấy tình trạng bệnh nhân đã đƣợc cải thiện có khoảng 81,3 % số bệnh nhân sau khi
sử dụng nấm 5 ngày so với nhóm điều trị bằng các thuốc kháng histamine thông thƣờng.
Bệnh tim mạch: Nấm Cordyceps spp. thƣờng dùng để điều trị rối loạn nhịp tim,

ngoài ra nấm còn đƣợc sử dụng để điều trị bệnh tim, hay hồi phục sau khi đột quỵ. Với
các bệnh nhân suy tim mãn tính thì việc sử dụng nấm Cordyceps spp. dài ngày và điều trị
thông thƣờng với các loại thuốc nhƣ dioxin, hydrochlorothiazide, dopamine, và
dobutamine sẽ thúc đẩy việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống nói chung, bao gồm cả thể
chất lẫn tinh thần, sinh lý và chức năng tim mạch. Nấm Cordyceps spp. còn là loại nấm có
khả năng làm giảm cholesterol, gia tăng tỷ số HDL / LDL Cholesterol và giảm
triglyceride.
Nâng cao khả năng miễn dịch: Thí nghiệm trên 61 bệnh nhân bị bệnh lupus trong 5
năm kết quả cho thấy việc dùng nấm đông trùng hạ thảo với liều 3 g/ngày và chất
Artesmisinine với lƣợng 0,6 g/ngày đã làm giảm căn bệnh trên.
Hỗ trợ điều trị ung thƣ: Nhiều nghiên cứu lâm sàng đƣợc tiến hành tại Trung Quèc
và Nhật Bản trên những bệnh nhân bị ung thƣ cho kết quả khả quan. Nghiên cứu trên 50
bệnh nhân ung thƣ phổi đã đƣợc uống nấm Cordyceps 6 g/ngày, cùng với liệu pháp vật lý
trị liệu thì khối u đã giảm đi ở 23 bệnh nhân chiếm 46 %. Nghiên cứu trên một số các
bệnh nhân bị các dạng ung thƣ khác nhau, khi sử dụng nấm Cordyceps spp. trong 2 tháng
với liều lƣợng là 6 g/ngày, kết quả cho thấy có cải thiện về triệu chứng trên đa số bệnh
nhân. Số lƣợng tế bào máu trắng bằng hoặc cao hơn 3000 mm3; ngay cả khi sử dụng liệu
pháp chiếu xạ hay hóa chất thì các tham số miễn dịch cơ thể đã không bị thay đổi đáng kể
11


trong khi kích thƣớc khối u giảm đi nhiều trên một nửa bệnh nhân. Nhƣ vậy việc kết hợp
sử dụng nấm Cordyceps spp. với các liệu pháp hóa trị cho kết quả khả quan giảm tác dụng
phụ của các liệu pháp trên.
Chống rối loạn tình dục: Nấm Cordyceps spp. dùng để điều trị rối loạn tình dục ở
cả nam giới và nữ giới bao gồm giảm ham muốn, lãnh cảm hoặc liệt dƣơng. Nghiên cứu
đƣợc tiến hành tại Trung Quốc với 756 bệnh nhân bị suy giảm ham muốn, sau 40 ngày sử
dụng Cordycep 3 g/ngày, thì có 64.8 % bệnh nhân đã cải thiện đƣợc tình trạng tình dục.
Công trình nghiên cứu khác trên các đối tƣợng ngƣời cao tuổi, cả nam và nữ đều có triệu
chứng giảm ham muốn, liệt dƣơng và các bệnh suy giảm sinh l‎ý khác, sử dụng 3 g/ngày

trong vòng 40 ngày, các chỉ số đo đƣợc nhƣ thời gian sống của tinh trùng, số lƣợng tinh
trùng đã tăng lên, còn tỷ lệ khiếm khuyết của tinh trùng giảm xuống đối với đa số các đối
tƣợng, hơn gấp đôi số ngƣời bị liệt dƣơng cũng đƣợc ghi nhận có cải thiện về tình trạng
tình dục. Đối với nữ giới, chứng đa khí hƣ, tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ham muốn
tình dục cũng đƣợc cải thiện.
Tăng sức bền, chống mệt mỏi: Theo báo điện tử thì khi sử dụng mỗi ngày liều 3 g
nấm Cordyceps militaris thì kết quả làm gia tăng năng lƣợng cơ thể cho ngƣời cao tuổi bị
các bệnh mãn tính. Năm 2004, tại Mỹ các nhà khoa học đã thí nghiệm cho ngƣời 40 - 70
tuổi, nếu dùng nấm Đông trùng hạ thảo trong 12 tuần thì có sự gia tăng sức bền thể lực.
Sự gia tăng sức mạnh đƣợc thể hiện ở cả hai yếu tố đó là gia tăng Adenosine Triphophate
(ATP) và giải phóng năng lƣợng trong ty lạp thể của tế bào cũng nhƣ hệ số sử dụng hiệu
quả oxy của tế bào trong quá trình giải phóng năng lƣợng.
Chống lão hóa: nấm Cordyceps chứa nhiều chất SOD (Superoxide Dismutase) là
chất chống oxy hóa cao, nên nó có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
(Greenbiotech - Thực phẩm dinh dƣỡng - Giải pháp sức khỏe cho mọi ngƣời,
25/07/2009).

12


2.3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.3.1. Một số nghiên cứu nấm Cordyceps ở ngoài nƣớc
Đầu thế kỷ XVIII, những ngƣời truyền giáo Châu Âu đã đƣa Đông trùng hạ thảo
đến với nƣớc Pháp để nghiên cứu, và họ coi nƣớc Pháp là nƣớc có nền y học hiện đại.
Đến nay rất nhiều nƣớc đã nghiên cứu, điều tra và thu thập nấm Nhộng trùng thảo
Cordyceps militaris ngoài tự nhiên để làm nguyên liệu sản xuất ra thực phẩm chức năng
phục vụ cho ngƣời.
Tại một Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học Trung Quốc đã giới thiệu về việc
phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong Đông trùng hạ thảo và chứng minh
đƣợc mọi dƣợc liệu đều nằm trong phần hạ thảo chứ không hề có gì trong phần Đông

trùng. Trung Quốc gần đây đã sản xuất đƣợc những viên nang Đông trùng hạ thảo
(ĐTHT) trong các vỉ thuốc rất đẹp và với giá rẻ hơn rất nhiều so với mẫu Đông trùng hạ
thảo tự nhiên. Một Hội nghị quốc tế về Công nghệ sinh học họp ở Thái Lan và mọi ngƣời
rất ngạc nhiên khi thấy không chỉ có các báo cáo rất sâu về ĐTHT của các nhà khoa học
Trung Quốc mà còn có các báo cáo sâu hơn nữa về ĐTHT của các nhà khoa học Mỹ.
Vì sao chúng đƣợc coi nhƣ một trong những loại thần dƣợc nổi tiếng khắp thế
giới? Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xƣa đã coi ĐTHT là vị thuốc có tác
dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm” , “Bổ phế ích thận, hộ dƣỡng
tạng phủ”, “Tƣ âm tráng dƣơng, khƣ bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tƣ bổ dƣợc thiện”,
có thể chữa đƣợc “Bách hƣ bách tổn”. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng nhƣ các
thực nghiệm hiện đại đều xác định Cordyceps ssp. hầu nhƣ không có tác dụng phụ đối với
cơ thể ngƣời và động vật.
John (Aloha Medicinals USA) đã thành công trong việc nuôi trồ ng ĐTHT Aloha
nguyên chất 100% trong hê ̣ thố ng nhà kin
́ h hiê ̣n đa ̣i , đƣợc chứng nhận bởi FDA – Cục
quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ , với các tiêu chuẩ n nghiêm ngă ̣t : Lấy giống
trực tiếp tƣ̀ Himalaya , Tây Ta ̣ng , điề u kiê ̣n nuôi trồ ng đƣơ ̣c điề u chỉnh tƣơng đồ ng nhƣ
môi trƣờng thiên nhiê n, toàn bộ quy trình nuôi trồng , sản xuất hoàn toàn khép kín , tinh

13


khiế t chuẩ n hoá 100%, chƣ́a thành phầ n hoa ̣t chấ t sinh ho ̣c cao

. (Nguyễn Lân Dũng,

2005).
2.3.2. Một số nghiên cứu nấm Cordyceps ở Việt Nam
Hiện nay ở nƣớc ta nghiên cứu về nấm Cordyceps đang trong giai đoạn mới đạt
đƣợc một số kết quả. Việc nghiên cứu mới chỉ mang tính chất điều tra, phát hiện và thu

thập chúng trong điều kiện Việt Nam.
Năm 2009, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam và Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp
đã tiến hành điều tra thu mẫu nấm ĐTHT (Cordyceps nutans) tại khu Bảo tồn Tây Yên Tử
- Sơn Động - Bắc Giang. Tác giả Phạm Quang Thu đã thu thập đƣợc loài nấm Đông trùng
hạ thảo và đƣợc giám định là loài Cordyceps nutans. Đây là loài nấm đầu tiên đƣợc mô tả
và ghi nhận đƣợc phân bố tại Việt Nam.
Tại vƣờn Quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Phạm Quang Thu đã phát hiện nấm
Cordyceps Gunnii. Tại vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã phát hiện nấm
Cordyceps militaris (Nấm Nhộng trùng thảo). Năm 2009, Phạm Thị Thùy đã thu thập ở
vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình nguồn nấm Cordyceps.
Về nấm Nhộng trùng thảo Cordyceps militaris lần đầu tiên đƣợc phát hiện và mô tả ở
Việt Nam. Loài nấm này phân bố ở rừng tự nhiên có độ cao từ 1.900 m đến 2.100 m so
với mực nƣớc biển. Ký chủ của loài này là nhộng thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera, nấm dài
2 – 6,5 cm, hình chuỳ, phần thân và cuống nhỏ, phần đầu (phần sinh sản) phình to có
chiều rộng đến 0,6 cm. Màu sắc của phần cuống nấm và phần sinh sản khác nhau, phần
cuống nấm nhẵn có màu da cam nhạt, phần sinh sản có màu da cam đậm và nhiều mụn
nhỏ. Thể quả dạng chai đƣợc cắm rất lỏng lẻo hoặc cắm sâu một phần vào mô của nấm ở
phần sinh sản. Túi bào tử có kích thƣớc 300 – 510 µm x 3,5 – 5 µm, phần mũ gắn trên túi
thể quả có kích thƣớc 3,5 – 5 µm.
Một số khu vực khác cũng đang đƣợc triển khai tìm kiếm và nghiên cứu nấm
Cordyceps militaris, thƣờng thì Cordyceps militaris ở Việt Nam phân bố ở những khu
rừng nhiệt đới xanh, có độ cao từ 800 m đến 2000 m.
14


Trong chƣơng trình nghiên cứu Nghị định thƣ giữa Việt Nam và Trung Quốc về
nghiên cứu nấm Nhộng trùng thảo Cordyceps militarris, Phạm Thị Thùy, Viện Bảo vệ
Thực vật đã chủ nhiệm đề tài phát triển nấm Đông trùng hạ thảo làm nguyên liệu thực
phẩm chức năng cho ngƣời. Kết quả đã nghiên cứu và xác định đƣợc 3 loài nấm
Cordyceps spp. đó là: Cordyceps nutans ở Cúc Phƣơng, Ninh Bình và Tam Đảo, Vĩnh

Phúc, Cordyceps militaris ở Vũ Quang, Hà Tĩnh, Cordycep sp1 ở Sơn Động, Bắc Giang.
Tác giả cũng đã xác định đƣợc một số giá trị dƣợc liệu của nấm Nhộng trùng thảo
Cordyceps militaris gồm chất Cordycepin, HEAA, một số vitamin và một số nguyên tố vi
lƣợng. Trên đây là một số kết quả bƣớc đầu về việc nghiên cứu nấm Cordyceps spp. ở
Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu nấm này cần thiết đƣợc tiếp tục để đi sâu và phát triển
những nấm Cordyceps militaris để làm nguyên liệu thực phẩm chức năng cho ngƣời
(Trần Thùy Hƣơng, 2010).
Nhƣ vậy, nghiên cứu nấm Nhộng trùng thảo Cordyceps militaris ở Việt Nam là hoàn
toàn cần thiết, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi và bảo vệ sức khỏe con ngƣời ở Việt Nam.
2.4. Giá thành và cách sử dụng nấm Cordyceps spp.
2.4.1. Giá thành của nấm Cordyceps spp.
Năm yếu tố ảnh hƣởng đến giá cả của Đông trùng hạ thảo: (1) Quy cách của Đông
trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo càng lớn, số lƣợng càng ít, càng hiếm thì càng đắt. Vì
vậy giá cả cũng càng cao, đôi khi giá cả giữa 200 con/gram Đông trùng hạ thảo và 400
con /gram Đông trùng hạ thảo nhỏ chênh lệch khoảng gấp đôi (2) Xuất sứ Đông trùng hạ
thảo: Giá cả Đông trùng hạ thảo có xuất sứ khác nhau cũng chênh lệch khá nhiều, ví dụ
nhƣ loại Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc từ cao nguyên Tây Tạng, Thanh Hải (cao
nguyên Thanh Tạng) có giá đắt hơn nhiều những loài Đông trùng hạ thảo sinh trƣởng ở
nơi khác nhƣ Vân Nam.v.v. Đông trùng hạ thảo ở những nơi sinh trƣởng có chất lƣợng tốt
không chỉ có quy cách bên ngoài về độ lớn màu sắc đẹp mắt mà chất lƣợng bên trong
cũng tốt, hàm lƣợng các thành phần có lợi cho sức khoẻ con ngƣời cũng cao hơn nhiều so
với Trùng thảo những nơi khác (3) Màu sắc: Màu sắc chuẩn của Đông trùng hạ thảo là
màu vàng, màu nâu vàng hoặc cà phê. Sau khi để lâu màu sắc của Đông trùng hạ thảo sẽ
15


×