Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM CUNG CẤP SẮT THEO ĐƯỜNG UỐNG GENTAFEROL TRÊN HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.52 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM CUNG CẤP SẮT THEO ĐƯỜNG
UỐNG GENTAFEROL TRÊN HEO CON THEO MẸ

Họ và tên sinh viên : HÀ THỊ THU
Ngành

: BÁC SĨ THÚ Y

Lớp

: DH08TY

Niên khóa

: 2008-2013

Tháng 9/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************


HÀ THỊ THU

THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM CUNG CẤP SẮT THEO ĐƯỜNG
UỐNG GENTAFEROL TRÊN HEO CON THEO MẸ

Khoá luận được đệ trình để cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ THANH HIỀN

Tháng 9/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: HÀ THỊ THU
Tên khoá luận: “Thử nghiệm chế phẩm cung cấp sắt Gentaferol dạng
uống trên heo con theo mẹ’’.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
Ngày

tháng

năm 2013

Giáo viên hướng dẫn


`

TS. LÊ THANH HIỀN

ii


LỜI CẢM ƠN
Tỏ lòng biết ơn
Cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng và dạy dỗ con có được ngày hôm
nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Tiến sĩ Lê Thanh Hiền với sự giúp đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến quý báu và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
Chú Trần Như Sơn chủ trại heo cùng các Cô, Chú, Anh, Chị, Em công nhân
viên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập tại trại.
Cảm ơn
Các bạn bè là người đã hỗ trợ, chia sẻ, gắn bó với tôi trong suốt quá trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn
HÀ THỊ THU

iii



TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài “Thử nghiệm chế phẩm cung cấp sắt theo đường uống Gentaferol
trên heo con theo mẹ” được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Việt Mỹ thuộc xã Bình
Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ ngày 11/02/2013 đến ngày 11/05/2013.
Thí nghiệm được tiến hành trên 106 heo con theo mẹ, được chia làm 2 lô: lô
I gồm 54 heo con - các heo này được tiêm sắt vào ngày thứ 3 sau khi sinh; lô II có
52 heo con - các heo này được cho uống Gentaferol lần 1 trong vòng 24 giờ sau khi
sinh và lần 2 lúc heo 8 ngày tuổi.
Kết thúc thời gian thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau: Không có
sự khác biệt giữa 2 lô về tăng trọng bình quân ở 21 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu chảy. Kết
quả này cho thấy việc cung cấp sắt bằng đường uống là hoàn toàn có khả năng thay
thế cho việc cấp sắt bằng đường chích vốn gây stress và có thể truyền mầm bệnh
cho heo con.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA........................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ...................................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1

1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích......................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về sắt .................................................................................... 3
2.1.1 Sự phân bố sắt trong cơ thể ............................................................................. 3
2.1.2 Vai trò sinh học của sắt. .................................................................................. 3
2.1.2.1 Cấu tạo nhân heme....................................................................................... 3
2.1.2.2 Sắt trong các enzyme ................................................................................... 5
2.1.3 Nhu cầu sắt trên heo ...................................................................................... 5
2.1.4 Sự hấp thu và chuyển hóa sắt trong cơ thể ..................................................... 6
2.1.5 Các nguyên nhân gây thiếu sắt cho heo con .................................................... 9
2.1.6 Hậu quả của việc thiếu sắt............................................................................... 9
2.1.7 Hậu quả của việc dư sắt trên heo con ........................................................... 11

v


2.2 Sơ lược các nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 11
2.3 Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng heo con theo mẹ ............................................ 12
2.3.1 Tăng trưởng nhanh........................................................................................ 12
2.3.2 Bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. ............................ 13
2.3.3 Khả năng điều tiết thân nhiệt kém ................................................................. 14
2.3.4 Các yêu tố ảnh hưởng đến tăng trọng của heo con......................................... 15
2.3.4.1 Dinh dưỡng ................................................................................................ 16
2.3.4.2 Giống ......................................................................................................... 16
2.3.4.3 Bệnh tật ..................................................................................................... 16
2.3.4.4 Stress ......................................................................................................... 16
2.4 Giới thiệu về sản phẩm .................................................................................... 17

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................ 18
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành ....................................................................... 18
3.2 Đối tượng ....................................................................................................... 18
3.3 Bố trí thí nghiệm.............................................................................................. 18
3.3.1 Chọn heo thí nghiệm ..................................................................................... 18
3.3.2 Bố trí ............................................................................................................ 19
3.4 Điều kiện tiến hành thí nghiệm ........................................................................ 19
3.4.1 Chuồng trại ................................................................................................... 19
3.4.2 Nuôi dưỡng và chăm sóc heo con theo mẹ ................................................... 19
3.4.3 Vệ sinh và công tác thú y .............................................................................. 19
3.4 Khảo sát một số chỉ tiêu................................................................................... 21
3.4.1 Phương pháp khảo sát ................................................................................... 21
3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ............................................................... 21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 23
4.1 Kết quả về tăng trọng ...................................................................................... 23
4.2 Kết quả về tình hình bệnh ................................................................................ 25
4.2.1 Tình hình tiêu chảy ....................................................................................... 25

vi


4.2.2 Tỷ lệ tiêu chảy theo nhóm tuổi ...................................................................... 26
4.2.3 Tỷ lệ chữa khỏi và tỷ lệ tái phát .................................................................... 29
4.2.4 Tỷ lệ chết do bị bệnh và do nguyên nhân khác .............................................. 29
4.3 So sánh cảm quan và chi phí ........................................................................... 31
4.3.1 So sánh cảm quan ......................................................................................... 31
4.3.2 Sơ lược lợi ích của việc uống sắt và hiệu quả kinh tế ................................... 32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 34
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 34

5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 35
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 37

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hb: Hemoglobin
Mb: Myoglobin
LMLM: Lở mồm long móng
PRRS: Porcin Respiratory and Reproductive Disease – Hội chứng rối loạn
hô hấp và sinh sản trên heo
TLSS: Trọng lượng sơ sinh
TLSSBQ: Trọng lượng sơ sinh bình quân
TLCSBQ: Trọng lượng cai sữa bình quân
TLBQ21: Trọng lượng cai sữa bình quân hiệu chỉnh 21 ngày tuổi
TLCSTT: Trọng lượng cai sữa thực tế

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các enzyme và protein chứa sắt trong cơ thể động vật
Bảng 2.2 Nhu cầu sắt trên heo
Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt
Bảng 3.1 Sự phân lô bố trí thí nghiệm
Bảng 3.2 Qui trình tiêm phòng heo con theo mẹ và sau cai sữa
Bảng 3.3 Qui trình tiêm phòng vaccin heo nái hậu bị
Bảng 3.4 Qui trình tiêm phòng nái mang thai

Bảng 4.1 Kết quả tăng trọng của 2 lô
Bảng 4.2 Tình hình bệnh tiêu chảy của 2 lô
Bảng 4.3 Tỷ lệ tiêu chảy theo nhóm tuổi
Bảng 4.4 Tỷ lệ chữa khỏi và tái phát
Bảng 4.5 Tỷ lệ chết do bệnh và do các nguyên nhân khác
Bảng 4.6 Thuốc và đơn giá thuốc điều trị bệnh

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Cấu tạo nhân heme
Hình 4.1: Cách cho heo con uống thuốc
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ tiêu chảy theo nhóm tuổi

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đối với nhà chăn nuôi heo thì mục tiêu quan trọng và cần thiết là làm thế nào
để cho heo con phát triển khỏe mạnh, nhanh, đặc biệt là giai đoạn heo con theo mẹ
vì giai đoạn này heo con dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng cơ thể chưa cao. Nếu
giai đoạn này heo con không tốt, nhiều bệnh tật, trọng lượng thấp thì các giai đoạn
sau heo sẽ phát triển kém, tỷ lệ bệnh tật cũng cao làm trọng lượng heo cuối kỳ thấp,
từ đó làm giảm lợi nhuận cho nhà chăn nuôi. Một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển heo con theo mẹ đó chính là thiếu sắt. Sắt là chất khoáng rất quan

trọng đối với cơ thể, có vai trò tổng hợp nên hemoglobin, vận chuyển oxy trong
máu đến với các mô trong cơ thể, là thành phần của myoglobin, có vai trò dự trữ
oxygen trong cơ thể. Sắt còn là thành phần cấu tạo của một số loại protein và
enzyme trong cơ thể. Thiếu sắt gây bệnh thiếu máu ở động vật, đặc biệt ở heo, nhất
là heo con dưới 30 ngày tuổi. Nếu thiếu sắt ở mức độ nhẹ làm heo chậm lớn, còi cọc,
nếu thiếu sắt nặng có thể làm heo chết. Nên vấn đề bổ sung sắt là vấn đề quan trọng
trong nuôi heo để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt cho heo.
Các trại chăn nuôi heo hiện nay hầu hết thực hiện việc cung cấp thêm sắt cho
heo con vào 2 thời điểm (3 ngày và 7 ngày) bằng đường tiêm bắp tại mặt trong đùi
sau hoặc tại gốc tai. Tuy nhiên đối với heo con thì tiêm dễ gây nhiễm trùng vì sức
đề kháng yếu, dễ gây stress làm heo chậm lớn và dễ mắc các bệnh khác (viêm
phổi, viêm khớp), hơn hết là việc tiêm bắp còn gây ra tình trạng áp - xe chỗ viêm
hay bại liệt do tổn thương dây thần kinh đùi với xác suất không nhỏ. Việc tiêm heo
con còn là yếu tố nguy cơ truyền lây một số bệnh truyền nhiễm giữa bầy này sang
bầy khác, đặc biệt là bệnh tai xanh. Bên cạnh đó, đối với tình hình dịch tễ hiện nay,

1


heo con theo mẹ phải được tiêm phòng rất nhiều bệnh từ rất sớm ví dụ như bệnh do
Mycoplasma, tai xanh, dịch tả, PCV2… Điều này càng làm cho nhu cầu tìm cách
thay thế việc chích sắt cho heo con bằng biện pháp cho uống càng trở nên cấp thiết
để giảm tần số tiêm cho heo con.
Cung cấp sắt cho heo con bằng đường uống thật ra không phải là ý tưởng
mới. Tuy nhiên nhiều vấn đề đặt ra là kỹ thuật cho uống thế nào để heo con có thể
cung cấp đủ lượng mà không bị hao hụt, khả năng hấp thu của sản phẩm sắt uống có
đảm bảo hay không. Với việc áp dụng các công nghệ hoá mới trong việc hữu cơ hoá
chế phẩm chứa sắt, các chế phẩm sắt uống hiện nay đã khắc phục được nhược điểm
hấp thu. Bên cạnh đó việc cung cấp sắt hữu cơ dạng uống trong vòng 24 giờ sau khi
sanh có thể làm tối đa hoá việc hấp thu sắt của heo con. Chế phẩm Gentaferol là

một sản phẩm thoã mãn yêu cầu trên. Bên cạnh đó việc kết hợp với gentamicin làm
cho hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy trên heo con càng đạt hiệu quả cao.
Được sự đồng ý của của khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thanh Hiền chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài : “Thử nghiệm chế phẩm cung cấp sắt theo đường uống
Gentaferol trên heo con theo mẹ’’ nhằm đánh giá khả năng thay thế việc tiêm sắt
bằng đường uống.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sắt Gentaferol trên heo con
theo mẹ. Từ đó đề xuất việc sử dụng sản phẩm cho người chăn nuôi vừa an toàn và
hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
Bố trí 2 lô khảo sát trên heo con: lô I là lô cung cấp sắt bằng đường chích
theo quy trình của trại, lô II là lô cung cấp sắt bằng đường uống. Sau đó khảo sát
các chỉ tiêu để đánh giá sức khỏe và tăng trưởng của heo con trong giai đoạn khảo
sát. Trong quá trình khảo sát phải ghi nhận được: khả năng tăng trọng của heo, tỷ lệ
chết, tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ mắc các bệnh khác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về sắt
2.1.1 Sự phân bố sắt trong cơ thể
Sắt là một chất khoáng vi lượng rất quan trọng đối với cơ thể. Chất sắt trong
cơ thể chiếm hàm lượng 0,004%, tuy số lượng nhỏ nhưng giữ vai trò hết sức quan
trọng, là thành phần cấu tạo huyết sắc tố (nhân heme). Khoảng 60 - 70% lượng sắt
trong cơ thể chứa trong hemoglobin của hồng cầu, 0,1% trong hệ tuần hoàn dưới

dạng transferin, sắt dự trữ ở dạng ferritin và hemosiderin chiếm khoảng 25%, một
lượng nhỏ trong myoglobin khoảng 3 - 7% và 0,1% cho các enzyme của hệ hô hấp
(Võ Thị Trà An, 2010). Ferritin được cấu tạo từ một sắt hữu cơ gắn với một protein
- apoferritin. Hemosiderin là một oxit sắt ba, thể hiện sắt ứ đọng trong mô, có trong
lách, gan, thận, tủy xương, niêm mạc ruột. Transferrin, hemosiderin và ferritin
chuyển hóa qua lại theo sơ đồ: Transferrin

ferritin

hemosiderin

2.1.2 Vai trò sinh học của sắt.
2.1.2.1 Cấu tạo nhân heme
Heme được tạo thành từ protoporphyrin IX gắn với 1 nguyên tử Fe hóa trị 2
(Fe2+). Nhân heme trong hemoglobin (Hb) liên quan đến việc vận chuyển O2, CO2
trong máu và heme trong myoglobin (Mb) liên quan đến việc dự trữ O2. Nhân
heme trong Hb và Mb có cấu trúc phân tử giống nhau. Hb chỉ có chủ yếu trong máu,
tủy xương (những nơi có hồng cầu phát triển), Mb có nhiều trong cơ.
Hb là thành phần chính của hồng cầu, chiếm sắp xỉ 95% hàm lượng protein hồng
cầu và chiếm khoảng 35% khối lượng hồng cầu (Trần Thị Dân và ctv, 2007),
là thành phần quan trọng trong việc vận chuyển khí của máu, Hb chịu trách nhiệm

3


vận chuyển O2 và CO2 trong máu. Nếu không có đủ Hb thì động vật sẽ trở nên thiếu
máu, cơ thể không thể loại bỏ được CO2.
Mỗi phân tử Hb gồm hai phần: globin và bốn nhóm nhân heme. Mỗi nhóm
nhân heme có nguyên tử Fe 2+ ở trung tâm. Mỗi nguyên tử Fe 2+ có thể kết hợp lỏng
lẻo với một phân tử O2. Vì vậy 1 phân tử Hb có thể kết hợp tối đa với 4 phân tử O2.

Myoglobin gồm 1 nhân heme và 1 phân tử globin. Mb khi mang O2 tạo thành MbO2
(oxymyoglobin) có màu đỏ tươi, MbO2 là chất dự trữ O2 cho cơ, trong đó Fe có hóa
trị 2. Khi Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ thì Mb không có khả năng kết hợp với O2 nữa.
Mb gắn với O2 chặt hơn rất nhiều so với Hb và chỉ giải phóng O2 khi phân áp O2
trong cơ thể rất thấp, chính vì vậy Mb là sắc tố có lợi khi mà O2 từ máu không đủ đi
đến các cơ.

Hình 2.1: Nhân heme liên kết với O2

4


2.1.2.2 Sắt trong các enzyme
Sắt không những là thành phần cấu tạo máu, tham gia vào quá trình hô hấp
của cơ thể, sắt còn có mặt trong các enzyme như catalase, peroxidase, cytochrom...
Sắt cũng như các nguyên tố khoáng vi lượng khác tác động như là một chất
xúc tác trong hệ thống metalloenzym của tế bào (enzym chứa kim loại). Trong
metalloenzyme, kim loại gắn chặt với protein và một số nguyên tử kim loại cố định
đối với mỗi phân tử. Mối tương tác giữa các protein và kim loại không chỉ nâng cao
hoạt lực xúc tác của enzym mà còn tăng độ bền của phần protein trong chuyển hóa.
Nguyên tố khoáng vi lượng có tác dụng sinh học nhờ thông qua metalloenzym có
liên quan đến những dấu hiệu thiếu hoặc thừa của những nguyên tố này. Tuy nhiên
nhiều rối loạn bệnh lý và lâm sàng của động vật do thiếu hay thừa nguyên tố khoáng
vi lượng chưa có thể giải thích bằng cơ chế enzyme.
Bảng 2.1 Các enzyme và protein chứa sắt trong cơ thể động vật
Enzyme metalloporphyrin

Enzyme metalloflavin

Metalloprotein và enzym khác


Cytochrome oxydase

NADH Cytochrome C

Hemoglobin

Cytochrome C

Succinic dehydrogenase

Myoglobin

Các Cytochrome khác

Lactic dehydrogenase

Transferrin

Peroxydase

α-Glycerophosphate

Ovotransferrin

dehydrogenase
Catalase

Choline dehydrogenase


Lactotransferrin

Aldehyhe oxydase

Aldehyhe dehydrogenase

Ferritin

Xanthine oxydase

2.1.3 Nhu cầu sắt trên heo
Với việc nuôi heo con theo lối công nghiệp có năng suất cao và phương thức
nuôi nhốt chuồng sàn nên nhu cầu về sắt cao do heo không nhận được nguồn sắt
nào ngoài thức ăn. Nếu chỉ bú sữa mẹ thì heo con sẽ bị thiếu sắt. Nhu cầu sắt cần
cung cấp cho lợn con ở 3 tuần đầu sau khi sinh khoảng 300 mg. Trong đó lượng sắt

5


heo mẹ cung cấp từ sữa chỉ khoảng 21 mg (tương đương 1 mg/ngày), sắt dự trữ
khoảng 70 mg (Võ Thị Trà An, 2010). Lượng sắt thiếu hụt cho 1 heo con khoảng
210 mg. Vì vậy mỗi heo con cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu hụt để có thể tổng
hợp hemoglobin. Nếu cai sữa heo ở 21 ngày tuổi thì chỉ cần cung cấp 100 mg/con là
đủ, còn nếu cai sữa sau 21 ngày thì nên cung cấp 200 mg/con. Thông thường nên
bổ sung 200 mg sắt cho 1 heo con.
Đối với thú trưởng thành thì lượng sắt cần bổ sung hằng ngày khoảng vài mg
để cân bằng lượng mất đi từ lông, móng và sự tróc vảy. Vì khoảng 2/3 tổng lượng
sắt trong cơ thể được chứa trong Hb. Hồng cầu sẽ bị phá hủy sau 4 tháng tuần hoàn
trong cơ thể và Hb sẽ chuyển hóa nhanh chóng bởi các tế bào lưới nội mạc. Hầu hết
sắt được giải phóng từ quá trình này, tuy nhiên quá trình tạo hồng cầu mới cũng

nhanh chóng diễn ra ở tủy xương. Vì vậy, 1 lượng nhỏ sắt sẽ bị mất đi và chỉ cần bổ
sung một ít trong khẩu phần thức ăn hàng ngày để duy trì lượng sắt dự trữ cũng như
cho hoạt động sản xuất Hb và hồng cầu. Đối với thú mang thai và nuôi con thì nhu
cầu sắt cao hơn vì thú cần thêm sắt để tạo máu cho bào thai và cung cấp sắt cho con
qua sữa.
Bảng 2.2 Nhu cầu sắt trên heo (mg/kg thức ăn)
Trọng lượng heo (kg)
Nhu cầu (mg)

3-5

5 - 10

100

100

10 - 20
60

20 - 50 50 - 80 80 - 120
80

50

40

2.1.4 Sự hấp thu và chuyển hóa sắt trong cơ thể
Sự hấp thu sắt rất phức tạp, trước tiên vào đến dạ dày, sắt hóa trị 3 hay 2 đều
phải biến thành hóa trị 2. Sắt không được hấp thu nhiều như các chất dinh dưỡng

khác. Lượng sắt hấp thu tùy vào nhu cầu của cơ thể, tăng khi cơ thể thiếu và giảm
khi cơ thể quá tải. Có nhiều yếu tố trong thức ăn có thể làm giảm hoặc tăng sự hấp
thu sắt (bảng 2.3) như sự hấp thu sắt trong cơ thể tăng nhờ vitamin C vì vitamin C
khử Fe3+ thành Fe 2+. Histidine và lysine cũng có tác động thúc đẩy sự hấp thu Fe do
hình thành phức chất phức Fe – axit amin hòa tan.

6


Sự chuyển hóa sắt trong cơ thể rất mạnh mẽ vì huyết sắc tố liên tục bị phá
hủy do hồng cầu già và liên tục tái tạo lại suốt đời vật nuôi. Sắt có thời gian sống
trung bình trong hồng cầu khoảng 100 ngày và được giải phóng ra khỏi hệ thống
lưới nội sinh khi hồng cầu suy thoái và được sử dụng để tổng hợp hemoglobin sau
khi đã được dự trữ dưới dạng ferritin. Sắt được giữ chặt trong cơ thể và mất ra ngoài
rất ít (0,5 - 1 mg/ngày ở người) chủ yếu do niêm mạc bong tróc ra (Bùi Đức Lũng
và ctv, 1995).
Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt
Ảnh hưởng đến hấp thu

Yếu tố trong khẩu phần
Phytate, phosphate, polyphenol, casein

Giảm hấp thu

Vitamin C, fructose, 1 vài acid amin, 1

Tăng hấp thu

số nguồn protein
• Cơ chế hấp thu

Dưới tác dụng pH axit của dịch vị hay các chất có tính khử cao, sắt trong
thức ăn ở dạng Fe3+ (ferric) được biến đổi thành Fe2+ (ferrous), đến ruột Fe2+ được
hấp thu ở đoạn tá tràng theo một cơ chế kiểm soát “sự ức chế của màng nhầy ruột”.
Ở tế bào màng nhày ruột có protein vận tải apoferritin giữ vai trò kiểm soát việc hấp
thu sắt ở động vật non. Tại đây, ion Fe2+ biến đổi thành Fe3+ và liên kết với
apoferritin tạo thành ferritin, khả năng liên kết của apoferritin với sắt cũng có giới
hạn, khi bão hòa thì apoferritin không thể tiếp nhận thêm Fe được nữa. Ferritin
trong tế bào chứa Fe3+ và đi vào hệ thống mao quản tĩnh mạch. Trong tĩnh mạch,
Fe3+ lại biến đổi thành Fe2+ cùng với Fe2+ được hấp thu trực tiếp vào sẽ liên kết với
transferrin của huyết tương. Mỗi phân tử transferrin có thể liên kết với 2 nguyên tử
sắt để mang sắt đến dự trữ ở tủy xương, gan và lách (Nguyễn Phước Nhuận và ctv,
2002). Sắt được hấp thu nhiều ít là do sự điều chỉnh của hepcidin (do gan sản xuất).
Hepcidin có tác dụng ức chế sự vận chuyển sắt qua niêm mạc ruột, do đó ngăn cản
sự hấp thu sắt dư thừa và duy trì mức độ sắt bình thường trong cơ thể.

7


Sự chuyển hóa sắt trong cơ thể được thể hiện vắn tắt theo sơ đồ sau:
Tiêm (Fe-dextran)

Uống
Fe không hấp
h

Kết hợp với tế bào
(tại vị trí tiêm)

Ion hóa Fe


Đại thực bào hấp thu

Fe tự do cho hấp
h

(7-14 ngày)
Fe được hấp thu (dự trữ
ở biểu mô ruột non)
(

Fe-dextran trong lympho bào
Hemosiderin
(Tế bào lưới nội mô)
máu

Apoferritin +

Apoferritin + Fe

Tế bào lưới nội mô
Dextran

Ferritin
Nước

Myoglobin
Nước tiểu

Fe
+


ferritin

Tủy xương

(gan, lách, thận, tủy xương)

transferrin

t/h Hb
Fe-transferrin

Hồng cầu
Tiết vào mật

Sơ đồ 2.1: Sự chuyển hóa sắt trong cơ thể

8


2.1.5 Các nguyên nhân gây thiếu sắt cho heo con
Khi nuôi theo lối công nghiệp, nuôi heo trên nền xi măng hay khung sàn
cách ly với mặt đất thì heo con không thể liếm đất do tập tính hay ủi và liếm láp nền
đất do đó không thể bổ sung sắt từ đất (vì đất chứa nhiều chất khoáng, trong đó có
sắt). Việc cai sữa sớm để tăng vòng quay lứa đẻ cho heo mẹ cũng là nguyên nhân
gây thiếu sắt trên heo con. Vì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt chính cho heo trong giai
đoạn theo mẹ nên khi cai sữa thì heo con sẽ không được nhận sắt từ mẹ nữa làm heo
con bị thiếu sắt nếu không được bổ sung sắt. Đồng thời tăng trọng của heo con diễn
ra rất nhanh. Trong 3 tuần đầu tiên khối lượng cơ thể heo con tăng gấp 4 lần so với
khối lượng sơ sinh nên cần một lượng sắt cao để tổng hợp hemoglobin để tạo máu.

Vì thể tích máu phụ thuộc vào kích thước cơ thể nên khi kích thước cơ thể càng lớn
thì thể tích máu cũng sẽ tăng. Mặt khác, lượng sắt dự trữ trong cơ thể heo con thấp
(khoảng 70 mg), với lượng sắt này heo con chỉ đủ tạo hemoglobin và duy trì chỉ
trong tuần đầu rồi sắt sẽ bị cạn kiệt vì sữa mẹ mỗi ngày chỉ cung cấp 1 mg/con so
với nhu cầu 10 - 12 mg/con/ngày (Võ Văn Ninh, 2011).
2.1.6 Hậu quả của việc thiếu sắt
Giữa các loài thú, người ta nhận thấy ở heo dễ thiếu sắt hơn ở gia cầm và các
gia súc khác. Heo con được sinh ra với nguồn sắt hạn hẹp được dự trữ trong cơ thể
và nguồn sắt nhận từ sữa mẹ. Heo con trong giai đoạn bú sữa mà không tập ăn sớm
hoặc không có một nguồn bổ sung thêm sắt nào từ bên ngoài thì heo con sẽ bị thiếu
sắt, vì hàm lượng sắt truyền qua sữa mẹ rất ít. Đồng thời, sắt cũng là một trong
những yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa, tức ta tăng nồng độ trong thức ăn
heo mẹ cũng không làm tăng được hàm lượng sắt trong sữa mẹ (Vũ Đình Tôn,
2005). Do đó cần phải cung cấp bổ sung sắt trực tiếp cho heo con trong 21 ngày đầu
để heo con có thể phát triển tốt. Người ta xét nghiệm hemoglobin trong máu heo
con lúc sơ sinh khoảng 10 g/l nếu không bổ sung sắt từ nguồn bên ngoài, đến 3 tuần
tuổi chỉ còn 3 - 4 g/l. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả xấu là suy sụp sức đề kháng.
Trong khi đó ở nhóm heo 3 ngày tuổi được chích bắp 150 - 200 mg sắt - dextran thì

9


chỉ tiêu hemoglobin vẫn giữ bình thường lúc 3 tuần tuổi (Dương Thanh Liêm và ctv,
2002).
Heo thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, tùy theo mức độ và thời gian thiếu mà có
thể có triệu chứng nhẹ hay nặng. Thông thường trên gia súc, chúng ta có thể chia
làm 3 mức độ:
Mức thiếu nhẹ: thông thường ảnh hưởng lên một số chỉ tiêu sinh lý máu như
tế bào hồng cầu nhỏ hơn bình thường, hàm lượng huyết sắc tố thấp hơn bình thường,
chưa có ảnh hưởng quan trọng có thể quan sát được. Thịt có màu hồng nhạt hơn

bình thường.
Mức biểu hiện triệu chứng: tình trạng thiếu kéo dài, thú đang trong giai đoạn
tăng trưởng, sản xuất đòi hỏi phải có một lưu lượng hồng cầu, huyết sắc tố nhiều,
nhưng cơ thể không tổng hợp đủ nên biểu hiện ra bên ngoài ở các niêm mạc mắt,
miệng, lỗ tai bị tái nhợt nhạt. Thịt nạc mất màu hồng, chuyển sang màu bạc. Tốc độ
sinh trưởng chậm hơn bình thường, sức sản xuất giảm sút.
Mức suy kiệt: tình trạng thiếu sắt kéo dài làm cho sức đề kháng của cơ thể
giảm sút nghiêm trọng. Cơ thể rất dễ mắc các bệnh đường ruột, gây tiêu chảy.
Nhìn chung heo thiếu máu có biểu hiện khó thở do thiếu O2 và tích tụ CO2
trong cơ thể vì máu vận chuyển O2 đến các mô bào và đưa CO2 do mô mào sinh ra
đến phổi và thở ra ngoài. Từ đó, các bộ phận trong cơ thể hoạt động kém, quá trình
điều dưỡng giảm xuống và heo con có thể hôn mê và chết.
Thiếu sắt còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Mặc dù
khả năng miễn dịch sẽ hồi phục lại bình thường sau 4 - 7 ngày cung cấp sắt nhưng
vấn đề là phải giải quyết tình trạng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng hiện
mắc trước rồi sau đó mới bổ sung chất sắt được, vì nếu đang nhiễm trùng mà bổ
sung sắt thì có thể nhiễm trùng sẽ nặng hơn, do có một số vi trùng ái sắt có thể dùng
sắt để phát triển. Theo Trần Thanh Phong (2002), vi khuẩn cần nhiều sắt cho sự
biến dưỡng của chúng, do đó trong trường hợp nhiễm trùng, sự giảm nồng độ sắt
trong máu cũng là một phương tiện cho phòng vệ cơ thể (trích dẫn bởi Hồ Lê Thanh,
2009).

10


Tóm lại, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, sự hình thành hệ thống miễn dịch chủ
động sẽ kéo dài, heo con dễ bước vào giai đoạn khủng hoảng gọi là “khủng hoảng 3
tuần tuổi”: tiêu chảy, viêm phổi, bỏ ăn, chậm lớn.
2.1.7 Hậu quả của việc dư sắt trên heo con.
Việc thiếu hay thừa các chất sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác đều có

hại cho cơ thể động vật. Việc dư sắt trên các động vật non hầu như là không xảy ra,
đặc biệt là trên heo con nếu không có nguồn sắt bổ sung từ bên ngoài. Mỗi loài có
một mức giới hạn nhu cầu cho hàm lượng sắt cũng như các nguyên tố vi lượng
khác. Thừa sắt gây ngộ độc, 2 phân tử sắt sẽ kết dính với 1 phân tử beta – globulin
protein thành transferritin gây nhiễm độc máu, các vi trùng có thể sử dụng sắt tự do
trong máu để phát triển làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Trong trường hợp sắt bổ
sung gây ngộ độc cho cơ thể khi hàm lượng bổ sung quá nhiều, hoặc do chất lượng
nguồn sắt bổ sung hoặc do cơ thể thiếu vitamin E, Se do trong thời gian mang thai
heo mẹ không được cung cấp đầy đủ. Đối với heo con theo mẹ, nếu cơ thể thiếu
vitamin E, Se thì chỉ cần bổ sung 20 - 30 mg sắt cũng có thể gây ngộ độc cho heo
con. Thừa chất sắt làm gia tăng nhu cầu phosphore cho heo.
2.2 Sơ lược các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nguyễn Quang Thanh (2006), “So sánh hiệu quả của quy trình tiêm sắt cho
heo con theo mẹ” đã tiến hành tiêm sắt cho heo con theo mẹ trên 2 nhóm heo.
Nhóm I: tiêm sắt lúc 3 ngày tuổi với 1 liều duy nhất 2 ml/con, nhóm II: tiêm sắt lần
1 lúc 3 ngày tuổi và lần 2 lúc 10 ngày tuổi với liều 1ml/con/lần và đã thu được kết
quả như sau: tỷ lệ tiêu chảy chung của nhóm II là 11,19% cao hơn nhóm I là
10,03%, tăng trọng bình quân ở nhóm I theo tuần 1, 2, 3, 4 lần lượt là 0,101; 0,146;
0,209; 0,259 kg/ngày/con cao hơn nhóm II là 0,095; 0,134; 0,183; 0,225
kg/ngày/con.
Nguyễn Thị Như Trang (2012), “Phân lập vi khuẩn E.coli từ phân heo con
theo mẹ và đánh giá khả năng nhạy cảm với các loại kháng sinh được sử dụng chủ
yếu tại trại chăn nuôi” đã nhận được kết quả về tỷ lệ đề kháng với các kháng sinh

11


của E.coli là amoxcillin (73,75%), doxyciline (67,50%), gentamicin (37,50%),
colistin (20%), norfloxacin (16,25%).
Phạm Hùng Trường (2009), “Khảo sát bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

và hiệu quả điều trị tại trại heo Kim Long, thị xã Long Khánh - Đồng Nai” đã thu
được kết quả thử kháng sinh đồ như sau: trong 12 loại kháng sinh, vi khuẩn E.coli
đề kháng với 3 loại là ampicillin, amoxicillin, trimethoprim, còn 9 loại nhạy cảm
nhưng mức độ không cao là norfloxacin (45,45%); gentamicin (31,82%);
cephalexin (18,19%); ciprofloxacin (9,09%); cefuroxin acetyl, colistin, doxycyclin,
tetracylin (4,54%).
Một nghiên cứu của Holmgren năm 1996 cho thấy nếu tiêm sắt cho heo con
vào ngày đầu tiên sau khi sinh thì tỷ lệ viêm khớp khoảng 10%. Nếu tiêm vào ngày
thứ năm thì viêm đa khớp được giảm đáng kể (p < 0,01). Nhưng nếu cho heo con
uống sắt thì tỷ lệ viêm đa khớp lại tiếp tục giảm (p < 0.001) (Emmy Koeleman,
2010).
Một nghiên cứu tương tự của Rantzer và ctv (1997) cho thấy nếu cho heo
uống sắt thì tỷ lệ viêm đa khớp sẽ thấp và tăng trưởng cao hơn so với việc bổ sung
sắt bằng đường tiêm. (Emmy Koeleman, 2010).
2.3 Đặc điểm sinh lý và sinh trưởng heo con theo mẹ
2.3.1 Tăng trưởng nhanh
Tăng trưởng của heo con trong một tháng đầu sau khi sinh rất nhanh. Một
tuần sau khi sinh trọng lượng tăng gấp đôi và lúc ba tuần tuổi thì thể trọng heo tăng
gấp hai lần so với thể trọng heo con một tuần tuổi. Trong tuần đầu, heo con tiêu thụ
chất dinh dưỡng khoảng gấp bốn lần so với nhu cầu duy trì. Trong thời gian theo mẹ,
heo con tiêu thụ khoảng 300 – 1000g sữa. Sữa của heo mẹ có phẩm chất cao, đặc
biệt hàm lượng lipid cao 7%. Chất dinh dưỡng hấp thu từ sữa mẹ đảm bảo cho heo
con tích lũy nhanh, trong đó đáng chú ý nhất là lipid. Thường thì heo sơ sinh có
lượng dự trữ mỡ và glycogen rất thấp. Heo con sơ sinh chứa 80% nước và 2% lipid,
heo con 3 tuần tuổi cơ thể chứa 65% nước và 12% lipid (Nguyễn Thiện và ctv,
2006).

12



Tăng trọng của heo con còn phụ thuộc vào trọng lượng sơ sinh. Nếu trọng
lượng sơ sing càng cao thì tăng trọng của heo con cũng cao. Vì khối lượng sơ sinh
và khối lượng lúc 60 ngày tuổi có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với nhau,
nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh cao thì khối lượng cai sữa cao, dẫn đến khối lượng
60 ngày tuổi cao (Vũ Đình Tôn và ctv, 2005).
Tuy giai đoạn này heo con phát triển nhanh nhưng có 2 giai đoạn mà sự tăng
trưởng của heo con bị hạn chế hay còn gọi là 2 giai đoạn khủng hoảng của heo con:
Thứ nhất là lúc 3 tuần tuổi của heo con, trong giai đoạn này hàm lượng
hemoglobin trong máu giảm, lượng sữa mẹ cũng bắt đầu giảm trong khi đó nhu cầu
dinh dưỡng cho sự phát triển của heo con lại rất cao.
Thứ hai là lúc cai sữa: nguồn dinh dưỡng chính trong giai đoạn này là thức
ăn. Nên nếu heo con không được tập ăn trước đó thì heo con sẽ dễ bị sốc do sự thay
đổi đột ngột nguồn thức ăn và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng
đến tăng trọng heo con sau này (Trần Cừ, 1972, trích dẫn của Hồ Ly Thanh, 2009 ).
Vì vậy trong giai đoạn này heo con cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đảm bảo
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của chúng. Nên
tập cho heo con ăn sớm vào khoảng thời gian trước 21 ngày tuổi để bổ sung nguồn
dinh dưỡng bị thiếu hụt từ sữa mẹ và không bị sốc khi cai sữa. Chuồng trại phải
sạch sẽ, thông thoáng để ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật có hại gây bệnh.
2.3.2 Bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện.
Đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa heo con trong thời kỳ này chính là sự
phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng
về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số
lượng cũng như hoạt lực của một số men tiêu hóa heo con bị hạn chế.
Giai đoạn heo con theo mẹ, chất dinh dưỡng được cung cấp chủ yếu từ sữa
mẹ, khi cai sữa thì nhận được nguồn dinh dưỡng từ nguồn thức ăn. Do đó bộ máy
tiêu hóa của heo con phải trải qua quá trình phát triển nhanh về kích thước, dung
lượng và hoạt động sinh lý để có thể tiêu hóa nhiều chất dinh dưỡng, thích ứng với
môi trường sống.


13


Bộ máy tiêu hóa của heo con sơ sinh hoạt động lúc đầu yếu, do dạ dày chỉ
nặng khoảng 4,5g, chứa khoảng 25ml sữa nhưng chỉ 3 tuần sau thì trọng lượng cũng
như sức chứa đều tăng lên gấp 4 lần. Hoạt lực các men tiêu hóa của heo con mới
sinh chưa cao, trong giai đoạn theo mẹ thì chức năng tiêu hóa của một số men tiêu
hóa được hoàn thiện dần: men pepsin trong dạ dày heo con chưa có khả năng tiêu
hóa protein của thức ăn vì lúc này dịch vị dạ dày heo con chưa có HCl tự do nên
không kích hoạt được men pepsinogen thành pepsin. Khả năng tiêu hóa saccharose
của heo con là rất kém, thậm chí nếu cho heo con uống đường vào những ngày đầu
sau khi còn có thể gây tồn thương đường tiêu hóa của heo con (Phùng Thị Vân,
2004). Heo con mới sinh có thể hấp thu glucose, lactose ngay nhưng sau 2 tuần tuổi
mới có thể tiêu hóa được saccharose và sau 3 tuần tuổi thì tiêu hóa được tinh bột .
Heo con dưới 3 tuần tuổi hoạt lực của hai men amylaza và maltaza có hoạt tính thấp
và sau 3 tuần tuổi mới có hoạt tính hoạt tính mạnh. Heo con ở độ tuổi này chỉ có
một số men có hoạt tính mạnh như trypsin, catepsin, lipase và chymosin.
2.3.3 Khả năng điều tiết thân nhiệt kém
Lúc mới sinh, thân nhiệt heo con là 38,5 - 390 C. Khi ra khỏi cơ thể mẹ thì
nhiệt độ cơ thể tụt xuống tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Năng lực điều hòa
nhiệt của heo con lúc này là rất yếu: nhiệt độ trực tràng giảm 20 C trong chuồng
nuôi 180 C, nhưng sẽ giảm 50 C khi nhiệt độ chuồng nuôi là 110 C. Thân nhiệt sẽ trở
lại bình thường sau 24 - 48 giờ nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 25 - 300 C. Nếu nhiệt độ
là 150 C thì phải mất 3 tuần nhiệt độ trực tràng mới trở lại bình thường. Khi thân
nhiệt xuống dưới 32 - 330 C heo con sẽ mất khả năng điều hòa thân nhiệt và chết
(Nguyễn Thiện và ctv, 2006).
Khả năng điều tiết thân nhiệt kém là do hệ thần kinh và các cơ quan thụ cảm
còn ở mức phát triển chưa hoàn chỉnh, đồng thời do chưa hoàn thiện cơ chế hoạt
động của trung tâm điều hòa thân nhiệt nên heo con không kịp thích nghi với sự
thay đổi bất thường của thời tiết, khí hậu. Hơn nữa lớp da mỏng, lớp mỡ và

glycogen còn ít làm khả năng chống lạnh của heo con rất kém. Heo con mới sinh
lượng lipid tích trữ chỉ khoảng 2%, tổng năng lượng dự trữ trong lipid và glycogen

14


×