Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG TRUNG HÒA AXIT CỦA KHẨU PHẦN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE CỦA HEO CON SAU CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.69 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG TRUNG HÒA AXIT CỦA
KHẨU PHẦN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE CỦA
HEO CON SAU CAI SỮA

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN THÔNG
Lớp : DH09TA
Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 09/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN VĂN THÔNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẢ NĂNG TRUNG HÒA AXIT CỦA
KHẨU PHẦN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ SỨC KHỎE CỦA
HEO CON SAU CAI SỮA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành Công


Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. CHẾ MINH TÙNG

Tháng 09/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Văn Thông
Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của khả năng trung hòa axit của khẩu phần
đến tăng trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa”
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng
dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi - Thú Y ngày.…tháng….năm 2013.

Giáo viên hướng dẫn

TS. CHẾ MINH TÙNG

ii


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, anh em trong
gia đình, những người đã tận tụy lo lắng, nuôi dạy cho con có được như ngày hôm
nay.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Chế Minh Tùng thuộc Bộ môn Chăn Nuôi Khoa Chăn Nuôi Thú Y, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tạo điều kiện tốt

cho em trong suốt quá trình thực hiên luận văn tốt nghiệp. Và em cũng xin gửi lời
cảm ơn đến Anh Bình, Chú Tròn, anh Bảo, anh Lộc và anh, chị công nhân trong trại
heo Đồng Hiệp đã giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong
suốt thời gian thực tập tại trại.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú Y, khoa Khoa
Học và toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập tại trường
và hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn tất cả các bạn thân yêu lớp DH09TA đã động viên, giúp đỡ và chia
sẻ cùng tôi những vui buồn, khó khăn trong suốt thời gian học vừa qua.
Với kiến thức còn hạn chế, mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng trong suốt quá
trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự
góp ý quý báu của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thông

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu "Ảnh hưởng của khả năng trung hòa axit của khẩu
phần đến tăng trưởng và sức khỏe heo con sau cai sữa" được tiến hành tại Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp huyện Củ Chi, TP.HCM, từ ngày 14/02/2013
đến ngày 09/05/2013. Mục đích là nhằm đánh giá ảnh hưởng của khả năng trung
hòa axit (ABC) của khẩu phần đến tăng trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa
(SCS) từ 28 đến 56 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn
ngẫu nhiên một yếu tố có lặp lại trong khối. 480 heo con SCS (7,6 ± 0,8 kg) ở 28
ngày tuổi, giống [Duroc x (Yorkshire x Landrace)], được phân chia thành 8 khối
dựa vào thể trọng ban đầu. Mỗi khối gồm 4 ô chuồng và mỗi ô chuồng có 15 heo.

Các ô chuồng trong cùng một khối được chia ngẫu nhiên vào 2 nghiệm thức thức
ăn: có ABC cao và ABC thấp. Heo con trong cùng một khối đồng đều về giới tính
và nguồn gốc ổ đẻ.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thức ăn có ABC khác nhau đã không ảnh
hưởng đến tăng trọng ngày, tiêu thụ thức ăn hàng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn
(P > 0,05). Cụ thể, heo ăn thức ăn có ABC cao đã tăng trọng 408 g/con/ngày, trong
khi heo ăn thức ăn có ABC thấp có tăng trọng hàng ngày là 401 g/con/ngày. Hệ số
chuyển đổi thức ăn của heo ăn thức ăn có ABC cao và ABC thấp lần lượt là 1,20 và
1,21. Ngoài ra, hai khẩu phần thức ăn có ABC khác nhau đều có tỷ lệ nuôi sống và
pH phân như nhau (P > 0,05). Tuy nhiên, thức ăn có ABC thấp đã làm giảm tỉ lệ
ngày con tiêu chảy (P < 0,001), tỉ lệ heo tiêu chảy (P < 0,05) và tần suất sử dụng
kháng sinh (P < 0,001). Những lợi ích này đã góp phần làm giảm chi phí điều trị và
chi phí sản xuất. Cụ thể, thức ăn có ABC thấp đã làm giảm chi phí cho 1 kg tăng
trọng là 316 đồng khi so với thức ăn có ABC cao. Kết quả nghiên cứu hiện thời cho
thấy tìm năng sử dụng thức ăn có ABC thấp ở heo con SCS để góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA........................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... ii
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................... iii
TÓM TẮT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1

1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu .......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Tổng quan chung về heo con cai sữa.................................................................. 3
2.1.1 Độ tuổi heo cai sữa ......................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của heo con ........................................................... 3
2.1.3 Sự thay đổi pH của đường tiêu hóa ................................................................. 4
2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột .................................................................................. 5
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột ....................................... 6
2.2.1.1 Yếu tố pH .................................................................................................... 6
2.2.1.2 Các chất dinh dưỡng, thức ăn và độ tuổi ...................................................... 7
2.2.2 Tác dụng của sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột ....................................... 7
2.3 Tiêu chảy trên heo con ....................................................................................... 8
2.3.1 Khái niệm chung về tiêu chảy ......................................................................... 8
2.3.2 Cơ chế sinh tiêu chảy ...................................................................................... 8
2.3.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con ............................................................. 9

v


2.3.3.1 Heo mẹ ........................................................................................................ 9
2.3.3.2 Bản thân heo con ......................................................................................... 9
2.3.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng ................................................................................ 10
2.3.3.4 Điều kiện ngoại cảnh ................................................................................. 11
2.3.3.5 Vi sinh vật ................................................................................................. 11
2.4 Hoạt động tiêu hóa trên heo con giai đoạn cai sữa............................................ 12
2.4.1 pH dạ dày và tầm quan trọng đối với heo con cai sữa.................................... 12
2.4.2 Hoạt động của enzyme tiêu hóa khi cai sữa ................................................... 13
2.4.3 Sự tiêu hóa và hấp thu protein ....................................................................... 14

2.4.4 Sự tiêu hóa và hấp thu lipid........................................................................... 14
2.5 Tổng quan về khả năng trung hòa axit của thức ăn chăn nuôi........................... 15
2.5.1 Khái niệm về khả năng trung hòa axit của thức ăn ........................................ 15
2.5.2 Ý nghĩa của khả năng trung hòa axit ............................................................. 15
2.5.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ABC của thức ăn chăn nuôi ....................................... 17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 19
3.2 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 19
3.3 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 19
3.4.2 Điều kiện thí nghiệm .................................................................................... 20
3.4.2.1 Heo thí nghiệm .......................................................................................... 20
3.4.2.2 Thức ăn thí nghiệm .................................................................................... 21
3.4.2.3 Chuồng trại ................................................................................................ 23
3.4.2.4 Chăm sóc nuôi dưỡng ................................................................................ 24
3.4.2.5 Vệ sinh thú y.............................................................................................. 24
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 25
3.5 Phương pháp đo lường, lấy mẫu và theo dõi các chỉ tiêu.................................. 25
3.5.1 Tăng trọng hàng ngày, tiêu thụ thức ăn hàng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn25

vi


3.5.2 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy, tỉ lệ heo tiêu chảy và tần suất sử dụng kháng sinh
hàng ngày .............................................................................................................. 25
3.5.3 Tỉ lệ nuôi sống .............................................................................................. 26
3.5.4 Đo pH phân và tình trạng nhiễm E. coli gây dung huyết ............................... 26
3.6 Các công thức tính toán ................................................................................... 26
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 28
4.1 Tăng trọng hàng ngày, thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ............... 28
4.2 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy, tỉ lệ heo tiêu chảy và tần suất sử dụng kháng sinh. .... 29
4.3 Tỉ lệ nuôi sống ................................................................................................ 30
4.4 pH phân và tình trạng nhiễm E. coli gây dung huyết ........................................ 31
4.5 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 33
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 33
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 37

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC

: Acid Binding Capacity (khả năng trung hòa axit)

BUF

: Acid Buffering Capacity (độ đệm axit)

HSCHTĂ

: Hệ số chuyển hóa thức ăn

SCS


: Sau cai sữa

SEM

: Sai số chuẩn của trung bình

TĂTT

: Thức ăn tiêu thụ

TLHTC

: Tỉ lệ heo tiêu chảy

TLNCTC

: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy

TLNS

: Tỉ lệ nuôi sống

TSSDKS

: Tần suất sử dụng kháng sinh

TTN

: Tăng trọng ngày


VSV

: Vi sinh vật

XNCNH

: Xí nghiệp chăn nuôi heo

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Độ pH trong ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau ............ 4
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực enzyme tuyến tụy trên heo con ........... 14
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................... 20
Bảng 3.2 Thành phần thức ăn thí nghiệm có khả năng trung hò

a axit cao và khả

năng trung hòa axit thấp (g/kg). ............................................................................. 21
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của heo con sau cai sữa giai đoạn 28 - 56 ngày
tuổi. ....................................................................................................................... 22
Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi được tổ hợp tại Bộ Môn Dinh
Dưỡng, Khoa CNTY, trường đại học Nông Lâm TP.HCM. ................................... 23
Bảng 4.1 Tăng trọng ngày, thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn. ............. 28
Bảng 4.2 Tỉ lệ ngày con tiêu chảy, tỉ lệ heo tiêu chảy và tần suất sử dụng kháng
sinh........................................................................................................................ 29
Bảng 4.3 Tỉ lệ nuôi sống (%)................................................................................. 30
Bảng 4.4 pH phân của heo con trước và sau khi thí nghiệm................................... 31
Bảng 4.5 Tình trạng nhiễm E.coli gây dung huyết ................................................. 31

Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế ....................................... Error! Bookmark not defined.

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giới hạn pH đối với sự phát triển của vi sinh vật đường ruột .................... 6

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đối với heo con ở giai đoạn cai sữa rất dễ bị stress, một trong những yếu tố
gây stress cho heo con là sự thay đổi loại thức ăn, từ thức ăn dạng lỏng và ấm (sữa
mẹ) sang thức ăn dạng rắn và khô (thức ăn hỗn hợp), và sự thay đổi đáng kể nhất là
thành phần và chất lượng dinh dưỡng. Hậu quả là heo con chậm tăng trưởng, biến
dưỡng kém, nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa cao (đặc biệt là tiêu chảy). Để khắc
phục những bất lợi này, việc ưu tiên phải làm là cải thiện tốt thức ăn cho heo con
khi cai sữa. Khả năng tiêu hóa và sử dụng các dưỡng chất cũng như sức khỏe của
heo con chịu ảnh hưởng nhiều bởi pH trong đường tiêu hóa. Ở pH thấp, các enzyme
tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đặc biệt là pepsin chỉ được hoạt hóa khi pH dạ dày thấp.
Mức pH dạ dày thấp cũng rất cần thiết để kiểm soát quần thể vi sinh vật (VSV)
trong dạ dày: kìm hãm hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh (Salmonella, E. coli),
tạo thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển (Lactobacillus, Lactococcus,
Bifidobacterium v.v…).
Ý tưởng về việc giảm pH trong dạ dày bằng cách bổ sung các axit vào thức
ăn hoặc sử dụng thức ăn có khả năng trung hòa axit (ABC - Acid Binding Capacity)
hay thức ăn có độ đệm axit (BUF - Acid Buffering Capacity) thấp cũng được các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu (Jasaitis và ctv, 1987; Bolduan và ctv, 1988;
Lawlor và ctv, 2005). Theo Chế Minh Tùng và Quách Tuyết Anh (2011), có nhiều
yếu tố tác động lên đáp ứng về tăng trưởng và tiêu hóa dưỡng chất đối với việc bổ

sung axit vào thức ăn heo và ABC của thức ăn là một yếu tố đáng chú ý. Do đó, lựa
chọn các thực liệu có ABC thấp để tạo ra khẩu phần có ABC thấp là một giải pháp

1


khả thi. Makkink (2001) đã tổ hợp được khẩu phần có ABC thấp nhưng vẫn đáp
ứng được nhu cầu của heo đang tăng trưởng.
ABC của thức ăn chăn nuôi là một khái niệm mới trong dinh dưỡng động
vật nên chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam. Người ta quan tâm
đến ABC của thức ăn vì nó có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và tác dụng của việc
bổ sung axit hữu cơ. Những kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, ABC của thức
ăn cao làm tăng pH dạ dày và gây giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, phát sinh bệnh
đường ruột (Lawlor và ctv, 1994; Blank và ctv, 1999). Ngược lại, ABC của thức ăn
thấp sẽ kích thích sự tiêu hóa trên động vật bởi vì giảm được pH trong dạ dày. Khi
đó, sự hoạt hóa quá trình chuyển pepsinogen thành pepsin cao, tối ưu hóa sự phân
giải protein và hoạt động phân tiết các enzyme được thuận lợi, do đó sự tiêu hóa tối
ưu được đảm bảo. Như vậy, thức ăn có ABC thấp sẽ tốt hơn cho động vật.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú
Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của
TS. Chế Minh Tùng, cùng với sự hỗ trợ và giúp đỡ của Xí Nghiệp chăn nuôi heo
Đồng Hiệp, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của khả năng trung hòa axit
của khẩu phần đến tăng trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của khả năng trung hòa axit của khẩu phần đến tăng
trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa (SCS)
1.2.2 Yêu cầu
Thực hiện thí nghiệm trên heo con SCS để xác định ảnh hưởng của khả
năng trung hòa axit của khẩu phần lên khả năng tăng trưởng, tỉ lệ heo tiêu chảy, tỉ lệ

ngày con tiêu chảy, tần suất sử dụng kháng sinh, pH phân và sự có mặt E. coli gây
dung huyết trong phân khi kết thúc giai đoạn nuôi.
Các số liệu phải được theo dõi và ghi lại một cách đầy đủ và chính xác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan chung về heo con cai sữa
2.1.1 Độ tuổi heo cai sữa
Kết quả của đàn heo cai sữa có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào tuổi
và trọng lượng cai sữa. Việc cai sữa sớm cho đàn heo có khả năng làm tăng số heo
cai sữa trong năm của một heo nái. Tuy nhiên, việc cai sữa muộn sẽ có đàn heo cai
sữa khỏe mạnh, trọng lượng sẽ tốt hơn việc cai sữa sớm. Hiện nay có nhiều mốc
thời gian để cai sữa cho đàn heo, tùy theo điều kiện chăn nuôi, dinh dưỡng, kỹ thuật
quản lý và sự sắp xếp của người chăn nuôi mà ta có thể cai sữa sớm hay muộn.
Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở Việt Nam, độ tuổi cai sữa cho đàn
heo đang được áp dụng phổ biến nhất là từ 21 đến 28 ngày tuổi, trọng lượng lúc cai
sữa trung bình khoảng 6 đến 8 kg.
2.1.2 Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của heo con
Bộ máy tiêu hóa của heo con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện về
chức năng. Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể trong thời
gian theo mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Khi chuyển sang giai đoạn cai sữa
thì nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ thức ăn hỗn hợp. Do có sự thay đổi lớn về
nguồn dinh dưỡng, vì vậy bộ máy tiêu hóa của heo con phải được phát triển nhanh
cả về kích thước, dung lượng và hoạt động sinh lý để có thể tiêu hóa được nhiều
loại thức ăn, thích ứng với môi trường sống.
Trong thời gian heo con theo mẹ, nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ làm gia tăng
dòng vi khuẩn có lợi lactobacillus spp trong dạ dày và đường ruột. Nhóm vi khuẩn


3


này sử dụng đường lactose trong sữa để sản sinh axit lactic làm giảm pH dạ dày,
kích thích quá trình tiêu hóa và khống chế sự phát triển của VSV gây hại. Nếu
những vi khuẩn gây bệnh có cơ hội chúng sẽ gây bệnh tiêu chảy hoặc các bệnh khác
và từ đó dẫn đến giảm tăng trọng ở heo con. Lúc này, nguồn kháng thể từ sữa mẹ
không được cung cấp nữa, khi đó hệ thống miễn dịch của heo con tự phát triển và
chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Khi heo con cai sữa là lúc thay đổi đột ngột về môi trường sống, phải xa hơi
ấm từ mẹ, bị cắt đi nguồn thức ăn dễ tiêu hóa để tiếp xúc với nguồn thức ăn khô
cứng và khó tiêu hơn, v.v…vì vậy heo con dễ bị stress, mẫn cảm với các mầm bệnh
nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh
dưỡng, môi trường, chăm sóc khi tách khỏi mẹ. Khẩu phần ăn hợp lý ngon miệng
giúp giảm thiểu các vấn đề bệnh trên đường tiêu hóa.
2.1.3 Sự thay đổi pH của đường tiêu hóa
Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa gắn liền với sự thay đổi của pH. Độ pH
trong ống tiêu hóa trong những ngày đầu cai sữa của heo con là rất thấp, sau đó tăng
dần ở những ngày tiếp theo (Bảng 2.1). Sự gia tăng pH trong đường tiêu hóa là
không thích hợp cho các enzyme tiêu hóa thức ăn hoạt động và ảnh hưởng đến sự
cân bằng hệ VSV trong đường tiêu hóa. Sự tăng pH trong đường tiêu hóa có liên
quan trực tiếp đến độ tuổi cai sữa, thức ăn ở dạng đặc hay lỏng và thành phần của
thức ăn. Khi pH tăng cao cũng là cơ hội cho các VSV gây bệnh phát triển và gây rối
loạn tiêu hóa.
Bảng 2.1 Độ pH trong ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau
Vị trí

0 ngày


3 ngày

6 ngày

9 ngày

Dạ dày

3,8

6,4

6,1

6,4

Tá tràng

5,8

6,5

6,2

6,6

Không tràng

6,8


7,3

7,3

7,0

Hồi tràng

7,5

7,8

7,8

8,1

(Makkink, 2001)

4


2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột
Khi thú mới sinh ra hệ vi sinh đường ruột chưa có hoặc rất ít. Nhờ việc bú
mẹ hay việc liếm láp dưới nền chuồng mà hệ vi sinh bên ngoài đã đi vào đường tiêu
hóa của heo con. Tại đây những VSV không thích nghi với môi trường đường tiêu
hóa sẽ bị thải ra ngoài, một số ít thích nghi sẽ được sinh sản phát triển thành hệ vi
sinh đường ruột. Theo Niconxki (1986) và Nguyễn Vĩnh Phước (1997), hệ vi sinh
đường ruột động vật hoạt động rất phong phú và được chia thành hai loại:
Nhóm bắt buộc: là những VSV thường xuyên trong đường ruột, chúng giúp
cho quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Phần lớn là những VSV kỵ khí và kỵ khí

tuỳ

nghi

như

Bifidobacterium,

Bifidococcus,

Lactobacillus,

Bacteriodes,

Eubacterium v.v... Trong đó, Bifidobacterium và Lactobacillus chuyển đường thành
các axit béo bay hơi.
Nhóm tuỳ nghi: là nhóm VSV đi vào đường ruột từ thức ăn, nước uống.
Chúng cư trú tạm thời và được thải ra theo phân. Những vi khuẩn này thường có ở
cuối đường tiêu hóa. Chúng bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột
như Proteus, Enterococcus, E. coli gây dung huyết, nấm men và nhiều giống khác.
Ngoài ra, dựa vào số lượng vi khuẩn trong đường ruột, người ta còn chia
chúng thành ba nhóm sau:
Nhóm hệ phổ chính chiếm trên 90% tổng số VSV đường ruột, phần lớn là
các vi khuẩn kỵ khí như Bifidobacterium, Lactobacillus, Bacteroides, Eubacterium
v.v...
Nhóm hệ phổ vệ tinh chiếm dưới 10% gồm phần lớn là vi khuẩn kỵ khí
không bắt buộc như Enterococci, Bacillus v.v...
Nhóm tuỳ nghi chiếm phần còn lại bao gồm: Nấm men, Clostridium,
Pseudomonas, Proteus, Salmonella v.v...
Sự mất cân bằng giữa hai nhóm bắt buộc và tuỳ nghi hoặc sự thay đổi tỉ lệ

giữa các hệ phổ vi khuẩn trong đường ruột sẽ đưa đến hiện tượng loạn khuẩn.

5


2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột
2.2.1.1 Yếu tố pH
pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng sinh
tổng hợp của vi khuẩn. Sự ảnh hưởng này có thể xác định bởi hai nhân tố: nhân tố
thứ nhất là sự tác động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào, hoạt
lực của enzyme và nhân tố thứ hai là sự tác động gián tiếp của pH môi trường tế
bào.
Trị số pH điều chỉnh mức độ phân ly các thành phần của môi trường, ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của VSV. Cũng có những khoảng trị số pH mà các
VSV phát triển bình thường, ngược lại có những khoảng pH VSV phát triển không
bình thường hoặc chết dần.

Hình 2.1 Giới hạn pH đối với sự phát triển của vi sinh vật đường ruột
Hầu hết các VSV gây hại đều sống ở pH > 3,5 (Hình 2.1). Trong môi
trường có độ pH thấp, VSV có lợi sinh trưởng và phát triển nhưng đối với VSV có
hại thì độ pH này có thể kìm hãm sự phát triển và giết chết chúng. Như vậy, những
phương pháp có thể đưa pH dịch tiêu hóa xuống dưới 3,5 sẽ ức chế vi khuẩn gây
bệnh phát triển và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi hoạt động, nhờ đó phòng ngừa
tiêu chảy cho heo con.

6


2.2.1.2 Các chất dinh dưỡng, thức ăn và độ tuổi
Tùy theo loại thức ăn mà hệ VSV đường ruột thay đổi, khẩu phần có nhiều

chất đạm, bột đường thì tỉ lệ các VSV lên men các chất này phát triển cao, khẩu
phần có nhiều chất xơ thì vi khuẩn phân giải cellulose sẽ xuất hiện nhiều.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997), hệ VSV đường tiêu hóa của heo con vào
cuối ngày thứ nhất sau khi sinh có các loại trực khuẩn Gram (-) như Bacillus
anaerogenes, Enterococcus. Ở ngày thứ hai, vi khuẩn Gram (+) tăng rõ rệt, gồm
trực khuẩn Lactic, Micrococcus. Ngày thứ năm có Streptococcus, trực khuẩn Lactic,
E. coli và vi khuẩn Gram (-) khác chiếm 40 - 50%; ngoài ra còn có Micrococcus,
Candida, Actinomyces và vi khuẩn sinh nha bào. Nếu heo con 8 - 10 ngày tuổi mà
ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp thì hệ VSV vô cùng phong phú, vi khuẩn Lactic và
Streptococcus chiếm 40%. Sau cai sữa, lượng vi khuẩn Gram (-) tăng 70 - 80%, còn
vi khuẩn Lactic giảm 5 - 10%. Các thức ăn tốt thường cung cấp một số lượng lớn
VSV có lợi và ngược lại VSV có lợi sẽ phát triển kém trên môi trường thức ăn xấu.
2.2.2 Tác dụng của sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Đào Trọng Đạt và ctv (1995) cho rằng, sự cân bằng của quần thể VSV
trong đường tiêu hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thú. Những tác động bất lợi
như chế độ dinh dưỡng không phù hợp, điều trị bằng thuốc kháng sinh không đúng
cách và đáp ứng miễn dịch bị thay đổi đều có thể làm cho quần thể VSV đường tiêu
hóa mất cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bình thường, sự điều tiết của hệ sinh
thái nội tại bị phá vỡ, các vi khuẩn gây bệnh sẽ có điều kiện phát triển làm cho bệnh
phát sinh. Các chủng E. coli, Salmonella v.v… sinh độc tố kết dính vào bề mặt biểu
bì, các độc tố đi vào tế bào ruột làm tăng sự tiết dịch, từ đó nhiều chất lỏng từ tá
tràng đi xuống kết tràng sẽ vượt quá khả năng hấp thu của kết tràng và gây ra tiêu
chảy.

7


2.3 Tiêu chảy trên heo con
2.3.1 Khái niệm chung về tiêu chảy
Theo quan điểm sinh học hiện đại thì tiêu chảy là một phản xạ bảo vệ cơ thể

trước những tác nhân tác động trực tiếp như vi khuẩn, vius, nhiệt độ, độ ẩm, khẩu
phần thức ăn v.v... Hậu quả là số lần đi phân nhiều hơn bình thường, phân ở thể
lỏng hoặc sệt, cơ thể bị mất nhiều nước, mất cân bằng chất điện giải trong dịch thể
và bị ngộ độc các độc tố do VSV gây bệnh sinh ra. Con bệnh suy nhược nhanh, có
thể dẫn đến tử vong.
2.3.2 Cơ chế sinh tiêu chảy
Theo Nguyễn Bạch Trà và Cù Xuân Dần (trích dẫn Nguyễn Như Pho, 1995),
trong giai doạn 1 – 21 ngày tuổi heo con thiếu HCl tự do làm giảm khả năng tiệt
trùng ở dạ dày và ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột phát triển
gây thối rữa và giảm khả năng tiêu hóa protein của enzyme pepsin. Protein không
tiêu hóa hết sẽ lên men sinh ra những sản phẩm độc như indol, CH4 ,H2S v.v... Các
vi khuẩn và độc tố của chúng, chất độc do phân giải thức ăn tác động lên niêm mạc
ruột gây viêm ruột, làm nhu động ruột tăng gây tiêu chảy.
Tiêu chảy xảy ra chủ yếu do tổn thương lớp niêm mạc ruột. Nếu tổn thương
nghiêm trọng, ruột sẽ không có khả năng tái hấp thu các dịch thể. Kết quả là dịch
tiêu hóa giữ lại quá mức trong ruột sẽ thải ra ngoài theo phân làm phân lỏng và ra
thường xuyên. Nếu lượng dịch mất đi trong đường ruột vượt quá lượng dịch đưa
vào khi uống, thận sẽ cố gắng bù lại bằng cách cô đọng nước tiểu để giảm lượng
nước thải ra. Nếu thận không bù được, mức dịch thể trong mô bị giảm và máu đặc
lại. Hiện tượng này gọi là mất nước, có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời.

8


2.3.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con
2.3.3.1 Heo mẹ
Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của heo con theo mẹ là sữa mẹ. Vì vậy, heo mẹ
có ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu chảy heo con. Theo Nguyễn Như Pho (1995), do
heo mẹ không đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai như thiếu protein, vitamin
A, Fe, Cu, Zn v.v... làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên heo con sinh

ra yếu ớt, đề kháng kém dễ mắc bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hóa.
Do heo mẹ không được tiêm phòng đúng định kỳ các vaccine như dịch tả,
TGE, E. coli v.v... nên không đủ kháng thể để truyền qua sữa đầu, heo con có nguy
cơ mắc những bệnh trên và tỉ lệ tiêu chảy tăng lên.
Do heo mẹ mắc hội chứng MMA, heo con bú sữa có nhiễm dịch viêm hoặc
liếm dịch viêm rơi vãi. Trên những nái kém sữa hay mất sữa heo con bú được ít
hoặc không bú được sữa đầu nên sức đề kháng kém, dễ phát sinh bệnh.
Do heo mẹ dư sữa, heo con bú quá nhiều không tiêu hóa kịp, lượng protein
còn thừa trôi xuống ruột già bị một số vi khuẩn có hại phân hủy thành độc tố gây
tiêu chảy.
2.3.3.2 Bản thân heo con
Ở heo con mới sinh, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân
tiết không đủ lượng axit chlorhydric và các men tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Độ
axit trong dịch vị heo con thấp, khả năng diệt khuẩn kém. Do đó, VSV bất lợi theo
đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày và vào ruột non phát triển mạnh gây
tiêu chảy.
Sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ sức
tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản như sữa. Thí dụ: men tiêu hóa chất đạm
(protease) gồm pepsin, trypsin, chymotrypsin, chỉ đủ tiêu hóa protein của sữa và
protein đậu nành, không đủ để tiêu hóa được protein của gạo, bắp, bột cá, bánh dầu
v.v... trong tuần lễ đầu sau khi sinh. Men saccharase chỉ hoạt động sau hai tuần,
men maltase chỉ được phân tiết đầy đủ sau sáu tuần (Nguyễn Như Pho, 2001).

9


Theo Trần Thanh Phong (1996), ở heo con sơ sinh sự tái tạo tế bào nhung
mao ruột chậm, cần 7 – 10 ngày, trong khi heo trưởng thành chỉ cần 2 – 3 ngày. Do
đó sự phục hồi lại tế bào thượng bì ruột bị thương tổn sẽ rất chậm, heo con dễ cảm
thụ với mầm bệnh và điều trị bệnh lâu khỏi hơn heo lớn.

Theo Võ Văn Ninh (2007), heo con thời kỳ mọc răng dễ mắc bệnh tiêu chảy.
Hai thời điểm heo con sốt và tiêu chảy với tỉ lệ cao nhất là lúc 10 – 17 ngày tuổi và
23 – 29 ngày tuổi, ứng với thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng
sữa tiền hàm số 4 hàm trên.
Ngoài ra, do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng nên dễ nhiễm VSV
gây bệnh hoặc heo con ăn thức ăn của mẹ, vào ruột không tiêu hóa được sẽ dẫn đến
tiêu chảy.
2.3.3.3 Chăm sóc nuôi dưỡng
Heo con không được bú sữa đầu đầy đủ thì sức đề kháng kém. Sữa đầu ngoài
thành phần dinh dưỡng cao còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp heo con
phòng chống bệnh trong 3 – 4 tuần lễ đầu. Heo con nếu không được tiêm sắt đầy đủ
dễ dẫn đến thiếu máu. Heo con nhận khoảng 1 mg sắt/con/ngày từ sữa mẹ trong khi
nhu cầu là 7 – 16 mg sắt/con/ngày. Thiếu sắt làm hại tiến trình hô hấp và làm giảm
khả năng giết vật lạ của bạch cầu. Thiếu sắt làm ngưng trệ quá trình thành lập
hemoglobin hồng cầu, sự vận chuyển oxy đến mô bào, sự bài thải khí cacbonic ra
khỏi cơ thể bị hạn chế, gây ngộ độc tế bào, sức đề kháng heo con sẽ yếu đi, hoạt
động tiêu hóa kém dẫn đến chứng không tiêu thức ăn và loạn khuẩn đường ruột.
Heo con không được cắt và buộc rốn cẩn thận sẽ dẫn đến chảy máu cuốn rốn
hoặc nhiễm trùng cuốn rốn cũng dễ bị tiêu chảy. Nếu bấm răng không kỹ, khi bú
heo con làm trầy vú gây viêm vú heo mẹ và heo con bú sữa của vú viêm sẽ rất dễ bị
tiêu chảy. Do điều kiện vệ sinh kém bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi
sanh, cho nái ăn thức ăn kém phẩm chất, có chứa vi trùng hoặc nấm mốc. Nguồn
nước uống không sạch cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự nhiễm
trùng ruột.

10


2.3.3.4 Điều kiện ngoại cảnh
Khi mới sinh ra khả năng thích nghi và bảo vệ của heo con rất kém, vì vậy

heo con nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của điều kiện ngoại cảnh. Theo Đào
Trọng Đạt và ctv (1995), trong những yếu tố tiểu khí hậu thì nhiệt độ và ẩm độ là
quan trọng nhất. Độ ẩm thích hợp cho heo con vào khoảng 75 – 85%. Do đó, trong
những tháng mưa nhiều số heo con tiêu chảy tăng rõ rệt, bệnh số có thể lên đến 90 –
100% toàn đàn.
Ẩm độ cao tạo điều kiện cho các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ trên
nền chuồng xảy ra nhanh, giải phóng các khí độc như NH3, H2S và các khí độc khác
vào không khí làm vật nuôi khó chịu, mất cảm giác ngon miệng và giảm khả năng
tiêu hóa.
Nhiệt độ thích hợp cho heo con theo mẹ là 330C. Trong khi đó, lượng mỡ ở
heo sơ sinh rất thấp (1% - 2%) và thiếu mỡ nâu để làm ấm cơ thể. Ở giai đoạn đầu,
heo con duy trì được thân nhiệt chủ yếu nhờ nước trong cơ thể và nhờ hoạt động rất
mạnh của hệ tuần hoàn. Do đó nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp (< 250C) heo con bị
lạnh, nhu động ruột giảm, kháng thể qua ruột chậm lại và số lượng VSV gây bệnh
trong đường tiêu hóa tăng cao dẫn đến tiêu chảy.
2.3.3.5 Vi sinh vật
Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1999), bệnh đường tiêu hóa chiếm vị trí ưu tiên
trong thời kỳ sơ sinh của tất cả các loài gia súc và quá trình bệnh lý này chủ yếu là
do sự mất cân bằng của hệ VSV đường ruột gây ra. Mặc dù môi trường ruột có độ
ẩm, chất dinh dưỡng thuận lợi để các VSV lên men thối phát triển nhưng sự sinh
sản của chúng vẫn có giới hạn vì những yếu tố kìm hãm: độ axit của dạ dày, dịch
mật, dịch tụy, sự cạnh tranh đối kháng của các VSV khác. Khi sức đề kháng của
con vật bị giảm sút do stress, dinh dưỡng kém hay do thay đổi của môi trường thì
các VSV có hại lên men thối sẽ chiếm ưu thế, trở thành nguyên nhân chính gây
bệnh đường ruột.

11


Theo Vũ Văn Ngũ và Nguyễn Hữu Nhạ (1997 – trích dẫn Nguyễn Như Pho,

1995) thì tiêu chảy ở heo con là do hiện tượng loạn khuẩn. Bình thường các vi
khuẩn đường ruột luôn ở thế quân bình, bảo đảm sự tiêu hóa bình thường cho vật
chủ. Thế quân bình dựa vào 2 cơ chế: Tranh giành nhau một chất chuyển hóa cân
bằng cho sự phát triển và tiết ra chất bacteriocin có tính chất kháng sinh đối với vi
khuẩn khác nhưng không có tác dụng đối với vi khuẩn tiết ra nó. Một khi loạn
khuẩn xảy ra, số lượng vi khuẩn có lợi giảm thấp còn vi khuẩn có hại tăng cao, gây
ra tiêu chảy.
2.5 Hoạt động tiêu hóa trên heo con giai đoạn cai sữa
2.5.1 pH dạ dày và tầm quan trọng đối với heo con cai sữa
Cai sữa là một quá trình không thể tránh khỏi nhiều yếu tố gây stress cho
heo con, trong đó có thức ăn bị chuyển từ sữa mẹ dễ tiêu sang thức ăn khẩu phần
khó tiêu hóa hơn. Hơn nữa, vì lúc này hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh nên
heo con thường không sản xuất đủ HCl trong dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
Theo Easter (1988), heo con theo mẹ có một số phương pháp tự nhiên để vượt qua
những khó khăn khi phân tiết không đủ axit. Cách chủ yếu là chuyển lactose trong
sữa mẹ thành axit lactic nhờ có vi khuẩn Lactobacilli thường trú trong dạ dày. Bởi
vì heo con đột ngột bị giảm nguồn cơ chất để sản xuất axit lactic sau khi cai sữa nên
dẫn đến mức pH tăng cao trong dạ dày. Kết quả là pH cao này không thích hợp cho
hoạt động của một số enzyme tiêu hóa như pepsin. Taylor (1959) đã báo cáo rằng,
pepsin có hai mức pH tối ưu là 2 và 3,5, hoạt tính của nó giảm khi pH > 3,6 và mất
hoạt tính ở pH > 6.
Ravidran và Kornegay (1993) đã chứng minh một số ảnh hưởng bắt nguồn
từ pH cao trong dạ dày. Thứ nhất, pH cao không thích hợp cho hoạt động của
pepsin trong dạ dày nên protein thức ăn có thể xuống ruột non mà chưa được tiêu
hóa hoàn toàn, cuối cùng làm giảm hiệu quả tiêu hóa protein. Thứ hai, các sản phẩm
từ sự tiêu hóa bằng pepsin cũng kích thích tuyến tụy tiết enzyme phân giải protein
và axit dạ dày là nguyên nhân chủ yếu kích thích sự phân tiết bicarbonate từ tuyến

12



tụy. Cuối cùng, thức ăn không được lưu lại dạ dày lâu để tiêu hóa mà đi vào ruột
non nhanh hơn, vì độ axit trong dạ dày đóng một vai trò trong cơ chế phản hồi để
điều hòa tốc độ làm trống dạ dày. Như vậy, thức ăn xuống phần sau của đường tiêu
hóa mà chưa được tiêu hóa hoàn toàn, vi khuẩn gây bệnh có thể sử dụng để phát
triển. Hậu quả cuối cùng là gây tiêu chảy và tăng trưởng kém.
Hơn nữa, môi trường pH cao có thể tạo thuận lợi cho một số loại vi khuẩn,
đặc biệt là Coliform (Sissons, 1989). Độ pH dạ dày cao có thể cho phép vi khuẩn có
hại sống sót đi qua dạ dày, xâm nhập và phát triển trong ruột, mà đã thấy có liên
quan đến tiêu chảy và tăng tỷ lệ chết (Smith và Jones, 1963).
2.5.2 Hoạt động của enzyme tiêu hóa khi cai sữa
Hệ tiêu hóa của heo con trước khi cai sữa đã thích ứng để tiết các enzyme
tiêu hóa cần thiết cho sự tiêu hóa sữa chứ không phải cho các loại thức ăn khác, đặc
biệt là thức ăn nguồn gốc thực vật. Do đó, hoạt lực của lactase mạnh trong khi
lipase và protease chỉ đủ để tiêu hóa chất béo và protein trong sữa. Ngay sau khi cai
sữa, hệ tiêu hóa của heo phải thích nghi với một chế độ ăn mới gây ra nhiều khó
khăn cho sự phân tiết enzyme tiêu hóa. Theo Cranwell và Moughan (1989), hệ tiêu
hóa của heo con phát triển chưa hoàn chỉnh, thậm chí đến 4 tuần tuổi, do đó chúng
cần phải trải qua một giai đoạn để phát triển khả năng thích ứng với thức ăn mới.
Jensen và ctv (1997) đã thấy có sự giảm hoạt động của enzyme tuyến tụy trên heo
cai sữa so với heo con đang theo mẹ. Tại thời điểm cai sữa 28 ngày tuổi, hoạt lực
của trypsin giảm đột ngột nhưng sau đó tăng trở lại, 4 tuần sau đó cao gấp 9 lần so
với khi cai sữa, chymotrypsin và amylase cũng được thấy có khuynh hướng tương
tự (Bảng 2.2).

13


Bảng 2.2 Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực enzyme tuyến tụy trên heo con
Tuổi (ngày)


*

Trypsin

Chymotrypsin

Amylase

(µmol cơ chất bị thủy phân/phút)

3

14,6

0,9

2,01

7

22,0

3,5

14,7

14

33,8


4,9

22,0

21

32,1

7,0

26,2

28

55,6

9,5

65,1

35

42,1

3,9

24,4

56


515,0

14,3

128,1

Heo con cai sữa lúc 28 ngày tuổi

(Nguồn: Jensen và ctv, 1997)

2.5.3 Sự tiêu hóa và hấp thu protein
Protein trong thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ sự hoạt động của
enzyme pepsin. Pepsinogen bị thủy phân tạo pepsin trong điều kiện pH từ 2 – 3,5.
Các chuỗi polypeptide đi xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hóa bởi men của
tuyến tụy như trypsin và chymotrypsin, các men này được kích hoạt bởi pH từ 7 –
9. Tuy nhiên, do thiếu axit HCl ở thời kỳ đầu nên độ pH của dịch vị heo con còn
cao, vì vậy khả năng diệt khuẩn và hoạt hóa pepsinogen kém, heo con chỉ tiêu hóa
tốt các loại protein có trong sữa. Lượng HCl tự do xuất hiện nhiều ở ngày tuổi 25 30 và tính diệt khuẩn rõ ở ngày 40 - 50. Khi heo con phát triển, lượng pepsinogen
và HCl tự do trong dạ dày tăng lên, khả năng tiêu hóa các protein cũng được cải
thiện.
2.5.4 Sự tiêu hóa và hấp thu lipid
Sự hấp thu lipid dưới dạng axit béo tự do và monoglyceride theo quá trình
thẩm thấu vào bạch huyết. Theo Frank và ctv (1996), khả năng tiêu hóa chất béo
của heo con tăng dần theo tuổi của chúng. Tính dễ tiêu hóa lipid có thể tăng dần từ

14


69% trong tuần lễ đầu tiên SCS lên 88% sau 4 tuần cai sữa. Sự bài xuất lipase theo

dịch tụy ở heo con tăng đến 3 - 4 tuần tuổi song song với bài xuất mật, thúc đẩy sự
phân giải và đồng hóa mỡ nhờ nó được nhũ tương hóa tốt. Tỷ lệ đồng hóa mỡ ở heo
con tỷ lệ nghịch với chiều dài của các chuỗi axit béo. Các axit béo chưa bão hoà
được hấp thu nhanh hơn so với các axit đã bão hòa.
2.6 Tổng quan về khả năng trung hòa axit của thức ăn chăn nuôi
2.6.1 Khái niệm về khả năng trung hòa axit của thức ăn
Có nhiều định nghĩa khác nhau về ABC của thực liệu hay thức ăn. Theo
Makkink (2001), ABC là lượng axit HCl 0,1 M cần thiết để làm cho pH của một
mẫu 10 g thực liệu đạt giá trị pH mong muốn (thường là 3 - 5). ABC còn được xác
định bằng tổng lượng axit HCl 1 M cần thiết để phản ứng với 10% thức ăn hoặc
thực liệu trong 100 ml dung dịch để đưa pH về giá trị 3 - 5 (Biomin, 2010). Bolduan
(1988) xác định ABC của một thực liệu là số millimole HCl cần để đưa pH của một
mẫu 100 g thực liệu về pH3.
Lawlor và ctv (2005) định nghĩa ABC của một thực liệu hay thức ăn là
lượng axit HCl 0,1 N được tính bằng mili đương lượng (milliequivalents- mEq) để
đưa pH của 1 kg thực liệu về mức pH4, pH3 và định nghĩa về BUF của thực liệu hay
thức ăn là lượng axit HCl 0,1 N (mEq) để làm thay đổi 1 đơn vị pH của thực liệu,
được tính bằng ABC chia cho tổng số đơn vị pH thay đổi. Đây là định nghĩa cụ thể
và rõ ràng nhất nên có thể dùng làm căn cứ khi nghiên cứu về ABC.
Một khẩu phần có ABC thấp thì tốt về mặt thực hành nuôi dưỡng thú non,
ABC thấp là yếu tố có lợi để làm giảm sự rối loạn tiêu hóa của thức ăn (Bolduan và
ctv, 1988).
2.6.2 Ý nghĩa của khả năng trung hòa axit
ABC của một loại thức ăn quan trọng bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến sự
tiêu hóa và sức khỏe của vật nuôi. Thức ăn có ABC cao có thể hấp thụ nhiều ion H+
trong dạ dày, điều đó có nghĩa là pH của dạ dày và phần trước của đường tiêu hóa

15



×