Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ACID HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.59 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ACID HỮU CƠ
TRONG THỨC ĂN HEO THỊT

Sinh viên thực hiện : TRẦN DUY VẠN
Lớp : DH09TA
Ngành : Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn nuôi
Niên khóa : 2009-2013

Tháng 08/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

TRẦN DUY VẠN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG ACID HỮU CƠ
TRONG THỨC ĂN HEO THỊT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi
Chuyên ngành : Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

Tháng 08/2013


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Duy Vạn
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc bổ sung acid hữu cơ trong thức ăn heo thịt”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ……………….

Giáo viên hướng dẫn

TS.NGUYỄN QUANG THIỆU

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã tận tình chỉ
dạy và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để
con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn
TS. Nguyễn Quang Thiệu đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn
Anh Nguyễn Văn Chiểu chủ trại; anh chị em công nhân trại heo Nguyễn Văn Chiểu
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại trại.
Gửi lòng cảm ơn
Tập thể lớp TA35 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua và đặc biệt là bạn
Nguyễn Tuấn Viên đã cùng đồng hành, chia xẻ cùng tôi những buồn vui, khó khăn
trong lúc thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Trần Duy Vạn

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của việc bổ sung acid hữu cơ trong thức ăn heo
thịt” được thực hiện tại trại heo Nguyễn Văn Chiểu, Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng
Nai từ ngày 24/04/2013 đến ngày 04/08/2013.
Thí nghiệm trên277 heo thịt lai 4 máu (Yorkshire x Landrace x Duroc x
Pietrain). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3
lô thí nghiệm, 4 lần lặp lại: lô A (TA căn bản đối chứng, 92 heo), lô B (TA căn bản
có bổ sung kháng sinh Flodoxy 1 kg/tấn, 92 heo) và lô C (TA căn bản có bổ sung
acid hữu cơ Gustor 1,5 kg/tấn, 93 heo).
Trọng lượng bình quân lúc xuất chuồng (kg/con) của heo ở các lô lần lượt là
95,05 kg,96,65 kg, 97,50 kg. Trong đó, trọng lượng bình quân của heo ở lô C là
97,50 kg/con cho kết quả cao nhất, tiếp theo là lô B 96,65 kg/con và thấp nhất là lô
A 95,05 kg/con (P > 0,05).
Tăng trọng tích lũy của heo ở các lô A, B, C lần lượt là 69,97 kg/con, 70,92
kg/con,71,25 kg/con (P > 0,05).
Khi kết thúc thí nghiệm tăng trọng tuyệt đối của heo ở lô C là cao nhất với

691,75 g/con/ngày, tiếp theo là lô B với 688,60 g/con/ngày và thấp nhất là lô A với
679,40 g/con/ngày(P > 0,05).
FCR toàn kỳ của các lô A, B, C lần lượt là 2,58, 2,58, 2,61 (kg TA/kg TT).
Tỷ lệ ngày con hô hấp thấp nhất ở lô B (6,9%), kế tiếp là lô C (7,3%) và cao
nhất là lô A (7,6%). Tỷ lệ ngày con tiêu chảy thấp nhất ở lô A (0,79%), kế tiếp là lô
C (1,42%) và cao nhất là lô B (2%).
Hiệu quả kinh tế cao nhất ở lô bổ sung acid hữu cơ Gustor.

iii


MỤC LỤC
TRANG
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... x
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ........................................................................................ xi
Chương 1MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .......................................................................... 2


1.2.1.

Mục đích .................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu ...................................................................................................... 2

Chương 2TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1.

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO THỊT ............................................. 3

2.1.1.

Đặc điểm tiêu hóa heo ................................................................................ 3

2.1.2.

Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột ......................................................... 5

2.1.3.

Mối liên hệ hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe động vật ....................... 6

2.2.

ĐẶC ĐIỂM HEO THỊT ................................................................................ 6

2.3.


KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI ....................................... 7

2.3.1.

Kháng sinh bổ sung trong thức ăn............................................................... 7

iv


2.3.2.

Tác hại của kháng sinh bổ sung thường xuyên trong thức ăn đến hệ vi sinh

vật đường ruột ......................................................................................................... 8
2.4.

ACID HỮU CƠ ............................................................................................. 8

2.4.1.

Giới thiệu chung ......................................................................................... 8

2.4.2.

Tác dụng của acid hữu cơ ........................................................................... 9

2.4.3.

Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ ........................................................ 10


2.4.4.

Hiệu quả khi sử dụng acid hữucơ.............................................................. 13

2.5.

SƠ LƯỢC VỀ ACID HỮU CƠ GUSTOR MONOGASTRICS ................... 14

2.5.1.

Mô tả sản phẩm ........................................................................................ 14

2.5.2.

Cơ chế tác động ........................................................................................ 15

2.5.3.

Lợi ích ...................................................................................................... 15

Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 16
3.1.

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM ............................................... 16

3.1.1.

Thời gian thí nghiệm ................................................................................ 16


3.1.2.

Địa điểm................................................................................................... 16

3.2.

SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO NGUYỄN VĂN CHIỂU ............ 16

3.2.1.

Vị trí địa lí ................................................................................................ 16

3.2.2.

Chuồng trại............................................................................................... 16

3.2.3.

Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 16

3.2.4.

Công tác giống và cơ cấu đàn ................................................................... 17

3.2.5.

Nhiệm vụ của trại ..................................................................................... 17

3.2.6.


Vệ sinh phòng bệnh .................................................................................. 17

3.2.7.

Quy trình tiêm phòng ............................................................................... 18

3.3.

BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ................................................................................ 18

v


3.3.1.

Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 18

3.3.2.

Thức ăn thí nghiệm................................................................................... 19

3.3.3.

Nước uống................................................................................................ 19

3.3.4.

Chuồng trại............................................................................................... 19

3.3.5.


Nuôi dưỡng chăm sóc ............................................................................... 20

3.3.6.

Một số loại thuốc dùng trong điều trị ........................................................ 21

3.4.

CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT TĂNG TRỌNG ............................................ 22

3.4.1.

Khả năng tăng trọng ................................................................................. 22

3.4.2.

Tăng trọng bình quân ............................................................................... 22

3.4.3.

Tăng trọng tích lũy (TTTL) ...................................................................... 22

3.4.4.

Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) .................................................................... 22

3.4.5.

Khả năng sử dụng thức ăn ........................................................................ 22


3.4.6.

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................... 23

3.4.7.

Tỷ lệ ngày con hô hấp .............................................................................. 23

3.4.8.

Tỉ lệ chết .................................................................................................. 23

3.4.9.

Tỷ lệ tách loại........................................................................................... 23

3.4.10.
3.5.

Tính hiệu quả kinh tế............................................................................. 23

CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT QUẦY THỊT ................................................ 23

3.5.1.

Trọng lượng móc hàm (kg) ....................................................................... 23

3.5.2.


Tỉ lệ móc hàm (%) .................................................................................... 23

3.5.3.

Trọng lượng quầy thịt xẻ (kg) ................................................................... 23

3.5.4.

Tỷ lệ quầy thịt xẻ (%) ............................................................................... 24

3.5.5.

Trọng lượng đầu (kg) ............................................................................... 24

3.5.6.

Tỷ lệ đầu (%)............................................................................................ 24

vi


3.5.7.

Trọng lượng lòng (kg) .............................................................................. 24

3.5.8.

Tỷ lệ lòng (%) .......................................................................................... 24

3.5.9.


Dày mỡ lưng (mm) ................................................................................... 24

3.5.10.
3.6.

Diện tích thịt thăn (cm2) ........................................................................ 24

XỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................................................... 25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 26
4.1.
4.1.1.

TRỌNG LƯỢNG ........................................................................................ 26
Trọng lượng bình quân ............................................................................. 26

4.2.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN ........................................................... 28

4.3.

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE ........................................................................ 30

4.3.1.

Tỷ lệ tiêu chảy các lô thí nghiệm .............................................................. 30

4.3.2.


Tỷ lệ hô hấp các lô thí nghiệm .................................................................. 31

4.3.3.

Tỷ lệ loại thải và tỷ lệ chết các lô thí nghiệm ............................................ 31

4.4.

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT QUẦY THỊT ................................................... 32

Bảng 4.7 Tỷ lệ mổ khảo sát phẩm chất quầy thịt của heo thí nghiệm ..................... 33
4.5.

HIỆU QUẢ KINH TẾ ................................................................................. 33

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 35
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................. 35

5.2.

ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 37
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 39

vii



CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chú thích

CSCBTĂ

Chỉ số chuyển biến thức ăn

FCR

Hệ số chuyển biến thức ăn

TĂTT

Thức ăn tiêu thụ

TTBQ

Tăng trọng bình quân

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

TTTL

Tăng trọng tích lũy


VCK

Vật chất khô

viii


DANH SÁCH BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt (NCR, Hoa Kỳ, 1988). .......................... 4
Bảng 2.2 Nhu cầu nước cho heo thịt ........................................................................ 5
Bảng 2.3. Thành phần của acid hữu cơ gustor monogastrics .................................. 14
Bảng 2.4. Đặc điểm của acid hữu cơ gustor monogastrics ..................................... 15
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................... 18
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn căn bản................................................. 19
Bảng 3.4 Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm .................................... 20
Bảng 3.5 Ẩm độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm ....................................... 21
Bảng 3.6 Một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh.............................................. 21
Bảng 4.1 Trọng lượng heo thí nghiệm ................................................................... 26
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng heo thí nghiệm lúc 60 ngày tuổi và lúc xuất chuồng ...... 27
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của heo thịt qua suốt thời gian nuôi thí nghiệm .. 27
Bảng 4.2 Khả năng sử dụng thức ăn trong giai đoạn nuôi thí nghiệm..................... 29
Bảng 4.3 Theo dõi bệnh tiêu chảy của heo thí nghiệm ........................................... 30
Bảng 4.4 Theo dõi hô hấp của heo thí nghiệm ....................................................... 31
Bảng 4.5 Theo dõi tỷ lệ loại thải trong suốt thời gian thí nghiệm ........................... 31
Bảng 4.6 Kết quả mổ khảo sát phẩm chất quầy thịt của heo thí nghiệm ................. 32
Bảng 4.7 Tỷ lệ mổ khảo sát phẩm chất quầy thịt của heo thí nghiệm ..................... 33
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của heo nuôi thí nghiệm ............................................... 34

ix



DANH SÁCH HÌNH
TRANG
Hình 2.1 : Vi khuẩn bệnh bị ức chế hoạt động ở pH thấp (< 3,5) ........................... 10
Hình 2.2 : Cơ chế diệt vi khuẩn bệnh của acid hữu cơ ........................................... 11
Hình 2.3: Cơ chế diệtkhuẩn của acid hữu cơ (pH < 4, acid không phân ly và đi được
vào tế bào vi khuẩn) .............................................................................................. 13
Hình 2.4 :Sự phân ly của acid butyric, lactic và formic ở pH khác nhau trong ống
tiêu hóa.................................................................................................................. 13
Hình 3.1: Cách đo dài thân thịt, dày mỡ lưng trên đường giữa lưng của thân thịt xẻ
.............................................................................................................................. 25

x


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1. Trọng lượng heo thí nghiệm lúc 60 ngày tuổi và lúc xuất chuồng ...... 27
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của heo thịt qua suốt thời gian nuôi thí nghiệm .. 27
Biểu đồ 4.3 Lượng ăn hằng ngày hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm lúc
60 ngày tuổi và lúc xuất chuồng ............................................................................ 30

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn 50 năm qua, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như là chất

kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi phổ biến trên thế giới. Việc bổ sung kháng
sinh với liều lượng thấp được xác nhận là đã cải thiện được các chỉ tiêu: lượng thức
ăn thu nhận, tăng khối lượng/ngày từ 4 – 15%(Swine Reseach Report, trích theo
Morz, 2003), giảm hệ số chuyển hóa thức ăn là 2 – 6%(Morz, 2005). Tuy nhiên,
trong những năm gần đây đã có nhiều tài liệu đề cập đến việc sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi và các cảnh báo về nguy cơ an toàn thực phẩm, khả năng kháng
kháng sinh của vi sinh vật đối với con người và vật nuôi.
Trước những tác động xấu của kháng sinh, thế giới đã và đang từng bước hạn
chế, nghiêm cấm việc sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn gia súc nói chung
và cho heo nói riêng. Ở Việt Nam, việc cấm sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức
ăn đã và đang từng bước được quan tâm.
Để chuẩn bị cho việc này, vào những năm 90 của thế kỉ XX, các nhà khoa
học đã tập trung nghiên cứu tìm các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong
thức ăn. Các giải pháp được nghiên cứu là sử dụng probiotic, prebiotic, enzyme,
acid hữu cơ, … Theo xu hướng chung của thế giới cùng với tiến trình gia nhập
WTO, việc hạn chế và tiến tới hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong thức ăn
chăn nuôi ở nước ta là một xu thế tất yếu. Những nghiên cứu tìm ra các chất có thể
thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi là cần thiết và cấp bách. Đáp ứng với
yêu cầu đó, acid hữu cơ đang được quan tâm nghiên cứu như là nguồn thay thế
khánh sinh trong thức ăn chăn nuôi do có những đặc tính ưu việt: (1) an toàn đối với
vật nuôi và con người; (2) ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả năng
miễn dịch cho gia súc; (3) cải thiện được các chức năng tiêu hóa; (4) không tồn dư
và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

1



Ngoài ra, bổ sung acid hữu cơ trong chăn nuôi được coi là một trong những
biện pháp hiệu quả để phòng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ chuyển đổi
thức ăn (FCR) của động vật nuôi khi kháng sinh được loại bỏ khỏi khẩu phần.
Khuynh hướng này đã thịnh hành trong ngành chăn nuôi Âu Mỹ và đang định
hướng cho các nước châu Á trong việc sản xuất thịt, sữa, trứng; đặc biệt là các quốc
gia nhắm vào việc chăn nuôi xuất khẩu. Mục tiêu là làm cho con người sử dụng sản
phẩm động vật được an toàn, bao gồm duy trì sức đề khàng bệnh tật, đầy đủ dinh
dưỡng và nâng cao tuổi thọ. Tuy nhiên, nên bổ sung acid hữu cơ ở mức nào đem lại
hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề quan tâm của nhiều nhà chăn nuôi.
Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường đại học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Quang
Thiệu, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung acid hữu cơ
trong thức ăn heo thịt”.
1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung acid hữu cơ trên thức ăn heo thịt từ cai
sữa đến xuất chuồng.
So sánh hiểu quả kinh tế của việc bổ sung acid hữu cơ, không bổ sung và bổ
sung kháng sinh.
1.2.2. Yêu cầu
Tiến hành thí nghiệm trên 277 heo được nuôi đến xuất chuồng bằng việc bổ
sung và kháng sinh trong khẩu phần.
Thu thập số liệu về các chỉ tiêu tăng trọng, hệ số chuyển biến thức ăn, tình
trạng sức khỏe heo, tỷ lệ heo bệnh, tỷ lệ heo chết, đánh giá phẩm chất quầy thịt, từ
đó tính sơ bộ hiệu quả kinh tế.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO THỊT

2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa heo
Khả năng tiêu hóa của heo thường có tỷ lệ 80-85% tùy từng loại thức ăn. Quá
trình tiêu hóa thức ăn xảy ra kể từ khi thức ăn ở miệng được cắt, nghiền nhỏ bởi tác
động nhai và thức ăn được trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ
dày. Nước bọt chứa phần lớn là nước trong đó có chứa amylase có tác dụng tiêu hóa
tinh bột. Tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hóa tinh bột
xảy ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch
dạ dày. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3. Dạ dày của heo trưởng thành có dung tích
khoảng 8 lít, là nơi dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa
chủ yếu là nước và men pepsin và acid chlohydric (HCl).Men pepsin chỉ hoạt động
trong môi trường acid và dich dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hóa
protein và sản phẩm là polypeptit và một ít acid amin. Thức ăn sau khi được tiêu
hóa ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra ở tá tràng, gan và tụy
tạng. Thức ăn chủ yếu được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non với sự có mặt của dịch
mật và dịch tụy. Dịch mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng
bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hóa mỡ.Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men
trypsin giúp cho việc tiêu hóa protein, men lipase giúp tiêu hóa mỡ và men diastase
giúp tiêu hóa carbohydrate.Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men
maltase, saccharose và lactase để tiêu hóa carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp
thu các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột
non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể. Ruột già chỉ
tiết chất nhày không có men tiêu hóa. Chỉ ở manh tràng có sự hoạt động của vi sinh

vật giúp tiêu hóa carbohydrate, tạo ra các acid béo bay hơi, đồng thời các vi sinh vật
cũng tổng hợp các vitamin K, vitamin nhóm B,… Trong quá trình tiêu hóa và hấp

3


thu thức ăn, một phần thức ăn ăn vào nhưng không được hấp thu làm ảnh hưởng
đến khả năng tiêu hóa. Hiệu quả tiêu hóa ở heo phụ thuộc vào một số yếu tố như
tuổi, thể trạng, sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn cung cấp và cách chế biến
thức ăn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt (NCR, Hoa Kỳ, 1988).
Chất dinh dưỡng

Trọng lượng sống của heo (kg)
20 – 50

50 – 100

Protein (%)

15(*)

13(*)

(**)

3260

3275


Lysine

0,75

0,6

Methionine + Cystine

0,41

0,34

Threonine

0,48

0,4

Tryptophan

0,12

0,1

Canxi (%)

0,6

0,5


Phospho tổng số (%)

0,5

0,4

Phospho hữu dụng (%)

0,23

0,15

Natri (%)

0,1

0,1

Selen (mg)

0,15

0,1

Vitamin A (UI)

1300

1300


11

11

ME (kcal/kg)

Vitamin (UI)

(Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 2000)
(*)

Tỉ lệ protein này chỉ phù hợp cho khẩu phần rất cân bằng acid amin, nếu

không thể cân bằng acid amin thì tăng lệ protein thêm 2 – 3%.
(**)

ME là năng lượng trao đổi.

Nhu cầu nước của heo thịt
Nước rất quan trọng đối với nhu cầu dinh dưỡng của heo. Tỉ lệ nước trong
các mô của cơ thể heo giảm dần theo tuổi. Thịt heo còn nhỏ chứa nhiều nước nên
nhão, thịt heo đã được vỗ béo thì chắc hơn vì chứa ít nước hơn. Sự tiêu hóa bị trở
ngại vì việc nhai thức ăn, việc chuyển hóa các loại thức ăn thành các chất mà cơ thể
4


sử dụng được đều phải dùng đến nước. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng bị trở ngại
vì các chất dinh dưỡng phải hòa tan trong nước để hấp thu vào cơ thể. Sự bài tiết
các chất thừa, các chất cặn bã bị trở ngại như phân, mồ hôi là những chất tiết ra
ngoàiđều chứa một lượng nước nhất định. Do đó cần phải cho heo uống nước nhiều

hơn. Đối với heo thịt nói chung thì phải có 3 lít nước cho 1kg vật chất khô trong
khẩu phần trong suốt thời gian vỗ béo.
Bảng 2.2 Nhu cầu nước cho heo thịt
Thể trọng (kg)

Nhu cầu về nước (lít/ngày)

25

4

45

6,2

65

6,9

85

7

105

7,5
(Trương Lăng – Nguyễn Văn Hiền, 1988)

2.1.2. Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), hệ vi sinh vật đường ruột rất phong phú và

đa dạng. Tùy theo đặc tính của từng loại vi khuẩn mà chúng sẽ phân bố trải dài từ
niêm mạc miệng, nước bọt, hầu họng, dạ dày, ruột non, ruột già. Người ta tạm chia
vi sinh vật đường ruột thành 2 loại:
Hệ vi sinh vật tùy nghi là những vi sinh vật lên men thối, loài có hại cho vật
chủ. Số lượng của chúng thay đổi theo điều kiện thức ăn, môi trường tiêu hóa, sức
đề kháng của cơ thể,… Bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn như: Staphyloccus,
Proteus, Salmonella, Clostridium, E.coli… Đa số các vi khuẩn này thích nghi với
môi trường pH từ trung tính đến kiềm. Mặc dù môi trường có độ ẩm, chất dinh
dưỡng thuận lợi để các vi sinh vật gây thối phát triển, sự sinh sản của chúng vẫn có
giới hạn bởi các yếu tố kiềm hãm: độ acid của dạ dày, dịch mật, dịch tụy, sự cạnh
tranh đối kháng của các vi sinh vật khác.
Hệ vi sinh vật bắt buộc: những vi sinh vật chịu được pH thấp, thích nghi với
môi trường dạ dày – ruột. Chúng phát triển tốt trong dường ruột gia súc, gia cầm và
5


định cư vĩnh viễn tại đây. Các vi sinh vật nhóm này bao gồm: Stretococcus lactic,
Streptococcus feacium, Lactobasillus acidophillus,…
2.1.3. Mối liên hệ hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe động vật
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), đa số vi sinh vật đường ruột tham gia
phân giải chất dinh dưỡng. Nhóm vi khuẩn lactic phân giải nhóm hydrat cacbon,
glucid, tinh bột, tạo acid hạ thấp pH đường ruột, ức chế vi khuẩn gây thối. Một số vi
khuẩn ở dạ dày – ruột như:Bacillus subtilis, Bacterium…còn tham gia tổng hợp
vitamin nhóm B. Khi các vi khuẩn này chết, cơ thể sẽ hấp thu nguồn protein từ xác
vi khuẩn. Vi khuẩn sản sinh enzyme amylase để phân giải tinh bột và enzyme
protease để phân giải protein. Làm cách nào để tăng sinh vi khuẩn có lợi là rất quan
trọng đối với động vật vì nó có khả năng ức chế vi khuẩn có hại, làm tăng năng suất
và sức khỏe động vật.
Mặt khác, các vi sinh vật có hại lên men thối rữa lại là nguyên nhân chính
gây bệnh đường ruột như: Salmonella, Proteus, E.coli, …Nhóm vi khuẩn có hại sẽ

chiếm ưu thế khi gia sức bị bệnh, bị nhiễm từ môi trường hoặc do sức đề kháng của
gia súc bị giảm sút do stress, dinh dưỡng kém hay do sự thay đổi của môi trường.
2.2.

ĐẶC ĐIỂM HEO THỊT
Sau cai sữa, heo con chuyển xuống nuôi thịt có trong lượng khoảng 10-15

kg. Thời gian nuôi thịt khoảng 3,5- 4 tháng có thể đạt trọng lượng xuất chuồng 90100 kg. Đây là trọng lượng xuất chuồng hợp lý nhất vì lúc này phẩm chất thịt ngon
nhất và hiệu quả thức ăn giảm, heo có xu hướng tích nhiều mỡ, nuôi kéo dài thêm
sẽ không có lợi (Võ Văn Ninh, 2001).
Thời gian nuôi thịt có thể chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Khoảng 2 tháng đầu, đây là thời kì cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ
thần kinh. Ở giai đoạn này heo lớn rất nhanh. Ở lứa tuổi này heo lớn rất nhanh, do
đó cần nhiều protein, khoáng, sinh tố để phát triển bề ngang và chiều dài.

6


Thiếu dưỡng chất giai đoạn này làm heo ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, tích
mỡ giai đoạn sau nhiều. Nếu dư thì làm tăng chi phí, dư protein thì heo đào thải
dưới dạng ure, làm heo bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm.
Giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng 50-60 kg.
Giai đoạn 2:
Khoảng 2 tháng cuối, heo tích lũy mỡ và các xớ cơ, các mô liên kết, heo phát
triển về chiều ngang, mập ra. Giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn, nhưng
nhu cầu protein, khoáng, sinh tố ít hơn giai đoạn 1
Dư thừa dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn , tăng lượng mỡ,
nhưng nếu thiếu dưỡng chất heo trở nên gầy, bắp cơ dai, không ngon, thiếu những
hương vị cần thiết, thịc có màu nhợt nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng.

Giai đoạn này heo có thể đạt trọng lượng 90-100 kg.
2.3.

KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI

2.3.1. Kháng sinh bổ sung trong thức ăn
Kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi giúp thú phòng bệnh và kích
thích tăng trưởng. Theo Gaskin và ctv (2002) có bốn nguyên nhân để sử dụng kháng
sinh trong thức ăn để phòng bệnh và kích thích sinh trưởng đó là ngăn cản quá trình
nhiễm trùng cận lâm sàng, ức chế sự sinh trưởng và biến dưỡng của vi khuẩn có hại,
giảm khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của vi khuẩn và nâng cao khả năng hấp thu
chất dinh dưỡng từ thức ăn. Kháng sinh đã được sử dụng trong khẩu phần thức ăn
chăn nuôi ngay từ đầu những năm 1950 với những mục đích khác nhau nhằm thúc
đẩy tăng trưởng, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn và để kiểm soát và phòng ngừa
bệnh (Hays,1978). Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy thức ăn chứa kháng sinh sẽ
tạo nên hiện tượng gia tăng số lượng vi khuẩn lờn thuốc trong đường tiêu hoá
(Smithvà Crabb, 1957; Sogaard năm 1973; Linton et al, 1975). Kết quả là sự phát
hiện tình trạng chuyển plasmid kháng thuốc của vi sinh vật. Điều này tạo ra mối
quan tâm của các nhà nghiên cứu về mối liên hệgiữa kháng sinh bổ sung thường
xuyên trong thức ăn đến sức khoẻ vật nuôi và con người (Braude, 1978; Dương
Thanh Liêm, 2011) kết quả của việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn liên tục và

7


khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường sống, làm cho sự đề kháng
kháng sinh ở vi sinh vật xảy ra thông qua các cơ chế làm thay đổi điểm tác động của
kháng sinh (Chopra và Roberts, 2001), sản sinh chất cạch tranh với tác động của
kháng sinh (Skold, 2001), thay đổi quy trình tổng hợp (Ruiz, 2003), tiết enzyme
phân hủy kháng sinh (George và ctv, 2005) và gây ra hiện tượng giảm hấp thu

kháng sinh (Lioua và ctv, 2006).
2.3.2. Sơ lược về kháng sinh Flordoxy
Thành phần: Florfenicol 100.000 mg, Doxycyline HCl 50.000 mg, tá dược
vừa đủ 1.000 g.
Công dụng: Chống nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa gây bởi các vi
khuẩn nhạy cảm với Flofenicol và Doxycyline; phòng bệnh viêm phổi, tiêu chảy do
E. coli.
2.3.3. Tác hại của kháng sinh bổ sung thường xuyên trong thức ăn đến hệ vi
sinh vật đường ruột
Theo Dương Thanh Liêm (2001) Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh bổ
sung thường xuyên trong thức ăn để phòng bệnh đường tiêu hóa là:
Phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột.
Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi như : Thịt, trứng, sữa sẽ có ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
Sử dụng kháng sinh thường xuyên trong thức ăn do sử dụng liều thấp , không
giết hết vi khuẩn , từ đó dễ tạo ra nhiều dòng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng
sinh gây khó khăn trong điều trị.
Khi vi khuẩn kháng thuố c hình thành sẽ làm trầm trọng hơn những bệnh do
virus gây ra , tỷ lệ chết sẽ cao hơn , vì các bệnh do vi khuẩn kế phát sẽ không có
kháng sinh mới phù hợp để điều trị.
2.4.

ACID HỮU CƠ

2.4.1. Giới thiệu chung
Ngày nay acid hữu cơ (acidifier) đang được dung phổ biến trong thức ăn
công nghiệp. So sánh với các thức ăn bổ sung khác, acid hữu cơ được đánh giá là có

8



lợi ích cao nhất đối với thành tích chăn nuôi. Một nghiên cứu trên lợn con 7-30 kg ở
Đan Mạch năm 2001 cho biết, chênh lệch về tăng trọng hằng ngày của lợn ăn khẩu
phần đối chứng và thí nghiệm có và không bổ sung acid hữu cơ là 40%, trong khi
chênh lệch này ở khẩu phần bổ sung hương liệu, probiotic, enzyme lần lượt chỉ là
19%, 14% và 9%.
Các acid hữu cơ thường dùng là:
Acid formic: sát khuẩn mạnh.
Acid lactic: hạ pH nhanh, ức chế vi khuẩn lên men thối.
Acid propionic: ức chế nấm mốc phát triển trong thức ăn.
Acid butyric: sát khuẩn gram – và gram +, kích thích lợn ăn nhiều, bảo vệ
thượng bì ruột, kích thích lớp tế bào lông nhung phát triển tốt, kích thích hệ miễn
dịch của ruột ( tăng hàm lượng α, β và γ globulin máu).
Acid fumaric, acid malic, acid citric, acid succinic: thơm, ngon, gây mùi hấp
dẫn cho lợn.
Acid hữu cơ ít khi dung ở dạng đơn mà thường được dung hỗn hợp từ 2 đến
4 loại cùng với nhau để bổ sung tác dụng cho nhau.
2.4.2. Tác dụng của acid hữu cơ
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, duy trì cân bằng vi khuẩn đường
ruột.
Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Hỗ trợ sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng: hoạt hóa pepsinogen, hỗ
trợ tiêu hóa protein; tăng độ hòa tan chất khoáng, hỗ trợ hấp thu chất khoáng, đặc
biệt vi khoáng; kích thích ruột tiết secretin, giúp tụy tiết nhiều bicarbonate và acid
mật, giúp lipid thức ăn tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
Tăng sự tái tạo lớp tế bào vi lông nhung (acid butyric): Na-butyrate tăng
chiều dài lông nhung lên khoảng 30%.

9



2.4.3. Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ
Cơ chế ức chế vi khuẩn gây bệnh
Trong đường ruột tồn tại các nhóm vi khuẩn có ích và vi khuẩn bệnh, số
lượng các nhóm này duy trì ở trạng thái cân bằng (eubiosis); do những nguyên nhân
nào đó, số lượng nhóm vi khuẩn bệnh tăng lên, trạng thái cân bằng bị phá vỡ
(dysbiosis), con vật bị rối loạn tiêu hóa và mắc bệnh.
Nhóm vi khuẩn có ích thường là những vi khuẩn lên men sinh acid lactic
như: Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus…. Nhóm vi khuẩn bệnh thường
là E.coli,Samonella, Clostridium perfringens, Staphilococcus aurius…
Vi khuẩn có ích sống trong môi trường pH thấp hơn vi khuẩn bệnh. Ví dụ:
pHthích hợp cho nhóm vi khuẩn lên men sinh acid lactic là 2 - 3, còn pH cho vi
khuẩn bệnh như E.colilà ≥ 4; Samonella là ≥ 3,5; Cl.perfringens là ≥ 6 (hình 2.1).
Như vậy bổ sung acid hữu cơ để đưa pH dịch tiêu hóa xuống < 3,5 thì sẽ ức
chếnhững vi khuẩn bệnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn có ích hoạt động.

Nguồn: INVE Nutri-AD
Hình 2.1: Vi khuẩn bệnh bị ức chế hoạt động ở pH thấp (<3,5)
Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Acid đi vào tế bào vi khuẩn, ở đây (pH = 7) acid phân ly cho ra H+ (RCOOH
→RCOO- + H+ ), pH bên trong tế bào giảm, vi khuẩn phải sử dụng cơ chế bơm
10


ATPase đểđẩy H+ ra khỏi tế bào, vi khuẩn bị mất năng lượng. Mặt khác pH giảm
thì cũng ức chếquá trình đường phân (glycolysis), tế bào vi khuẩn bị mất nguồn
cung cấp năng lượng. Khi phân ly trong tế bào, anion của acid không ra khỏi được
tế bào, gây rối loạn thẩmthấu. Những nguyên nhân này làm cho vi khuẩn bị chết
(hình 2.2).
Cần lưu ý rằng acid hữu cơ có thể đi vào hoặc đi ra khỏi tế bào vi khuẩn

chỉkhi ở trạng thái không phân ly.
RCOOH

Hình 2.2: Cơ chế diệt vi khuẩn bệnh của acid hữu cơ
Sự phân ly của acid hữu cơ lại phụ thuộc vào hằng số phân ly (pK) và pH
của môitrường.
pK càng cao thì độ phân ly càng lớn. Ví dụ trong một môi trường có pH
nhưnhau thì acid acetic có độ phân ly cao hơn acid formic (pK của acid acetic là
4,76 và của acid formic là 3,75).

11


Acid hữu cơ phân ly ít trong môi trường có pH thấp và phân ly nhiều trong
môitrường có pH cao. Ống tiêu hóa của lợn hay gà có pH khác nhau theo với các vị
trí khác nhau. Ở dạ dày, pH thường thấp (2,5 - 3,5), acid hữu cơ ở đây không phân
ly hoặc phân ly rât ít, nhưng ở ruột non pH thường cao (6 - 7,5), acid hữu cơ phân ly
phân ly nhiều, thậm chí phân ly hoàn toàn. Khi đã phân ly thì acid không đi vào
được tế bào vi khuẩn và không còn có tác dụng diệt khuẩn nữa (hình 2.3 và 2.4).
Hình 2.3 cho thấy ở pH 3,5 acid butyric hầu như không phân ly, acid lactic
vàformic phân ly khoảng 40v% (60% không phân ly), nhưng pH tăng dần lên thì sự
phân ly của các acid này cũng tăng, đến pH = 6,0 -7,0 tất cả các acid hầu như phân
ly hoàn toàn. Riêng acid butyric có độ phân ly thấp khi pH tăng, ở pH = 5,5 - 6,0 thì
vẫn còn khoảng gần 20% không bị phân ly.

12


×