Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NSP ENZYME TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.04 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NSP ENZYME
TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện

: TRẦN LƯU THANH MAI

Lớp

: DH09TA

Ngành

: CHĂN NUÔI

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 09/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


******************

TRẦN LƯU THANH MAI

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NSP ENZYME
TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 09 năm 2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Lưu Thanh Mai
Tên khóa luận: “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm NSP enzyme trong thức ăn
gà thịt công nghiệp”.
Đã hoàn thành luận văn đúng theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét và đóng góp của hộ đồng chấm thi tốt nghiệp ngày…………………..
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

ii



LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành khóa học và hoàn
thành luận văn. Suốt trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều người
Xin chân thành biết ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y
Bộ môn Dinh Dưỡng cùng tất cả quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ cho tôi trong
thời gian theo học tại trường.
Kính dâng lòng biết ơn lên cha mẹ, những người thân trong gia đình đã tận
tụy lo lắng và hy sinh để con có được ngày hôm nay.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Dương Duy Đồng, người
thầy đã luôn động viên, dìu dắt và tận tình hướng dẫn tôi trong học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn Thầy Nguyễn Văn Hiệp, anh chị và các bạn ở trại
thực nghiệm khoa chăn nuôi Chăn nuôi – Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn CTy SunHy đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn tất cả bạn thân yêu lớp Thức Ăn 35, các bạn Trương Thị Nhật Linh,
Lê Trung Hòa, Phạm Minh Tường Vi, Võ Hà Sang, Huỳnh Thị Gấm… đã động
viên và giúp đỡ cùng tôi những buồn vui, khó khăn trong lúc thực tập tốt nghiệp.

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm NSP enzyme trong thức ăn gà thịt
công nghiệp”.
Đề tài được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường ĐH
Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 27/09/2012 đến 09/11/2012. Gồm 320 gà được

chia thành 4 lô, mỗi lô có 8 lần lặp lại, 10 gà/lần lặp lại. Gà ở lô I ăn thức ăn căn
bản (đối chứng dương), lô II thức ăn căn bản có bổ sung NSP enzyme liều 500g/tấn,
ở lô III thức ăn giảm 4 % năng lượng và acid amin (đối chứng âm) và lô IV thức ăn
giảm chuẩn 4 % năng lượng và acid amin có bổ sung enzyme với liều 500g/tấn.
Qua khảo sát cho thấy:
TLTLBQ của gà lô II cao nhất (2298,09 g/con), lô IV (2283,78 g/con), lô I
(2245,40 g/con) và thấp nhất lô III (2189,21 g/con). TTTĐ trên toàn thí nghiệm của
lô II (53,61 g/con/ngày) cao hơn lô I (52,35 g/con/ngày) 2,4 %, lô IV
(53,26g/con/ngày) cao hơn lô III (51,01 g/con/ngày) là 4,4 %. Tuy nhiên, các sự
khác biệt ngày hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).
Lượng TĂTTBQ toàn thí nghiệm của lô I cao nhất (117,47 g/con/ngày), lô
III (115,07 g/con/ngày), lô II (114,00 g/con/ngày), cuối cùng lô IV (113,83
g/con/ngày). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).
HSCBTĂ lô II (2,13) thấp hơn lô I (2,26) là 6,1%, lô IV (2,15) thấp hơn lô
III (2,26) là 5,1%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P >0,05).
Chất lượng tỉ lệ quầy thịt, tiết, lông, đùi, ức của các lô thí nghiệm khác biệt
không có ý nghĩa (P >0,05).
Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng toàn thí nghiệm của lô IV là thấp nhất
(20.964 VNĐ), lô II (21.783 VNĐ), lô III (22.037 VNĐ), cuối cùng lô I (23.113
VNĐ). So sánh giữa lô I và II, chi phí TA/kg TT thấp hơn 1.330 VNĐ, lô III và IV
chi phí TA/kgTT thấp hơn 1.073 VNĐ, nhất là đối với khẩu phần TAGC 4 %.
---------------Từ khóa: enzyme, gà thịt
iv


SUMMARY
The study “Testing of supplemental preparations containing NSP enzyme in
feed of industrial broiler”, has been conducted from 27th September, 2012 to 9th
November, 2012 in the experimental farm of the Vetarinary and Livestock
Department of the Nong Lam University in Ho Chi Minh.

The assay was disposed in a completely random two factor model for 320
industrial broilers. They were divided 4 treatments with 8 replications per treatment
and from 10 broilers for each replication. The first treatment (lo I) was standard
nutrient value diet. The second treatment (lo II) was supplied NSP enzyme in
standard nutrient value diet. The third treatment (lo III) was the reduced 4 %
standard nutrient value diet. The four treatment (lo IV) was supplied NSP enzyme
in the reduced 4 % standard nutrient value diet.
The result showed that:
Accumulated average weight of broiler at the second treatment was the
highest (2298,09 g/broiler), the four treatment (2283,78 g/broiler), the first
treatment (2245,40 g/broiler) and the third treatment (2189,21 g/con) was lowest.
Average gain’s the second treatment (53,61 g/broiler/day) was higher than the first
treatment (52,35 g/broiler/day) 2,4 %, the four treatment (53,26 g/broiler/day) was
higher than the third treatment (51,01 g/broiler/day) 4,4 %. However, the
differences were not significant statistically (P >0,05).
Average daily feed’s the first treatment was highest (117,47 g/broiler/day),
the third treatment (115,07 g/broiler/day), the second treatment (114 g/broiler/day)
and the four treatment was lowest (113,83 g/broiler/day). The differences were not
significant statistically (P >0,05).
FCR’s the second treatment (2,13) was lower than the first treatment (2,26)
6,1 %, the four treatment (2,15) was lower than the third treatment (2,26) 5,1 %.
The differences were not significant statistically (P >0,05)

v


The qualities of carcass, tract, ing, away, breast of the treatments were not
significant statistically (P >0,05).
The feed cost per kg of live weight’s the four treatment was lowest (20.964
VNĐ), the second treatment (21.783 VNĐ), the third treatment (22.037 VNĐ) and

the first treatment (23.113 VNĐ). The feed cost per kg of live weight’s the second
treatment was lower than the first treatment (1.330 VNĐ), the feed cost per kg of
live weight’s the four treatment was lower than the third treatment (1.073 VNĐ),
special with the reduced 4 % standard nutrient value diet.

vi


MỤC LỤC
TRANG TỰA............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu................................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích........................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về giống gà thí nghiệm ............................................................. 3
2.2 Giới thiệu chung về chất xơ ................................................................................. 3
2.3 Enzyme ............................................................................................................... 4
2.3.1 Định nghĩa ........................................................................................................ 4
2.3.2 Bản chất của enzyme ........................................................................................ 4
2.3.3 Phương thức hoạt động ..................................................................................... 5
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzyme ........................................ 5

2.3.4.1 Nhiệt độ ......................................................................................................... 5
2.3.4.2 pH.................................................................................................................. 6
2.3.4.3 Ẩm độ ............................................................................................................ 7
2.3.4.4 Các nhân tố khác............................................................................................ 7
2.3.5 Vai trò của enzyme đối với chất xơ ................................................................... 7
2.3.6 Một số NSP enzyme ......................................................................................... 8
vii


2.3.6.1 Enzyme xylanase ........................................................................................... 8
2.3.6.2 Enzyme beta-glucanase .................................................................................. 9
2.3.6.3 Enzyme amylase ............................................................................................ 9
2.3.6.4 Enzyme cellulase ..........................................................................................10
2.3.6.5 Enzyme protease ...........................................................................................10
2.4 Sơ lược về Sunzyme – 500 .................................................................................11
2.4.1 Nguồn gốc .......................................................................................................11
2.4.2 Thành phần của Sunzyme – 500.......................................................................11
2.4.3 Liều lượng khi bổ sung vào thức ăn .................................................................12
2.5 Một số thí nghiệm bổ sung enzyme vào thức ăn gia súc gia cầm .........................12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................13
3.1 Nội dung.............................................................................................................13
3.2 Thời gian và địa điểm .........................................................................................13
3.3 Phương pháp thí nghiệm .....................................................................................13
3.3.1 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................................13
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................13
3.4 Điều kiện thí nghiệm ..........................................................................................14
3.4.1 Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ....................................................................14
3.4.2 Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................15
3.4.2.1 Chuẩn bị trong ngày thả gà ...........................................................................15
3.4.2.4 Vệ sinh, thú y................................................................................................16

3.4.3 Thức ăn thí nghiệm ..........................................................................................17
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................18
3.5.1 Tăng trọng .......................................................................................................18
3.5.2 Thức ăn tiêu thụ ...............................................................................................19
3.5.3 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................19
3.5.4 Tỉ lệ nuôi sống .................................................................................................19
3.6 Các chỉ tiêu mổ khảo sát .....................................................................................19
3.6.1 Cân trọng lượng sống của gà (cân từng con) ....................................................20
viii


3.6.2 Trọng lượng tiết ...............................................................................................20
3.6.3 Trọng lượng lông .............................................................................................20
3.6.4 Trọng lượng quầy thịt ......................................................................................20
3.6.5 Trọng lượng ức và đùi .....................................................................................20
3.7 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................20
3.8 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................22
4.1 Trọng lượng tích lũy bình quân qua 42 ngày nuôi ...............................................22
4.2 Tăng trọng tuyệt đối ...........................................................................................24
4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân .................................................................................26
4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn ..................................................................................27
4.5 Kết quả mổ khảo sát ...........................................................................................29
4.6 Tỉ lệ sống............................................................................................................30
4.7 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................30
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................31
5.1 Kết luận ..............................................................................................................31
5.2 Đề nghị ...............................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................32
PHỤ LỤC ................................................................................................................35


ix


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
FCR

Feed conversion ratio (Hệ số chuyển biến thức ăn)

HSCBTA

Hệ số chuyển biến thức ăn

KgTA

Kilogram thức ăn

KgTT

Kilogram tăng trọng

ME

Metabolizable energy (Năng lượng trao đổi)

NSP

Non starch polysaccharide (Đường không phải tinh bột)

TA


Thức ăn

TATT

Thức ăn tiêu thụ

TS

Tiến sĩ

TT

Tăng trọng

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

TTTL

Tăng trọng tích lũy

VCK

Vật chất khô

x



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 pH tối ưu cho hoạt động của các enzyme.................................................... 6
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................14
Bảng 3.2 Lịch trình chủng ngừa vaccine ..................................................................16
Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu thức ăn lô căn bản và lô giảm chuẩn 4 % ............17
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên trọng lượng tích lũy bình quân ở
các giai đoạn của gà (g/con) .....................................................................................22
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên tăng trọng tuyệt đối của gà qua
các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) .................................................................................24
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên thức ăn tiêu thụ bình quân
(g/con/ngày) .............................................................................................................26
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của khẩu phần và enzyme lên FCR (kgTA/kgTT) ...................27
Bảng 4.5 Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (6 con/lô) ...........................................29
Bảng 4.6 Tỉ lệ nuôi sống của đàn gà qua các giai đoạn (%) ......................................30
Bảng 4.7 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng (đồng/kg) ..........................................30

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Trọng lượng tích lũy bình quân của gà qua các giai đoạn tuổi (g/con)Error! Bookm
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày)Error! Bookmark
Biểu đồ 4.3 Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà (g/con/ngày)Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các ngày tuổi (kgTA/kgTT)Error! Bookmar
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ sống của gà các lô qua 42 ngày nuôi (%)Error! Bookmark not defined.

xii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Mô hình trại gà ..........................................................................................15
Hình 3.2 Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng .................................................................16

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lệnh cấm sử dụng kháng sinh cũng như chất kích thích tăng trưởng trong
thức ăn chăn nuôi của Châu Âu (2006) đã thúc đẩy những nghiên cứu khoa học
nhằm tìm ra giải pháp thay thế chúng. Vì vậy, trong những năm gần đây việc bổ
sung acid hữu cơ, probiotic, enzyme… được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn
nuôi. Song song đó, nguồn nguyên liệu từ phụ phế liệu của ngành công nghiệp chế
biến nông sản và quá trình sản xuất nông nghiệp rất lớn, nếu chúng ta sử dụng được
nguồn nguyên liệu này để sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
cao và lợi thế hơn nhiều so với các nguyên liệu khác. Một trong những hạn chế lớn
nhất của việc sử dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất thức ăn chăn nuôi là tỷ lệ
xơ khá cao làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng thấp. (Theo Dương Thanh
Liêm và ctv, 2002)
Thành phần chủ yếu của các chất xơ là các nhóm non – starch polysaccharide
(NSP), cellulose, non – cellulosic polymers và pectic polysaccharides, thú dạ dày
đơn khó tiêu hóa được do không sản sinh đủ lượng enzyme nội sinh cần thiết. Việc
bổ sung enzyme ngoại sinh trong khẩu phần thức ăn của thú dạ dày đơn được ứng
dụng khá rộng rãi. Tác dụng chính của chúng là cải thiện khả năng tiêu hóa, ngăn
cản các tác hại của các chất kháng dinh dưỡng có trong khẩu phần, đồng thời giảm
thiểu các chất dinh dưỡng dư thừa ra môi trường. (Theo Nguyễn Trà My, 2012)
Xuất phát từ những lý do trên và được sự cho phép của bộ môn Dinh dưỡng

gia súc, ban quản lý trại thực nghiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường ĐH Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng,

1


chúng tôi tiến hành đề tài “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm NSP enzyme trong thức
ăn gà thịt công nghiệp”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của 4 khẩu phần thức ăn: thức ăn căn bản, thức ăn căn
bản bổ sung chế phẩm NSP enzyme, thức ăn giảm chuẩn 4 % nhu cầu năng lượng
và acid amin, thức ăn giảm chuẩn 4 % nhu cầu năng lượng và acid amin bổ sung
chế phẩm NSP enzyme lên năng suất của gà thịt công nghiệp.
1.2.2 Yêu cầu
Nuôi dưỡng, theo dõi và thu thập các số liệu về các chỉ tiêu như tăng trọng, tỉ
lệ sống, chỉ số tiêu tốn thức ăn trên gà thịt công nghiệp từ 0 – 42 ngày, kết quả mổ
khảo sát và hiệu quả kinh tế các lô thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về giống gà thí nghiệm
Giống gà thí nghiệm là giống gà Cobb với đặc điểm ngoại hình: gà có sắc
lông toàn trắng, mồng răng cưa, chân và da vàng, con trống có mồng đơn, phát triển
mạnh. Theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất giống, trọng lượng gà Cobb nuôi
chung trống mái ở 6 tuần tuổi là 2.732 g/con, hệ số chuyển hóa thức ăn là 1,705
kgTA/kgTT (www.cobb-vantress, 2008)

2.2 Giới thiệu chung về chất xơ
Thuật ngữ chất xơ được định nghĩa là lignin cộng với polysaccharide khó
tiêu hóa được bởi enzyme nội sinh đối với động vật dạ dày đơn. Do tính chất của
chất xơ trong khẩu phần ăn rất khó xác định nên được thay thế bằng thuật ngữ nonstarch polysaccharide (NSP) (McDonald, 2002). Theo Dương Thanh Liêm và
ctv.(2002), ưu điểm của chất xơ là kích thích nhu động ruột, lôi cuốn các chất độc ra
ngoài, tăng dung tích ống tiêu hóa và hạn chế sự cắn mổ, ăn lông lẫn nhau trên gia
cầm; khuyết điểm là giá trị năng lượng khẩu phần thấp, giảm khả năng tiêu hóa các
dưỡng chất khác trong thức ăn.
NSP gồm một số chất như beta – glucan, arabinoxylan, cellulose, hemicellulose
và lignin. NSP có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau dựa trên đặc tính sinh
học như độ nhớt, khả năng giữ nước, lên men và khả năng kết hợp phân tử hữu cơ và vô
cơ (Scharama và ctv., 2005, trích dẫn bởi Mai Anh Tuấn, 2011). NSP trong hạt ngũ cốc
có chứa beta-glucan và arabinoxylan. Chất này có khả năng hút nước tạo nên độ nhớt ở
thành ruột bao phủ các chất dinh dưỡng trong đường ruột, làm ngăn cản phản ứng thủy
phân của enzyme với cơ chất, ảnh hưởng tiêu cực tới các chất dinh dưỡng làm giảm khả

3


năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn của vật
nuôi (Choct và Annison, 1992, trích dẫn bởi Mai Anh Tuấn, 2011).
Theo Vũ Duy Giảng (2009), nhóm NSP được chia thành hai nhóm NSP tan
trong nước và không tan.
Nhóm NSP tan trong nước hiện diện nhiều trong các loại rau cải và quả, có
khả năng giữ nước cao gấp đôi nhóm NSP không tan. Theo Vũ Duy Giảng (2009), 1
g NSP tan giữ 13,5 g nước trong khi NSP không tan chỉ giữ được 6,15 g. NSP tan
trong nước sẽ làm tăng độ nhớt trong ruột, cản trở tế bào vách ruột hấp thu các chất
dinh dưỡng, làm chậm quá trình di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa, giảm sự hấp
thu glucose trong ruột (Lê Thanh Hùng, 2008).
Nhóm NSP không tan có trong vách tế bào thực vật hiện diện nhiều trong

ngũ cốc và rau cải, làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, cản trở
các enzyme nội sinh tiếp cận với các chất dinh dưỡng như protein, tinh bột và lipid
có trong bào chất, từ đó cũng làm giảm sự tiêu hóa, hấp thu các dưỡng chất (Lê
Thanh Hùng, 2008).
2.3 Enzyme
2.3.1 Định nghĩa
Enzyme là các protein tự nhiên, được sản xuất bằng cách lên men vi khuẩn,
nấm men hay chiết xuất tụy tạng và mô động vật. Enzyme là chất xúc tác sinh học,
có bản chất là protein. Enzyme có mặt trong tế bào của tất cả sinh vật, không những
xúc tác trong cơ thể sống mà còn xúc tác cho cả phản ứng ngoài tế bào (Nguyễn
Phước Nhuận và ctv, 2007). Enzyme có thể hòa tan trong nước, dung dịch muối
loãng, dung môi hữu cơ có cực nhưng không tan trong dung môi không phân cực.
2.3.2 Bản chất của enzyme
Bản chất của enzyme là protein. Thể hiện qua:
Khi hòa tan trong nước enzyme cho dung dịch keo với các đặc tính như khả
năng khuếch tán kém, áp suất thẩm thấu thấp, độ nhầy cao.
Mỗi enzyme có điểm đẳng điện riêng, tại điểm đẳng điện chúng có độ hòa
tan thấp nhất.

4


Enzyme không có khả năng chịu nhiệt tốt và dễ biến tính, dễ mất khả năng
xúc tác. Enzyme dễ bị phá hủy bởi những yếu tố phá hủy protein, dễ bị thủy phân
bởi những enzyme nội sinh của đường tiêu hóa như pepsin, trypsin…
Dựa vào bản chất protein của enzyme người ta chia thành hai nhóm:
Enzyme một cấu tử: Cấu tạo chỉ là protein, khi thủy phân hoàn toàn thu được
hỗn hợp acid amin. Các enzyme tiêu hóa như trypsin, pepsin thuộc nhóm này.
Enzyme nhị cấu tử: Được tạo nên từ hai thành phần: protein và phần không
có bản chất protein.

Phần protein gọi là apoenzyme, phần không có bản chất protein là các ion
kim loại, đóng vai trò là cofactor hoặc là sự phối hợp các hợp chất hữu cơ có khối
lượng phân tử nhỏ và kim loại tạo yếu tố đồng enzyme (coenzyme). Phần không có
bản chất protein gọi là nhóm ngoại, chúng có thể tồn tại độc lập và dễ tách khỏi
protein. Phần lớn các coenzyme có bản chất là các vitamin.
(Theo Phan Minh Quân, 2012)
2.3.3 Phương thức hoạt động
Theo lý thuyết enzyme luôn có thể hoạt động tối đa hoặc tối thiểu cho đến
khi không còn hoạt động nữa. Nhưng xét trên thực tế thì bản chất enzyme là protein,
chúng có đầy đủ bản chất của protein, bị phân hủy trong môi trường hữu cơ tự nhiên
và cũng bị phân hủy bởi những enzyme tiêu hóa protein.
Hoạt động của enzyme tiêu hóa nhằm phân hủy các cấu trúc phức tạp của các
dưỡng chất phức tạp mà cơ thể không thể phân giải được, tạo ra những chất đơn
giản cho cơ thể hấp thu. Enzyme tiêu hóa không đóng vai trò như chất dinh dưỡng
hay chất kích thích sinh trưởng mà chỉ có tác dụng nâng cao khả năng sử dụng thức
ăn, đặc biệt là thức ăn nguồn gốc thực vật.
(Theo Phan Minh Quân, 2012)
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của enzyme
2.3.4.1 Nhiệt độ
Vì bản chất của enzyme là protein nên enzyme cũng không bền với tác
dụng của nhiệt độ. Mỗi enzyme có nhiệt độ tối ưu riêng. Nhiệt độ tối ưu của

5


enzyme nguồn gốc động vật khoảng 37 – 45 0C, còn enzyme nguồn gốc thực vật
khoảng 50 – 600C. Khi nhiệt độ thấp, tốc độ xúc tác phản ứng sẽ giảm. Khi
nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng xúc tác của enzyme cũng tăng. Khi tăng 100 C
thì có thể làm tăng hoạt lực của phần lớn các enzyme khoảng 50 – 100 %. Sự
biến thiên nhiệt độ phản ứng trong khoảng nhỏ (1 – 20 C) cũng sẽ làm thay đổi

khoảng 10 – 20 % kết quả. Tốc độ phản ứng xúc tác của enzyme gia tăng theo
nhiệt đến mức tối ưu rồi sẽ giảm nếu nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng.
Đa số khi ép viên thức ăn , nhiệt độ giai đoạn hồ hóa trong khoảng 75 – 800C
sẽ rất dễ làm mất hoạt tính của enzyme.
(Theo Phan Minh Quân, 2012)
2.3.4.2 pH
Enzyme chỉ hoạt động trong giới hạn pH thích hợp với biên độ rất hẹp.
Enzyme bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường pH. pH tối ưu là điểm mà tại đó
enzyme hoạt động mạnh nhất.
Giá trị pH quá cao hay quá thấp thường làm mất hoạt lực của phần lớn các
enzyme. pH cũng là yếu tố ổn định cho sự hoạt động của enzyme, giá trị pH tối ưu
thay đổi theo từng loại enzyme khác nhau.
Bảng 2.1 pH tối ưu cho hoạt động của các enzyme
Enzyme

pH tối ưu

Lipase (tụy)

8,0

Lipase (dạ dày)

4,0-5,0

Pepsin

1,5-1,6

Trypsin


7,8-8,7

Urease

7,0

Maltase

6,1-6,8

Amylase (tụy)

6,7-7,0

Amylase (mạch nha lúa mạch)

4,6-5,2

Catalase

7,0
(Trích từ Đỗ Hữu Phương, 2003)

6


2.3.4.3 Ẩm độ
Enzyme thường hoạt động trong nước. Trong môi trường ẩm độ và nhiệt độ
cao có thể ảnh hưởng đến hoạt lực của enzyme.

Trong môi trường khô, enzyme hoàn toàn ổn định và không tạo phản ứng xúc
tác hóa học. Vì thế sản phẩm enzyme khô có thể được sản xuất, vận chuyển và lưu
trữ mà không có hao hụt lớn về hoạt lực, thậm chí khi trộn vào thức ăn khô. Nhưng
khi thức ăn được hòa lẫn với nước trong đường tiêu hóa thì enzyme bắt đầu hoạt
động.
2.3.4.4 Các nhân tố khác
Ngoài ra các nhân tố ngoại cảnh như thời gian tiếp xúc, các yếu tố kháng
dinh dưỡng trong nguyên liệu, qui trình sản xuất, tách chiết enzyme… cũng ảnh
hưởng đến khả năng xúc tác phản ứng của các enzyme.
2.3.5 Vai trò của enzyme đối với chất xơ
Việc sử dụng các enzyme có tác dụng trên chất xơ NSP , giúp vật nuôi tiêu
hóa tốt hơn thức ăn , vừa hạn chế các tác hại của bản thân những NSP gây ra , vừa
giải phóng được một phần năng lượng , protein và các acid amin trước đó bị cản t rở
không thể tiêu hoá được mức tối đa . Enzyme tạo điều kiện phóng thích các acid
amin, cải thiện khả năng tiêu hóa từng loại acid amin từ 1,7 – 7,9 % (mức cải thiện
cao nhất của methionine là 7,9 %), giúp tiết kiệm được các acid amin khi bổ sung
vào khẩu phần ăn của gia súc , giảm chi phí thức ăn tính trên đơn vị sản xuất

. Sử

dụng enzyme giúp cải thiện thành tích của vật nuôi. Các cải thiện này có được là do
sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau:
 Sự cải thiện môi trường ruột.
 Sự cải thiện khả năng tiêu hoá và đặc tính chất độn chuồng.
 Sử dụng các thực liệu kinh tế hơn.
Các yếu tố khác nhau này là do các biểu hiện khác nhau về hoạt động căn
bản của enzyme trong thức ăn. Các hoạt động bao gồm sự giảm độ nhờn trong
dưỡng chất ở ruột, giải phóng năng lượng thặng dư từ các thành phần thức ăn khó
tiêu hóa như các NSP, giải phóng các dưỡng chất kết dính bên trong vách tế bào...


7


làm tăng giá trị hữu dụng của dưỡng chất. Các yếu tố kháng dinh dưỡng cũng có thể
được phân giải. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy enzyme có thể được xem như là
một chất bổ sung, là một nguồn năng lượng.
Đối với hệ vi sinh vật đường ruột, men tiêu hóa có tác dụng làm gia tăng khả
năng tiêu hóa thức ăn ở ruột non, do vậy làm giảm quá trình lên men vi sinh ở ruột
già, duy trì quá trình thẩm thấu khi heo con tiêu chảy. Ngoài ra men tiêu hóa bổ
sung còn cho thấy có tác dụng làm giảm độ chênh lệch trọng lượng giữa các vật
nuôi trong đàn. Men tiêu hóa cho phép thay thế ngũ cốc chín bằng ngũ cốc sống mà
không làm ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi. Ảnh hưởng của enzyme đã làm tăng
khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng ở bề mặt ruột nhờ vào sự giảm
chất nhầy và khả năng giữ nước trong đường tiêu hóa. Điều này có ảnh hưởng tích
cực đến lượng ăn vào cũng như sự tăng nhanh lượng vi khuẩn đường ruột.
2.3.6 Một số NSP enzyme
2.3.6.1 Enzyme xylanase
Xylanase là enzyme quan trọng tham gia thủy phân xylan. Xylan là thành
phần chính cấu tạo nên hemicellulose của thành tế bào thực vật và là một trong số
hợp chất polysaccharide quan trọng trong tự nhiên.
Xylanase có trong nhiều loài sinh vật trong tự nhiên, ở sinh vật nhân sơ và
sinh vật nhân chuẩn và đã được tìm thấy cả trong vi khuẩn ở nước, nấm, tảo biển,
côn trùng. Cho đến nay, hầu hết xylanase được chiết xuất từ vi khuẩn và nấm.
Xylanase được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Xylanase hỗ trợ
quá trình tẩy trắng trong công nghiệp sản xuất giấy thay vì phải sử dụng các hóa
chất độc hại; xylanase tham gia quá trình xử lý rác thải nông, lâm nghiệp; trong
công nghiệp sản xuất bánh, xylanase được dùng để làm tăng độ phồng và giảm độ
dính của bánh, xylanase được dùng trong công nghiệp sản xuất đồ uống, sản xuất
nhiên liệu.
Một trong những ứng dụng quan trọng của xylanase là được dùng để bổ sung

vào thức ăn chăn nuôi. Sự có mặt của xylanase trong thức ăn chăn nuôi làm giảm độ

8


nhớt trong đường tiêu hóa, giảm rối loạn tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, nhờ
vậy cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, giúp phân thải ra khô hơn.
2.3.6.2 Enzyme beta-glucanase
β – glucannase là một phức hệ gồm nhiều loại enzyme khác nhau và được xếp
thành ba nhóm cơ bản là endo– β – glucanase, enxo – β – glucanase và β – glucosidase.
Mỗi loại enzyme tham gia thủy phân cơ chất theo cơ chế nhất định và nhờ có sự phối
hợp hoạt động giữa các enzyme đó mà phân tử cơ chất được thủy phân hoàn toàn tạo
thành các sản phẩm đơn giản nhất.
β – 1,3 – glucanase là enzyme tham gia xúc tác phản ứng thủy phân các liên
kết β – 1,3 – glucoside của các phân tử β – glucan và một số cơ chất tương tự khác
thành các sản phẩm đơn giản hơn (oligosaccharide)
Trong tự nhiên, β – glucanase có từ rất nhiều nguồn, tuy nhiên các sản
phẩm β-glucanase trên thị trường hiện nay phần lớn có nguồn gốc từ vi sinh vật
như các chủng vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mốc và một số loại nấm men.
Ứng dụng trong thức ăn chăn nuôi:
Trong thức ăn gia súc, gia cầm có nhiều nguyên liệu có nguồn gốc từ thực
vật như các loại hạt cốc chứa nhiều cellulose và glucan. Những thành phần này
thường không được tiêu hóa triệt để và làm tăng độ nhớt của dịch dạ dày. Do đó
chúng đã hạn chế sự hấp thu dưỡng chất, làm giảm khả năng tiêu hóa của vật nuôi.
Bổ sung β – glucanase vào thức ăn sẽ làm tăng khả năng phân giải của các
hợp chất trên, giải phóng glucose và các oligosaccharide, giảm độ nhớt, tăng khả
năng sử dụng thức ăn. (Đặng Thị Thu, Lê Ngọc Tú và ctv, 2004).
2.3.6.3 Enzyme amylase
Amylase là enzyme thủy phân tinh bột, có rất nhiều trong dịch tiêu hóa của
người và động vật, trong hạt nảy mầm, nấm sợi, xạ khuẩn, nấm men và vi khuẩn.

Amylase thực hiện chức năng trên tất cả các liên kết α – 1,4 – glycoside.
Amylase thủy phân tinh bột, glycogen và dextrin thành glucose, maltose và dextrin
hạn chế. Amylase là một trong những loại Enzyme được ứng dụng rộng rãi nhất

9


trong công nghiệp, y tế, và nhiều lĩnh vực kinh tế khác, đặc biệt là trong ngành chăn
nuôi.
2.3.6.4 Enzyme cellulase
Cellulase là phức hệ hydrolase gồm từ cellulase C1 đến cellulase C x và
β – glucosidase. Chúng sẽ phân hủy lần lượt các cellulose bằng cách cắt liên
kết β – 1,4 – glucoside giữa các đường đơn trong cellulose để cuối cùng tạo ra
sản phẩm đường glucose.
Đa số các enzyme cellulase từ nấm và một số vi khuẩn có bản chất phân
tử là những glycoprotein, đó là những polypeptide có gắn thêm chuỗi đường.
Cellulose là polymer thẳng của các đơn vị β – D – glucose được nối với nhau qua
liên kết β – D – 1,4 – glucan.
Cellulase là enzyme rất được quan tâm trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia
súc nhiều thí nghiệm cho thấy khi không bổ sung cellulase thì chỉ có 2 % vật liệu
cellulose được hòa tan. Trong khi nếu có bổ sung chế phẩm chứa cellulase riêng lẻ
hoặc hỗn hợp sẽ cải thiện độ hòa tan đến tối đa 5 %.
2.3.6.5 Enzyme protease
Nhóm enzyme protease xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide trong
phân tử protein, polypeptide đến sản phẩm cuối cùng là các acid amin. Ngoài ra
nhiều protease cũng có khả năng thủy phân liên kết este và vận chuyển acid amin.
Protease hiện diện trong tất cả các tế bào sinh vật và sản phẩm enzyme
protease được trích ly từ nhiều nguồn như gan, tụy tạng, dạ dày ở động vật. Từ thực
vật như cây đu đủ, vỏ dứa... và nguồn trích ly chủ yếu là từ vi sinh vật như vi khuẩn,
nấm mốc, xạ khuẩn và nấm men (Aspergillus, Bacillus, Penicillium, Streptomyces).

Protease được phân chia thành hai loại endopeptidase và exopeptidase, với
sáu nhóm:
 Endopeptidase như Serine proteinase,

Cystein proteinase,

proteinase, Metallo proteinase
 Exopeptidase như Aminopeptidase, Carboxypeptidase

10

Aspartic


2.4 Sơ lược về Sunzyme – 500
2.4.1 Nguồn gốc
Sunzyme – 500 là tên thương mại của men tiêu hóa do công ty SunHy của
Trung Quốc sản xuất là hợp chất có chứa enzyme khác nhau như xylanase,
glucanase, cellulase, amylase, protease.
2.4.2 Thành phần của Sunzyme – 500
Thành phần

Đơn vị

Hoạt độ Xylanase (U/g)

1427

Hoạt độ β-glucanase (U/g)


428

Hoạt độ Cellulase (U/g)

620

Hoạt độ Amylase (U/g)

719

Hoạt độ Protease (U/g)

421

Sunzyme – 500 giúp tăng khả năng tiêu hóa xơ với làm lượng xylanase cao,
cải thiện khả năng tiêu hóa giúp heo có thể hấp thu dưỡng chất như protein, amino
acid và năng lượng nhiều hơn.
NSP (Non Starch Polysaccharide) là các polysaccharide được tạo nên từ các
đường đơn thông qua liên kết β – glucoside như trong các chất đường dễ tiêu (thí dụ
như tinh bột). Sự phân hủy chúng đòi hỏi sự hoạt động của một hệ thống các men
nhưng các men này lại không có sẵn trong đường tiêu hóa của thú dạ dày đơn.
NSP không được tiêu hóa bởi các enzyme nội sinh của động vật thú dạ dày
đơn kể cả thú dạ dày đơn trưởng thành, các NSP cần cho cảm giác no, kích thích nhu
động ruột bình thường, chống táo bón, các chất dinh dưỡng không bị vón cục và dính
vào thành ruột làm khó tiêu và có thể dẫn đến viêm loét thành ruột.
Bên cạnh mặt có lợi, NSP còn có những mặt hại:
 NSP có tỷ lệ tiêu hóa thấp làm giảm giá trị năng lượng của khẩu phần.
 NSP làm giảm tỷ lệ tiêu hóa thức ăn bằng cách ngăn giữ, bao bọc dưỡng
chất bên trong tế bào thay vì chúng tiếp xúc trực tiếp với các men nội sinh.
 NSP làm cho thức ăn hút nước nhiều hơn nên làm giảm tiêu thụ thức ăn.


11


×