Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PRIMOS 25 LÊN SINH TRƯỞNG CỦA HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN TỪ 28 NGÀY TUỔI ĐẾN 72 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.45 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PRIMOS 25
LÊN SINH TRƯỞNG CỦA HEO CAI SỮA
GIAI ĐOẠN TỪ 28 NGÀY TUỔI
ĐẾN 72 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH VƯƠNG
Lớp: DH09TA
Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Niên khóa: 2009 – 2013

8/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

TRẦN MINH VƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG PRIMOS 25
LÊN SINH TRƯỞNG CỦA HEO CAI SỮA
GIAI ĐOẠN TỪ 28 NGÀY TUỔI
ĐẾN 72 NGÀY TUỔI


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
chuyên ngành thức ăn

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

8/2013

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức tại trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, với bao sự cố gắng, tôi có cơ hội thực hiện khóa luận tốt nghiệp này dưới sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè để có thể hoàn thành trọn vẹn việc
học, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng tất cả thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong
thời gian tôi theo học tại trường.
Cảm ơn thầy Nguyễn Quang Thiệu đã hết lòng vì học trò, tận tình giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn và
toàn thể anh chị công nhân của Công Ty.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH09TA, những người đã giúp đỡ, góp ý và chia
sẻ cùng tôi những khó khăn trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ
tôi. Chúc nhà trường, khoa Chăn Nuôi Thú Y ngày càng phát triển lớn mạnh.
Sau cùng con chân thành gửi lời cảm ơn đến ba mẹ đã nuôi dưỡng, ủng hộ, tạo
cho con điều kiện tốt nhất và là chỗ dựa vững chắc để con có được hôm nay.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013

Trần Minh Vương

iii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Trần Minh Vương.
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của Primos 25 lên sinh trưởng của heo con cai sữa
giai đoạn 28 ngày tuổi đến 72 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ………….……

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Quang Thiệu

iv


TÓM TẮT
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của chế phẩm Primos 25 lên sinh trưởng của heo con
cai sữa giai đoạn 28 ngày tuồi đến 72 ngày ngày tuổi” thí nghiệm được thực hiện tại
công ty CP Chăn Nuôi Phú Sơn xã Bắc Sơn,Trảng Bơm, Đồng Nai, Thời gian
15/7/2012 – 18/9/2012.
Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 400 heo cai sữa.
thí nghiệm được chia thành 4 đợt (tương ứng 4 lần lặp lại), mỗi đợt chia thành 5 lô,
đồng đều về giới tính và trọng lượng, mỗi đợt thí nghiệm được theo dõi trong thời gian
44 ngày.
Thí nghiệm được bố trí như sau: Lô đối chứng sử dụng TĂCB. Lô thí nghiệm 1:
sử dụng TĂCB và bổ sung primos 25 với liều 500 g/tấn. Lô thí nghiệm 2: sử dụng

TĂCB và bổ sung primos 25 với liều 1000 g/tấn. Lô thí nghiệm 3: sử dụng TĂCB và
bổ sung primos 25 với liều 1500 g/tấn. Lô thí nghiệm 4: sử dụng TĂCB và bổ sung
primos 25 với liều 2000 g/tấn.
Kết quả thu được
Trọng lượng bình quân đầu vào thí nghiệm của lô ĐC là 7,25 kg/con, lô 1 là 7,06
kg/con, lô 2 là 7,30 kg/con, lô 3 là 7,18 kg/con, lô 4 là 7,11 kg/con. Sự khác biệt không
có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
Trọng lượng bình quân ở cuối thí nghiệm của lô ĐC là 20,52 kg/con, lô 1 là 22
kg/con, lô 2 là 20,89 kg/con, lô 3 là 22,16 kg/con, lô 4 là 21,10 kg/con, khác biệt
không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
Tăng trọng tuyệt đối: lô ĐC là 517,50 g/con, lô 1 là 562,50 g/con, lô 2 là 522,50
g/con, lô 3 là 545 g/con, lô 4 là 545 g/con, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống
kê với P>0,05.
Hệ số chuyển biến thức ăn lô ĐC là 1,67 kgta/kg tt, lô 1 là 1,65 kgta/kg tt, lô 2 là
1,65 kgta/kgtt, lô 3 là 1,63 kg ta/kgtt, lô 4 là 1,66 kgta/kgtt, sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Tỉ lệ chết lô ĐC là 2,5%, lô 1 là 1,25%, lô 2 là 5%, lô 3 là 1,25%, lô 4 là 6,25%,
sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.

v


Tỉ lệ ngày con tiêu chảy lô ĐC là 6,07%, lô 1 là 6,94%, lô 2 là 6,17%, lô 3 là
3,54%, lô 4 là 5,19%, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Tỉ lệ ngày con hô hấp lô ĐC là 0,09%, lô 1 là 0,095%, lô 2 là 0,09%, lô 3 là
0,06%, lô 4 là 0,09%, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Tỷ lệ tách bệnh của lô ĐC là cao nhất là 13,75%, kế đến là lô 2 là 12,5%, lô 1 và lô 4 là
11,5% và thấp nhất là lô 3 là 7,5% tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê
với (P>0,05).


vi


MỤC LỤC
Trang tựa .......................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1 Một số đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của heo con .............................................. 3
2.1.1 Sự sinh trưởng nhanh của heo con ....................................................................... 3
2.1.2 Sự phát triển cấu trúc và chức năng của bộ máy tiêu hóa ..................................... 3
2.1.3 Sự thay đổi pH của đường tiêu hoá ..................................................................... 3
2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột ....................................................................................... 5
2.3 Các bệnh thường gặp trên heo cai sữa .................................................................... 6
2.3.1 Bệnh tiêu chảy .................................................................................................... 6
2.3.2 Bệnh trên đường hô hấp ...................................................................................... 8
2.3.3 Các nguyên nhân gây viêm khớp ở heo con cai sữa ............................................. 9
2.3.4 Dinh dưỡng heo con cai sữa ................................................................................ 9
2.4 Probiotic và Prebiotic ........................................................................................... 10
2.4.1 Probiotic ........................................................................................................... 10

2.4.2 Prebiotic............................................................................................................ 12
2.5 Nấm men ............................................................................................................ 13
2.6 Tổng quan về chế phẩm Primos 25....................................................................... 14
vii


2.6.1 Đặc điểm và thành phần của Primos 25 ............................................................. 14
2.6.2 Ưu điểm của Primos 25 ..................................................................................... 15
2.6.3 Liều dùng và chỉ định........................................................................................ 15
2.6.4 Một vài điểm chú ý khi sử dụng Primos 25 ....................................................... 15
2.6.5 Tình hình nguyên cứu Primos 25....................................................................... 15
2.7 Tổng quan về Công Ty Cồ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn .......................................... 16
2.7.1 Vị trí địa lý........................................................................................................ 16
2.7.2 Lịch sử hình thành ............................................................................................ 16
2.7.3 Nhiệm vụ của Công Ty ..................................................................................... 17
2.7.4 Cơ cấu đàn ........................................................................................................ 17
2.7.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất ................................................................... 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 19
3.1.1 Thời gian........................................................................................................... 19
3.1.2 Địa điểm ........................................................................................................... 19
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ....................................................................... 19
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................................ 19
3.2.2 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 19
3.3 Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................ 20
3.3.1 Chuồng heo thí nghiệm ..................................................................................... 20
3.3.2 Chăm sóc và quản lý ......................................................................................... 20
3.3.3 Vệ sinh thú y ..................................................................................................... 21
3.3.4 Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................... 21
3.4 Cách tiến hành thí nghiệm.................................................................................... 23

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 24
3.5.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ......................................................................... 24
3.5.2 trọng lượng lúc đầu thí nghiệm và trọng lượng kết thúc thí nghiệm ................... 24
3.5.3 Tăng trọng tích lũy ............................................................................................ 24
3.5.4 Tăng trọng tuyệt đối .......................................................................................... 24
3.5.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ................................................................................ 24
3.5.6 Tỷ ngày con tiêu chảy và hô hấp ....................................................................... 24
3.5.7 Tỷ lệ chết .......................................................................................................... 24
viii


3.5.8 Tỷ lệ tách bệnh.................................................................................................. 24
3.5.9 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 24
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 25
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ............................................................................ 25
4.2 Các chỉ tiêu về trọng lượng của heo thí nghiệm .................................................... 28
4.2.1 Trọng lượng bình quân đầu vào thí nghiệm ....................................................... 28
4.2.2 Trọng lượng bình quân kết thúc thí nghiệm ....................................................... 28
4.2.3 Tăng trọng tích lũy và tăng trọng tuyệt đối ........................................................ 29
4.3 Chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn, thức ăn tiêu thụ ....................................................... 31
4.4 theo dõi tình trạng sức khỏe ................................................................................. 32
4.4.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................... 33
4.4.2 Tỷ lệ ngày con hô hấp ....................................................................................... 34
4.4.3 Tỷ lệ chết .......................................................................................................... 34
4.4.4 Tỷ lệ tách bệnh.................................................................................................. 35
4.5 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................... 36
4.6. Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 38

5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 39
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADG

Average daily Gain

CFU

Clony Forming Unit ( đơn vị khuẩn lạc)

CP

Cổ phần

ĐC

Đối chứng

FCR

Feed conversion ratio ( hệ số chuyển biến thức ăn)

HSCHTĂ


Hệ số chuyển hóa thức ăn



Thức ăn

TĂCB

Thức ăn cơ bản

TL

Trọng lượng

TN

Thí nghiệm

TT

Tăng trọng

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

VSV

Vi sinh vật


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Độ pH ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau ........................ 4
Bảng 2.2 Khả năng trung hòa thực liệu ..................................................................... 10
Bảng 2.3 Cơ cấu đàn công ty CP Chăn Nuôi Phú Sơn ............................................... 17
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................... 20
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Delice A ............................................ 22
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Delice B ............................................ 22
Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng và công thức của thức ăn 6A1 va 6A2 .................. 22
Bảng 4.1 Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi ................................................................... 25
Bảng 4.2 Theo dõi ẩm độ chuồng nuôi ...................................................................... 26
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu tăng trọng ................................................................................ 28
Bảng 4.4 Chỉ tiêu chuyể hóa thức ăn và tiêu tốn thức ăn............................................ 31
Bảng 4.5 Theo dõi tình trạng sức khỏe ...................................................................... 33
Bảng 4.6 Tính hiệu quả kinh tế .................................................................................. 36
Bảng 4.7 Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 37

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ trung bình ................................................................................ 27
Biểu đồ 4.2 Ẩm độ trung bình ................................................................................... 27
Biểu đồ 4.3 Trọng lượng tích lũy heo thí nghiệm....................................................... 29
Biểu đồ 4.4 Tăng trọng tích lũy heo thí nghiệm ......................................................... 30

Biểu đồ 4.5 Tăng trọng tuyệt đối heo thí nghiệm ....................................................... 30
Biểu đồ 4.6 Tiêu tốn thức ăn ..................................................................................... 32
Biểu đồ 4.7 Chỉ số chuyển biến thức ăn heo thí nghiệm............................................. 32
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ......................................................................... 34
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ ngày con hô hấp ............................................................................ 34
Biểu đồ 4.10 Tỷ lệ chết.............................................................................................. 35
Biểu đồ 4.11 Tỷ lệ tách bệnh ..................................................................................... 35

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Minh họa cơ chế tác động của Probiotic ..................................................... 11

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong dinh dưỡng động vật, việc tăng cường sức khoẻ hệ thống tiêu hoá của vật
nuôi thông qua những tác động tới hệ vi sinh vật đường ruột được coi là một giải pháp
rất hữu hiệu. Hệ vi sinh vật đường ruột của vật nuôi rất phong phú về chủng loại và số
lượng, những biến động về cơ cấu, số lượng các loài vi sinh vật đường ruột là một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những rối loạn trong tiêu hoá và hấp thu.
Bởi vậy, việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật thông qua thức ăn và nuôi dưỡng nhằm
tạo nên một thế cân bằng tối ưu giữa các loài vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi
cho vật chủ đã và đang là hướng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước quan tâm. Có nhiều biện pháp để cải thiện quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi
khuẩn có lợi và có hại trong đường tiêu hoá của gia súc, gia cầm. Biện pháp cổ điển
được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1950 của thế kỷ trước là sử dụng kháng sinh
liều thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ngày càng bị

hạn chế (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, các nước thuộc EU cấm hoàn toàn việc sử
dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi Hector Cervanter, 2006), nên nhu cầu tìm ra
các giải pháp thay thế kháng sinh ngày càng trở thành cấp bách. Một trong những giải
pháp hữu hiệu nhất hiện nay là probiotic. Probiotic - theo Fuller (1992) là chất bổ sung
vi sinh vật sống hữu ích trong thức ăn nhằm cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật đường
ruột theo hướng có lợi cho vật chủ.
Từ thực tiển đó một số công ty nhiều công ty đã sản xuất nhiều chế phẩm sinh
học có bản chất Probiotic, Prebiotic, Synbiotic bổ sung vào khẩu phần để tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn, đồng thời hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Tuy
nhiên chúng ta phải sử dụng chế phẩm nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là vấn
đề mà chăn nuôi quan tâm hiện nay.
Trước vấn đề trên chúng tôi được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Khoa Chăn
Nuôi Thú Y của trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng với sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Thiệu và sự giúp đỡ của công ty CP Chăn Nuôi
1


Phú Sơn tôi đã thực hiện đề tài “ảnh hưởng của Primos 25 lên sinh trưởng heo cai sữa
giai đoạn từ 28 ngày tuổi đến 72 ngày tuổi”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Primos 25 trong thức ăn lên sự sinh
trưởng của heo cai sửa.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, quan sát, thu thập số liệu và đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Primos
25 trong thức ăn lên sự sinh trưởng của heo cai sữa thông qua một số chỉ tiêu: tăng
trọng tích lũy, tăng trọng tuyệt đối, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển biến thức ăn, tỉ lệ
chết và hiệu quả kinh tế.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của heo con
2.1.1 Sự tăng trưởng của heo con
Theo White More (1998), tăng trưởng của heo con một tháng đầu sau khi sinh là
rất nhanh. Một tuần sau khi sinh, thể trọng heo có thể tăng gấp đôi và lúc ba tuần tăng
gấp hai lần so với thể trọng heo con một tuần tuổi. Trong tuần đầu heo con tiêu thụ
chất dinh dưởng khoảng bốn lần so với nhu cầu duy trì. Trong thời gian theo mẹ, heo
con tiêu thụ 300-1000 g sữa/ngày và sữa của heo nái có phẩm chất cao hàm lượng
lipid cao 7%. Chất dinh dưỡng hấp thu từ mẹ đảm bảo cho heo con tích lũy nhanh,
trong đó đáng chú ý là lipid. Khi sơ sinh, cơ thể heo chỉ có 1 - 2% lipid, thấp so với
sinh lý tối thiểu là 5%.Vì vậy, trong giai đọan này heo con có khả năng tích lũy lipid
nhanh hơn so với tích lũy protein và đến khi 21-28 ngày tuổi, hàm lượng lipid trong cở
heo con có thể đạt đến 12 - 20%.
2.1.2 Sự phát triển cấu và chức năng của bộ máy tiêu hóa
Heo con theo mẹ, chất dinh dưỡng được cung cấp chủ yếu là nguồn dinh dưỡng
từ sữa mẹ, khi cai sữa thì nhận được nguồn dinh dưỡng từ thức ăn hỗn hợp. Do đó, bộ
máy tiêu hóa của heo con phải trải qua quá trình phát triển nhanh về kích thướt, dung
lượng và hoạt động sinh lý để có thể tiêu hóa nhiều chất dinh dưỡng, thích ứng với
môi trường sống.
Bộ máy tiêu hóa của heo con sơ sinh họat động lúc đầu yếu, do dạ dày chỉ nặng
lúc đầu 4,5 g, chứa khỏang 25 ml sữa, nhưng chỉ ba tuần lễ về trọng lượng cũng như
sức chứa đã tăng bốn lần và đến 70 ngày tuổi nó tăng đến 232 g với sức chứa 1815 ml
về các dịch tiêu hóa (Kvanhixki), (Miller và ctv, 1991).
2.1.3 Sự thay đổi pH của đường tiêu hóa
Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa gắn liền với sự thay đổi của pH. Độ pH trong
ống tiêu hóa trong những ngày đầu cai sữa của heo con là rất cao những ngày tiếp
theo. Sự gia tăng pH trong đường tiêu hóa là không thích hợp cho các enzyme tiêu hóa

thức ăn hoạt động và ảnh hưởng đến sự cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa.
3


Sự tăng pH trong đường tiêu hóa có liên quan trực tiếp đến độ tuổi cai sữa, thức ăn ở
dạng đặc hay lỏng và thành phần của thức ăn. Khi pH tăng cao cũng là cơ hội cho các
vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây rối loạn tiêu hóa.
Trong thời gian heo con theo mẹ, nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ làm gia tăng dòng
vi khuẩn có lợi lactobacillus spp trong dạ dày và đường ruột. Nhóm vi khuẩn này sử
dụng đường lactose trong sữa để sản sinh acid lactic làm giảm pH dạ dày, kích thích
quá trình tiêu hóa và khống chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại. Nếu những vi
khuẩn gây bệnh có cơ hội chúng sẽ gây bệnh tiêu chảy hoặc các bệnh khác và từ đó
dẫn đến giảm trọng ở heo con. Lúc này nguồn kháng thể từ sữa mẹ không được cung
cấp nữa, khi đó hệ thống miễn dịch của heo con tự phát triển và chống lại các tác nhân
gây bệnh bên ngoài.
Khi heo con cai sữa là lúc thay đổi đột ngột về môi trường sống, phải xa hơi ấm
từ mẹ, bị cắt đi nguồn thức ăn dễ tiêu hóa để tiếp xúc với nguồn thức ăn khô cứng và
khó tiêu hơn,…vì vậy heo con dễ bị stress, mẫn cảm với các mầm bệnh nhất là các
bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, môi
trường, chăm sóc khi tách khỏi mẹ. Khẩu phần ăn hợp lý ngon miệng giúp giảm thiểu
các vấn đề bệnh trên đường tiêu hóa.
Bảng 2.1 Độ pH trong ống tiêu hóa heo con ở các giai đoạn tuổi khác nhau

Vị trí
Dạ

0

3


6

9

ngày

ngày

ngày

ngày

3,8

6,4

6,1

6,4

5,8

6,5

6,2

6,6

6,8


7,3

7,3

7,0

7,5

7,8

7,8

8,1

dày

tràng
Không
tràng
Hồi
tràng
(Makking, 1994: trích dẫn tài liệu hội thảo của công ty Biomin, 2004)

4


2.2 Hệ vi sinh vật đường ruột
Khi thú mới sinh ra hệ vi sinh đường ruột chưa có hoặc rất ít. Nhờ việc bú mẹ
hay việc liếm láp dưới nền chuồng mà hệ vi sinh bên ngoài đã đi vào đường tiêu hóa
của heo con. Tại đây những vi sinh vật không thích nghi với môi trưởng đường tiêu

hóa sẽ bị thải ra ngoài, một số ít thích nghi sẽ được sinh sản phát triển thành hệ vi sinh
đường ruột.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997) và Niconxkij (1983) hệ vi sinh đường ruột
động vật hoạt động rất phong phú và được chia thành hai loại:
- Nhóm bắt buộc: là những vi sinh vật thường xuyên trong đường ruột, chúng
giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Phần lớn là những vi sinh vật kỵ khí và
kỵ khí tuỳ nghi như: Bifidobacterium, Bifidococcus, Lactobacillus, Bacteriodes,
Eubacterium.. Trong đó, Bifidobacterium và Lactobacillus chuyển đường thành các
acid béo bay hơi.
- Nhóm tùy nghi: là nhóm vi sinh vật đi vào đường ruột từ thức ăn, nước uống.
Chúng cư trú tạm thời và được thải ra theo phân. Những vi khuẩn này thường có ở
cuối đường tiêu hóa. Chúng bao gồm các loại cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột như
Proteus, Enterococcus, E. coli gây dung huyết, nấm men và nhiều giống khác.
Ngoài ra, dựa vào số lượng vi khuẩn trong đường ruột, người ta còn chia chúng
thành ba nhóm sau:
- Nhóm hệ phổ chính chiếm trên 90% tổng số vi sinh vật đường ruột, phần lớn là
các vi khuẩn kỵ khí như: Bifidobacterium, Lactobacillus, Bacteroides, Eubacterium...
- Nhóm hệ phổ vệ tinh chiếm dưới 10% gồm phần lớn là vi khuẩn kỵ khí không
bắt buộc như: Enterococci, Bacillus..
- Nhóm tuỳ nghi chiếm phần còn lại bao gồm: Nấm men, Clostridium,
Pseudomonas, Proteus, Salmonella...
Sự mất cân bằng giữa hai nhóm bắt buộc và tuỳ nghi hoặc sự thay đổi tỉ lệ giữa
các hệ phổ vi khuẩn trong đường ruột sẽ đưa đến hiện tượng loạn khuẩn.

5


2.3 Một số biểu hiện bệnh trên heo con
2.3.1 Bệnh tiêu chảy


Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy trên các loài động vật với đặc điểm gia tăng
lượng phân thải hằng ngày, gia tăng lượng nước trong phân, gia tăng số lần thải phân
(Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm, 1998).
Bệnh tiêu chảy trên heo con thường xảy ra từ 7 - 21 ngày tuổi và cũng chiếm tỉ lệ
cao ở giai đoạn đó, bệnh diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau và do nhiều nguyên
nhân gây ra. Đôi khi đó còn là một biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh như bệnh do
E.coli, phó thương hàn, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Nguyễn Văn Pho, 1995).
 Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở heo con
- Do vi sinh vật
Khi có bất cứ một tác nhân gây stress tác động đến hệ tiêu hóa đều ảnh hưởng
đến sự cân bằng quần thể vi sinh vật. Điều đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho những
vi khuẩn có hại phát triển, chúng sẽ tăng nhanh về số lượng, lấn át các nhóm vi khuẩn
có lợi gây hiện tượng loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.
Các vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa phổ biến như: Clostrodium,
Samonella, E.coli,…trong đó vai trò của E.coli là tác nhân quan trọng nhất gây bệnh
tiêu chảy ở heo con. Theo Cù Hữu Phú(1999) nguyên nhân gây tiêu chảy do E.coli
chiếm 85,71%.
- Do virus
Các virus gây bệnh trên đường tiêu hóa chủ yếu là: Rotavirus, Caronavirus,
Pestevirus,..
- Do ký sinh trùng
Tác động thông qua việc tranh chấp chất dinh dưỡng với ký chủ, tiết độc tố lầm
giảm chất đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các
tác nhân gây bệnh. Các ký sinh trùng chủ yếu như: giun đũa, giun tóc, sán…
- Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
Theo Nguyễn như Pho (1995), do bấm răng không kĩ, khi bú heo con làm trầy vú
heo mẹ khiến vú heo mẹ bị viêm và heo con bú sữa gây ra tiêu chảy.
Do cắt rốn, cột rốn không đúng kỉ thuật làm cho heo chảy máu nhiều lần làm mất
máu nên heo con yếu không bú được hoặc heo con không được bú sữa đầu.


6


Theo Võ Văn Ninh(1995), 80% tiêu chảy của heo là do bị viêm rốn nên dẫn đến
sức đề kháng giảm ( Trần Lương Hồng Vân, 2007).
Thức ăn kém phẩm chất, không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo
con. Do thành phần dinh dưỡng của thức ăn không cân đối, thức ăn chứa nhiều chất
béo, nhiều đạm hoặc xơ đều không tốt cho heo, nước uống không đảm bảo vệ
sinh…làm cho bộ máy tiêu hóa không phân giải được hết thức ăn, thức ăn dư thừa đi
ra ngoài dạng lỏng tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển sản sinh độc tố gây
rối loạn tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
- Do heo mẹ
Trong thời gian mang thai, do dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu protein, thiếu
vitamin A, thiếu Cu, thiếu Zn, Fe…làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên
heo con mới sinh ra yếu, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh, nhất là bệnh đường tiêu hóa.
Nuôi dưỡng heo mẹ không hợp lý, sau khi sinh heo mẹ sản xuất sữa kém, chất
lượng không đảm bảo. Do đó heo con thiếu sữa, còi cọc, yếu ớt, sức đề kháng
giảm…tạo điều kiện bệnh phát sinh.
Do thành phần sữa mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu nên heo con bị tích thực.
Từ đó vi khuẩn E.coli tác động phân hủy sữa thành acid, gây viêm dạ dày, ruột dẫn
đến tiêu chảy.
Do heo mẹ mắc hội chứng MMA, heo con bú sữa có sản vật viêm hoặc liếm dịch
viêm rơi vãi trên nền chuồng gây viêm ruột, tiêu chảy.
ở những heo mẹ kém sữa hay heo con bú ít hay không bú được sữa đầu, nên sức
đề kháng bệnh kém, dễ phát sinh bệnh.
- Do heo con
Do đặc điểm sinh lý heo con: sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày ruột không đủ số
lượng và chất lượng. Lượng HCl cần thiết cho sự tiêu thụ thức ăn ở dạ dày thiếu. Ở
heo con trước một tháng tuổi không có HCl tự do (Kvanhixki, 1951; Trần Lương
Hồng Vân, 2007) do đó heo con dễ tiêu chảy.

- Do ngoại cảnh
Theo Trương Lăng (1995), nước ta là xứ nóng phải chóng lạnh cho heo con sơ
sinh đến khi cai sữa vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 300c. Heo con chóng lạnh bằng
cách nâng cao chuyễn hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài được do lớp

7


mỡ dưới da heo con mỏng, lipid chiếm 1% trọng lượng cơ thể và lipid này tiêu hao
nhanh nên heo con dễ bị lạnh dẫn đến tiêu chảy.
Theo Đào Xuân Cường (1963), yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm cao, quá
lạnh, mưa tạt, gió lùa, vệ sinh chăm sóc kém nuôi nhốt heo con quá chật, heo kém vận
động, không áp dụng đúng quy trình đỡ đẻ, ổ úm dơ, đèn úm thiếu cũng là nguyên
nhân gây bệnh heo con (Trần Lương Hồng Vân,2007).
Theo Phạm Khắc hiếu (1979), thường thì sau tình trạng stress là giai đoạn E.coli
độc trỗi dậy.
Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1986), trong những yếu tố tiểu khí
hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và ẩm độ.ở những tháng mưa nhiều, số heo con tiêu
chảy tăng rõ rệt, có thể tăng 90 - 100% toàn đàn.
2.3.2 Bệnh trên đường hô hấp ở heo con
 Các nguyên nhân gây bệnh trên đường hô hấp
- Bệnh đường hô hấp được coi là hết quả của một sự kiện bao gồm các yếu tố
nhiễm trùng, yếu tố môi trường, phương pháp quản lý chăm sóc và các yếu tố di
truyền. Đặc điểm của đường tiêu hóa là ẩm và nhiều dưỡng chất, vì vậy nó là nơi lý
tưởng cho vi khuẩn phát triển.
- Các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp là do các vi khuẩn như: Mycoplasma
hyopneumoniae, Pasteurella multocida, Haemophius parasuis, Streptococcus suis,
Staphylococcus aureus, Actinomyces pyogenes…
- Do ký sinh trùng, giun phổi (Metastrongylus), sự di hành của giun đũa (Ascaris
suum) qua bộ máy hô hấp và các cơ quan khác làm tổn thương các bộ phận, cơ quan

mà chúng đi qua (theo Lê Hữu Khương, 2009).
- Do dạng chế biến thức ăn: sự xay nhuyễn làm tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp
nên heo dễ bị hắt hơi rồi dẫn đến viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân,
1997).
- Do dinh dưỡng: khẩu phần thức ăn thiếu Vitamin A, làm cho biểu mô đường hô
hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền làm thú dễ mắc bệnh về đường hô hấp
và làm biến đổi chức năng của cơ quan hô hấp (Nguyễn Như Pho, 1995). Sự mất cân
đối Ca/P trong khẩu phần làm xương lồng ngực bị biến dạng ảnh hưởng đến chức năng
hô hấp ( Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997). Ngoài ra Vitamin E cũng góp

8


phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (theo Võ Văn
Ninh, 2007).
- Do môi trường xung quanh: ẩm độ không khí cao, nhiệt độ chuồng nuôi quá cao
hoặc quá thấp, biên độ giao động lớn. Vệ sinh chuồng trại kém gây nồng độ khí độc,
bụi và vi khuẩn trong không khí cao.
2.3.3 Các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp ở heo cai sữa
Do nhiễm vi trùng sinh mủ Staphylococcus, Streptococcus vi trùng ái lực với
khớp xương heo con thường mắc bệnh là do: nằm bú, chân cọ sát vào thành chuồng
làm trầy da hoặc trước đó heo mẹ bị viêm vú, mầm bệnh theo sữa qua heo con, sau đó
mầm bệnh theo máu của con đi dến các khớp xương, chờ khi sức đề kháng của heo
con kém, các vi trùng bộc phát gây bệnh trên khớp xương.
2.3.4 Dinh dưỡng heo con cai sữa
Heo con cuối giai đoạn cai sữa thường gặp nhiều trở ngại như: stress do sự tách
mẹ thay đổi nguồn cung cấp thức ăn, thay đổi chuồng trại, nhập đàn mới, tiêm
phòng…tất cả những đều này ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của heo con ở giai đoạn
cai sữa.
Để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do thay đổi nguồn cung cấp dinh dưỡng chúng

ta cần có một số lựa chọn thực liệu trong khẩu phần bổ sung cho heo như sau:
- Bổ sung thêm acid hữu cơ
- Tăng mức năng lượng (3300 kcal năng lượng biến dưỡng)
- Tăng chất xơ trong khẩu phần
- Sử dụng những chất có khả năng trung hòa acid

9


Bảng 2.2 Khả năng trung hòa acid của thực liệu
Thực liệu

Độ trung hòa acid

Sữa gầy lỏng

3,07

Sữa gầy tươi

7,12

Sữa gầy khô

66,37

Lúa mì

8,99


Đại mạch

30,07

Bột đậu nành

50,68

Bột cá

60,38

Hỗn hợp khoáng

126,50

Thức ăn dặm của heo con

30,00

( Bolduan và các ctv, trích dẫn Lâm Kim Nhung, 2007).
Hỗn hợp khoáng có thể làm tăng pH của đường ruột do đó trung hóa acid, vì vậy
heo con giảm tiêu hóa thức ăn nếu chúng ta cung cấp nhiều khoáng trong khẩu phần
của heo con.
Khi cai sữa, heo con cần giảm bớt phần thức ăn chừng 10 - 20% để chống stress,
có thể trộn kháng sinh vào thức ăn để phòng chống bệnh trong 3 - 5 ngày. Sau 2 - 3
ngày hạn chế khẩu phần, nếu heo con khỏe mạnh thì cho ăn tự do. Cần có đầy đủ nước
uống cho heo con vì sau khi mất nguồn sữa mẹ heo con uống nước nhiều hơn.
Khi cung cấp thức ăn cho heo ở giai đoạn cai sữa, việc cần quan tâm là luôn phải
có điều kiện bắt buộc và các điều kiện hạn chế về dinh dưỡng.

2.4 Probiotic và Prebiotic
2.4.1 Probiotic
 Định nghĩa
Thuật ngữ Probiotic được đưa ra đầu tiên bởi Lilly và Stillwell (1965) để miêu tả
những yếu tố kích thích tăng trưởng, được sản sinh bởi vi sinh vật. Probiotic được bắt
nguồn từ gốc Hy Lạp với nghĩa “tiền sự sống”(Prolife), Parker(1974) dung thuật ngữ
“probiotic” để chỉ những vi sinh vật hay những chất mà nó góp phần vào hệ vi sinh vật
đường ruột ( Gibson và Roberfroid, 1995; Mai Xuân Quỳnh, 2000).
Fuller (1989) Probiotic như một thức ăn bổ sung vi sinh vật sống tác dụng có lợi
đến vật chủ thông qua việc cải tiến căn bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
 Đặc điểm chung của probiotic
10


- Đề kháng lại với các yếu tố chế biến thức ăn như nghiền, trộn, bảo quản.
- Sống được trong môi trường yếm khí của ống tiêu hóa từ ruột non đến ruột già .
- Lên men giải phóng ra sản phẩm acid béo bay hơi hạ pH đường ruột.
- Được nhân lên nhanh, chiếm lĩnh trong đường tiêu hóa vật chủ.
- Sản xuất ra được nhiều men tiêu hóa hỗ trợ vật chủ tiêu hóa thức ăn.
- Tương đối thích nghi trong đường tiêu hóa vật chủ.
- Kiểm soát được quần thể vi sinh vật đường ruột, ức chế VSV gây bệnh.
- Tiêu thụ dinh dưỡng lấy năng lượng từ chất xơ tan mà vật chủ không tiêu hóa.
- Kiểm soát độ pH đường ruột theo xu hướng giảm, cải thiện sự tiêu hóa vật chủ.


Cơ chế tác động có lợi cho vật chủ của Probiotic
Phản ứng miễn dịch
được kích thích và
hoạt tính kháng thể
của vật chủ tăng lên


Cạnh tranh chất dinh
dưỡng: các sinh vật
probiotic cạnh tranh
với các vi sinh vật
gây bệnh các chất
dinh dưỡng quan
trọng.

Cạnh tranh loại trừ: các
sinh vật probiotic khóa
chặt các vị trí thụ cảm
do đó loại trừ được các
vi sinh vật gây bệnh

Màng chắn: nơi các
sinh vật probiotic
chiếm giữ các thụ
cảm trên bề mặt
ruột, độc tố được
loại trừ

Gây bệnh: các vi sinh
vật gây bệnh và chất
độc của chúng bám
vào niêm mạc và các
thụ cảm trên ruột và
phá hủy chúng

Các vi sinh vật

probiotic cư ngụ và
nhân lên trong ruột,
ngăn cản sự bám dính
và phát triển của các
vi sinh vật gây bệnh

Hình 1 Minh họa cơ chế tác động của Probiotic
Có nhiều cách giải thích khác nhau về cơ chế tác động, nhưng phần lớn các tài
liệu probiotic đề cập đến ba khía cạnh sau: (i) cạnh tranh loại trừ, (ii) đối kháng vi
11


khuẩn và (iii) điều chỉnh miễn dịch (Steiner, 2006). Minh họa cơ chế hoạt động của
probiotic thông qua hình 1.
Cạnh tranh loại trừ là đặc tính đấu tranh sinh tồn điển hình của các vi sinh vật.
Hình thức cạnh tranh loại trừ thường thấy ở các vi sinh vật đường ruột là cạnh tranh vị
trí bám dính. Các vi sinh vật probiotic cư ngụ và nhân lên trong ruột, khóa chặt các vị
trí thụ cảm và ngăn cản sự bám dính của các vi sinh vật khác như E. coli, Salmonella...
Một số nấm men probiotic (Saccharomyces cereviese; S.boulardii) không chỉ tranh vị
trí bám dính của các vi khuẩn khác mà còn gắn kết các vi khuẩn có roi (phần lớn là
những vi khuẩn có hại) thông qua các cơ quan thụ cảm mannose và đẩy chúng ra khỏi
vị trí bám dính ở niêm mạc ruột (Czerucka và Rampal, 2002). Tuy nhiên, cạnh tranh
dinh dưỡng là phương thức cạnh tranh khốc liệt nhất vì sự sinh sôi với số lượng lớn
của một loài vi sinh vật nào đó là một đe dọa nghiêm trọng đối với các loài khác về
nguồn cơ chất cho phát triển.
Đồng thời với cạnh tranh loại trừ, các vi sinh vật probiotic còn sản sinh các chất
kìm hãm vi khuẩn như lactoferrin, lysozym, hydrogen peroxide cũng như một số axit
hữu cơ khác. Các chất này gây tác động bất lợi lên vi khuẩn có hại chủ yếu là do sự
giảm thấp pH trong ruột (Conway, 1996).
Ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất ở động vật có vú. Giữa hệ vi sinh vật ruột và

hệ thống miễn dịch có mối tương tác đặc thù. Năng lực miễn dịch thể dịch và miễn
dịch tế bào của hệ thống miễn dịch đường ruột bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cân bằng
của hệ vi sinh vật ruột (Cebra, 1999). Thông qua tương tác với hệ thống miễn dịch
ruột, các probiotic có thể điều chỉnh cả miễn dịch thụ động và chủ động hoặc cả hai.
Tác động điều chỉnh miễn dịch đặc hiệu của probiotic phụ thuộc vào chủng giống hoặc
các loài vi khuẩn probiotic (Dugas và ctv, 1999). Tuy nhiên, cơ chế tác động của
probiotic đối với việc nâng cao chức năng miễn dịch vẫn còn chưa được hiểu biết đầy
đủ.
2.4.2 Prebiotic
Prebiotic là các thành phần thức ăn không tiêu hoá có ảnh hưởng có lợi cho vật
chủ bằng cách kích thích sinh trưởng và hoạt động của một hay một số vi khuẩn trong
kết tràng (Gibson và Roberfroid, 1995; Mai Xuân Quỳnh, 2000).
Prebiotic hay chất tiền sinh là một thành phần thực phẩm của vi khuẩn sống có
ích trong cơ thể động vật. Prebiotic là một thành phần thức ăn tự nó không tiêu hóa
12


được nhưng có ảnh hưởng tốt cho vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc sự phát
triển hay hoạt động của một hoặc vài vi khuẩn ở đại tràng có lợi cho sức khỏe.
Prebiotic ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch thông qua ảnh hưởng của probiotic. Ðó là
những chất sinh hóa có thể phân loại vào nhóm carbohydrat cơ thể không tiêu hóa
được như: Fructo – oligosaccharide, oligo saccharide.
Prebiotic đã được công bố là một loại thực phẩm chức năng, có tác dụng kích
thích sự tăng trưởng và hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Hiệu quả
của prebiotic đã được chứng minh rộng rãi ở người. Ở động vật, cũng có nhiều nghiên
cứu hiệu quả sử dụng prebiotic trên một số đối tượng như lợn, gà. Hidaka và cộng sự
(1986) đã công bố rằng prebiotic có thể làm giảm thiểu bệnh tiêu chảy và kích thích sự
tăng trưởng của lợn con do làm tăng số lượng quần thể vi khuẩn Bifidobacteria trong
ruột. Ngoài ra prebiotic còn được xem là phương pháp rẻ tiền và đầy hứa hẹn trong
kiểm soát bệnh tiêu chảy và các bệnh rối loạn dinh dưỡng khác ở heo và các động vật

khác (Nguyễn Hận Thiên Thu, 2007).
2.5 Nấm men
Nấm men là tên chung của những nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, hình trứng hoặc
hình bầu dục, không có chất diệp lục, không sử dụng đựơc năng lượng mặt trời, có
màng tế bào chất, bên trong có màng nguyên sinh chất. Nấm men phân bố rộng rãi
trong tự nhiên: đất, nước, không khí, thực phẩm…,dinh dưỡng bằng các hydrocarbon,
mà trước hết là đường. Trong tế bào nấm men hầu như chứa tất cả các chất cần thiết
cho sự sống như: protein, enzym, vitamin…, và các chất có giá trị khác. Chính nhờ đặc
điểm này mà nhiều quốc gia đã tiến hành công nghiệp nuôi cấy nấm men thu sinh khối
để làm thức ăn chăn nuôi nhằm hoàn chỉnh và cần bằng hàm lượng protein trong khẩu
phần thức ăn gia súc.
Tuỳ thuộc vào giống, môi trường sản xuất mà nấm men có các thành phần hoá
học khác nhau. Sau đây là một vài thành phần cơ bản của tế bào nấm men mà chúng
tham gia vào thành phần của các enzyme để chuyển hoá vật chất, xây dựng tế bào
cũng như tạo thành các sản phẩm lên men.
Tế bào nấm men rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và tiền vitamin D2
là ergosterol. Sinh khối nấm men ở đây đựơc coi là nguồn protein – vitamin đậm đặc,
thường đựơc gọi là protein đơn bào, có thể thay bột cá, bột đậu tương... trong khẩu
phần thức ăn chăn nuôi ( Lương Đức Phẩm, 2005).
13


×