Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH TÂN THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.09 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN ĐĂNG QUANG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH TÂN THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN ĐĂNG QUANG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
CHI NHÁNH TÂN THUẬN

Ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Ths.Đỗ Minh Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích hoạt
động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Tân Thuận”, tác giả
NGUYỄN ĐĂNG QUANG, sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày__________________________

Giáo Viên Hướng Dẫn

Đỗ Minh Hoàng
Ngày…tháng…năm 2013

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày…tháng…năm 2013

Ngày…tháng…năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Tự đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ tôi, người đã có công
sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục tôi nên người và luôn dõi theo từng bước chân tôi
trên con đường học vấn.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, sự chỉ bảo, giúp đỡ của
các anh chị thuộc các phòng ban của Ngân hàng Á Châu, sự quan tâm của bạn bè
xung quanh.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

-

Ban chủ nhiệm, quý thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt

những kiến thức quý báu về đạo đức, lối sống và đặc biệt về kiến thức chuyên ngành
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
-

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô: Đỗ Minh Hoàng – người đã tận tình hướng

dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
-

Xin chân thành gửi cảm ơn sâu sắc đến các anh chị Phòng Tín Dụng của Ngân

Hàng Á Châu đã hết lòng tạo điều kiện giúp đỡ động viên và góp ý để cho tôi hoàn
thành khóa luận này.
-

Cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên tôi để chia sẻ những niềm vui nỗi


buồn trong suốt những năm tháng đại học và nhất là trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh ngày …. /07/2013

Sinh viên : Nguyễn Đăng Quang


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐĂNG QUANG. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm - Thành Phố
Hồ Chí Minh, Tháng 7 Năm 2013 “Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệ p
Tại Ngân Hàng Thương Mạ i Cổ Phầ n Á Châu Chi Nhánh Tân Thuận”
NGUYEN ĐANG QUANG, faculty of economics. Nong lam university- Ho
Chi Minh city, July 2013. “Analyzing The Action Of Enterprise Credit at Tan
Thuan Branch Of Asia Commercial Bank”
Trong tình hình hiện nay các Ngân hàng đang vượt rào chạy đua lãi suất tiền
gửi nhằm tìm mọi cách để huy động vốn và thu hút những nguồn tiền nhàn rỗi của dân
cư, các tổ chức và giảm dần việc cho vay.
Với tình hình biến động lãi suất như hiện nay tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
“Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệ p T ại Ngân Hàng Thương Mạ i Cổ
Phầ n Á Châu chi nhá nh Tân Thuậ n ” để tìm hiểu tình hình huy động vốn và cho vay
qua các năm 2011, 2012.
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng số liệu của Ngân Hàng, lấy thông tin từ sách,
báo, internet…
Từ những kết quả nghiên cứu được rút ra những kết luận và đề xuất một số giải
pháp cho Ngân hàng.


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 2
1.4 Cấu trúc khoá luận: ........................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................ 4
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ACB chi nhánh Tân Thuận: ...................... 4
2.1.1 Vài nét về ACB: ......................................................................................... 4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ACB chi nhánh Tân Thuận:............. 9
2.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 10
2.2.1 Sơ đồ tổ chức của ACB chi nhánh Tân Thuận ........................................... 10
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: ........................................................ 11
CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 14
3.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 14
3.1.1. Khái niệm về tín dụng .............................................................................. 14
3.1.2. Bản chất của tín dụng............................................................................... 14
3.1.3. Vai trò của tín dụng ................................................................................. 15
3.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng ............................................................ 16
3.1.5. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng...................................................... 19
3.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:........................................... 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả:.................................................................... 21
3.2.2 Phương pháp so sánh ................................................................................ 21
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 23
4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ACB chi nhánh Tân Thuận: .................... 23
4.1.1. Hoạt động huy động vốn .......................................................................... 23
4.1.2. Hoạt động cho vay ................................................................................... 24

4.1.3 Kết quả kinh doanh ................................................................................... 26
v


4.2 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ACB chi nhánh Tân Thuận...... 28
4.2.1 Sơ đồ và quy trình xét duyệt cho vay ........................................................ 28
4.2.2 Hoạt động huy động vốn trong tín dụng Doanh nghiệp tại chi nhánh ........ 31
4.2.3 Hoạt động cho vay trong tín dụng Doanh nghiệp ...................................... 34
4.2.4 Thực trạng dư nợ tín dụng Doanh nghiệp tại chi nhánh ............................. 37
4.2.5 Thực trạng nợ quá hạn (NQH) và nợ xấu: ................................................. 41
4.2.6 Nguyên nhân nợ quá hạn và nợ xấu: ......................................................... 42
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh ......................... 43
4.3.1 Rủi ro từ môi trường ................................................................................. 43
4.3.2 Rủi ro từ khách hàng ................................................................................. 45
4.3.3 Rủi ro từ nội bộ......................................................................................... 46
4.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Doanh
nghiệp tại Chi nhánh: ............................................................................................ 48
4.4.1 Giải pháp về hoạt động huy động vốn ....................................................... 48
4.4.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay .............................. 49
4.4.3 Giải pháp tạo sự thuận tiện cho khách hàng .............................................. 51
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 52
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 52
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 57

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB


ASIA COMMERCIAL BANK
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

ATM

Máy rút tiền tự động

CBTD

Cán bộ tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

DV

Dịch vụ

NHTM

Ngân hàng thương mại

NQH

Nợ quá hạn

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TTQT

Thanh toán quốc tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tình Hình Huy Động Vốn Năm 2011, 2012 ........................................................ 23
Bảng 4.2. Tình Hình Hoạt Động Cho Vay Năm 2011, 2012 ................................................ 24
Bảng 4.3. Kết Quả Kinh Doanh Năm 2011, 2012 ................................................................ 26
Bảng 4.4. Huy Động Vốn Theo Kỳ Hạn Tiền Gửi ............................................................... 31
Bảng 4.5. Huy Động Vốn Theo Loại Hình Doanh Nghiệp ................................................... 32
Bảng 4.6. Huy Động Vốn Theo Ngành Kinh Tế .................................................................. 33
Bảng 4.7. Doanh Số Cho Vay Theo Kỳ Hạn Tiền Gửi ......................................................... 34
Bảng 4.8. Doanh Số Cho Vay Theo Loại Hình Doanh Nghiệp ............................................. 35
Bảng 4.9. Doanh Số Cho Vay Theo Ngành Kinh Tế ............................................................ 36
Bảng 4.10. Dư Nợ Tín Dụng Theo Kỳ Hạn Cho Vay ........................................................... 37
Bảng 4.11. Dư Nợ Tín Dụng Theo Loại Hình Doanh Nghiệp .............................................. 38
Bảng 4.12. Dư Nợ Tín Dụng Theo Ngành Kinh Tế.............................................................. 39
Bảng 4.13. Thưc Trạng NQH Và Nợ Xấu Theo Nhóm Nợ .................................................. 41
Bảng 4.14. Nợ Quá Hạn Và Nợ Xấu Theo Kỳ Hạn Vay ...................................................... 42
Bảng 4.15. Nguyên Nhân NQH Và Nợ Xấu Theo Thành Phần Khách Hàng ........................ 43


viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm, hết
lạm phát, thị trường chứng khoán suy giảm nghiêm trọng,…Nó đã ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng về mặt
sản suất, xuất khẩu, vốn và lãi suất cũng như các chi phí đầu vào để doanh nghiệp tồn
tại, hoạt động và phát triển. Cũng như các doanh nghiệp sản suất và kinh doanh khác,
các Ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong quá
trình hoạt động và kinh doanh.
Trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động hiện nay nhiều thử thách đặt ra cho
các Ngân hàng thương mại nước ta trong đó có Ngân hàng ACB đòi hỏi các Ngân
hàng ngày càng phải đổi mới và phát triển để thể hiện vai trò trợ giúp các doanh
nghiệp và các cá nhân trong hoạt động sản suất kinh doanh, dịch vụ… từ đó quan hệ
giữa hoạt động tín dụng của Ngân hàng và các doanh nghiệp không những là yêu cầu
khách quan mà còn là sự cần thiết bảo đảm liên tục quá trình sản suất kinh doanh.
Việc nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu nhất thiết đối với mọi NHTM, tạo
điều kiện cho NHTM làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế và sẽ là
cầu nối giữa phần tiết kiệm và đầu tư. Từ đó góp phần điều hoà nguồn vốn trong xã
hội, phân bố các nguồn vốn cho đầu tư một cách hợp lý, giảm lãng phí ở những nơi
thừa vốn trong xã hội, giảm khó khăn ở những nơi thiếu vốn, tạo quan hệ tốt giữa
cung và cầu vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiền tệ.
Ngân hàng ACB là một trong những Ngân hàng lớn nhất hiện nay với tổng tài
sản và lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống các Ngân hàng thương mại của Việt
Nam. Trong những năm gần đây Ngân hàng đã không ngừng nâng cao mức lãi suất


1


huy động vốn để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và các tổ chức kinh
tế.
Để tìm hiểu hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàngACB chi nhánh
Tân Thuận, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm, của giáo
viên hướng dẫn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích hoạt động tín dụng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu chi nhánh Tân Thuận”, qua đó
người đọc sẽ hiểu rõ hơn về thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp của
ngân hàng, đồng thời đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
giúp ngân hàng có thể mở rộng tổng dư nợ cho vay, trong khi nhiều doanh nghiệp sẽ
có được những khoản vốn cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Tình hình hoạt động kinh doanh tại ACB chi nhánh Tân Thuận.

-

Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ACB chi nhánh Tân Thuận
trong 2 năm 2011-2012.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ACB
chi nhánh Tân Thuận.


-

Để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng doanh
nghiệp tại ACB chi nhánh Tân Thuận.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
™ Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ACB chi nhánh
Tân Thuận.
™ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài dựa trên tình hình thực tế tại ACB chi nhánh Tân
Thuận.
1.4 Cấu trúc khoá luận:
Luận văn gồm 5 chương với mục đích và nội dung của từng chương như sau:
Chương 1: Mở đầu.
Nêu lên lý do, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan.

2


Chương này giới thiệu khái quát về ngân hàng ACB chi nhánh Tân Thuận , sơ
lược về quá trình hình thành và phát triển, môi trường nội bộ.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết và những
phương pháp nghiên cứu được áp dụng vào trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Giải quyết những yêu cầu, nội dung đã được đề ra ở những chương trước đồng
thời đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại
ngân hàng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tóm lược lại toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị

cụ thể cho hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ACB chi nhánh Tân Thuận:
2.1.1 Vài nét về ACB:
- Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu
- Tên giao dịch: ACB
- Tên tiếng anh: ASIA COMMERCIAL BANK
- Logo:

- Thông tin liên lạc:
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TPHCM
Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885
Email:
Website: www.acb.com.vn
- Vốn điều lệ:
Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng
(Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỉ chín trăm sáu mươi lăm triệu không
trăm sáu mươi nghìn đồng)
- Sản phẩm dịch vụ chính:
Huy động vốn (nhận tiền gửi khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ
và vàng
4



Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực
hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo
hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
- Mạng lưới kênh phân phối:
Gồm 345 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế trên toàn
quốc:
Tại TP.HCM: 1 sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà
Nam): 20 chi nhánh và 78 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kom Tum, Gia Lai, Bình Định,
Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) 13
chi nhánh và 15 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước,
Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 30 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An
Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 5 chi nhánh và 30 phòng giao dịch
Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang
hoạt động
969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
- Công ty trực thuộc:
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)
Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA)
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL)

Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)
5


- Công ty liên kết:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)
Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)
- Công ty liên doanh:
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB-SJC (góp vốn thành lập với
SJC)
- Cơ cấu tổ chức:
Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát
triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị hành chánh
Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách
và Quản lý tín dụng.
Sáu phòng: Tài Chính, Kế Toán, Quản lý rủi ro thị trường, Thông tin quản
trị, Quan hệ đối ngoại, Đầu tư
Ba Trung tâm: Công nghệ thông tin, Giao dịch vàng, Vàng
- Nhân sự:
Tính đến ngày 31/08/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là
10.309 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%,
thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo
riêng của ACB
Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ
một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân
viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Philip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia
các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng
(Bank Training Center)
- Quy trình nghiệp vụ:
Các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:

2008
- Công nghệ:
ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001
thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete
6


Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời
gian thực. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide
Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài
chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên
toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính
Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và
Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ.
- Chiến lược:
Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy)
sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of
differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).
- Cổ đông nước ngoài:
(Tỷ lệ cổ phần nắm giữ: 30%) Connaught Investors Ltd. (Jardine
Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Standard Chartered
APR Ltd., Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd., Red River
Holding, PXP Vietnam Fund, Vietnam Lotus Fund Ltd., T.I.M Vietnam
Institutional Fund, KITMC Vietnam Growth Fund 2, KITMC Worldwide
Vietnam, KB Vietnam Focus Balance Fund, Vietnam Emerging Equity
Fund Ltd., Greystanes Ltd., Spinnaker G.O Fund Ltd., Spinnaker G.E.M
Fund Ltd., Spinnaker G.S Fund Ltd., J.P.Morgan Securities Ltd. và
J.P.Morgan Whitefriars Inc.
- Các nguyên tắc hướng dẫn hành động:

Chỉ có một ACB; Liên tục cách tân; và Hài hòa lợi ích của các bên có
quyền lợi liên quan.ACB tham gia các chương trình tín dụng của các định
chế nước ngoài và quốc tế.
- Thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế: Visa, MasterCard, CUP (China
UnionPay).
- Thẻ thanh toán đồng thương hiệu: Citimart, Standard Chartered,
Vietbank, Đại Á Bank.
- Bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng: Prudential, AIA.
7


-Kiểm toán độc lập:
Ernst & Young (trước đây), hiện nay là PricewaterhouseCoopers (PWC)
- Hỗ trợ kỹ thuật:
IFC đã dành một ngân khoản trị giá 575.000 đô-la Mỹ trong chương
trình Hỗ trợ kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao năng lực quản trị điều hành
của ACB, được thực hiện trong năm 2003 và 2004. Ngân hàng Standard
Chartered đang thực hiện một chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho
ACB, được triển khai trong khoảng thời gian năm năm (bắt đầu từ năm
2005).Năm 2011, ACB đã khánh thành Trung tâm dữ liệu dạng mô-đun
(enterprise module data center) tại TP.HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2
triệu USD. Trung tâm vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng lúc
được tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản l

chất lượng đáp

ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam
(Accresditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn
(xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC
17025:2005.

- Xếp hạng Tín nhiệm Quốc tế:
Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có
đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí
năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên
ngoài là 5T.
- Các giải thưởng, bằng khen :
Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ thi đua
của Chính Phủ; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; 2 giải thưởng “Doanh
nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo
thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX),
Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức; giải thưởng
“Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát; “Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế
uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset,
8


World Finance bình chọn; “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm
2010”; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney); Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam 2007.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ACB chi nhánh Tân Thuận:
Ngân hàng ACB chi nhánh Tân Thuận được UBNN Quận 7 thông qua
việc thành lập ngày 11/11/2005.Chi nhánh tọa lạc tại 361 Huỳnh Tấn Phát,
Quận 7, TP.HCM.Ngày thành lập, chi nhánh chỉ có 13 người. Hiện nay, với sự
nỗ lực hết mình vượt qua những khó khăn ban đầu chi nhánh đã có số lượng
nhân viên tăng 3 lần (khoảng 40 nhân viên)
Chi nhánh đã từng bước sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, tạo hình ảnh
khá đẹp trong công tác huy động vốn của đơn vị.Chi nhánh cũng đã mạnh dạn
thực hiện nhiều dịch vụ, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới kinh doanh, phòng
giao dịch tạo tiền đề cho chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn. Hiện nay trong cơ

cấu tổ chức của mình, chi nhánh còn quản lý thêm các phòng giao dịch khác:
PGD Huỳnh Tấn Phát, PGD Phú Mỹ, PGD Tân Phong, PGD Tân Thuận Đông.

9


2.2 Cơ cấu tổ chức
2.2.1 Sơ đồ tổ chức của ACB chi nhánh Tân Thuận
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Khách hàng

Khách hàng DN

Hành chánh

Kế toán và vi tính

Bộ phận

Bộ phận


giao dịch-ngân quỹ

dịch vụ KH TTQT

Bộ phận

Bộ phận

dịch vụ Khách hàng

tín dụng DN

Nhóm dịch vụ

Bộ phận

KH giao dịch

pháp lý chứng từ

Nhóm dịch vụ
KH tín dụng

Bộ phận
Tín dụng cá nhận

10


2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

2.2.2.1 Ban Giám đốc:
-

Giám đốc ACB chi nhánh Tân Thuận có chức năng điều hành mọi
hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc ACB
và trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi nhánh.

-

Dưới Giám đốc là phó giám đốc kiêm chức vụ trưởng phòng tín dụng
DN.

-

Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.

-

Quản lý nhân viên toàn chi nhánh.

-

Kiểm soát và điều hành các hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

2.2.2.2 Phòng hành chánh:
Chuyên chăm lo công tác tài chính văn phòng và quản lý nhân sự, bao
gồm:
-

Quản lý mua sắm mọi trang thiết bị cho chi nhánh.


-

Công tác văn thư, hành chành, lễ tân.

-

Chịu trách nhiệm về tiền lương nhân viên và tổ chức, quản lý, phát
triển nguồn nhân lực.

-

Đảm bảo phương tiện vận chuyển và di chuyển an toàn.

-

Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, kho bãi, phòng cháy chữa
cháy.

-

Đảm bảo công tác hậu cần.

2.2.2.3 Phòng kế toán và vi tính:
™ Bộ phận kế toán:
Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, đòi hỏi
cần phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời,
chính xác và trung thực thông qua việc ghi chép, tính toán trên sổ sách
và máy tính.
- Hậu kiểm và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày.

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

11


- Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh của chi
nhánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.
- Quản lý các tài khoản của chi nhánh tại NHNN và tại các tổ chức tín
dụng khác.
- Hạch toán và theo dõi thu chi nội bộ, tài sản cố định, vốn bằng tiền,
kiểm tra và giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc của Ngân hàng Á
Châu.
- Lập báo cáo thống kê kế toán theo quy định.
™ Bộ phận vi tính:
- Quản lý mạng dữ liệu.
- Quản lý phần mềm ứng dụng.
- Cải tiến, nâng cao chất lượng chuyên môn.
2.2.2.4 Phòng giao dịch ngân quỹ
-

Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản.

-

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiết kiệm.

-

Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng bạc.


-

Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ, thu hộ trong hệ thống Ngân hàng
Á Châu hoặc theo uỷ nhiệm của khách hàng.

-

Thực hiện kí quỹ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi,…

-

Cất giữ, bảo quản tiền, các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế
chấp cầm cố của khách hàng.

-

Thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá.

-

Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho
quỹ.

2.2.2.5 Phòng tín dụng:
Tìm hiểu, tiếp xúc khách hàng, triển khai kế hoạch marketing để thu hút
và tìm kiếm khách hàng mới.
-

Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, TTQT theo đúng thể lệ và
quy trình tín dụng của NHNN và Ngân hàng Á Châu.


-

Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay
và tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
12


-

Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn.

-

Đề xuất việc giải quyết, thậm chí đề xuất khởi tố đối với các vụ việc
liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh.

-

Tổng hợp số liệu cho vay thu nợ, bảo lãnh và TTQT theo đúng quy
định của NHNN và Ngân hàng Á Châu.

-

Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng.

13


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh mối
quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lợi tức khi đáo hạn.
3.1.2. Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng được thể hiện trong quá trình hoạt động của tín dụng và
mối quan hệ của nó đối với quá trình phát triển xã hội. Mối quan hệ này được thể hiện
thông qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay. Nội dung của giai
đoạn này là vốn tiền tệ hoặc vật tư hàng hóa được chuyển nhượng từ người cho vay
đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hai
bên, dựa trên cung cầu của vốn cho vay.
Giai đoạn sử dụng vốn vay trong quá trình sản xuất kinh doanh.Ở giai đoạn này
vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc sử dụng vào việc mua vật tư hàng hóa để
thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của người đi vay.
Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của
vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh để trở về hình thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay
hoàn trả cho người cho vay. Hơn nữa sự hoàn trả của tín dụng là quá trình trở về với
tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả không chỉ luôn
phải bảo toàn về mặt giá trị mà còn có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất.

14


Tóm lại, bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn
tiền tệ trong xã hội theo nguyên tắc có hoàn trả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh

doanh, tăng trưởng kinh tế.
3.1.3. Vai trò của tín dụng
a. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp
phần đầu tư phát triển kinh tế
Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân
phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện
cho quá trình sản xuất được liên tục.
Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích
thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát
triển.Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn
cố định và vốn lưu động cho doanh nghiệp.Vì vậy tín dụng động viên hàng hóa đi vào
sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào trong quá trình sản xuất.
b. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi, mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế
và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
c. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và các
ngành kinh tế mũi nhọn
Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần
thiết cho xã hội đang trong quá trình Công nghiệp hóa và là ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất của nước ta hiện nay, trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung
phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo
điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác.
Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế
mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác
phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí.

15



d. Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức.
Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng có hiệu quả.
Khi sử dụng vốn vay ngân hàng doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín
dụng, tức là phải hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi
trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan
tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay
của vốn tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
e. Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước
ngoài
Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với thị
trường thế giới, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, kinh tế đóng đã
nhường bước cho kinh tế mở, tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những
phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau.
Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng
vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín
dụng bên ngoài để Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
3.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng
a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường
được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh
nghiệp và cho vay phục vụ sinh hoạt của cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm,
loại tín dụng này được cung cấp để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,
mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, tín dụng dài hạn
được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới,
xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng


16


×