Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME NSP TRONG THỨC ĂN GIẢM CHUẨN VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ ACID AMIN Ở MỨC 0%, 3%, 5%, 7% TRÊN NĂNG SUẤT GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.16 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME NSP TRONG
THỨC ĂN GIẢM CHUẨN VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ
ACID AMIN Ở MỨC 0%, -3%, -5%, -7% TRÊN
NĂNG SUẤT GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Sinh viên thực hiện : VÕ THANH SƠN
Lớp

: DH09TA

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 09/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


*****************

VÕ THANH SƠN

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA ENZYME NSP TRONG
THỨC ĂN GIẢM CHUẨN VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ
ACID AMIN Ở MỨC 0%, -3%, -5%, -7% TRÊN
NĂNG SUẤT GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi
Chuyên ngành: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Dương Duy Đồng

Tháng 09/2013


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và Tên sinh viên thực tập: Võ Thanh Sơn
Tên luận văn: “So sánh ảnh hưởng của enzyme NSP trong thức ăn giảm
chuẩn về năng lượng và acid amin ở mức 0%, -3%, -5%, -7% trên năng suất gà
thịt công nghiệp”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày
……………………………….

Giáo viên hướng dẫn:

PGS-TS. Dương Duy Đồng


ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến ông bà, cha mẹ, anh chị và những người tôi
luôn hết lòng tôn kính đã sinh thành dưỡng dục cho tôi có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ môn Dinh Dưỡng. Cùng toàn thể
quý thầy, cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS-TS. Dương Duy Đồng, người đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn
Thầy Nguyễn Văn Hiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình
làm thí nghiệm.
Công ty SunHy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đề tài này.
Gởi lời cảm ơn đến
Tập thể lớp DH09TA, các em lớp DH10TA, DH11TA và tất cả anh em trong
trại Thực nghiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ trong
suốt thời gian làm đề tài ở trại.
Chân thành cảm ơn!
Võ Thanh Sơn

iii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài: “so sánh ảnh hưởng của enzyme NSP trong thức ăn giảm chuẩn về
năng lượng và acid amin ở mức 0%, -3%, -5%, -7% trên năng suất gà thịt công
nghiệp” được thực tiến hành tại trại Thực Nghiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y từ
19/03/2013 đến 30/04/2013, thí nghiệm được tiến hành trên 400 con gà thịt công
nghiệp (Cobb 500) 1 ngày tuổi, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẩu nhiên 1 yếu tố. Chia
làm 5 lô thí nghiệm, mỗi lô lặp lại 8 lần và mỗi lần lặp lại với 10 con gà. Lô I (lô ĐC)
sử dụng TĂCB, lô II sử dụng TĂCB bổ sung enzyme NSP, lô III sử dụng TĂGC -3%
bổ sung enzyme NSP, lô IV TĂGC -5% bổ sung enzyme NSP, lô V sử dụng TĂGC 7% bổ sung thêm enzyme NSP. Với liềuenzyme là 500g/lô/tấn TĂ.
Qua 06 tuần nuôi, trọng lượng bình quân và tăng trọng tuyệt đối bình quâncủa
gà cao nhất ở lô III với kết quả lần lượt là 2308,4g/con và 53,84g/con/ngày, kế tiếp là
lô II với 2293,4g/con và 53,48g/con/ngày. Thấp nhất là ở lô V với 2130,1g/con và
49,59g/con/ngày. Lô I cao hơn lô IV với kết quả lần lượt là 2257,4g/con –
52,64g/con/ngày và 2211,4g/con – 51,54g/con/ngày. Qua đây ta có thể thấy, TĂCB ở
lô đối chứng vẫn chưa thật sự tốt nhất cho nên sau khi bổ sung enzyme NSP vào thì
kết quả ở lô này là tốt hơn. Tuy kết quả của lô III là tốt nhất nhưng so với lô II thì
chênh lệch gần như không có. Còn ở lô V thì cho kết quả rất kém, sự khác biệt có ý
nghĩa với lô I và rất có ý nghĩa với lô II. Lô IV vẫn cho kết quả tốt, không có sự khác
biệt về mặt thống kê so với lô đối chứng với P>0,05.
Hệ số chuyển biến thức ăn (FCR) cao nhất là ở lô V với 1,99 kg TĂ/kg tăng
trọng, thấp nhất là ở lô I với 1,92 kg TĂ/kg tăng trọng. Điều này có nghĩa khi giảm
chuẩn về năng lượng thì lượng thức ăn gà ăn sẽ nhiều hơn, tuy nhiên sự khác biệt này
là không có ý nghĩa với P>0,05.Tỉ lệ quầy thịt, lông, tiết, đùi, ức của các lô thí nghiệm
có sự chênh lệch nhưng về mặt thống kê thì sự khác biệt này không có ý nghĩa với
P>0,05.
Từ khóa: gà thịt, enzyme,…
iv


ABSTRACT
Subject: "To compare the effects of NSP enzymes in feeding stuffs and energy

reduction standard amino acid at 0%, -3%, -5%, -7% on industry broiler
performance" is actually carried out at the Experimental Farm of Faculty of Animal
Husbandry - Veterinary Medicine from 03/19/2013 to 04/30/2013, the experiment was
executed on 400 industrial chickens (Cobb 500) 1 day old, absolute random 1 element.
The experiment was conducted with 5 groups, each group repeated 8 times each with
10 chickens. Group I (control group) using standard feed, Group II: standard feed with
NSP enzyme added, Group III: reduction standard feed with -3% NSP enzyme added,
group IV: reduction standard feed with -5% NSP enzyme added, group V: reduction
standard feed with -7% NSP enzyme added. Enzyme was dosed at 500g/batch/ton
feed.
After 6 weeks, group III showed the highest average weight and average
absolute weight gain of chickens with 2308,4g/head and 53,84 g/head/day
respectively, next is group II with 2293,4g/head and 53,48 g/head/day. Lowest in
group V with 2130,1g/head and 49,59 g/head/day. Group I is higher than group IV
resulted is 2257,4 g/head - 52,64g/head/day and 2211,4 g/head - 51,54 g/head/day.
This shows, standard feed in control group is not really the best so after supplying NSP
enzyme, the result of this group is better. Although the result of group III is the best,
almost no difference compared to group II. And the result of group V is the worse,
significant differences from group I and very significant differences from group II.
Group IV still gave good results, there was no statistical difference compared to the
control group, P>0,05.Feed conversion ratio (FCR) is the highest in group V with 1,99
kg feed/kg gain, lowest in group I with 1,92 kg feed/kg gain. This means when reduce
the amount of energy standards on food, chicken will eat more, but this difference was
not significant with P>0,05. The rate of carcass, feathers, blood, thigh, breast of
treatments, there are differences but there was not significant in terms of statistics with
P>0,05.
Keywords: chicken meat, enzymes, etc…
v



MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa ...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI.................................................................................................... iv
ABSTRACT ............................................................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................. xi
Chương 1 ................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1

1.2

Mục đích ....................................................................................................... 1

1.3

Yêu cầu ......................................................................................................... 2

Chương 2 ................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN............................................................................................................ 3
2.1


Giới thiệu về gà giống thí nghiệm .................................................................. 3

2.2

Một số đặc điểm chung về enzyme tiêu hóa ................................................... 4

2.2.1

Định nghĩa enzyme ................................................................................. 4

2.2.2

Bản chất enzyme ..................................................................................... 4

2.2.3

Phương thức hoạt động của enzyme tiêu hóa ........................................... 5

2.2.3.1 Phá vỡ thành tế bào .............................................................................. 5
2.2.3.2 Giảm độ nhờn ...................................................................................... 5
2.2.3.3 Giảm khả năng giữ nước ...................................................................... 5
2.2.3.4 Tăng cường thủy phân tinh bột, protein, béo và các chất dinh dưỡng
khác
6
2.2.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến enzyme tiêu hóa ............................................. 6

2.2.4.1 Chất hoạt hóa ....................................................................................... 6
2.2.4.2 Nhiệt độ ............................................................................................... 6

vi


2.2.4.3 Ẩm độ .................................................................................................. 7
2.2.4.4 pH........................................................................................................ 7
2.2.4.5 Nồng độ cơ chất ................................................................................... 8
2.2.4.6 Các nhân tố khác.................................................................................. 8
2.2.5

Vai trò của enzyme tiêu hóa .................................................................... 9

2.2.5.1 Đối với NSP (Non Starch Polysaccharide) ........................................... 9
2.2.5.2 Đối với phytase .................................................................................... 9
2.2.5.3 Đối với môi trường ............................................................................ 10
2.2.6
2.3

Tìm hiểu về enzyme tiêu hóa................................................................. 10

Giới thiệu về Sunzyme - 500 ....................................................................... 12

2.4.1

Nguồn gốc............................................................................................. 12

2.4.2

Tác dụng ............................................................................................... 13

2.4.3


Liều lượng bổ sung ............................................................................... 13

Chương 3 ................................................................................................................. 14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 14
3.1.

Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ......................................................... 14

3.1.1.

Thời gian............................................................................................... 14

3.1.2.

Địa điểm ............................................................................................... 14

3.2.

Bố trí thí nghiệm.......................................................................................... 14

3.2.1.

Đối tượng thí nghiệm ............................................................................ 14

3.2.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm .......................................................................... 14

3.3.


Các điều kiện tiến hành thí nghiệm .............................................................. 15

3.3.1.

Chuồng trại ........................................................................................... 15

3.3.2.

Thức ăn ................................................................................................. 16

3.3.3.

Chăm sóc và nuôi dưỡng gà .................................................................. 19

3.3.4.

Vệ sinh phòng bệnh............................................................................... 20

3.4.

Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 21

3.4.1.

Tăng trọng............................................................................................. 21

3.4.2.

Sử dụng thức ăn .................................................................................... 21


3.4.3.

Tỉ lệ nuôi sống ...................................................................................... 21

3.4.4.

Chỉ tiêu mổ khảo sát.............................................................................. 22

3.5.

Xử lý số liệu ................................................................................................ 23
vii


Chương 4 ................................................................................................................. 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 24
4.1.

Kết quả về tăng trọng ................................................................................... 24

4.2.

Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ....................................................................... 26

4.3.

Thức ăn tiêu thụ bình quân .......................................................................... 27

4.3.1.


Thức ăn tiêu thụ bình quân của toàn thí nghiệm .................................... 27

4.3.2.

Hệ số chuyển biến thức ăn (HSCBTĂ) .................................................. 29

4.4.

Tỉ lệ nuôi sống ............................................................................................. 30

4.5.

Các chỉ tiêu mổ khảo sát .............................................................................. 31

4.6.

Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 32

Chương 5 ................................................................................................................. 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 34
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 34

5.2.

Đề nghị ........................................................................................................ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 36

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 38

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt
TĂCB

Thức ăn căn bản

TĂGC

Thức ăn giảm chuẩn

VCK

Vật chất khô

TLBQ

Trọng lượng bình quân

Nghĩa

TĂTTBQ

Thức ăn tiêu thụ bình quân


TTTĐBQ

Tăng trọng tuyệt đối bình quân

FCR
HSCBTĂ

Hệ số chuyển biến thức ăn

Feed Conversion Ratio
Hệ số chuyển biến thức ăn

ĐC

Đối chứng

NSP

Non Starch Polysaccharide

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Thành tích giống gà Cobb-500 (Cobb Vantress, 2008) ............................... 3
Bảng 2.2: pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của một số enzyme .................................. 8
Bảng 2.3: Thành phần của Sunzyme-500 ................................................................. 12
Bảng 3.1: Liều lượng enzyme bổ sung trong thí nghiệm........................................... 15

Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 15
Bảng 3.3: Thành phần nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần căn bản và giảm chuẩn sử
dụng trong thí nghiệm ............................................................................................... 17
Bảng 3.4: Thành phần hóa học thức ăn (theo tính toán) của thức ăn căn bản và thức ăn
giảm chuẩn về năng lượng và acid amin ................................................................... 18
Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng mẫu thức ăn phân tích ........................................ 18
Bảng 3.6: Lịch chủng ngừa trên gà ........................................................................... 20
Bảng 4.1: Trọng lượng tích lũy bình quân của gà (g/con) ......................................... 24
Bảng 4.2: Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) ........ 26
Bảng 4.3: Thức ăn tiêu thụ bình quân (TĂTTBQ) của gà qua các giai đoạn
(g/con/ngày) ............................................................................................................. 27
Bảng 4.4: Hệ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn (kg TĂ/kg tăng trọng) ........ 29
Bảng 4.5: Tỉ lệ nuôi sống của gà qua các giai đoạn (%)............................................ 31
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu mổ khảo sát .......................................................................... 32
Bảng 4.7: Bảng tính hiệu quả kinh tế ........................................................................ 33

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng tích lũy bình quân của gà ............................................... 25
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn .................................... 27
Biểu đồ 4.3: Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn .......................... 28
Biểu đồ 4.4: Hệ số chuyển biến thức (FCR) ăn giai đoạn 0-21 ngày ....................... 29
Biểu đồ 4.5: Hệ số chuyển biến thức (FCR) ăn giai đoạn 22-42 ngày ..................... 30
Biểu đồ 4.6: Hệ số chuyển biến thức (FCR) ăn của toàn thí nghiệm ....................... 31
Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ sống toàn thí nghiệm .................................................................. 32

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thực tế chăn nuôi cho thấy thức ăn chiếm 70 – 80% tổng chi phí chăn
nuôi, nếu người chăn nuôi có thể giảm chi phí thức ăn nhưng không làm giảm năng
suất chăn nuôi thì hiệu quả chăn nuôi sẽ tăng cao. Vấn đề đó gặp phải khó khăn khi
nguyên liệu sử dụng trong thức ăn chăn nuôi chủ yếu có nguồn gốc thực vật có nhiều
dưỡng chất mà vật nuôi khó tiêu hóa cũng như hấp thu triệt để, gây ra lãng phí. Đứng
trước nhu cầu thực tế đó đã có không ít sản phẩm ra đời mà đáng quan tâm nhất phải
kể đến là enzyme tiêu hóa bổ sung trong thức ăn giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn những
dưỡng chất mà bình thường vật nuôi không thể tiêu hóa triệt để hoặc không thể tiêu
hóa được. Có nhiều loại enzyme tiêu hóa trên thị trường nhưng tiêu biểu nhất là 2
nhóm enzyme tiêu hóa NSP và enzyme tiêu hóa phytase.
Đã từng có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả tốt đẹp của việc bổ sung
enzyme tiêu hóa vào trong thức ăn chăn nuôi. Nhà cung cấp cũng đã công bố hiệu quả
của enzyme tiêu hóa có thể giúp tăng khả năng tiêu hóa từ 3 -7%.
Trước thực tế đó, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại
Học Nông Lâm TP HCM cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, tôi tiến
hành thí nghiệm “so sánh ảnh hưởng của enzyme NSP trong thức ăn giảm chuẩn
về năng lượng và acid amin ở mức 0%, -3%, -5%, -7% trên năng suất gà thịt
công nghiệp” để tìm ra mức ảnh hưởng tốt nhất của enzyme NSP mang lại.
1.2 Mục đích
Đánh giá và so sánh ảnh hưởng của 5 khẩu phần thức ăn lên năng suất gà thịt
công nghiệp: thức ăn căn bản, thức ăn căn bản bổ sung enzyme, thức ăn giảm chuẩn 3% bổ sung enzyme, thức ăn giảm chuẩn -5% bổ sung thêm enzyme và thức ăn giảm

1



chuẩn -7% bổ sung thêm enzyme, để tìm ra mức ảnh hưởng tốt nhất của enzyme NSP
mang lại.
1.3 Yêu cầu
Thí nghiệm cho ăn trên gà thịt công nghiệp trong 6 tuần tuổi để thu thập các số
liệu liên quan đến sức tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn
(FCR), tỉ lệ sống. Mổ khảo sát tỉ lệ quầy thịt, tỉ lệ đùi, ức.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Giới thiệu về gà giống thí nghiệm
Đàn gà giống thí nghiệm có tên thương phẩm là Cobb 500, được cung cấp từ

công ty gà giống EMIVEST có nguồn gốc Malaysia. Gà có sắc lông trắng, chân vàng,
mồng đơn. Theo thông tin của nhà sản xuất giống trọng lượng gà Cobb nuôi chung
trống mái ở chuồng lạnh trong 6 tuần tuổi là 2,732 kg/con, hệ số chuyển biến thức ăn
1,705 kgTA/ kgTT (Cobb-vantress, 2012).
Bảng 2.1: Thành tích giống gà Cobb-500 (Cobb Vantress, 2008)
Cả trống - mái

Trống

Mái

Ngày
tuổi


Trọng lượng

FCR (kg

Trọng lượng

FCR (kg

Trọng lượng

FCR (kg

(g/con)

TĂ/kg P)

(g/con)

TĂ/kg P)

(g/con)

TĂ/kg P)

0

41

41


7

164

0,856

170

0,836

158

0,876

14

430

1,059

449

1,047

411

1,071

21


843

1,261

885

1,243

801

1,280

28

1397

1,446

1478

1,417

1316

1,475

35

2017


1,611

2155

1,569

1879

1,653

42

2626

1,76

2839

1,7

2412

1,820

3

41



Một số đặc điểm chung về enzyme tiêu hóa

2.2

2.2.1

Định nghĩa enzyme

Enzyme là các protein tự nhiên, được sản xuất bằng cách lên men vi khuẩn,
nấm men hay chiếc xuất tụy tạng và mô động vật. Enzyme là chất xúc tác sinh học, có
mặt trong tế bào của tất cả sinh vật, không những xúc tác cho cơ thể sống mà còn xúc
tác cho cả phản ứng ngoài tế bào (Nguyễn Phước Nhuận và ctv, 2007).
2.2.2

Bản chất enzyme

Bản chất của enzyme là protein. Thể hiện qua:
-

Khi hòa tan trong nước enzyme cho dung dịch keo với các đặc tính như khả
năng khuếch tán kém, áp suất thẩm thấu thấp, độ nhày cao.

-

Mỗi enzyme có điểm đẳng điện riêng, tại điểm đẳng điện chúng có độ hòa tan
thấp nhất.

-

Enzyme không có khả năng chịu nhiệt tốt và dễ biến tính, dễ mất khả năng xúc

tác.

-

Enzyme dễ bị phá hủy bởi những yếu tố phá hủy protein, dễ bị thủy phân bởi
những enzyme nội sinh của đường tiêu hóa như pepsin, trypsin…

Dựa vào bản chất protein của enzyme người ta chia thành 2 nhóm:
-

Enzyme 1 cấu tử: Cấu tạo chỉ là protein, khi thủy phân hoàn toàn thu được hỗn
hợp acid amin. Các enzyme tiêu hóa như trypsin, pepsin thuộc nhóm này.

-

Enzyme nhị cấu tử: Được tạo nên từ 2 thành phần: protein và phần không có
bản chất protein.

Phần protein gọi là apoenzyme, phần không có bản chất protein là các ion kim loại,
đóng vai trò là cofactor hoặc là sự phối hợp các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử
nhỏ và kim loại tạo yếu tố đồng enzyme (coenzyme). Phần không có bản chất protein
gọi là nhóm ngoại, chúng có thể tồn tại độc lập và dễ tách khỏi protein. Phần lớn các
coenzyme có bản chất là các vitamin.

4


2.2.3
2.2.3.1


Phương thức hoạt động của enzyme tiêu hóa
Phá vỡ thành tế bào

Trong đường tiêu hóa, enzyme phá vỡ vách tế bào của các mảnh thức ăn, sau
khi vách tế bào bị vỡ, các enzyme sẽ phân giải lớp tế bào nội nhũ xung quanh, chúng
cắt các cơ chất thành các đơn vị phân tử nhỏ để gia súc có thể sử dụng được.
2.2.3.2

Giảm độ nhờn
Nếu khẩu phần ăn chứa nhiều chất NSP (Non Starch Polysaccharide) thì rất dễ

tạo thể gel. Vì thế enzyme sẽ giúp ngăn cản việc gia tăng của chất nhầy trong đường
tiêu hóa, do enzyme phân cắt các chuỗi polysaccharide nên hạn chế khả năng hình
thành thể gel. Đây chính là các tác nhân làm giảm sự hấp thu dưỡng chất (Officer,
2000).
2.2.3.3

Giảm khả năng giữ nước
Trong môi trường ẩm ướt của ruột, các chất xơ hòa tan và không hòa tan đều rất

ưa nước. Chúng hấp thu rất nhiều nước và chất dinh dưỡng hòa tan tạo thành các thể
trương to lơ lửng trên bề mặt ruột. Càng ít chất lơ lửng trên bề mặt nhung mao ruột thì
thú nuôi càng hấp thu tốt hơn, cùng với nhiều acid amin, glycerid, glucose và fructose
… được phân cắt, hấp thu đồng thời. Enzyme phân cắt chất xơ tạo điều kiện cho
enzyme nội sinh và ngoại sinh tiếp xúc với cơ chất, phá vỡ các thể gel trên bề mặt ruột,
giảm khả năng giữ nước, giúp thú hấp thu dưỡng chất tốt hơn (Đỗ Hữu Phương, 2003).
Ngoài việc lãng phí một phần năng lượng từ các NSP không được tiêu hóa thì
chính các NSP trong thức ăn cũng là một yếu tố hạn chế dinh dưỡng. Do các NSP
thường có mạch dài nên trong đường ruột tạo thành mạng lưới bao bọc các dưỡng chất
khác như protein, lipid làm giảm sự tiêu hóa các dưỡng chất này. Mạng lưới liên kết

các NSP còn tạo tính hút nước cao tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại
phát triển và đồng thời với lượng nước tích tụ nhiều tạo áp lực làm tăng nhu động ruột
đẩy thức ăn đi nhanh xuống ruột già khi chưa được tiêu hóa hoàn toàn.

5


Tăng cường thủy phân tinh bột, protein, béo và các chất dinh dưỡng

2.2.3.4
khác

Dưới tác động của các enzyme tiêu hóa, các chất như: tinh bột, protein và chất
béo cuối cùng biến thành các sản phẩm dễ tiêu hóa, thú nuôi có thể hấp thu được như
glucose, acid amin, acid béo …
Không phải tất cả các đường được sử dụng tốt ở các loài khác nhau hoặc ở các
phần khác nhau trong hệ tiêu hóa của loài. Nhiều loại đường, chẳng hạn như xylose
được sử dụng khá phổ biến ở cả heo và gia cầm (Longstaff và Knox, 1998 – Trích Trần
Thị Thanh Huyền, 2008).
Các loại đường khác như arabinose được sử dụng kém nếu được phóng thích
trước đoạn hồi tràng nhưng sẽ được sử dụng tốt nếu bị phá vỡ và được hấp thu ở phần
ruột sau của heo.
2.2.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến enzyme tiêu hóa

2.2.4.1

Chất hoạt hóa


Chất hoạt hóa làm tăng khả năng xúc tác của enzyme. Thông thường chúng là
các anion và kim loại hay các hợp chất hữu cơ như các vitamin tan trong nước.
Tính chất hoạt hóa của các cation kim loại:
• Mỗi cation kim loại hoạt hóa cho một kiểu phản ứng nhất định.
• Cation kim loại có tính đặc hiệu tương đối hay tuyệt đối.
• Cation kim loại có thể có sự đối kháng ion.
• Phụ thuộc nồng độ cation kim loại.
• Cation kim loại làm thay đổi pH tối hảo.
• Phụ thuộc bản chất cation kim loại.
2.2.4.2

Nhiệt độ

Vì bản chất của enzyme là protein nên enzyme cũng không bền dưới tác dụng
của nhiệt độ. Mỗi enzyme có một nhi ệt độ tối ưu riêng. Nhiệt độ tối ưu của enzyme
nguồn gốc động vật khoảng 37- 450C, còn enzyme nguồn gốc thực vật khoảng 506


600C. Khi nhiệt độ thấp, tốc độ xúc tác phản ứng sẽ giảm. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ
phản ứng xúc tác của enzyme cũng tăng. Khi tăng 100C thì có thể làm tăng hoạt lực
của phần lớn các enzyme khoảng 50- 100%. Sự biến thiên nhiệt độ phản ứng trong
khoảng nhỏ (1- 2oC) cũng sẽ làm thay đổi khoảng 10-20% kết quả. Tốc độ phản ứng
xúc tác của enzyme gia tăng theo nhiệt đến một m ức tối ưu rồi sẽ giảm nếu nhiệt độ
vẫn tiếp tục tăng.
Đa số khi ép viên thức ăn, nhiệt độ (ở giai đoạn hồ hoá ) thường trong khoảng
75 – 80oC sẽ rất dễ làm mất hoạt tính của enzyme.
2.2.4.3

Ẩm độ


Enzyme hoạt động trong nước, khi môi trường có ẩm độ và nhiệt độ cao có thể
làm giảm hoạt lực của enzyme.
2.2.4.4

pH

Enzyme chỉ hoạt động trong giới hạn pH thích hợp với biên độ rất hẹp. Enzyme
bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường pH. pH tối ưu là điểm mà tại đó enzyme
hoạt động mạnh nhất.
Giá trị pH quá cao hay quá thấp thường làm mất hoạt lực của phần lớn các
enzyme. pH cũng là yếu tố ổn định cho sự hoạt động của enzyme, giá trị pH tối ưu
thay đổi theo từng loại enzyme khác nhau.

7


Bảng 2.2: pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của một số enzyme
pH tối ưu

Enzyme
Lipase (tụy)
Lipase (dạ dày)
Pepsin
Trypsin
Urease
Maltase
Amylase (tụy)
Amylase (mạch nha lúa mạch)
Cabalase


2.2.4.5

8,0
4,0 - 5,0
1,5 - 1,6
7,8 - 8,7
7,0
6,1 - 6,8
6,7 - 7,0
4,6 - 5,2
7,0

Nồng độ cơ chất

Hệ số Km là nồng độ cơ chất mà tại đó một loại enzyme phát huy được 50%
hoạt tính tối đa của chúng.
Trong trường hợp thừa cơ chất, nồng độ enzyme tăng sẽ làm tăng tốc độ phản
ứng. Nhìn chung vận tốc phản ứng phụ thuộc tuyến tính với nồng độ enzyme:
V = Km [E]

với

V: vận tốc phản ứng
E: Nồng độ enzyme
Km: hằng số Michaelis-Menten.

2.2.4.6

Các nhân tố khác


Ngoài ra các nhân tố ngoại cảnh như thời gian tiếp xúc, các yếu tố kháng dinh
dưỡng trong nguyên liệu, qui trình sản xuất, tách chiết enzyme… cũng ảnh hưởng đến
khả năng xúc tác phản ứng của các enzyme.

8


2.2.5

Vai trò của enzyme tiêu hóa

2.2.5.1

Đối với NSP (Non Starch Polysaccharide)

Theo Rottet và ctv (1989), Wenk (1992), Adam (1998), (trích bởi Trần Thị
Thanh Huyền, 2008) và nhiều tác giả khác đều có cùng ý kiến nhận định về sử dụng
các enzyme có tác dụng trên những NSPvừa giúp thú tiêu hóa tốt hơn vừa hạn chế được
các tác hại của bản thân những NSP gây ra và giải phóng được một phần năng lượng,
protein và các acid amin cải thiện khả năng tiêu hóa từng loại acid amin từ 1,7 - 7,9
(mức cải thiện cao nhất là methionine 7,9) giúp tiết kiệm được các acid amin khi bổ
sung vào các khẩu phần ăn của gia súc, giảm giá thành sản xuất.
Việc sử dụng enzyme làm cải thiện thành tích của thú, các cải thiện này có
được là do sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau: sự cải thiện môi trường ruột, sự
cải thiện khả năng tiêu hóa, sử dụng các nguyên liệu kinh tế hơn.
Các yếu tố khác nhau này là do các biểu hiện khác nhau về mặt hoạt động căn
bản của enzyme trong thức ăn, các hoạt động bao gồm sự giảm độ nhờn trong dưỡng
chất ở ruột, giải phóng năng lượng thặng dư từ các thức ăn khó tiêu hóa như các NSP,
giải phóng các dưỡng chất kết dính bên trong vách tế bào … làm tăng giá trị hữu dụng
của dưỡng chất. Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy enzyme có thể được xem như là

một chất bổ sung, là một nguồn năng lượng.
Một tác động thành công khác nữa của enzyme trên thú có lẽ là do ức chế tiết
enzyme nội sinh, do đó cơ thể tiết kiệm được lượng nitơ trao đổi mất qua đường tiêu
hóa.
2.2.5.2

Đối với phytate

Ngày nay, enzyme được sử dụng như là chất chuẩn trong thức ăn gia súc. Các
enzyme phân hủy NSP (như endo-xylanase và β-glucanase-glucanase) và phân hủy
phytate (như phytase) chứa nhiều trong cám gạo, lúa mì, lúa mạch đen ... được ứng
dụng rộng rãi trong những khẩu phần ăn không chỉ do vấn đề môi trường, mà vì nó
còn có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Trong tự nhiên, khoảng 60 - 75% phospho có trong hạt ngũ cốc được liên kết
hữu cơ dưới dạng phytate, đây là dạng rất khó hấp thu đối với heo. Giá trị sinh học của
9


phospho ở hạt ngũ cốc rất biến động từ dưới 15% ở bắp cho tới khoảng 50% ở lúa mì.
Trong khẩu phần bắp - khô dầu đậu nành có hai phần ba lượng phospho bị liên kết
dưới dạng axít phytic. Heo không thể tiêu hóa lượng phospho này. Lượng phospho bị
thải này sẽ giảm đáng kể nếu bổ sung phytase vi sinh vào khẩu phần, men này sẽ giải
phóng một số mạch liên kết phospho làm cho heo tiêu hóa dễ dàng. Do đó lượng
phospho vô cơ phải bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu sẽ giảm, lượng phospho thải ra
có thể giảm 30 - 50% (Bridges và ctv, 1995 – Đỗ Hữu Phương trích dẫn, 2004).
2.2.5.3

Đối với môi trường

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực tìm cách giảm ô

nhiễm môi trường từ các chất thải ra trong chăn nuôi. Trong quá trình nghiên cứu các
nhà khoa học đã xác định được rằng cần cải thiện khả năng sử dụng dưỡng chất trong
khẩu phần của vật nuôi để hạn chế tối đa lượng phân thải ra. Qua nhiều nghiên cứu
cho thấy việc bổ sung enzyme tỏ ra có hiệu quả trong việc cải thiện các hạn chế trên.
Ở các khẩu phần có bổ sung enzyme tiêu hóa thì lượng nitơ thải ra giảm một
cách đáng kể và lượng nitơ tích lũy tăng 5 - 15%.
Khi bổ sung men tiêu hóa phù hợp vào thức ăn có thể giảm lượng nitơ thải ra
trên một con heo từ 10 - 15%, tương đương với 200g. Như vậy, một con heo nuôi từ
lúc sinh ra đến lúc giết thịt 100kg thì lượng vật chất khô thải ra trong phân sẽ ít hơn 5
kg hoặc lượng phân ít hơn 15 – 20 kg/heo. Enzyme đã có vai trò trong việc cải thiện
khả năng sử dụng thức ăn nên giảm được lượng chất thải. Khi tăng khả năng tiêu hóa
từ 85% lên 90% thì lượng vật chất khô trong phân giảm 33%. Tương tự như vậy, ta có
thể ước lượng khả nặng ô nhiễm môi trường tiềm tàng của các thành phần khác trong
khẩu phần, ví dụ như nitơ và phospho. Một trong những lợi ích mà enzyme mang lại là
hàm lượng dinh dưỡng trong phân giảm đáng kể. Sự giảm lượng dinh dưỡng bài tiết
qua phân nhờ bổ sung enzyme trong khẩu phần đặc biệt quan trọng vì phân thải vào
đất và nước làm ô nhiễm môi trường. Tác động thực sự của enzyme trên heo là làm
giảm lượng phân sản xuất và độ ẩm của phân do sự phá vỡ cân bằng nước trong đường
ruột (Đỗ Hữu Phương, 2004).
2.2.6

Tìm hiểu về enzyme tiêu hóa

10


Vai trò của enzyme tiêu hóa là cải thiện tăng trọng và khả năng sử dụng thức
ăn. Phân giải những cấu trúc dinh dưỡng phức tạp thành giản đơn để thú hấp thu hiệu
quả.
Ý tưởng sử dụng enzyme vào trong thức ăn chăn nuôi đã được thực hiện vào

những năm 60 của thế kỷ XX. Các loại enzyme được ứng dụng là amylase giúp tiêu
hóa tinh bột, protease giúp tiêu hóa protein và lipase giúp tiêu hóa chất béo ở các thú
non, thể trạng kém phát tri ển. Tuy nhiên những ứng dụng này chưa được phát triển
rộng rãi cho đến thập niên 90 vì lý do đây là những enzyme động vật có thể tự tạo ra
trong cơ thể, nếu đưa từ ngoài vào sẽ gây hiệu ứng phản hồi âm, ức chế cơ thể sản xuất
enzyme tương tự, làm cho vật nuôi phụ thuộc vào nguồn enzyme ngoại sinh. Do đó
cần lưu ý khi sử dụng cho thú nuôi làm giống do thời gian khai thác kéo dài.
Các enzyme là những protein, thường không bền với nhiệt độ cao. Xu hướng
chăn nuôi gia cầm công nghiệp với việc sử dụng thức ăn viên cần xử lý dập viên ở
nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng các hoạt tính sinh học của enzyme.
Từ những năm 90 trở lại đây, với sự tiến bộ của công nghệ sinh học và mục
đích sử dụng, tránh ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi việc ứng dụng enzyme trong
thức ăn chăn nuôi đã lại phát triển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Những lưu ý khi bổ sung enzyme vào thức ăn:
• Các enzyme tiêu hóa nhân tạo phải có khả năng hoạt động với pH rộng.
• Bổ sung khi cơ thể thú không có khả năng tiết đủ enzyme tiêu hóa thức ăn.
• Xu hướng chung khi chăn nuôi thương phẩm năng suất cao, người ta cho thú ăn
nhiều thức ăn để mau đạt trọng lượng xuất chuồng. Như vậy làm thức ăn tiêu
hóa không kịp và bị thải ra ngoài theo phân. Cần bổ sung thêm enzyme tiêu hóa
giúp vật nuôi tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn.
Nếu sử dụng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật là chính thì cần chú ý đến
nhóm NSP –tức các polysaccharide không phải tinh bột. Động vật dạ dày đơn không
có men phân giải các liên kết beta của các hợp chất NSP. Do đó các NSP khi vào

11


đường tiêu hóa sẽ không được phân hủy thành đường đơn và sẽ bị thải ra ngoài, gây
lãng phí.
NSP còn được biết như yếu tố hạn chế dinh dưỡng. Do các NSP thường có

mạch dài nên tạo thành mạng lưới bao bọc các dưỡng chất khác trong đường ruột, làm
giảm sự tiêu hóa các dưỡng chất này. Một số NSP tan trong nước tạo nên độ nhớt bao
phủ các nhung mao ruột làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của ruột.
Do đó việc bổ sung enzyme tiêu hóa vào thức ăn sẽ làm thú tiêu hóa được NSP.
Từ đó làm tăng dưỡng chất và làm giảm tác hại xấu của NSP đối với thú.
Sử dụng enzyme phân giải NSP giúp cho phân gà gi ảm ẩm ướt do NSP bị phân
hủy và mất đi khả năng giữ nước.
2.3

Giới thiệu về Sunzyme - 500
2.4.1

Nguồn gốc

Sunzyme - 500 là tên thương mại của một loại men tiêu hóa do công ty Sunhy
(Trung Quốc) sản xuất, là hỗn h ợp có chứa các enzyme khác nhau gồm xylanase
glucanase, cellulase, amylase, protease.
Bảng 2.3: Thành phần của Sunzyme-500
Đơn vị

Thành phần
Hoạt độ xylanase (U/g)

1.427

Hoạt độ β-glucanase (U/g)

428

Hoạt độ cellulase (U/g)


620

Hoạt độ amylase (U/g)

719

Hoạt độ protease (U/g)

421

12

,


2.4.2

Tác dụng

Sunzyme - 500 giúp tăng khả năng tiêu hóa xơ với hàm lượng xylanase cao, cải
thiện khả năng tiêu hóa giúp thú có thể hấp thu dưỡng chất như protein, amino acid và
năng lượng nhiều hơn.
2.4.3

Liều lượng bổ sung

Hiện nay, tùy theo loại sản phẩm (sunzyme-500, sunzyme-1000,…) và nồng độ
hoạt lực của enzyme mà các nhà nghiên cứu đưa khuyến cáo về liều lượng sử dụng
thích hợp nhất. Tuy nhiên những khuyến cáo này vẫn chưa phải là tối ưu nhất, cho nên

các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thử nghiệm với nhiều mức bổ sung khác nhau, ở
các giai đoạn thú khác nhau.
Theo khuyến cáo của Danisco Animal Nutrition (Trích từ Nguyễn Thị Bích
Phượng, 2008) thì đối với mức 8000 units/g xylanase bổ sung 500g enzyme/tấn thức
ăn đối với khẩu phần phù hợp với nhu cầu của thú thì sẽ cải thiện tăng trọng, cải thiện
lượng thức ăn ăn vào, cải thiện tính đồng đều, ít rối loạn tiêu hóa. Còn khi bổ sung vào
khẩu phần giảm năng lượng trao đổi và các amino acid tiêu hóa từ 2 – 4 % cho thú
giúp duy trì năng suất, giảm chi phí thức ăn, cải thiện tính đồng đều, ít xảy ra rối loạn
tiêu hóa.

13


×