Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
*************
NGUYỄN NGỌC HUỲNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN NGỌC HUỲNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TAM KIM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thanh Bình


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá năng lực
cạnh tranh của Công ty Cổ Phần TAM KIM”, do Nguyễn Ngọc Huỳnh, sinh viên
khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày_________________

Thầy Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn thân thương nhất tới cha mẹ, anh chị cùng
những người thân trong gia đình. Con cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, nuôi dưỡng, dìu
dắt con khôn lớn, trưởng thành. Cảm ơn anh chị đã ở bên tôi động viên an ủi, giúp đỡ
tôi rất nhiều để tôi có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên trường Đại Học Nông Lâm
nói chung và quý thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng. Thầy cô đã tận tình giảng dạy, cung
cấp cho tôi những nền tảng kiến thức quý báu giúp tôi vững bước vào đời. Cảm ơn
thầy cô đã chắp cánh cho ước mơ của tôi được bay cao, bay xa.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Bình, người đã
tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần TAM KIM,
xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Thắng , anh Nguyễn Hoàng Vũ, chị Nguyễn Thị Hoàng
Lý đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong việc học hỏi, trau dồi kiến thức thực tế
để hoàn thành luận văn này, cảm ơn các anh chị trong các phòng ban đã giúp đỡ tôi
nhiệt tình, hỗ trợ tôi, cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích, những kinh nghiệm sống
và làm việc quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi. Chúc các
bạn may mắn, hạnh phúc và thành công. Tôi hi vọng rằng mỗi người chúng ta sẽ gặt
hái được thành công trên con đường sự nghiệp.
Cuối cùng xin kính chúc ba mẹ, quý thầy cô dồi dào sức khỏe và chúc bạn bè
thành công trong cuộc sống.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/12/2012

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Huỳnh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC HUỲNH. Tháng 12/2012. “Đánh giá năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ Phần TAM KIM”.
NGUYEN NGOC HUYNH. December 2012. “Evaluate the ability of
competition of TAM KIM Joint Stock Company”.
Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới
(TG) sẽ tất yếu dẫn tới cạnh tranh và quy luật tất yếu là công ty có khả năng cạnh tranh
mạnh hơn sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị đào thải, từ đó tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần TAM KIM”. Đề tài
không chỉ tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất của công ty trong thời gian qua mà
còn sử dụng các phương pháp, các chỉ tiêu trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ Phần TAM KIM, qua đó có thể hiểu biết thêm về những chiến lược phát
triển, cạnh tranh của công ty và các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong ngành sản xuất
kinh doanh (SXKD) các sản phẩm thiết bị ngành điện. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp
những nhân tố chủ yếu khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của
công ty. Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài có vai trò
quan trọng đối với công ty, từ đó tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong quá trình
sản xuất, phân phối, tiêu thụ để đề xuất các giải pháp phù hợp, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho công ty dưới góc nhìn của một sinh viên thực tập.
Ngoài ra đề tài còn đưa ra cái nhìn chung về tình hình thị trường SXKD các sản
phẩm thiết bị điện hiện nay cùng những đánh giá nhận xét về các đối thủ cạnh tranh,
trên cơ sở đó thiết lập được các ma trận nhằm đánh giá về năng lực cạnh tranh của
công ty và đề xuất những giải pháp, chiến lược thích hợp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho công ty.


MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ........................................................................ 2
1.2. 1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.3.1. Thời gian nghiên cứu................................................................................. 3
1.3.2 Địa bàn, đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3
1.4. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ........................................................................ 5
2.2. Sơ lược về tình hình công ty................................................................................ 6
2.2.1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 6
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ......................................... 7
2.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 8
2.4. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................10
2.4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty .............................................................................10
2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ............................................10
2.5. Hệ thống giá trị cốt lõi .......................................................................................12
2.6. Các giải thưởng đạt được...................................................................................13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................14
3.1. Nội dung ............................................................................................................14
3.1.1. Khái niệm cạnh tranh ..............................................................................14
v



3.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh ...............................................16
3.1.3. Các loại hình cạnh tranh ..........................................................................18
3.1.4. Năng lực cạnh tranh.................................................................................19
3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ......................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................31
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .....................................................31
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .......................................................31
3.2.3. Phương pháp phân tích ............................................................................31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................32
4.1. Tình hình chung về thị trường thiết bị điện .......................................................32
4.2. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ......................34
4.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010-2011 .....................34
4.2.2. Tình hình sản xuất ...................................................................................38
4.2.3. Tình hình nguồn nguyên vật liệu ............................................................40
4.2.4. Tình hình tiêu thụ ....................................................................................41
4.2.6. Tình hình tài chính ..................................................................................43
4.3. Phân tích môi trường bên trong .........................................................................45
4.3.1. Công tác quản trị .....................................................................................45
4.3.2. Nhân sự ....................................................................................................45
4.3.3. Hoạt động makerting và chiến lược phát triển ........................................47
4.3.4. Tình hình tài chính ..................................................................................49
4.3.5. Tình hình sản xuất ...................................................................................49
4.3.6. Công tác nghiên cứu phát triển................................................................50
4.3.7. Hệ thống thông tin ...................................................................................51
4.4. Phân tích môi trường bên ngoài ........................................................................51
4.4.1. Môi trường vĩ mô ....................................................................................51
4.4.2. Môi trường cạnh tranh .............................................................................57
4.5. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty ........................................................61
4.5.1. Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua lợi thế của công ty ...................61

4.5.2. Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm thông qua các công cụ.....................64
4.5.3. Phân tích sức cạnh tranh sản phẩm qua các chỉ tiêu ...............................73
vi


4.6. Ma trận năng lực cạnh tranh ..............................................................................79
4.6.1. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................79
4.6.2. Ma trận SPACE .......................................................................................81
4.6.3. Ma trận SWOT ........................................................................................83
4.7. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ............................................................86
4.8. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh ..............................................86
4.8.1. Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường .......................................86
4.8.2. Chiến lược hội nhập về phía sau .............................................................88
4.8.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận Makerting ............................88
4.8.4. Đẩy mạnh công tác phân phối .................................................................89
4.8.5. Nâng cao nghiệp vụ ngoại thương và nguồn nhân lực ............................89
4.8.6. Chiến lược tài chính ................................................................................89
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................91
5.1. Kết luận..............................................................................................................91
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................91
5.2.1. Đối với công ty ...............................................................................................91
5.2.2. Đối với Nhà Nước ..........................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................93
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO


Tổ chức thương mại TG

VN

Việt Nam

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

DN

Doanh nghiệp

SP

Sản phẩm



Lao động

GT

Giá trị

TG

Thế Giới


VNĐ

đơn vị tiền tệ của Việt Nam (Việt Nam đồng)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

NVL

Nguyên vật liệu

KD

Kinh doanh

ISO 9001:2000

Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theo Tiêu Chuẩn
Quốc Tế

CP

Cổ Phần

ASEAN

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á


SPACE

Ma Trận Đánh Giá Hoạt Động Và Vị Trí Chiến
Lược

SWOT

Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Đe Dọa

R&D

Nghiên Cứu Và Phát Triển

Top Winer Co., Ltd

Công ty TNHH CP Quốc tế Top Winner

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh ....................................................................22
Bảng 4.1. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 2010 - 2011 ..............................34
Bảng 4.2 Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Năm 2010, 2011 ......................................................36
Bảng 4.3. Tổng Hợp Giá Trị Nguyên Liệu Nhập Kho Năm 2011 ................................40
Bảng 4.4. Doanh Thu Theo Thị Trường Năm 2011 ......................................................41
Bảng 4.5. Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Thành Phẩm Năm 2011 .............................43
Bảng 4.6. Các Chỉ Tiêu Tài Chính Năm 2011 ..............................................................44
Bảng 4.7. Tình hình nhân sự của Tam Kim ..................................................................45

Bảng 4.8. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2010, 2011..............................52
Bảng 4.9. Các công ty cạnh tranh ..................................................................................58
Bảng 4.10. Nguồn vốn SXKD của công ty ..................................................................62
Bảng 4.11. Hệ thống nhân sự của Tam Kim và một số đối thủ ....................................62
Bảng 4.12. Cơ cấu sản phẩm của Công ty .....................................................................65
Bảng 4.13. Tỷ trọng sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới .....................................66
Bảng 4.14 Giá ổ cắm của công ty so với đối thủ cạnh tranh Ổ cắm: ............................68
Bảng 4.15. Giá ổ cắm âm sàn của công ty so với đối thủ cạnh tranh............................69
Bảng 4.16. Giá Aptomat của công ty so với đối thủ cạnh tranh....................................69
Bảng 4.17. Giá quạt thông gió của công ty so với đối thủ cạnh tranh ..........................70
Bảng 4.18. Giá công tắc của công ty so với đối thủ cạnh tranh ....................................70
Bảng 4.19. Mức chiết khấu tháng 3/2011 của Tam Kim so với các công ty khác ........71
Bảng 4.20. Tương quan doanh thu của công ty so với đối thủ cạnh tranh ....................74
Bảng 4.21. Tình hình lợi nhuận của công ty Tam Kim và các công ty khác ................75
Bảng 4.22. Tỷ suất lợi nhuận của Tam Kim so với các công ty khác ...........................76
Bảng 4.23. Năng lực sản xuất một số SP của công ty CP Tam Kim năm 2011............77
Bảng 4.24. Chi phí marketing của Tam kim và một số đối thủ cạnh tranh ...................78
Bảng 4.25. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh ..................................................................79
Bảng 4.26. Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động - SPACE .........................81
Bảng 4.27. Ma trận SWOT của công ty CP Tam Kim ..................................................83
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Một số sản phẩm của công ty ..........................................................................9
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty ...............................................................................10
Hình 2.3. Các giải thưởng của công ty ..........................................................................13
Hình 3.1. Mô hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael E. Porter ................................29
Hình 3.2. Những Yếu Tố Trong Phân Tích Đối Tượng Cạnh Tranh ............................30

Hình 4.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu 2009-2012....................................................36
Hình 4.2. Quy trình sản xuất .........................................................................................39
Hình 4.3. Doanh Thu Và Sản Lượng Theo Thị Trường ................................................42
Hình 4.4. Tỉ lệ xuất khẩu của công ty qua các năm ......................................................47
Hình 4.5. Biểu đồ tăng trưởng hệ thống đại lí cấp 1 .....................................................73
Hình 4.6. Hình Ảnh Ma Trận SPACE ...........................................................................82

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nhân viên công ty cổ phần Tam Kim về
năng lực cạnh tranh của công ty
Phụ lục 2. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nhân viên công ty cổ phần Tam Kim về
đánh giá hoạt động của công ty
Phụ lục 3. Một số công trình tiêu biểu sử dụng sản phẩm Roman của công ty Cổ Phần
Tam Kim

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong hội thảo “Tiềm năng và cơ hội cho ngành thiết bị điện Việt Nam”. Theo
các chuyên gia, ngành sản xuất thiết bị điện đang có lộ trình và cơ hội phát triển do có
tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước. Với thị trường trong nước, theo kế hoạch
phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 20152025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết
bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số thiết bị điện dân dụng, tăng
kim ngạch xuất khẩu các loại thiết bị điện bình quân 18%/năm. Vì thế theo các chuyên

gia, ngành sản xuất thiết bị điện đang có một thị phần rất lớn ở trong nước và được
khuyến khích phát triển (Phùng Long, 2010). Đây vừa là một động lực vừa là một
thách thức lớn đối với ngành. Do đó các doanh nghiệp (DN) phải luôn hoạt động tích
cực cải tiến chất lượng và sáng tạo không ngừng để góp phần đưa ngành đạt tới những
chỉ tiêu trên. Cùng với những cơ hội như trên là sức ép cạnh tranh trên thị trường sẽ
ngày càng gay gắt và làm sao để tồn tại và phát triển lâu dài, bền vững là câu hỏi mà
mọi DN đều trăn trở.
Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của WTO cùng với việc hoạt động sản
xuất kinh doanh (SXKD) theo cơ chế thị trường, tăng cường mở cửa quan hệ hợp tác
kinh tế, kinh doanh với nước ngoài, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty, xí nghiệp là
không thể tránh khỏi. Một trong những vấn đề quan trọng của DN hiện nay là phải xác
định được vị trí của mình ở đâu, đâu là lợi thế, đâu là những bất lợi để sớm bắt được
cơ hội và đẩy lùi nguy cơ, chỉ có như vậy DN nói riêng và quốc gia nói chung mới có
thể chủ động hội nhập giành thắng lợi, đồng thời có điều kiện sử dụng hiệu quả nguồn
lực vốn có của mình, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh.
“Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị...
Không có công ty tốt nhất bởi cái tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng.
Vì thế, “chiến lược của công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở thành


độc nhất vô nhị, là khác biệt” ( Michael Porter, 1980). Một DN phải luôn cố gắng tỉnh
táo và linh hoạt để trước khi các đối thủ cạnh tranh đạt được vị trí của DN thì chính
DN đã ở một vị trí khác cao hơn – một vị trí mang tính chiến lược cho thành công mới
thậm chí còn lớn hơn. Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong mỗi DN là rất
cần thiết, nó giúp DN hoạt động chủ động trong quá trình SXKD.
Vì vậy để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường hàng hóa nói
chung và thị trường SXKD thiết bị điện nói riêng công ty phải xác định cho mình
những phương thức hoạt động, những chính sách, chiến lược đúng đắn nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm (SP) và của chính công ty. Nhận thức được tầm
quan trọng của xu thế hội nhập kinh tế TG tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh cũng như

đóng góp những ý kiến để Công Ty CP TAM KIM đẩy mạnh hoạt động SXKD, nâng
cao sức cạnh tranh SP, sau một thời gian thực tập và được sự cho phép của khoa Kinh
tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, sự hướng dẫn của thầy Phạm Thanh Bình cùng
với sự cho phép của quý anh chị lãnh đạo công ty, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần TAM KIM” làm chuyên đề tốt nghiệp
của mình.
Thông qua những vấn đề trình bày trong luận văn, tôi mong muốn sẽ có thể đưa ra
được những nhận xét, kết luận và những giải pháp phát triển phù hợp đối với ngành
SXKD thiết bị điện của công ty CP Tam Kim, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty trong các hoạt động kinh tế.
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động SXKD và vị thế của công ty trên thương trường
nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức.
Từ đó nhìn nhận về năng lực cạnh tranh của công ty đồng thời đưa ra các giải pháp
thích hơp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty giúp công ty đứng vững và phát
triển.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tầm quan trọng của cạnh tranh trong mọi mặt của nền kinh tế và xã
hội.
2


- Phân tích tình hình SXKD của công ty trong những năm gần đây.
- Phân tích các khó khăn, thuận lợi trong sản xuất, phân phối tiêu thụ.
- Phân tích thực trạng cạnh tranh của công ty bao gồm: môi trường cạnh tranh,
đối thủ cạnh tranh, lợi thế và hạn chế của công ty so với các đối thủ.
- Đóng góp một số giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty, giúp công ty phát triển bền vững.

1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình hoạt động SXKD của công ty từ 2010-2011.
- Xác định được năng lực cạnh tranh và những yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh của công ty.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty so với các đối thủ cạnh
tranh thông qua các chỉ tiêu so sánh, đánh giá.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy mặt mạnh, khắc phục và giải quyết
những mặt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Lấy số liệu từ 2009 – 2011 để nghiên cứu.
1.3.2. Địa bàn, đối tượng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là chi nhánh công ty CP Tam Kim tại TP HCM. Địa chỉ : số
12 Trần Thiện Chánh, phường 12, quận 10, TP HCM; các công ty cùng ngành và dẫn
đầu về lĩnh vực SXKD thiết bị điện trong cả nước.
Đối tượng nghiên cứu: Công ty hoạt động KD trong nhiều lĩnh vực như: SXKD thiết
bị điện, nước, đèn trang trí. Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đến ngành SXKD thiết
bị điện.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1. Lời mở đầu: lý do chọn đề tài và những mục tiêu cần hướng tới của
công ty trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2. Tổng quan: giới thiệu sơ nét
về công ty CP TAM KIM, phương châm hoạt động của công ty, các lĩnh vực công ty
đang hoạt động SXKD, những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: các lý thuyết về cạnh tranh , cơ sở lí
3


luận chung cho bài luận cùng các phương pháp thu thập và xử lí số liệu của bài luận.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: giới thiệu cụ thể về thực trạng cạnh tranh

của công ty, từ đó những thực trạng đó ta đi phân tích và nghiên cứu để đưa ra những
chiến lược và những giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh phù hợp với những
ngành đang hoạt động của công ty. Chương 5. Kết luận và kiến nghị: đưa ra nhận xét,
kết luận chung về nội dung của đề tài, đồng thời từ đó đưa ra những một số kiến nghị
đối với Nhà Nước nhằm tăng cường hoạt động cạnh tranh cho các công ty hiện nay.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Theo thạc sĩ Lê Thị Hồng Gấm, Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công
nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, các DN thiết bị điện Việt Nam đã vượt qua khó
khăn và sẵn sàng đối mặt với các thử thách trong tương lai cũng như tiếp cận nhu cầu
lớn từ thị trường trong và ngoài nước. Nhận định này đã định hướng cho tôi trong việc
nghiên cứu đề tài.
Năm 2010 tại Trường Đại học An Giang, sinh viên Nguyễn Hồng Nhung
nghiên cứu về định hướng chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
TNHH Thanh Hòa. Năm 2011 có luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Duy Toàn trường
Đại Học Cần Thơ nghiên cứu về “hiện trạng ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm thiết
bị điện tại tỉnh Cần Thơ cùng bài viết “Phân cấp năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam” của TS Lê Đăng Doanh (TBKTSG số 48 - 2010). Những đề tài và
trên đã nghiên cứu về hiện trạng cạnh tranh trong ngành SXKD thiết bị điện tại một
công ty cụ thể, một địa điểm cụ thể và đã hoàn thiện chiến lược xây dựng thương hiệu
cho công ty, điều đó đã giúp tôi định hướng được một số vấn đề chung của thị trường
ngành SXKD thiết bị điện tại Việt Nam. Báo Người Lao Động với bài viết “ thiết bị
điện – ngành hấp dẫn” một lần nữa giúp tôi khẳng định tầm quan trọng và lợi thế của
ngành SXKD thiết bị điện trên thị trường hiện nay.

Hội thảo quốc tế VietNam ETE 2011 với chủ đề “Ngành thiết bị điện Việt Nam
trước tiềm năng, cơ hội và thách thức ” đã mang lại cho nhiều hiểu biết và góp phần
hình thành nội dung đề tài một cách chân thực và chính xác nhất. Sau hội thảo đã có
rất nhiều bài viết về tiềm năng và sức ép cạnh tranh của ngành SXKD thiết bị điện tại
Việt Nam. Đề tài là sự kết hợp các tài liệu nghiên cứu về vấn đề hiện trạng SXKD thiết
bị điện và cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên do thời gian và khả năng còn hạn chế nên
5


đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Các đề tài tiếp theo có thể đi sâu nghiên cứu và làm
sáng tỏ nhiều vấn đề hơn.
2.2. Sơ lược về tình hình công ty
2.2.1. Giới thiệu chung
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM
Tên Quốc tế : TAM KIM Joint Stock Company
Địa chỉ : Khu công nghiệp Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam
Điện thoại: (0351) 37833070
Fax: (0351) 3836141
Các công ty thành viên:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TAM KIM
Địa chỉ: Ô B02 lô D13 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37833070
Fax: (04)37833076
CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: : Ô B02 lô D13 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37833943
Fax: (04)37833925
CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM CHI NHÁNH TẠI ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 73 Nguyễn Văn Linh , Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3651643

Fax: (0511) 3651642
CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM CHI NHÁNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 12 Trần Thiện Chánh, quận 10, TP HCM
Điện thoại: (08) 38623539
Fax: (0511) 38682675
Tổng diện tích sử dụng: 10,5 ha
Vốn điều lệ: 98 000 000 000 VND
Mã số thuế: 0305109770
Website: www.tamkim.vn

6


Lĩnh vực chuyên môn: SXKD các sản phẩm thiết bị ngành điện, nước, đèn
trang trí.
Thương hiệu: công ty đang hiện diện trên thị trường với thương hiệu thiết bị
điện ROMAN và thiết bị điện nước SUNMAX, KOHAN.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty CP TAM KIM là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các SP
thiết bị ngành điện nước với các thương hiệu đã được khẳng định như: ROMAN– thiết
bị ngành điện, đèn trang trí ; KOHAN, SUNMAX – thiết bị ngành điện nước.
Khởi đầu chỉ với 50 nhân sự, trải qua 14 năm hình thành và phát triển với sự
tâm huyết của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, đến nay TAM KIM đã có hệ
thống chi nhánh tại 3 miền Bắc - Trung – Nam với hơn 1000 cán bộ công nhân viên và
một nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam với diện tích 3,2 ha đã
xây dựng hoàn thiện. Hiện nay, TAM KIM đang xây dựng thêm một nhà máy thứ hai
với diện tích 6 ha tại Phủ Lý – Hà Nam nhằm phát triển SP và tăng quy mô DN.
Với việc áp dụng nghiêm ngặt hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 và
đội ngũ lãnh đạo, nhân viên có trình độ, nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, TAM
KIM đang có những bước tăng trưởng mạnh, cam kết phát triển vì lợi ích của khách

hàng, cộng sự, đối tác và của cộng đồng thông qua các SP và dịch vụ chất lượng cao
đem lại những giá trị đích thực cho cuộc sống.
Nhìn lại lịch sử phát triển của công ty:
- Năm 1997: Ngày 22/11/1997, thành lập công ty TNHH Thiên Phong .
- Năm 2001: Ngày 20/10/2001, thành lập công ty TNHH Sao Phương Đông
chuyên sản xuất két bạc.
- Năm 2003
7/2003: xây dựng xong nhà máy tại khu công nghiệp Đồng Văn – tỉnh Hà Nam.
10/2003: ra mắt SP thiết bị điện nhãn hiệu Roman.
12/2003: thành lập chi nhánh công ty Thiên Phong – TP HCM.
- Năm 2004
7/2004: thành lập văn phòng đại diện công ty Thiên Phong tại TP Đà Nẵng .
8/2004: SP thiết bị điện mang nhãn hiệu Sunmax nhập khẩu từ Hàn Quốc được bán
phân phối trên toàn quốc.
7


- Năm 2005: 9/2005, ra mắt SP thiết bị điện nhãn hiệu Kohan.
- Năm 2006: 3/2006, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH Sao
Phương Đông thành công ty Cổ Phần Tam Kim và công ty TNHH Thiên Phong thành
công ty CP Thiết bị điện Tam Kim.
- Năm 2007: 11/2007, công ty vinh dự đón nhận chứng nhận hệ thống quản lí
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức TuvNord chứng nhận.
- Năm 2008
1/2008 thành lập công ty TNHH Nhựa va Bao Bì Tam Kim chuyên sản xuất SP ống
nhựa kháng khuẩn, tấm lợp, bao bì nhựa.
6/2008: thành lập công ty TNHH Thương mại Tam Kim.
9/2008: công ty vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt do UBTW hội các nhà
doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng.
- Năm 2009: là năm chứng kiến nhiều thay đổi nhất của Tam Kim

12/2009: đón nhận giải thưởng Chất Lượng Quốc Gia.
10/2009: tái cấu trúc doanh nghiệp (sáp nhập các đơn vị thành viên Tam Kim).
- Năm 2010 - 2011: mở hệ thống showroom đèn trang trí Roman tại Hà Nội, Đà
Nẵng, TP HCM.
2.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm
Nhằm đa dạng hóa SP thiết bị điện, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là
các công trình cao ốc, văn phòng, tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại,… và ngày
càng phát triển tại Việt Nam, công ty đã cho ra đời nhiều SP mới, đa dạng, phong phú
về kiểu dáng, mẫu mã và có tính đồng bộ cao, SP có chất lượng cao bởi chất liệu ngoại
nhập của Châu Âu, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với các thông số
kỹ thuật qua kiểm định chặt chẽ, đem lại sự an toàn tối đa cho người sử dụng.

8


Hình 2.1. Một số sản phẩm của công ty

Nguồn: phòng marketing
- Công tắc, ổ cắm và phụ kiện
- Cầu dao, Aptomat và hộp aptomat
- Đèn Downligh, đèn led các loại
- Quạt thông gió
- Các loại ổ cắm âm sàn
- Máng đèn dân dụng, công nghiệp
Thị trường tiêu thụ
SP thiết bị điện của Tam Kim chủ yếu được ưa chuộng ở thị trường nội địa,
công ty đặt các đại lí trên toàn quốc, đặc biệt tập trung ở những trung tâm công nghiệp
lớn của nước ta. Sản lượng xuất khẩu của Tam Kim hiện hiện tại còn khá khiêm tốn,
thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật, Đức, một số nước châu Á.


9


2.4. Cơ cấu tổ chức
2.4.1. Sơ đồ tổ chức Công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty
HỘI ĐỒNG QUẢN
BAN KIỂM
SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC

NHÀ MÁY

CÔNG TY CP TAM

SẢN XUẤT

KIM

PHÒNG CHỨC

CÔNG TY TNHH

CÔNG

CÔNG

CÔNG


NĂNG THAM MƯU:

TM TAM KIM

TY CP

TY CP

TY CP

Phòng tổ chức hành

TAM

TAM

TAM

chính

KIM

KIM CHI

KIM

CHI

NHÁNH


CHI

NHÁNH

ĐÀ

NHÁNH

HÀ NỘI

NẴNG

TP HCM

Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch kinh
doanh
Phong kĩ thuật vật tư

Nguồn tin: phòng hành chính – nhân sự
2.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
 Hội đồng Quản trị (HĐQT)
Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

10


 Ban kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động SXKD và điều hành

của công ty. Ban kiểm soát gồm ba thành viên : một trưởng ban, hai thành viên. Ban
kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty của
Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
 Ban điều hành
Gồm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Điều hành do Hội
đồng Quản trị bổ nhiệm. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của Hội
đồng Quản trị, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công
ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị, điều lệ công ty và theo các quy
định của pháp luật, tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD và các dự án đầu tư của Công
ty, bảo toàn và phát triển vốn, xây dựng các quy chế điều hành, quản lý công ty và các
nhiệm vụ khác theo điều lệ công ty qui định.
 Tổng Giám đốc
Do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các
vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước
HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
 Phòng Tổ chức Hành chính
Là bộ phận tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong công việc tổ chức và
quản lý nhân sự. Đảm bảo mọi thủ tục hành chính trong công tác tuyển dụng, phát
lương, khen thưởng, kỷ luật. Quản lý tài sản, cơ sở vật chất như nhà xưởng, nhà kho,
văn phòng, phương tiện, dụng cụ làm việc.
 Phòng Tài chính Kế toán
Quản lý toàn bộ nguồn tài chính của Công ty, thực hiện các nghiệp vụ kế toán.
Theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động SXKD. Quản lý thực hiện các chế độ thủ tục tài
chính kế toán theo quy định hiện hành. Phân tích, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, tài chính.
 Phòng Kế hoạch Kinh doanh
Phân tích đánh giá tình hình hoạt động của công ty, nghiên cứu đề xuất phương
hướng hoạt động kinh doanh cho từng thời kỳ và đưa ra những biện pháp nhằm khắc
phục những khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
11



 Phòng Kỹ thuật Vật tư
Được hình thành trên cơ sở sát nhập Phòng Kỹ thuật và Phòng Cung ứng Vật tư
– Kho vận. Nhiệm vụ là nhập khẩu và cung ứng nội địa vật tư, nguyên vật liệu, phụ
tùng. Quản lý điện, nước, máy móc thiết bị, quản lý kho hàng, vận chuyển nguyên vật
liệu nội bộ, quản lý an toàn lao động và bảo hiểm lao động, giải quyết các vấn đề kỹ
thuật của công ty và nâng cấp, đề ra sáng kiến cải tiến kỹ thuật mới.
2.5. Hệ thống giá trị cốt lõi
Tầm nhìn sứ mệnh
TAM KIM là một tập đoàn vững mạnh vươn tầm ra TG bằng những thương
hiệu sản phẩm chất lượng quốc tế.
Phương châm
- TAM KIM là một tổ chức có tính cộng đồng mà mỗi nhân viên là một cộng
sự, đoàn kết, sang tạo và đổi mới không ngừng.
- Lấy khách hàng làm trọng tâm.
- Xây dựng mối quan hệ công bằng giữa DN, đối tác và cộng sự trên cơ sở cùng
quan tâm, chia sẻ lợi ích các bên để cùng nhau phát triển.
Chính sách chất lượng
TAM KIM nổ lực làm khách hàng hài lòng thông qua quá trình cải tiến liên tục
chất lượng SP và dịch vụ mà công ty cung cấp.
Cam kết tương lai
- Thiện chí, cầu tiến, luôn lắng nghe và học hỏi để TAM KIM ngày một tốt hơn.
- Vì lợi ích của khách hàng, cộng sự, đối tác và cộng đồng, đem lại giá trị đích
thực cho cuộc sống.
- TAM KIM phát triển trên cơ sở vì một môi trường bền vững, vì chất lượng
cuộc sống và có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
- Giá trị cốt lõi của TAM KIM: “Kết nối ước mơ, nhân lên sức mạnh”.

12



2.6. Các giải thưởng đạt được
Hình 2.3. Các giải thưởng của công ty

Hệ thống quản lý

Sao vàng đất Việt

Giải thưởng chất lượng

chất lượng

quốc gia 2009

Cúp vàng nhãn hiệu

Cúp vàng thương hiệu

Cạnh tranh

ngành xây dựng Việt Nam

Cúp vàng thương hiệu
công nghiệp Việt Nam

Huy chương vàng chất lượng sản phẩm

Huy chương vàng hội chợ quốc tế hàng


Vietbuild Hà Nội 2005

công nghiệp Việt Nam 2005-2007
Nguồn: www.tamkim.vn

13


×