Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TÂY SƠN_ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.99 KB, 78 trang )

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
THAM GIA HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG CỦA NÔNG
HỘ TẠI HUYỆN TÂY SƠN_ TỈNH BÌNH ĐỊNH

NGUYỄN THỊ BÍCH LAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2013
 


 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH LAN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
THAM GIA HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ MÍA ĐƯỜNG CỦA


NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TÂY SƠN_ TỈNH BÌNH ĐỊNH

NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: ThS. TRẦN HOÀI NAM

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2013
 


 
 

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng tiêu thụ mía đường của nông hộ tại huyện
Tây Sơn_tỉnh Bình Định”, do Nguyễn Thị Bích Lan, sinh viên khóa 36, ngành Kinh
Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày…tháng…năm 2014.

ThS. TRẦN HOÀI NAM
Giáo Viên hướng dẫn

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày


 

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm


 
 

LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, người đã sinh ra, nuôi dưỡng và
lo lắng cho các chị em con đến ngày hôm nay, người đã dành cho chúng con tình yêu
thương bao la vô bờ bến. Ba mẹ đã cho con niềm tin và nghị lực giúp con phấn đấu
học tập tốt trong suốt thời gian qua. Công ơn của ba mẹ con sẽ nhớ mãi trong lòng, con
yêu ba mẹ nhiều lắm, cầu mong ba mẹ luôn khỏe mạnh để tiếp sức cho con đi tiếp trên
quãng đường còn lại, con sẽ luôn luôn nỗ lực và phấn đấu, giúp ba mẹ nuôi dạy các em

nên người.
Quãng đời sinh viên với nhiều niềm vui, gặp gỡ được nhiều bạn bè, được học
hỏi thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích, để có được như ngày hôm nay là kết quả của một
sự phấn đấu và cố gắng hết mình của bản thân, và quan trọng hơn là nhờ vào sự tận
tình dạy dỗ của các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh
Tế.
Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Hoài Nam, người đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong suốt quá trình học tập và
làm khóa luận, em cảm ơn thầy rất nhiều.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các nông hộ trồng mía tại huyện
Tây Sơn, Ban lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện Tây Sơn, các anh chị tại phòng
Thống Kê huyện Tây Sơn đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và
thực hiện đề tài.
Trong suốt 4 năm ngồi trên ghế giảng đường, bạn bè là chỗ dựa để mình chia sẽ
những niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ mình những lúc khó khăn, mình rất may mắn đã
được quen các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều.
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Lan

 


 
 

NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BÍCH LAN, tháng 1 năm 2014“Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh
Hưởng Đến Quyết Định Tham Gia Hợp Đồng Tiêu Thụ Mía Đường của Nông Hộ
tại Huyện Tây Sơn_Tỉnh Bình Định”.

NGUYEN THI BICH LAN, December 2013“Analysis of factors affecting the
decision to participate in the contract of farmers’ sugarcane in Tay Son
District_Binh Dinh Province”.
Khóa luận tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
hợp đồng tiêu thụ mía của nông hộ, trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng
mía trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Nội dung của khóa luận bao gồm tìm hiểu thực trạng sản xuất mía tại địa
phương, phân tích lợi ích của nông hộ khi tham gia hợp đồng tiêu thụ mía. Qua kết quả
nghiên cứu cho thấy tham gia hợp đồng mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân.
Tuy nhiên xác xuất tham gia hợp đồng của nông hộ tại huyện Tây Sơn là chưa cao.
Khóa luận đã sử dụng kết quả bảng câu hỏi điều tra 40 hộ nông dân có tham gia
hợp đồng và 20 hộ trồng mía không tham gia hợp đồng và nguồn số liệu thứ cấp tại
các cấp chính quyến địa phương. Các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng:
thống kê mô tả, so sánh, phân tích tổng hợp, phân tích hồi quy.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở đề đề xuất giải pháp nhằm xây dựng
mối quan hệ bền vững giữa nông hộ và nhà máy.

 


 
 

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................................... xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................................... xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .......................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian .............................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ................................................................................................ 4
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................... 4
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 4
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 4
2.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................................. 6
2.2.3 Tổng quan về nhà máy...................................................................................... 8
2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển mía trên địa bàn huyện ............... 9
2.3.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 9
2.3.2 Khó khăn......................................................................................................... 10
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................11
3.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 11
3.1.1 Thực trạng ngành sản xuất mía đường tại Việt Nam ..................................... 11
3.1.2 Thực trạng hợp đồng nông nghiệp tại Việt Nam ............................................ 13
3.1.3 Một số khái niệm ............................................................................................ 15
 


 
 


3.1.4 Đặc điểm hợp đồng nông nghiệp .................................................................... 16
3.1.5 Lợi ích và vấn đề trong khi thực hiện hợp đồng nông nghiệp........................ 20
3.1.6 Các chỉ tiêu kinh tế ......................................................................................... 20
3.1.7 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế .......................................................................... 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 22
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................... 22
3.2.2 Phương pháp so sánh ...................................................................................... 22
3.2.3 Phân tích hồi quy ............................................................................................ 23
3.2.4. Lý thuyết trò chơi trong sản xuất................................................................... 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................................28
4.1 Thực trạng sản xuất mía đường tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ........................ 28
4.2 Đặc điểm hộ điều tra ................................................................................................. 30
4.2.1 Độ tuổi của chủ hộ .......................................................................................... 30
4.2.2 Kinh nghiệm của chủ hộ ................................................................................. 30
4.2.3 Trình độ học vấn của chủ hộ .......................................................................... 31
4.2.4 Quy mô canh tác của nông hộ ........................................................................ 32
4.2.5 Vay nốn........................................................................................................... 32
4.2.6 Khuyến nông................................................................................................... 33
4.3 Phân tích hiệu quả và lợi ích của nông hộ khi tham gia hợp đồng tiêu thụ .............. 33
4.3.1 Phân tích hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ................................................. 33
4.3.2 Phân tích lợi ích của nông hộ khi tham gia hợp đồng với nhà máy ............... 36
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng của nông hộ .... 40
4.4.1 Sơ đồ về quy trình thực hiện hợp đồng .......................................................... 40
4.4.2 Mức độ tham gia hợp đồng của nông hộ ........................................................ 42
4.4.3 Kết quả ước lượng mô hình logit.................................................................... 44
4.4.4 Phân tích mức tác động biên........................................................................... 48
4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững giữa nông hộ và
nhà máy ........................................................................................................................ 51
4.5.1 Giải pháp cho nông hộ trồng mía ................................................................... 51
4.5.2 Giải pháp cho đơn vị thu mua mía ................................................................. 51

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53
 


 
 

5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 53
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 54
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương .................................................................... 54
5.2.2 Đối với nhà máy ............................................................................................. 54
5.2.3 Đối với nông dân ............................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................56
PHỤ LỤC 

 


 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn vị tính

UBND

Ủy ban nhân dân


NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Nghị định

CP

Chính phủ

TTTH

Tính toán tổng hợp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước

viii
 


 
 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1: Diện Tích và Sản Lượng Một Số Loại Cây Nông Nghiệp .........................................6 
Bảng 2.2: Số Lượng Gia Súc, Gia Cầm ..............................................................................................7 
Bảng 2.3: Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Huyện Tây Sơn ..............................................................7 
Bảng 3.1: Diện Tích, Sản Lượng Mía của Các Khu Vực Trong Nước Niên Vụ
2011/2012..................................................................................................................................................11 
Bảng 3.2: Diện Tích, Sản Lượng Mía Việt Nam Giai Đoạn 2008-2011 .................................12 
Bảng 3.3: Lợi Ích và Vấn Đề Khó Khăn của Nông Dân và Doanh Nghiệp............................20 
Bảng 3.4: Kỳ Vọng Dấu Các Biến Độc Lập trong Mô Hình ......................................................25 
Bảng 3.5. Bảng Lý Thuyết Trò Chơi của Hai Đối Thủ ................................................................27 
Bảng 4.1: Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Mía của Huyện Tây Sơn 2007-2012 ........28 
Bảng 4.2: Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Mía Vụ Đông Xuân 2012-2013 Phân
Theo Xã, Thị Trấn của Huyện Tây Sơn ............................................................................................29 
Bảng 4.3: Độ Tuổi của Chủ Hộ ...........................................................................................................30 
Bảng 4.4: Kinh Nghiệm của Chủ Hộ .................................................................................................30 
Bảng 4.5: Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ .......................................................................................31 
Bảng 4.6: Quy Mô Canh Tác của Nông Hộ .....................................................................................32 
Bảng 4.7: Tình Hình Tham Gia Vay Vốn của Chủ Hộ.................................................................32 
Bảng 4.8: Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Nông Hộ.....................................................33 
Bảng 4.9: Chi Phí Sản Xuất của Nông Hộ Tính Trên 1 Ha .........................................................34 
Bảng 4.10: Hiệu Quả Sản Xuất của Nông Hộ Tính Trên 1 Ha ..................................................35 
Bảng 4.11: Hiệu Quả Sản Xuất Theo Quy Mô của Nông Hộ Tính Trên 1 Ha.......................36 
Bảng 4.12: Kết Quả Trò Chơi khi Giá Thị Trường Cao Hơn Giá Hợp Đồng ........................39 
Bảng 4.13: Kết Quả Trò Chơi khi Giá Thị Trường Thấp Hơn Giá Hợp Đồng ......................39 
Bảng 4.14: Mức Độ Tham Gia Hợp Đồng của Nông Hộ.............................................................42 
Bảng 4.15: Mức Độ Hài Lòng của Nông Hộ Khi Tham Gia Hợp Đồng Tiêu Thụ Mía
Đường.........................................................................................................................................................42 
Bảng 4.16: Nguyên Nhân Làm Giảm Mức Độ Hài Lòng của Nông Hộ Khi Tham Gia
Hợp Đồng Tiêu Thụ Mía Đường. .......................................................................................................43 
Bảng 4.17: Lựa Chọn Nhà Máy để Ký Hợp Đồng Trong Các Vụ Tới của Nông Hộ ..........44 
ix

 


 
 

Bảng 4.18: Mô hình 1 - Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit....................................................45 
Bảng 4.19: Mô hình 2 - Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit....................................................46 
Bảng 4.20: Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy...............................................................47 
Bảng 4.21: Hệ Số Tác Động Biên theo Từng Yếu Tố trong Mô Hình Logit .........................48 
Bảng 4.22: Ước Tính Xác Xuất Tham Gia Hợp Đồng của Nông Hộ tại Huyện Tây Sơn ..50 

x
 


 
 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Bản đồ địa lý huyện Tây Sơn..............................................................................................5 
Hình 3.1. Biểu Đồ Trình Bày Những Mối Liên Kết Giữa “4 Đối Tác” Trong Hợp
Đồng Nông Nghiệp.................................................................................................................................18 
Hình 4.1 Sơ Đồ về Quy Trình Thực Hiện Hợp Đồng ...................................................................41 

 

xi

 


 
 

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mô hình xác suất khả năng tham gia hợp đồng của nông hộ
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi điều tra.

xii
 


 
 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Bình Định là một tỉnh đang trên đà phát triển, cùng với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã làm cho đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp. Với một lượng khá
lớn dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì để nâng cao đời sống cho bộ phận nông
dân, việc chuyên thâm canh về một loại cây trồng trong đó phát triển cây mía là một
yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao mức thu nhập cho hộ nông dân.
Huyện Tây Sơn là một huyện nhỏ nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Định, là huyện
có địa hình, địa thế rất phức tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ nhau, bị chia cắt
mạnh bởi các sông suối nhỏ trong vùng. Tuy nhiên, ngoài những đồi đất xám bạc màu,
huyện Tây Sơn còn có một đồng bằng tương đối màu mỡ do hàng năm được bồi đắp

bởi phù sa của dòng sông Kôn (là con sông dài và lớn nhất của tỉnh Bình Định), thuận
lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng mía.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích trồng mía trên địa bàn huyện bị
thu hẹp, năm 2007, diện tích trồng mía là 1.307,2 ha, nhưng đến năm 2009, diện tích
trồng mía chỉ còn 982,4 ha, năng suất đạt 559,7 tạ/ha. Tuy đến năm 2011, diện tích
trồng mía tăng đến 1.346 ha nhưng cho đến nay, vùng nguyên liệu mía vẫn còn bộc lộ
nhiều khó khăn, năng suất mía thấp, do điều kiện tự nhiên, diện tích trồng mía nhỏ lẻ,
phân tán, vùng trồng mía chủ yếu nằm trên đất gò đồi, không theo quy hoạch, thiếu
nước tưới, kỹ thuật canh tác còn hạn chế. Bên cạnh đó, giá mía đầu ra trên thị trường
bấp bênh cũng làm ảnh hưởng tới thu nhập của người nông dân.
Vì thế, để khắc phục phần nào rủi ro về đầu ra cho cây mía, nhiều bà con nông
dân trên địa bàn huyện đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần
đường Bình Định. Chính vì vậy, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định tham gia hợp đồng tiêu thụ mía đường của nông hộ tại huyện Tây Sơn, tỉnh
1
 


 
 

Bình Định” được thực hiện nhằm đánh giá đúng thực trạng sản xuất mía của nông hộ,
đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững giữa nông hộ
và nhà máy, giúp bà con trên địa bàn huyện yên tâm hơn trong việc sản xuất mía.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng tiêu thụ mía
đường của nông hộ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng sản xuất mía đường tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

- Phân tích hiệu quả và lợi ích của nông hộ khi tham gia hợp đồng tiêu thụ mía
đường.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng tiêu thụ mía
đường của nông hộ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững giữa nông hộ
và nhà máy.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Do thời gian nghiên cứu và nguồn kinh phí hạn chế nên không có điều kiện tiến
hành điều tra, khảo sát hết tất cả các xã có trồng mía của huyện, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu 5 nơi là: xã Tây Bình, xã Bình Tân, xã Tây Giang, xã Tây An và thị trấn
Phú Phong.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Quá trình soạn thảo đề cương đến thu thập, xử lí số liệu và hoàn thành đề tài
được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tiến hành thu thập, điều tra 60 hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện Tây
Sơn.
1.4 Cấu trúc luận văn
Khóa luận gồm 5 chương như sau:

2
 


 
 

Chương 1: Mở đầu
Nội dung trong chương này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,

phạm vi và cấu trúc thực hiện đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu, mô tả những đặc điểm của địa bàn
nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những thuận lợi và khó khăn trong
việc phát triển mía trên địa bàn huyện.
Chương 3:Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Nội dung trong chương này trình bày những khái niệm, lý thuyết có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu và những phương pháp áp dụng trong nghiên cứu để đạt mục
tiêu đã đề ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Trình bày về tình hình sản xuất và phân tích lợi ích của nông hộ khi tham gia
hợp đồng với nhà máy.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp đồng của nông hộ
trồng mía tại huyện Tây Sơn.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Phần kết luận sẽ nêu lại kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn, ý nghĩa những
nội dung của khoá luận. Phần kết luận sẽ làm nền tảng cho việc đề xuất các kiến nghị,
các giải pháp, chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề.

3
 


 
 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Để tiến hành thực hiện đề tài này, có nhiều tài liệu có liên quan được tham khảo
bao gồm những đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, các bài giảng môn học có liên
quan, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên môn. Đó đều là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích cho đề tài.
Theo Trần Thị Tuyết Sang (2011), “Thách thức trong quyết định thực hiện hợp
đồng tiêu thụ mía đường giữa nông dân và nhà máy tại xã Xuân Quang 3, huyện Đồng
Xuân, tỉnh Phú Yên”. Đề tài tập trung phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện
hợp đồng mua bán mía giữa nông dân với nhà máy, phân tích quyết định thực hiện hay
phá vỡ của các bên tham gia, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng
thực hiện hợp đồng. Hợp đồng mua bán mía đường tại địa phương là một trường hợp
thất bại, tuy nhiên nó vẫn phải tiếp tục vì đây là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân.
Theo đề tài nghiên cứu Trần Thị Họa My (năm 2012) “Áp dụng lý thuyết trò
chơi trong quyết định thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía tại xã Sơn Thành Tây, huyện
Tây Hòa, tỉnh Phú Yên” với mục tiêu phân tích quyết định thực hiện hợp đồng mua
bán mía giữa nông dân và nhà máy, cùng với đó đề tài tiến hành phân tích mức độ hài
lòng của nông dân trong việc thực hiện hợp đồng mua bán mía với nhà máy, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quyết định thực hiện hợp đồng tại địa
phương.
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

4
 


 
 

Hình 2.1: Bản đồ địa lý huyện Tây Sơn


Nguồn:
Tây Sơn là huyện nằm về phía Tây của tỉnh Bình Định. Phía Tây giáp huyện
Vĩnh Thạnh, phía Nam giáp huyện Vân Canh, phía Bắc giáp huyện Phù Cát, phía
Đông giáp huyện An Nhơn. Có tọa độ địa lí từ 13045’ đến 14047’ vĩ độ Bắc, từ
108040’ đến 109003’ kinh độ Đông, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 40 km, toàn
huyện có 14 xã và 1 thị trấn.
b. Khí hậu
Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa kéo dài 4 tháng, bắt đầu
từ tháng 9 và kết thúc là tháng 1 năm sau, lượng mưa tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10
và 11. Vùng có lượng mưa lớn nhất là thượng nguồn hồ Thuận Ninh.
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.750 mm/năm.
Lượng mưa cao nhất: 2.400 mm/năm.
Lượng mưa thấp nhất: 1.600mm/năm.
Nhiệt độ trung bình năm là 26,50C.
Nhiệt độ cao nhất là 39,50C.
Nhiệt độ thấp nhất là 230C.
5
 


 
 

Độ ẩm trung bình/năm là 81,4%.
c. Thổ nhưỡng
Địa hình Tây Sơn tương đối phức tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ. Phần
lớn địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 500m, nơi thấp nhất là mặt sông Kôn độ cao
khoảng 15m so với mặt nước biển và nơi cao nhất là đỉnh Hòn Nóc cao 902m. Đất đai
ở đây được chia làm 5 nhóm chính:

Đất xám chiếm 46,07% diện tích tự nhiên, độ dốc từ 3-150.
Đất tầng mỏng chiếm 32,5% diện tích tự nhiên.
Đất phù sa chiếm 19,42% diện tích tự nhiên, có độ dốc 0-30, tầng dày 80100cm.
Đất cát chiếm 1,15% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ven bờ sông Kôn.
Đất Gley chiếm 0,86% diện tích tự nhiên, nằm ở độ dốc 0-30, tầng đất dày 4070cm.
Đất đai huyện Tây Sơn phong phú và đa dạng với 3 nhóm đất chính chiếm diện
tích lớn là đất xám (46,07%), đất tầng mỏng (32,5%), đất phù sa (19,42%). Đây là quỹ
đất quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp.
2.2.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
a. Tình hình kinh tế
Nông lâm nghiệp
Nền kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, theo số liệu sơ bộ
năm 2012 của UBND huyện, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 404.540 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 4%. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn
huyện là 10.393,2 ha, diện tích cây lương thực có hạt 4.598,7 ha.
Bảng 2.1: Diện Tích và Sản Lượng Một Số Loại Cây Nông Nghiệp
Loại cây

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Lạc

948,6

2.654

Vừng


10

7,1

Mía

1.346

77.570

Thuốc lá

13,5

28,9

Tổng

2.318,1

80.260

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tây Sơn
6
 


 
 


Theo số liệu bảng 2.1, mía là cây được trồng nhiều nhất so với lạc, vừng, thuốc
lá, chiếm diện tích 1.346 ha với mức sản lượng cao, 77.570 tấn.
Bảng 2.2: Số Lượng Gia Súc, Gia Cầm
Loại con

Số lượng (con)

Trâu

893



36.920

Lợn

43.418



367,6

Vịt, ngan, ngỗng

186,5

Tổng

81.785,1

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tây Sơn

Theo bảng 2.2, tổng số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện là 81.785,1
con, trong đó lợn và bò chiếm số lượng lớn nhất, trâu chiếm số lượng thấp nhất.
Tài nguyên môi trường
Bảng 2.3: Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Huyện Tây Sơn
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất nông nghiệp

16.567,23

Đất lâm nghiệp

34.542,94

Đất chuyên dùng

6.162,52

Đất ở

887,24

Đất chưa sử dụng

8.095,36


Tổng

66.255,29
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tây Sơn
Theo thống kê của huyện đầu năm 2012, tổng diện tích đất của huyện là

66.255,29 ha. Quỹ đất chưa sử dụng của huyện vẫn còn tương đối lớn 8.095,36 ha là
cơ sở để mở rộng và phát triển diện tích trồng mía.
Công nghiệp
Gía trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt 2.299.585
triệu đồng, với các sản phẩm chủ yếu như đường các loại, gạo xay xát, gạch nung, gỗ
xẻ các loại, ngói nung, nước mắm, rượu.

7
 


 
 

Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, tiếp cận đến các làng, xã
vùng sâu, vùng xa, khối lượng hàng hoá lưu thông nhiều, đáp ứng nhu cầu phát triển
của địa phương. Toàn huyện có 4.828 cơ sở kinh doanh thương nghiệp lớn, nhỏ hoạt
động trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động thương mại-dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.
b. Văn hóa – xã hội
Dân số, lao động
Theo báo cáo của ban dân số kế hoạch hóa gia đình huyện Tây Sơn năm 2012,
tổng dân số của huyện là 124.577 người, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,3%, đồng bào

các dân tộc thiểu số là 1.574 người, còn lại là dân tộc Kinh.
Tây Sơn có nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là 22.182
người, lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, 71,66%, lao
động trong ngành khác chiếm 28,34%.
Hệ thống giao thông
Quốc lộ 19 là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Tây Sơn với các
huyện lân cận, nối liền cảng biển Quy Nhơn với vùng Tây Nguyên rộng lớn. Ngoài ra,
huyện còn có trục đường DT 636, DT 637 nối liền Tây Sơn với huyện miền núi Vĩnh
Thạnh, Phù Cát và thị xã An Nhơn. Nằm ở một vị trí thuận lợi như vậy đã góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cho huyện nhà.
Hệ thống thủy lợi
Công tác thủy lợi trên địa bàn huyện tương đối ổn định, huyện đang trong quá
trình tu bổ, sửa chữa và xây mới các hệ thống kênh mương ở từng địa phương. Bên
cạnh đó, huyện còn đang thực thi công trình hồ chứa nước Văn Phong góp phần cung
cấp đủ nước tưới cho bà con nông dân trong mùa nắng nóng.
2.2.3 Tổng quan về nhà máy
Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Đường Bình Định là tiền thân của Công ty Đường Bình Định
được thành lập vào ngày 08/3/1995 theo quyết định số 387/QĐ-UB của UBND tỉnh
Bình Định. Thực hiện chương trình cổ phần hoá DNNN, ngày 31/3/2003, UBND tỉnh

8
 


 
 

Bình Định có quyết định số 62/2003/QĐ-UB chuyển Công ty Đường Bình Định thành
Công ty Cổ phần Đường Bình Định, với vốn điều lệ là 34 tỷ đồng.

Vùng mía nguyên liệu của nhà máy tương đối tập trung, với tổng diện tích được
quy hoạch là 16.000 ha, có năng suất và chất lượng cao, cự ly vận chuyển trung bình
40km. Công ty đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng nguyên liệu về cả năng
suất và chất lượng, đưa cơ giới vào công việc canh tác, đốn chặt mía, được bà con
nông dân hết sức tin tưởng và phấn khởi.
Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất mua bán đường cát trắng, cồn công nghiệp và sản phẩm sau đường.
Mua bán vật tư phục vụ sản xuất đường, mua bán xăng dầu, thuốc trừ sâu, hàng
nông sản thực phẩm, nước có gaz, bia, rượu.
Sản xuất kinh doanh ván nhân tạo, bao bì các loại.
Dịch vụ sửa chữa, gia công cơ khí phục vụ hoạt động công nghiệp và gia dụng.
Dịch vụ nhân, lai tạo và cung ứng giống cây trồng.
Trồng rừng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi các ngành nghề đã đăng ký, hoạt
động kho bãi.
2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển mía trên địa bàn huyện
2.3.1 Thuận lợi
“Đề án Rà soát Quy hoạch vùng nguyên liệu mía thâm canh đến năm 2020”
được phê duyệt, từ đây, đời sống của bà con nông dân trồng mía phần nào được cải
thiện.
Người nông dân ở địa phương vốn chăm chỉ cần cù, lại chịu thương chịu khó,
luôn tìm tòi học hỏi để biết thêm những tiến bộ khoa học mới trong việc canh tác cây
mía.
Ngành mía đường thế giới đang trên đà hồi phục, giá mía, giá đường đang ở
mức cao và ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trên địa bàn huyện
nâng cao thu nhập nhờ cây mía.
Với quỹ đất 8.095,36 ha chưa sử dụng cho phép địa phương mở rộng diện tích
trồng mía.

9

 


 
 

Công ty cổ phần đường Bình Định nằm ngay trên địa bàn huyện tiến hành thu
mua và chế biến mía. Công ty đã ban hành nhiều chính sách phát triển vùng nguyên
liệu về cả năng suất và chất lượng, đưa cơ giới vào công việc canh tác. Đây là điều
kiện hết sức thuận lợi vì người nông dân sẽ được đảm bảo về mặt giá cả nông sản,
không bị ép giá quá thấp khi thị trường biến động.
2.3.2 Khó khăn
Diện tích còn manh mún, nhỏ lẻ, không theo quy hoạch, thời tiết diễn biến khá
phức tạp, nắng nóng kéo dài gây thiếu nước tưới cho cây mía và nhiều loại cây nông
nghiệp khác.
Kỹ thuật canh tác của bà con nông dân còn lạc hậu, chưa theo kịp các tiến bộ kỹ
thuật mới trên thế giới.
Gía cả vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật biến động tăng, bên cạnh đó giá
nông sản lại không ổn định ảnh hưởng lớn đến mức độ đầu tư cho cây mía.
Mía là cây nông nghiệp một năm chỉ thu một lần, vì vậy sẽ rất khó khăn cho các
nông hộ không đủ vốn để đầu tư.
Công ty cổ phần đường Bình Định thường chậm trễ trong việc thu mua làm
giảm chữ đường của mía.

10
 


 
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Thực trạng ngành sản xuất mía đường tại Việt Nam
a. Diện tích, sản lượng, năng suất
Bảng 3.1: Diện Tích, Sản Lượng Mía của Các Khu Vực Trong Nước Niên Vụ
2011/2012
STT

1
2

3

Vùng sản xuất

Diện tích

Năng suất

Sản lượng mía

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)


CẢ NƯỚC

270.961

9,6

16.901.259

Miền Bắc

26.294

61

1.528.306

Miền núi phía Bắc

26.294

61

1.528.306

Miền Trung

151.618

53,7


8.193.936

Bắc Trung bộ

54.383

61,3

2.962.506

Duyên hải miền Trung

51.961

52

2.601.503

Tây Nguyên

45.274

55,8

2.630.404

Miền Nam

93.049


79,1

7.178.990

Đông Nam Bộ

34.395

66,5

2.329.435

Đồng bằng sông Cửu Long

58.654

87,4

4.849.555

Nguồn: Bộ NN & PTNT
Theo số liệu bảng 3.1, diện tích trồng mía cả nước ta niên vụ 2011/2012 là
270.961 ha, trong đó, miền Trung có diện tích trồng mía lớn nhất, diện tích 151.618
ha, đạt sản lượng 8.193.936 tấn, miền Bắc có diện tích trồng mía thấp nhất.

11
 


 

 

Bảng 3.2: Diện Tích, Sản Lượng Mía Việt Nam Giai Đoạn 2008-2011
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2007

293,4

17.396,7

2008

270,7

16.145,5

2009

265,6

15.608,3

2010

269,1


16.161,7

2011

281,3

17.465,2
Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam, diện tích trồng mía của nước ta
có biểu hiện giảm nhẹ từ năm 2007 đến 2009, diện tích đạt 265,6 nghìn ha, sau đó tăng
lên đến 281,3 nghìn ha, chưa bằng với diện tích năm 2007.
Tiềm năng tăng trưởng của ngành mía đường tại Việt Nam khá lớn do mức tiêu
thụ đường bình quân đầu người tại Việt Nam còn thấp hơn so với mức trung bình của
thế giới.
b. Tình hình tiêu thụ
Tính đến quí I/2013 đã có 40 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã
ép 8.969.000 tấn mía, thu được 784.530 tấn đường, tăng 1.387.000 tấn mía và 148.330
tấn đường so với cùng kỳ năm trước. Năm nay nhu cầu sử dụng đường cho sản xuất
thực phẩm giảm khá mạnh, ước tính khoảng 15–20%. Hạn ngạch nhập khẩu 73.500
tấn đường trong năm 2013 càng khiến áp lực tồn kho nặng nề thêm. Nhiều nhà máy
đường đang rơi vào bế tắc, dù giảm giá song tiêu thụ vẫn rất chậm. Hơn nữa, một
lượng đường lớn giá rẻ từ biên giới Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam đã góp phần đẩy
nguyên nhân hàng tồn kho trong nước tăng cao. Do vậy, lượng đường tồn kho lên tới
400.000 tấn, đã nâng mức kỷ lục hàng tồn kho lên mức cao nhất từ trước tới nay. Do
vậy, trước kiến nghị xuất khẩu đường của Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), Bộ
Công thương đã cho phép doanh nghiệp xuất khẩu đường. Việc được xuất khẩu sẽ
giúp các nhà máy giảm được lượng hàng tồn kho đang ngày càng lớn và có tiền để trả
cho người dân trồng mía. Các nhà máy đường đang lâm vào cảnh khó khăn bởi giá liên

tục sụt giảm. Một trong những nguyên nhân khiến đường nội rớt giá, nhà máy điêu
đứng là do đường cát Thái Lan nhập lậu tràn qua biên giới bán với giá thấp, thao túng
thị trường.
12
 


×