Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHƯỢNG NGHI, HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.2 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO
CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHƯỢNG NGHI,
HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA

NGUYỄN THỊ LOAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LOAN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO
CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHƯỢNG NGHI,
HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

GV hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân Tích Các Yếu
Tố Ảnh Hưởng Đến Nghèo Của Hộ Gia Đình Tại Xã Phượng Nghi, Huyện Như
Thanh, Tỉnh Thanh Hóa” do Nguyễn Thị Loan, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Tế
Nông Lâm đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Ts. TRẦN ĐỘC LẬP
Người hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

nămNgày

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến bố mẹ,
người đã sinh thành, nuôi dưỡng và mãi mang đến cho con những gì tốt đẹp nhất. Đặc
biệt trong những năm tháng học tập xa gia đình, người đã thay bố mẹ chăm sóc và
nuôi dưỡng em để đi tới ngày hôm nay, đó chính là anh trai yêu quý. Công ơn của bố
mẹ và anh trai không bao giờ kể hết con sẽ ghi nhớ mãi trong lòng và cầu mong những
gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống sẽ đến với gia đình mình.
Để trở thành một sinh viên có nhiều hướng đi, có được những kiến thức bổ ích
như ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực và phấn đấu của bản thân. Điều đặc biệt
quan trọng là sự tận tình truyền đạt kiến thức của các Thầy Cô trong quá trình em học
tập ở trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Em xin gửi lòng biết ơn
đến tất cả các thầy cô khoa Kinh Tế, đặc biệt là thầy Trần Độc Lập, người đã hướng
dẫn em trong quá trình em làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú – anh chị tại UBND xã Phượng Nghi đã giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập, để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng cho em được gửi lời cảm ơn tới các anh chị, bạn bè… những người
đã luôn quan tâm và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Bên
cạnh đó bạn bè luôn là niềm vui, là chỗ dựa quan trọng nhất trong những năm tháng
học tập xa nhà, xin cảm ơn các bạn rất nhiều, các bạn đã luôn giúp đỡ mình khi mình
gặp khó khăn. Những kỉ niệm khi ở bên các bạn mình sẽ mãi ghi nhớ và trân trọng nó.
Xin cảm ơn và xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người!

Sinh viên
NGUYỄN THỊ LOAN


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ LOAN. Tháng 12 năm 2013 “Phân Tích Các Yếu Tố ảnh
Hưởng Đến Nghèo Của Hộ Gia Đình Tại Xã Phượng Nghi, Huyện Như Thanh,

Tỉnh Thanh Hóa”.
NGUYEN THI LOAN. December 2013 “Analysis of factors affecting poverty
of the household in Phuong Nghi commune, Nhu Thanh district, Thanh Hoa
province”.
Đề tài “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Nghèo của Hộ Gia Đình tại Xã
Phượng Nghi, Huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa” tập trung phân tích thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình. Nguồn số liệu phân tích được thu
thập từ các phòng ban thuộc UBND và thu thập từ 100 hộ gia đình trên địa bàn xã
Phượng Nghi.
Đề tài tiến hành phân tích dựa trên các phương pháp so sánh, thống kê mô tả và
phân tích hồi quy. Trong phương pháp phân tích hồi quy, mô hình OLS được sử dụng
nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập, mô hình Logit được sử dụng để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ gia đình.
Đề tài tập trung phân tích các mặt sau:


Thực trạng nghèo của người dân ở xã Phượng Nghi theo chuẩn nghèo cũvà

mới.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng nghèo của hộ gia

đình.


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình ở xãPhượng

Nghi.
Qua những phân tích trên để thấy được thực trạng nghèo ở xã như thế nào và xác

định những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nghèo từ đó đề xuất những giải
pháp giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân trong xã.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung. .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 3
1.4 Cấu trúc của đề tài. ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 4
2.1 Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................. 4
2.1.1 Vị trí địa lý. ................................................................................................. 4
2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng. ............................................................................. 4
2.1.3 Khí hậu và thời tiết. .................................................................................... 5
2.1.4 Nguồn nước và thủy văn. ............................................................................ 5
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. .................................................................................. 5
2.2.1 Dân số và lao động. .................................................................................... 5
2.2.2 Giáo dục, y tế. ............................................................................................. 7
2.2.3 Hiện trạng phát triển kinh tế. ...................................................................... 9
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 12
3.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 12
3.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 12

3.1.2 Chỉ tiêu, chuẩn mực, đặc điểm của nghèo. ............................................... 13
3.1.3 Tình trạng nghèo tại Việt Nam. ................................................................ 16
3.1.4 Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam. ............................................................. 19
v


3.1.5 Vòng luẩn quẩn nghèo nàn lạc hậu của người nghèo. .............................. 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 23
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. .................................................................. 23
3.2.2 Phương pháp so sánh ................................................................................ 24
3.3 Hệ số Gini và đường cong Lorenz. .................................................................. 31
3.3.1. Mục đích, ý nghĩa. ................................................................................... 31
3.3.2. Khái niệm, nội dung và phương pháp tính. ............................................. 31
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 33
4.1. Thực trạng nghèo tại địa bàn xã Phượng Nghi. .............................................. 33
4.2 Đặc trưng của mẫu điều tra. ............................................................................. 36
4.2.1 Độ tuổi và trình độ kĩ thuật của người lao động ....................................... 37
4.2.2 Tình hình vay vốn của hộ gia đình. .......................................................... 38
4.2.3 Tình hình đời sống của các hộ gia đình trong xã. ..................................... 39
4.3 Phân tích đặc điểm của người nghèo tại xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh.40
4.3.1 Nghề nghiệp, trình độ học vấn của người nghèo. ..................................... 40
4.3.2 Đặc điểm về nhân khẩu và tình trạng nghèo ............................................ 43
4.3.3 Giới và tình trạng nghèo. .......................................................................... 43
4.3.4 Đất đai, tín dụng và khả năng tiếp cận của hộ nghèo trong xã. ................ 44
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo tại xã Phượng Nghi, huyện
Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. ................................................................................. 46
4.4.1 So sánh thu nhập giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ người ĐBDT. . 46
4.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. ................ 48
4.4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xác xuất nghèo của hộ gia đình trong
Xã. ...................................................................................................................... 53

4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập giúp giảm nghèo cho hộ gia
đình tại xã Phượng Nghi. ....................................................................................... 59
4.5.1 Vấn đề về phát triển giáo dục. .................................................................. 59
4.5.2 Về vấn đề kế hoạch hóa gia đình. ............................................................. 61
4.5.3 Giải pháp về vấn đề sử dụng đất đai. ........................................................ 62
4.5.4 Giải quyết việc làm. .................................................................................. 62
4.5.5 Giải pháp cho người đồng bào dân tộc. .................................................... 63
vi


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 64
5.1 Kết luận. ........................................................................................................... 64
5.2 Kiến nghị. ........................................................................................................ 65
5.2.1 Đới với chính quyền địa phương. ............................................................. 65
5.2.2 Đối với hộ gia đình. .................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 67
PHỤ LỤC ......................................................................................................................

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CĐ&ĐH

Cao đẳng và đại học

DS&KHHGĐ

Dân số và kế hoạch hóa gia đình


ĐBDT

Đồng bào dân tộc

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)

HPI

Human Poverty Index
(Chỉ số nghèo đói tổng hợp)

NHNN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHCSXH

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNDP

United Nations Development Programme
(Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc)

WB

World Bank
(Ngân hàng Thế Giới)

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện Tích Và Dân Số Xã Phượng Nghi Năm 2012 ........................................ 6
Bảng 2.2. Lao Động Xã Hội Trên Địa Bàn 2012 Phân Theo Ngành Kinh Tế ................ 6
Bảng 2.3. Thống Kê về Trường, Lớp, Giáo Viên, Học Sinh Xã Phượng Nghi Năm Học
2011 – 2012. .................................................................................................................... 8

Bảng 2.4. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Lúa Xã Phượng Nghi Qua Các Năm
2010, 2011, 2012. ............................................................................................................ 9
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Phượng Nghi năm 2012............ 10
Bảng 3.1. Tỷ Lệ Hộ Nghèo Phân Theo Thành Thị và Nông Thôn ............................... 17
Bảng 3.2. Tỷ Lệ Hộ Nghèo Phân Theo Vùng ............................................................... 18
Bảng 3.3 Những Nhân Tố ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Hộ Gia Đình Trong Xã. .......... 27
Bảng 3.4. Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Xác Suất Nghèo Của Hộ Gia Đình Trong
Xã................................................................................................................................... 30
Bảng 4.1. Số Hộ Nghèo Tại Xã Phượng Nghi Giai Đoạn 2010 - 2012 ........................ 33
Bảng 4.2. Tình Trạng Nghèo Trong Xã Theo Chuẩn Nghèo Cũ và Mới ...................... 34
Bảng 4.3. Bảng Phân Phối Thu Nhập Theo Từng Nhóm 20% Dân Số......................... 35
Bảng 4.4. Độ Tuổi Trung Bình Của Người Lao Động Trong Mẫu Điều Tra. .............. 37
Bảng 4.5. Trình Độ Kĩ Thuật Của Người Trong Độ Tuổi Lao Động Của Mẫu Điều Tra
Năm 2012. ..................................................................................................................... 38
Bảng 4.6. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Các Hộ Dân. .......................................... 39
Bảng 4.7. Tình Hình Nhà Ở, Điện, Nước của Các Hộ Dân. ......................................... 40
Bảng 4.8. Nghề Nghiệp Của Chủ Hộ và Tình Trạng Nghèo......................................... 41
Bảng 4.9. Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ và Tình Trạng Nghèo ................................ 42
Bảng 4.10. Số Người Phụ Thuộc và Tình Trạng Nghèo. .............................................. 43
Bảng 4.11. Giới Tính Của Chủ Hộ và Tình Trạng Nghèo. ........................................... 44
Bảng 4.12. Diện Tích Đất Phân Theo Nhóm Hộ Nghèo và Không Nghèo trong Xã
Phượng Nghi. ................................................................................................................. 45
Bảng 4.13. Tín Dụng và Tình Trạng Nghèo ở Xã Phượng Nghi. ................................. 46
Bảng 4.14. Tình Trạng Nghèo Theo Nhóm Dân Tộc. ................................................... 46
ix


Bảng 4.15. Thu Nhập Phân Theo Nhóm Ngành............................................................ 47
Bảng 4.16: Kết Quả Ước Lượng Các Thông Số Của Mô Hình Thu Nhập. .................. 48
Bảng 4.17: R2 Của Hàm Hồi Quy Bổ Sung................................................................... 50

Bảng 4.18. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit. ......................................................... 54
Bảng 4.19 Khả Năng dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy. ............................................... 55
Bảng 4.20 Hệ Số Tác Động Biên Theo Từng Yếu Tố Trong Mô Hình Logit. ............. 57
Bảng 4.21 Ước Lượng Xác Suất Nghèo Của Hộ Gia Đình Tại Xã Phượng Nghi. ....... 58
Bảng 4.22 Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ Và Thu Nhập. ........................................... 61

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.2 Tỷ Lệ Lao Động Trên Địa Bàn Xã Phân Theo Ngành Kinh Tế.................... 7
Hình 3.1: Vòng luẩn quẩn nghèo ................................................................................ 22
Hình 3.2 Hệ số Gini và đường cong Lorenz............................................................... 32
Hình 4.1 Đường cong Lorenz. .................................................................................... 36

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong cuộc sống hiện nay con người đang hướng đến một nền văn minh tin
học, hướng đến đời sống tiên tiến, hiện đại thì nghèo là vấn đề cấp thiết và cần được
quan tâm giải quyết hàng đầu.
Nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước
đang phát triển,vấn đề nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối, rất cấp bách phải
tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Ở nước ta nghèo là vấn đề được nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay từ những
ngày đầu của đất nước (2-9-1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm nghèo đói như

một thứ giặc đó là “giặc đói”, giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” Vì thế người đã xác định
nhiệm vụ trước mắt là phải diệt giặc đói để đồng bào ta “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành” (Hồ Chí Minh – toàn tập 4 – Nhà xuất bản chính trị quốc gia)
Đầu thập niên 1990 Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ nghèo đã được nhận rõ, trước hết là số liệu trẻ em
suy dinh dưỡng ở mức báo động. Đầu năm 1991 vấn đề xóa đói giảm nghèo được đề
ra trong các diễn đàn, nghiên cứu và triển khai phong trào xóa đói giảm nghèo.
Nhắc tới Như Thanh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa do đó đời
sống và cơ sở hạ tầng còn thấp kém, kinh tế chậm phát triển, tập trung nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, xã Phượng Nghi cũng không nằm ngoài xu thế
chung đó tỷ lệ hộ nghèo trong xã khá cao. Trong những năm qua xã cũng thực hiện


những chính sách hỗ trợ các hộ thoát khỏi nghèo, tạo cơ hội cho người dân vươn
lên trongcuộc sống.
Tuy nhiên do những điều kiện nêu trên mặc dù các cơ chế chính sách trong
công tác xóa đói giảm nghèo được thực thi xong vẫn không mang lại kết quả như
mong đợi.
Vì những lý do trên mà đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của
hộ gia đình tại xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa”sẽ tìm hiểu thực
trạng nghèo, những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo từ đó đề xuất một số giải pháp giúp
giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu chung.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình tại xã Phượng Nghi,
huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Thực trạng nghèo của hộ gia đình trong xã theo chuẩn nghèo cũ (giai đoạn

2006- 2010) và mới (giai đoạn 2011-2015).

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình tại xã Phượng Nghi,
huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập giúp giảm nghèo cho hộ gia
đình tại xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến thực trạng tăng trưởng và bất
bình đẳng trong thu nhập của hộ gia đình, do đó đối tượng nghiên cứu của đề tài là
các hộ gia đình.

2


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.
-

Giới hạn về không gian: đề tài được nghiên cứu tại xã Phượng Nghi, huyện
Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

-

Giới hạn về thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 92013 đến tháng 12- 2013.


1.4Cấu trúc của đề tài.
Luận văn gồm 5 chương.
Chương 1. Mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi thực hiện của đề tài.
Chương 2. Tổng quan: Nêu một cách tổng quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
tại xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận về nghèo,
về bất bình đẳng trong thu nhập. Nêu lên các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài.
Chương 4.Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Trình bày tình hình thực hiện và kết quả
nghiên cứu của đề tài. Thực trạng đời sống và hiện tượng bất bình đẳng tại xã Phượng
Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao thu nhập và giảm nghèo cho người dân địa phương.
Chương 5.Kết luận và kiến nghị: Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được cũng như
những hạn chế của đề tài. Ngoài ra còn đề xuất kiến nghị với các cơ quan liên quan để
thúc đẩy kinh tế của xã Phượng Nghi tăng trưởng nhanh một cách bền vững, đat được
thành công về giảm nghèo.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên.
2.1.1 Vị trí địa lý.
Như Thanh là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam. Huyện
Như Thanh có diện tích tự nhiên 588,29 km² (2008), dân số 85.152 người (2009), với
3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Thái và Mường.
Huyện Như Thanh được thành lập năm 1996, trên cơ sở tách 16 xã thuộc huyện Như

Xuân. Khi thành lập, huyện Như Thanh có 58.694 ha diện tích tự nhiên và 76.045
nhân khẩu. Tên gọi Như Thanh là tên ghép từ hai địa danh Như Xuân và Thanh Hóa.
Ranh giới hành chính:
-

Phía Bắc giáp với các huyện Triệu Sơn, Thường Xuân

-

Phía Nam giáp với huyện Tĩnh Gia và tỉnh Nghệ An

-

Phía Đông giáp với huyện Nông Cống

-

Phía Tây giáp với huyện Như Xuân
Phượng Nghi là một xã thuộc huyện Như Thanh cách trung tâm huyện 12 km về

phía Tây Bắc, phía Đông Nam giáp xã Mậu Lâm, phía Nam giáp xã Xuân Khang, phía
Tây giáp xã Cán Khê, Xuân Thọ và xã Thượng Ninh huyện Như Xuân, phía Đông Bắc
giáp với xã Xuân Du.
2.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng.
Xã Phượng Nghi có tổng diện tích tự nhiên 3.804,78 ha trong đó đất nông
nghiệp 421,02ha, đất lâm nghiệp 2.975,89 ha, diện tích ao hồ, đập bai, khe suối 78,23
ha, đất thổ cư 134,89ha còn lại là đất khác.
4



Phượng Nghi có tới 78% diện tích là đồi núi, đây là điều kiện để nhân dân trong
xã phát triển kinh tế rừng, kết hợp với sản xuất nông nghiệp tạo ra mức thu nhập ổn
định.
2.1.3 Khí hậu và thời tiết.
Phượng Nghi là một xã của Như Thanh. Do đó nó cũng mang những đặc điểm
chung của khí hậu Thanh Hóa. Thời tiết và khí hậu của Phượng Nghi nói riêng và
Thanh Hóa nói chung với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90-130
ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 16001800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao .
- Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là Đông và Đông
nam.
2.1.4 Nguồn nước và thủy văn.
Ở xã Phượng Nghi nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
dựa vào thiên nhiên, nguồn nước ngầm và hệ thống khe, suối, ao, hồ. Nói chung hệ
thống bai đập phần lớn là do nhân dân tự ngăn, khả năng giữ nước hạn chế vì vậy việc
tưới tiêu cho đồng ruộng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.
Nhìn chung nguồn nước cũng khá đầy đủ nên trong đời sống sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp của người dân địa phương cũng không gặp nhiều khó khăn.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.2.1 Dân số và lao động.
a. Dân số.
Tổng dân số toàn xã tính đến ngày 01/4/2009 là 4.296 người, có bốn dân tộc
Mường, Kinh, Thái, Thổ, trong đó người Mường chiếm 87%, người Kinh chiếm 11%,
dân tộc Thái, Thổ chiếm 2%.

5



Là xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số lớn, giao thông đi lại khó khăn, điểm xuất
phát của nền kinh tế thấp, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã Phượng
Nghi tiếp tục được hưởng những chính sách ưu đãi của chương trình 135 giai đoạn II.
Bảng 2.1. Diện Tích Và Dân Số Xã Phượng Nghi Năm 2012

Tổng số

Diện tích

Dân số trung bình

Mật độ dân số

(km2)

(người)

(Người/km2)

35,33

4.330

122

Nguồn: Phòng thống kê xã Phượng Nghi
Qua bảng diện tích và năng suất của xã Phượng Nghi ta thấy trong năm 2012
dân số trung bình toàn xã là 4.330 người và diện tích là 35,33 km2 mật độ dân số vào
khoảng 122 người/km2 với mật độ dân số như vậy xã Phượng Nghi có nhiều điều kiện
để phát triển sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt.

b.

Lao động.
Phượng Nghi là xã có nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng.Theo số liệu thống

kê năm 2012, toàn xã có khoảng 2.549 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,87%
trên tổng dân số, đây là những lao động chính trong gia đình. Ngoài ra, trong sản xuất
nông nghiệp còn có một lực lượng lao động phụ nhưng cũng rất quan trọng nằm ở trên
và dưới độ tuổi lao động.
Bảng 2.2. Lao Động Xã Hội Trên Địa Bàn 2012 Phân Theo Ngành Kinh Tế
Số lượng

Tỷ lệ

(người)

(%)

Tổng lao động

2.549

100

Nông, lâm, ngư

2.166

85


Công nghiêp, xây dựng

127

5

Thương mại, dịch vụ

178

7

Quản lý nhà nước

76

3

Nguồn: Phòng thống kê xã Phượng Nghi

6


Hình 2.2 Tỷ Lệ Lao Động Trên Địa Bàn Xã Phân Theo Ngành Kinh Tế
Nông, lâm, ngư

Công nghiêp, xây dựng

Thương mại, dịch vụ


Quản lý nhà nước

3%
7%
5%

85%

Tuy nhiên, kinh tế của xã Phượng Nghi chủ yếu là nông nghiệp nên số lượng
lao động trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao (85%), sự
chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp vẫn còn
chậm. Dự báo trong những năm tới, số người bước vào độ tuổi lao động của xã sẽ tiếp
tục tăng, nhưng chất lượng nguồn lao động cong thấp. Do đó, cần coi trọng công tác
tuyển chọn đưa đi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cung cấp nguồn lao
động cho các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh; đồng thời, đáp ứng yêu cầu xuất
khẩu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
2.2.2 Giáo dục, y tế.
a. Giáo dục.
Giáo dục – đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đào tạo
nguồn trí thức cho cả nước nói chung và huyện Như Thanh cũng như xã Phượng Nghi
nói riêng, vì vậy công tác giáo dục – đào tạo được xã quan tâm đầu tư, xây dựng. Nền
giáo dục của xã trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng, góp phần nâng cao dân trí. Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo công tác giáo dục từ
cấp mầm non đến trung học cơ sở. Chi tiết về số trường, lớp, giáo viên và học sinh
được thể hiện ở bảng 2.3:

7


Bảng 2.3. Thống Kê về Trường, Lớp, Giáo Viên, Học Sinh Xã Phượng Nghi Năm

Học 2011 – 2012.
Cấp học

Mẫu giáo

Tiểu học

THCS

Số trường

1

1

1

Số lớp

16

23

10

Số giáo viên

34

33


34

Số học sinh

327

351

272

Tỷ lệ học sinh bình quân trên 1 lớp học

20,4

15,3

27,2

Tỷ lệ học sinh bình quân trên 1 giáo viên

9,62

10,64

8

Nguồn: Phòng thống kê xã Phượng Nghi
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo ở xã không ngừng phấn đấu
thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về giáo dục – đào tạo, nâng cao chất

lượng đào tạo, số trường, lớp và đội ngũ cán bộ giảng dạy đã tương đối đầy đủ, các
cán bộ giáo viên đều có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhu cầu giảng dạy
cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế như cơ sở vật
chất còn thiếu thốn và cũ kỹ, lạc hậu, phòng học vẫn còn thiếu. Đồ dùng học tập, thiết
bị dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy còn ít, học sinh và giáo viên chỉ học chay
bằng lý thuyết, số giờ thực hành rất ít và nếu có thì học sinh chỉ biết sơ qua, do vậy
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của học sinh, hạn chế tiếp xúc, mở
rộng hiểu biết cho học sinh.
b. Y tế.
Năm 2012 là năm thứ 12 thực hiện chỉ thị 06 của ban bí thư TWĐ về công tác
củng cố mạng lưới cơ sở, là năm thứ 5 trạm y tế trực thuộc Trung tâm y tế quản lý và
là năm thứ 8 được công nhận xã chuẩn y tế quốc gia.
Đối với y tế xã tổng số cán bộ có 6 đồng chí, trong đó 1 đ/c đi học, 4 đ/c làm việc
tại trạm và một cán bộ được hợp đồng không lương, cuối năm có 2 đồng chí đi học
chuyển đổi. Do đó tình hình công tác hoạt động về y tế còn gặp nhiều khó khăn.

8


2.2.3 Hiện trạng phát triển kinh tế.
a. Nông nghiệp.
Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp của xã đang sử dụng là 2.880 ha, chiếm
79,04% tổng diện tích đất tự nhiên (3.634,52 ha), được sử dụng chủ yếu trồng cây
công nghiệp, lúa, hòa màu và cây ăn trái.


Trồng trọt:
Cây lúa: Đặc điểm canh tác của người dân Phượng Nghi là sản xuất 3 vụ lúa/năm;

gồm 2 vụ sản xuất chính, và 1 vụ thứ 3 sử dụng các giống lúa cao sản, ngăn ngày (từ

90 – 100 ngày). Để thấy được tình hình sản xuất lúa của Xã, chúng ta xem qua bảng
2.4 sau:
Bảng 2.4. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Lúa Xã Phượng Nghi Qua Các
Năm 2010, 2011, 2012.
Khoản mục

ĐVT

2010

2011

2012

Ha

160

160

160

Năng suất

Tạ/ha

40

50


60

Sản lượng

Tấn

64

80

960

Diện tích gieo trồng

Nguồn: Phòng thống kê xã Phượng Nghi
Qua bảng 2.5 cho thấy được diện tích lúa qua các năm không đổi nhưng sản lượng
lúa vẫn tăng lên, điều này chứng tỏ người dân trong xã đã có sự đầu tư chăm sóc cho
sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa.
Các loại cây ăn trái và hoa màu ở xã hầu như không đa dạng, đặc điểm canh tác
đơn giản người dân trồng chủ yếu để ăn và số ít thì tiêu thụ ở chợ địa phương nên hiệu
quả kinh tế mang lại không cao.


Chăn nuôi
Trong những năm qua tình hình chăn nuôi ở xã có nhiều phát triển, vật nuôi bao

gồm trâu, bò (chủ yếu lấy sức kéo), heo, gà (thả vườn), vịt,…tình hình chăn nuôi trong
địa bàn xã còn khá nhỏ lẻ nhưng do diện tích canh tác khá ít nên phần lớn thu nhập
của người dân trong xã vẫn là từ chăn nuôi.


9




Công nghiệp và dịch vụ.
Công nghiệp và dịch vụ chưa được phát triển, chính sự tăng trưởng của hai khu

vực này thấp là nguyên nhân tăng trưởng kinh tế chung thấp, đã làm cho dịch chuyển
kinh tế chậm, thể hiện nền kinh tế thuần nông.
2.2.4 Cơ sở hạ tầng.
c. Giao thông.
Mạng lưới giao thông trên địa bàn Xã phân bố tương đối hợp lý, các tuyến đường
chiến lược của Xã đã được trải nhựa và bê tông hóa, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của Trung
ương, xã Phượng Nghi đã tập trung tu bổ, nâng cấp hệ thống giao thông và đạt được
nhiều thành tích ấn tượng như các đường vào thôn bản cũng đã được bê tông hóa nhờ
chương trình đường nông thôn mới của Chính phủ.
d. Hệ thống điện, nước.
Hiện nay tất cả các thôn của Xã Phượng Nghi đã có lưới điện đến các cụm dân cư.
Số hộ sử dụng điện lưới quốc gia trong Xã ngày càng tăng. Đây là điều kiện quan
trọng góp phần cải thiện đời sống dân sinh và cung cấp điện cho sản xuất để thực hiện
công nghiệp hóa nông thôn ở Phượng Nghi.
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng
nông thôn mới do đó trong những năm qua hệ thống nước sạch dùng cho sinh hoạt đã
được cung cấp đến từng hộ, 100% các thôn đều được cung cấp nước sạch đáp ứng
được nhu cầu về nước uống cũng như nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, rất
nhiều hộ dân trên địa bàn đặc biệt là người dân tộc thiểu số vẫn dùng nước giếng, thậm
chí là nước sông suối không đảm bảo vệ sinh an toàn.
e. Tình hình sử dụng đất.

Bảng 2.5. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Phượng Nghi năm 2012.
Mục đích sử dụng đất

Diện tích (ha)

Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng lúa nước
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Đất trồng cây lâu năm khác

2880
245,15
70,10
99,82
86,5
13,32

Tỷ lệ (%)
79,04
8,51
2,43
3,47
2,99
0,5

Nguồn: Phòng thống kê xã Phượng Nghi
10



Qua bảng số liệu 2.5 trên ta thấy tính đến hết năm 2012 diện tích đất sản xuất
nông nghiệp của toàn xã là 2.880 (ha) chiếm 79,04% trong tổng diện tích, trong đó đất
trồng cây lúa nước chiếm diện tích cao nhất 245,15 (ha) chiếm 8,51% đất nông
nghiệp, đứng thứ 2 là đất trồng cây lâu năm chiếm 3,47% đất nông nghiệp trong đó các
cây công nghiệp lâu năm như: keo, bạch đàn, … là chiếm tỉ trọng cao chiếm tới
2,99%, điều này cho thấy lúa nước đang là cây trồng chủ đạo của xã, phần lớn đất ở xã
được sử dụng chủ yếu cho ngành nông nghiệp.

11


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số khái niệm
a. Khái niệm về nghèo.


Thế giới.
Các hội nghị bàn về giảm nghèo trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do

ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9 – 1993 đã đưa ra định nghĩa nghèo như sau:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế
- xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á: “Nghèo là tình trạng thiếu tài sản cơ bản và cơ
hội mà mỗi con người có quyền được hưởng, mọi người cần được tiếp cận với giáo
dục cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản”.

Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Châu Á còn đưa ra hai khái niệm cụ thể hơn:
-

Nghèo tuyệt đối: được lý giải là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không

được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (ăn, mặc, ở, được chăm
sóc sức khỏe, được giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch vụ cần thiết khác) mà
những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi nước.
Một cách diễn đạt khác, một người hoặc một hộ gia đình được xem là nghèo
tuyệt đối khi mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối
thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian
nhất định.

12


-

Nghèo tương đối: là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm

người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể và thời gian nhất
định. Như vậy, nghèo tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình
trạng thu nhập với nhóm người. Luôn tồn tại một nhóm người có thu nhập thấp nhất
trong xã hội, do đó cũng theo khái niệm này thì nghèo tương đối sẽ luôn hiện diện bất
kể trình độ phát triển kinh tế nào.


Việt Nam
Ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm “nghèo” còn sử dụng khái niệm “đói” để phân


biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư.
-

“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu không

thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp,…”
-

“Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống tối thiểu, không đảm

bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống”. Đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu
ăn trong một số tháng trong năm, phải vay nợ và thiếu khả năng chi trả.
Ngoài khái niệm về hộ nghèo, hộ đói, Việt Nam còn sử dụng khái niệm vùng
nghèo, Xã nghèo là nơi tỉ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và đám dân cư thấp hơn nhiều so
với mức sống chung của cả nước. Tình trạng đó phổ biến ở các vùng nghèo có điều
kiện tự nhiên không thuận lợi (đất xấu, thiên tai thường xuyên), kết cấu hạ tầng kém
phát triển.
b. Khái niệm về thu nhập.
Thu nhập là phần đạt được của hộ hay của cá nhân từ sản xuất hoặc từ các hoạt
động dịch vụ. Thu nhập có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, được tính bằng cách lấy
tổng thu nhập trừ cho chi phí mua ngoài và các khoản thuế phải nộp (không bao gồm
chi phí gia đình). Thu nhập bình quân trên đầu người được tính bằng cách lấy tổng thu
nhập chia cho số thành viên trong hộ đó. Chỉ số này được xây dựng với giả định là tất
cả các thành viên của hộ có cùng thu nhập bình quân giống nhau ngay cả trẻ em.
3.1.2 Chỉ tiêu, chuẩn mực, đặc điểm của nghèo.
a. Chỉ tiêu đánh giá nghèo.


Thế giới

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá nghèo trên thế giới, chủ yếu là sử dụng chỉ tiêu thu

nhập quốc dân đầu người (GDP/người).
13


×