Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò tại xã hồng thái, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.97 KB, 42 trang )

Phần 1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồng Thái là một xã của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là
vùng có khả năng canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau do đó ở đây có
một lượng phế phụ phẩm nông nghiệp dồi dào và có đồng bãi cỏ chăn thả
khá rộng nên nơi đây là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đàn bò. Việc
chăn nuôi bò vàng cũng đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao cho
người chăn nuôi, nó không những tận dụng được các phụ phẩm từ hoạt động
nông nghiệp mà còn sử dụng được thức ăn tự nhiên góp phần giảm chi phí
đầu vào phù hợp với người nghèo có thu nhập thấp vì thế nó đóng vai trò
quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và góp
phần vào xóa đói, giảm nghèo , giải quyết phần nào sức kéo, cung cấp phân
bón cho ngành trồng trọt,lâm nghiệp và góp phần tăng thu nhập đáng kể cho
người dân nơi đây.
Tuy nhiên ở xã, đân số chủ yếu là người dân tộc (Tàôi, Pacô) nên điều kiện
kinh tế của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, trình độ học vấn còn
thấp,điện tích nông nghiêp thấp, đất đồi, đất rừng chủ yếu trồng các loại cây
công nghiêp mà chủ yếu là cao su nên chưa có khả năng để cơ giới hoá trong
nông nghiệp,việc phát triển chăn nuôi chưa được như mong muốn là do
nhiều nguyên nhân khác nhau như: trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật,chất
lượng con giống, công tác thú y, thị trường tiêu thụ, người dân ở đây chưa
mạnh dạn trong việc đầu tư vốn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật dịch vụ
phục vụ cho chăn nuôi bò còn nhiều hạn chế, chăn nuôi bò trong nông hộ
mang tính quản canh, nhỏ lẻ, người chăn nuôi tận dụng bãi chăn thả tự nhiên
là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức về thú y vì thế hiệu quả kinh tế
đem lại không cao so với các nguồn lực từ địa phương.Chính những điều
này đã khiến cho số lượng và chất lượng đàn bò ở xã chưa phát triển được so
với tiềm năng hiện có của xã. Mặc dù, người dân nơi đây cần cù chịu khó và
luôn xem chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng như là một cứu
cánh để người dân nơi đây có thể phát triển kinh tế hộ gia đình của
1


mình.Tìm ra thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng chăn nuôi bò vàng có bổ
sung thức ăn trên địa bàn xã và đề xuất các mô hình trên cơ sở tiềm năng của
địa phương sẽ làm cho các hệ thống nông nghiệp hiệu quả và bền vững hơn.
Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng trong chăn nuôi
bò của xã Hồng Thái - huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế.Tôi tiến hành
đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng và các yều tố ảnh hưởng đến hoạt
động chăn nuôi bò tại xã Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.
- Đánh giá mức độ phù hợp của phương thức nuôi trong điều kiện nông
hộ miền núi tại A Lưới, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm sử dụng giống,
nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, cách thức chăn nuôi một cách hợp lý
góp phần tăng hiệu quả sản xuất cho người dân nuôi bò vàng xã Hồng Thái.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò của nông hộ tại xã.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của nông hộ.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
trong chăn nuôi bò ở nông hộ tại xã.
2
Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Các hình thức chăn nuôi bò hiện nay
Căn cứ vào mức độ đầu tư cho chăn nuôi hiện nay có thể chia thành 4
phương thức chăn nuôi chính: phương thức thả rông, chăn thả, bán chăn thả,
bán thâm canh.[1]
2.1.1.1. Phương thức thả rông
Đây là phương thức chăn thả truyền thống, lâu đời của người dân phản
ứng trình độ lạc hậu trong sản xuất. Với phương thức này, người chăn nuôi
hạn chế đến mức thấp nhất việc đầu tư chi phí, chủ yếu tận dụng diện tích

đồng cỏ và thảm thực vật tự nhiên. Gia súc được khoanh vùng cô lập, ăn cỏ
và trú ẩn dưới tràng cây che bóng. Mức độ đầu tư chỉ dừng lại ở chi phí
giống và công thăm nuôi định kỳ, công vận chuyển đàn. Phương thức này
khá phổ biến trong một thời gian dài tại đồng cỏ lớn, đặc biệt là ở khu trung
du, miền núi, và vùng sâu, nơi sản xuất chưa thực sự phát triển. Đây là
phương thức chăn nuôi kém bền vững nhất xét cả mặt kinh tế, xã hội lẫn môi
trường môi sinh, rủi ro cao và tác động kìm hãm đến các ngành kinh tế khác
như: bò phá rẫy, nương trồng trọt của người dân.
2.1.1.2 Phương thức chăn thả hoàn toàn.
Thực chất là phương thức thả rông có sự giám sát của người chăn nuôi.
Đây là sự thay đổi của các hộ nuôi trong quản lý đàn bò của gia đình, hạn
chế rủi ro và gây mất mỹ quan khu dân cư. Chi phí cho chăn nuôi thấp, bao
gồm công chăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền mau hỏng
như: dây thừng, cọc tre nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chặt chẽ của
người chăn dắt nên hình thức này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồm
vùng sâu vùng xa, vùng trung du miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi
có đồng cỏ tự nhiên đủ cho nhu cầu của vật nuôi.
2.1.1.3 Phương thức bán chăn thả ( phương thức bổ sung thức ăn).
Đây là bước chuyển giữa phương thức chăn nuôi quản canh sang dần
đầu tư thâm canh. Lề lối truyền thống vẫn còn thông qua việc chăn thả bán
thời gian. Thêm vào đó, người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc
3
vật nuôi như: đầu tư xây dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sóc
thú y, bổ sung thức ăn phụ phẩm nông nghiệp như: thân ngô, đọt sắn, dây
khoai lang, rơm, bả mía, xơ mít, các loại quả có nước… Phương thức này
thể hiện sự thay đổi phù hợp với điều kiện mới: công nghiệp, hiện đại hoá
gắn với đô thị hoá thành thị và nông thôn, phạm vi chăn thả thu hẹp.
2.1.1.4 Phương thức bán thức bán thâm canh.
Phương thức này gần đây được người dân mạnh dạn áp dụng và ngày
càng nhân rộng, đặc biệt hộ có tiềm lực kinh tế lớn, có quy mô đàn cao và

định hướng phát triển sản xuất theo kiểu hàng hoá. Hình thức này đang dần
khỏi vượt quy mô hộ và hình thành ở quy mô trang trại từ hàng chục đến
hàng trăm con. Có thể nói, đây là phương thức chăn nuôi bò tiến bộ nhất tính
thời điểm đến nay. Nguồn thức ăn tự nhiên đựơc chuyển từ thức ăn chủ yếu
sang nguồn thức ăn bổ sung. Thay vào đó các hộ chăn nuôi đã đầu tư các
loại thức ăn tinh như: cám gạo, bột sắn và các chế phẩm công nghiệp như: rỉ
mật, urê, thức ăn khoáng… Mức đầu tư còn thể hiện ở khâu kiến thiết
chuồng trại kiên cố, đúng quy trình kỹ thuật, lai tạo giống mới, chăm sóc
theo đối tượng…
2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò.
2.1.2.1. Nhóm yếu tố tự nhiên.
- Thời tiết, khí hậu
Giống như các đối tượng khác của sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò
phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, mỗi vùng khác nhau thì số lượng, chất
lượng và tính năng sản xuất của bò cũng khác nhau.
Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi bò, khi di chuyển
gia súc tới những vùng có khí hậu khác nhau sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe
của chúng, đặc biệt là sự nhập nội của giống bò cao sản " nếu gia súc không
được sống trong điều kiện thuận lợi sẽ làm giảm sức sản xuất, tăng chi phí
thức ăn, giảm chất lượng sản phẩm, ngoài ra còn giảm khả năng chống bệnh
"[2]. Các giống gia súc cao sản có nguồn gốc từ các nước ôn đới thường
không thích nghi tốt với khí hậu ở vùng nhiệt đới đặc biệt là tính chịu nóng .
Khí hậu, thời tiết tác động tới sự hình thành và phát triển của một số
dạng bệnh. Khí hậu nóng khô và khí hậu nóng ẩm thường gây nên những rối
4
loạn quá mức về điều hòa nhiệt, dẫn đến ngất do nóng, co rút do say nắng,
suy kiệt do mất nhiều nước cơ thể. Đối với gia súc nhiều bệnh truyền nhiễm
đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như: dịch tả, tụ huyết trùng [2]
Yếu tố đầu tiên tác động tới cơ thể gia súc là nhiệt độ" ở loài nhai lại,
phần lớn nhiệt lượng được hình thành do tiêu hóa lên men và do trao đổi

chất nhất là khẩu phần giàu chất xơ. Nhiệt lượng này tỷ lệ thuận với thức ăn
ăn vào và cường độ trao đổi chất trong cơ thể". Các giống bò cao sản có quá
trình trao đổi chất mạnh, nhiệt lượng tỏa ra lớn nên chỉ thích hợp với điều
kiện khí hậu mát mẻ.[2]
Khi nhiệt độ không khí gần bằng nhịêt độ cơ thể, con vật khó thải
được nhiệt mà nó tạo ra và nhiệt độ môi trường lên cao vượt quá khả năng
điều hòa của gia súc thì sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý do đó sẽ làm giảm sức
sản xuất. Nhiệt độ môi trường làm ảnh đến trao đổi nhiệt của cơ thể dẫn đến
ảnh hưởng đến chức phận của tinh hoàn hay buồng trứng, do đó khi thời tiết
trở lạnh hay nóng lên có thể làm ngưng trễ quá trình sinh tinh và sinh trứng,
ở gia súc dẫn đến rối loạn sinh dục, giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, nhiệt
độ còn ảnh hưởng tới kích thước của loài hay những loài gần nhau.[1]
Đi đôi với nhiệt độ thì ảnh hưởng của sự chuyển động không khí cũng
đáng được quan tâm. Sự chuyển động của không khí trực tiếp hay gián tiếp
ảnh đến cơ thể gia súc, ảnh hưởng ở đây thông qua quá trình trao đổi nhiệt.
Ở miền trung ngoài hai mùa gió chính (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa
hạ) còn có một số hình thái gió địa phương đặc biệt xuất hiện trong một số
khu vực có đặc điểm địa lý riêng biệt. Như gió tây nam, sau khi vượt dãy
trường sơn xuống đồng bằng ven biển trở nên rất khô nóng.
Khí hậu, thời tiết không những ảnh hưởng trực tiếp đến gia súc mà
còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn
thô xanh khác, gián tiếp ảnh hưởng đến cơ thể vật nuôi. "nhiệt độ tối ưu cho
quang hợp của cỏ ôn đới là 15-20
0
C và cỏ nhệt đới là 30-40
0
C. Sự hình
thành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10-15
0
C. Nhiệt độ dưới 10

0
C cây
cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do diệp lục bị phá hủy"[2].
Nhiệt độ không thích hợp sẽ làm cho tốc độ hóa gỗ của cây nhiệt đới nhanh,
khả năng tích lũy dinh dưỡng trong cây không cao do đó dinh dưỡng của gia
5
súc không đảm bảo khi sử dụng cỏ này. Vào mùa xuân và mùa thu, khi thời
tiết thuận tiện cây cỏ phát triển tốt, gia súc đủ thức ăn nhưng ngược lại vào
mùa đông và mùa hạ thời tiết xấu, nguồn thức ăn bị thiếu hụt. Do đó cần có
kế hoạch bổ sung thức ăn cho bò vào các thời điểm cần thiết.
Thời tiết khí hậu ở miền trung khắc nhiệt nên ảnh hưởng rất lớn chăn
nuôi bò. Nghiên cứu tại nông trường Tân Lâm, Quảng Trị cho thấy: chỉ cần
thay đổi quy trình thả (buổi sáng cho đi sớm, về sớm buổi chiều đi muộn về
muộn) để tránh nắng kết hợp với cho uống nước đầy đủ đã nâng cao khả
năng sinh trưởng của bò so với đối chứng là 15%.
- Đất đai, đồng cỏ, nguồn nước
Đất đai ảnh hưởng lớn tới chăn nuôi. Đất đai ở vùng núi và trung du
cằn cỗi thiếu chất ding dưỡng, nghèo các chất hữu cơ và thiếu nước, đây là
hạn chế lớn trong vấn đề phát triển mạnh vùng gò để phát triển chăn nuôi bò.
Ngoài ra đất đai còn ảnh hưởng đến thành phần các chất hữu cơ trong cây
cỏ.
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trong
đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả nguyên tố vi
lượng và độ pH trong đất quyết đinh trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của
các nguyên tố.
Nước ta có mật độ dân số cao, đất đai thiếu tổng diện tích cây trồng
khoảng 32000ha. Thực ra, những nơi được gọi là "đồng cỏ" chỉ là những
vùng đất xấu, năng suất cỏ thấp. Vì vậy, việc xác định chiến lược vấn đề,
giải quyết vấn đề thức ăn cho trâu bò dựa trên đồng cỏ tự nhiên là không phù
hợp.

Với năng suất và chất lượng đồng cỏ kém, sẽ làm năng suất vật nuôi
thấp và như vậy làm cho chăn nuôi bò không phát triển được nhất là chăn
nuôi theo hướng quảng canh.
Nước là yếu tố sinh quyển quan trọng nhất. Nước có vai trò quan
trọng đối với các sinh vật. Chất lượng nước xét trên đặc tính hóa học là độ
pH và độ mặn nó ảnh đến vật nuôi. Độ pH trong nước làm thay đổi tính
thẩm thấu do đó làm ảnh đến chức năng bài tiết và quá trình sống của gia
súc. độ pH trong môi trường nước làm hưng phấn hoặc ức chế hoạt động của
6
hệ thần kinh, làm thay đổi cân bằng của hệ thống hô hấp. Nước được coi là
một trong những điều kiện mà sức khỏe và sức sản xuất của vật nuôi đều
phải phụ thuộc.
Nước là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi nó ảnh hưởng tới sự phân
bố của gia súc. Bò trung bình mỗi ngày cần 30-45 lít nước. Trong quá trình
làm việc nặng nhọc gia súc bị mất nước thông qua mồ hôi, nếu mất 20%
lượng nước cơ thể thì gia súc sẽ chết sau 4-8 ngày sau khi đình chỉ không
tiếp nước. Do đó chăm sóc nuôi dưỡng cần phải thường xuyên bổ sung nước
uống cho bò kết hợp với lượng nước vi lượng cuối cuối cơ thể cũng bị mất
theo mồ hôi trong quá trình làm việc.
2.1.2.2. Nhóm yếu tố các điều kiện kinh tế xã hội .
- Vốn: Đây là vấn đề bức xức nhất hiện nay làm ảnh hưởng đến chăn
nuôi chung và chăn nuôi bò nói riêng. Mặc dù chăn nuôi bò chủ yếu dựa vào
những phế phụ phẩm công nông nghiệp, đồng cỏ rẽ tiền nhưng cũng phải
đầu tư con giống, chuồng trại hơn nữa. Vòng quanh vốn trong chăn nuôi bò
chậm hơn lợn, gia cầm nên không phù hợp với tâm lý của người dân nhất
là người nghèo.
- Lao động: Phương thức chăn nuôi bò nước ta còn lạc hậu, đa số còn
chăn thả nên rất tốn công lao động dẫn đến số lượng bò trong một gia đình
không thể cao do không có công chăn dắt và giải quyết nguồn thức ăn thích
hợp. Từ đó đặt ra cho nghành chăn nuôi phải có nhiệm vụ tìm ra những

chiến lược giải quyết thích hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương
- Chính sách kinh tế: Các cấp chính quyền cần phải có một sự chỉ đạo
đúng đắn và quan tâm sâu sắc đến đời sống của người dân cải thiên cuộc
sống và giảm bớt thành phần đói nghèo trong xã hội. Tùy theo điều kiện tự
nhiên của từng vùng mà phát triển ngành nghề thích hợp. Như vậy ở đây có
sự hợp tác giữa các nhà chiến lược phát triển nông thôn và các cấp chính
quyền địa phương từ đó đưa ra các chính sách kinh tế khuyến khích người
dân phát triển kinh tế cho chính bản thân họ.
Đối với chăn nuôi bò hiện nay nhà nước đã có nhiều chính sách kinh
tế góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò ngày một phát triển như: chương
trình cải tạo đàn bò, các chính sách về đầu tư nghiên cứu, trường ngoài ra
7
các tổ chức, ban ngành ở địa phương cũng có một quy định biện pháp cụ thể
về chăn nuôi bò. Các chính sách, các quy định này sẽ góp phần thúc đẩy
chăn nuôi bò và làm cho người chăn nuôi bò tin tưởng hơn về còn đường
làm ăn của họ.
- Thi trường tiêu thụ: Đây là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm, sản
phẩm của chúng ta chưa đi vào thi trường thế giới bởi lẽ chất lượng thấp
chưa cạnh tranh được với các nước khác. Tuy nhiên ở nước ta lại có nhiều
thành phố lớn như: Sài gòn, Hà nội và sát nước ta có trung quốc. Xa hơn
có Singapore, Hồng Kông, Nhật bản là những nước thường phải nhập sản
phẩm chăn nuôi từ những nước khác[2]. Do đó, ngành chăn nuôi cũng nên
coi đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm (thịt, trứng, sữa) nhiều nhất. Thủ đô hà
nội mỗi ngày tiêu thụ 200 tấn thịt các loại, hàng triệu quả trứng và hàng
ngàn lít sữa .
Như vậy nếu thị trường rộng lớn, nhu cầu về thịt bò cao sẽ thúc đẩy
ngành chăn nuôi bò phát triển và ngược lại.
2.1.2.3. Nhóm các yếu tố kỹ thuật.
- Con giống : Con giống là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến
năng suất chăn nuôi, con giống tốt thì năng suất cao và ngược lại.Đàn bò

nước ta phần lớn chưa được cải tạo, tầm vóc nhỏ bé năng suất sản xuất thấp,
hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò không cao. Do đó cần phải tiến hành cải tạo
đàn bò để nâng cao tầm vóc, tăng năng suất, thu nhập cho người chăn nuôi
cũng như thúc đẩy ngành chăn nuôi bò ngày một phát triển
Giống bò là một yếu tố quan trọng và cần thiết, phải được quan tâm
hàng đầu trong việc phát triển chăn nuôi bò, thường xuyên chọn lọc cải tạo
hoặc có thể kết hợp với việc nhập nôi các giống bò thích nghi với điều kiện
địa phương.
- Dinh dưỡng và vấn đề thức ăn:Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới khả năng sản xuất. Khan và Davis, 1981 khi nghiên cứu về khả
năng sản xuất của bò cho sữa và giống bò địa phương chưa cải tạo thu được
kết quả như sau: Trong điều kiện dinh dưỡng tốt với khẩu phần cơ bản và
rơm xử lý amoniac thì bò lai tăng trọng nhanh hơn bò địa phương. Nhưng
8
ngược lại trong điều kiện dinh dưỡng kém khẩu phần cơ bản là rơm chưa xử
lý thì bò địa phương ít bị giảm tăng trọng.
Ước tính hàng năm nước ta có khoảng 20 triệu tấn rơm rạ, gần 6 triệu
tấn lạc thân ngô, bã sắn. Đây là cơ sở giải quyết thức ăn cho bò. Dân số ngày
càng tăng, diện tích trồng cỏ ngày càng thu hẹp, việc xây dựng hệ thống
chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên các phế phụ phẩm sẵn có là yêu cầu sống
còn hiện nay và trong tương lai.
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển chăn nuôi bò. Cũng
như bao gia súc khác, bò không thể tồn tại khi không có thức ăn và không
thể cho năng suất cao khi nguồn thức ăn không ổn định, chất lượng thức ăn
kém.
2.2.Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Vai trò của ngành chăn nuôi bò đối với nông hộ.
Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng có vai trò rất quan
trọng đối với hộ nông dân, điều này được thể hiện ở những điểm sau:
Chăn nuôi bò cung cấp thịt cho con người: Thịt bò là một loại thực phẩm

có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, axit amin
không thay thế cần thiết cho cơ thể con người. Trong xu thế hiện nay chất
lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày
càng tăng. Chính vì vậy thịt bò là loại thực phẩm không thể thiếu được trong
bữa ăn của gia đình.
Chăn nuôi bò cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt: đây là
hai sản phẩm phụ thu được từ chăn bò rất cần thiết cho hoạt động sản xuất
trồng trọt. Phân bò là loại phân hữu cơ có chất lượng kém hơn phân lợn và
một số phân động vật khác, nhưng số lượng thải ra hàng ngày lớn hơn rất
nhiều so với các loài động vật khác cho nên vẫn là nguồn phân hữu cơ chính
cho trồng trọt. Đồng thời đây cũng là nguồn phân có giá trị rẻ mà lại rất có ý
nghĩa trong việc cải tạo đất lâu dài, giúp tăng độ phì của đất, bảo vệ nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá đó. Mặt khác việc tận dụng nguồn phân bò đã
giải quyết một phần chi phí đáng kể về phân bón cho nông hộ trong trồng
trọt.
9
Ngoài ra, bò còn cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển. Từ
xưa khi máy móc chưa được phát triển thì chăn nuôi trâu bò để lấy sức kéo
là mục đích chính của người dân. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển
nhiều nơi máy móc đảm nhiệm phần lớn khâu làm đất, nhưng bò vẫn được
sử dụng nhiều trong việc làm đất, đặc biệt là ở những vùng nghèo, vùng có
điều kiện địa hình khó khăn, sản suất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ gặp
nhiều trở ngại trong áp dụng cơ giới hóa, ở những vùng sâu, vùng xa giao
thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp thì việc chuyên chở các loại hàng
hóa (gỗ, phân bón, lương thực, ) chủ yếu vẫn dùng sức kéo của trâu bò[5].
Đặc điểm của lao động nông thôn Việt Nam hiện nay phần lớn mang tính
mùa vụ, vì vậy lao động nhàn rỗi vẫn còn nhiều. Theo số liệu điều tra “có
khoảng 7 triệu người thất nghiệp hoàn toàn hoặc tiềm tàng”[5]. Ở những
vùng ruộng đất ít, dân số đông, người dân chỉ sử dụng khoảng 65-75% thời
gian lao động trong năm, còn lại 30-35% thời gian nhàn rỗi . Vì vậy, chăn

nuôi bò góp phần sử dụng hợp lý nguồn lao động nhàn rỗi để tăng thu nhập,
cải thiện mức sống trong nông hộ. Đồng thời đây cũng là hướng giải quyết
vấn đề việc làm tại chỗ cho người dân nông thôn, hạn chế sức ép gia tăng
dân số lên các thành phố lớn do người dân đi tìm việc làm, tránh được các tệ
nạn xã hội có thể phát sinh.
Ngoài ra, chăn nuôi bò có thể coi như một nguồn dự trữ tiền cho người
dân dưới dạng vật chất cho nông hộ và có thể sử dụng một cách uyển
chuyển. Người dân có thể lấy tiền bất cứ lúc nào nếu cần thiết.
Như vậy có thể thấy rằng phát triển chăn nuôi bò là một trong những giải
pháp tích cực giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất
lượng đời sống, góp phần xói đói giảm nghèo cho người dân nông thôn.
2.2.1.1 Phát triển chăn nuôi bò là biện pháp giảm cạnh tranh lương
thực giữa con người và vật nuôi.
Bò là lại động vật ít (thậm chí không) cạnh tranh lương thực với con
người. Nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày, sự cộng sinh của các vi sinh vật
trong dạ cỏ mà bò có ưu điểm hơn lợn, gia cầm vì thức ăn chính là các chất
thô xanh, kém chất lượng, là những phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp,
công nghiệp, thức ăn không cần kỹ và khó tìm kiếm như lơn và gia cầm.
10
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò là cỏ tươi ngoài bải chăn thả, cỏ khô,
rơm rạ và một vài thức ăn thô xanh khác: ngọn mía, thân cây ngô, thân lá
đậu các loại … Ngoài ra còn bã mía, rỉ mật, khô dầu … Thông qua thức ăn
phong phú rẻ tiền này sẽ cho ra một lượng chất hửu cơ quý giá đáng kể và
năng lượng khổng lồ cung cấp cho con người mà không phải đầu tư cao[6] .
Do vậy trong điều kiện kinh tế còn khó khăn vẫn có thể phát triển chăn
nuôi bò nếu biết tận dụng tốt nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để đem
lại kinh tế nâng cao thu nhập và giải quyết tốt vấn đề lương thực giữa con
người và vật nuôi.
2.2.1.2. Cung cấp sức kéo và phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
Từ xa xưa con người đã biết dùng trâu bò để cày kéo, chuyên chở đồ

đạc. Hiện nay, trâu bò vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cung
cấp sức kéo và phân bón.
Nhìn chung vấn đề này đem lại hiệu quả kinh tế ở các vùng miền núi
và trung du nhất là vấn đề làm đất và kéo tải nhẹ. Ở đây, địa hình khá phức
tạp, máy móc không phát huy được tính ưu việt của nó. Tuy nhiên không chỉ
vùng núi và trung du mà ngay cả đồng bằng, không phải tất cả đều dùng máy
móc cày kéo, do vậy trâu bò vẫn giữ được vai trò quan trọng trong cày bừa
và vận chuyển.
Lợi thế của việc sử dụng sức kéo trâu bò là hoạt động bất kỳ mọi địa
hình và sử dung tối đa nguồn tài nguyên tại chổ. Nguyên liệu ở đây là thức
ăn tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp mà không cần có sự
đầu tư cao về chuyên gia kỹ thuật cũng như các nguồn nguyên liệu đắt tiền
vận chuyển khó khăn từ đồng bằng lên… Sử dụng sức kéo sinh học sẽ giảm
ô nhiểm môi trường và góp phần cân bằng sinh thái.
Hiện nay trên thế giới còn khoảng 2 tỷ người sử dụng sức kéo vật nuôi
mà đa số vẫn là các nước thuộc châu Á, Phi và Mỹ Latinh. [6]
Xét về chất lượng thì phân bò thua phân lợn nhưng với số lượng thải
ra hàng năm lớn, nên phân bò vẩn là nguồn phân hữu cơ chủ yếu cho nông
nghiệp.
Sử dụng phân trâu bò ngoài ý nghĩa rẻ tiền còn có ý nghĩa cải tạo đất
lâu dài. Do đó, ngày nay dù phân hoá học sử dụng phổ biến trong nông
11
nghiệp nhưng phân hữu cơ vẫn không thể thiếu trong đó có phân trâu bò. Ở
một số nước, phân còn là nguồn chất đốt dự trữ để đun nấu quanh năm.
2.2.1.3 Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu chế biến
Da là nguồn nguyên liệu cho nhà máy thuộc da và chế biến để sản xuất
ra các mặt hàng dân dụng … Da có giá trị khi bộ da đó có trọng lượng lớn và
kích thước to (dày, rộng, dài), đại lượng của chỉ số trên không những phụ
thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng mà còn phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi
và các yếu tốt khác. Sừng được da công và chế biến để làm ra các mặt hàng

mỹ nghệ tinh xảo như một số đồ trang sức hoặc lược, giá gương…
2.2.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam.
Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống với 78% dân số làm nghề
nông. Trồng trọt là ngành chiếm vị thế chủ đạo, cụ thể là trồng lúa nước.
Trước đây, tại các cánh đồng rộng lớn, rơm chủ yếu thu hoạch nhằm làm
chất đốt cho sinh hoạt hoặc đốt đồng để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Các
sản phẩm trồng trọt khác khi thối hỏng đổ đi tại các bãi cỏ, trìa ao, ven đê
Trải qua thời gian, con người nhận ra rằng đã lãng phí một tiềm lực thức ăn
tự nhiên khá lớn, đồng thời gây ô nhiễm môi trường do bụi tro, mùi úng thối
và rác thải tồn đọng, gây mất mỹ quan sinh cảnh nông thôn.[3]
Do vậy, chăn nuôi bò được phát triển để tận dụng thức ăn sẵn có tự
nhiên. Tuy nhiên, mức độ ổn định và chất lượng nguồn thức ăn ngày càng
giảm do thiếu sự chăm bón của con người và thu hẹp nhanh chóng của đất
đai. Hiện nay, cỏ trồng đã được nhiều người dân trồng thử nghiệm và đưa
vào sản xuất với hai giống chính là cỏ voi và cỏ sả. Tiếp đến là đầu tư trong
công tác lai tạo giống, kỹ thuật chăm sóc và thú y, chất lượng đàn bò tăng
cao.
Nhìn chung, chăn nuôi bò Việt Nam phát triển không đồng đều ở các
vùng miền trong cả nước.
Qua thống kê cho thấy: tổng đàn bò cả nước tăng nhanh qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng đàn bò của cả nước ổn định ở mức 1,5 đến 2% trong giai
đoạn 1998 – 2000. Năm 2001, xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng diện
rộng tại các vùng trong nước, tạo tâm lý hoang mang cho người dân chăn
12
nuôi. Bên cạnh đó, người dân chưa có các biện pháp phòng trừ cụ thể để đối
phó dịch bệnh mới. Do vậy, tốc độ phát triển đàn bò cả nước giảm 5.5%, với
3.899.683 con. Nhưng ngay sau đó, tốc độ phát triển đã khôi phục lại nhanh
chóng. Trong vòng 3 năm từ 2001 đến 2004 tốc độ này đã đạt 11.7%, năm
2005 đạt 12.6%. Năm 2005, tổng đàn bò cả nước là 5.540.700 con, cao gấp
1.5 lần so với năm 2001. Điều này cho thấy, bò đang dần khẳng định vị thế

của mình trong phát triển chăn nuôi của người dân nói riêng và trong sản
xuất nông nghiệp nói chung[3].
Chăn nuôi bò ở miền Nam phát triển hơn ở miền Bắc, thể hiện ở tỷ trọng
bò so với tổng đàn của cả nước qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
của bò miền Nam có sự biến động lớn hơn so với miền Bắc. Năm 2001, do
tác động của nhiều biến cố, bò miền Nam giảm sút nhanh chóng và đạt tỷ
trọng thấp hơn so với miền Bắc. Tuy nhiên, việc nhanh chóng khắc phục khó
khăn, kiên trì với thế mạnh vốn có của mình đã giúp bò miền Nam tìm lại vị
trí dẫn đầu của cả nước. Trong đó, khu vực có đàn bò lớn nhất của miền
Nam là Duyên hải miền Trung. Việc phát triển kinh tế của vùng này khá khó
khăn do địa hình đồi núi và cao nguyên, giao thông thuỷ lợi kém phát triển
2.2.3.Tình hình chăn nuôi bò ở Thừa Thiên Huế
Chăn nuôi bò ở Thừa Thiên Huế phát triển chậm, số lượng đàn bò giai
đoạn 2000-2004 giảm 0,78%/năm, trong khi tốc độ tăng chung của cả nước
là 4,42%. Số lượng bò giảm mạnh (4.271 con, khoảng 19,2%) vào năm
2001, nguyên nhân chủ yếu là dịch bệnh, thiếu thức ăn và chăm sóc nuôi
dưỡng kém. Sau đó, đã phát triển trở lại vào các năm tiếp theo, nhưng tốc
độ tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước.
Số lượng bò năm 2004 (21.560 con) vẫn thấp hơn số lượng của năm 2000
(22.247 con).[4]
Kết quả nghiên cứu về cơ cấu giống cho thấy, chủ yếu là giống bò nội
(85,7%), giống lai chiếm tỷ lệ thấp 14,3% (bình quân của cả nước khoảng
30%). Bò chủ yếu được lai giống bằng cách phối trực tiếp với bò F1 nên tỷ
lệ máu lai cũng thấp. Như vậy có thể thấy rằng kết quả của chương trình cải
tạo đàn bò chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là số lượng cán bộ dẫn tinh có tay
13
nghề giỏi còn ít, cả tỉnh có 42 cán bộ dẫn tinh, trong khi số lượng bò cái sinh
sản là 10.436 con.[4]
Khác với sự giảm sút nhanh về diện tích của bãi chăn và cây mía, diện
tích một số cây trồng khác như lúa, ngô, khoai, tương đối ổn định, riêng

diện tích sắn và lạc có tăng đôi chút. Phụ phẩm từ các loại cây trồng này
như rơm, thân ngô, dây lạc, đang là nguồn thức ăn quan trọng cho bò. Tuy
nhiên, nhiều loại phụ phẩm này vẫn chưa được sử dụng một cách hợp lý, do
nhiều hộ chưa tiến hành chế biến, bảo quản để sử dụng lâu dài mà chủ yếu
được dùng tươi ngay sau khi thu hoạch, số còn lại để lãng phí hoặc đốt ngay
tại ruộng (rơm).
Ngoài các nguồn thức ăn chính kể trên, còn có một số nguồn khác như
cây chuối, một số loại củ quả, nhưng các nguồn này không đáng kể. Ngoài
ra, từ năm 2002, thông qua chương trình khuyến nông và các dự án, một số
mô hình trồng cỏ nuôi bò đã được xây dựng, tuy nhiên diện tích cỏ trồng còn
rất ít và mô hình vẫn chưa được chú ý nhân rộng.[4]
Tình hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò. Kết quả
cho thấy, những năm qua, các chương trình, dự án (của Nhà nước và các tổ
chức Quốc tế) đã chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú
y, chăm sóc, nuôi dưỡng thông qua các mô hình trình diễn như: nuôi bò
thâm canh, trồng cỏ nuôi bò, vỗ béo bò thịt và đã được các hộ nuôi bò
hưởng ứng cao. Tuy nhiên, các chương trình, dự án phần lớn tập trung vào
việc xây dựng các mô hình sản xuất mà chưa quan tâm đến các hoạt động
dịch vụ cho sản xuất như: dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, thức ăn chăn
nuôi, hỗ trợ thị trường, Vì vậy, mặc dù có số lượng không nhỏ người chăn
nuôi đã nắm được kỹ thuật và biết về hiệu quả kinh tế của các mô hình
nhưng họ vẫn lúng túng chưa mạnh dạn đầu tư để phát triển chăn nuôi bò.
14
Phần 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ bò vàng (Hộ nghèo và hộ không
nghèo) ở xã Hồng Thái, huyện A Lưới .
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về thời gian: đè tài xem xét các hoạt động nuôi bò từ giai đoạn

2006-2009.
- Phạm vi về không gian: Địa điểm nghiên cứu được thực hiện trên xã
miền núi Hồng Thái của huyện A Lưới.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng chăn nuôi của xã (Quy mô chăn nuôi của các nông hộ, cơ
cấu đàn bò và cơ cấu giống bò, mục đích chăn nuôi bò, tình hình sử dụng lao
động trong chăn nuôi…)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò của nông hộ
+ Nhóm yếu tố tự nhiên (Thời tiết, khí hậu, đất, đồng cỏ, nước…)
+ Nhóm yếu tố các điều kiện kinh tế xã hội ( Dịch vụ đầu vào, vốn,
lao động…)
+ Nhóm các yếu tố điều kiện kỹ thuật (Giống, dinh đưỡng, thức ăn, thị
trường , chính sách …)
- Một số nhóm giải pháp để phát triển chăn nuôi bò (Giải pháp về kỹ
thuật,giải pháp về dịch vụ, giải pháp về chính sách…)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tiến hành tại xã Hồng Thái của huyện miền núi A Lưới
tỉnh Thừa Thiên Huế, hầu hết các xã vùng này đều chăn nuôi bò vàng ở
nông hộ. Do vậy, điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho tất cả
vùng sinh thái và các điều kiện sản xuất khác nhau. Các tiêu chí chọn điểm
nghiên cứu được xác định như sau:
15
Điểm nghiên cứu phải có tính chất đặc trưng của vùng sinh thái mà nó
làm đại diện. Có các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gần với các
số liệu trung bình chung của vùng[7].
Điểm nghiên cứu phải được bố trí tương đối đồng đều về mặt địa lý. Số
lượng bò của xã điều tra, nghiên cứu phải gần với số lượng bình quân chung
của các xã trong toàn huyện.
3.2.2 Các phương pháp thu thập thông tin.

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp .
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai…
Thu thập các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế của
huyện, các chính sách quy định, cơ sở hạ tầng…
Nguồn số liệu được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo, niên
giám thống kê ở các cơ quan thống kê, phòng nông nghiệp, trung tâm
Khuyến nông tỉnh và trạm Khuyến nông huyện, các cơ quan chuyển giao[8].
Thu thập các số liệu đã công bố về tình hình nuôi bò.
Tham khảo một số công trình nghiên cứu đã xuất bản.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp.
Phỏng vấn người am hiểu: Đây là các hộ được chọn từ danh sách điều
tra vừa có hộ áp dụng thành công của phương thưc phương thức chăn thả có
bổ sung thưc ăn. Đây là những hộ am hiểu tình hình và nói lên các vấn đề
mang tính đại diện cho địa phương.
Cán bộ thú y xã, cán bộ phụ trách nông nghiệp, các trưởng thôn (chỉ
chọn những thôn có hộ điều tra). Đây là những người đại diện cho cán bộ địa
phương.
Quan sát:: Quan sát thực địa có sự tham gia của người dân địa phương
để có cái nhìn thật tổng quan về tình hình nuôi bò vàng
Phỏng vấn hộ
Chọn hộ: Việc chọn hộ nghiên cứu dựa vào các tiêu chí sau:
Hộ nghèo và hộ trên nghèo dựa vào tiêu chuẩn của Bộ lao động
thương binh và xã hội năm 2009.Hồng Thái là xã nghèo tỉ lệ hộ khá rất ít,
các hộ khá hoạt động chủ yếu là lâm nghiệp nên việc chọn hộ chỉ phân làm 2
loại hộ là hộ nghèo và hộ trên nghèo để phù hợp với tình hình địa phương.)
16
Hộ hiện tại phải có chăn nuôi bò trên địa bàn.
Các hộ phân bố đều trên khu vực nghiên cứu.
Lập bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc phục vụ
cho đề tài. Trong bảng câu hỏi dùng cả câu hỏi mở và cả câu hỏi đóng nhằm

tìm hiểu được tình hình nuôi bò vàng ở địa phương, đồng thời đặt ra những
câu hỏi tại sao nhằm thu thập ý kiến mới của các hộ để hiểu sâu hơn về vấn
đề nghiên cứu.
Số lượng hộ phỏng vấn là 30 hộ được chia theo tỉ lệ ; hộ nghèo:hộ
trên nghèo của xã.
3.2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu điều tra được mã hóa, nhập và xử lý trên phần mềm Excel.
17
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lý.
Hồng Thái là một xã của huyện A Lưới, về vị tri địa lý thì:
Phía Bắc giáp : xã Nhâm, xã Hồng Quang.
Phía Nam giáp : xã Hồng Thượng.
Phía Tây giáp : nước Lào.
Phía Đông giáp : xã Hương Thủy.
Từ vị trí địa lý của xã Hồng Thái cho thấy một số thuận lợi và khó khăn
sau:
Thuận lợi : là xã miền núi điện tích đất lâm nghiệp lớn, diện tích đồng cỏ
lớn rất thuân lợi cho việc phát trine chăn nuôi.
Khó khăn : là một xa vùng cao nên xã Hồng Thái có điều kiện đi lại rất
khó khăn, các thông tin về thị trường ,các biện pháp KHKT…về chậm so
với các vùng khác, là một xã nghèo của huyện A Lưới nên các công trình
phuc vụ dân sinh ít được quan tâm, cơ sơ hạ tầng còn kém, là một xã biên
giới nên tinh hình an ninh con khá phức tạp.
- Khí Hậu Thời Tiết.
Hồng Thái là xã khí hậu đặc trưng của Miền Trung đó là nhiệt đới ẩm
gió mùa, khí hậu nóng gắt, khi rét thì kèm theo mưa phùn. Hàng năm trên
địa bàn xã có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Nhưng trong những
tháng này lại có sự khác nhau trong từng tháng. Từ tháng 9 đến tháng 11 có
gió bão kèm theo mưa lớn nên thường gây lũ quét và sạt lở, còn từ tháng 12
đến tháng 3 năm sau do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên khí hậu khô
hanh và trời mưa phùn giá rét.
Còn mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam khô nóng nên đã gây hạn hán cho xã làm cho cây cối khô cháy, lượng
nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế Nhiệt độ trung bình
18
hàng năm của xã là 27
0
C, nhiệt độ cao nhất là 40
0
C tập trung vào tháng
5;6;7. Nhiệt độ thấp nhât là 6
0
C trong các tháng 12;1;2. Lượng mưa bình
quân hàng năm 1600-1900(mm) lương mưa cao nhât là 2810(mm) và lương
thấp nhất là 1120(mm). Tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều cho
các vùng vì vậy nó còn ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con
người cũng như vật nuôi.
- Đất đai và tình sử dụng đất.
Bảng:1 Cơ cấu đất của xã
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %
1 Đất sản xuất nông nghiệp 395 0,08
2 Đất lâm nghiệp 472.753 99,98
3 Đất bằng chưa sử dụng 184 0,05
4 Đất đồi núi chưa sử dụng 412 0,09
Nguồn: số liệu báo cáo của xã năm 2010[11]
Địa hình xã Hồng Thái là xã biên giới địa hình chủ yếu là đồi núi, gần

nhiều các cứ điểm quốc phòng và có đường chiến lược đi qua, bom đạn cày
phá nhiều.
Quá trình chuyển đổi và cải tạo đất đai ở đây chưa được quan tâm
đúng mức, đất đai đã dần bị thái hóa. Do địa hình khá phức tạp, đất đai của
xã bị chia cắt như sau:
Đất phù sa không bồi đắp có sản phẩm Feralít phân bố ở địa hình cao,
trong quá trình phát triển bị feralit hoá, đất có diện tích lớn nhất (99,98%).
Đất phù sa không bồi đắp phân bố ở địa hình thấp có diện tích không
lớn lắm thương trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ ngô.
- Nguồn nước.
Hồng thái là xã có nguồn thuỷ văn thuận tiện trong sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước sinh hoạt hằng ngày chủ yếu là dùng giếng khoan.và nguồn
nước sản xuất chủ yếu là ở kênh rạch ,ao hồ,song xuối ở xả ,nguồn nước khá
dồi dào, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp và các nghành khác để
đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.
19
4.1.2 Điều kiện kinh tế.
- Trồng trọt.
Trồng trọt là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
của xã. Trong thời gian qua xã đã có nhiều chủ trương để khuyến kích cho
các ngành công nghiệp trên xã phát triển nhưng chưa có hiệu quả, vì thế cây
lương thực nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung vẫn đóng vai trò
không thể thiếu trong nền kinh tế của xã. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên
khắc nhiệt kỹ thuật thâm canh còn chưa được đảm bảo, việc đầu tư phân
bón, thời vụ gieo trồng, công tác bảo vệ thực vật…. còn chưa đủ, chưa đúng
lúc nên năng suất cây trồng chưa cao, chưa ổn định so với tiềm năng của địa
phương.
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại cây trồng
chính ở xã Hồng Thái, năm 2009.
Loại cây

Diện tích gieo
Trông (ha)
Năng suât bình
Quân (tạ/ha)
Tổng sản
lượng
(tấn/năm)
Lúa 187 44,20 8.265
Ngô 159 34,78 5.530
Khoai lang 26 60,48 1.572
Lạc 13,0 22,00 286
Nguồn: số liệu thống kê xã Hồng Thá[10]
Theo số liệu điều tra cho thấy cây lúa, ngô vẫn là cây trồng chính của
xã tuy rằng do điều kiện khí hậu khá phức tạp trình độ thâm canh của người
dân nơi đây còn hạn chế. Nhưng chính quyền xã và huyện đã có nhiều biện
pháp kích thích và đã làm cho diện tích, năng suât của cây lúa tăng không
đáng kể đáng kể trong một vài năm trở lại đây. Sau cây lúa,ngô là các loại
rau và khoai lang cũng được người dân nơi đây cũng khá chú trọng nhưng
hiện tại chỉ chủ yếu cung cấp và tiêu dùng trên địa bàn xã.
Cây công nghiệp dài ngày ở đây cũng phát triển khá mạnh do diện
tích rừng lớn chủ yếu là keo, bạch đàn và cao su nhưng nhìn chung năng suất
và sản lượng thấp nên nên hiệu quả không cao so với tiềm năng của vùng.
20
Qua thực tiển khảo sát ở cơ sở cho thấy rằng trên địa bàn xã Hồng Thái có
một lượng phế phụ phẩm khá lớn và đa dạng nếu chính quyền xã và người
dân nơi đây biết tận dụng, bảo quản chế biến tốt thì xã sẽ có một nguồn thức
ăn lớn dùng cho chăn nuôi bò nói riêng và chăn nuôi nói chung.
- Chăn nuôi.
Hồng Thái là một xã thuần nông, cho nên những năm qua nghành
chăn nuôi của xã phát triển khá mạnh. Với chủ trương vay vốn để nuôi bò đã

khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư nên tổng số đàn bò tăng lên
rất nhanh. Bên cạnh đó đàn gia súc, gia cầm cũng tăng khá rõ rệt, việc dịch
cúm gia cầm là nạn dịch của cả nước.
Bảng 3 : Tổng số gia súc, gia cầm của xã Hồng Thái huyện A Lưới
tỉnh Thừa Thiên Huế.
ĐVT: con
Tên Năm 2006-2007 Năm 2007-2008 Năm 2008-2009
Trâu
1050 1080 975

1152 1257 1280
Lợn
4458 4621 5670
Nguồn:Báo cáo thú y năm 2009[11]
Từ bảng số liệu cho thấy số lương đàn trâu bò qua các năm không tăng
lên mà còn giảm xuống do tình hình dích bênh phức tạp nên người dân
không dám đầu tư mở rộng sản xuất.
4.1.3 Điều kiện xã hội.
Tổng dân số của xã là 5.068 người sống trong 937 hộ gia đình. Thường
trú có mặt trên địa bàn 3.536 người, ở đây hoạt động lâm nghiệp là chủ yếu
Hồng thái là xã nằm gần quôc lộ nên hệ thống đường giao thông ở đây khá
thuận tiện cho việc giao lưu và trao đổi hàng hoá.Trong năm qua xã đã tu bổ
và nâng cấp khá hoàn chỉnh toàn bộ xóm có đường bê tông. Tuy lá xã miền
núi nhưng vẩn đảm bảo đầy đủ sức cung ứng điện sinh hoạt và phục vụ sản
xuất cho nhân dân trên toàn xã.[10]
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân
được đảm bảo,100% trẻ em được tiêm phòng Vácxin.Trong năm đã khám
cho 4412 lượt người.Quản lý tốt công tác dự phòng, công tác quản lý Nhà
21
Nước về các hoạt động y tế từng bước được chấn chỉnh, trạm y tế và y tế

thôn đã đi vào hoạt động nề nếp, tuy trình độ chuyên môn của các cán bộ y
tế còn hạn chế nhưng nhờ có trang thiêt bị của các dự án hổ trợ trong và
ngoài nước nên đã được nâng cấp để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban
đầu cho nhân dân.Về giáo dục hệ thống cơ sở vật chất của các nhà trường
ngày càng được củng cố và hoàn thiện, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên
và học sinh luôn dạy tốt và học tốt. Tình hình an ninh chính trị được giữ
vững, hoàn thành chỉ tiêu giao quân 100%, quản lý tốt quân dự bị động viên,
dân quân tự vệ, xây dựng và triển khai tốt kế hoạch, đồng thời phối hợp với
lực lượng công an làm tốt công tác trật tự xã hội trên toàn xã.[10]
4.2. Thực trạng chăn nuôi bò ở xã Hồng Thái.
4.2.1. Cơ cấu đàn bò và cơ cấu giống bò.
Nhằm đánh giá thực trạng về cơ cấu đàn bò và tình hình về cơ cấu
giống bò ở xã. Qua tiến hành điều tra về tình hình cơ cấu đàn và cơ cấu
giống bò của xã, kết quả được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4 : Cơ cấu giống bò hiện tại của nông hộ.
STT Loại bò Bò vàng Bò lai
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1 Bò đực giống 1 0,95 0 0,00
2 Bò cái sinh sản 87 82,86 2 100
3 Bò thịt 17 16,19 0 0
Nguồn : Số liệu phỏng vấn hộ 2010
Số liệu bảng 4 cho thấy, cơ cấu đàn bò của xã chủ yếu là nuôi bò cái
sinh sản chiếm tỷ lệ cao (81,30%), trong đó bò nội vẫn được nuôi chủ yếu,

bò ngoại chủ yếu được sự hổ trợ giống của các tổ chức trong và ngoai nước
chiếm tỉ lệ (1,86%). Do bò nội có ưu điểm dễ thích nghi với điều kiện tự
nhiên, khả năng chống chịu bệnh tốt ở điạ phương.Qua bảng và điều tra cho
thấy trên địa bàn xã chưa có hộ nuôi bò thịt vổ béo, hình thức nuôi này đòi
hỏi phải đầu tư đúng kỹ thuật thì sau 2-3 tháng nuôi sẽ có thể bán và mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng do các hộ chưa nắm vững kỹ thuật nên chưa
có hộ nào trên toàn xã đầu tư để nuôi bò theo hình thức này. Bò thịt cũng
chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn xã (15,59%), trong đó bò lai hầu như không
22
được nuôi cho mục đích này. Cần phải có chính sách của huyện và xã trong
các chương trình cải tạo chất lượng đàn bò nội nhăm tạo ra những giống có
năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương như
thế mới tăng quy mô củng như số lượng đàn bò.
Bảng 5: Cơ cấu đàn bò theo tuổi.
STT Tuổi bò (Tháng) Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Bình quân
(con/hộ)
1 < 6 Tháng 16 14,65 0,53
2 7-12 Tháng 20 18,69 0,67
3 13-24 Tháng 14 13,08 0,47
4 > 24 Tháng 57 53,27 1,9
Nguồn : Số liệu phỏng vấn hộ 2010
Kết quả điều tra bảng 5 và qua quá trình điều tra cho thấy, hầu hết cơ
cấu đàn bò nằm trong khung tháng tuổi trên 24 tháng chiếm vị trí cao nhât
(53,27%).Còn các khung tuổi khác chiếm tỉ trong gần nhau chứng tỏ ở đây
số lương đàn bò không biến động nhiêu.
Nhìn chung cơ cấu đàn bò và cơ cấu giống ở xã Hồng Thái phần lớn

vẫn chưa được cải tạo, tầm vóc nhỏ bé. Vì thế năng suất và hiệu quả trong
chăn nuôi bò ở đây còn thấp. Bò sinh sản tự nhiên là chủ yếu, công tác giống
chưa được quản lý chặt chẽ.
4.2.2. Mục đích chăn nuôi của nông hộ
Để tìm hiểu mục đích chăn nuôi bò của nông hộ, chúng tôi tiến hành
điều tra mục đích chăn nuôi bò của nông hộ tại xã thu được kết quả như sau :
Bảng6: Mục đích chăn nuôi bò của hộ
STT
Mục đích nuôi
Hộ nghèo Hộ trên nghèo
Số lượng
( con )
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
( con )
Tỷ lệ
(%)
1 Bò cái sinh sản 51 86,44 42 87,49
2 Bò đực giống 2 3,39 2 4,17
3 Bán 6 10,17 2 4,17
4 Cày kéo + sinh sản 0 0,00 2 4,17
Nguồn : Số liệu phỏng vấn hộ 2010
23
Kết quả ở bảng 6 cho thấy mục đích chăn nuôi bò của hộ chủ yếu là
sinh sản (hộ nghèo:86,44%, hộ trên nghèo:87,49%) chứng tỏ hoạt động nuôi
bò ở chủ yếu là để gây đàn, tận dụng thời gian nhàn rỗi nhằm tăng thu nhập.
Tỷ lệ hộ nuôi với mục đích cày kéo hầu như không có ở hộ nghèo, với
những hộ trên nghèo do hoạt động lâm nghiệp và nông nghiệp nên có sử
dụng bò cài kéo nhưng không nhiều đo địa hinh ở đây chủ yếu là đồi núi.

Mục đích chăn nuôi bò bán thịt đang được nhiều hộ chú trọng nuôi phần lớn
chỉ có các hộ nghèo do các hộ có điện kiện kinh tế khó. Chiếm tỷ lệ khá cao
so với các xã miền núi khác,chứng tỏ bước đầu đã có tính chất sản xuất hàng
hóa (hộ nghèo:10,17%,hộ trên nghèo:4,17%)Bò đực giống hiện trên toàn xã
rất ít chứng tỏ người dân nơi đây không chú trọng lắm đến việc cải tạo đàn
bò nên chỉ chiếm tỷ lệ (hộ nghèo:3,39%, hộ trên nghèo:4,17%).
Nhìn chung chăn nuôi ở đây chủ yếu tận dụng lao động nhàn rỗi trong
gia đình và phân bón cho nghành trồng trọt, bước đầu có tính chất sản xuất
hàng hóa.
4.2.3. Phương thức chăn nuôi bò của nông hộ.
Phương thức chăn nuôi bò của nông hộ phản ánh trình độ chăm sóc,
nuôi dưỡng và quản lý đàn bò của hộ. Qua tiến hành điều tra thực trạng ở xã,
nhằm đánh giá tình hình về các phương thức chăn nuôi bò ở địa phương, kết
quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Phương thức chăn nuôi bò của hộ.
STT Phương thức nuôi
Hộ nghèo Hộ trên nghèo
Số lượng
( hộ)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1 Thả rông hoàn toàn 0 0,00 0 0,00
2 Chăn thả có bổ
sung thức ăn
6 33,33 5 41,67
3 Chăn dắt hoàn toàn 12 66,67 7 58,33

4 Bán thâm canh 0 0,00 0 0,00
5 Nuôi nhốt hoàn
toàn
0 0,00 0 0,00
Nguồn : Số liệu phỏng vấn hộ 2010
24
Kết quả ở bảng 7 cho thấy ở địa phương đang tồn tại 2 phương thức
chăn nuôi đó là: chăn thả, chăn thả kết hợp cho ăn thêm tại chuồng.
Phương thức thả rông hoàn toàn ở địa phương không còn nữa do diện
tích đồng cỏ ở đây đã bị thu hẹp và một phần người dân đã nhận thức được
phương thức chăn thả này chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu rất lớn, mức
độ rủi ro trong chăn nuôi rất cao.
Phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn chỉ chếm tỷ lệ 33,33% ở hộ
nghèo và 41,67 ở hộ trên nghèo. Các loại thức ăn thường được nông hộ cho
ăn thêm tại chuồng là: rơm, cỏ trồng (rất ít), dây khoai, lá rừng, thân cây
chuối nhưng còn tùy thuộc vào mùa thu hoạch của cây trồng nông hộ chưa
chủ động được nguồn thức ăn này hay chưa biết cách xử lí để dự trữ thức ăn
cho chăn nuôi.
Đối với phương thức chăn thả hoàn toàn là phương thức nuôi bò chính
được người chăn nuôi cho đi ăn ở buổi sáng và buổi trưa hoặc buổi tối đưa
về chuồng. Đây là phương thức được sử dụng khi đồng bãi chăn thả gần,
năng suất cỏ tươi cao mới đạt hiệu quả. Do bải chăn thả ngày càng bị thu
hẹp và năng suất cỏ tự nhiên thấp nên số hộ áp dụng phương thức này đang
có chiều hướng giảm nhưng vẩn chiếm tỉ lệ cao 66,67% ở hộ nghèo 58,33%
ở hộ trên nghèo.
Phương thức chăn nuôi bán thâm canh, nuôi nhốt hoàn toàn đây là 2
phương thức tiến bộ nhất, gia súc được nuôi nhốt còn mới lạ ở nơi đây, các
hộ chưa áp dụng do chưa có điều kiện về kinh tế vầ kỉ thuật. Nếu các hộ đã
nhận thức được ưu điểm của phương thức chăn nuôi bán thâm canh và các
hộ trên nghèo áp dụng thì khả năng phát triển rất cao.

Bảng 8 : Phương thức chăn nuôi áp dụng theo mùa.
STT
Phương thức
Tỉ lệ % hộ áp dụng
Mùa mưa Mùa khô
Hộ
nghèo
Hộ trên
nghèo
Hộ
nghèo
Hộ trên
nghèo
1 Nuôi nhốt hoàn toàn 11,11 25,00 0,00 0,00
2 Vừa cắt cỏ về vừa chăn thả 33,33 41,67 38,89 41,67
3 Chăn thả hoàn toàn 55,56 33,33 61,11 58,33
Nguồn : Số liệu phỏng vấn hộ 2010
25

×