Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THU MUA NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẬT VIỆT ĐÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.36 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THU MUA NƠNG SẢN XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NHẬT VIỆT ĐÀI

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NƠNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH TRANG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THU MUA NÔNG SẢN XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NHẬT VIỆT ĐÀI

Ngành : Kinh Doanh Nông Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : Th.S LÊ VŨ


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2013


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hoạt động thu
mua nông sản xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt Đài” do
Nguyễn Thị Minh Trang, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Doanh Nơng Nghiệp, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày____________.

Người hướng dẫn
ThS. Lê Vũ

________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

___________________

____________________

Ngày


Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận được hồn thành nhờ sự giúp đỡ của nhiều người cùng với sự nổi lực
của bản thân, để đáp lại sự giúp đỡ đó em xin gửi lời cảm ơn đến:
Lời đầu tiên, con xin thành kính cảm ơn ba mẹ đã ni nấng và dạy dỗ con
thành người, tạo điều kiện cho con được ngồi trên giảng đường đại học để con đạt
được kết quả như ngày hôm nay.
Xin cảm ơn các quý Thầy, Cô trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang để em bước vào đời.
Em xin trân trọng tỏ lịng biết ơn đến các Thầy, Cơ trong khoa Kinh Tế. Đặc
biệt là thầy Lê Vũ, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Xin bày tỏ lịng biết ơn đến các cô chú, công nhân viên tại Công ty TNHH Nhật
Việt Đài thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã rất nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, chia sẻ cùng mình trong suốt quãng thời gian qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ MINH TRANG, tháng 12 năm 2013. “Phân tích hoạt động thu
mua nơng sản xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt Đài”.
NGUYEN THI MINH TRANG, December, 2013. “Analyse the activity of
purchasing agricutural products for export in Nhat Viet Dai limited company”.
Đề tài khơng chỉ tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty mà
bên cạnh đó cịn dùng các phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích chính là phân tích
hoạt động thu mua nơng sản của cơng ty cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
thu mua. Qua đó, có thể hiểu biết thêm về các cách thức thu mua, các đối thủ cạnh
tranh trong thị trường thu mua, sản lượng và nhu cầu của thị trường, những thuận lợi
và khó khăn trong thu mua. Nắm bắt được những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu
quả cho hoạt động thu mua, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ, tăng lợi nhuận
cho công ty dưới khía cạnh của một sin viên thực tập.
Với những mục tiêu trên, đề tài đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá tình
hình sản xuất kinh doanh, tình hình thu mua, cũng như phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động thu mua, từ đó đưa ra
những kiến nghị nhằm hạn chế những điểm yếu và phát huy hơn nữa những điểm
mạnh.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 2
1.3.Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................2
1.4.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
1.4.1.Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................................ 3
1.4.2.Thời gian nghiên cứu ......................................................................................................... 3
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 3
1.5.Cấu trúc luận văn .......................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1.Khái quát về cơng ty ..................................................................................................4
2.1.1.Q trình hình thành và phát triển của công ty qua từng giai đoạn ................................ 4
2.1.1.1.Thông tin về cơng ty ............................................................................................4
2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................4
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, năng lực sản xuất và phương hướng hoạt động của công ty ..... 5
2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty .......................................................................5
2.1.2.2.Năng lực sản xuất của công ty .............................................................................6
2.1.2.3.Phương hướng hoạt động của công ty .................................................................6
2.1.3.Cơ cấu, tổ chức bộ máy cơng ty và chức năng các phịng ban........................................ 7
2.1.3.1.Tổ chức bộ máy công ty ......................................................................................7
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phịng ban...................................................................7
2.2.Sơ lược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................9
v


2.3.Tìm hiểu sơ lược về một số loại nơng sản do công ty thu mua ...............................11
2.3.1. Giới thiệu về ớt ................................................................................................................ 11
2.3.2. Giới thiệu về khoai lang .................................................................................................. 13
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................15

3.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................15
3.1.1. Các khái niệm có liên quan............................................................................................. 15
3.1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu: ...................................................................................15
3.1.1.2. Khái niệm về thị trường yếu tố đầu vào và thị trường nguyên liệu .................15
3.1.1.3. Khái niệm về nguồn nông sản nguyên liệu đầu vào .........................................16
3.1.1.4. Khái niệm về thu mua.......................................................................................16
3.1.2. Lý thuyết về tầm quan trọng của thị trường thu mua nông sản nguyên liệu ............... 16
3.1.3.Lý thuyết về hiệu quả kinh tế của việc thu mua ............................................................. 18
3.1.3.1. Hiệu quả khi có sự phù hợp giữa sản lượng thu mua và nhu cầu tiêu thụ .......19
3.1.3.2. Hiệu quả khi lượng nông sản được đảm bảo ....................................................19
3.1.3.3. Hiệu quả khi ổn định được sản lượng nông sản thu mua, giảm thiểu chi phí
trung gian .......................................................................................................................19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................20
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................................... 20
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................. 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................23
4.1. Tìm hiểu về điều kiện, tiềm năng tự nhiên và tình hình xuất khẩu nơng sản tại tỉnh
Lâm Đồng ......................................................................................................................23
4.1.1. Điều kiện, tiềm năng thiên nhiên trồng rau hoa củ quả ở tỉnh Lâm Đồng trong việc
cung cấp nguồn nông sản cho các công ty sản xuất, thu mua, chế biến nơng sản xuất khẩu 23
4.1.2. Tình hình xuất khẩu nơng sản tại tỉnh Lâm Đồng......................................................... 24
4.2. Vai trị, chức năng của nguồn nơng sản trong q trình sản xuất kinh doanh của
công ty ...........................................................................................................................24
4.3. Các nguồn cung cấp nơng sản cho cơng ty ............................................................26
4.4. Phân tích hoạt động thu mua nông sản của công ty ...............................................26
4.4.1. Tiêu chuẩn thu mua nơng sản của cơng ty..................................................................... 26
4.4.2. Các hình thức thu mua nông sản của công ty ................................................................ 27
vi



4.4.3. Phương thức thanh toán mua hàng................................................................................. 29
4.4.4. Cơ cấu các loại nông sản................................................................................................. 30
4.4.5. Địa bàn thu mua nông sản .............................................................................................. 31
4.4.6. Giá cả nông sản thu mua ................................................................................................. 32
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của việc thu mua nơng sản của cơng ty........34
4.5.1. Tính ổn định về sản lượng thu mua................................................................................ 34
4.5.1.1. Yếu tố thời tiết và mùa vụ ................................................................................34
4.5.1.2. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong thị trường thu mua .................................35
4.5.1.3. Bộ phận thu mua của công ty ...........................................................................36
4.5.1.4. Bộ phận sản xuất, tiêu thụ xuất khẩu................................................................36
4.5.2. Tính ổn định về giá cả thu mua ...................................................................................... 37
4.5.2.1. Thị trường cung cầu nông sản ..........................................................................37
4.5.2.2. Sự cạnh tranh giữa các người mua ...................................................................37
4.5.2.3. Các yếu tố kinh tế, xã hội khác.........................................................................38
4.6. Phân tích ma trận SWOT và giải pháp cho tình hình thu mua nông sản của công ty....38
4.6.1. Chiến lược SO (Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng) ................................................ 40
4.6.2. Chiến lược WO (Cải thiện những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội .............. 41
4.6.3. Chiến lược ST (Tận dụng những điểm mạnh bên trong để vượt qua những bất trắc) 42
4.6.4.Chiến lược WT (Tối thiểu hóa những điểm yếu bên trong và tránh khỏi các đe dọa bên
ngoài) .......................................................................................................................................... 42
4.7. Giải pháp cho tình hình thu mua nơng sản của công ty .........................................43
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................45
5.1. Kết luận...................................................................................................................45
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................45
5.2.1. Đối với nhà nước ............................................................................................................. 45
5.2.2. Đối với người dân............................................................................................................ 46
5.2.3. Đối với công ty ................................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
108/2006/NĐ-CP

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
luật đầu tư

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc

HACCP

Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm sốt các mối
nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực
phẩm

ISO 9001:2000

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

KCS

Kiểm tra chất lượng

Kg

Kilogam


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 và 2012 .............10
Bảng 2.2. Các loại nông sản thu mua của công ty.........................................................11
Bảng 3.1. Mơ hình ma trận SWOT................................................................................22
Bảng 4.1. Sản lượng và tỉ trọng nông sản xuất khẩu năm 2011 và 2012 ......................25
Bảng 4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của nhà nông và chủ vựa về tiêu chuẩn thu mua
nông sản của công ty .....................................................................................................27
Bảng 4.3. Đánh giá mức độ hài lịng của nhà nơng và chủ vựa về hình thức thu mua
của công ty .....................................................................................................................29
Bảng 4.4. Đánh giá mức độ hài lịng của nhà nơng và chủ vựa về hình thức thanh tốn
mua hàng của cơng ty ....................................................................................................29
Bảng 4.5.Sản lượng thu mua một số loại nơng sản chính .............................................32
Bảng 4.6. Giá của một số loại nông sản tại tỉnh Lâm Đồng từ tháng 6 đến tháng 12 của
năm 2012 .......................................................................................................................33
Bảng 4.7. Đánh giá mức độ hài lịng của nhà nơng và chủ vựa về giá cả mua hàng của
công ty ...........................................................................................................................34
Bảng 4.8. Ma trận SWOT ..............................................................................................39


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức cơng ty TNHH Nhật Việt Đài .....................................7
Hình 2.2. Sơ đồ sản xuất ớt ...........................................................................................12
Hình 2.3. Sơ đồ sản xuất khoai lang ..............................................................................14
Hình 3.1. Sơ đồ vai trị của các yếu tố sản xuất trong hoạt động kinh tế ......................17
Hình4.1. Sơ đồ thu mua nơng sản của cơng ty ..............................................................28
Hình 4.2.Cơ cấu các loại nông sản thu mua năm 2011 .................................................30
Hình4.3.Cơ cấu các loại nơng sản thu mua năm 2012 ..................................................31

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra nhà nông và chủ vựa
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về nơng sản của cơng ty

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh của
nền kinh tế toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về
nhu cầu tiêu dùng của con người mà đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu
thiết yếu hằng ngày. Do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp mà đặc biệt là các

sản phẩm nông sản như rau củ quả trên thế giới ngày càng tăng. Mức tăng của các sản
phẩm nông sản này tăng nhiều hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác do con người
có xu hướng sử dụng sản phẩm rau củ quả thay thế cho các sản phẩm từ động vật.
Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào trong sản xuất làm
cho sản lượng và chất lượng làm cho sản phẩm nông sản rau củ quả không ngừng tăng
lên, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Theo xu thế phát triển chung của cơ chế thị trường,
song song với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc áp dụng các phương
pháo quản trị mới nhằm đem lại hiệu quả cao cho các ngành sản xuất và các doanh
nghiệp.
Khi Việt Nam thực hiện q trình hội nhập thế giới, những khó khăn ban đầu
là điều không thể tránh khỏi. Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, yếu
kém về công nghệ, kỹ thuật và những kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường thế
giới, bỡ ngỡ những bước đi đầu tiên, chúng ta đã khơng ít lần vấp ngã. Nhưng cũng từ
đó mà chúng ta có được những bài học vơ cùng quý giá. Không ngừng cố gắng vươn
lên, đúc kết những kinh nghiệm trong thời gian qua, chúng ta nhận ra rằng: để kinh
doanh có hiệu quả nhất định, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kĩ lưỡng về thị
trường xuất khẩu và thị trường thu mua. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như nước ta,
có thể nói rằng chúng ta luôn tự hào với kết quả khá cao trong việc xuất khẩu hàng
nơng sản. Để có được danh hiệu này, chúng ta đã trải qua quá trình cố gắng không
1


ngừng, tuy vẫn cịn rất nhiều khó khăn. Để duy trì và phát triển hơn nữa thì các cơng
ty, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nghiên cứu thị trường thu mua, một cơng
việc tuy ít được quan tâm nhưng đó lại là việc đầu tiên nhất, quan trọng nhất nếu công
ty muốn thành công và mang lại lợi nhuận cao cho bản thân cơng ty nói riêng và cho
tồn xã hội Việt Nam nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nhằm phân tích hoạt động thu mua nơng sản phục vụ trong q trình sản

xuất và xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt Đài tại Lâm Đồng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
vấn đề sau:
Mô tả hình thức thu mua nơng sản của cơng ty Nhật Việt Đài.
Phân tích phương thức, quy trình thu mua nơng sản của cơng ty.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu mua nông sản bao gồm: sự biến
động giá cả và sản lượng nông sản thu mua trong năm 2011-2012, những rủi ro và tính
ổn định của việc thu mua nơng sản của cơng ty.
Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc thu mua
nông sản của công ty.
Đề ra một số biện pháp cho hoạt động thu mua nông sản của công ty.
1.3.Câu hỏi nghiên cứu
Vai trị của việc thu mua nơng sản đối với việc sản xuất và xuất khẩu của công
ty là gì?
Cơng ty thu mua nơng sản tại đâu?
Sản lượng và giá cả của nông sản thay đổi theo thời gian như thế nào?
Q trình thu mua, tiếp nhận nơng sản của công ty diễn ra như thế nào?
Hoạt động thu mua nông sản chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Người nơng dân có hài lịng về việc thu mua của cơng ty?
Chính sách của nhà nước ảnh hưởng như thế nào đến việc thu mua?
Những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp cho hoạt động thu mua nơng
sản của cơng ty là gì?
2


1.4.Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.Địa bàn nghiên cứu
Công ty TNHH NHẬT VIỆT ĐÀI tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
1.4.2.Thời gian nghiên cứu

Được sự cho phép của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đề
tài được thực hiện từ ngày 1/9/2013 đến ngày 31/12/2013.
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu hoạt động thu mua nông sản như ớt, cà chua, khoai
lang… nhằm xuất khẩu của công ty qua hai năm 2011 và 2013.
1.5.Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên lý do, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về công ty
Chương này giới thiệu khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhật Việt
Đài, sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Công ty; hệ thống tổ chức của công ty, tổng quan về hoạt động sản xuất của công ty,
các sản phẩm sản xuất xuất khẩu của công ty…
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết và những phương pháp
nghiên cứu được áp dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Giải quyết những yêu cầu nội dung đã được đề ra ở chương trước đồng thời để ra
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu mua của công ty TNHH Nhật Việt Đài.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược lại toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị
cụ thể cho hoạt động của công ty trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.Khái qt về cơng ty

2.1.1.Q trình hình thành và phát triển của công ty qua từng giai đoạn
2.1.1.1.Thông tin về công ty
Nhật Việt Đài là công ty đứng đầu về xuất khẩu nông sản tươi tại tỉnh Lâm
Đồng. Nhật Việt Đài không ngừng đổi mới trang thiết bị, cập nhật công nghệ hiện đại,
đầy mạnh thu mua nhiều loại nông sản đa dạng hơn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về
số lượng, chủng loại và chất lượng của khách hàng là nhà nhập khẩu nông sản và các
hệ thống siêu thị, nhà hàng lớn trên thị trường Singapore.
Tên gọi doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẬT VIỆT ĐÀI.
Tên giao dịch: NHAT VIET DAI LIMITED COMPANY.
Tên viết tắt: NHAT VIET DAI CO., LTD.
Địa điểm trụ sở chính: số 31, tổ 32 thơn Phú Thạnh, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập: công ty TNHH hai thành viên.
Ngành, nghề kinh doanh: trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu: rau, hoa củ, quả
các loại.
Vốn điều lệ 500.000 USD. Trong đó:
Ơng Chu Yu-Chin, giám đốc cơng ty góp 300.000 USD, chiếm 60% vốn điều lệ
đăng ký.
Bà Lien Li-Chiao góp 200.000 USD, chiếm 40% vốn điều lệ đăng ký.
Quy mô: rau hoa, củ, quả các loại: 1.000 tấn- 2.000 tấn/năm.
2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Nhật Việt Đài được thành lập vào ngày 2/08/2011 do ông YuChin làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp với 100% là vốn nước ngoài.
4


Tháng 9 năm 2011, công ty thực hiện xong các thủ tục thành lập doanh nghiệp và đồng
thời tuyển dụng lao động, thành lập bộ máy hoạt động. Tháng 9 năm 2011 đến tháng 5
năm 2012, công ty tiến hành đầu tư trong dân và chính thức đi vào hoạt động. Những
ngày đầu, cơng ty đã gặp khơng ít khó khăn, chủ yếu là do người dân chưa biết nhiều
về công ty, nên việc thu mua ổn định nguồn nông sản khơng phải là một vấn đề nhỏ.

Từ đó có thể nói, cơng ty những ngày đầu hoạt động cần sự kiên trì và bản lĩnh
của Ban lãnh đạo cũng như tồn thể nhân viên thì mới có thể tồn tại và phát triển mạnh
chỉ trong thời gian ngắn. Từ năm 2011 đến nay cơng ty đã có những bước đi vững
chắc với đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp, u nghề, ln đồn kết hết
lịng vì sự phát triển của công ty. Và hiện tại, công ty đang đứng đầu về xuất khẩu
nông sản tươi tại tỉnh Lâm Đồng.
Tin rằng với sự ủng hộ nhiệt tình của người dân và sự phấn đấu không ngừng nghỉ
của đội ngũ nhân viên, Công ty TNHH Nhật Việt Đài sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, năng lực sản xuất và phương hướng hoạt động của
công ty
2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của cơng ty
Cơng ty có 3 chức năng chính:
Chức năng thu mua nơng sản: đây là chức năng đầu tiên đảm bảo ngun liệu
nơng sản chính cho q trình hoạt động của cơng ty. Chức năng này hoạt động có hiệu
quả thì mới tạo điều kiện cho chức năng khác có ngun liệu nơng sản để chế biến và
xuất khẩu. Do là chức năng cơ bản nhất, nên cơng ty cần có những biện pháp thu mua để
nâng cao sản lượng, chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Chức năng chế biến nông sản: đây là giai đoạn kiểm tra, chọn lọc, làm sạch, sấy
khơ, đóng gói các sản phẩm nơng nghiệp cịn tươi để xuất khẩu ra Singapore. Chức
năng này thường xuyên được quan tâm đổi mới trang thiết bị và cách thức làm việc
của công nhân để nâng cao chất lượng cho nông sản tươi.
Chức năng kinh doanh xuất khẩu: đây là chức năng quyết định của công ty.
Chức năng này phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ của công ty:
Tham gia xây dựng quy hoạch các vùng chuyên canh, thâm canh rau củ quả để
có năng suất và chất lượng cao.
5


Đào tạo cán bộ cơng nhân kỹ thuật có chất lượng và có trình độ đảm bảo cho sự

phát triển bền vững.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển sản xuất
kinh doanh rau củ quả cao cấp, công nghệ sạch.
2.1.2.2.Năng lực sản xuất của công ty
Dự án sản xuất, thu mua, chế biến rau, hoa, củ, quả xuất khẩu thực hiện tại các
huyện: Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng thuộc địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại mục 39 Phụ lục 2 theo Nghị định số
108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ, nên công ty được các ưu đãi về
thuế thu nhập, thuế hàng hóa nhập khẩu.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời hạn 15 năm, doanh
nghiệp được miễn 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo được tính
từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập. Đồng thời cơng ty được miễn thuế hàng
hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định và miễn thuế nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi
được phép nhập khẩu.
Nhật Việt Đài là cơng ty có 100% vốn nước ngồi, lực lượng lao động 120 cơng
nhân, trong đó bộ máy tổ chức quản trị linh hoạt, năng động trong quản lý, điều hành
sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Chính vì thế, chỉ trong vịng
2 năm, cơng ty đã đứng vị trí đầu về xuất khẩu nông sản tươi tại tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2.3.Phương hướng hoạt động của công ty
Để tiếp tục phấn đấu và giữ vững vị trí trên thị trường, cơng ty đã đề ra phương
pháp hoạt động trong những năm sắp tới như sau:
Tăng cường đầu tư thu mua ớt, khoai lang các loại vì mặt hàng này đang là thế
mạnh của tỉnh Lâm Đồng và đang được ưa chuộng tại Singapore.
Đóng gói các loại nơng sản cao cấp tiêu thụ trực tiếp tại các hệ thống các nhà
hàng, siêu thị trong và ngoài nước.
Hợp tác chế biến các loại nấm đóng hộp xuất khẩu.
Hợp tác chế biến các mặt hàng tươi sống ăn liền để xuất khẩu.
Mở rộng địa bàn thu mua tại tỉnh Đắk Lắk, các tỉnh miền Tây.
Bổ sung thêm các mặt hàng mới đủ điều kiện để xuất khẩu như cà chua cherry,
dứa …

6


Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng hiện có. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt
động marketing, chun mơn hóa trong từng khâu sản xuất. Thực hiện chiến lược xâm
nhập và mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường EU, Châu Phi, đây là thị
trường tiềm năng và đầy triển vọng.
Với việc đầu tư dự án, bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất đồng bộ sẽ làm gia
tăng chất lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn trong
sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc thực hiện quản lý an toàn vệ sinh sản phẩm theo các chương trình
quản lý chất lượng ISO 9002:2000, HACCP… cơng ty cịn cố gắng tạo ra sự ổn định
về khối lượng hàng, chất lượng sản phẩm, thời gian xuất khẩu và giá cả.
2.1.3.Cơ cấu, tổ chức bộ máy cơng ty và chức năng các phịng ban
2.1.3.1.Tổ chức bộ máy cơng ty
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức cơng ty TNHH Nhật Việt Đài
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc

Bộ phận sản xuất

Trợ lý

Bộ phận văn phòng

Bộ phận thu mua

KCS


Quản lý nhân sự

Thu mua

Thủ kho

Thủ quỹ

Vận chuyển

Sản xuất

Kế tốn
Hành chính

Nguồn tin: Phịng nhân sự của cơng ty
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành quản lý tồn cơng ty, giải quyết mọi
vấn đề phát sinh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của cơng ty theo đúng
kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước. Giám đốc thực hiện các chức năng sau:
7


Xây dựng các mục tiêu chiến lược kinh doanh chính, đề ra các chương trình và
các biện pháp thực hiện thông qua tham mưu của các bộ phận trong công ty.
Ban hành các điều khoản quản lý hoạt động kinh doanh, thực hiện các chế độ,
chính sách đối với cán bộ công nhân viên.
Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý, bố trí lực lượng lao động phù hợp với các mục
tiêu đề ra và đảm bảo thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch.
Phó Giám Đốc: Là người dưới quyền của giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp

của Giám đốc, giúp Giám đốc quản lý về nhân sự và tài chính của cơng ty, thay mặt
Giám đốc điều hành công ty khi được uỷ quyền.
Thủ quỹ: Thực hiện những công việc về thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh
toán và ngoại tệ, đối chiếu các thu chi tiền ở chứng từ và thực tế, quỹ hàng ngày với kế
tốn. Ngồi ra, thủ quỹ cịn phân loại tiền, sắp xếp khoa học giúp cho việc dễ dàng
nhận biết và xuất nhập tiền, lưu giữ các chứng từ đầy đủ theo thời gian quy định, thực
hiện các công việc khác do kế toán và giám đốc giao cho.
Bộ phận tài chính kế tốn: Nhiệm vụ là
Tổ chức thực hiện cơng tác tài chính, thống kê, ghi chép kịp thời đầy đủ, chính
xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra các chứng từ thống kê ở các bộ phận
trong nội bộ cơng ty.
Xác định, phản ánh chính xác, kịp thời chế độ kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ
thủ tục, tài liệu và đề ra các biện pháp xử lý các khoản mất mát, hư hỏng tài sản.
Tính tốn, trích nộp đầy đủ các khoảng thuế, các quỹ, cổ tức, nợ công phải trả,
phải thu.
Lập báo cáo kế tốn tài chính và quyết tốn theo đúng luật, bảo quản, lưu trữ,
bảo mật các tài liệu theo quy định của công ty.
Đào tạo và tự đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên, nghiên cứu áp dụng
các tiến bộ công nghệ thông tin trong công tác thống kê nhằm nâng cao công tác quản
lý và tham mưu tài chính.
Chấp hành chế độ bảo vệ tài sản của công ty, thực hiện kế hoạch sản xuất - kỷ
luật - tài chính, phí lưu thơng, dự tốn chi tiêu, các định mức kinh tế, kỹ thuật.

8


Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá đúng tình hình, hệ quả sản xuất kinh
doanh, phát hiện lãng phí thiệt hại, việc làm khơng hiệu quả, trì trệ… và biện pháp
khắc phục.
Nghiên cứu, cải tiến tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, xây dụng phương

pháp sản xuất, khai thác khả năng, tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả đồng vốn, thực hiện
báo cáo định kỳ cho giám đốc.
Bộ phận xưởng sản xuất: Thực hiện tất cả các thao tác về chọn lọc, rửa, sấy,
đơng lạnh, đóng gói sản phẩm gồm quản lý xưởng, bộ phận KCS - Kiểm tra chất
lượng, cơng nhân. Nhiệm vụ chính của bộ phận KCS là kiểm tra chất lượng sản phẩm
trong quá trình sản xuất, hướng dẫn cơng nhân cách làm để đảm bảo chất lượng sản
phẩm, kiểm tra hàng trước khi nhập và xuất, kiểm tra những hàng hư hại, kém chất
lượng để loại bỏ, kiểm tra bao bì và các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ phận thu mua: Chịu trách nhiệm về hoạt động thu mua nông sản của công
ty. Bộ phận này cần xây dựng một chiến lược và kế hoạch thu mua có hiệu quả, nơng
sản phải được thu mua đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn. Trước tiên, bộ phận thu mua
tìm kiếm các nhà cung cấp thích hợp, sau đó thương thảo về giá cả và chất lượng của
nông sản, xây dựng hợp đồng giữa cơng ty và nhà cung cấp. Ngồi ra, bộ phận này cần
báo cáo, đối chiếu, kiểm tra số liệu để thanh tốn nợ cơng cho các nhà cung cấp. Đối
với trưởng bộ phận, cần đề ra các biện pháp cải tiến công tác điều hành trong bộ phận
thu mua, hỗ trợ Giám đốc hoạch định kế hoạch mua hàng và tổ chức hệ thống thu mua
nông sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.Sơ lược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là toàn bộ thành quả lao động sản xuất kinh doanh
của công ty trong một năm. Qua hai năm hoạt động, công ty đã từng bước đi lên và đạt
được nhiều kết quả khích lệ.

9


Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011 và 2012
Năm 2011

Năm 2012


(Triệu đồng)

(Triệu đồng)

14.987,24

25.245,54

10.258,30

68,45

101,44

279,42

177,98

175,45

7.109,38

16.703,35

9.593,97

134,95

Chi phí cơng nhân


998,20

1.711,48

713,28

71,46

Chi phí sản xuất chung

867,33

1.424,38

557,05

64,23

Chi phí quản lý

1.971,46

1.094,66

-876,80

-44,47

Chi phí bán hàng


2.011,15

2.794,17

783,02

38,93

Chi phí tài chính

204,90

251,79

46,89

22,88

Thu nhập khác

2.965,48

5.905,84

2.940,36

99,15

Chi phí khác


1.023,49

959,97

-63,52

-6,21

Lợi nhuận

3.868,25

6.491,01

2.622,76

67,80

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí thu mua ngun liệu

Chênh lệch
±∆

%

Nguồn: Phịng kế tốn của công ty
Qua bảng 2.1 ta thấy chỉ tiêu tổng doanh thu năm 2012 cao hơn nhiều so với

năm 2011. Cụ thể năm 2012, doanh thu bán hàng đạt 25 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng ứng
với tỉ lệ 68,5% so với năm 2011.
Trong năm 2012, do cơng ty có nhiều đơn hàng xuất khẩu hơn nên công ty cần
thu mua nơng sản với sản lượng cao, chính vì thế, chi phí thu mua nguyên liệu là 16 tỷ
đồng, tăng 9,5 tỷ ứng với 135% so với năm 2011. Tương tự, chi phí cơng nhân tăng
713 triệu đồng, ứng với 71% so với năm trước do công ty tuyển dụng thêm nhiều nhân
viên để đáp ứng đủ như cầu sản xuất.
Công ty chính thức đi vào hoạt động vào giữa năm 2011, tại thời điểm này, việc
quản lý còn gặp nhiều khó khăn, chi phí quản lý 1,97 tỷ, nhiều hơn 877 triệu đồng ứng
44,47% so với năm 2012. Ngoài ra, chi phi khác cũng cao hơn 2012 là 63,5 triệu đồng.
Lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí khác thì năm 2012, cơng
ty đạt được 6,5 tỷ đồng, hơn 2,6 tỷ đồng, ứng với 67,8% so với năm trước.
Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nhật
Việt Đài qua 2 năm 2011 và 2012 đang có xu hướng tăng, được xem là đạt hiệu quả vì
10


sản xuất luôn đạt được lợi nhuận. Tin rằng với bước khởi đầu thuận lợi như đã nêu thì
cơng ty sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới.
2.3.Tìm hiểu sơ lược về một số loại nông sản do công ty thu mua
Từ khi thành lập do gặp khơng ít những khó khăn do thời tiết bất lợi, giá cả rau
quả trên thị trường lên xuống thất thường… nhưng công ty đã khơng ngừng thay đổi
và hồn thiện phương pháp sản xuất kinh doanh, chỉ trong hai năm đã trở thành đơn vị
đứng đầu về xuất khẩu rau hoa quả tươi tại tỉnh Lâm Đồng. Trong hai năm qua, công
ty đã khơng ngừng hồn thiện chính sách sản phẩm đáp ứng cho yêu cầu của thị
trường. Các chủng loại sản phẩm chính có thể kể đến như sau:
Các sản phẩm rau củ quả tươi: Là các sản phẩm rau củ quả được làm sạch để
xuất khẩu. các sản phẩm này giữ nguyên hương vị tự nhiên, đặc trưng của từng loại
rau củ quả, bao gồm: ớt, cà chua, khoai lang, củ dền, củ xả, cà tím, bắp cải, khoai tây,
cà rốt, hành tây…

Sản phẩm đông lạnh: là sản phẩm rau củ quả được làm sạch và được bảo quản ở
nhiệt độ thấp giữ cho rau quả tươi lâu. Sản phẩm này hầu như vẫn giữ được hương vị
và chất lượng như sản phẩm ban đầu, bao gồm đậu, rau, ớt…
Bảng 2.2. Các loại nông sản thu mua của công ty
Chủng loại

Sản phẩm chính
Xà lách, bắp cải, đậu cơ ve…

Rau

Dền, xả, khoai tây,cà rốt, hành tây, khoai lang Nhật, khai lang

Củ

tím…
Ớt sừng xanh, ớt sừng đỏ, ớt chỉ thiên, ớt chuông, cà chua, dưa

Quả

leo, chanh không hạt, chanh dây…
Nguồn tin: Tổng hợp từ phòng thu mua

2.3.1. Giới thiệu về ớt
a) Giới thiệu
Ớt là một loại quả thuộc họ Cà (Solanaceae). Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ,ngày
nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm rau, giả vị, thuốc.

11



Ớt loại gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày ở nước ta cũng như trên toàn thế
giới. Vị cay của ớt dường như khiến người ta cảm thấy các món ăn trở nên ngon miệng
hơn do vị giác được kích thích mạnh. Quả ớt có thể được sử dụng ở dạng tươi, sấy
khơ, hun khói, nghiền bột, bột nhão hoặc tương ớt. Một số giống ớt ngọt còn được sử
dụng như món rau trong chế biến thức ăn. Có nơi, ớt cay cịn được chế biến thành
những miếng sấy giịn ăn như snack…
Ớt khơng chỉ có tác dụng mang lại cảm giác ngon miệng mà cịn có tác dụng
trong việc chữa trị và phòng ngừa được nhiều chứng bệnh nan y như ung thư, huyết áp
cao, mỡ trong máu, tăng hệ miễn dịch…Trên thực tế, ớt đã được y học cổ truyền coi là
một vị thuốc quý.
b) Quy trình sản xuất
Hình 2.2. Sơ đồ sản xuất ớt
Nguyên liệu ớt

Phân loại, loại bỏ tạp chất
KCS lần 1
Rửa, sấy khô

Kho lạnh -35oC  -40oC
Kho trữ -15oC

KCS lần 2

Đóng gói
Xuất kho
Nguồn tin: Phòng sản xuất kinh doanh
12



2.3.2. Giới thiệu về khoai lang
a) Giới thiệu
Khoai lang là một lồi cây nơng nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột,
có vị ngọt và khoai lang là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng. được sử dụng
trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như
một loại rau.
Khoai lang là loại cây thân thảo dạng leo, sống lâu năm, có các lá mọc so le
hình tim hay hình chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn
được, có hình dáng thon dài, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi
thịt có màu trắng, vàng, cam hay tím.
Khoai lang có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và ngày nay, nó được
trồng rộng khắp các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ cho
sự phát triển của nó. Khoai lang phát triển tốt trong nhiều điều kiện về đất, nước và
phân bón. Nó cũng có rất ít kẻ thù tự nhiên nên thuốc trừ dịch hại rất ít khi phải dùng
tới. Do nó được nhân giống bằng các đoạn thân nên khoai lang tương đối dễ trồng. Do
thân phát triển nhanh, che lấp và kìm hãm sự phát triển của cỏ dại nên việc diệt trừ cỏ
cũng ít tiêu tốn thời gian hơn. Trong khu vực nhiệt đới, khoai lang có thể để ngồi
đồng và thu hoạch khi cần thiết cịn tại khu vực ơn đới thì nó thường được thu hoạch
trước khi sương giá bắt đầu.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2004,toàn thế giới đã trồng 9,01 ha khoai
lang, với sản lượng là 127,53 triệu tấn, riêng sản lượng tại Việt nam là 1,65 triệu tấn.
Tại một số quốc gia, khoai lang là mặt hàng lương thực chính trong khẩu phần ăn, ví
dụ như ở đảo Solomon là 160kg/người/năm.

13


×