Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

N PHÂN NHẬP C N TÍCH C CỦA HỘ CÁC YẾ NÔNG TỈNH ẾU TỐ Ả DÂN TẠ H QUẢN ẢNH HƯ ẠI HUY G BÌNH ƯỞNG Đ YỆN QUẢ H ĐẾN THU ẢNG NI U INH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.91 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO
G
DỤC
C VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜN
NG ĐẠI HỌC NÔNG
G LÂM TP
P.HỒ CHÍ MINH

PHÂN
N TÍCH CÁC
C
YẾ
ẾU TỐ ẢNH


ƯỞNG Đ
ĐẾN THU
U
N
NHẬP
C
CỦA
HỘ NÔNG DÂN TẠ
ẠI HUY
YỆN QUẢ
ẢNG NIINH
TỈNH
H QUẢNG BÌNH
H


NGUYỄ
ỄN THỊ NHẬT
N
PHƯ
ƯƠNG

K
KHÓA
L
LUẬN
TỐT NGHIỆP
N
P
ĐỂ NHẬ
ẬN VĂN BẰNG
B
CỬ
Ử NHÂN
NGÀN
NH KINH TẾ
T NÔNG
G LÂM

Thhành phố Hồ
H Chí Minnh
Tháng 12/2013
1


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH” do NGUYỄN THỊ NHẬT PHƯƠNG, sinh
viên khoá 36, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

Th.s TRẦN MINH TRÍ
Người hướng dẫn

_____________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________

_____________________

Ngày

tháng

 


năm

Ngày
 

 

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã sinh ra tôi nuôi
dưỡng tôi, người đã hi sinh tất cả cuộc đời không ngại khó khăn, gian khổ để mong
ngày tôi được lớn khôn và trưởng thành, ba mẹ vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc để tôi
bước vào đời.Công ơn to lớn ấy tôi sẽ mãi ghi nhớ và tôi hứa cho dù khó khăn, gian
khổ đến đâu tôi sẽ cố gắng vượt qua để đứng vững trên đường đời, trên con đường mà
con đã chọn, để không phụ lòng của ba mẹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầycô Trường ĐH Nông Lâm TPHCM,
đặc biệt là thầy cô thuộc Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi vốn
kiến vững chắc làm hành trang để tự tin bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Minh Trí,người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.Nhờ sự tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ ấy của thầy tôi
mới hoàn thành tốt đề tài này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn
quan tâm giúp đỡ tôi, chia sẻ những buồn vui trong suốt quá trình làm khóa luận cũng
như trong cuộc sống hàng ngày.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh, các anh chị, cô
chú trên địa bàn đã nhiệt tình chia sẻ những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành quá

trình thu thập số liệu để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới UBND huyện Quảng Ninh. Chúc
quý thầy, quý cô, quý anh chị và toàn thể bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
NGUYỄN THỊ NHẬT PHƯƠNG

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NHẬT PHƯƠNG.Tháng 12 năm 2013.“Phân Tích Các Yếu
Tố Ảnh Hưởng Tới Thu Nhập Của Hộ Nông Dân Tại Huyện Quảng Ninh, Tỉnh
Quảng Bình”.
NGUYEN THI NHAT PHUONG. DECEMBER 2013. “Analysis of factors
affecting the income of households in Quang Ninh District, Quang Binh
Province”.
Đề tài “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Thu Nhập Của Hộ Nông Dân
Tại Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình” tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
tới thu nhập của hộ nông dân. Cụ thể đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau:
- Thực trạng nguồn thu nhập của hộ nông dân tại huyện Quảng Ninh.
- Phân tích thực trạng nghèo đói, bất bình đẳng trong thu nhập của hộ
nông dân tại huyện Quảng Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân tại huyện
Quảng Ninh.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập và
ổn định đời sống hộ nông dân trong những năm tới.
Qua đó phản ánh một cách chân thực về tình hình đời sống cũng như sự bất
bình đẳng trong thu nhập, xác định xem những yếu tố nào tác động tới thu nhập của hộ
nông dân… Từ đó đề xuất một 1 số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ

nông dân tại huyện Quảng Ninh
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban
thuộc UBND Huyện Quàng Ninh, qua báo chí và internet. Số liệu sơ cấp được thu thập
thông qua việc điều tra phỏng vấn 60 hộ nông dân trên địa bàn Huyện. Phân tích số
liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp.... cũng như sử dụng các
công cụ đo lường mức độ bất bình đẳng như hệ số giãn cách thu nhập, đường cong

 


Lorenz, hệ số Gini…và sử dụng phần mềm eview để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nông dân.
 

 


MỤC LỤC
 

Trang 
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ix
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.2.1.Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................. 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2
1.4.Cấu trúc đề tài............................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN................................................................................................................. 4
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 4
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 4
2.1.2. Địa hình và thỗ nhưỡng .............................................................................. 5
2.1.3. Khí hậu và thời tiết ..................................................................................... 7
2.1.4. Thủy văn và sông ngòi ............................................................................... 8
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................................... 8
2.2.1. Dân số và lao động ..................................................................................... 8
2.2.2. Giáo dục và y tế ........................................................................................ 10
2.3. Hiện trạng phát triển .............................................................................................. 11
2.3.1. Nông- lâm- nghiệp ................................................................................... 11
v
 


2.3.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề ................................... 13
2.3.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 13
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 15
3.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................... 15
3.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 15
3.1.2. Thực trạng thu nhập của Việt Nam .......................................................... 16
3.1.3. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam ..................................... 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
3.2.1.Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................... 27

3.2.2. Thước đo xác định bất bình đẳng ............................................................. 28
3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy ................................................................ 31
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................................38
4.1. Thực trạng thu nhập hộ nông dân tại huyện quảng Ninh năm 2012 ...................... 38
4.2. Phân tích thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập tại huyện Quảng Ninh 39
4.2.1. Nghèo đói ................................................................................................. 39
4.2.2. Phân tích thực trạng bất bình đẳng ........................................................... 42
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân trong huyện Quảng Ninh .......45
4.3.1. Mô tả đặc điểm hộ điều tra ....................................................................... 45
4.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân tại huyện
Quảng Ninh....................................................................................................................52
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao mức thu nhập và giảm bất bình đẳng của hộ nông
dân trong huyện Quảng Ninh ........................................................................................ 58
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 61
KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 61
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 61
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 61
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương .............................................................. 61
5.2.2. Đối với các hộ gia đình: ........................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 64
vi
 


DANH MỤC VIẾT TẮT

NH NN&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn


NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

TC, CĐ, ĐH

Trung cấp, Cao đẳng, Đại học

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

vii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 
Bảng 2.1: Diện Tích, Dân Số Năm 2012......................................................................... 9
Bảng 3.1 Thu Nhập Bình Quân Nhân Khẩu 1 Người/ Tháng Chia Theo Thành Thị
Nông Thôn và Các Vùng từ 2010-2012 ........................................................................17
Bảng 3.2. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Tháng của Từng Nhóm .......................... 21
Bảng 3.3. Tỉ Lệ Cơ Cấu Thu Nhập Giữa 5 Nhóm Dân Cư Qua Các Năm ................... 21
Bảng 3.4. Thu Nhập Theo Giá So Sánh Bình Quân Một Người/Tháng Theo Nhóm Thu
Nhập .............................................................................................................................. 22
Bảng 3.5. Những Nhân Tố ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Hộ Gia Đình trong Huyện...... 34
Bảng 4.1: Chuẩn Nghèo của Chính Phủ cho Giai Đoạn 2006 – 2012 .......................... 40
Bảng 4.2. Tình Trạng Thu Nhập của Các Hộ Điều Tra ................................................ 41
Bảng 4.3. Phân Phối Thu Nhập Bằng Đường Cong Lorenz ......................................... 43
Bảng 4.4. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai của Các Hộ Gia Đình...................................... 46
Bảng 4.5. Quy Mô Hộ và Tỷ Lệ Phụ Thuộc Các Hộ Gia Đình .................................... 47
Bảng 4.7. Cơ Cấu Độ Tuổi của Chủ Hộ ........................................................................ 48
Bảng 4.8. Trình Độ Chuyên Môn của Người Trong Độ Tuổi Lao Động Của Mẫu Điều
Tra Năm 2012 ................................................................................................................49
Bảng 4.9. Tình Hình Vay Tín Dụng của Hộ ................................................................. 50
Bảng 4.10. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Các Hộ Dân .......................................... 50
Bảng 4.11. Tình Hình Nhà Ở, Điện, Nước của Các Hộ Dân ........................................ 51
Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Các Thông Số của Mô Hình Thu Nhập .................... 52
Bảng 4.13 Hệ Số Xác Định R2phụ của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung ....................... 54
 

 

viii
 



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Quảng Ninh ........................................................ 4 
Hình 3.1. Cơ Cấu Nguồn Thu Nhập trong Năm 2012 .................................................. 18 
Hình 3.2. Mô Hình Chữ U Ngược của Simon Kuznets................................................. 25 
Hình 3.3. Mô Hình Đường Cong Lorenz ...................................................................... 29 
Hình 4.1. Cơ Cấu Thu Nhập của Huyện Quảng Ninh ................................................... 39 
Hình 4.2. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/ Tháng của Từng Nhóm trong Tháng 2012
.......................................................................................................................................42 
Hình 4.3. Đường Cong Lorenz Thể Hiện Sự Phân Phối Thu Nhập ở Huyện Quảng
Ninh ...............................................................................................................................44 

ix
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Mọi người ai cũng cần đến những nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở
và công việc ổn định,… Nhưng nhu cầu của con người là vô hạn, ngày càng tăng theo
sự phát triển của xã hội, chính sự tăng lên này đã thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều
hướng tiến bộ hơn để đáp ứng nhu cầu của con người.
Để xem xét nền kinh tế của một nước tăng trưởng hay suy thoái người ta đưa ra
nhiều chỉ tiêu tính toán như tỉ lệ lạm pháp, tình trạng thất nghiệp, tốc độ tăng
trưởng,… (trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng rất quan trọng biết được thu nhập bình
quân đầu người (GNP) là bao nhiêu). Thu nhập bình quân đầu người nói lên mức sống
của người dân tại địa phương, vùng hay đất nước. Khi thu nhập thực tế của người dân
tăng thì khả năng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ được tăng lên do vậy mức sống được

cải thiện.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp có đến 76% số dân sống ở khu vực nông
thôn, do đó vấn đề thu nhập của các hộ gia đình nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng và
cần thiết.
Huyện Quảng Ninh là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, nguồn thu nhập chính
ở đây là sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra có thu nhập
từ một số nguồn thu khác đóng góp không nhỏ cho đời sống người dân từ buôn bán,
lương hưu,…Tuy có nhiều nguồn thu từ các công việc trên nhưng mức thu nhập và đời
sống người dân ở đây vẫn thấp. Bên cạnh đó huyện còn còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức về vấn đề bất bình đẳng trong việc phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, chênh
lệch giữa các vùng còn khá lớn nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu nhập của người
dân. Những vấn đề cần làm rõ làthực trạng nguồnthu nhập của hộ nông dân tại huyện
 


Quảng Ninh ra sao? Đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông
dân từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống
hộ nông dân ?Đó là một số vấn đề đặt ra cần được các nhà khoa học nghiên cứu và giải
đáp. Để góp phần nghiên cứu và giải đáp những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân tại huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộnông dân tại huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên đề tài tiến hành phân tích các mục tiêu cụ
thể như sau:
- Thực trạng nguồn thu nhập của hộ nông dân tại huyện Quảng Ninh.
- Phân tích thực trạng nghèo đói, bất bình đẳng trong thu nhập của hộ

nông dân tại huyện Quảng Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân tại huyện
Quảng Ninh.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập và
ổn định đời sống hộ nông dân trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng, do đó đối
tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hộ nông dân trên địa bàn huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
a) Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
b) Phạm vi thời gian
Nghiên cứu, thu thập số liệu thứ cấp trong huyện Quảng Ninh năm 2012.
Số liệu sơ cấp được trực tiếp điều tra từ 60 hộ nông dân trong huyện.
2
 


Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.
1.4. Cấu trúc đề tài
Chương 1.Mở đầu: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi thực hiện của
đề tài.
Chương 2.Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Chương này giới thiệu tổng quan
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ và hiện trạng phát triển của huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình.
Chương 3. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày cơ
sở lý luận, các khái niệm, phần tổng quan các tài liệu đã nghiên cứu đồng thời trình
bày tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng. Sau đó trình bày các phương pháp nghiên cứu

được áp dụng trong đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chương này trình bày nội dung
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các hộ gia đình và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ nông dân.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được
cũng như những hạn chế của đề tài. Ngoài ra còn đề xuất kiến nghị với các cơ quan
liên quan để nâng cao mức thu nhập của người dân, thúc đẩy kinh tế huyện Quảng
Ninh tăng trưởng nhanh một cách bền vững.

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là huyện nằm về phía Nam tỉnh Quảng Bình. Được giới hạn bởi
tọa độ địa lý: từ 1704’7” đến 17026’18”vĩ độ Bắc và từ 106017’9” đến 106048’ kinh độ
Đông.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Quảng Ninh

Nguồn: />Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Quảng Ninh là 119.169,2km2, được tổ chức
thành 14 xã và 01 thị trấn. Trung tâm huyện (thị trấn Quán Hàu) cách trung tâm tỉnh
8km về phía Nam.Quảng Ninh có 23km đường bờ biển ở phía Đông; phía Tây có
 



đường biên giới Việt Lào dài 40,5km.Có tuyến đường Quốc lộ 1A; 2 nhánh Đông và
Tây đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam.Với vị trí đó, Quảng Ninh có
lợi thế trong giao lưu kinh tế, xã hội và có điều kiện phát triển đa ngành.
Ranh giới hành chính
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới
- Phía Nam giáp huyện Lệ Thủy
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
2.1.2. Địa hình và thỗ nhưỡng
a) Địa hình
Địa hình huyện Quảng Ninh tương đồi phức tạp, theo hướng kinh tuyến, địa hình
khu vực nghiêng dần từ Tây sang Đông. PhíaTây là sườn Đông của dãy Trường Sơn
hùng vĩ, vùng đồi mở rộng với nhiều nhánh núi tiến ra sát biển làm thu hẹp diện tích
vùng đồng bằng duyên hải.
Về mặt cấu trúc, có thể chia thành 3 vùng: vùng núi, vùng đồi và đồng bằng.
Vùng núi: Nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, có độ cao dao động từ 250m đến
trên 1.500m, phân bố ở phía Tây lãnh thổ. Chủ yếu là núi thấp, diện tích khoảng
50.163,83ha (chiếm 42,10% diện tích đất tự nhiên), địa hình núi trung bình chiếm diện
tích không đáng kể (chiếm 2,76% diện tích đất tự nhiên), có nhiều đỉnh cao trên
1.000m nhưCo BiMan (1.570m), Co Terrien (1.432m), Co Preu (1.167m).
Vùng đồi: Nằm chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng ven biển, có độ
cao giao động từ 10m đến 250m. Tổng diện tích 49.823,13ha (chiếm 41,81% diện tích
đất tự nhiên). Được chia thành 2 kiểu địa hình, kiểu địa hình đồi cao (29.977,4ha) và
kiểu địa hình đồi thấp (19.845,73ha).
Do được cấu tạo chủ yếu bởi các đá trầm tích lục nguyên, đá biến chất và chịu
tác động mạnh của quá trình bào mòn, rữa trôi nên bề mặt địa hình khá mềm mại.
Dạng địa hình đồi thấp, đồi bát úp phân bố chủ yếu ở phía Bắc sông Long Đại, còn từ
phía Nam sông Long Đại trở vào là địa hình thung lũng với các hợp thủy nhỏ xen kẻ
với đồi thấp và núi đá vôi.
Vùng đồng bằng: Có độ cao từ 10m trở xuống, với diện tích 15.889,38ha (chiếm

13,33% diện tích đất tự nhiên). Đồng bằng có nguồn gốc mài mòn bồi tụ, phân bố dọc
5
 


theo các sông Long Đại, Kiến Giang và Nhật Lệ. Nơi thấp nhất vùng đồng bằng là phá
Hạc Hải. Đồng bằng là vùng tập trung đông dân cư của huyện và thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp nhất là cây lương thực.
b) Thổ nhưỡng
Với tính chất phức tạp của các nhân tố hình thành đất, đặc biệt là đá mẹ và hình
thái địa hình,nhiều loại đất khác nhau đã được hình thành trên lãnh thổ nghiên cứu.
Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Quảng Bình, huyệnQuảng Ninh có 8 nhóm đất với 15 loại
đất
Đất cồn cát trắng vàng (Cc):Có 6.982,07ha chiếm 5,86% diện tích đất tự nhiên.
Đất cồn cát trắng vàng ít được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu sử dụng cho
trồng rừng phòng hộ, chống cát bay, cát chảy.
Đất cát biển trung tính ít chua (C): Có diện tích 772,37ha chiếm 0,65% diện
tích đất tự nhiên. Loại đất này đã được cải tạo để trồng hoa màu ở những nơi chủ động
nước tưới.
Đất mặn trung bình và ít (M):Có 135,77ha chiếm 0,11% diện tích đất tự nhiên.
Hiện nay, loại đất này đang được sử dụng trồng 1-2 vụ lúa, tuy nhiên vào mùa khô cần
phải chủ động nước tưới và rửa mặn.
Đất phèn hoạt động (Sj): Có 2.172,35ha, chiếm 1,82% diện tích đất tự nhiên.
Hiện tại diện tích sử dụng trồng một vụ lúa, cần phải hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chủ
động tưới tiêu để sử dụng đất có hiệu quả.
Đất phù sa trung tính ít chua (P):Có 2.802,48ha chiếm 2,35% diện tích đất tự
nhiên.
Đất phù sa chua (Pc):Có 2.096,35ha, chiếm 1,76% diện tích đất tự nhiên. Hầu
hết diện tích đều được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Đất glây chua (GLc): Có 104,34ha, chiếm 0,09% diện tích đất tự

Đất mới biến đổi chua (CMc): Có 2.792,35ha chiếm 2,34% diện tích tự nhiên.
Đất phân bố chủ yếu ở các xã Duy Ninh, Hiền Ninh, Tân Ninh.
Đất xám lẫn đá (X-sk): Có 397,13ha chiếm 0,33% diện tích tự nhiên. Loại đất
này thích hợp với các loại cây ngắn ngày.

6
 


Đất xám cơ giới nhẹ (Xa): Được hình thành trên đá cát, đá phiến sét, có diện
tích 333,49ha, chiếm 0,28% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, dễ bị
khô hạn.
Đất xám bạc màu (Xab): Được hình thành trên các mẫu chất đá mẹ thô, nhiều
silic, cấp hạt sét bị rữa trôi mạnh. Có 163,13ha, chiếm 0,14% diện tích tự nhiên. Đất
xám bạc màu có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nhưng phân bố ở địa hình bằng
phẳng, thoát nước tốt, dễ canh tác và thích hợp với nhiều cây trồng cạn ngắn ngày có
tính chịu hạn.
Đất xám feralit (Xf): Có diện tích lớn nhất khu vực với 74.100,99ha, chiếm
62,18% diện tích tự nhiên..
Đất xám kết von (Xfe): Có 97,62ha chiếm 0,08% diện tích tự nhiên. Đất xám
kết von thường có tầng mỏng, nghèo dinh dưỡng do đó cần trồng những cây phát triển
nhanh để che phủ và cải tạo đất.
Đất xám mùn trên núi (Xh):Có 1.860,31ha chiếm 1,56% diện tích tự nhiên
Đất tầng mỏng chua (Ec): Có 1.407,69ha chiếm 1,18% diện tích tự nhiên. Đây
là loại đất xấu, ưu tiên phát triển lâm nghiệp với cây trồng phát triển nhanh, che phủ và
cải tạo đất.
2.1.3. Khí hậu và thời tiết
Nằm trong khu vực duyên hải Bắc miền Trung và phía Đông dãy Trường Sơn,
huyện Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mang đầy đủ sắc thái khí
hậu các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa

khô. Mùa khô từ tháng XII đến tháng VIII năm sau, mùa mưa từ tháng IX đến tháng
XI. Từ tháng III đến tháng VIII chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Từ tháng
IX đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét
đậm.
Nhiệt độ bình quân 24,5 - 25oC
Quảng Ninh là khu vực có lượng mưa khá cao, lượng mưa năm trung bình
nhiều năm đạt từ 2.100 - 2.600mm
Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (83%)
Lượng bốc hơi từ 1.222 mm
7
 


2.1.4. Thủy văn và sông ngòi
Huyện Quảng Ninh có một mạng lưới sông suối khá phong phú, mật độ trung
bình 1,16 km/km2. Địa hình khu vực bị chia cắt bởi 2 con sông lớn và nhiều phụ lưu.
Do đặc điểm địa hình lãnh thổ hẹp, độ dốc lớn nên sông ngòi ở đây thường ngắn
và dốc, có hiện tượng đào lòng mạnh, khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ
trong mùa mưa. Tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm từ 60-80% lượng dòng chảy
cả năm.
Hồ Rào Đá, nằm trên địa bàn xã Trường Xuân, là hồ lớn nhất trong tỉnh với dung
tích 82,4 triệu m3, phần tràn có cửa xả lưu lượng 638m3/s. Hệ thống thủy lợi Rào Đá
có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 5.900 ha lúa thuộc 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy,
tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 3,8 vạn người. Bên cạnh đó, công trình hồ chứa
nước Rào Đá còn điều tiết lũ, giúp giảm nhẹ lũ cho vùng hạ du, thúc đẩy hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn, góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội khu vực.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
a) Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2012, dân số toàn Huyện là 87.264người, mật độ

dân số trung bình 73 người/km2. Về thành phần dân tộc, trên địa bàn nghiên cứu có hai
dân tộc sinh sống, dân tộc Kinh và dân tộc Bru-Vân Kiều. Tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm
tới 96,6%; dân tộc Bru-Vân Kiều chiếm tỷ lệ thấp chỉ 3,4% và chủ yếu tập trung ở hai
xã miền núi Trường Sơn và Trường Xuân.

8
 


Bảng 2.1: Diện Tích, Dân Số Năm 2012

TT

Tên xã

Diện tích

Dân số TB

Mật độ D.số

(km2)

(người)

(người/km2)

Tỷ lệ tăng
tự nhiên
(%)


1

TT Quán Hàu

325,7

4.303

1.321

10,69

2

Lương Ninh

561,6

3.809

678

9,45

3

Vĩnh Ninh

5.124,1


6.231

121

9,82

4

Võ Ninh

2.172,7

7.837

350

9,83

5

Hàm Ninh

2.068,7

5.477

262

10,32


6

Duy Ninh

777,4

6.174

794

9,55

7

Hiền Ninh

1.512,3

7.238

472

9,53

8

Hải Ninh

3.916,5


4.737

121

12,24

9

Gia Ninh

2.855,1

6.566

229

10,81

10

Tân Ninh

1.156,8

5.276

447

9,66


11

Xuân Ninh

825,9

7.290

882

9,60

12

Trường Xuân

15.590,3

2.125

13

12,71

13

Trường Sơn

77.427


4.171

5

13,18

14

An Ninh

1.989

8.823

453

10,43

15

Vạn Ninh

2.905,5

7.208

248

10,13


119.169,12

87.264

Tổng

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Quảng Ninh, năm 2012
Tuy nhiên, có sự phân bố mất cân đối giữa thị trấn và nông thôn.Vùng thị trấn
mật độ dân số lên đến 1.321 người/km2, vùng nông thôn thấp nhất là xã miền núi
Trường Sơn 5 người/km2
b) Lao động
Nhìn chung, lực lượng lao động huyện Quảng Ninh khá dồi dào, có 43.250 người
trong độ tuổi lao động, chiếm 47,6% dân số.Đây là những lao động chính trong gia
đình đóng vai trò quan trọng tạo ra thu nhập nhằm nâng cao đời sống và ổn định gia
đình. Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp còn có một lực lượng lao động phụ ở trên
và dưới độ tuổi lao động. Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội đã
9
 


có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây
dựng và dịch vụ; đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và thủy
sản.
Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, sống chủ
yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt nhóm dân tộc thiểu số Bru-Vân
Kiều trình độ dân trí thấp, với tập quán canh tác lạc hậu, còn tồn tại lối sống du canh,
đốt rừng làm rẫy, canh tác trên đất dốc thiếu khoa học, tiềm ẩn nguy cơ xói mòn trên
diện rộng.
2.2.2. Giáo dục và y tế

a) Giáo dục
Hệ thống giáo dục được hoàn thiện hơn với các cấp học, bậc học, các loại hình
và hình thức giáo dục. Quy mô giáo dục tăng nhanh, nhất là giáo dục mầm non và
trung học phổ thông. Mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng, phát triển hợp lí, rộng
khắp đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân. Đến nay đã có 73 trường học
và cơ sở giáo dục đào tạo.
Với mạng lưới đó đã thu hút trên 30.000 người đi học, đến nay bình quân cứ 3
người thì có 1 người đi học. Với quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện đã có những
chuyển biến mạnh mẽ. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy
học, giáo dục ở các cấp thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả. Bằng
những nỗ lực trong nhiều năm thực hiện nề nếp, kỷ cương trong dạy học, thi cử, đánh
giá; đa dạng các hình thức dạy học phù hợp, đến nay ở mần non tỉ lệ bán trú tại trường
đạt 80%, tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học trên 98%, tốt nghiệp trung học cơ sở 95%, tốt nghiệp
trung học phổ thông 85%. Học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng năm sau cao
hơn năm trước.
b) Y tế
Năm 2012, hoạt động y tế cơ sở trên địa bàn huyện Quảng Ninh từng bước
được nâng cao chất lượng, duy trì kiểm tra và tổ chức họp giao ban luân phiên hàng
tháng tại các trạm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các trạm học tập, trao đổi kinh
nghiệm, để thực hiện đạt 10 chuẩn y tế cơ sở theo quy định.
Hiện nay toàn huyện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực, 15 trạm y tế xã đạt
tiêu chuẩn khám và chữa bệnh cho người dân tuy nhiên mức độ người dân được chăm
10
 


sóc y tế còn thấp. Mặc dù được đầu tư trang thiết bị và mở rộng hệ thống y tế tới tất cả
các xã, thị trấn nhưng cơ sở vật chất phục vụ y tế còn thiếu thốn, đặc biệt là các trạm y
tế xã thiếu cả về thiết bị lẫn cán bộ y tế. Chủ yếu là các y tá và họ làm các công việc
đơn giản như sơ cứu, cấp phát thuốc. Trung tâm y tế huyện còn thiếu máy móc, thiết bị

hiện đại để chuẩn đoán, điều trị bệnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăm
sóc sức khỏe cho người dân, dẫn đến chi phí khám chữa bệnh cao vì nếu bệnh nặng họ
phải ra tuyến trên.
2.3. Hiện trạng phát triển
Sau những năm đổi mới với sự nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân địa
phương huyện đã có được hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu
cầu phát triển xã hội. Các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã có bước phát triển đáng kể. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt khá 11%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; các chỉ tiêu chính của Nghị
quyết HĐND huyện đề ra thực hiện đạt và vượt kế hoạch.
2.3.1. Nông- lâm- nghiệp
a) Nông nghiệp
Toàn huyện có 119.169,19 ha diện tích đất tự nhiên, có 108.479 ha đất nônglâm-ngư nghiệp chiếm 91,03% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó: Đất sản
xuất nông nghiệp có 8.138,95 ha, chiếm 7,5%; đất lâm nghiệp có 99.924,03 ha, chiếm
92,11%; đất nuôi trồng thủy sản có 381,49 ha, chiếm 0,35%; đất nông nghiệp khác có
34,53 ha, chiếm 0,03%.
Về cơ bản, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thời tiết song sản xuất nông
nghiệp năm 2012 của Quảng Ninh vẫn bảo đảm vấn đề an ninh lương thực cây lúa,
diện tích tương đối ổn; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vùng sản xuất thâm canh
lúa chất lượng cao, mô hình cánh đồng mẫu lớn của huyện dần dần được định hình.
Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quan, tổng sản lượng lương thực của toàn
huyện bị sút giảm đáng kể; một số diện tích cây trồng không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề
ra; sản xuất cây vụ đông bị ảnh hưởng nặng do bão lũ.
Diện tích gieo trồng cả năm đạt 8.138 ha, trong đó diện tích cây lúa 8.088 ha;
tổng sản lượng lương thực 41.087 tấn, so với kế hoạch giảm 3.489 tấn, trong đó sản
lượng lúa giảm 3.424 tấn. Trong năm, UBND huyện tích cực chỉ đạo các địa phương:
11
 



Hiền Ninh, Hàm Ninh, Xuân Ninh, Lương Ninh đẩy mạnh công tác chuyển đổi cây
trồng trên các chân đất từ vùng gò đồi đến đất lúa năng suất thấp sang trồng các loại
cây như mướp đắng, dưa leo, dưa hấu với diện tích 57 ha cho thu nhập cao. Huyện tập
trung xây dựng vùng sản xuất thâm canh lúa chất lượng cao với diện tích 5.600 ha,
hình thành nên các cánh đồng mẫu lớn ở Vạn Ninh, An Ninh, Xuân Ninh, Duy Ninh...
Việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đã được ưu tiên, kênh mương thuỷ lợi
nội đồng, hệ thống dẫn nước từ hồ An Mã được đầu tư kiên cố, phục vụ sản xuất lâu
dài. Công tác giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật luôn được chú trọng, giống cấp l
đưa vào sản xuất chiếm 35 - 40% diện tích.Cơ cấu giống, mùa vụ đảm bảo.Các loại
cây trồng khác vẫn được chú ý đầu tư như lạc, ngô, đậu xanh, sắn... góp phần cung cấp
nguyên liệu cho chế biến thực phẩm, chăn nuôi, phát triển kinh tế hàng hoá.
b) Chăn nuôi
Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm tăng trưởng về số lượng và chất
lượng.Nhiều mô hình cải tạo đàn gia súc, gia cầm đã được triển khai và ứng dụng rộng
rãi. Huyện đã xây dựng chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, đã có nhiều hộ
nông dân mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chuồng trại, con giống theo hướng sản
xuất hàng hoá. Công tác tiêm phòng được chú trọng nên hạn chế dịch bệnh xảy
ra.Trong chăn nuôi, đàn trâu có 3.691 con; 5.200 con bò; 31.400 con lợn và trên
305.000 con gia cầm.
c) Thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản được xác định là một trong những hướng phát triển kinh tế
chủ yếu của huyện.Huyện Uỷ đã có Nghị quyết chuyên đề, UBND huyện có chính
sách khuyến khích phát triển NTTS. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản đã có sự tăng trưởng
khá về diện tích và sản lượng. Năm 2012,sản lượng thủy sản khai thác là 1.567 tấn, sản
lượng thủy sản nuôi trồng là 1.058 tấn. Các mô hình mới như nuôi tôm trên cát, tôm
càng xanh, cá nước ngọt... đã triển khai bước đầu mang lại hiệu quả giải quyết việc
làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên đánh bắt hải sản còn gặp không ít khó khăn,
thuyền, ngư lưới cụ còn thô sơ, chưa vươn ra xa khai thác được, đây là một vấn đề cần
được quan tâm để phát triển nghề ngư trong những năm tới.


12
 


2.3.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề
Công nghiệp chưa được phát triển, chính sự tăng trưởng của khu vực này thấp
là nguyên nhân tăng trưởng kinh tế chung thấp, đã làm cho dịch chuyển kinh tế chậm,
thể hiện nền kinh tế thuần nông; tiềm năng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến nông sản, phát triển dịch vụ, nhất là du lịch sinh thái của Huyện rất
lớn
Riêng TTCN, giá trị sản xuất hàng năm tăng 15 - 20% do Huyện uỷ đã đề ra
nhiều giải pháp chỉ đạo thực hiện, tích cực tìm kiếm, du nhập ngành nghề mới như: ép
ván tre, mộc mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu... Một số cơ sở sản xuất, chế biến đã hình
thành, bước đầu giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên tốc độ phát triển đó
vẫn chưa xứng với tiềm năng của địa phương.Trong thời gian tới huyện sẽ phối hợp
với các ngành cấp tỉnh triển khai quy hoạch mở rộng thị trấn Quán Hàu.Huyện đã tổ
chức quy hoạch 3 cụm công nghiệp là Quán Hàu, Nam Long, Dinh Mười, mỗi cụm có
diện tích từ 10 - 20 ha.
Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, các hộ kinh
doanh được đăng ký và quản lý chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp thương mại ra đời, kinh
doanh nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống. Các điểm du lịch đã hình thành đi
vào hoạt động phục vụ khách nội địa như bãi tắm Hải Ninh, du lịch núi Thần Đinh…
2.3.3. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Mạng lưới giao trên địa bàn Huyện phân bố tương đối hợp lý, các tuyến đường
chiến lược của Huyện đã được trải nhựa và bê tông hóa, cơ bản đáp ứng được các yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của
Trung ương, huyện Quảng Ninh đã tập trung tu bổ, nâng cấp hệ thống giao thông và
đạt được nhiều thành tích ấn tượng như: 100% xã đều có đường giao thông đến trung
tâm xã có thể đi lại được vào cả hai mùa mưa và nắng.

Huyện Quảng Ninh có tuyến quốc lộ 1A chạy qua, cầu Quán Hầu bắc qua sông
Nhật Lệ. Đường sắt Bắc-Nam chạy qua khu vực trung du của huyện. Trung tâm huyện
nằm cách 12km về phía Nam của sân bay Đồng Hới.

13
 


Tuy nhiên, chất lượng mạng lưới đường bộ, nhất là đường liên thôn, xóm nền
đường nhỏ hẹp, công trình thoát nước chưa được hoàn thiện nên thường xuyên ứ đọng
nước vào mùa mưa, gây khó khăn cho hoạt động giao thông.
b) Thủy lợi
Hệ thống sông suối khá phong phú với mật độ khoảng 1 - 1,2 km (chiều
dài)/km2. Địa hình chia cắt bởi 2 con sông Kiến Giang, Đại Giang và nhiều chi lưu và
phụ lưu nhỏ. Trên địa bàn hiện có 13 công trình hồ chứa nước lớn nhỏ, với tổng dung
tích 128,5 triệu m3 nước. Đảm bảo nước tưới cho 2.500 ha đất canh tác nông nghiệp và
nước sinh hoạt cho vùng phía Nam của huyện.Đồng thời mở rộng diện tích tưới cho
vùng Hàm Ninh, Duy Ninh. Ngoài ra còn có hệ thống nước ngầm vùng cát cung cấp
nước tưới và sinh hoạt cho các xã ven theo quốc lộ 1A (Gia Ninh, Võ Ninh).
c) Hệ thống điện nước
Hiện nay tất cả 15/15 xã của huyện Quảng Ninh đã có lưới điện đến trung tâm
Xã và các cụm dân cư.Số hộ sử dụng điện lưới quốc gia trong Huyện ngày càng tăng.
Đây là điều kiện quan trọng góp phần cải thiện đời sống dân sinh và cung cấp điện cho
sản xuất để thực hiện công nghiệp hóa nông thôn Quảng Ninh
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây
dựng nông thôn mới.Bởi lẽ khi người dân nông thôn có nước sạch sử dụng sẽ đảm bảo
được sức khỏe, nâng cao đời sống. Do vậy, vấn đề cấp nước sinh hoạt nông thôn ở
Quảng Ninh đã được các ngành các cấp hết sức quan tâm. Hiện tại, 100% số xã trên
địa bàn Huyện đã có hệ thống cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, rất nhiều hộ dân trên
địa bàn đặc biệt là người dân tộc thiểu số vẫn dùng nước giếng, thậm chí là nước sông

suối không đảm bảo vệ sinh an toàn.

14
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Một số khái niệm
a) Thu nhập
Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một công việc nào đó
để chi dùng cho cuộc sống. Các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất
định thường tính theo tháng, năm,…( trang 925-từ điển tiếng Việt)
Thu nhập có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, được tính bằng cách lấy tổng thu
nhập trừ cho chi phí mua ngoài và các khoản thuế phải nộp (không bao gồm các chi
phí gia đình). Thu nhập bình quân trên đầu người được tính bằng cách lấy tổng thu
nhập chia cho số thành viên trong hộ đó.Chỉ số này được xây dựng với giả định là tất
cả các thành viên của hộ có cùng thu nhập bình quân giống nhau ngay cả trẻ em.
b) Hộ nông dân
Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ
bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức hoàn hảo không
cao ( Ellis, 1988, Nguyễn Thị Mai, 2011).
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là
đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh và vừa là đơn vị xã
hội. Trình độ phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đến sản xuất hàng
hóa hoàn toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, nó quyết định đến
mối quan hệ giữa nông hộ và thị trường.

c) Kinh tế hộ
Như chúng ta đã biết, kinh tế hộ nông dân đã tồn tại lâu đời, độc lập và tự chủ
như các thành phần kinh tế khác.Phát triển kinh tế hộ nông dân là phát triển kinh tế gia
 


×