Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE (QUÝ 32013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.5 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
**********

KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE (QUÝ 3/2013)

NGUYỄN THỊ THÙY VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
**********

KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE (QUÝ 3/2013)

NGUYỄN THỊ THÙY VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Người hướng dẫn: Thầy TIÊU NGUYÊN THẢO

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN HÀNG XUÂT KHẨU CẦU TRE” do Nguyễn Thị Thùy Vân sinh viên khóa
36, ngành kế toán đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

GV: TIÊU NGUYÊN THẢO
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm khảo

Ký tên, ngày

tháng

năm

tháng


năm

Thư ký hội đồng chấm khảo

Ký tên, ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quãng đường ba năm được học tập và rèn luyện trên ghế giảng
đường trường Đại học Nông Lâm TP.HCM với sự dạy dỗ của quý thầy cô và sự giúp
đỡ của quý công ty đã giúp em có những kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên, con xin gởi lời biết ơn đến cha mẹ và người thân trong gia đình đã
sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người; luôn quan tâm và động viên con
trong cuộc đời, cho con cơ hội để được học tập và đến trường như ngày hôm nay.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Kinh tế trường Đại
học Nông lâm TP.HCM đã truyền đạt và chỉ bảo cho em những kiến thức chuyên môn
thật quý báu cũng như những kinh nghiệm sống và làm việc thực tế, là hành trang
vững chắc cho em trong môi trường làm việc sau này. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy
TIÊU NGUYÊN THẢO đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em tạo điều kiện tốt nhất để
em hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin cảm ơn Ban Giám Đốc Công Ty CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU CẦU TRE đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Công ty. Xin cảm ơn các
anh chị của phòng Tài Chính Kế Toán đã cung cấp thông tin, số liệu cho em trong quá
trình thực tập,đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em học hỏi và tìm hiểu

thực tế tại công ty.
Cuối cùng, xin cảm ơn đến tất cả những người bạn và người thân đã luôn động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
TP HCM, ngày…tháng…năm 2013
Sinh viên

NGUYỄN THỊ THÙY VÂN


TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ THÙY VÂN. Tháng 12/2013. “Kế toán Doanh thu - Chi Phí - Xác
Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công Ty CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU CẦU TRE quý III năm 2013”.
NGUYEN THI THUY VAN. December 2013. “Turnover Expenses
Determined Trading Result Accounting at CauTre Export Goods Processing
Joint Stock Company.
Khóa luận mô tả quá trình thực tập về công tác kế toán tại công ty gồm các nội dung:
- Từ quá trình thực tập tại công ty sẽ tiến hành mô tả, phân tích các công việc kế
toán, từ đó đưa ra các ví dụ để tìm hiểu, phân tích nhằm làm nổi bật quá trình kế toán
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty gồm:
+ Phương pháp hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
+ Phương pháp hạch toán giá vốn.
+ Phương pháp hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Phương pháp hạch toán doanh thu và chi phí tài chính, doanh thu và chi phí
khác.
+ Phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Quá trình hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh.
- Sau khi hiểu rõ về phương pháp hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả

kinh doanh tại công ty sẽ đưa ra nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế
toán tại công ty.

 


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................. x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4 Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty ................................................................................ 5
2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ............................................................ 5
2.2.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 5
2.2.2 Quá trình phát triển ........................................................................................ 6
2.3 Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của công ty ......................................................... 7
2.3.1 Lĩnh vực hoạt động ........................................................................................ 7
2.3.2 Phạm vi hoạt động ......................................................................................... 7
2.4 Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của công ty .................................................... 7
2.4.1 Chức năng hoạt động ..................................................................................... 7
2.4.2 Nhiệm vụ của công ty .................................................................................... 7
2.5 Thuận lợi và khó khăn........................................................................................... 8
2.5.1 Thuận lợi ........................................................................................................ 8
2.5.2 Khó khăn ........................................................................................................ 8
2.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................. 8

2.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................... 8
2.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .................................................. 9
2.7 Tổ chức công tác kế toán tại công ty................................................................... 12
2.7.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán...................................................................... 13
2.7.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán ........................................ 14
v
 


2.8 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty ..................................................................... 15
2.8.1 Hệ thống tài khoản kế toán .......................................................................... 15
2.8.2 Hệ thống báo cáo kế toán............................................................................. 16
2.8.3 Chế độ chứng từ kế toán .............................................................................. 16
2.8.4 Hình thức kế toán ......................................................................................... 16
2.8.5 Những nguyên tắc và chính sách kế toán áp dụng....................................... 18
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 19
3.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 19
3.2 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu .......................................... 20
3.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ....................................... 20
3.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ........................................................ 21
3.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ........................................................ 23
3.3 Kế toán giá vốn hàng bán .................................................................................... 27
3.4 Kế toán chi phí tài chính ..................................................................................... 30
3.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN ................................................ 32
3.5.1 Kế toán chi phí bán hàng ............................................................................. 33
3.5.2 Kế toán chi phí quản lý DN ......................................................................... 34
3.6 Kế toán hoạt động khác ....................................................................................... 36
3.6.1 Kế toán thu nhập khác ................................................................................. 36
3.6.2 Kế toán chi phí khác .................................................................................... 40
3.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập DN....................................................................... 41

3.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh .................................................................. 44
3.9 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 46
3.9.1 Phương pháp thu thập .................................................................................. 46
3.9.2 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 46
3.9.3 Phương pháp mô tả ...................................................................................... 46
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 48
4.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN ............................................................ 48
4.2 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ DT .................................................... 49
4.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ...................................... 49
4.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: ...................................................... 53
vi
 


4.2.2.1 Kế toán chiết khấu thương mại ........................................................... 53
4.2.2.2 Kế toán hàng bán bị trả lại.................................................................. 54
4.2.2.3 Kế toán giảm giá hàng bán ................................................................. 57
4.3 Kế toán giá vốn hàng bán .................................................................................... 59
4.4 Kế toán hoạt động tài chính ................................................................................ 63
4.4.1 Kế toán doanh thu họat động tài chính ........................................................ 63
4.4.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính ............................................................ 66
4.5 Kế toán chi phí bán hàng.................................................................................... 68
4.6 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp ................................................................ 72
4.7 Kế toán hoạt động khác ...................................................................................... 76
4.7.1 Kế toán thu nhập khác. .............................................................................. 76
4.7.2 Kế toán chi phí khác .................................................................................... 79
4.8 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) .................................................. 81
4.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................................. 82
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 87
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 87

5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 90
PHỤ LỤC .........................................................................................................................

vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Bộ tài chính

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CKTM

Chiết khấu thương mại

CN


Công nghiệp

CP

Chi phí

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQLDN

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CPTC

Chi phí tài chính

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

DTTC

Doanh thu tài chính


GVHB

Gía vốn hàng bán



Hóa đơn

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KH

Khách hàng

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KQKD

Kết quả kinh doanh

KT

Kế toán

LN


Lợi nhuận

LNKTTT

Lợi nhuận kế toán trước thuế

LNKTST

Lợi nhuận kế toán sau thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

NVL

Nguyên vật liệu

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TSCĐ

Tài sản cố định
viii

 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................... 8 
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................ 13 
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty.................................................................. 17 
Hình 4.1 Sơ đồ hạch toán Doanh thu thực tế tại công ty quý 03/2013 ......................... 59 
Hình 4.2 Sơ đồ hạch toán GVHB thực tế tại công ty quý 3/2013 ................................. 62 
Hình 4.3 Sơ đồ hạch toán DT hoạt động tài chính thực tế tại công ty quý 3/2013 ....... 66 
Hình 4.4 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính thực tế tại công ty quý 3/2013 .................. 68 
Hình 4.5 Sơ đồ hạch toán CPBH thực tế tại công ty quý 03/2013 ................................ 72 
Hình 4.6 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế tại Cty quý 03/2013 .. 76 
Hình 4.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác thực tế tại công ty quý 3/2013 ...................... 79 
Hình 4.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác thực tế tại công ty quý 3/ 2013........................ 81
Hình 4.9 Sơ đồ hạch toán kế toán XĐKQ kinh doanh của công ty quý 03/2013 ......... 86
 

ix
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 :


Hóa đơn xuất khẩu 000594 Công ty Tai Foong USA Inc

Phụ lục 2 :

Hóa đơn xuất khẩu 000600 Công ty Herbcare Corporation (Philippines)

Phụ lục 3 :

Hóa đơn GTGT cửa hàng rượu bia nước ngọt Minh Phương

Phụ lục 4 :

Hóa đơn GTGT Công ty TNHH Nguyên Phương

Phụ lục 5 :

Hóa đơn GTGT Công ty TNHH Tứ Hải

Phụ lục 6 :

Biên bản trả hàng công ty TNHH MTV TM-DV & Phân Phối Minh Anh

Phụ lục 7 :

Biên bản trả hàng công ty TNHH MTV TM Thành Tấn

Phụ lục 8 :

Biên bản trả hàng Hộ kinh doanh Nguyễn Thế Hùng


Phụ lục 9 :

Biên bản giảm giá hàng bán DNTN Phạm Mai Phương

Phụ lục 10:

Biên bản giảm giá hàng bán cty TNHH MTV TM-DV Triệu Thành Phát

Phụ lục 11:

Bảng tổng hợp xuất nhập tồn theo ngành hàng cấp 2

Phụ lục 12:

Hóa đơn GTGT công ty TNHH Nhà Nước MTV Thực phẩm Hà Nội

Phụ lục13 :

Hóa đơn GTGT công ty TNHH TM Tân Nhất Hương

Phụ lục 14:

Hóa đơn xuất khẩu 0000598 công ty Okaya And Co.Ltd

Phụ lục 15:

Bảng kê TK tiền gửi Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Phụ lục 16:


Sổ phụ TK không kỳ hạnNgân Hàng Sài Gòn Thương Tín

Phụ lục 17:

Sổ phụ khách hàng Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Phụ lục 18:

Chứng từ giao dịch Ngân hàng NN&PT Nông Thôn Việt Nam

Phụ lục 19:

Bảng kê TK tiền gửi Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Phụ lục 20:

UNC thanh toán lãi thuê tài chính công ty TNHH Cho Thuê Tài Chính
Quốc Tế Chailease

Phụ lục 21:

Phiếu hạch toán thu lãi cho vay ngắn hạng Ngân Hàng Vietcombank

Phụ lục 22:

Phiếu chi tiền mặt công ty TNHH SX Nhựa xốp Nam Phương

Phụ lục 23:


Hóa đơn GTGT HTX Xe du lịch vận tải thi công cơ giới Hiệp Phát

Phụ lục 24:

UNC thanh toán cước vận chuyển Xí Nghiệp VT&KD Tổng Hợp

Phụ lục 25:

UNC thanh toán tiền Decal công ty In Nhãn Bao Bì Hoàng Hà

Phụ lục 26:

Hóa đơn GTGT Viện PASTEUR TP.Hồ Chí Minh

Phụ lục 27:

Phiếu chi tiền mặt thanh toán phụ cấp trách nhiệm công đoàn T09/2013

Phụ lục 28:

Hóa đơn bán hàng Cửa hàng Kim Mậu
x

 


Phụ lục 29:

Phiếu kế toán tổng hợp ngày 30 tháng 09 năm 2013


Phụ lục 30:

Báo cáo phân bổ khấu hao

Phụ lục 31:

Hóa đơn dịch vụ viễn thông Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel

Phụ lục 32:

Biên bản thanh lý TSCĐ : Máy sang 2 tầng và máy in

Phụ lục 33:

Biên bản thanh lý TSCĐ : Máy đá vảy

Phụ lục 34:

Hóa đơn GTGT công ty TNHH MTV Xuân Phát Đạt

Phụ lục 35:

Hóa đơn GTGT công ty TNHH Khôi Nguyên

Phụ lục 36:

Giấy báo có Ngân Hàng Vietcombank Hồ Chí Minh

Phụ lục 37:


Giấy báo có Ngân Hàng Vietcombank Hồ Chí Minh

Phụ lục 38:

Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 03/2013

Phụ lục 39:

Sổ cái TK 911

 
 

xi
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập với nền kinh tế thế giới đồng
thời cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn do nền kinh tế thị trường
thế giới mang lại và khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không
những của các doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài. Là
một quốc gia có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường dưới việc quản lý vĩ
mô của Nhà nước, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ chế độ tập trung, quan liêu,
bao cấp sang cơ chế thị trường là một bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để làm
nền kinh tế nước ta có thể đứng vững và phát triển kịp thời với nền kinh tế thế
giới và khu vực. Sự chuyển đổi này có thể kéo theo sự chuyển hướng trong việc

lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh của DN. Chiến lược mới này đã mở ra thời
kì mới, cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức đối với các thành phần
kinh tế cũng như các DN ở Việt Nam. Việc gia nhập Hiệp hội ASEAN và tổ chức
thương mại thế giới WTO cùng với các xu thế quốc tế quốc tế hóa toàn bộ về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… đã giúp nước ta trở thành một thị trường có
tiềm năng thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư nước ngoài. Cùng với các hoạt
động trong cơ chế thị trường, các DN cũng phải tự mình vận động, tự quyết định
mọi vấn đề về kinh doanh của mình, không có sự phân công, chỉ đạo trực tiếp
trong cơ chế cũ, vù vậy đòi hỏi DN phải có tính linh hoạt cao. Môi trường sản
xuất kinh doanh thuận lợi giúp cho các DN ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Chính vì sự sống còn, sự tồn tại và phát triển, mỗi DN đã có sự cạnh tranh với
nhau. Và cạnh tranh từ đó đã ra đời góp phần giúp cho các DN khẳng định sức
mạnh của mình, tăng doanh thu, lợi nhuận. Ngược lại, đó cũng chính là những


yếu tố loại bỏ những DN kinh doanh không hiệu quả, không có sức cạnh tranh.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng,
số lượng các DN xuất hiện ngày càng nhiều thì cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Mỗi DN để đảm bảo sự tồn tại của mình đã đưa ra những chiến lược cạnh tranh
táo bạo nhằm không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Mặc khác,
các DN không bao giờ tự thõa mãn với thị trường mà mình chiếm lĩnh nên luôn
tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. vì vậy, xây dựng chiến lược cạnh tranh
với nhũng công cụ, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh gay
gắt trên thị trường.
Sự lớn mạnh của các đơn vị trong công tác quản lý và sàn xuất kinh
doanh sẽ chứng minh vai trò của các DN trong nền kinh tế hiện nay. Để tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao doanh thu cho đơn vị là một trong những
vấn đề quan trọng trong công tác kế toán của DN. Lợi nhuận luôn là mục tiêu
hàng đầu, là cái đích cần đạt tới của mỗi DN khi tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, để DN hoạt động có hiệu quả và thu được lợi nhuận điều

quan trọng hàng đầu là phải xác định được khoản doanh thu cao để nâng tầm
cạnh tranh với các DN khác trong lẫn ngoài ngước.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác kế toán Doanh
thu - chi phí – xác định kết quả kinh doanh trong mỗi DN, đồng thời có sự đồng
ý của khoa Kinh Tế trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cùng với sự hướng dẫn
tận tình của thầy Tiêu Nguyên Thảo, trong thời gian thực tập tại công ty cổ
phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, em đã quyết định chọn đề tài “ Kế toán
Doanh thu – Chi phí – Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre” làm chuyên đề báo cáo cho bài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Mô tả thực trạng công tác hạch toán về Doanh thu, Chi phí và Xác định kết quả
kinh doanh tại DN. Qua đó rút ra nhận xét về việc vận dụng chế độ kế toán vào
hoạt động thực tiễn của DN.

2
 


 Đề xuất và đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn về công tác kế
toán tại DN.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: phòng kế toán công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu
Tre. Địa chỉ: 125/208 Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú,
thành phố Hồ Chí Minh.

-


Phạm vi thời gian: từ ngày 16/09/2013 đến ngày 16/11/2013.

1.4 Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương:
-

Chương 1: Mở đầu. Nêu lý do nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu của đề tài.

-

Chương 2: Tổng quan. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ
chức, đặc điểm kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu.

-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. trình bày một số khái niệm,
phương pháp hạch toán của quá trình kế toán Doanh thu – Chi phí – Xác định kết
quả kinh doanh và phương pháp nghiên cứu.

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Mô tả công tác kế toán Doanh thu –
Chi phí – Xác định kết quả kinh doanh qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế
tại DN, từ đó rút ra nhận xét, phân tích và đánh giá.

-

Chương 5: Kết luận và đề nghị. Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra những ưu,
nhược điểm trong công tác kế toán tại DN, từ đó đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện

công tác kế toán tại DN.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

3
 


2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU
TRE.
Tên giao dịch quốc tế: CAU TRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT
STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: CTE JSCO.
Trụ sở chính: 125/208 Lương Thế Vinh, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú,
thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (+84) 9612085 – 9612542 – 9612543 – 9612544
Fax: (+84) 9612057
Email:
Website: www.cautre.com.vn
Mã số thuế: 0300629913
Số tài khoản Việt VND: 007.1.00.00.05397 NH Ngoại Thương TPHCM.
Tài khoản ngoại tệ: 007.1.37.00.81949 NH Ngọai Thương TPHCM.
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103005762 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư TP.HCM Cấp ngày 21 tháng 12 năm 2006.
Vốn điều lệ: 117.000.000.000 đồng.
Diện tích: 80.000 m2.

2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
2.2.1 Lịch sử hình thành
Vào những năm 1979 – 1980, nền sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
của Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung lâm vào tình trạng khó khăn, gần như
đình đốn. Sau khi có nghị quyết 06 của Trung Ương và nghị quyết 26 của Bộ Chính
Trị, cuối tháng 04/1980, Thành Uỷ và Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cho
thành lập Ban Xuất Nhập Khẩu thuộc Liên Hiệp Xã TTCN Thành phố. Qua một năm
làm thử nghiệm, Thành phố ra Quyết định số 104/QĐ-UB ngày 30.05.1981 cho phép
thành lập Công Ty Sài gòn Direximco, cùng lúc với 3 Công ty xuất nhập khẩu khác
(Cholimex, Ramico, Ficonimex) trên địa bàn Thành phố.
5
 


Sau khi có Nghị quyết 01/NQ-TW ngày 14 tháng 09 năm 1982 của Bộ Chính
Trị, căn cứ vào Nghị quyết hội nghị Ban Thường Vụ Thành Uỷ bàn về công tác xuất
nhập khẩu (Thông báo số 12/TB-TU ngày 28 tháng 04 năm 1983), Uỷ Ban Nhân Dân
Thành phố đã ra Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 01 tháng 06 năm 1983 chuyển Công
Ty xuất nhập khẩu Trực dụng Công nghiệp Saigon Direximco thành Xí Nghiệp Quốc
Doanh Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre (Xí nghiệp Cầu Tre).
Với quá trình hoạt động có hiệu quả, ngày 14/04/2006, theo Quyết định số
1817/QĐ – UBND của UBND TP.HCM về việc phê duyệt phương án và chuyển Xí
nghiệp Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre thành Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất
khẩu Cầu Tre.
2.2.2 Quá trình phát triển
Giai đoạn 1983- 1989: Sản xuất, xuất khẩu kết hợp kinh doanh hàng nhập
khẩu. Nét đặc trưng hoạt động giai đoạn này là kết hợp sản xuất hàng xuất khẩu với
kinh doanh hàng nhập khẩu dưới hình thức chủ yếu dùng hàng nhập để đối lưu huy
động hàng xuất, đồng thời dùng lãi và chênh lệch giá trong kinh doanh hàng nhập để
hổ trợ làm hàng xuất khẩu.

Giai đoạn 1990 - 1998: Đi vào tinh chế xuất khẩu, chấm dứt kinh doanh hàng
nhập. Nhờ vậy, Xí Nghiệp đã sớm khắc phục tình trạng khó khăn và liên tục làm ăn
có lãi.
Từ năm 1999 đến nay: giai đoạn tập trung đẩy mạnh xuất khẩu và tìm kiếm thị
trường nội địa, đồng thời đưa mục tiêu cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong và
ngoài nước lên hàng đầu.
Để có thể đưa hàng thâm nhập thị trường các nước, năm 1999 Xí nghiệp đã áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Đến
năm 2000, Xí nghiệp đã được phép xuất hàng thuỷ sản và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào
thị trường Châu Âu. Đồng thời Xí Nghiệp đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002
và năm 2003 đã nâng cấp ISO 9001:2000 của tổ chức TUV CERT - Đức. Xí nghiệp
cũng đã nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại 25 nước và đang tiếp tục đăng ký
tại 23 nước khác.

6
 


2.3 Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của công ty
2.3.1 Lĩnh vực hoạt động
Công ty Cổ phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre là công ty cổ phần, ngành
nghề kinh doanh rất đa dạng :
Trồng và chế biến chè (trà), sản xuất và mua bán các loại trà.
Sản xuất, chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Chế biến, bảo quản
thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
2.3.2 Phạm vi hoạt động
Công ty đã xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước thông qua các hệ
thống đại lý, siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông, Đông Nam Bộ,
các tỉnh miền Trung, Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc với doanh số ngày một tăng qua
mỗi năm.

Bên cạnh đó, công ty còn có mối quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia lớn trên thế
giới như: Nhật, EU, Hồng Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Ý, Đức, Thụy Sĩ, Tây Ban
Nha,...
2.4 Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của công ty
2.4.1 Chức năng hoạt động
Bên cạnh chức năng chính của công ty là sản xuất kinh doanh trong nước và
xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủy hải sản, thực phẩm chế biến, trà và các loại nông
sản khác thì một chức năng thiết yếu nữa không thể thiếu của công ty là việc nâng cao
chất lượng, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm để nâng cao vị thế cạnh tranh và
mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
2.4.2 Nhiệm vụ của công ty
Công ty được thành lập và hoạt động trong các ngành, nghề phù hợp với Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và các quy định của pháp luật nhằm mục đích tối đa
hoá lợi nhuận, phát triển hoạt động kinh doanh, đem lại lợi ích tối ưu cho các cổ đông,
đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế từ các hoạt động kinh
doanh, đồng thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.

7
 


2.5 Thuận lợi và khó khăn
2.5.1 Thuận lợi
Chính sách kinh tế của Chính phủ là lấy xuất khẩu làm chủ đạo, tạo điều kiện
cho công ty mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời với vị trí thuận lợi là nằm ngay
tp. Hồ Chí Minh với nhiều hệ thống siêu thị lớn giúp cho việc vận chuyển hàng hóa
được thuận lợi.
Công ty đã thiết lập được các mối quan hệ với khách hàng quen thuộc, làm cho
uy tính của công ty ngày một nâng cao và tạo điều kiện việc làm cho công nhân.
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao,

năng động, sáng tạo và được bố trí phù hợp với chức vụ.
Do sản xuất và kinh doanh nhiều sản phẩm, cập nhật liên tục mẫu mã mới nên
sản phẩm của Công ty luôn phong phú và đa dạng đáp ứng cao nhu cầu của người tiêu
dùng.
Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng
đầu nên đã tạo được niềm tin ở người tiêu dùng trong và ngoài nước.
2.5.2 Khó khăn
Sự cạnh tranh của các công ty cùng nghành trong và ngoài nước.
Việc giá cả hàng hóa tăng giảm bất ổn định cũng là điều trở ngại trong xây
dựng kế hoạch lợi nhuận cho Công ty.
Bên cạnh đó sự khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước cũng ảnh
hưởng đến sự phát triển của đơn vị. Cùng với những yêu cầu chất lượng ngày càng cao
đòi hỏi công ty phải nắm bắt kịp thời và thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu đó.
2.6 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 0.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

8
 


Nguồn: Phòng nhân sự
2.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Đại Hội Đồng Cổ Đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có
quyền thông qua các kế hoạch phát triển của công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng
năm, quyết định loại cổ phần và mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, quyết
định sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty, kiểm tra và xử lý vi phạm của Hội Đồng
Quản Tri hoặc Ban Kiểm Soát gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông của công ty, có
quyền tổ chức lại hay giải thể công ty.


9
 


- Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của
Đại Hội Đồng Cổ Đông.
- Ban kiểm soát: thực hiện giám sát Hội Đồng Quản Trị, Ban Tổng Giám Đốc
trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung
thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức
công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Tổng Giám Đốc: có quyền quyết định và điều hành mọi chiến lược của công
ty theo chính sách pháp luật của nhà nước và mọi hoạt động tổ chức của công ty, chịu
trách nhiệm xây đựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và hợp đồng với khách hàng.
Đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, nhà xưởng, có quyền bổ nhiệm, cách chức
các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội
Đồng Quản Trị.
- Phó Tổng Giám Đốc: là người tham mưu và trợ giúp cho Tổng Giám Đốc
trong công tác quản lý và thức hiện các chiến lược kinh doanh.
- Ban giám Đốc: là những người trực tiếp điều hành, quản lý hoạt động hằng
ngày của công ty, có quyền quyết định dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc và pháp
luật về mọi hoạt động của công ty.
Bộ máy gián tiếp của công ty bao gồm những phòng chức năng và nhiệm vụ
của từng phòng như sau:
- Phòng hành chính: tham mưu, trợ giúp cho Ban Giám Đốc về công tác quản
trị hành chính và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản
trị hành chính, văn thư lưu trữ, lễ tân, cho thưê mặt bằng và các dịch vụ đi kèm, đảm
bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bão lụt, vệ sinh môi trường, công tác chăm
lo đời sống cho người lao động,...
- Phòng nhân sự: quản trị về nhân sự, lao động và tiền lương. Đồng thời đảm

nhận công tác tuyển dụng, đào tạo, thực hiện các chính sách, chiến lược, hoạch định
nguồn nhân lực, lên lịch sinh hoạt của công ty, xây dựng các quy định, quy chế quản
lý trong nội bộ công ty.
- Phòng kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc và sự chỉ đạo về
mặt nghiệp vụ của Kế Toán Trưởng. Có nhiệm vụ hạch toán, kế toán tổng hợp, cung
10
 


cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời và đầy đủ cho Ban Giám Đốc
của công ty, đồng thời lập các báo cáo quyết toán đúng thời gian và theo chế độ tài
chính của nhà nước ban hành, đảm bảo các giấy tờ theo đúng quy định, hợp lý, hợp
pháp, tổ chức lưu trữ các loại giấy tờ có liên quan.
- Phòng kinh doanh quốc tế: tham mưu và thực hiện công tác kinh doanh xuất
nhập khẩu của công ty, thực hiện ký kết hợp đồng và theo dõi đơn hàng, thực hiện
công tác xúc tiến, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ quốc tế,...
- Khối kinh doanh nội địa: thực hiện công tác kinh doanh tại thị trường nội
địa, ký kết các hợp đồng và theo dõi đơn hàng nội địa.
- Bộ phận IT và phòng kỹ thuật: quản lý mạng, cải tiến đổi mới thiết bị, công
cụ lao động, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh. Quản lý
toàn bộ thiết bị máy móc và các nguồn năng lượng cùa công ty.
- Phòng kế hoạch và phân tích: nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến hoàn thiện
quy trình công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm,
nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm mới.
- Phòng Maketing: thực hiện các chương trình maketing do Ban Giám Đốc
duyệt, đề ra các chiến lược maketing, tạo hình ảnh phát triển thương hiệu của công ty,
tổ chức hệ thống thu thập thông tin về sản phẩm, giá, đối thủ cạnh tranh. Định hướng
về thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu mới, xây dựng chiến lược mở rộng thị trường.
-Phòng đảm bảo chất lượng: Kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm. Xây
dựng các mục tiêu, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu, thí nghiệm sản

xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra công ty còn có các xưởng thuộc các nhà máy như :
 Nhà máy chế biến thực phẩm có:
- Xưởng hải sản: chế biến các sản phẩm từ hải sản như: tôm, cua, cá, ghẹ, bạch
tuộc, nghêu,...
- Xưởng da bột: sản xuất các loại bánh tráng, bánh rế, da bột phục vụ cho các
xưởng chế biến.
- Xưởng thực phẩm chế biến: chế biến các loại thực phẩm làm sẵn phục vụ thị
trường xuất khẩu và nội địa.
- Xưởng trà: chế biến các loại trà.
11
 


 Nhà máy thanh trùng tiệt trùng có:
- Xưởng xúc xích: chế biến xúc xích từ thịt heo, bò, gà,..
 Xưởng cơ điện: sữa chữa điện, nước, máy móc, trang thiết bị vận hành điện
– điện lạnh trong công ty.
 Chi nhánh Bảo Lâm:
- Nông trường Bảo Lâm tại Lâm Đồng: trồng và chế biến trà.
2.7 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Công tác kế toán là một trong những công việc rất quan trọng trong hoạt động
của doanh nghiệp, chính vì vậy mà xây dựng bộ máy kế toán phù hợp sẽ đảm bảo cho
công ty luôn ổn định và hoàn thành mục tiêu của mình.

12
 


2.7.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Hình 0.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG

THỦ
QUỶ

KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
CÔNG
NỢ

THỐNG KÊ
THỦ KHO

KẾ
TOÁN
NGÂN
HÀNG

KẾ
TOÁN
TIỀN
MẶT

KẾ
TOÁN
XƯỞNG

KẾ

TOÁN
TỔNG
HỢP

KẾ TOÁN XƯỞNG
THỰC PHẨM

KẾ TOÁN CỬA
HÀNG

KẾ TOÁN XƯỞNG
NÔNG SẢN

KẾ TOÁN XƯỞNG
HẢI SẢN

KẾ TOÁN XƯỞNG
TRÀ

KẾ TOÁN XƯỞNG
DA BỘT

KẾ
TOÁN
TSCĐ –
KH
NVL

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán


Chú thích
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ liên kết hỗ trợ
Cung cấp số liệu

13
 


2.7.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: có trách nhiệm giám đốc công tác kế toán để kịp thời cung
cấp số liệu, thông tin cho cấp trên về tình hình vật tư, vốn, tài sản cố định,... của công
ty. Ký duyệt chứng từ thu, chi, ngân hàng, hóa đơn, chứng từ nhập, xuất. Duyệt phiếu
ghi sổ và sổ kế toán của nhân viên, ký các báo cáo kế toán và chuẩn bị kế hoạch tài
chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: kiểm tra và tổng hợp các báo cáo từ kế toán bộ phận, hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đó lập bảng cân đối kế toán, trình quyết toán
vào cuối mỗi quý cho cấp trên sau đó gửi cho các cơ quan chức năng. Lập báo cáo tài
chính, báo cáo thuế, phân tích tình hình kinh tế tài chính và giao cho kế toán trưởng
nộp công ty.
- Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ tình hình các khoản thanh
toán cũng như thu nợ khách hàng, theo dõi chứng từ và thanh toán các hợp đồng liên
quan.
- Kế toán thanh toán: theo dõi và viết phiếu thu, chi, thanh toán các khoản tiền
về mua, bán, tạm ứng, chi lương,...do các bộ phận chuyển đến.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài khoản
tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng. Sắp xếp các chứng từ gốc thu
chi một cách hợp lý và khoa học để phục cho việc tìm kiếm và tra cứu sau này được dễ
dàng. Đối chiếu số dư hàng ngày với Ngân hàng thông qua việc kiểm tra các sổ phụ,
bảng tính lãi tiền gửi hoặc tiền vay.

- Kế toán quỹ tiền mặt: nhập và xử lý các chứng từ thu, chi được chuyển từ kế
toán thanh toán và thủ quỹ. Đồng thời cung cấp các số liệu liên quan cho kế toán tổng
hợp để quyết toán sau mỗi quý.
-Thủ quỹ: quản lý thu, chi tiền mặt và tiền quỹ theo phiếu thu, chi của công ty
cũng như việc thực hiện thu chi tiền mặt theo đúng chế độ kế toán hiện hành mà công
ty áp dụng.
- Kế toán giá thành: nghiên cứu và xác định đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm, từ đó tổng hợp tính giá thành cho mỗi đơn vị
sản phẩm theo phương pháp và hình thức mà công ty đã chọn. Đồng thời tiến hành
phân bổ hợp lý các chi phí gián tiếp nhằm mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
14
 


×