Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN TRẦN HỒNG OANH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
THIẾT BỊ ĐIỆN ĐỒNG NAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN TRẦN HỒNG OANH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
THIẾT BỊ ĐIỆN ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Người hướng dẫn: PHẠM THANH BÌNH



Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/ 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN ĐỒNG
NAI”, do Nguyễn Trần Hồng Oanh, sinh viên khoá 35, Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
.

TS. PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2012

tháng

năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo


Ngày

tháng

năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là hành trang vững chắc cho tôi
bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Bình, người đã
tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện
Tỉnh Đông Nai cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 01 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Trần Hồng Oanh


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN TRẦN HỒNG OANH. Tháng 09 năm 2012. Xây Dựng Chiến
Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện Đồng Nai.
NGUYEN TRAN HONG OANH. September 2012. Make Business Strategic
For Electrical Equipment Joint Stock Company in Đong Nai Province.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên
của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới
cũng như tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, ngành thiết
bị điện đã vượt qua khủng hoảng và đang từng bước phát triển. Trong sự cạnh tranh
khốc liệt này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp để có
thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Đề tài Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Thiết Bị
Điện Đồng Nai tập trung phân tích chiến lược công ty đang áp dụng như chiến lược
sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược giá, chiến lược chiêu thị cổ đông, từ đó
nhận định những cơ hôi, những điểm mạnh về thị phần, chất lượng sản phẩm, đội ngũ
công nhân lành nghề, đội ngũ nhân viên bán hàng nhanh nhạy và nhiệt tình,… cũng
như những vấn đề còn tồn tại về tình trạng Marketing, quá trình kiểm tra chất lượng
đầu ra,việc nắm bắt thông tin để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp
trong tình hình kinh doanh hiện này.
Qua quá trình nghiên cứu thấy Công Ty CP Thiết Bị Điện đã tận dụng được các
cơ hội để đứng vững trên thị trường máy biến áp. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty còn
một số hạn chế. Do đó, công ty cần vận dụng những chiến lược phù hợp để nâng cao
hiệu quả kinh doanh, cũng như giữ vững thị phần và tiếp tục phát triển.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ..............................................................................................xii

CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về thị trường máy biến áp .............................................................. 3
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 4
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty .......................................................................... 4
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ................................................ 5
2.2.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty ..................................................................... 5
2.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ............................................................. 6
2.2.5. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty ......................................................... 7
2.2.6. Định hướng phát triển của Công ty .............................................................. 10
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 11
3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 11
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược ............................................... 11
3.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược .................................................................... 11
3.1.3. Phân tích môi trường hoạt động của công ty ............................................... 12
v


3.1.4. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược........................................ 18
3.1.5. Một số chiến lược ......................................................................................... 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 28
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................... 29

CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 30
4.1. Phân tích môi trường vĩ mô ............................................................................. 30
4.1.1. Các yếu tố thể chế - luật pháp ................................................................... 30
4.1.2. Các yếu tố kinh tế......................................................................................... 31
4.1.3. Yếu tố văn hoá xã hội .................................................................................. 34
4.1.4. Yếu tố công nghệ ......................................................................................... 34
4.1.5. Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên ................................................................. 35
4.1.6. Yếu tố hội nhập ............................................................................................ 36
4.2. Phân tích môi trường vi mô ............................................................................. 36
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................ 36
4.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp ................................................................................ 39
4.2.3. Áp lực từ khách hàng ................................................................................... 39
4.2.4. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn ............................................................................. 40
4.2.5. Áp lực từ các sản phẩm thay thế .................................................................. 40
4.3. Phân tích môi trường bên trong ...................................................................... 42
4.3.1. Quản trị nguồn nhân lực ............................................................................... 42
4.3.2. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo ........................................................................ 43
4.3.3. Tài chính – kế toán ....................................................................................... 43
4.3.4. Marketing ..................................................................................................... 46
4.3.5. Sản xuất và tác nghiệp ................................................................................. 47
4.3.6. Nghiên cứu và phát triển (R&D – Reasearch and Development) ................ 48
4.3.7. Hệ thống thông tin........................................................................................ 48
4.4. Các chiến lược công ty đang áp dụng ............................................................. 50
4.4.1. Các chiến lược công ty đang áp dụng .......................................................... 50
4.4.2. Những kết quả đạt được ............................................................................... 56
4.4.3. Vấn đề còn tồn tại ........................................................................................ 57
vi


4.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện ....... 58

4.5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược ................................................................ 58
4.5.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh ................................................................. 60
4.5.3. Lựa chọn chiến lược (dùng Ma trận QSPM) ............................................... 62
4.6. Các giải pháp triển khai chiến lược ................................................................ 67
4.6.1. Giải pháp về nhân lực .................................................................................. 67
4.6.2. Giải pháp về marketing ................................................................................ 68
4.6.3. Giải pháp về sản xuất và tác nghiệp ............................................................. 69
4.6.4. Giải pháp về tài chính – kế toán ................................................................... 70
4.6.5. Giải pháp về R&D (nghiên cứu và phát triển) ............................................. 71
4.6.6. Giải pháp về hệ thống thông tin ................................................................... 71
4.6.7. Giải pháp về tổ chức và lãnh đạo ................................................................. 72
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 73
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 73
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 74
5.2.1. Đối với Công ty ............................................................................................ 74
5.2.2. Đối với Nhà nước ......................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 76
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)

AFTA


Khu vực Thương mại tự do ASIAN

AS

Điểm hấp dẫn (Attractiveness Score)

CLKD

Chiến lược kinh doanh

DN

Doanh nghiệp

EMC

Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

HĐQT

Hội đồng quản trị

KD

Kinh doanh




Lao động

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

Ma trận EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factors
Environment)

Ma trận IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factors
Environment)

Ma trận IE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (The Internal –
External Matrix)

Ma trận QSPM

Ma trận định lượng các chiến lược hoạch định


Ma trận SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa (Strenghts,
Weaknesses, Opportunities, Threats)

PR

Quan hệ cộng đồng (Public Relations)

R&D

Nghiên cứu và phát triển

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TAS

Tổng số điểm hấp dẫn (Total Attractiveness Score)
viii



THIBIDI

Công ty cổ phần Thiết Bị Điện

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Mô Hình Ma Trận SWOT .............................................................................21
Bảng 3.2. Mô Hình Ma Trận Chiến Lược Chính ..........................................................22
Bảng 3.3. Đặc Trưng Của Một Số Công Cụ Xúc Tiến .................................................28
Bảng 4.1. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh của Công Ty Thiết Bị Điện .......................38
Bảng 4.2. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) của Công Ty ..................41
Bảng 4.3. Thu Nhập Bình Quân của Lao Động qua các Năm ......................................42
Bảng 4.4. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh qua 2 Năm 2010-2011 .............................44
Bảng 4.5. Ma Trận Đánh Giá các Yếu Tố Bên Trong (IFE) của Công Ty ...................49
Bảng 4.6. Đánh Giá của Khách Hàng (Đại Lý) về Chất Lượng Sản Phẩm của Công Ty
............................................................................................................................50
Bảng 4.7. Đơn Giá máy biến áp 1 pha và máy biến áp 3 pha của Công Ty ở Từng Thị

Trường ................................................................................................................52
Bảng 4.8. Các Khoản Chi Phí Dành Cho Chiêu Thị Cổ Động của Công Ty Năm 2010
và Năm 2011.......................................................................................................55
Bảng 4.9. Ma Trận SWOT Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện........................................60
Bảng 4.10. Ma Trận QSPM của THIBIDI – Nhóm Chiến Lược Tăng Trưởng Nhanh 63
Bảng 4.11. Ma Trận QSPM của THIBIDI – Nhóm Chiến Lược Tăng Trưởng Ổn Định
............................................................................................................................63
Bảng 4.12. Ma Trận QSPM của THIBIDI – Nhóm Chiến Lược Đa dạng hóa .............64
Bảng 4.13. Ma Trận QSPM của THIBIDI – Nhóm Chiến Lược Hỗn Hợp ..................65

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sản Phẩm của Công Ty ................................................................................... 6
Hình 2.2. Một Số Phụ Kiện của Công Ty ....................................................................... 6
Hình 2.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện ....................... 8
Hình 3.1. Sơ Đồ “Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện” ....................................12
Hình 3.2. Mô Hình Mối Quan Hệ giữa Công Ty với Các Nhân Tố trong Môi Trường
Hoạt Động của Công Ty .....................................................................................13
Hình 3.3. Mô Hình Năm Tác Lực của Michael E. Porter .............................................15
Hình 3.4. Tiến Trình Phân Tích Đối Thủ Cạnh tranh ...................................................16
Hình 3.5. Mô Hình Ma Trận Bên Trong – Bên Ngoài (Ma Trận IE) ............................20
Hình 3.6. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Định Giá................................................25
Hình 3.7. Cấu Trúc Kênh Phân Phối Sản Phẩm Công Nghiệp .....................................27
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2011, M2 và CPI .........................31
Hình 4.2. Kim ngạch, xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại từ tháng 1 đến tháng
7/2012 và tốc độ tăng(*) kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lũy kế so với cùng kỳ của
năm 2011 .......................................................................................................................33

Hình 4.3. Thị Phần Nội Địa Kinh Doanh Máy Biến Áp Năm 2011 .............................36
Hình 4.4. Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối của Công Ty ............................................53 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi nghiên Cứu
Phụ lục 2. Một số hình ảnh của công ty

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, với nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và
sự hội nhập với thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với tốc độ phát triển kinh tế cao như hiện nay, đòi
hỏi ngành điện phải phát triển nhanh để đón đầu. Sản xuất thiết bị điện được đánh giá
là một ngành đầu tư hấp dẫn.Theo Quy hoạch phát triển ngành thiết bị điện đến năm
2015 và 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, tổng vốn đầu tư cho phát triển
ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2011-2015 khoảng 136 ngàn tỷ đồng, tăng
trưởng bình quân giá trị sản xuất khoảng 17-18%/năm, phấn đấu đáp ứng 70% nhu cầu
trong nước về các loại thiết bị đường dây, trạm biến áp, 55% nhu cầu trong nước về
các loại động cơ điện và một số chủng loại máy phát điện thông dụng.
Trong quá trình hội nhập, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì các công ty thiết bị điện Việt Nam nói chung
cũng như Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cũng

như thử thách mới.
Với việc môi trường KD ngày càng trở nên khó khăn hơn, nếu chỉ dựa vào
những ưu thế trước đây mà không thay đổi thì Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện khó có
thể đứng vững ở vị trí hiện tại và phát triển trong lĩnh vực KD máy biến áp. Với mong
muốn có thể xây dựng một CLKD thích hợp cho Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện, tôi
đã chọn đề tài: “Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Thiết Bị Điện
Đồng Nai”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích chiến lược kinh doanh mà công ty đang áp dụng dụng như chiến lược
sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược giá, chiến lược chiêu thị cổ đông, từ đó
nhận định những cơ hôi, những điểm mạnh về thị phần, chất lượng sản phẩm, đội ngũ
công nhân lành nghề, đội ngũ nhân viên bán hàng nhanh nhạy và nhiệt tình,… cũng
như những vấn đề còn tồn tại về tình trạng Marketing, quá trình kiểm tra chất lượng
đầu ra,việc nắm bắt thông tin,…Từ đó xây dựng chiến lược và đưa ra các giải pháp
triển khai chiến lược. Nhằm giúp công ty đạt được vị thế cạnh tranh thuận lợi trên
thương trường và thích ứng tốt với những biến động ngày càng phức tạp của môi
trường kinh doanh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phát hiện và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD của
Công ty bao gồm:
- Phân tích môi trường bên trong để phát hiện ra những điểm manh, điểm yếu.
- Phân tích môi trường bên ngoài để nhận diện những cơ hội và thách thức.
- Sử dụng các công cụ phân tích như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài –
EFE, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE, kết hợp Ma trận SWOT, Ma trận IE
(Ma trận bên trong, bên ngoài), Ma trận QSPM để xây dựng phương án và lựa chọn
CLKD phù hợp cho Công ty.
Từ những phân tích trên sẽ đề ra giải pháp cho các chiến lược được lựa chọn.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Các số liệu được thu thập và phân tích trong thời gian từ 01/01/2010 đến
30/12/2011.
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện, tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Đường số 9, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061) 3836 139 – (061) 3836 276
2


CHƯƠNG 2 
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về thị trường máy biến áp
Việt Nam đang trên đường phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Nhà nước tập trung chủ yếu vào các công việc phát triển công nghiệp và
nâng cấp đời sống vật chất của con người ngày càng cao. Việc sử dụng điện đã trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đưa điện về các vùng nông thôn đã được Nhà
nước chú trọng, do đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng máy biến thế tăng lên từ 40% đến
50% mỗi năm (tính từ năm 2006 đến nay).
Là một trong những ngành công nghiệp được xem là ngành kinh tế trọng điểm
của quốc gia, ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo máy biến áp rất được Nhà nước
quan tâm phát triển. Hiện nay, số lượng các nhà máy sản xuất máy biến áp trên thị
trường không nhiều so với các ngành sản xuất khác nhưng chỉ có khoảng 20 Công ty
sản xuất, kinh doanh máy biến áp có hiệu quả và áp lực cạnh tranh giữa các Công ty
sản xuất máy biến áp là rất lớn. Bởi không như đa số những ngành khác, ngành công
nghiệp sản xuất máy biến áp đặc biệt cạnh tranh mạnh về uy tín chất lượng sản phẩm,
uy tín sản xuất và về kỹ thuật công nghệ. Để có thể mua được một máy biến áp, khách

hàng phải chi trả từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, thậm chí là cả tỷ đồng. Sản
phẩm nếu hư hỏng, kém chất lượng sẽ gây thiệt hại nặng nề đối với khách hàng. Vì
thế, khách hàng rất thận trọng khi quyết định lựa chọn mua sản phẩm nhãn hiệu nào.
Chất lượng sản phẩm trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng hàng đầu đối với các
công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất máy biến áp.
Một đặc điểm rất quan trọng trong ngành sản xuất, chế tạo máy biến áp là máy biến áp
được lắp đặt ở khu vực nào sẽ phải được chế tạo theo tiêu chuẩn của Điện lực khu vực
đó đề ra. Trường hợp máy biến áp không đạt tiêu chuẩn thì sẽ không được các công ty


Điện lực cho đóng điện. Chẳng hạn như, khu vực do Công ty Điện lực 2 quản lý thì
phải theo tiêu chuẩn TCVN hoặc tiêu chuẩn QĐ 1094, khu vực do Công ty Điện lực 3
quản lý thì phải theo tiêu chuẩn QĐ 1545, hay khu vực TP. HCM thì theo tiêu chuẩn
2077, khu vực Đồng Nai thì tiêu chuẩn 800, …
Một điểm đáng chú ý nữa trong ngành sản xuất máy biến áp là hầu hết các sản
phẩm máy biến áp của các công ty đều có giá tương đương nhau, cũng có sự chênh
lệch về giá nhưng không đáng kể. Do đó, sự cạnh tranh về giá ở thị trường máy biến
áp không gay gắt như những ngành khác. Bởi khách hàng cũng hiểu được rằng không
thể có một sản phẩm tốt với giá rẻ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không chú trọng để
đưa ra một mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình thì rất có thể sẽ bị giảm lợi thế cạnh
tranh trên thị trường.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu chung về Công ty

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN
Tên viết tắt: THIBIDI
Tên giao dịch quốc tế: Electrical Equipment Joint Stock Company
Thương hiệu:

Địa chỉ: Đường số 9, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Điện thoại: (061) 3836 139 – (061) 3836 276
4


Fax: (061) 3836 070
Email:
Website:
Giấy phép kinh doanh số: 4703004363
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng
Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện - Bộ Công Nghiệp, chuyên sản xuất và cung cấp sản
phẩm máy biến áp các loại. Công ty Thiết Bị Điện có tiền thân là Nhà máy Thiết Bị
Điện.
Nhà máy Thiết Bị Điện được thành lập năm 1980 trên cơ sở sát nhập 2 nhà
máy. Nhà máy Thiết Bị Điện 4: Trước 1975, có tên Coviton là công ty chuyên sản xuất
tôn tráng kẽm; năm 1976, được chuyển đổi để sản xuất máy biến áp phân phối trung
thế. Nhà máy Dinuco: Trước 1975, chuyên sản xuất ống nước, đồng hồ nước; năm
1976, sản xuất động cơ điện.
Năm 1990, Nhà máy Thiết Bị Điện trực thuộc Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ
Thuật Điện.
Ngày 14/7/1995, Nhà máy Thiết Bị Điện được đổi tên thành “Công ty Thiết Bị
Điện” theo quyết định số 708 QĐ/TCCBĐT của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nặng và
lấy tên giao dịch quốc tế, nhãn hiệu hàng hóa là THIBIDI.
Ngày 17/12/2004, Công ty Thiết Bị Điện đăng ký kinh doanh lần đầu với Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai , theo đó tên giao dịch là “Công ty TNHH một thành
viên Thiết Bị Điện”.
Ngày 13/02/2007 Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp (QĐ số 549/QĐBCN) về việc cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Thiết Bị Điện.
2.2.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Thiết kế, chế tạo, bán buôn và bán lẻ các loại máy biến thế điện, các loại máy
móc thiết bị điện cao áp, hạ áp và phụ tùng.

Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại vật tư thiết bị điện cao hạ áp.
Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện cao hạ áp.
Thiết kế, thi công lắp đặt các công trình thiết bị điện.
5


Hình 2.1. Sản Phẩm của Công Ty

Máy biến áp 1 pha

Máy biến áp 3 pha

Máy biến áp khô

Máy biến áp hợp bộ

Hình 2.2. Một Số Phụ Kiện của Công Ty

Van an toàn

Nhiệt kế

2.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng
Công ty cổ phần thiết bị điện có phạm vi kinh doanh tương đối lớn, với các
chức năng cơ bản sau: Sản xuất – chế tạo, xuất khẩu các sản phẩm máy biến áp; kinh
doanh cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu; duy trì và không
ngừng phát triển thị trường máy biến áp tại thị truờng Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường
tiêu thụ trong và ngoài nước, nâng cao thu nhập cho công ty trong điều kiện kinh tế thị
trường cạnh tranh khốc liệt; cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị máy móc, kỹ thuật

và các nhu cầu tiêu dùng cho việc sản xuất; thực hiện phân phối theo hiệu quả công
việc, tính công bằng xã hội và quan tâm đến quyền lợi của nhà nước, lợi ích của các
thành viên trong Công ty.

6


Nhiệm vụ
Nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh và đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện các kế hoạch
ngắn hạn và dài hạn, không ngừng ổn định và mở rộng quy mô hoạt động, cải tiến các
trình tự thủ tục góp phần gia tăng thu nhập, tăng thu chi ngân sách, từ đó cải thiện và
nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tăng cường vốn sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao, đồng thời thu hút thêm
nguồn vốn để đáp ứng tối đa nhu cầu kinh doanh bằng những phương án kinh doanh
có hiệu quả cao, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Bảo đảm hiệu quả kinh tế cao nhất cho Nhà nước. Thực hiện chính sách tiền
lương, quản lý nhân sự, làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động, đảm bảo quyền
lợi người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tài sản XHCN theo quy định
của nhà nước.
2.2.5. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty
Công ty có 02 chi nhánh: tại Hà Nội và tại TP. HCM
- Chi nhánh tại Hà Nội
Địa chỉ: Phòng 338, Khách Sạn Bình Minh, 27 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
Điện thoại: (84 – 04) 3926 4035
Fax: (84 – 04) 3926 4035
Chức năng: phụ trách bán hàng tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Chi nhánh tại TP. HCM
Địa chỉ: số 824 Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5, TP. HCM.

Điện thoại: (84 - 08) 3924 2551
Fax: (84 - 08) 3924 2550
Chức năng: phụ trách bán hàng tại khu vực TP. HCM và các tỉnh miền Tây.
Cơ cấu tổ chức của Công ty
Quản lý trong Công ty được thực hiện theo nguyên tắc thủ trưởng: Giám đốc là
người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty. Giám
đốc trực tiếp phụ trách các phòng kế hoạch vật tư, tài chính, tổ chức nhân sự.
7


Hình 2.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Điện
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC SX
KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT

Phòng Nhân Sự

Phòng Thương
Mại

Phòng Thiết Kế


Phòng Hành Chính

Các Chi Nhánh

Phòng Công Nghệ

Phòng Kế Toán Tài

Xưởng Biến Áp 1

Ban QLHT Chất
Lượng

Phòng Kế Hoạch
Vật Tư

Xưởng Biến Áp 2

Phòng Cơ Điện

Đội Xe

Xưởng Cơ Khí

Phòng KCS

Xưởng Dịch Vụ

Xưởng Vỏ


Xưởng Cơ Điện

Vụ

Nguồn: Phòng Thương Mại
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc giải quyết các vấn đề chủ yếu trong
lĩnh vực chuyên môn và phụ trách các phòng ban phân xưởng có liên quan.
Phó Giám đốc kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề kỹ thuật và phụ
trách phòng kỹ thuật, KCS, phân xưởng cơ điện, phân xưởng chế thử.

8


Phó Giám đốc sản xuất: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề sản xuất và phụ
trách phân xưởng biến áp, phân xưởng vỏ và phân xưởng sơn.
Phó Giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề kinh doanh
và phụ trách phòng thương mại, phòng tài vụ và phòng hành chánh.
Các phòng ban
Công ty có 8 phòng chức năng: Phòng Thương mại, Kỹ thuật, Kế hoạch vật tư,
KCS, Cơ điện, Hành chánh, Tổ chức nhân sự, Tài vụ. Các phòng này thực hiện các
nhiệm vụ chức năng và tham mưu cho Giám đốc lĩnh vực của mình.
Phòng thương mại
Thực hiện các công tác tiếp thị, lập hồ sơ đấu thầu, tham gia đấu thầu. Quản lý
thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty. Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh
của công ty. Quản lý hệ thống phân phối và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng kỹ thuật
Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa
học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của Công ty.
Phòng tài vụ

Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạch toán giá
thành sản phẩm, giám sát việc chấp hành kỷ luật tài chính, nghiên cứu sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn.
Phòng kế hoạch vật tư
Thực hiện công tác cung ứng, quản lý vật tư, lập kế hoạch sản xuất theo dõi và
hiệu chỉnh kế hoạch.
Phòng tổ chức nhân sự
Là bộ phận có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức bộ
máy quản lý sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, thực hiện các chế độ,
chính sách đối với người lao động.
Phòng hành chính
Phục vụ, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hành chánh quản trị, đảm
bảo điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng cơ điện
Quản lý trang thiết bị của Công ty, định lịch sửa chữa và bảo dưỡng.
9


Phòng KCS
Chịu trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành
phẩm cuối cùng, kiểm tra nguyên liệu và bán thành phẩm đầu vào, thống kê bán thành
phẩm hư hỏng trên dây chuyền sản xuất nhằm thông báo kịp thời cho Ban Lãnh Đạo
và các phòng ban có liên quan.
Công ty có 5 phân xưởng chính: phân xưởng biến áp, vật liệu cách điện, vỏ,
sơn, phân xưởng chế thử. Ngoài ra, Công ty còn có phân xưởng Cơ Điện làm nhiệm vụ
hỗ trợ: sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị và gia công khuôn gá cho tất cả các phân
xưởng.
2.2.6. Định hướng phát triển của Công ty
Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa bằng cách tiếp thị mở rộng thị trường ra các
tỉnh phía Bắc, tăng thị phần tiêu thụ lên 30 %, đặc biệt hướng phát triển về các tỉnh

đồng bằng, vùng sâu, vùng xa và các tỉnh miền núi. Đồng thời, Công ty cũng có chiến
lược xuất khẩu hàng sang các nước: Lào, Mianma và Irac trong những năm tới.
Mỗi năm đạt doanh thu tăng từ 15-18 %, thu nhập bình quân tăng 10 % so với
năm trước đó.
Phấn đấu sản phẩm làm ra bảo đảm chất lượng tốt, không còn hư hỏng khi đã
xuất xưởng. Vận động giáo dục cán bộ công nhân viên thực hiện và duy trì hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001.
Tăng cường vận động giáo dục cán bộ công nhân viên có ý thức cạnh tranh
ngoài thị trường chứ không nên chạy theo sản phẩm. Trong cạnh tranh ngoài thị trường
đòi hỏi làm việc với tinh thần sáng tạo cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm của chính
mình, không chủ quan, không thỏa mãn với thành tích đã đạt được làm ảnh hưởng đến
uy tín làm ăn lâu dài của Công ty.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
a) Khái niệm chiến lược
Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu
chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách
chặt chẽ”.
b) Khái niệm quản trị chiến lược
Garry D. Smith (1991) cho rằng: “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu
các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu tổ chức; Đề ra,
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó
trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.

3.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược
Theo Fred R. David, quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn: Hình thành chiến
lược, thực thi chiến lược, đánh giá chiến lược. Trong đó:
Giai đoạn hình thành chiến lược là quá trình thiết lập nhiệm vụ KD, thực hiện
điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố ưu - khuyết điểm bên trong và những cơ hội
cũng như đe doạ từ bên ngoài có ảnh hưởng đến DN, để đề ra các mục tiêu dài hạn và
lựa chọn những chiến lược thay thế.
Giai đoạn thực thi chiến lược thường được gọi là giai đoạn hành động của quản
trị chiến lược. Ba hoạt động cơ bản của thực thi chiến lược là: Thiết lập các mục tiêu
hàng năm, đưa ra các chính sách và phân phối các nguồn tài nguyên.


Giai đoạn đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối của quản trị chiến lược. Ba hoạt
động chính của đánh giá chiến lược là: Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến
lược hiện tại, đo lường thành tích, thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Và quy trình
xây dựng chiến lược được mô tả tóm tắt qua sơ đồ mô hình 3.1.
Hình 3.1. Sơ Đồ “Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện”
Thông tin phản hồi

Đánh giá môi
trường bên
ngoài, xác định
cơ hội, nguy cơ
Xác định
nhiệm
vụ, mục
tiêu và
chiến
lược hiện
tại


Thiết
lập mục
tiêu dài
hạn

Thiết
lập
mục
tiêu
hàng
năm
Phân bố
tài
nguyên,
nguồn
lực

Xét lại
mục tiêu,
nhiệm vụ

Đánh giá các
yếu tố bên
trong, xác định
điểm mạnh,
điểm yếu

Lựa chọn
các chiến

lược theo
đuổi

Đo
lường,
đánh
giá sự
thự
hiện

Đề ra
các
chính
sách

Thông tin phản hồi

Nguồn: Lương Thể Mi, “Giáo trình quản trị chiến lược”, 2006.
3.1.3. Phân tích môi trường hoạt động của công ty
Phân tích môi trường hoạt động của công ty bao gồm việc phân tích môi trường
bên ngoài (môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp) và môi trường bên trong (môi
trường nội bộ). Việc xem xét một cách toàn diện các yếu tố tác động đến hoạt động
của công ty nhằm xây dựng chiến lược một cách chặt chẽ và đúng đắn hơn.

12


×