Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TẠI XÃ PHƯỚC AN HUYỆN TUY PHƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.06 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN TRỌNG ĐỨC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA TẠI XÃ PHƯỚC AN HUYỆN TUY PHƯỚC
TỈNH BÌNH ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN TRỌNG ĐỨC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA TẠI XÃ PHƯỚC AN HUYỆN TUY PHƯỚC
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM


Người hướng dẫn: TS. TRẦN ĐỘC LẬP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Các Yếu Tố
Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Lúa Tại Xã Phước An, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình
Định” do Nguyễn Trọng Đức, sinh viên khóa 35, ngành Kinh Tế Nông Lâm, khoa
Kinh Tế đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày..............................................
......................................................................................................................................

TS. TRẦN ĐỘC LẬP
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày
 

Tháng

Năm

Tháng


Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Trần Độc Lập đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong ban giám hiệu, Khoa Kinh Tế
Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn UBND xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã tạo
mọi điệu kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bè bạn và gia đình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng
góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng song khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ bảo và giúp đỡ để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
TPHCM, tháng 07 năm 2013

Tác giả khóa luận

NGUYỄN TRỌNG ĐỨC

 


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN TRỌNG ĐỨC, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. Tháng 8 Năm 2013 “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến
Năng Suất Lúa Tại Xã Phước An, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định”.
NGUYEN TRONG DUC, Economic Faculty of Economics, University of
Agriculture and Forestry, Ho Chi Minh. August 2013 “Analysis Of Factors Affecting
Rice Yield In Phuoc An Commune, Tuy Phuoc District, Binh Dinh Province”.
Đề tài nghiên cứu 60 hộ trồng lúa trên địa bàn xã Phước An, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định. Với việc canh tác lúa hai vụ ăn chắc từ năm 2008 đến nay đạt 70tạ/ha
năng suất lúa cao hơn với trước khi canh tác lúa ba vụ. Thông qua việc phân tích thực
trạng sản xuất trên cơ sở số liệu điều tra tại xã, và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất bằng hàm Coubb – Doubglass:
Y = e β0X11X22X33X44X55 X66 X77 X88 X99 e β10DUMMY
Từ các kết quả thu được, khóa luận nêu ra một số kiến nghị đối với chính quyền
địa phương, hộ nông dân góp phần nâng cao năng suất lúa tại địa phương.

 


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


iii 

NỘI DUNG TÓM TẮT

iv 

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix 

DANH MỤC CÁC HÌNH



CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1.  Đặt vấn đề




1.2  Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1 

Mục tiêu chung



1.2.2 

Mục tiêu cụ thể



1.3  Phạm vi nghiên cứu



1.3.1 

Phạm vi không gian



1.3.2 

Phạm vi thời gian




1.4  Cấu trúc khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1  Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên



2.1.1 

Vị trí địa lí



2.1.2 

Địa hình



2.1.3 

Khí hậu




2.1.4 

Nguồn nước



2.1.5 

Thổ nhưỡng



2.2  Điều kiện kinh tế xã hội



2.2.1 

Tình hình phát triển kinh tế



2.2.2 

Điều kiện văn hóa xã hội




2.3  Tình hình sử dụng đất đai



2.4  Nhận xét tình hình cơ bản của xã



2.4.1 



Thuận lợi
v

 


2.4.2 

Khó khăn



CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1  Cơ sở lí luận

11 

3.1.1 


Giới thiệu kĩ thuật trồng cây lúa

11 

3.1.2 

Khái quát về nông hộ và sản xuất nông hộ

13 

3.1.3 

Khái niệm về hiệu quả kinh tế

13 

3.2  Phương pháp nghiên cứu

14 

3.2.1 

Chọn địa bàn nghiên cứu

14 

3.2.2 

Thu thập số liêu


14 

3.2.3 

Phương pháp phân tích số liệu

15 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24 

4.1  Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam

24 

4.1.1 

Tình hình sản xuất

24 

4.1.2 

Cung gạo Việt Nam

25 

4.1.3 


Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam

26 

4.2  Tình hình sản xuất lúa gạo tại xã Phước An

29 

4.3  Đặc điểm chung các hộ được khảo sát

29 

4.3.1 

Độ tuổi chủ hộ

29 

4.3.2 

Trình độ học vấn

30 

4.3.3 

Kinh nghiện sản xuất

32 


4.3.4 

Quy mô diện tích đất canh tác

32 

4.3.5 

Ngày công lao động

33 

4.3.6 

Tình hình sử dụng vốn

33 

4.3.7 

Tình hình khuyến nông các hộ

34 

4.4  Kết quả và hiệu quả sản xuất trên 1 ha lúa

35 

4.4.1 


Chí phí vật chất

35 

4.4.2 

Hiệu quả sản xuất lúa trên 1 ha lúa

37 

4.5  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa

39 

4.5.1 

Vụ 1 (vụ Đông Xuân)

39 

4.5.2 

Vụ 2 (vụ Hè Thu)

44 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
vi
 


11 

49 


5.1  Kết luận

49 

5.2  Kiến nghị

50 

5.2.1 

Đối với nông hộ

50 

5.2.2 

Đối với chính quyền địa phương

50 

5.3  Một số hạn chế của đề tài

51 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

PHỤ LỤC

 

vii
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



Cao Đẳng

CPLĐ

Chi Phí Lao Động

CPLĐN

Chi Phí Lao Động Nhà

CPSX

Chi Phí Sản Xuất


CPVC

Chi Phí Vật Chất

ĐH

Đại Học

DT

Doanh Thu

ĐVT

Đơn Vị Tính

ĐX

Đông Xuân

HT

Hè Thu

LN

Lợi Nhuận

PSSS


Phương Sai Sai Số

TC

Tại Chức

THCS

Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

TN

Thu Nhập

UBNN

Ủy Ban Nhân Dân

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dân Số Và Lao Động Xã Phước An




Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai



Bảng 3.1. Kì Vọng Dấu

20 

Bảng 4.1: Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Lúa Qua Các Năm (2008 – 2011) 24 
Bảng 4.2. Sản Lượng Gạo Việt Nam Giai Đoạn 2003 – 2011

25 

Bảng 4.3. Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Qua Các Năm 2010-2012

29 

Bảng 4.4: Độ Tuổi Của Chủ Hộ

30 

Bảng 4.5: Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ

31 

Bảng 4.6. Kinh Nghiệm Trồng Lúa Của Chủ Hộ

32 


Bảng 4.7. Diện Tích Đất Canh Tác Lúa Các Hộ

32 

Bảng 4.8. Ngày Công Lao Động

33 

Bảng 4.9. Thực Trạng Sử Dụng Vốn

34 

Bảng 4.10. Tình Hình Khuyến Nông

34 

Bảng 4.11. Chi Phí Giống

35 

Bảng 4.12. Chi Phí Phân Bón VC

36 

Bảng 4.13. Hiểu Quả Sản Xuất Lúa Trên 1 Ha

37 

Bảng 4.14. Kết Quả Các Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Của Hàm Năng Suất


39 

Bảng 4.15. Hệ Số Xác Định R2phụ Của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

40 

Bảng 4.16. Kết Quả Các Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Của Hàm Năng Suất Lúa Ở Vụ 2
44 
Bảng 4.17. Bảng Hệ Số Xác Định R2phụ của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

ix
 

45 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Phước An



Hình 4.1. Sản Lượng Gạo Xuất Khẩu Việt Nam (1995 – 2011)

26 

Hình 4.2. Giá Trị Xuất Khẩu Gạo Việt Nam (1995 – 2011)

27 

Hình 4.3. Thị Trường Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Năm 2011


28 

x
 


DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: HÀM NĂNG SUẤT VỤ 1

 

PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG PSSS THAY ĐỔI

 

PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG TỰ TƯƠNG QUAN

 

PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN

 

PHỤ LỤC 5: HÀM NĂNG SUẤT VỤ 2

 

PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG PSSS THAY ĐỔI


 

PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG TỰ TƯƠNG QUAN

 

PHỤ LỤC 8: KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN

 

BẢNG CÂU HỎI

 

xi
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội,

giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nuôi
sống con người mà bất kì ngành sản xuất khác không thể thay thế được. Đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng trong việc

cung cấp lương thực đảm bảo cuộc sống cho con người. Vì vậy việc phát triển lương
thực không những là quan trọng mà còn là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho
ngành sản xuất khác trong ngành kinh tế quốc dân. Ngoài ra lương thực còn là nguồn
dự trữ để nhà nước thực hiện các chương trình chính sách xã hội. Từ những ý nghĩa
cực kì to lớn như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm
cho các thời kì phát triển của đất nước.
Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định vẫn là lúa gạo. Do
vậy việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt ra. Lúa gạo đang một
tăng cao, thêm vào đó tình trạng bất ổn về lương thực cũng đang là vấn đề cấp thiết.
Với mức lim ngạch xuất khẩu năm 2011 là 7,1 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới. Nhưng
thực ra nông nghiệp nước ta chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Một trong những
thực trạng dẫn đến sự chậm phát triển của nông nghiệp đó là sự phân hóa về quy mô
diện tích của đất nông nghiệp. Sự manh mún về đất đai là một trong những trở ngại
ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nông sản hàng hó Việt Nam trên thị trường thế giới.
Xã Phước An là địa phương thuần nông, với diện tích đất trồng lúa 660 ha, đất
trồng màu hơn 117 ha, trước năm 2007 sản xuất 3 vụ lúa/năm nhưng chi phí sản xuất
cao, thu nhập thấp. Bên cạnh đó, là một xã nằm trong địa phận Duyên hải miền Trung,
chịu nhiều thiên tai nhất cả nước như lũ lụt, hạn hán dẫn đến ngập úng vào mùa mưa,
thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy, năng suất lúa còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
1
 


Vấn đề đặt ra ở đây là phải nâng cao mức sống cho người dân để góp phần vào phát
triển kinh tế xã hội của xã. Thực hiện chủ trương của cấp trên, trong những năm gần
đây, với việc tham gia vào Hợp tác xã, đồng thời kí kết hợp đồng với Các công ty
giống cây trồng, đã tạo một bước phát triển mới cho nông nghiệp của xã, đem lại bộ
mặt mới cho sự phát triển của ngành nông nghiệp lúa nước tại địa phương. Với sự chỉ
đạo của chính quyền địa phương, hợp tác xã nông nghiệp Phước An vận động xã viên
chuyển 100% diện tích sang sản xuất 2 vụ lúa ăn chắc/năm và từ năm 2008 đến nay

sản xuất lúa 2 vụ đạt từ 13 - 14 tấn/ha. Để có nguồn giống tốt, mỗi năm HTX đưa vào
sản xuất từ 10 - 20 ha giống lúa nguyên chủng cung ứng cho xã viên không thu lãi.
HTX còn khuyến khích xã viên sản xuất lúa lai, mỗi năm sản xuất từ 80 – 300/ha cho
năng suất khá cao 70 – 80 tạ/ha. Với bước phát triển mới trên, đó cũng chính là lí do
tôi đề tài “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Lúa Tại Xã Phước An,
Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định”. Đề tài nhằm mục đích phân tích thực trạng sản
xuất lúa của người dân tại xã, để tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi với phương thức
sản xuất cây lúa mới, một trong những mô hình mới được áp dụng tại địa phương. Từ
đó, có những giải pháp khắc phục khó khăn, tận dụng các tiềm năng chưa được sử
dụng triệt để. Góp phần nâng cao thu nhập, mức sống của người dân tại xã Phước An,
cũng như rút ra những ưu điểm, nhược điểm mà mô hình mới đem lại, tạo thuận lợi khi
nhân rộng ra các địa phương khác.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa hai vụ tại
xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng sản xuất lúa tại xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình
Định.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa vụ 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất lúa tại xã Phước An, huyện Tuy
Phước.

2
 



1.3

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi không gian
Tiến hành điều tra và nghiên cứu 60 hộ gia đình tại xã Phước An, huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài tiến hành từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013.
1.4

Cấu trúc khóa luận
Nội dung của khóa luận được chia thành 5 chương trong đó:
-

Chương 1: Mở đầu
Chương này đề cập đến sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa

nghiên cứu, phạm vi và cấu trúc của toàn bộ luận văn.
-

Chương 2: Tổng quan
Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình tín

dụng tại xã Phước An, công tác khuyến nông.
-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và trình bày


phương pháp phân tích để có được kết quả nghiên cứu.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đánh giá thực trạng sản xuất lúa tại xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình

Định, so sánh hiệu quả kinh tế của vụ Đông Xuân và Hè Thu, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất lúa.
-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra một số kết luận về thực trang sản xuất lúa tại xã Phước An,sự chênh

lệch hiệu quả sản xuất giữa vụ Đông Xuân và Hè Thu, các yếu tố nào ảnh hưởng đến
năng suất lúa. Từ đó đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước, chính quyền xã Phước
An, huyện Tuy Phước cũng như đối với người nông dân để góp phần nâng cao hiểu
quả sản xuất lúa hai vụ trên địa bàn xã. Ngoài ra khóa luận còn nêu lên hạn chế chưa
thực hiện được vì điều kiện thời gian và kinh phí không cho phép.

3
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên


2.1.1 Vị trí địa lí
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Phước An

Nguồn: Wikimedia.org
Phía Bắc giáp xã Phước Lộc, xã Nhơn Hòa.
Phía Đông giáp thị trấn Diêu Trì.
Phiá Tây giáp giáp xã Nhơn Thọ.
Phía Nam giáp xã Phước Thành.
4
 


Phước An là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Tuy Phước, là vùng ven đô của
thành phố Quy Nhơn, trục quốc lộ 1A. Do đó là vùng dự án có địa lí kinh tế rất thuận
lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp có điều kiện phát triển đa dạng hóa
cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm.
2.1.2 Địa hình
Địa hình có thể hiểu như một hình thể phản ánh các yếu tố địa chất, do đó gắn
liền với nguồn gốc địa chất, địa hình khu vực cũng được phân thành các dạng sau:
Địa hình đồng bằng: diện tích chiếm khoảng 55-60% tổng diện tích tự nhiên.
Địa hình đồi núi và trung bình: tập trung chủ yếu dãy núi phía Tây Bắc. Đá xâm
nhập chủ yếu là Macma Acid một loại đá khó phong hóa, lại được phân bố ở địa hình
dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều sạn thạch anh tạo điều kiện cho quá trình xói
mòn đất, vì vậy đất ở dạng địa hình này chủ yếu là các tầng đất mỏng hoặc đất xói
mòn trơ sỏi đá.
2.1.3 Khí hậu
-

Nhiệt độ: Trung bình năm 26,70C, cao nhất 34,90C (tháng 6, 7), thấp nhất
20,60C tháng 12, tháng 1). Tổng tích ôn trên 9.0000C. Biên độ nhiệt ngày đêm

từ 50C – 80C.

-

Lượng mưa, chế độ mưa: trung bình năm biến động từ 1.600mm-3.000mm.
Mùa mưa: Bắt đầu tháng 9 kết thúc tháng 12, chiếm 80-85% lượng mưa năm.

Mưa lớn thường xảy ra ở tháng 10, tháng 11 gây lũ lụt là thiệt hại về kinh tế và gây
khó khăn trong sinh hoạt của người dân.
Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ khoảng 15-20% lượng
mưa năm. Tháng 2, tháng 3 khô nhất; tháng 5, tháng 7 thường có mưa tiểu mãn có thể
gây úng lụt một số vùng trũng thấp.
-

Ẩm độ không khí: Trung bình năm 78,0%. Mùa khô 76,6%. Mùa mưa 80,9%.

-

Lượng bốc hơi: Trung bình năm 1.400mm, mùa khô 60%, mùa mưa 40%.

2.1.4 Nguồn nước
Nguồn nước được cung cấp nhờ hệ thống kênh mương dẫn từ hồ Hóc Ké, đập
Thạnh Hòa, sông Hà Thanh, các giếng ngầm trên nội đồng.

5
 


2.1.5 Thổ nhưỡng
Mặt bằng ruộng đất nhiều bậc thang, đất cát pha dễ thoát nước, dốc về phía

Tây.
Đất phù sa, đất bùn tập trung phía Đông và trung tâm.
Đất đỏ vàng tập trung nhiều về phía Tây.
2.2

Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
a.

Trồng trọt
Diện tích cây lúa giao trồng cả năm 1.650, năng suất 80 tạ/ha, sản lượng

9.445,2 tấn.
Các loại cây trồng cạn như ngô diện tích 72 ha, lạc diện tích 59 ha, cây mè diện
tích 43 ha, rau màu các loại diện tích 295 ha.
b.

Chăn nuôi
Tổng đàn trâu bò trên toàn xã có 3.679 con, trong đó 27 con trâu, 3.573 con bò,

bò lai chiếm tỉ lệ 61%. Đàn heo 5.984 con, heo hướng nạc chiếm tỉ lệ 71%. Đàn dê
225 con. Đàn gia cầm 63.500 con.
Tiến hạnh tiêm vacxin dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở heo. Đồng thời triển
khai các biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ, truyền thông về phòng
chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
c.

Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã tương đối hoàn chỉnh lưu thông với tuyến


quốc lộ 1A đi qua. Các tuyến đường nội bộ (đường trục chính, đường liên thôn xóm,
đường đến các khu sản xuất) đã được cấp phối rất thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và
giao thông đi lại.
d.

Thủy lợi
Trên địa bàn xã có 2 công trình thủy lợi và một số giếng đào cung cấp nguồn

nước tưới cho toàn bộ diện tích lua nước và một phần diện tích đất trồng màu.
-

Hệ thống tưới của công trình thủy lợi đập Thạch Hòa: Hai tuyến kênh chính

N2_2 và Bờ Nhì 2 lấy nước từ công trình thủy lợi Thạch Hòa.
-

Hệ thống tưới nước của hồ Hóc Ké: Tưới nước cho diện tích lúa 2 vụ đồng Ông

Bộ
6
 


-

Giếng ngầm: hiện trên địa bàn xã có 48 cái, 8 cái của hợp tác xã và 40 cái của

dân đóng.
e.


Điện
Hệ thống đường dây hạ thế và trạm biến áp các cấp đã được xây dựng hoàn

chỉnh. Hệ thống điện phủ kín 100% số hộ trong xã, phục vụ nhu cầu xản xuất và sinh
hoạt của người dân.
d.

Chợ
Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều chợ lớn, nhỏ để nhân dân huyện có nơi để

trao đổi, buôn bán hàng hóa.
Nhìn chung hệ thống chợ xã là nơi tiêu thụ phần lớn sản phẩm nông nghiệp
nhưng cơ sở hạ tầng đang thô sơ phải sắp xếp quy hoạch lại và nâng cấp thêm. Xã cần
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịc vụ - thương mại
để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở địa phương, phát triển thêm các cơ
sở thương mại- dịch vụ, sắp sếp vị trí, chỗ nơi mua bán cho các hộ tiểu thương gọn
gàng.

7
 


2.2.2 Điều kiện văn hóa xã hội
a)

Dân số và lao động
Bảng 2.1. Dân Số Và Lao Động Xã Phước An

Thôn


Số hộ

Nhân khẩu

Lao động

Ngọc Thạnh 1

635

2.715

1.320

Ngọc Thạnh 2

466

1.722

840

An Hòa 1

605

2.612

1.270


An Hòa 2

563

2.385

1.160

Thanh Quý

570

2.627

1.277

Quy Hội

420

1.820

890

Đại Hội

524

2.261


1.100

An Sơn

797

3.204

1.557

4.580

19.346

9.414

Tổng

Nguồn: UBNN xã Phước An
Dân số Phước An 5.580 người, với 4.580 hộ, 19.246 nhân khẩu và số người
trong độ tuổi lao động là 9.414 chiếm 48,66% tổng dân số. Lực lượng lao động phân
bố không đồng đều giữa các thôn gây khó khăn trong việc phân bố nguồn lực tại địa
phương.
b)

Giáo dục, y tế
Hệ thống các trường THCS, Tiểu học, Mầm non, các trạm y tế xã, thôn được

từng bước hoàn thiện trong thời gian gần đây.

2.3

Tình hình sử dụng đất đai
Phước An với diện tích đất nông nghiệp 2.063,36 chiếm 61,58% cho nông

nghiệp đóng vai trò rất quan trọng tại xã với nhiều lạo hình canh tác nông nghiệp. Còn
bộ phận đất chưa được đưa vào sử dụng chiếm 11,83% tổng diện tích tự nhiên, cần
được các cấp chính quyền địa phương quy hoach để đưa cho nông dân canh tác,tạo
thêm nguồn thu nhập cho người dân tại xã.

8
 


Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai
Mục đích sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

1

Đất nông nghiệp

2.063,36

61,58

1.1


Đất sản xuất nông nghiệp

1.275,24

38,06

1.240,68

37,03

34,56

1,03

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.2

Đất nông nghiệp

665,90

19,87

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

118,70


3,54

1.4

Đất nông nghiệp khác

3,52

0,11

2

Đất phi nông nghiệp

891,09

26,59

2.1

Đất ở

88,20

2,63

2.2

Đất khác


802,89

23,96

3

Đất chưa sử dụng

396,55

11,83

3.351,00

100

Tổng diện tích tự nhiên

Nguồn: UBNN xã Phước An
2.4

Nhận xét tình hình cơ bản của xã

2.4.1 Thuận lợi
Trong năm 2011, được sự quan tâm hổ trợ của cấp trên đã dầu tư cơ sở hạ tầng
sửa chữa hồ Hóc Ké, bê tông hóa bờ bạn Hà Trị, nạo vét kênh mương nội đồng; tập
huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, biện pháp phòng trừ sâu
bệnh hại cây trồng.
Tỉnh, huyện đã quan tâm hổ trợ cho địa phương về giống, phân bón giúp nông

dân chủ động sản xuất, khắc phục bão lũ, gieo sạ kịp thời vụ qua nhưng năm gần đây.
2.4.2 Khó khăn
Địa hình ở địa phương với địa bàn trung du ruộng đất bậc thang, hệ thống kênh
mương tưới tiêu bị bồi lấp sau lũ gây khó khăn trong công tác quản lý, điều tiết nước.
Điều kiện thời tiết trong năm diễn biến phức tạp. Cụ thể như ở vụ Đông Xuân các đợt
rét kéo dài từ tháng 12 đến đầu tháng 2 âm lịch làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
phát triển của cây lúa và các loại cây hoa khác; vụ Thu tiết tiểu mãn mua lớn làm ngập
úng 50 ha lúa ở thời kì lúa trổ gặp nhiệt độ cao 390C gây lép lửng ảnh hưởng đến năng
suất; nắng nóng kéo dài gây thiếu nước làm giảm diện tích cây trồng.
9
 


Tình hình sâu bệnh phát sinh như: rầy nâu, sâu đục thân, chuột, bệnh thối thân
gây hại các vụ lúa trong năm. Giá cả các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông
nghiệp tăng cao, ảnh hưởng đến mức đầu tư thâm canh của người dân vào sản xuất
nông nghiệp.

10
 


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Cơ sở lí luận

3.1.1 Giới thiệu kĩ thuật trồng cây lúa

Kĩ thuật chọn giống: giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và
phẩm chất lúa. Muốn sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, giống được chọn sản xuất cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
Năng suất cao, ngắn ngày.
Phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Kháng được các loại sâu bệnh như rầy sâu, cháy lá, đốm vằn…
Phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.
Độ thuần cao, tỉ lệ nảy mầm trên 95%.
Không lẫn hạt lúa cỏ, hạt cỏ dại.
Giống lúa được chia làm 3 cấp độ:
- Giống siêu nguyên chủng.
- Giống nguyên chủng.
- Giống xác nhận.
Thời vụ gieo trồng:
Kĩ thuật làm đất:
Làm đất gieo khô: làm đất kĩ, mặt rộng phẳng, có hệ thống tười tiêu chủ động
và sạch cỏ dại.
Làm đất giao ướt: làm đất kĩ hơn, mặt rộng phẳng, có hệ thống tười tiêu chủ
động và sạch cỏ dại, rút nước để gieo.
Kĩ thuật sạ:
-

Sạ khô: áp dụng đối với những vùng cây lúa sinh trưởng chủ yếu nhờ nước
trời. Tùy điều kiện có thể thực theo những phương pháp sau:
11

 


Dùng bừa kéo thành rãnh có độ sâu 1-3 cm. Gieo hạt theo rãnh sau đó lấp đất

kín, hạt sẽ nảy mầm thành cây lúa. Có thể gieo hạt tự do, chọc lỗ bỏ hạt tho hốc sau đó
lấp lại.
-

Sạ ướt:là phương pháp sạ phổ biến nhất.
Cách sạ: làm luống để chăm sóc và quản lí nước, kích thước luống từ 2,5-4m

tùy theo diện tích ruộng gieo đều trên toàn bộ mặt luống. Ở những ruộng mà mặt
ruộng khá bằng phẳng chỉ cần chia theo rạch để tiện chăm sóc, gieo nặng tay, chìm hạt
và đều trên mặt ruộng.
-

Sạ ngầm: áp dụng cho những ruông bị ngập nước trong mùa lũ, do đó lượng hạt

giống gieo cao hơn so với các phương pháp sạ khác. Khi mực nước từ 10-20cm, cần
tiến hành lồng đất. Hạt giống đã được ngâm 10h và đem gieo khi mực nước chỉ còn
10-15cm. Sau khi gieo 2-4 ngày, nước ruộng pải được rút hết. Trong thời gian này, hạt
tiếp tục hút nước, nảy mầm và mọc thành cây.
Chăm sóc lúa mạ:
Khâu quản lí chăm sóc có tính chất quyết định năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là
lúa mọc đều, bảo đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ dại, sâu bệnh.
Nước: sau hi gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Kh cây bắt đầu mọc, cho nước
vào ruộng ở mức 1-3cm và điều chỉnh nước theo sin hoạt của cây.
Làm cỏ, tỉa dặm: cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4-5 lá. Kết hợp bón phân và làm
cỏ đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhanh sớm.
Bón thúc: bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp đất mặn, nhu cầu dinh
dưỡng cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá nhanh, đẻ sớm và kết
thúc sớm, bón nặng thời kì đầu đẻ tập trung. Bón thúc còn tùy thuộc vào điều kiện đất
đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống lúa.
Trừ cỏ dại: bằng biện pháp canh tác như cày ngả sớm, ngâm kỉ diệt cỏ dại,

không để ruộng mất nước. Dùng các loại thuốc trừ cỏ, khi phun thuốc phải phun đều,
không được bỏ sót và phải phun cả phần rãnh luống.
Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện phòng trừ sâu
bệnh kịp thời.

12
 


Thu hoạch và bảo quản:
Thu hoạch thủ công: Liềm là loại công cụ chủ yếu và được sử dụng phổ biến tại
các hộ gia đình, trang trại nhỏ.
Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ.
Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằng tay, trục lúa bằng trục đá có trâu bò kéo, tuốt lúa
bằng máy đạp chân, bằng máy tuốt lúa thủ công hoặc bằng máy tuốt lúa.
Phơi sấy: Yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng đạt yêu cầu, cũng như không
cho mầm bệnh phát triển và hoạt động.
Cất và bảo quản: Sau khi lúa đã phơi khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao,
để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phải được khử trùng, dọn sạch
trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi, thùng tôn đặt ở nơi
khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột.
3.1.2 Khái quát về nông hộ và sản xuất nông hộ
Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu
dùng. Đặc điểm này thể hiện rằng, nông hộ vừa sản xuất ra sản phẩm cho xã hội vừa
tiêu thụ một phần sản phẩm của chính mình làm ra. Bởi vì họ có quyền canh tác đất
đai, có tài sản riêng, có sức lao động và tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm. Do đó nông
dân tạo ra sản phẩm vừa để tiêu dùng trong gia đình và một phần để bán cho xã hội.
Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của nông hộ
từ sản xuất tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn.
Hộ nông dân ngoài lao động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông

nghiệp ở mức độ khác nhau. Đó là hoạt động buôn bán nhỏ ở nông thôn, hoạt động
trong ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nông dân đã góp phần trong sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa thông qua hoạt động tham gia cung cấp hàng hóa nông
nghiệp cho nghành công nghiệp chế biến và góp phần vào sự phát triển chung của đất
nước.
3.1.3 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù quan trọng gắn với sức sản xuất xã hội nó thể hiện
kết quả sản xuất trong mỗi đơn vị chi phí của các nguồn sản xuất. Nó là đại lượng so
sánh kết quả sản xuất thu được ứng với chi phí để tạo ra nó. Trong bất kỳ hoạt động
13
 


×